Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

Đi tìm cái tôi đã mất


PĐTT : Nguyễn khải là một nhà văn tôi luôn kính trọng. Khi đọc " Đi tìm cái tôi đã mất" tôi thật sự thích thú. Ông đã mạnh dạn nói lên sự thật và với tôi sự thật vốn không có đúng sai!
Con người luôn luôn đi tìm cái tôi của mình và  để tìm sự giải thoát.
Tìm được cái tôi rồi thì sao? Nền văn minh phương Tây, xã hội phương tây luôn đề cao cái tôi cá nhân, từ bản ngã họ đi đến " tư ngã" và bế tắc. Phương Đông thì ngược lại, con người đi tìm bản ngả của mình để " diệt ngã", hướng đến "vô ngã" và đó là sự giải thoát. 
 Tùy bút của ông có giá trị lịch sử nhất định, giá trị về sự thật, tuy nhiên ông cũng không thoát ra được cái " tư ngã" của chính ông
———-

Nhà văn Nguyễn Khải

33 nhận xét:

  1. Ông Nguyễn Khải "đánh mất cái tôi" vì hèn, vì mắc chứng bệnh "teo hòn dái", Hơn nữa ông đã Phạm Tội Ác - vì miếng cơm manh áo, vì uy tín cá nhân, đưa ngòi bút của mình quá đà, làm hại người khác. Nếu những người cầm bút ở VN tiếp tục hèn như Nguyễn Khải thì chúng ta còn phải đọc tâm sự "Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất" dài dài nhưng ở những dạng khác, dưới những cái tên khác.
    Cũng với cái ý đó, xin góp một bài thơ.

    BỆNH NAN Y


    Khám tổng quát
    cho nhân viên một công ty
    bác sĩ thấy hầu hết
    mắc một chứng bệnh lạ kỳ
    bệnh Teo Hòn Dái

    Người bệnh ăn ngủ, ỉa đái
    vẫn bình thường
    không nhiễm trùng
    không sốt
    không nhức xương
    không đau bắp thịt
    đi đứng nằm ngồi
    cũng giống như bao người khác
    chỉ trong lúc làm ra và giới thiệu sản phẩm
    mặt tái xanh
    tim đập nhanh
    mắt nhìn quanh lấm lét

    Lúc ấy hòn dái teo đét
    chỉ bằng hạt tiêu
    trên người
    mồ hôi vã ra như tắm

    Công ty ấy
    không sản xuất hàng công nghệ
    không kinh doanh hàng ăn
    mà chỉ làm ra tượng tranh
    và nhiều mặt hàng
    liên quan đến chữ viết

    Đó chính là Hội Nhà Văn
    Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

    Trên đường giao lưu thơ văn
    gặp các cây bút đến từ Việt Nam
    các bạn tôi
    bắt tay người này
    khen chữ dùng sang cả
    vỗ vai bác kia
    khen tứ hay ý lạ
    có sáng kiến làm mới thể thơ

    Riêng tôi
    gặp họ
    chỉ thích nắn sờ
    hai hòn dái

    Phạm Đức Nhì


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn quá khắt khe rồi. Nhất là bài thơ đối với Hội Nhà văn Việt nam. Vẫn có những tác phẩm và những nhà văn đáng để đọc đó chứ.

      Xóa
    2. Tôi nói “hầu hết mắc một chứng bệnh lạ kỳ” nghĩa là tôi đã không vơ đũa cả nắm. Vẫn có những nhà văn nghĩa khí, vẫn có những tác phẩm đáng đọc, nhưng do chứng bệnh Teo Hòn Dái kia mà con số đó rất ít. Có những “khu vực”, vấn đề được coi là nhạy cảm thì - để an toàn trên xa lộ - nhà văn nhà thơ VN phải tránh xa. Hy vọng là bạn Phạm Đình Trúc Thu không mắc chứng bệnh này. Mà cũng có khi bạn mắc bệnh mà bạn không biết.
      Bạn thử đọc bài thơ khác, tôi tâm tình với Đỗ Trung Quân về bài thơ Bài Học Đầu Cho Con nhé. Cám ơn bạn đã góp ý một cách hòa nhã, lịch sự,

      QUÊ HƯƠNG, KẺ ĐI NGƯỜI Ở

      Viết sau khi đọc:

      1) Những bài thơ của Đỗ Trung Quân mới xuất hiện trên Tiền Vệ đặc biệt là bài Tạ Lỗi Với Trường Sơn

      2) Mấy câu thơ của một ông thợ hớt tóc ở Đồ Sơn nói về sự thối nát của chính quyền cộng sản

      “Thiên đình còn đang thối
      Hạ giới thơm làm sao?
      Bất cứ địa phương nào
      Sờ vào đâu cũng thối”

      3) Mấy câu thơ của một nhà thơ trẻ trong ngày Thơ Nguyên Tiêu
      “ Quê hương là chùm khế ngọt
      Ai cao thì hái được nhiều”



      Ngày xưa anh hát:
      “quê hương là chùm khế ngọt”
      sao bây giờ cắn quả khế nào
      anh cũng che mặt bảo…chua?

      Có phải tại ngày xưa khế chua
      nhưng muốn nịnh người anh yêu (1)
      anh nói bừa là khế ngọt?
      hay tại sống với kẻ vô tình
      lâu rồi khế ngọt cũng thành chua?

      Ngày xưa anh hát:
      “đường đi học con về rợp bướm vàng bay”
      giờ sao ít thấy bướm vàng
      mà chỉ rợp trời bay cờ đỏ?
      Có phải tại ngày xưa
      anh thổi phồng con số?
      hay tại bướm vàng…
      sợ cờ đỏ bay đi?

      Anh còn hát về
      con diều biếc,
      con đò nhỏ,
      chiếc cầu tre
      cả hàng cau đầu hè
      hoa trắng xóa
      như muốn nài nỉ:
      “Người Việt ơi! Bỏ quê hương đi, sao nỡ!”
      nhưng những thứ ấy làm sao đổi được áo cơm
      và một chút tự do
      để sống cuộc sống của con người?

      Có những khung cảnh bình thường
      gần gũi lâu ngày thành thân thương
      có người gọi là quê hương
      có người gọi là kỷ niệm

      Tôi tên lái buôn liều lĩnh
      một lần
      đem hết kỷ niệm của đời mình
      đổi lấy hai chữ tự do
      rồi ngày lại ngày
      lênh đênh trên con thuyền viễn xứ
      kỷ niệm hiện về
      lòng quặn thắt nhớ thương

      Nhưng bù lại
      tôi có thể ung dung
      hát mấy bài ca,
      ngâm mấy vần thơ
      mà ở quê hương
      người ta cho là đồ quốc cấm

      Còn người ở lại
      được sống giữa lòng kỷ niệm
      không bồn chồn khi trời nắng
      chẳng ray rứt lúc trời mưa
      nhưng cắn phải quả khế chua
      lắm khi phải gượng cười
      nói là khế ngọt


      (1) nhưng lại không yêu anh

      Viết tại Đồ Sơn sau Tết Canh Dần 2010




      Xóa
    3. Tâm lý an phận chưa hẳn là hèn. Làm gi thì cũng phải có " thiên thời, đia lợi, nhân hòa" mới mong thành công. sau đổi mới, các nhà văn việt nam đã trút cạn vốn liếng ra rồi. Cần phải có thời gian. cái đáng nói là thế hệ kế thừa đó bạn. Họ không đủ chiều sâu của thế hệ trước.
      Tìm một tác phẩm có tính "Nhân văn cao" ở Việt nam hơi bị hiếm vì hầu hết các nhà văn sa vào " thời sự " nên giá trị nhân văn tác phẩm giảm sút.
      Bàn cờ chính trị luôn khó giải nếu ta không phải là người chơi cờ. Qui luật "thịnh suy" vốn là động lực phát triển. " suy" chưa hẳn là "xấu" , "thịnh" chưa hẳn là ' hay".
      Miền nam giải phóng phải chăng đó là cơ hội cho Người Việt nam tràn ra nước ngoài và " khai phóng". Tôi nghĩ : Người Việt thông minh và tương lai Việt nam sẽ là một quốc gia sáng giá trên trường quốc tế.
      Cuộc sống cần nhìn về hướng tích cực để không phải chuốc phiền não vào mình. Cái gì ta làm được thì làm. Cái gì chưa làm được thì để đó. Cái gì không làm được thì bỏ đi.
      bài thơ của bạn hay nhưng cực đoan!
      Nhưng bù lại
      tôi có thể ung dung
      hát mấy bài ca,
      ngâm mấy vần thơ
      mà ở quê hương
      người ta cho là đồ quốc cấm

      Không ai cấm đâu bạn à? Chỉ có mình tự cấm mình rồi "đỗ thừa" thôi.Tác phẩm văn học in ở đâu cũng được nếu nó "thực sự hay" đâu nhất thiết là phải in ở Việt nam. vấn đề là bạn "thực sự viết chưa?" hay cũng " teo hòn dái" như bạn nói. Hi hi...Bạn bè tôi từng hỏi tôi" có điều gì mày chưa nếm trãi?" tôi đã trả lời : Ở Tù"? . Có thể người ta bảo tôi " ngông " nhưng tại sao không nếu như mình muốn biết! Khổ nỗi, không làm gì trái pháp luật thì làm sao " ở tù"!

      Xóa
  2. Không ai cấm đâu bạn à? Chỉ có mình tự cấm mình rồi "đỗ thừa" thôi.
    Hơi dài nên phải đăng 2 hoặc 3 lần
    Mong bạn kiên nhẫn đọc mấy dòng dưới đây.

    Lòng thấy vui vui khi biết tin Đức
    Giáo Hoàng Francis đã có một quan niệm “đúng đắn” về
    Popemobile.

    Ngài phát biểu: A “ bulletproof car” is like a “sardine can” that
    separates him from the people,
    adding, “I know that something could happen to me, but
    it’s in the hands of God.”

    “Xe chống đạn giống như hộp cá mòi
    ngăn cách ngài với dân chúng, và nói thêm, “Tôi
    biết điều gì đó có thể xảy đến
    cho tôi, nhưng điều đó nằm trong tay Thiên
    Chúa.”

    Xin chia sẻ với bạn đọc bài thơ viết
    thời “Bush con”. Sẵn sàng đón nhận mọi ý
    kiến, phê bình từ bạn đọc.
    Phạm Đức Nhì

    Đ Ứ C T I N

    Putin đi đâu cũng tiền hô hậu ủng
    cận vệ một bước không rời
    cũng dễ hiểu,
    hắn chỉ dựa vào sức người
    chứ không tin ở Phật, Trời
    hay Thiên Chúa

    Bush nói Bush tin có Chúa
    và thường đi nhà thờ
    nhưng mỗi lần công vụ gần xa
    an ninh chìm nổi bám theo như kiến

    Có lẽ tại Bush tâm bất thiện
    mới vào Nhà Trắng
    đã gây hai cuộc chiến tranh
    mấy chục triệu dân lành
    lớp chết
    lớp bị thương
    lớp nhà tan cửa nát

    Chúa chưa trách phạt
    đã là may
    còn dám đâu
    mong Chúa
    cho Thiên Thần theo hộ giá

    Cả biển người vẫy tay mừng rỡ
    Đức Giáo Hoàng
    đứng trong chiếc xe
    chế tạo riêng cho ngài
    kính có thể ngăn được đạn đại lien

    Mặt ngài thật hiền
    và phúc hậu
    không lạnh lùng, sắt máu
    như Putin
    không kênh kiệu, khinh đời
    như Bush

    Ngài đeo nhẫn
    đại diện cho Thiên Chúa
    dưới trần gian
    con chiên
    ai cũng tin rằng
    Chúa sẽ ở bên ngài
    bảo vệ ngài
    trên từng bước chân
    ai cũng nghĩ rằng
    ngài cũng tin như thế

    Nhưng khi ngài bước vào chiếc xe kiên cố
    đức tin của ngài, nếu có
    đã rơi hết xuống mặt đường

    Thu mình trong chiếc xe
    trông ngài thật đáng thương

    Phạm Đức Nhì
    Tháng 04 năm 2004






    Em chào anh!
    Em rất thích bài thơ này nhưng không dám post lên vì vướng từ "hắn" ở khổ thơ đầu.
    Dù sao, em vẫn cần được yên ổn để lo cho cuộc sống của gia đình.
    Anh thay cho em từ "hắn" bằng một từ nào khác được không?
    Cám ơn anh nhiều!
    Em
    THD

    Tôi email lại cho anh ta:
    Bạn cứ hành xử cho phù hợp với hoàn cảnh của bạn.
    Thân mến,
    Phạm Đức Nhì

    Sau đó anh ta tự thay “hắn” bằng một từ khác.
    Bạn thấy đấy! Chỉ có thế mà người ta còn sợ huống hồ …

    Trả lờiXóa

  3. Có lẽ khi nói, khi viết đề tài của bạn chưa đụng đến những chỗ “nhạy cảm” của chế độ nên bạn có vẻ rất “an tâm”. Thỉnh thoảng bạn cũng nên tự khám hai hòn dái của mình. Tôi rất mong chúng không bị teo như hầu hết hội viên HNVVN. Cái kiểu “khôn lỏi” của Chế Lan Viên, Nguyễn Khải - nhờ cục gạch xếp hàng xí chỗ (ý của Vương Tri Nhàn) - chờ đến lúc sắp xuống lỗ mới tự thú là cả đời phải ăn Bánh Vẽ rồi mày mò Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất. Tìm muôn đời cũng không thấy được đâu. Cái bi kịch lớn nhất của cuộc đời đối với những người như Chế Lan Viên, Nguyễn Khải, như bạn, như tôi - những người có chút kiến thức để tham dự cái trò chơi văn chương này – là đánh mất chính mình. Với bạn thì tôi chưa biết, chứ như CLV, NK thì không những phải đi về thế giới bên kia với cái Tâm nặng trĩu mà còn để lại cho con cháu trên đời này một nỗi tủi nhục khó phai.

    Bạn bè tôi từng hỏi tôi" có điều gì mày chưa nếm trãi?" tôi đã trả lời : Ở Tù"? . Có thể người ta bảo tôi " ngông " nhưng tại sao không nếu như mình muốn biết! Khổ nỗi, không làm gì trái pháp luật thì làm sao " ở tù"!

    Ở các nước phương Tây nếu vào tù với tội danh Civil Disobedience thì chả có gì tủi hổ mà còn là một vết son chói sáng trong cuộc đời. Thượng tôn pháp luật, dĩ nhiên, là một đức tính. Nhưng nếu chính quyền ban hành một đạo luật nào đó mà lương tâm bạn thấy không đúng, bạn có quyền kêu gọi mọi người xuống đường phản đối. Nếu cảm thấy chưa gây được tiếng vang bạn có thể bao vây một trụ sở chính quyền, làm tắc nghẽn một trục lộ giao thông …và thế là bạn sẽ bị bắt bỏ tù (vì phạm luật). Nhờ những ngày tù của bạn “đám đông thầm lặng” mới “thấy được vấn đề” và sẽ cùng bạn đấu tranh cho quyền lợi chung của mọi người. Những ngày tù đó là những ngày tù vì dân vì nước, thế hệ con cháu sẽ ghi nhớ và ca ngợi. Ở VN bây giờ dám vào tù như vậy rất nhiều (Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Phương Uyên, Trần Thị Nga, Việt Khang, Đoàn Văn Vươn, Tạ Phong Tần …). Nếu bạn muốn trải nghiệm “ở tù” sao không theo gót họ.
    Tâm lý an phận chưa hẳn là hèn. Làm gi thì cũng phải có " thiên thời, đia lợi, nhân hòa" mới mong thành công.
    Tôi có đọc được một bài thơ như sau:

    TÔI RẤT SỢ
    RỒI SẼ MỘT NGÀY

    Tôi rất sợ
    rồi sẽ một ngày
    hình Mao Trạch Đông rất to
    đóng khung thật đẹp
    treo ở nơi trang trọng nhất trong nhà

    Những lá cờ
    nền đỏ, 5 ngôi sao vàng
    một lớn, bốn nhỏ
    phần phật tung bay khắp phố

    Những con đường
    Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Trưng Vương
    gợi những trang sử hào hùng, bất khuất
    thay bằng những cái tên Tàu lạ hoắc.

    Tôi rất sợ
    rồi sẽ một ngày
    cầm trong tay tấm Chứng Minh Nhân Dân
    tên của mình được phiên âm
    đọc lên như người nói ngọng

    Những đứa trẻ Việt Nam đến trường
    xì xồ tiếng Quảng Đông, Quan Thoại
    đọc Ngũ Kinh, Tứ Thư
    Truyện Kiều của Nguyễn Du
    vứt vào sọt rác

    Và tôi cũng rất sợ
    rồi sẽ một ngày
    trên bản đồ thế giới
    mảnh đất hình chữ S
    với cái tên Việt Nam thân thiết
    thành Khu Tự Trị Ngoại Biên (1)
    không còn nằm trong Liên Hiệp Quốc
    vì đã mất tư cách thành viên

    (Bỏ một đoạn)



    Ngay bây giờ
    Chúng ta hãy noi gương người Miến Điện (4)
    cùng cất tiếng nói
    đồng loạt đứng lên
    đất nước đang thậm chí nguy nan
    nếu cứ “lửng lơ con cá vàng”
    cái ngày đáng sợ ấy … sẽ đến.

    Sài Gòn ngày 22 tháng 11 năm 2015
    Một thầy giáo dậy Văn yêu nước
    LHD
    Đất nước đang lâm vào tình thế “thậm chí nguy”; lúc này “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” đã đủ cả mà bạn còn chờ thì chờ cho đến bao giờ? An phận lúc này không phải Hèn thì là gì?
    Tôi chỉ làm thơ và bình thơ; chuyện chính trị cũng ít ngó ngàng tới. Mấy hôm nay rảnh, dạo internet thấy ngứa mắt nên trao đổi với bạn mấy lời chân tình. Cám ơn thái độ hòa nhã lịch sự của bạn. Tiện đây gởi bạn cái Link để đọc vài bài viết của tôi trong dòng văn học chính ở Việt Nam.
    Chúc bạn và gia đình vui khỏe.
    Phạm Đức Nhì
    http://www.vandanvietnam.net/2015/10/co-mot-dong-song-nhu-pham-uc-nhi-usa.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cám ơn bạn! Tình hình Việt nam chỉ mới có thiên thời thôi bạn ạ. Địa lợi, Nhân hòa thì chưa. Tìm một "Nhà dân chủ " thực sự thì không thấy đâu. Xuất thân từ một gia đình Nhà báo với tôi thì chỉ có một tiêu chí " đấu tranh cho sự Công bằng và bác ái". Tôi đọc nhiều văn đàn nhưng thấy rất buồn cười về tư tưởng " chống cộng sản" của một số web Văn chương. Việt nam chưa bao giờ lệ thuộc Tàu cả. Tôi thí vu bạn một câu chuyện nhé!
      Một anh nhà nghèo vô tình chiếm được tình yêu của một cô gái đẹp. Thế là có 2 tên cướp nhảy vào muốn chiếm đoạt cô gái. Nếu bạn là anh chàng đó bạn sẽ hành động thế nào?
      1. Chống trả, sẳn sàng hy sinh( hy sinh là chắc vì một thằng đã không chốn lại)
      2. Đứng nhìn 2 kẻ cướp chiến đấu với nhau giành cô gái?
      3. Liên kết với một tên để diệt một tên?
      4. Bỏ chạy ? (bạn không thể giết cô gái, hoặc trao cô gái cho một trong hai tên cướp và bạn cũng không thể chạy đâu được)

      Biển đông giống như cô gái vậy và chàng trai là chính phủ Việt nam. Suy rông hơn thì đất nước Việt nam giống như cô gái và dân tộc Việt như chàng trai.
      Hi hi... bạn chọn phương án nào?
      Tôi thấy rất là nhiều người bỏ chạy nhưng học lại chẳng biết chạy đâu bởi họ đều nằm trong vòng phong tỏa của 2 tên cướp. Hai tên cướp ở đây chắc bạn biết là ai rồi!

      Xóa
    2. Điều tôi nói trên với bạn đó là "Địa lợi" còn " nhân hòa" thì cứ nhìn vào " lực lượng chống cộng" và " Dân chủ" thì rõ, Còn thế hệ trẻ thì sao? Có lẽ bạn nên tìm câu trả lời cho mình. Kẻ thù của Việt Nam hôm nay chính là " dối trá" chứ không phải là " tham nhũng " hay một thể chế chính trị. Một quốc gia mà sự " dối trá " tràn ngập thì còn làm được gì?
      Đừng đổ lỗi là do Cộng sản bởi nền tảng giáo dục chính là " gia đình"!

      Xóa
    3. Bạn ơi! Cái nhìn về thời cuộc của tôi với bạn khác nhau nhiều quá. Nhờ internet và wikileaks mà Hiệp Ước Biếu Không Biển Đảo Của Quê Hương do Phạm Văn Đồng ký năm 1958 với TQ và sau đó là Hiệp Ước Thành Đô do Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười ký năm 1990 chấp nhận làm Khu Tự Trị của TQ (giống Tây Tạng) đã lộ ra và được loan truyền khắp nơi. Rồi bây giờ thái độ của chính quyền CSVN đối với những tranh chấp về chủ quyền biển đảo, đất liền cũng như những hiệp ước khác cho TQ tự tung tự tác tàn phá tài nguyên của quê hương đã làm người dân sáng mắt.
      Kẻ thù của Việt Nam hôm nay chính là " dối trá" chứ không phải là " tham nhũng " hay một thể chế chính trị.
      Chế độ cộng sản
      độc đảng, độc tài
      đẻ ra thối nát bất công
      đẩy người dân đến bước đường cùng
      muốn sống còn, phải mánh mung
      chữ dối, chữ gian hằn trên khuôn mặt
      mỗi hành động phải tính toan, lường gạt
      và phải quên đi
      mình cũng có một linh hồn

      Đáng sợ và đáng buồn
      không phải
      tại có quá nhiều người phạm tội
      mà vì
      những người tạo ra tội lỗi
      lại rất thản nhiên
      vui vẻ tươi cười
      “Cơ chế mình nó thế!”
      “Chế độ mình nó thế!”
      (Thơ PĐN)

      Đúng như đoạn thơ ở trên, tôi nghĩ rằng Dối Trá chỉ là sản phẩm chứ không phải là nguồn gốc của Vấn Nạn Việt Nam. Nguồn gốc của nó chính là Chế Độ Độc Đảng, Độc Tài.

      Miền nam giải phóng phải chăng đó là cơ hội cho Người Việt nam tràn ra nước ngoài và " khai phóng". Tôi nghĩ : Người Việt thông minh và tương lai Việt nam sẽ là một quốc gia sáng giá trên trường quốc tế.
      Tôi lại nghĩ khác. Chỉ có người trong nước mới có thể cứu được nước Việt Nam. Hôm qua cô bé Nguyễn Phương Uyên lại bị công an bắt. Những người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền lại đứng dậy đấu tranh. Trước mắt họ, Đảng CSVN đã rơi mặt nạ và hiện nguyên hình. Khi có được sức mạnh tổng hợp họ sẽ có cơ hôi xây dựng một thể chế dân chủ tự do. Lúc ấy chất xám và tiền bạc từ hải ngoại sẽ đưa Việt Nam đến chỗ tươi sáng.

      Xóa
    4. Vừa rồi GS nguyễn Hưng Quố có viết một bài " dân chủ không tự nhiên mà có " (http://phamdinhtructhu.blogspot.com/2015/12/dan-chu-khong-tu-nhien-ma-co-voi-nhan-e.html) bạn nên đọc thử bài này. Thay đổi một chế độ chính Trị chưa hẳn là " chế độ mới " có dân chủ. Bàn về đa nguyên, Đa đảng hay độc tài thì "Tư duy" của thế khỷ 21 đã thay đổi nhiều rồi bạn à. Mình nghĩ bạn nên tìm đọc những bài viết của giáo sư Cao Huy Thuần với những khái niệm mới như " Độc tài dân chủ".
      Những người mà bạn đề cập: Phương Uyên, Nguyện văn đài, Cù Huy hà Vũ, Đoan trang...vv.. chống chế độ chứ không đấu tranh cho dân chủ hay nhân quyền. Bạn nên về Việt Nam đi nhiều, xem truyền hình Việt Nam nhiều hơn thì tôi nghĩ bạn sẽ có suy nghĩ khác thôi. Đảng Cộng Sản Việt Nam thống nhất đất nước nhưng đã sống trong sự "sợ hãi" để bảo vệ " Thành quả cách mạng". Mười năm đóng cửa, với nhiều sai lầm đã tạo ra " sự bén rễ" của " tiêu cực" và ' thói quen mạt nhược" trong hệ thống chính quyền. Khi " đổi mới " thì không có " lực lượng xây dựng " mà vấp phải " một lũ cơ hội" gây nguy cơ phá vỡ " sự ổn định hòa bình". Đảng cộng sản đã khéo léo ôn hòa khi đối phó " với thù trong giặc ngoài " mà không bằng " bạo lực đẫm máu". Quốc gia nào cũng vậy, trong một xu hướng mới của thế giới thì cũng phải tiếp nhận. Vội vàng thì " đỗ vỡ", phải từng bước mà tìm ra giải pháp " phù hợp".
      Việt Nam đang từng bước phát triển đấy bạn và sẽ có bước "nhảy vọt" đột ngột thôi. Điều đó không phải " những nhà dân chủ hiện nay " làm được đâu mà là do đảng Cộng Sản thực hiện. Những người còn mang tư tưởng "chống Cộng Sản " thì không thể nào " xây dựng và phát triển đất nước được". Xu hướng thế giới thế kỷ 21 là " Hòa hợp và phát triển". Sự hòa hợp không chỉ là quốc gia này với quốc gia kia mà còn ngay trong một nước : đó là Hòa hợp với Đảng cầm quyền!

      Xóa
  4. Bây giờ quay lại chuyện văn chương. Với tôi, Chế Lan Viên, Nguyễn Khải vì chứng bệnh “teo hòn dái”, đã đánh mất cái tôi, bán linh hồn cho quỷ để có chút quyền, chút lợi, chút danh. Đến lúc sắp phải từ bỏ tất cả để ra đi đã chơi trò đưa cục gạch ra xí chỗ như thời bao cấp. Cái ý rất hóm này của nhà phê bình Vương Trí Nhàn tôi xin được trích dẫn dưới đây:
    Thế tại sao Nguyễn Khải lại viết Đi tìm cái Tôi đã mất? Theo tôi, trường hợp này cũng giống như Chế Lan Viên viết Di cảo thơ, và Tố Hữu tâm sự với Nhật Hoa Khanh. Thực chất cái việc các ông “cố ý làm nhòe khuôn mặt của mình” như thế này là cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).

    Riêng Chế Lan Viên, nhà thơ Bùi Minh Quốc đã nói hộ những điều tôi nghĩ một cách sâu sắc trong bài thơ dưới đây.
    Cảm tác trong đêm Đà Lạt
    (Đọc di cảo thơ Bánh vẽ của Chế Lan Viên)
    Bùi Minh Quốc
    Mấy thi sĩ thế kỷ này nhồm nhoàm nhai bánh vẽ
    Mà thương vay những thế kỷ vắng anh hùng
    Họ thầm biết trên đầu mình có kẻ
    Tay vẽ bánh cho người, mồm nhai thứ thiệt ung dung
    Anh ngồi nhắm lai rai, dẫu biết thừa bánh vẽ
    Bởi sợ bị đưa ra khỏi bữa tiệc linh đình
    Cái bữa tiệc tù mù mà nức lòng đáo để
    Chúc tụng tía lia và ăn uống thật tình
    Cốt một chỗ ngồi thôi để có ngày được nhai thứ thiệt
    Mà kiên trì nhai bánh vẽ rã quai hàm
    Thứ thiệt mãi xa vời, chỉ rất gần là cái chết
    Cái chết này là chết thật hay oan?
    Tôi rùng mình đọc bài thơ Bánh vẽ
    Mỗi chữ tạc lên cột số dặm đời
    Thể phách đã an hòa cùng đất mẹ
    Tinh anh còn lạnh buốt suốt thời tôi
    Đà Lạt 13/9/1991

    Sau hết cám ơn bạn đã cùng tôi có một cuộc trao đổi về văn học, thơ ca lý thú.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    2. Nghệ thuật luôn đòi hỏi sự tư do sáng tạo nhưng hiểu thấu đáo " tư do sáng tạo" thế nào mới là vấn đề. Tư do nằm ở bên trong "bản thể " chứ không phải ở " bên ngoài". Nói nôm na thì tự do là"sự chọn lựa" và mỗi cá nhân có quyền " chọn lựa" của mình không ai có thể ngăn cản được điều đó. Vì vậy, thế giới hôm nay đã đặt vấn đề về " quyền được chết". nếu như bạn có thể chọn lựa " cái chết" được thì bạn mới là người thực sự " Tự do". Khi đã là người trhu75c sự tự do thì điều gì có thể ngăn cản bạn sáng tạo? Phải chăng sự sáng tạo của bạn còn đòi hỏi đi kèm theo " sự công bố để mọi người chiêm ngưỡng đánh giá khen chê"? Nền văn học dân gian truyền miệng từ xa xưa đã cho thể hiện sự " Tự do sáng tạo" rồi bạn à! Pablo Picasso là một minh chứng về sáng tạo Nghệ thuật.
      Điều đáng sợ đó chính là "lòng nhân ái " của con người ngày càng bị bào mòn và con người hướng vào "Tôn giáo" thoát "thực tế" hơn là hành động " dấn thân. Tôi nghĩ những người như bạn nên sử dụng " khả năng của mình" để giúp thế hệ trẻ " dấn thân " vào con đường "hòa hợp và phát triển" chứ không phải khiến thế hệ trẻ thành " những con thiêu thân" như Phương Uyên, Đoan Trang...đi ngược lại xu hướng dân tộc và thế giới.

      Xóa
    3. Tôi giới thiệu bạn một Tùy bút ba tôi viết :http://phamdinhtructhu.blogspot.com/search/label/HO%C3%80I%20TRINH-%20M%C4%83c%20T%C6%B0%E1%BB%9Dng%20Ly. Để hiểu thêm về người cầm bút " cộng sản "

      Xóa
    4. " tinh mơ theo tiếng còi tầm
      bước vào nhà máy lặng câm đợi về "




      Thị xã quê mình giờ chỉ còn trong ký ức
      nay đã là thành phố tầm cao lắm tiếng ồn ào
      con ngõ nhà em đâu còn hoa dại
      giàn Tigon nhà anh nào đủ nắng để xanh

      Nụ cười trên môi mẹ ngày một vắng
      ba trầm ngâm hơn khi nhìn tuổi trẻ tan tầm
      ngày cũng như năm
      những con hẻm lên đèn khua tối

      Nơi lề đường những thằng con trai thi nhau uống tương lai
      gương mặt đỏ gay đợi ngày tím tái
      đâu đó trong góc tối bương chảy
      một vài cô gái vén váy thành nghề

      Ngày mẹ sinh em với bàn tay dị tật
      nước mắt tuôn trào nào hiểu tại sao?
      vết thương trên ngực ba chừng như tái phát
      chất độc màu da cam vẫn khai hóa quê mình

      Em đã không sống đến tuổi thôi nôi
      để chọn cho mình cái nghề lương thiện
      để nhìn thấy người anh tráng kiện
      vác tiếng còi tầm vào cả giấc mơ

      Anh muốn kể cho em nghe
      giấc mơ ngủ gà ngủ gật của người thợ tăng ca có lắm điều lạ
      xí xô xí xào tiếng Mỹ tiếng ta
      ngộ độc thực phẩm hôm qua cả ngàn thằng chưa kịp chết
      lại kịp lê lết hôm nay theo tiếng còi tầm vào ca ba.

      Anh muốn kể cho em nghe chuyện của hôm qua
      dòng sông quê mình trong xanh êm ả
      cánh diều anh thả
      lồng lộng giữa trời xa

      Thị xã quê mình giờ đã là thành phố
      tầm cao ngồn ngộn nuốt chửng bầu trời
      con ngõ nhà em đâu còn hoa dại
      giàn Tigon nhà anh nào đủ nắng để xanh...

      Xóa
  5. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  6. Tôi xin trích vài đoạn trong ĐTCTĐM để thấy rõ cái bi kịch của nhà văn XHCN nói riêng và con người XHCN nói chung.
    Một học thuyết không thể chứng minh sự đúng đắn của nó trong thực tiễn thì trước sau sẽ biến thành tôn giáo. Vì tôn giáo là niềm tin, là thói quen, là tập quán, là vâng phục, là ở thế giới này chỉ có một chân lý, ngờ vực nó, đặt quá nhiều câu hỏi về nó chỉ là kẻ phản đồ, phải bị trục xuất khỏi cộng đồng, phải bị cách ly, bị ngồi tù để tránh mọi sự truyền nhiễm có thể. Học thuyết xã hội đã phải đội lốt tôn giáo để tồn tại thì mọi thứ thuộc về nó đều là thiêng liêng. Lãnh tụ thành thần thánh, lời nói bài viết của họ thành kinh bổn, cuộc sống cá nhân và xã hội của họ đầy ắp những chuyện phi thường. Hình ảnh của Lénine và Stalin, của Mao Trạch Đông và Kim Nhật Thành và lời nói của các vị ấy bao trùm lên toàn bộ cuộc sống tinh thần của các quốc gia họ cầm quyền, làm gì, nói gì, nghĩ gì đều không thoát ra khỏi cái bóng che ấy. (3)
    Chủ Thuyết Công Sản, theo Nguyễn Khải, là một thứ tôn giáo hay ít nhất đã đội lốt tôn giáo để tồn tại. Người dân kjông có tự do vì làm gì, nói gì, nghĩ gì đều không thoát khỏi những cái bóng che của lãnh tụ như Lenin,Stalin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành. Ông còn “teo” không dám nhắc đến HCM dù đã tạo nền tảng để người đọc hiểu ngầm.
    Nhưng người dân phải tìm ra cơ hội nào để nói, đến chỗ nào để nói, dùng phương tiện gì để nói. Nói với tổ chức, với các đoàn thể mình là một hội viên, không ai nghe cả. Nói trên báo chí không báo nào dám đăng. Viết kế sách, thỉnh nguyện gửi lên các cấp có thẩm quyền thì chả bao giờ nhận được trả lời. Vậy phải làm gì nhỉ ? Làm loạn không dám, biểu tình đúng pháp luật cũng chưa có tiền lệ. Người đứng đắn bộc lộ sự không bằng lòng của mình tại các cuộc họp lập tức bị những kẻ cơ hội trấn áp tức thì, bị cơ quan an ninh ghi vào sổ đen, thăng chức nên lương từ nay không thể, chỉ còn đợi ngày về hưu thôi. (4)
    Về Tự Do Ngôn Luận người dân hoàn toàn bị “bịt mồm, bẻ bút”

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi nhớ napoleon : Ta bắn vào quá khứ một viên đạn thì tương lai sẽ nhận lại quả đại bác". Tao hóa luôn hiện diện sự lưỡng cực để " cân bằng" không có chủ nghĩa CS để đối trọng với TBCN thì cũng sẽ có một học thuyết khác. Đức quốc xã tạo ra một nước Mỹ hùng mạnh. Mỹ trở thành đế quốc thì có Nga sô đối trọng. Giờ là Trung quốc. Những điều bạn kể ra là điều tất yếu của một " đảng mang nhiệm vụ lịch sử giành độc lập". Nền giáo dục Bắc việt chỉ tạo ra con người phục vụ chiến tranh và sau đó chính những con người đó "lãnh đạo đất nước' thì làm sao tránh khỏi những sai lầm. Tư duy thế kỷ 21 : công sản hay tư bản đều không còn là mấu chốt. Độc tài hay đa đảng cũng vậy. vấn đề chính là nhà cầm quyền nào đem lại sự hòa bình, ổn định và phát triển. Chính phủ Việt Nam đang làm được điều đó.
      Luận điệu của bạn chỉ một chiều nên khó thuyết phục được ai. đó là chưa nói cái nhìn cục bộ và kém cõi.Tôi khuyên bạn nên biết nhìn rộng hơn chứ đừng chôm hôm vào một nơi." con ếch ngồi với đáy giếng thì nhìn bầu trời chỉ bằng nắp vung nhưng điều đáng nói là nó phình bụng muốn to bằng con bò". Bạn đọc chắc vẫn chưa hiểu hết ý tứ của câu này trong " tùy bút Rừng và cây"

      Xóa
  7. Một xã hội có hàng triệu cá nhân không được đếm xỉa, không được tôn trọng nhưng một nhúm cá nhân lại được tôn vinh hết mức và được được hoàn toàn thoả mãn trong mọi nhu cầu là cái xã hội gì đây, là xã hội kiểu mẫu cho nhân loài tương lai ư?! Nói miệng mấy chuyện kỳ cục này đã khó nghe, lại còn viết thành văn mà các nhà văn không thấy ngượng sao? Ngượng thì vẫn ngượng nhưng chả lẻ lại gác bút, gác bút thì nuôi vợ con bằng gì? Nghĩ tới miếng ăn lại phải quên hết để sự bán mình cho quyền lực được hoàn toàn. Năm đất nước mới thống nhất vào Sài Gòn được gặp gỡ các nhà văn nhà báo, các nghệ sỹ của chế độ cũ mà thèm. Họ sống thoải mái quá, nói năng hoạt bát, cử chỉ khoáng đạt, như chưa từng biết sợ ai. Còn mình thì đủ thứ sợ, sợ gặp người thân vì chưa rõ họ có liên quan gì với Mỹ nguỵ? Nói cũng sợ vì nói thế là đúng hay sai? Đến vẻ mặt của mình cũng phải canh chừng, vui quá sợ mất cảnh giác, khen quá có thể đã ăn phải bả của nền kinh tế tư bản. Người lúc nào cũng căng cứng, nói năng gióng một nên bị bà con trong này chê là quê, nhà văn nhà báo gì mà “quê một cục”.
    Vì gia đình, vợ con, vì miếng cơm manh áo nhà văn, nhà thơ XHCN phải nói dối, viết láo, mắt trước mắt sau sợ sệt., Vào Sài Gòn thấy văn nghệ sĩ của chế độ cũ mà thèm. Tự do đã tạo cho họ một phong thái, nhân cách mà ‘cỡ Nguyễn Khải” cũng thấy tủi.
    Tầng lớp trí thức chả có tài sản gì ngoài cái đầu được tư duy tự do, thì cái đầu cũng bị nhà nước trưng thu luôn, vì từ nay họ chỉ được nghĩ được viết theo sự chỉ dẫn của một học thuyết, của một đường lối nếu họ không muốn giẫm vào vết chân của nhóm “Nhân Văn Giai Phẩm”. Một dân tộc đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ mà mặt người dân nám đen, mắt nhìn ngơ ngác, đi đứng long rom như một kẻ bại trận. Quả thật dân tộc Việt Nam đã thắng lớn trong phong trào chiến tranh giải nhưng lại thua đậm trong công cuộc xây dựng một xã hội tự do và dân chủ. Thoát ách nô lệ của thực dân lại tự nguyện tròng vào cổ cái ách của một học thuyết đã mất hết sức sống. Dân mình sao lại phải chịu một số phận nghiệt ngã đến vậy!
    Cái gương của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm đã như lưỡi gươm treo lủng lẳng trên đầu khiến văn nghệ sĩ XHCN “vừa viết vừa són đái ra quần”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi nhớ napoleon đã phát biểu : Ta bắn vào quá khứ một viên đạn thì tương lai sẽ nhận lại quả đại bác". Tao hóa luôn hiện diện sự lưỡng cực để " cân bằng" không có chủ nghĩa CS để đối trọng với TBCN thì cũng sẽ có một học thuyết khác. Đức quốc xã tạo ra một nước Mỹ hùng mạnh. Mỹ trở thành đế quốc thì có Nga sô đối trọng. Giờ là Trung quốc. Những điều bạn kể ra là điều tất yếu của một " đảng mang nhiệm vụ lịch sử giành độc lập". Nền giáo dục Bắc việt chỉ tạo ra con người phục vụ chiến tranh và sau đó chính những con người đó "lãnh đạo đất nước' thì làm sao tránh khỏi những sai lầm. Tư duy thế kỷ 21 : công sản hay tư bản đều không còn là mấu chốt. Độc tài hay đa đảng cũng vậy. vấn đề chính là nhà cầm quyền nào đem lại sự hòa bình, ổn định và phát triển. Chính phủ Việt Nam đang làm được điều đó.
      Luận điệu của bạn chỉ một chiều nên khó thuyết phục được ai. đó là chưa nói cái nhìn cục bộ và kém cõi.Tôi khuyên bạn nên biết nhìn rộng hơn chứ đừng chôm hôm vào một nơi." con ếch ngồi với đáy giếng thì nhìn bầu trời chỉ bằng nắp vung nhưng điều đáng nói là nó phình bụng muốn to bằng con bò". Bạn đọc chắc vẫn chưa hiểu hết ý tứ của câu này trong " tùy bút Rừng và cây"

      Xóa
    2. Anh Phạm duc Nhi cũng là một thằng rận Trủ(phải gọi đúng tên)cho nên anh hiểu cái quái gì về nhân quần và nói thực anh cũng chả có tư cách gì nói về dân tộc VIÊT NAM.Anh cổ súy cho tự do,cổ súy cho bọn mà anh tôn thờ.Anh khinh Pu Tin,anh giả vờ cười BÚT,anh mô phạm giáo hoàng,chẳng có gì chứng minh anh là người" già dái".Cái tự do phương tây là vậy.Nó cho anh sờ vào dái nó vuốt ve.Nhưng nếu anh định xoắn nó thì nó cho anh ăn...đạn ngay.Nếu anh là người tử tế thì hãy đóng góp cho đất nước,đừng ảo vọng rước tây lông về mà xu nịnh.Còn chuyện văn chương,anh chả là gì so với NGUYỄN KHẢI,CHẾ LAN VIÊN.VÀi câu thơ chửi bậy có gì mà xoắn.

      Xóa
  8. Về già tôi mới nhận ra nhà văn phải nghe theo tiếng gọi của tình cảm, của trái tim, của cái phần thiện lương trong con người mình. Nó đã bảo sai là sai, không có thứ lý luận nào chống đỡ nổi. Vả lại văn chương bao giờ cũng đồng cảm với nỗi đau của con người, những bất hạnh của con người.
    Về già mới nhận ra trước đây khi viết mình đã không nghe theo tiếng gọi của trái tim, cái phần thiện lương trong con người mình. Đối với nhà văn, nhà thơ đây là lời thú tội đau đớn nhất vì đã phỉ nhổ cả đời cầm bút của mình.

    Lý do rất đơn giản, kinh tế có thể phục hồi nhanh nhưng con người phải có thời gian dài hơn nhiều nó mới có thể lấy lại những gì đã mất. Tầm vóc cá nhân của người Nga trong non một thế kỷ dưới chế độ Xô Viết đã bị co hẹp lại rất nhiều dầu họ vẫn được sống, được học tập và lao động trong những điều kiện của một xã hội văn minh. Chỉ đáng tiếc cái văn minh của họ là một nền văn minh tự tạo tách khỏi nền văn minh nhân loại, dựa trên những tiêu chuẩn mà tâm hồn Nga không thể chấp nhận, không thể tiến hoá. Lại thêm trong non một thế kỷ người Nga đã mất dần thói quen suy nghĩ độc lập, quyết định độc lập, mất dần cả tính cách phản kháng và bảo vệ chân lý, con người quen sống trong đám đông, trong tập thể, trong bày đàn, không có cơ hội và sự khích lệ của xã hội để tạo ra những chân dung riêng với những tư tưởng khác nhau, những triết lý khác nhau những cách sống khác nhau.
    Đã quá lậm vào “dối trá”, dựa vào đám đông, nay dù có đột biến nào đó để con người được tự do thì cũng phải mất một thời gian rất dài nữa mới quen đứng một mình và bập bẹ nói thật.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu bạn nhận ra " dối trá" mới là kẻ thủ chính của một dân tộc, đất nước thì bạn tự hỏi mình " đã thật chưa".Nước Nhật sau thế chiến họ đã nhìn thấy điều đó.Trẻ em Nhật được học " đất nước ta còn nghèo và lạc hậu" và họ đã thành một quốc gia thịnh vượng, ổn định và phát triển. Tôi nghĩ điều mà Trí thức việt nam nên làm là chỉ cho thế hệ trẻ sống trung thực, ghét sự dối trá và lòng Nhân ái.
      Dưới thời XH chũ nghĩa nước Nga vẫn có những tác phẩm "kinh điển " cho thế giới chẳng hạn như " Sông Đông êm đềm" đâu kém ' chiến tranh và Hòa bình". Hơn nữa" chiến tranh và hòa bình " ra đời trong " chế độc độc tài" đấy bạn.

      Xóa
  9. Dưới đây là vài Comments từ trang web Anh Ba Sàm

    Một người cộng sản said
    27/12/2011 lúc 22:14
    Tất cả những ai sống dưới chế độ “tươi đẹp gấp vạn lần chế độ tư bản” đều đánh mất cái tôi, nhưng chỉ ít người tìm lại được, và trong số tìm lại được cũng chỉ đôi người dám thừa nhận, thường là trước khi chết. Sợ hãi như thế thì làm gì còn cái tôi. Bài của ông Khải nghe nói là ông cũng dặn con lúc nào chết mới được công bố.
    Họ “thấy và nhận diện” được cái tôi nhưng vì quá sợ nên đành đẩy nó ngã chết dí ngay dưới chân mình. Thật quá thảm!

    đây là bài viết đầu tiên và cũng là bài cuối cùng Nguyễn Khải nói thật’(NQL)
    Đúng vậy,
    dyp said
    16/06/2012 lúc 22:58
    One day if my son ask me that what do you think about “nhà văn Nguyễn Khải”, specifitly, or “nhà văn Vietnam XHCN”, generally? I will say just read this one and trash every thing else. And remember 3 lessons
    1. This is how the ability of we, human can go, lower than animal.
    2. Nguyễn Khải is one of the best of communist person. But sorry, still sort of our standard of become a human. And so who is communist people are.
    3. The bigest nightmare of living under communist is not about hardships (a lot of them), but because of survive, we become slowly, at difference level, a communist.

    Một ngày nào đó nếu con tôi hỏi tôi nghĩ gì về “nhà văn Nguyễn Khải” nói riêng và “nhà văn Viêtnam XHCH” nói chung, tôi sẽ nói “chỉ cần đọc bài này (ĐTCTĐM) và vứt sọt rác những thứ khác. Và nhớ 3 bài học:
    1/ Đây là lý do tại sao chúng ta, là con người, có thể đi đến chỗ thấp kém hơn thú vật.
    2/ Nguyễn Khải là một trong số những người CS tốt nhất. Nhưng xin lỗi, vẫn còn dưới tiêu chuẩn của con người. Và những người CS (khác) cũng thế.
    3/ Ác mộng lớn nhất của việc sống dưới chế độ CS không phải là những khó khăn (nhiều lắm) mà bởi vì nhu cầu sinh tồn, chúng ta từ từ trở thành một người CS ở mức độ khác nhau. (PĐN dịch)
    1. a said
    15/09/2011 lúc 11:46
    Khổ thân bác Khải. Trải qua biết bao mùa lạc rồi bác mới ngộ ra được điều này.
    Chúng nó định thủ tiêu cái Tôi bác ạ.
    Nó định xây dựng một xã hội toàn người máy giống nhau đến 100%.
    Tôi nghĩ là những gì bác viết cuối đời ( như bài này chẳng hạn ) mới sống lâu bền, vì bác viết bằng chính cái Tôi. Còn những gì bác viết ngày xưa để tuyên truyền thì khó mà tồn tại lâu dài.
    Một ngày nào đó……

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chủ Blog Ba sàm sớm muộn cũng nhập kho vì sự " ngớ ngẩn". Thú thật nhìn những nhà " dân chủ" của ta làm "chính trị" thì chỉ ôm bụng mà cười. Người làm " chính trị" phải được "đào tạo' để trở thành một "chính khách" và phải có "tài -đức" chứ không phải ai cũng làm được. việt nam thì ai cũng "làm được" chỉ cần "liều mạng" để đổi chác " danh lợi". hi hi... Nhà phật dạy phải có cái nhìn " Như Thị" thì mới khai phóng được. muốn có cái nhìn "như thị" thì phải có "Tâm nhãn". " tâm nhãn" của bạn đã được khai mở chưa, nếu đã khai mở rồi thì cứ để "nó tự dẫn dắt" bạn thôi.
      Những cái com bạn trích chỉ dành cho con nít đọc. Với tôi thì nó thật lố bịch và nó cũng giống như những gì bạn đang "lên án Cộng sản vậy".

      Xóa
    2. Giới thiệu bạn bài thơ của một người anh

      Khaly Cham

      chỉ có hiện tại là thật

      hãy nghĩ đến quá khứ
      là giấc mơ trống rỗng của sự tưởng tượng
      tất cả đều mất hút vào hư không của quá khứ

      chẳng thể nào hình dung được
      hình thái cứu cánh về mặt tâm linh...
      có thể chấp nhận mọi khía cạnh lịch sử
      hiện tại thi hài lịch sử đã được lý trí khâm liệm
      để nó trở thành một kỳ quan?

      dối trá luôn thể hiện qua nhiều bộ mặt
      chứng nhân tôn sùng giả hiệu
      loài người đang lạm dụng ảo tưởng
      không bao giờ có cuộc đời nào khác tốt đẹp hơn
      nói về một thế giới khác
      ta đang phỉ báng thời gian
      khi biết rằng: ta mặc nhiên tồn tại theo từng hơi thở

      ta phớt lờ trước cảm xúc sợ hãi pha lẫn bi thương
      những kỹ năng thao tác tuyệt vời của phu đào huyệt
      không cần biết quá khứ hay tương lai

      Xóa
  10. Sau đây là vài ý kiến lịch sự hơn
    Chào bác Nhì,
    1/ Tôi không tán thành ý kiến trong comment tiếng Anh mà bác Nhì đã dịch rất thoát ý: Một ngày nào đó nếu con tôi hỏi tôi nghĩ gì về “nhà văn Nguyễn Khải” nói riêng và “nhà văn Viêtnam XHCH” nói chung, tôi sẽ nói “chỉ cần đọc bài này (ĐTCTĐM) và vứt sọt rác những thứ khác.
    Cực đoan đến nghiệt ngã. Không phải toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Khải nói riêng và của các nhà văn Việt Nam cùng thời XHCN với Nguyễn Khải nói chung đều vứt vào sọt rác. Suy theo cách khác, cũng không phải văn thơ thời VNCH, không có thứ nào phải vứt sọt rác cả!
    Riêng về Nguyễn Khải, cho dù ông đã tự trào lộng về cái gia tài văn chương của mình như thế này: “ về già nhìn lại cái tài sản tinh thần thâu góp một đời chỉ là một cái kho chứa đủ tạp nham chẳng có một chút giá trị gì” nhưng ai dám động tay vứt sọt rác những tác phẩm này của Nguyễn Khải: Gặp gỡ cuối năm (tiểu thuyết, 1982). Một người Hà Nội (tập truyện ngắn, 1990),Hà Nội trong mắt tôi (tập truyện ngắn, 1995) ,
    Trong mấy tác phẩm trên, tôi chỉ xin bác Nhì bỏ chút thì giờ đọc lại thiên truyện ngắn “Một người Hà Nội” thôi. Không dễ có được một nhà văn nào nhạy cảm như Nguyễn Khải đã đem đến cho người đọc cảm giác thú vị về hình ảnh con người Hà Nội, cuộc sống Hà Nội với một vẻ đẹp riêng qua hình ảnh cô Hiền, một người phụ nữ đậm bản lĩnh, cốt cách, vẻ đẹp tâm hồn người Hà Nội biểu lộ qua lối sống lịch lãm, sang trọng thể hiện bản sắc văn hóa Hà Nội. Một hạt bụi vàng như câu kết của thiên truyện: “Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kỳ chói sáng những ánh vàng”


    Đây là văn học trường tồn chứ đâu phải là văn học XHCN mà dám nói là thứ vứt bỏ sọt rác!

    Trả lờiXóa
  11. 2/ Quay trở lại cái hèn của con người nói chung và của Nguyễn Khải nói riêng. Thì đây, cũng trong truyện ngắn “Một người Hà nội”, Nguyễn Khải viết về những người Hà Nội không di cư vào Nam 1954, những người Hà Nội “chả có dính líu gì đến chính phủ "ngoài kia" cả (tức chính phủ kháng chiến): “Họ ở lại chỉ vì không thể rời xa Hà Nội, không thể sinh cơ lập nghiệp ở một vùng đất khác”.
    Suy rộng ra, người ta có lúc hèn vì không thể không hèn trong lúc đó.
    Hàn Tín, người ở Hoài Âm, (nước Sở). Cha mẹ mất sớm phải sống côi cút từ bé, nhà nghèo phải làm nghề câu cá. Khi mẹ mất, vì muốn xây cất cho mẹ ngôi mộ ở nơi đẹp đẽ trên núi cao mà bán cả nhà cửa, xách kiếm đi lang thang ngoài chợ. Thấy Hàn Tín gầy gò yếu đuối nhưng lại vác kiếm trông như võ tướng, có gã bán thịt lợn làm nhục bắt Tín một là dùng kiếm đánh nhau với gã, hai là luồn qua háng y. Mọi người thấy Tín bị nhục đều chê cười. Có hôm không câu được cá, Tín không có gì ăn, thường đi xin cơm của bà lão giặt lụa và hứa hẹn sau này làm nên sự nghiệp sẽ trả ơn ngàn vàng. Bà lão giặt lụa trách: "cậu là thanh niên trai tráng mà không lo nổi miếng ăn thì làm sao làm nên sự nghiệp, tôi giúp cậu chỉ vì thấy tội chứ có mong cậu báo đáp làm chi".
    Mọi người thấy thế đều cho ông là người thấp kém, hèn hạ. Nhưng thử hỏi, Hàn Tín không chịu nhục như thế liệu có còn Hàn Tín không, sẽ có một trong tam kiệt nhà Hán trong sử sách không?
    Đoạn này trong Lý Tư liệt truyện, Sử ký Tư Mã Thiên đã nói rõ về hiền tài hay kém cỏi:
    L ý Tư người đất Thượng Sái thuộc nước Sở. Lúc còn ít tuổi, Tư làm viên lại nhỏ ở quận, thấy con chuột trong nhà xí nơi mình làm việc ăn đồ bẩn thỉu, luôn luôn lo sợ gặp người và chó. Đến khi Tư vào trong kho, nhìn con chuột ở đấy, thấy nó ăn lúa no nê, ở dưới mái nhà lớn, không hề lo gặp phải người hay chó gì hết. Lý Tư bèn than:

    - Người ta hiền tài hay kém cỏi chẳng qua cũng như con chuột kia, đều là nhờ ở hoàn cảnh đấy thôi!
    Đúng như Dương Tường nhận định: “Đã có một Nguyễn Khảỉ hèn nhát, hèn nhát đến khôn khéo và giả dối và một Nguyễn Khải khinh ghét tên Nguyễn Khải hèn nhát kia.”

    Trả lờiXóa
  12. Tôi thêm: hèn nhát, khôn khéo, giả dối và thậm chí có phần tàn ác.
    Ấy là cái chuyện nhà văn quân đội, trung tá Nguyễn Khải được Tố Hữu ra lệnh viết một loạt 9 bài "hơi tiêu cực" để đăng trên báo...Nhân Dân (!). Kết quả : chỉ có một thầy giáo trẻ "hưởng ứng" và bị quân của Dương Thông tổng cục an ninh hỏi thăm sức khỏe. Tố Hữu bẽ mặt, Nguyễn Khải bị mọi người cầm bút xa lánh như tránh hủi. Nhờ thành tích "cò mồi" đó mà Nguyễn Khải đã nhanh chóng qua mặt các đàn anh, lên lon đại tá, giữ chức phó tổng thư ký hội nhà văn kiêm uỷ viên đảng đoàn của hội liên hiệp văn học nghệ thuật.
    Biết bao học sinh cũng đã bị Nguyễn Khải làm cho khốc hại. Số là năm 1958, Nguyễn Khải mặc quần áo bộ đội, đầu đội mũ cối Tàu, chân dận giày vải quân sự lên bục hội trường trường Chu Văn An mà người ta đã bắt tất cả học sinh trung học ở các trường về nghe Nguyễn Khải nói chuyện: Quét sạch nọc độc Nhân văn giai phẩm ra khỏi nhà trường. Sau bài nói chuyện đó, hàng loạt học sinh ở các trường trung học bị đuổi học. Và cái lý lịch bị đuổi học đó sẽ bám chặt, gây đau khổ cho họ suốt một đời người.
    3/ Nhưng việc gì ra việc đó, tôi thấy Dương Tường coi ĐTCTĐM của Nguyễn Khải là ”tiếng hót của con Thiên Nga - thốt lên lời tâm huyết chân thực trước khi tắt thở” là rất công bằng.
    Bởi vậy, Cái quý nhất trong trao đổi về Nguyễn Khải là chúng ta đều đồng thuận rằng: “Tóm lại, không thể chối cãi, ĐTCTĐM là một áng văn hay ” cho dù “Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào”.

    Trả lờiXóa
  13. “Biết bao học sinh cũng đã bị Nguyễn Khải làm cho khốc hại. Số là năm 1958, Nguyễn Khải mặc quần áo bộ đội, đầu đội mũ cối Tàu, chân dận giày vải quân sự lên bục hội trường trường Chu Văn An mà người ta đã bắt tất cả học sinh trung học ở các trường về nghe Nguyễn Khải nói chuyện: Quét sạch nọc độc Nhân văn giai phẩm ra khỏi nhà trường. Sau bài nói chuyện đó, hàng loạt học sinh ở các trường trung học bị đuổi học. Và cái lý lịch bị đuổi học đó sẽ bám chặt, gây đau khổ cho họ suốt một đời người.”
    Xin bác nói rõ thêm: Tại sao học sinh lại bị đuổi học?
    PĐN

    Trả lờiXóa
  14. Bác Nhì thân kính,
    Hà Nội sau 1954 không nhiều trường trung học, chỉ có mấy trường công lập vốn đã có: Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Trưng Vương giờ thêm 1 trường mới: Phổ thông cấp 3 Việt Đức, nguyên là trường Dòng Puginier thời Pháp.Trường được CHDC Đức giúp đỡ nhiều trang thiết bị dạy học và thường chỉ gọi là Trường phổ thông cấp 3A. Ngoài 4 trường công đó còn có vài trường tư thục nhỏ như Tân Trào, Minh Tân…
    Sau bài nói (đúng hơn là bài phát động) của NK, bộ tứ các trường trung học ở HN bấy giờ (Gồm Chi bộ đảng, Ban giám hiệu, Công Đoàn, Đoàn thanh niên) họp nhau lại, moi ra cho bằng được những học sinh có nọc độc Nhân văn Giai phẩm để quét ra khỏi nhà trường, lập thành tích lớn trong công tác tư tuwngr chính trị.
    Nọc độc mạnh nhất của học sinh sinh viên HN có từ năm 1956. Đó là tờ Đất Mới do Bùi quang Đoài trường Đại học văn khoa làm chủ bút. Tờ Đất Mới chỉ ra được một số thì bị bóp chết ngay vì tội “xuyên tạc sự thật vu khống và đả kích tổ chức và lãnh đạo trường Đại học, nói xấu tập thể nhà trường…”. Sau vụ đó Bùi Quang Đoài bị đuổi ra khỏi trường.
    Bước theo đàn anh Đất mới, học sinh các trường trung học đua nhau ra báo, lớn nhất và nổi danh nhất có 3 tờ: Tư Duy (Chu văn An). Nắng Mới (Nguyễn Trãi) và Ngôi Sao(Cấp 3A). Gọi là báo nhưng thực ra chỉ là những tờ báo viết tay gọi là báo tường hay báo liếp như câu đối và câu ca:
    Xuân Diệu, Xuân Sanh, Xuân Tóc Đỏ
    Báo Tường, báo Liếp, báo Nhân dân.
    Tuy chỉ là báo tường báo liếp nhưng mấy tờ báo kể trên của học sinh không đơn giản, thô tháp như kiểu báo tường báo liếp ở các cơ quan, ai viết bài gì tự mình dán lên tường lên liếp bài đó và người đọc cũng quẩn quanh trong số người ít ỏi trong cơ quan.
    Những tờ báo nổi danh như Ngôi Sao, Nắng Mới, Tư Duy đều do các nhóm học sinh có năng khiếu viết, vẽ, có hiểu biết ít nhiều về nghề báo và có chung một mong muốn tập hợp nhau lại ra báo.Vì thế cũng có chủ nhiệm, chủ bút, tòa soạn, trình bày thiết kế “như người nhớn”. Và họ làm báo cũng rất chuyên nghiệp như: Bài các bạn gửi đến được biên tập, xong thì đưa qua nhóm bạn chữ viết đẹp (có người viết như in) viết lại vào những tờ giấy vẽ khổ lớn rồi chuyển đến các họa sĩ viết nhan đề và vẽ minh họa…Mỗi khi báo treo lên tường hay dưới lùm cây phượng vĩ, học sinh trong trường xúm đông xúm đỏ lại đọc, cả tuần vẫn còn đông độc giả. Rồi từng tốp từng tốp vừa tản mạn vừa bình phẩm về bài này bài nọ, bức tranh này bức tranh kia…
    Riêng tờ Ngôi Sao, những bài được dư luận chú ý, được khen là hay sẽ được chọn vào tập san, xuất bản hàng tháng, in bằng roneo hoặc đánh máy chữ , đóng bìa cẩn thận rồi biếu tặng các thầy cô giáo có cảm tình với tờ báo, được nhóm làm báo quý trọng và phát cho các độc giả ruột đem về để mẹ cha hay anh chị em cùng đọc ở nhà.
    Bên cạnh năng lực làm việc của nhóm chủ trương phải kể đến các bè bạn Mạnh Thường Quân học sinh, những người không biết làm thơ, viết văn, vẽ tranh, dịch thuật nhưng nhà khá giả; họ ủng hộ tòa soạn giấy viết khổ to, hộp màu, bút …và cả những cuộc chiêu đãi xôi sáng, cà phê tối, nước chè kẹo lạc khi anh em cắm cúi viết, vẽ.
    Về nội dung 3 tờ báo kể trên thì tờ Tư Duy do đoàn trường Chu Văn An lập ra để ca ngợi lý tưởng Đảng Bác, ca ngợi thành tích của trường và đả kích lại các bài viết bị coi là lệch lạc của một vài tờ báo của các lớp trong trường (Bùi Minh Quốc là cây bút chính của Tư Duy ). Tờ báo này cũng rất đông bạn đọc và luôn được đảng đoàn cùng ban giám hiệu nhà trường biểu dương khen ngợi.
    Hai tờ Ngôi Sao bên Phổ thông cấp 3A và Nắng Mới bên Nguyễn Trãi thì nổi danh theo cách khác. Các bạn học sinh tìm thấy ở đây không chỉ văn thơ hay, tranh vẽ đẹp mà vì báo đã nói lên tiếng nói của họ như phản đối việc bỏ học tiếng Anh để học tiếng Trung, việc bị áp đặt và theo dõi về tu dưỡng lý tưởng đoàn quá nặng nề, việc họp hành sinh hoạt tổ nhóm vô bổ quá nhiều lãng phí thì giờ tự học, việc một số thày cô lên lớp chính trị nhiều hơn là giảng dạy…

    Trả lờiXóa
  15. Bộ tứ các trường không chỉ moi tìm các nọc độc trong các nhóm văn nghệ học sinh mà moi cả những người giúp họ, đọc họ, có những phát ngôn hay biểu hiện như họ, kể cả những học sinh bị khu phố phản ánh như đã đi bán báo Nhân Văn hay có những câu nói kiểu Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Cung…Tùy theo “tội” nhiều ít kết hợp với xếp loại đạo đức ở lớp: tốt, khá, trung bình hay yếu kém, bộ tứ đưa ra những mức phê bình kỷ luật khác nhau. Nặng nhất là bắt đứng kiểm thảo dưới cờ (Theo lệ, ngày thứ hai đầu tuần trường làm lễ chào cờ, học sinh xếp hàng theo khối lớp dưới cờ, trực ban thi đua lên sơ kết ưu khuyết điểm của trường trong tuần qua, biểu dương các tập thể và cá nhân tốt, phê bình các tập thể và cá nhân còn “tồn tại”.)
    Vì thế, kiểm điểm dưới cờ là hình thức bị phê phán nặng nhất. Tội nhân đứng dưới cờ trước toàn thể thầy cô và các bạn học, đọc bản tự kiểm điểm các sai phạm của mình. Sau đó người của đảng đoàn, đại diện một số lớp và Ban giám hiệu lên phân tích (thực tế là đấu tố và buộc tội) để đi đến quyết định đuổi học sau đó.
    Ở Nguyễn Trãi nhiều bạn Nắng Mới và liên can đã bị kỷ luật, con số cụ thể là bao thì tôi không rõ. Nhưng ở Phổ thông cấp 3A thì tôi biết rõ cả số học sinh bi đuổi và tên tuổi của họ. Bác Nhì nên biết thế và xin đừng hỏi tôi vì sao!
    Mấy trường tư thục thì hầu như không có can phạm vì trường nhỏ không có phong trào lại thêm học sinh đi học phải đóng tiền nữa.
    Bác Nhì ạ,
    Chuyện này tôi đã không muốn nói rõ trong thư trao đổi, nhưng vì bác hỏi và vì tình thân chữ nghĩa giữa chúng ta nên tôi nói ra đôi dòng để bác biết chút ít.
    Giờ đây, các bậc khả kính Nhân Văn Giai Phẩm đều đã qua đời. Nhiều học sinh “nọc độc” năm xưa cũng đã theo các bậc tiền bối đó trở về cát bụi. Ông Nguyễn Khải cũng đã “Đi tìm cái tôi đã mất” bẩy năm nay rồi. Ông ấy không phải là người quét “nọc độc…” nhưng ông ấy đã nhận lệnh phát động phong trào đó và bằng tiếng nói của một nhà văn trẻ đang lên của đảng, tiếng hô của ông ấy có sức mạnh như một sư đoàn hủy diệt những tài năng trẻ không chịu đi chung con đường cùng ông ấy.
    Năm ấy và nhiều năm nữa trong cuộc đời, Nguyễn Khải không phải là một “Con vịt xấu xí” mà là một con kền kền đáng sợ. Nhưng khi sắp lìa đời, ông ấy đã tỉnh ngộ và cất lên tiếng hót của con thiên nga,
    dẫu chỉ một tiếng hót duy nhất thôi cũng đáng trân quý lắm!



    Trả lờiXóa
  16. Chào bác B.
    Những thông tin trong mấy emails của bác gởi cho rất quý giá. Tôi đã về VN nhiều lần, dự ngày thơ Nguyên Tiêu ở Văn Miếu Quốc Tử Giám ở Hà Nội mấy lần, vào Hội Nhà Văn rồi ngồi ở văn phòng Tạp Chí Thơ, trò chuyện với hàng mấy chục nhà thơ, nhà văn (đến lãnh tiền nhuận bút) nhưng chưa có cuộc trò chuyện nào sảng khoái bằng ngồi đọc những dòng chữ của bác.

    Trả lờiXóa