Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2023

Ngày nay,Chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa phục hồi lãnh thổ hiếu chiến đã trở thành một đặc điểm quan trọng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Khi đã trở thành " Cường quốc trỗi dậy" Trung Quốc không chỉ để tăng cường sức mạnh kinh tế mà còn  thiết lập bá quyền ở các khu vực kế cận với Trung Quốcvới  mục tiêu  là thống trị Ấn Độ Dương và để đạt được mục tiêu này, sự thống trị của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông trở thành trọng tâm.
Việt Nam vẫn luôn là rào cản đối với Chủ nghĩa bành trướng của trung quốc vì vậy để đạt mục đích trung quốc bằng mọi cách phải biến Việt Nam thành chư hầu của họ.
Đảng cộng sản việt luôn luôn cảnh giác trước mưu đồ xâm lược của Trung quốc và không bao giờ chấp nhận trở thành một chư hầu của Trung Quốc

Ngay trong thời chiến tranh, Tổng bí thư Lê Duẩn kiên quyết từ chối Khi Trung Quốc đề nghị viện trợ 500 chiếc xe vào Trường Sơn với điều kiện lái xe là người Trung Quốc,  vì tin rằng Trung Quốc lồng ghép vào đó những toan tính riêng của họ . Khi được hỏi vì sao ông không chấp nhận, ông đã trả lời: "Chừng nào tôi còn ngồi đây, thì tôi không cho một kẻ nào nghĩ trong đầu rằng có thể cướp được đất nước Việt Nam này".  Cũng từ đó quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc " Chỉ bằng mặt mà không bằng lòng"
Sau chiến tranh biên giới Việt trung quan hệ của Việt Nam và Trung Quốc ngày càng tr3 nên căng thẳng.
Tiếc thay, có những kẻ chỉ vì lợi ích bản thân, lợi ích nhóm đã sẳn sàng bán linh hồn cho Trung quốc.
Có thể nói, Vào thời Thủ tướng Nguyễn tấn dũng, dòng đầu tư FDI của Trung quốc bắt đầu chảy vào Việt nam một các ồ ạt, kéo theo làn sóng Công nhân Trung quốc cũng được đưa sang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét