MỘT ĐỜI THỰC - HƯ

" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Đám đông, sự khác biệt và chính ta







Chúng ta sống, chúng ta tuân thủ những luật lệ chung. Vì những lợi ích mà người khác mang lại, chúng ta biến thành những kẻ chạy theo số đông và nịnh nọt họ, làm vừa lòng họ dù rằng có thể những gì ta nói, những việc ta làm không hề đúng với những gì ta nghĩ. Ta cảm thấy một sự ray rứt dâng lên trong chính tâm hồn ta, ta muốn mình khác đi, muốn làm những điều đúng với bản thân mình. Nhưng than ôi! Chúng ta cũng cần những mối lợi để phục vụ cho lợi ích cá nhân của ta. Đó chính là mâu thuẫn lớn nhất trong cuộc sống con người, sự đối lập của những lợi ích.

Con người không thể hạnh phúc nếu sự mâu thuẩn đó tồn tại. Sự giằng xé của lương tâm, sự đối diện của đúng – sai, đẹp – xấu sẽ bào mòn sức sống ta. Chính vì thế tâm trí ta sẽ làm một sự điều chỉnh nào đó để lấy lại sự cân bằng. Một trong những cách mà nhiều người thường dùng, đó là lý tưởng hóa những gì họ chọn lựa, đặt cho chúng một giá trị vượt qua giá trị thực của chúng. Đó là tự mình lừa mình, hợp lý hóa để thấy lòng thanh thản, để thấy mình hạnh phúc dù rằng hạnh phúc đó là sự giả tạo. Thường thì người ta sẽ chọn những gì có đông người lựa chọn. Đó là tâm lý của từng cá thể có trong đám đông.

Tuy nhiên có những người vẫn không cảm thấy yên ổn với tâm hồn khi họ tự lừa dối chính mình. Càng chạy theo đám đông thì càng tôn thêm sự đau khổ đó, nó giống như xát muối vào vết thương. Trong đám đông, họ phải đối mặt trực diện với những sự phi lý và đáng khinh. Chính vì vậy tâm lý họ bắt đầu biến đổi, họ thù ghét đám đông, họ muốn lấy lại bản thân mình bằng cái gọi là Sự Khác Biệt. Họ tách mình ra khỏi đó, tạo ra một đối lập với những gì đám đông làm và nghĩ. Để giảm đi sự đau đớn khi phải sống cô độc, họ đã làm cái việc mà nhóm người trước đã làm, đó là lý tưởng hóa Sự Khác Biệt, tôn vinh Sự Khác Biệt như một thứ gì đó vô cùng cao quý. Nhưng sự thật có phải là thế hay không?

Ngày nay có rất nhiều người chạy theo cái gọi là Sự Khác Biệt, khi mọi người đi A thì họ đi B, khi ai phê phán họ thì họ gọi người đó là có tâm lý Bầy Đàn. Càng phê phán thì họ càng ác cảm, càng cố chấp bảo vệ con đường họ đang đi, họ tự hào vì họ đã sống một cách trung thực với bản thân mình. Có phải thế không? Câu này tôi đã hỏi đến 2 lần cơ đấy, bạn có biết tại sao? Vì tôi e là sự thật không đúng như họ nghĩ. Họ cho rằng họ tách biệt với đám đông nhưng họ sai rồi, họ vẫn đang gắn liền với điều mà họ căm ghét, bằng chính sự đối lập với nó. Sống đúng với bản thân mình không bao giờ gắn liền với điều gì ở ngoài bản thân ta. Họ chỉ đi từ sự mơ hồ này đến sự mơ hồ khác.

Sự Khác Biệt mà ngày nay người ta chạy theo giống như một bộ áo hơn là bản chất. Nó tạo cho họ một sự nổi bật giữa đám đông, và thật lạ khi người ta muốn tách biệt và chối bỏ đám đông nhưng lại phụ thuộc vào đánh giá của chính cái đám đông đó. Khi đám đông không còn quan tâm đến Sự Khác Biệt của họ thì cái Sự Khác Biệt đó cũng mất đi ý nghĩa trong họ và rồi nó cũng chết yểu mà thôi. Ai sẽ đi cố gắng mặc bộ áo sặc sỡ khi không có người nhìn ngắm? Những chuyển biến sẽ diễn ra trong vô thức chứ bản thân những người đó không hề biết.

Sống đúng với chính ta nghĩa là không phụ thuộc vào những tác nhân bên ngoài, ta làm và nghĩ theo những điều ta cho là đúng. Đám đông có thể sai không có nghĩa là luôn luôn sai, không có nghĩa là luôn luôn sai với những gì ta nghĩ và với con người thật của ta. Khi những gì đám đông nghĩ đúng với những gì ta nghĩ thì việc chọn lựa Sự Khác Biệt chính là một hành động phủ nhận chính ta. Ta là ta khi ta không mang thành kiến với bất cứ điều gì đến từ bên ngoài, đám đông làm đúng ta theo, đám đông làm sai ta bỏ. Sự Khác Biệt chỉ là một mặt trong những gì ta làm, nó không hề và chưa bao giờ đại diện cho việc sống đúng với chính mình cả.

Con người ngày nay thường nhìn thấy vẻ ngoài hơn là hiểu rõ bản chất những gì mà họ đang đi theo. Vì nhìn vẻ ngoài nên họ hoặc tôn vinh hoặc khinh bỉ những sự chọn lựa của từng con người. Anh là đúng khi anh chọn A và sai khi chọn B. Còn nếu anh khi thì chọn A lúc thì chọn B thì anh là ba phải, là không có lập trường. Họ không nhìn thấy sự nhất quáng trong cái C mà người đó lựa chọn, vì cái C luôn ẩn phía sau rất khó nhìn thấy. Có khi cái C sẽ thay đổi theo cách suy nghĩ của bản thân người đó khi họ hiểu ra một điều gì sâu sắc hơn. A và B của đám đông thường là những hằng số, còn C của người sống cho chính họ thì thường là biến số. Vì khi họ thật sự nhận ra chính họ thì họ cũng nhận ra giới hạn của mình mà cải thiện nó.

Sống theo bản thân, kiên quyết đi theo lý tưởng của mình là một hành động khá nguy hiểm. Nguy hiểm đó tạo ra khi họ có sự khác biệt với đám đông hay hay khác biệt với những ai lý tưởng Sự Khác Biệt, mà cả 2 nhóm người đó đều có ảnh hưởng rất lớn trong xã hội này. Sống theo sự thật cũng chính là bắt những kẻ sống trong sự giả dối phải đối diện với những gì mà họ sợ hãi và chạy trốn. Sự sợ hãi đến từ vô thức hơn là họ tự nhận biết, vô thức cảm thấy sự nguy hiểm khi phải trở lại cái mâu thuẫn ban đầu nên nó khiến người đó căm ghét cái người sống thật đó. Họ sẽ quy chụp những gì là xấu xa lên người đó và tiêu diệt anh ta. Đó là bản chất con người!

Vậy sau khi đọc bài này xong thì bạn nghĩ gì về chính bạn? Bạn có thử ngồi xuống để nghĩ về những gì bạn từng nói về cái gọi là Tâm Lý Bầy Đàn hay Sự Khác Biệt không? Và tương lai bạn sẽ đối diện với chúng ra sao? Nhưng tôi cũng nhắc một điều, đừng vì đọc xong bài này rồi nghi ngờ tất cả những gì bạn đã làm, bài chỉ mang tính tham khảo chứ không phủ nhận tất cả những gì bạn từng đi qua. Dù bạn từng đứng trong đám đông hay sống trong sự khác biệt thì rất có thể lúc ấy bạn đang sống đúng với chính bạn. Bài này chỉ muốn đi sâu hơn một chút về những gì đang diễn ra trong cuộc sống mà thôi.



Mắt Đời
Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 22:50
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: Sống

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ
Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

phamdinhtructhu
Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Bài đăng phổ biến

  • AI LÀ NGƯỜI ĐỨNG SAU TẬP ĐOÀN "LỪA ĐẢO " TRẦN ANH LONG AN.
    A.ĐÔI ĐIỀU VỀ CÔNG TY HỒNG ĐẠT VÀ TRẦN ANH LONG AN 1/ Công ty Hồng Đạt Công ty Hồng Đạt Long An chỉ là một doanh nghiệp tư nhân, hoạt động c...
  • Những “con kên kên” trong giới báo chí Việt Nam - kỳ 2
    Nhà báo” Huy Đức, Hoàng Linh, Năm Cam và Ba Tung: Cuộc chơi của tiền và quyền lực ngầm Chúng tôi tiếp tục gửi đến bạn đọc câu chuyện nổi...
  • Đi tìm cái tôi đã mất
    PĐTT : Nguyễn khải là một nhà văn tôi luôn kính trọng. Khi đọc " Đi tìm cái tôi đã mất" tôi thật sự thích thú. Ông đã mạnh dạn nó...
  • Bảng chữ cái hình người Nude (18+)
    Bảng chữ cái hình người Nude (18+) Baron Trịnh A B C D E F G H I J K ...
  • BLOGER BÀ LÃO VUI TÍNH-- TỪ TÂM NGUYỄN - NGUYỄN'BLOG- HƠN CẢ YÊU THƯƠNG _ MỘT TÊN LẾU LÁO, BỊP BỢM & TUYÊN TRUYỀN CHỐNG ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC CỘNG SẢN
    XIN ĐƯỢC TRÌNH LÀNG MỘT CHUYÊN ĐỀ VỀ BLOGER- BÀ LÃO VUI TÍNH ( HƠN CẢ YÊU THƯƠNG) MỘT TÊN LẾU LÁO, BỊP BỢM TUYÊN TRUYỀN CHỐNG ĐẢNG VÀ NHÀ N...
  • LỜI XƯNG TỘI DƯỚI GIÁO ĐƯỜNG
    Một đêm cầu nguyện dưới Giáo Đường Lạy chúa nhân từ rũ lòng thương Dang tay cứu vớt linh hồn nhỏ Lỡ trót vươn vào tội lỗi sâ...
  • Bài 2 : MAI TRONG THI CA
    Nhat chi mai 1./ Thi ca trung quốc Từ ngàn năm trước, hoa mai đã khơi nguồn cảm hứng cho biết bao thi nhân. Hoa mai được nhắc ...
  • VỤ ÁN BELLA VISTA VÀ NHỮNG NHÀ BÁO "BẨN"
      VỤ ÁN BELLA VISTA VÀ NHỮNG NHÀ BÁO "BẨN" CŨNG MAY QUÃNG TRƯỜNG BA ĐÌNH KHÔNG NẰM TẠI LONG AN! Vụ án Bella vista nổ ra vào năm 20...
  • (không có tiêu đề)
     **Thực hư nghề làm báo: Sự thật và những thách thức** **Sự thật không có đúng sai, chỉ có người sử dụng đúng hay sai!** Bài báo này sẽ mở đ...
  • Nguyễn Công Khế
    TƯ LIỆU LỊCH SỬ: Nguyễn Công Khế dùng thủ đoạn ti tiện đuổi Huỳnh Tấn Mẫm ra khỏi nghề báo, cướp ghế Tổng biên tập báo Thanh Niên Nếu nhà b...

NHÓM

  • Ảnh nghệ thuật (32)
  • Bạn viết (52)
  • Báo chí (604)
  • BLOGGER (105)
  • Cảm xạ học (9)
  • Cây bonsai (362)
  • CHÂM (1)
  • Chân dung (75)
  • Chủ nghĩa Hiện sinh (5)
  • CHUYÊN ĐỀ (87)
  • chuyện xưa (70)
  • Cười chút chơi (80)
  • đó đây (65)
  • Đông phương học (118)
  • Đông y (4)
  • Gia đình (1)
  • Giáo dục (94)
  • Hán nôm (20)
  • HỌA THƠ (11)
  • HOÀI TRINH (4)
  • HOÀI TRINH- Măc Tường Ly (1)
  • HỘI HỌA (22)
  • Hôn nhân- gia đình (11)
  • khoa học- kỹ thuật (45)
  • KIẾN TRÚC (5)
  • LSTV (1)
  • Luật (1)
  • LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH (347)
  • Mai vàng (10)
  • MỘT ĐỜI THỰC HƯ (18)
  • Nghe nhạc (65)
  • NHẠC (2)
  • NHẠC THƠ (52)
  • Phật học (141)
  • phiếm (436)
  • Sống (366)
  • TẠP VĂN (302)
  • Tập Thơ (11)
  • Tây ninh (1)
  • Tham nhũng (64)
  • Thế giới (145)
  • THƠ (98)
  • THƠ CHÂM (48)
  • thơ hay (505)
  • Tiếng Việt (59)
  • Triết học (41)
  • Truyện hay (205)
  • Truyện kiếm hiệp (1)
  • TRUYỆN NGẮN (11)
  • Tư liệu (353)
  • Vẽ đẹp Việt nam (28)

Danh sách Blog của Tôi

Nhãn

  • Ảnh nghệ thuật (32)
  • Bạn viết (52)
  • Báo chí (604)
  • BLOGGER (105)
  • Cảm xạ học (9)
  • Cây bonsai (362)
  • CHÂM (1)
  • Chân dung (75)
  • Chủ nghĩa Hiện sinh (5)
  • CHUYÊN ĐỀ (87)
  • chuyện xưa (70)
  • Cười chút chơi (80)
  • đó đây (65)
  • Đông phương học (118)
  • Đông y (4)
  • Gia đình (1)
  • Giáo dục (94)
  • Hán nôm (20)
  • HỌA THƠ (11)
  • HOÀI TRINH (4)
  • HOÀI TRINH- Măc Tường Ly (1)
  • HỘI HỌA (22)
  • Hôn nhân- gia đình (11)
  • khoa học- kỹ thuật (45)
  • KIẾN TRÚC (5)
  • LSTV (1)
  • Luật (1)
  • LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH (347)
  • Mai vàng (10)
  • MỘT ĐỜI THỰC HƯ (18)
  • Nghe nhạc (65)
  • NHẠC (2)
  • NHẠC THƠ (52)
  • Phật học (141)
  • phiếm (436)
  • Sống (366)
  • TẠP VĂN (302)
  • Tập Thơ (11)
  • Tây ninh (1)
  • Tham nhũng (64)
  • Thế giới (145)
  • THƠ (98)
  • THƠ CHÂM (48)
  • thơ hay (505)
  • Tiếng Việt (59)
  • Triết học (41)
  • Truyện hay (205)
  • Truyện kiếm hiệp (1)
  • TRUYỆN NGẮN (11)
  • Tư liệu (353)
  • Vẽ đẹp Việt nam (28)

Lưu trữ Blog

  • tháng 12 2012 (114)
  • tháng 1 2013 (4)
  • tháng 3 2013 (6)
  • tháng 4 2013 (27)
  • tháng 5 2013 (54)
  • tháng 6 2013 (61)
  • tháng 7 2013 (55)
  • tháng 8 2013 (40)
  • tháng 9 2013 (145)
  • tháng 10 2013 (271)
  • tháng 11 2013 (123)
  • tháng 12 2013 (130)
  • tháng 1 2014 (11)
  • tháng 2 2014 (34)
  • tháng 3 2014 (109)
  • tháng 4 2014 (135)
  • tháng 5 2014 (107)
  • tháng 7 2014 (73)
  • tháng 8 2014 (55)
  • tháng 9 2014 (43)
  • tháng 10 2014 (79)
  • tháng 11 2014 (113)
  • tháng 12 2014 (112)
  • tháng 1 2015 (53)
  • tháng 2 2015 (35)
  • tháng 3 2015 (85)
  • tháng 4 2015 (102)
  • tháng 5 2015 (97)
  • tháng 6 2015 (113)
  • tháng 7 2015 (157)
  • tháng 8 2015 (193)
  • tháng 9 2015 (4)
  • tháng 10 2015 (29)
  • tháng 11 2015 (67)
  • tháng 12 2015 (120)
  • tháng 1 2016 (20)
  • tháng 2 2016 (25)
  • tháng 3 2016 (45)
  • tháng 4 2016 (70)
  • tháng 5 2016 (94)
  • tháng 6 2016 (130)
  • tháng 7 2016 (78)
  • tháng 8 2016 (140)
  • tháng 9 2016 (119)
  • tháng 10 2016 (102)
  • tháng 11 2016 (54)
  • tháng 12 2016 (34)
  • tháng 1 2017 (8)
  • tháng 2 2017 (8)
  • tháng 3 2017 (26)
  • tháng 4 2017 (8)
  • tháng 5 2017 (20)
  • tháng 6 2017 (27)
  • tháng 7 2017 (33)
  • tháng 8 2017 (20)
  • tháng 9 2017 (16)
  • tháng 10 2017 (28)
  • tháng 11 2017 (25)
  • tháng 12 2017 (17)
  • tháng 1 2018 (20)
  • tháng 2 2018 (10)
  • tháng 3 2018 (15)
  • tháng 4 2018 (7)
  • tháng 5 2018 (12)
  • tháng 6 2018 (14)
  • tháng 7 2018 (11)
  • tháng 8 2018 (4)
  • tháng 9 2018 (23)
  • tháng 10 2018 (4)
  • tháng 11 2018 (7)
  • tháng 12 2018 (1)
  • tháng 1 2019 (1)
  • tháng 2 2019 (3)
  • tháng 3 2019 (4)
  • tháng 4 2019 (1)
  • tháng 5 2019 (1)
  • tháng 6 2019 (5)
  • tháng 7 2019 (2)
  • tháng 9 2019 (1)
  • tháng 11 2019 (1)
  • tháng 1 2020 (4)
  • tháng 2 2020 (3)
  • tháng 3 2020 (4)
  • tháng 4 2020 (1)
  • tháng 5 2020 (2)
  • tháng 7 2020 (2)
  • tháng 8 2020 (2)
  • tháng 9 2020 (6)
  • tháng 10 2020 (6)
  • tháng 11 2020 (3)
  • tháng 1 2021 (3)
  • tháng 2 2021 (1)
  • tháng 4 2021 (1)
  • tháng 5 2021 (4)
  • tháng 6 2021 (2)
  • tháng 7 2021 (1)
  • tháng 8 2021 (4)
  • tháng 9 2021 (2)
  • tháng 10 2021 (1)
  • tháng 11 2021 (1)
  • tháng 2 2022 (1)
  • tháng 3 2022 (2)
  • tháng 4 2022 (1)
  • tháng 7 2022 (4)
  • tháng 8 2022 (2)
  • tháng 10 2022 (4)
  • tháng 11 2022 (2)
  • tháng 12 2022 (3)
  • tháng 1 2023 (4)
  • tháng 3 2023 (3)
  • tháng 5 2023 (1)
  • tháng 8 2023 (3)
  • tháng 9 2023 (2)
  • tháng 10 2023 (3)
  • tháng 11 2023 (7)
  • tháng 12 2023 (1)
  • tháng 7 2024 (1)
  • tháng 10 2024 (2)

Tổng số lượt xem trang

Giới thiệu về tôi

phamdinhtructhu
Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Bài đăng phổ biến

  • Cách chăm sóc cây bông trang nở hoa tuyệt đẹp
    Bông trang trong trang trí và nghệ thuật Bonsai Mọc thành từng bụi to và cao hơn hai mét. Bông trang lá to nhiều màu hơn như màu hồng, cam, ...
  • CHUYỆN " QUÝ BÀ" MUA DÂM- PHẦN 1
    Trước đây tôi đã nghe rất nhiều chuyện lạ ở VN: nào là chuyện “ông ăn chả, bà ăn nem”, nào là "Hội những máy bay bà già thích thị...
  • Phọt phẹt và "bựa"
    *  Phọt phẹt Người mẹ cứ "vạch vú" ra bắt con bú, thằng con không chịu cứ khóc. Ông nội ngồi bên dỗ cháu: "Bú ngoan đi cháu...
  • “Đạo bất đồng bất tương vi mưu”
    Khổng Tử từng đến kinh đô nước Chu, thỉnh giáo Lão Tử về Lễ chế. Một ngày, Khổng Tử cưỡi một chiếc xe cũ do trâu kéo, lắc la lắc lư tiến vào...
  • Nguyễn Công Khế
    TƯ LIỆU LỊCH SỬ: Nguyễn Công Khế dùng thủ đoạn ti tiện đuổi Huỳnh Tấn Mẫm ra khỏi nghề báo, cướp ghế Tổng biên tập báo Thanh Niên Nếu nhà b...
  • Những “con kên kên” trong giới báo chí Việt Nam - kỳ 2
    Nhà báo” Huy Đức, Hoàng Linh, Năm Cam và Ba Tung: Cuộc chơi của tiền và quyền lực ngầm Chúng tôi tiếp tục gửi đến bạn đọc câu chuyện nổi...
  • Sự Thật Về Đại Học Fulbright
    TS Nguyễn Kiều Dung Lời mở đầu: Cựu TT Phan Văn Khải nhầm rồi. Ông muốn thành lập đại học đẳng cấp quốc tế thì phải hỏi các giáo sư, các nh...
  • (không có tiêu đề)
    1 - NHƯ NHỮNG DẤU YÊU 2- TA GỌI TÊN EM “DỊU DÀNG NGỰC BỰ 3- MÁNG CŨ  4-NỤ TÌNH E ẤP SƯƠNG MAI  5- THƯƠNG  6-NGƯỜI ĐÀN BÀ NGÂY THƠ 7- EM HỌC...
Chủ đề Đơn giản. Hình ảnh chủ đề của luoman. Được tạo bởi Blogger.