Có thể xử lý được triệt để nhưng đòi hỏi phải có một quyết tâm từ trên xuống dưới và điều quan trọng là chúng ta có muốn làm thật không. Về phía bộ, chúng tôi luôn luôn quyết tâm.
Nhưng vẫn cần một quyết tâm chính trị để chúng ta cùng nhau xử lý nhằm làm cho bộ máy quản lý đất đai trong sáng, bộ máy hành chính nghiêm túc. Tất cả kết quả đó phải được công khai, người dân có thể biết ông nào có bao nhiêu đất.
Ví dụ như chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc 327, nhiều nơi thuyết minh có thể phủ xanh bằng cây công nghiệp... nhưng thực tế đất lại rơi vào tay quan chức hoặc người nhà của họ để làm trang trại cây lâu năm.
Thứ hai, tham nhũng đất đai từ các khu tái định cư. Đáng lẽ chỉ những người nằm trong diện tái định cư mới được vào đấy nhưng lại có nhiều người là quan chức, người nhà quan chức cũng được vào. Thậm chí có nơi một dự án tái định cư mà một vị lãnh đạo có tới 2-3 suất đất, suất tên mình, suất tên vợ, suất tên con.
Thứ ba, tham nhũng đất đai tại khu giãn dân ở khu dân cư nông thôn. Bình thường người được vào khu giãn dân là những người có nhu cầu về nhà ở, nhưng sự thật có nhiều người không thuộc diện đó cũng được bố trí và thường đó là người quen biết, họ hàng của các vị lãnh đạo hay chính các vị lãnh đạo.
Thứ tư, tham nhũng đất biểu hiện dưới dạng quyết định thu hồi đất cho một dự án, rộng hơn mức cần thiết của dự án, nhưng sau đó chỉ giao diện tích đúng như dự án, phần còn lại sau 1-2 năm, khi không ai còn biết nữa, không ai nhớ đến nữa thì đem chia chác cho nhau.
Thứ năm, biểu hiện tham nhũng đất đai mang tính lớn hơn là không có dự án gì nhưng vẫn thu hồi đất của dân rồi để đấy, sau đó thuyết minh dự án chậm, dự án không có rồi đem chia cho nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét