Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

NHỮNG ĐIỀU LÝ THÚ VỀ CÂY BỒ NGÓT


 hientrankhanhdo



Canh râu mực nấu ngót http://www.youtube.com/watch?v=k4YiNGKUaVs
thuốc từ rau ngót http://www.youtube.com/watch?v=SAK3Zg8dEpk
Tình Yêu Chôn Dấu Cuối Ngàn Tìm Quên . Nhạc : Nguyễn Hữu Tân . Lời Thơ: Trần Minh Hiền . Thực Hiện PPS và YouTube: Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=OHoaKQujGjE
Khai Bút 2013: Nhạc LMST2013, Lời Thơ: Trần Minh Hiền, Thực Hiện PPS và Youtube: Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=zuNnkdE_Wlk
Cho Sinh Nhật Con Trai Ba Tuổi 26 Tháng 8
Nhạc LMST2012 . Lời Thơ : Trần Minh Hiền. Thực Hiện PPS YouTube : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=J2Cj34mNGAc&feature=plcp
Vu Lan Huyền Diệu Đê Đầu Mẹ Cha
Nhạc : LMST2012, Lời Thơ : Trần Minh Hiền
Thực Hiện PPS YouTube : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=a-m4JEQcO1M&feature=youtu.be
Thắp Ân Tình Tàn Phai
Nhạc : LMST. Lời Thơ : Trần Minh Hiền . Hòa Âm : Cao Ngọc Dũng . Ca sĩ hát : Trung Hiếu . Thực Hiện PPS Youtube : Trần Minh Hiền .
http://youtu.be/1jSWcqOFVrQ
Cho Sinh Nhật Em 3 Tháng 4
Nhạc : LMST2012, Lời Thơ : Trần Minh Hiền , Hòa Âm : Cao Ngọc Dũng, Ca Sĩ hát : Trung Hiếu , Thực Hiện PPS Video YouTube : Trần Minh Hiền
http://youtu.be/9ftBuD9DBOE
Biết Chăng Em Hoa Chỉ Thắm Một Thời
Nhạc : LMST2012 . Lời Thơ : Trần Minh Hiền . Hòa Âm : Cao Ngọc Dũng . Ca Sĩ hát : Trung Hiếu . Thực Hiện PPS Video : Trần Minh Hiền .http://youtu.be/ot8bP950McE
Mẹ Hiền Là Nguồn Thơ. Nhạc : LMST2012, Thơ : Trần Minh Hiền. Thực Hiện Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=aFI6OTJSHEs&feature=youtu.be
Cha Là Mùa Xuân Xanh Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=1aK5FNQItqA&feature=youtu.be
Mẹ Là Nguồn NƯớc Dòng Sông Nhạc Nguyễn Hữu Tân Lời Thơ : Trần Minh Hiền , Hát Mẫu Nguyễn Hữu Tân Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=aJkDf11tEzo&feature=plcp
Viết Bài Thơ Cho Mẹ Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=lzvVaR6EKjo&feature=plcp
Vong Thân THời Vị Lai Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=vyMEdzjzyjU&feature=plcp
Anh MUốn Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=sKqo8oV54lo&feature=plcp
Thắp Ân Tình Tàn Phai Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=EKu1N4hwN7I&feature=plcp
Biết Chăng Em Hoa Chỉ Thắm Một Thời Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=mVDQmDzKw3A&feature=plcp
Cho Sinh Nhật Em 3 Tháng 4 Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=nyCBlVI3Hbc&feature=plcp
Cho mai Vàng TRọn Năm Nhạc LMST2012 Lời Thơ : Trần Minh Hiền Thực Hiện : Trần Minh Hiền
http://www.youtube.com/watch?v=ymDNDFSjRS4&feature=plcp



NHỮNG ĐIỀU LÝ THÚ VỀ CÂY BỒ NGÓT
trần minh hiền


Trong tất cả các cây cối, thực vật cây bồ ngót là 1 loài cây đặc biệt, nấu canh ăn ngon và có thể chữa bệnh và nhiều công dụng hữu ích khác
***
Ăn rau bồ ngót hàng ngày… không phải uống thuốc chữa bệnh

Rau ngót, trong dân gian gọi theo nhiều tên như bồ ngót, bù ngót, là cây rau rất quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày. Rau ngót còn là vị thuốc chữa bệnh rất tốt
Bộ phận dùng là lá của cây rau ngót. Hái lá tươi dùng ngay. Thường chọn những cây 2 tuổi trở lên để làm thuốc. Trong rau ngót có đạm, chất béo, đường, kali, sắt, mangan, đồng, beta-caroten, vitamin C, B1, B2. Với chất lượng đạm thực vật cao như vậy nên rau ngót được khuyên dùng thay thế đạm động vật để hạn chế những rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận. Rau ngót được khuyên dùng cho người giảm cân và người bệnh có đường huyết cao. Theo Đông y, rau ngót tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt. Có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hóa ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ.
Dưới đây xin giới thiệu những cách trị bệnh từ rau ngót:
Trẻ sơ sinh tưa lưỡi, lưỡi trắng rộp, bỏ bú: Nước ép rau ngót tươi bôi lên lưỡi tổn thương. Có thể hòa mật ong. Hay dùng một nắm lá rau ngót rửa sạch, giã nhỏ rồi cho vào một ít nước lọc đã được đun sôi, để nguội dần (cho đến khi còn hơi ấm thì dùng), vắt lấy nước, dùng bông gòn hoặc vải mỏng thoa lên lưỡi, lợi, miệng của trẻ.
Trị sót rau sau đẻ, sau nạo hút thai: cho sản phụ uống 1 bát nước rau ngót tươi. Hoặc dùng một nắm lá rau ngót rửa sạch, giã nhuyễn và cho vào một ít nước đun sôi để nguội, vắt lấy chừng 100ml. Chia làm 2 phần để uống hai lần (mỗi lần cách nhau 10 phút); sau chừng 15-30 phút, rau sẽ ra hết và sản phụ hết đau bụng. Để chữa sót rau, có người còn dùng rau ngót giã nhuyễn rồi đắp vào gan bàn chân, song cần lưu ý là khi rau đã hết thì cần tháo miếng băng thuốc ra ngay.
Bồi dưỡng sau đẻ: Rau ngót nấu canh với thịt lợn nạc hoặc giò sống. Có nơi hay nấu canh rau ngót với trứng tôm, trứng cáy, cá rô, cá quả…
Canh giải nhiệt mùa hè: Rau ngót nấu canh với hến, mát và ngọt đậm đà. Người thể hư hàn kiêng dùng hoặc nếu dùng nên cho thêm mấy lát gừng.
Chữa cốt thống (nhức trong xương, không phải sưng đau khớp): nấu rau ngót với xương lợn.
Chảy máu cam: Giã rau ngót thêm nước, ít đường để uống, bã gói vào vải đặt lên mũi.
Giải độc rượu, rượu có thuốc trừ sâu, rượu ngâm mã tiền, dị ứng cá biển: Uống nước rau ngót sống.
***
Rau ngót dùng để chữa đổ mồ hôi trộm, táo bón ở trẻ em
Theo Đông y, lá rau ngót có vị bùi ngọt, tính mát, rễ vị hơi ngăm đắng, cả lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Lá rau ngót chữa ban sởi, ho, viêm phổi, sốt cao, đái rắt, tiêu độc. Rễ còn có tác dụng lợi tiểu, thông huyết, kích thích tử cung co bóp. Khi dùng làm thuốc thường chọn những cây sống 2 năm trở lên
Tên thường gọi: Rau ngót
Tên khác: bồ ngót
Tên tiếng Anh: katuk, star gooseberry, or sweet leaf
Tên la tinh: Sauropus androgynus (L.) Merr.
tên đồng nghĩa: Cluytia androgyna L.; Sauropus albicans Blume
Thuộc họ Thầu dầu – Euphorbiaceae

Người ta thường dùng đọt rau ngót hoặc các lá bánh tẻ để nấu canh với tôm, tép hoặc cá lóc, cá rô, thịt heo nạc. Canh rau ngót ăn mát và có vị ngọt rất đặc biệt. Cách nấu canh rau ngót cũng giống như các loại rau khác, nghĩa là đun nước cho thật sôi, cho tôm cá vào nồi, đun sôi chín rồi mới cho rau vào, đến khi rau chín thì nêm nếm lại bằng bột ngọt và nước mắm chưng (mắm cá lóc hoặc mắm sặc), hương vị nồi canh sẽ rất đậm đà. Canh rau ngót được nhiều người ưa thích vì vị ngọt dịu

Theo nghiên cứu, trong 100g rau ngót có chứa tới 0,08g chất béo, 9g đường, 503mg kali, 15,7mg sắt, 13,5mg mangan, 0,45mg đồng, 85mg vitamin C, 0,033mg B1, 0,88mg B2… Ngoài ra, rau ngót rất giàu đạm nên được khuyên dùng thay thế đạm động vật nhằm hạn chế những rối loạn chuyển hóa can xi gây loãng xương và sỏi thận. Với những thành phần trên, rau ngót được khuyên dùng cho người muốn giảm cân và người bị tăng huyết áp.
Rau ngót là loại rau lành và bổ dưỡng. Không chỉ là một món ăn thông thường, rau ngót còn có tác dụng chữa dị ứng, tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh, chữa đổ mồ hôi trộm, chứng đái dầm ở trẻ em… Xin giới thiệu một số bài thuốc có sử dụng rau ngót:

– Với chứng đái dầm ở trẻ em: 40g rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, sau đó cho một ít nước đun sôi để nguội vào rau ngót đã giã, rồi khuấy đều, để lắng và gạn lấy nước uống. Phần nước gạn được chia làm hai lần để uống, mỗi lần uống cách nhau khoảng 10 phút.

– Đổ mồ hôi trộm, táo bón ở trẻ em: lấy 30g rau ngót, 30g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn. Đây không chỉ là món canh ngon, bổ dưỡng lại có tác dụng chữa bệnh, mà nó còn là vị thuốc kích thích ăn uống với những trẻ chán ăn. Đặc biệt, canh rau ngót nấu với thịt lợn nạc hoặc giò sống… không chỉ tốt cho trẻ em mà còn rất tốt cho cả người lớn bởi nó là một vị thuốc bổ, giúp tăng cường sức khoẻ với người mới ốm dậy, người già yếu hoặc phụ nữ sau khi sinh. Nhất là với phụ nữ sắp sinh, hàng ngày nếu được ăn canh rau ngót sẽ giúp tăng sức cho các bắp thịt, giúp việc sinh nở dễ dàng hơn.

– Chữa tưa lưỡi: lấy 10g lá tươi, rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước, thấm vào gạc mềm, sạch, đánh trên lưỡi (tưa trắng), lợi, vòm miệng trẻ em. Đánh nhẹ cho tới khi hết tưa trắng.

– Đau mắt đỏ, nhức nhối khó chịu: lá rau ngót 50g, rễ cỏ xước 30g, lá dâu 30g, lá tre 30g, rau má 30g, lá chanh 10g. Tất cả đều dùng tươi, sắc đặc, chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

– Bàn chân sưng nhức: lá rau ngót giã, cho thêm nước muối pha nhạt, sau đó đắp vào chỗ chân sưng nhức.
***
Thực hư loại cây tăng cường ‘bản lĩnh’ đàn ông
Nhiều người cho rằng bù ngót có công dụng kỳ diệu khơi gợi khả năng sinh lý nên đã miệt mài chế biến cho đức lang quân sử dụng. Nhưng thực tế, loại rau này có thực sự “tiếp thêm sức mạnh” cho sinh lý cho các quí ông?

“Sung mãn” hơn nhờ rau ngót?!

Những thông tin về công dụng kỳ diệu trong việc cải thiện sức khỏe, sinh lý cho nam giới bằng việc ăn nhiều rau bù ngót rộ lên thời gian gần đây khiến mặt hàng này bỗng bán chạy hơn. Nhiều chị em cùng chia sẻ kinh nghiệm về món rau giúp tăng cường sinh lý cho chồng.

Có người nói: “Nghe nói có kinh nghiệm dân gian các cụ truyền lại là uống nước rau ngót tươi sẽ giúp giảm mỡ máu, tăng cường chuyện tình dục cho nam giới rất tốt nên ngày nào tôi cũng mua về xay nhuyễn vắt lấy nước cho anh xã uống. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống một cốc khoảng 300ml nước rau đặc sánh không pha thêm nước. Sau một thời gian thấy chuyện ấy cải thiện hẳn, tình trạng “chưa đến chợ đã hết tiền” giảm hẳn”.

Không chỉ các bà, các cô truyền nhau về kinh nghiệm này mà ngay cả nam giới, cũng có người lên tiếng trên diễn đàn thừa nhận về công dụng của bù ngót với vấn đề sinh lý. “Mỗi ngày tôi uống 2 lần, mỗi lần một một cốc nước bù ngót đặc. Uống liên tục trong 2 tuần, kết hợp với vận động hàng ngày, chuyện ấy được cải thiện kha khá. Người nhẹ nhõm hẳn, vòng bụng giảm rõ rệt…”.

Có người cũng chia sẻ về công dụng kỳ diệu của bù ngót: “Lúc tôi 42 tuổi thì bị mắc chứng máu nhiễm mỡ vì uống nhiều bia, rượu quá. Bệnh máu nhiễm mỡ đôi khi khiến cơ thể mệt mỏi nên chuyện vợ chồng tôi chẳng còn nhiều thích thú. Vợ tôi cho uống nước rau bù ngót. Lúc đầu, cái vị hôi hôi của bù ngót sống rất khó uống. Nhưng rồi thật kỳ lạ là sau một thời gian quen với vị của nó thì mỗi khi uống xong cốc nước bù ngót chỉ khoảng nửa tiếng, tôi thấy cơ thể mình hưng phấn hẳn lên, có ham muốn với chuyện ấy”.


Những kinh nghiệm chia sẻ về công dụng được cho là kỳ diệu của bù ngót khá đa dạng và phong phú. Có người thì uống liên tục, ngày nào cũng hết một cốc lớn; nhưng cũng có người chia sẻ rằng hai ba ngày chỉ nên uống 1 cốc đặc.

Nhiều người còn ví uống sinh tố bù ngót hay nước ép bù ngót đặc có công dụng như viagra (một loại thuốc kích thích khả năng tình dục nam giới). “Bù ngót có công dụng gần như viagra vậy. Tuy nó không đánh thức tức thì khả năng tình dục của nam giới nhưng nó cũng có khả năng đánh thức hưng phấn tình dục.

Mà về lâu dài, có tăng cường sức khỏe cho đàn ông, khôi phục dần khả năng tình dục chứ không tức thời và gây tác dụng phụ đau đầu như khi dùng viagra. Nhưng cũng phải mất một vài tuần mới quen được cái vị nhờ nhợ, ngai ngái, hanh hanh của nước lá cây này”- thành viên sanam chia sẻ.

Hầu hết các quý ông chia sẻ kinh nghiệm này đều thừa nhận mỗi tuần uống ít nhất vài lần nước rau bù ngót đặc sánh khiến chuyện chăn gối cải thiện đáng kể về thời gian và tần suất. Nhiều người còn cho rằng bệnh mỡ máu cũng được giảm rõ rệt khi sử dụng trực tiếp loại lá cây này.

Thậm chí, có nhiều người còn chia sẻ rằng quan hệ vợ chồng của họ từ cảnh “chưa đến chợ đã hết tiền trong phút đầu” thì nay đã “thêm được 7 phút” nhờ uống nước bù ngót.


Đừng lạm dụng

Tâm lý chung của các “tín đồ” bù ngót đều cho rằng bù ngót không chỉ là món ăn giải nhiệt thanh mát cơ thể mà còn là cứu cánh giúp các bậc mày râu thoát khỏi chứng yếu sinh lý. Theo lương y Lương Đức Mến thì bù ngót thuộc tính mát lạnh, vị ngọt, có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết, hóa ứ, bổ huyết, cầm máu, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ.

Bù ngót còn là thang thuốc vừa chữa bệnh vừa bồi bổ, vừa nâng đỡ chính khí vừa trừ tà khí, tăng sức đề kháng của cơ thể. Lá bù ngót có nhiều chất dinh dưỡng tốt như protein, canxi, chất béo, phốt pho, sắt, vitamin A, B, và C.

Đặc biệt lá cây bồ ngót được cho là rất giàu các hợp chất có thể tăng chất lượng và số lượng tinh trùng, bao gồm cả khơi dậy tiềm năng và khả năng tình dục. Cụ thể lá bù ngót có nhiều hợp chất được cho là có tác dụng như dược liệu có thể khơi dậy sức sống của đời sống tình dục, ngăn ngừa loãng xương.

Việc ăn và uống thường xuyên nước rau ngót còn được cho là giúp cho nam giới cải thiện chất lượng tinh trùng vì rau ngót chứa một nhóm hoạt chất sterol có tác dụng như hormone sinh dục có thể tạo hưng phấn tình dục.


Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các thầy thuốc thì không nên ăn theo dạng tươi mà cần phải nấu chín. Bởi ăn nhiều bù ngót ở dạng sống có thể gây bệnh nghẽn phổi như một số trường hợp người dân Đài Loan dùng rau ngót chế lấy nước uống vài cốc mỗi ngày để giảm cân. Các nhà khoa học cho rằng một hoạt chất của bù ngót có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng trên.

Chưa kể, trong bối cảnh các loại rau bị phun quá nhiều thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật như hiện nay thì việc uống nước bù ngót sống còn có thể dẫn đến ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật. Đặc biệt, phụ nữ có thai không nên ăn nhiều bù ngót do trong bù ngót tươi có chứa papaverin có nguy cơ gây sẩy thai.

Về công dụng thần kỳ trong việc tăng cường “bản lĩnh đàn ông” của bù ngót như dư luận rộ lên thời gian gần đây, theo tiến sĩ khoa học Trần Văn Thanh – người nghiên cứu lâu năm trong ngành Dược cho rằng: Rau ngót nói chung có những chất tốt cho cơ thể, sức khỏe con người nhưng “không ăn thua trong công dụng cường dương”.

Ngoài việc tập luyện thì chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ để bồi bổ cơ thể, giúp cơ thể khỏe lên thì khả năng sinh lý cũng sẽ được cải thiện theo. Tuyệt nhiên không thể chỉ cần duy nhất một loại cây hay loại lá nào đó mà có công dụng thần kỳ giúp tăng cường khả năng tình dục…”.

Một số công dụng khác của bồ ngót

– Chữa sót nhau: Lấy 400g lá tươi rửa sạch, giã nát, thêm nước đun sôi để nguội vào, vắt lấy 100ml, chia làm 2 lần mà uống. Mỗi lần uống cách nhau 10 phút (có người chỉ giã nhỏ đắp vào gan bàn chân).

– Chữa tưa lưỡi: Lấy 10g lá tươi, rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước, thấm vào gạc mềm, sạch đánh trên lưỡi (tưa trắng), lợi, vòm miệng trẻ em. Đánh nhẹ cho tới khi hết tưa trắng.

– Trị chứng đái dầm ở trẻ em: 40g bù ngót tươi rửa sạch, giã nát, sau đó cho một ít nước đun sôi để nguội vào bù ngót đã giã, rồi khuấy đều, để lắng và gạn lấy nước uống. Phần nước gạn được chia làm hai lần để uống, mỗi lần uống cách nhau khoảng 10 phút.

– Trị đổ mồ hôi trộm, táo bón ở trẻ em: Lấy 30g bù ngót, 30g bầu đất, 1 quả bầu dục lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn. Đây không chỉ là món canh ngon, bổ dưỡng lại có tác dụng chữa bệnh, mà nó còn là vị thuốc kích thích ăn uống với những trẻ chán ăn.

Đặc biệt, canh bù ngót nấu với thịt lợn nạc hoặc giò sống… không chỉ tốt cho trẻ em mà còn rất tốt cho cả người lớn bởi nó là một vị thuốc bổ, giúp tăng cường sức khoẻ với người mới ốm dậy, người già yếu hoặc phụ nữ sau khi sinh sẽ tiết nhiều sữa.

– Canh giải nhiệt mùa hè: Rau ngót nấu canh với hến, mát và ngọt đậm đà. Sự phối hợp này lạnh, nên cho thêm lát gừng hoặc nên kiêng với người hư hàn.

– Giải độc rượu: Uống nước bù ngót sống.

– Bàn chân sưng nhức: Lá rau ngót giã, cho thêm nước muối pha nhạt, sau đó đắp vào chỗ chân sưng nhức.
***
Rau ngót, bù ngót, rau tuốt, hay bồ ngót(danh pháp hai phần: Sauropus androgynus) là một loài cây bụi mọc hoang ở vùng nhiệt đới Á châu nhưng cũng được trồng làm một loại rau ăn ở một số nước, như ở Việt Nam.
Rau ngót thuộc dạng cây bụi, có thể cao đến 2 m, phần thân khi già cứng chuyển màu nâu. Lá cây rau ngót hình bầu dục, mọc so le; sắc lá màu lục thẫm. Khi hái ăn, thường chọn lá non. Vị rau tương tự như măng tây.
Trái ngót giống trái cà pháo nhưng kích thước nhỏ hơn.
Về mặt dinh dưỡng, rau ngót có lượng đạm cao, giàu chất vôi, nhiều sinh tố C và sinh tố K.
Ẩm thực Việt Nam dùng rau ngót nấu canh với thịt băm,hoặc có khi chỉ nấu suông vì rau có sẵn vị ngọt.
Y học dân gian thuốc Nam dùng rau ngót để giải nhiệt, giải rượu, trừ tưa lưỡi trẻ con,ngăn ngừa đái dầm,hạ huyết áp.
Ăn nhiều rau ngót ở dạng rau sống có thể gây bệnh nghẽn phổi như một số trường hợp dân Đài Loan dùng rau ngót đánh lấy nước để uống vài ly mỗi ngày để giảm cân. Chất papaverin alkoloit của rau ngót có thể là nguyên do
Rau ngót có tác dụng làm cân bằng thân nhiệt nên rất được ưa chuộng cho mùa hè. Loại rau bình dị, giản đơn này thích hợp với rất nhiều thực phẩm khác nhau từ ngao, hến, tôm, cua đến thịt bò, thịt lợn…Với mỗi cách kết hợp bát canh lại đem đến một hương vị thú vị riêng song đơn giản và phổ biến nhất với bữa cơm ngày hè vẫn là canh rau ngót nấu thịt lợn băm. Bát canh có vị thanh mát của rau ngót, có vị ngọt dịu từ thịt, thêm vào đó là sự hòa quyện từ hành phi cùng nước mắm đã khiến nó có sức hấp dẫn nhất định với người thưởng thức.

Cũng giống rất nhiều món canh ngày hè khác, chế biến canh rau ngót thịt băm khá đơn giản. Với một ít thịt băm ướp nước mắm, xào lên cùng hành cho thơm lừng rồi cho rau ngót xào cùng, khi rau chín tới cho nước, nêm gia vị vừa ăn là có bát canh thơm ngon lại rất bổ dưỡng. Nói thì đơn giản những để có bát canh ngọt hơn, ngon hơn các bà nội trợ đảm đang bao giờ cũng có những bí quyết riêng. Chọn rau và thịt tươi ngon là điều tất nhiên rồi song quan trọng nhất vẫn là khâu chế biến.
Trước tiên muốn bát canh thành phầm có màu xanh đậm, lá rau mềm, ngấm gia vị, trước khi cho rau vào xào bao giờ cũng phải vò cho lá rau ngót dập ra. Đặc biệt, canh rau ngót không ưa nấu nhừ, đợi nước sôi già bạn nên bắc xuống ngay như thế khi ăn rau vẫn bùi đồng thời không mất chất. Xào thịt cũng cần có nghệ thuật riêng. Thông thường thịt băm nấu rau ngót bao giờ cũng là thịt nạc, nếu xào quá kỹ thịt dễ bị khô, ăn mất ngon, chính vì vậy để có bát canh ngon, thịt phải ướp mắm trước đó chừng 10 phút, xào to lửa, đảo nhanh tay, thịt vừa chín tới cho rau vào ngay.

Tại những vùng nông thôn, rau ngót do dễ trồng, dễ sống nên sự hiện diện thường xuyên của bát canh này trong những bữa cơm bình dị là đương nhiên. Còn với các gia dình thành thị, không biết từ bao giờ loài rau thanh đạm này cũng chinh phục được rất nhiều người, dần trở thành món ăn thân quen không thể vắng mặt trong bữa cơm ngày hè.
***
Rau ngót – Vị thuốc tăng sức đề kháng

Tên khoa học: Sauropus androgynus (L) Merr., họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).
Tên khác: Bồ ngót – Bù ngót – Hắc diện thần (Trung Quốc).
Bộ phận dùng: Lá của cây rau ngót. (Folium Sauropi).
Mô tả cây: Cây nhỏ, cao tới 1,5 – 2m, thân nhẵn, nhiều cành, mọc thẳng – Vỏ thân xanh, lục, rồi nâu nhạt. Lá mọc so le, dài 4 – 5cm, cuống ngắn có 2 lá kèm nhỏ. Phiến lá nguyên hình trứng dài hoặc bầu dục, mép nguyên. Hoa đực mọc ở kẽ lá thành xim đơn ở phía dưới, hoa cái ở trên. Quả nang hình cầu, hạt có vân nhỏ. Rau ngót có ở nhiều nơi trong nước VN. Có thể mọc hoang hay trồng ở quanh bờ ao.
Thu hái chế biến: Hái lá tươi dùng ngay. Thường hay chọn những cây 2 tuổi trở lên để làm thuốc.
Thành phần hóa học: Mới biết rau ngót chứa 5,3p100 protid, 3,4100 glucid, 2,4100 tro trong đó có calci 16mgp.100, phospho 64,5mgp.100, Vitamin C 185mgp.100. Rau có nhiều acid amin, 100g rau có: lysin 0,16g, methionin 0,13g, tryptophan 0,05g, phenylanalin 0,25g, treonin 0,34g, valin 0,17g, leucin 0,24g và isoleucin 0,17g.
Công dụng: thường dùng lấy lá nấu canh. Dùng lá chữa sót nhau và đánh tưa lưỡi trẻ sơ sinh.
Chữa sót nhau: Lấy 400g lá tươi rửa sạch, giã nát, thêm nước đun sôi để nguội vào, vắt lấy 100ml, chia làm 2 lần mà uống. Mỗi lần uống cách nhau 10 phút (có người chỉ giã nhỏ đắp vào gan bàn chân).
Chữa tưa lưỡi: Lấy 10g lá tươi, rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước, thấm vào gạc mềm, sạch đánh trên lưỡi (tưa trắng), lợi, vòm miệng trẻ em. Đánh nhẹ cho tới khi hết tưa trắng.
Lưu ý: Rau sắng (chùa Hương) Phyllanthuselegans L. cùng họ với rau ngót, có tỉ lệ protid ao hơn rau ngót (6,5p100) và acid amin cũng cao hơn. Trong 100g rau sắng có: lysin 0,23g, methionin 0,19g, tryptophan 0,08g, phenylanalin 0,25g, treonin 0,45g, valin 0,22g, leucin 0,26g và isoleucin 0,23g.

Rau ngót còn có tên bồ ngót, bù ngót, bồ ngọt, bồng ngọt. Để làm thuốc, dùng cây từ 2 năm tuổi trở lên.

Ngoài nhiều vitamin và khoáng, rau ngót rất giàu đạm nên nó được khuyên dùng thay thế đạm động vật nhằm hạn chế những rối loạn chuyển hóa canxi gây loãng xương và sỏi thận. Nó rất tốt cho người ăn chay, hay cần giảm cân, tiểu đường, và áp huyết.
Ngoài ra, rau ngót là một loại thực vật hiếm hoi chứa vitamin K, một chất giúp giảm nguy cơ gãy xương ở người già. Nó cũng có nhiều papaverin – chất mà từ trước chỉ tìm thấy trong cây thuốc phiện, giúp giảm cơn đau phủ tạng, và hạ huyết ạp

Theo Đông y, rau ngót tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt, có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết, hóa ứ, bổ huyết, cầm máu, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ. Rau ngót là thang thuốc vừa chữa bệnh vừa bồi bổ, vừa nâng đỡ chính khí vừa trừ tà khí, tăng sức đề kháng của cơ thể…


Một số bài thuốc
Trẻ ra mồ hôi trộm, người luôn nóng, lấy rau ngót 30 g, rau bầu đất 30 g, nấu canh với bầu dục lợn để ăn.

Trẻ tưa lưỡi, lưỡi trắng rộp, bỏ bú: Nước ép rau ngót tươi bôi lên lưỡi tổn thương. Có thể hòa mật ong.

Sót rau sau đẻ, Cho sản phụ uống một bát nước rau ngót tươi.

Canh giải nhiệt mùa hè: Rau ngót nấu canh với hến, mát và ngọt đậm đà. Sự phối hợp này lạnh, nên cho thêm lát gừng hoặc nên kiêng với người hư hàn.

Giải độc rượu: Uống nước rau ngót sống.
***
Nói tóm lại bồ ngót là 1 loại rau đơn giản nhưng có nhiều tác dụng hữu ích .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét