Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

VUI BUỒN MỘT CHYẾN ĐI





Vào đầu thập niên 90, tôi được một anh bạn là giám đốc một công ty quốc doanh đài thọ một chuyến đi Nam-Bắc. Vào lúc đó, các doanh nghiệp quốc doanh của tỉnh, bước vào cơ chế thị trường hầu hết đều sập tiệm, riêng doanh nghiệp của anh bạn thì vẫn còn trụ được. Đó cũng là nhờ vào sự năng nổ của anh. Anh đã chạy vạy khắp cả nước để tìm kiếm hợp đồng, tìm công việc nuôi bộ máy của mình.
 Anh H. chỉ lớn hơn tôi vài tuổi, gia đình anh và gia đình tôi cũng là chỗ quen biết. Sau loạt bài về Lương y Huỳnh Thúc Sỹ, tôi qua lại với anh nhiều hơn vì mẹ anh là một trong những bác sĩ đã cung cấp những thông tin rất quan trọng. Anh lo cho tôi đi chuyến này là mong tôi có nhận thức đầy đủ hơn về tình hình của đất nước giai đoạn này.Nhưng anh lại buộc tôi phải hứa là : không được viết gì!. Tôi đã chấp nhận. Chuyến đi đã để lại cho tôi một ấn tượng khá quan trọng, khiến tôi hiểu rõ hơn về tình trạng tham nhũng nhưng tôi đã thực hiện đúng lới hứa, cho đến bây giờ. Tôi chỉ viết về những nghĩa cử rất đẹp mà trong chuyến đi tôi ghi nhận được và đăng trên báo tỉnh.

Đó là chuyện, ngày chúng tôi đến Huế. Trong cái lất phất của mưa xuân
“… mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao…

Chính lúc đó tôi mới cảm nhận được hết vẽ đẹp giai điệu " Diễm xưa" của Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Hẳn nhiên chúng tôi ghé vào Tham quan thành nội để hiểu biết về kiến trúc cung đình xưa. Trong thành nội có một điểm bán sách và tôi lại là người mê sách nên ghé vào. Tôi mua một cuốn sách về  viết về Huế với giá bìa là 15.000đ. Tôi đã đưa tờ 20.000đ rồi đi vội theo anh em trong đoàn( anh em công nhân đi làm). Chị bán hàng lu bu vì đông khách nên cũng không kịp thối tiền cho tôi. Với tôi, 5.000đ cũng không là lớn nên tôi cũng không chờ chị thối lại tiền. Chúng tôi đi vòng vo hết mọi nên, hơn tiếng sau chúng tôi mới ra cổng và tôi hầu như quên bẳng cái chuyện mua sách. Vừa ra đến cổng, chị bán sách dường như đã đứng đợi từ lâu, thấy tôi chị mừng rỡ bước đến, nhỏ nhẹ nói :
-         “ Xin lỗi chú, lúc nãy tôi chưa kịp thối tiền cho chú”.
Quả thật tôi đã ngỡ ngàng, rồi mới nhớ lại việc tôi mua sách. Chị trao tôi tờ 5.000đ và lặp lại lời xin lỗi. Tôi cầm tiền, chỉ cười mà không biết nói gì cả. Khi chị bỏ đi, tôi mới vội chạy theo gọi chị để nói lời cám ơn và xin chị cho biết tên họ. Chị cười và lắc đầu rồi đi vội vào trong.
Câu chuyện thứ hai, khi chúng tôi ra Hà Nội. đúng vào cái rét nàng Bân- năm đó lạnh chỉ còn 8 độC.Hẳn nhiên, với người miền Nam như tôi thì đó là cái lạnh run người nhưng có lẽ dễ chịu hơn cái lạnh ở quê tôi bởi sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm .. Quê tôi, mùa đông năm 76 ,đêm nhiệt độ  xuống15- 18 độ,  ba tôi chất củi, đốt lửa bên ngoài vách giường ngủ để sưởi ấm cho tôi

Hôm đó,  chúng tôi lang thang phố phường Hà nội- đúng vào lúc chợ Đồng Xuân vừa xãy ra hỏa hoạn. Chúng tôi ghé Văn Miếu, đến Chùa Một Cột, Hồ Tây, đền Trấn Võ- và hẳn nhiên là phải đến Viện bảo tàng Mỹ thuật.
Tôi vào mua vé, người bán vé bán cho chúng tôi 2 vé tham quan,  giá 10.000đ/vé. Tôi mua vé vào đưa cho cô tiếp tân . Cô xem vé rồi nhìn chúng tôi hỏi: các anh ở miền Nam ra phải không?”. Tôi gật đầu. Cô bảo: Sao các anh mua vé này.Đây là vé vào cửa bán cho người nước ngoài. Các anh chỉ phải mua vé 500đ thôi.” Anh bạn tôi nghe nói vậy thì cười bảo : Chắc ông bán vé thấy tụi này giống dân nước ngoài vậy. Tôi bảo : Thôi kệ, mua rồi., vào cửa là được.
Cô tiếp tân, cười nói: Hai bác chờ em  nhé.
Vậy là cô đi thẳng ra quầy bán vé. Cô đổi vé xong cầm vào đưa chúng tôi và cả tiền thối lại. Tôi cầm tiền và cũng chỉ biết nói lời cám ơn. Trong lòng tôi nghĩ : sao có người dễ thương đến vậy? Quan niệm của tôi về con gái Bắc: chanh chua, điêu ngoa vốn từ nhỏ được nghe nhiều giờ như thay đổi hẳn.
Có lẽ, đây là điều thú vị nhất cho chuyến đi “ bụi” Nam – Bắc gần hơn tháng  của tôi.Còn một điều khiến tôi khá thích thú là sự hiếu khách của người miền Bắc và cảm tình của người dân bắc dành cho người miền Nam chúng tôi.
Hôm chúng tôi ra Hà Nội-  vợ chồng người anh bà con của anh S. đã đến tận nhà nghỉ Giảng Võ đón chúng tôi về nhà anh chị chơi. Biết người miền Nam không quen cái lạnh xứ Bắc, anh chị đem theo 2 chiếc áo ấm cho chúng tôi mượn . Anh còn  cho chúng tôi mượn chiếc xe honda- phương tiện để anh đi dạy( anh dạy Sử ở trường Đại học Khoa học Xã hội Hà nội)-cho chúng tôi tiện đi lại.
Quê anh sơn ở Hà Đông- chúng tôi về thăm và lần đầu tiên tôi hình dung rõ nét về “ làng Bắc bộ”. Chúng tôi được tiếp đón ân cần và chu đáo, dù đây là lần đầu tiên anh Sơn qua lại với những người bà con. Dấu ấn dòng họ luôn đậm nét trong suy nghĩ của người miền Bắc không nhợt nhạt như trong Nam. Nghe chúng tôi là nhà báo ở miền Nam ra, nhiều người trí thức của làng  sang chơi và mời chúng tôi về nhà. Tôi nhớ, chú Ba vốn là viện trưởng viện kiểm sát của một huyện – mời chúng tôi về thăm nhà chú. Tôi đã hơi ngạc nhiên bởi sự đơn sơ mang cái nghèo chân chất của người cán bộ miền Bắc. Chúng tôi ngồi trò chuyện trên một chiếc vạt giường kê dưới nền đất nhưng tôi cảm thấy  ấm áp ở nơi xứ lạ quê người này.
Rồi chúng tôi đi thăm mộ gia tộc, nhìn thửa ruộng bé tẹo của mỗi gia đình mà thương cho sự cần cù của người nông dân xứ Bắc.Tôi nghĩ đến những năm tháng chiến tranh hẳn người miền Bắc phải chịu đựng biết bao gian khổ.
Từ giã những người bà con của anh Sơn, chúng tôi chia tay trong sự tiếc nuối bởi khó có ngày gặp lại nhau.
( còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét