MỘT ĐỜI THỰC - HƯ

" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Chữ tình, chữ người


Người ta thường nhân danh tình yêu để lý giải rất nhiều điều. Tôi thường tìm tình yêu thực sự trong những câu chuyện cuộc sống.

Note này viết từ năm 2011,
Viết, rồi giữ lại, bởi ngại đụng chạm.
Tôi sợ.
Bởi tôi người phụ nữ độc thân, và độc lập.
Tế nhị,
tôi có lý do để lo sợ đá ném.
Sợ đụng chạm đến nhiều phần trăm phụ nữ Việt luẩn quẩn 'Tấm Cám' suốt cả cuộc đời họ, sợ đụng chạm đến những đàn ông Việt đang sống với những người vợ Việt 'Tấm Cám'. Nhưng dù vậy, tôi vẫn muốn những người bạn đọc bài này sẽ là số phần trăm còn lại.

Bạn tôi, fan của chương trình truyền hình tìm người thân trên truyền hình Nga, chương trình "Đợi anh về" - đi trước của VTV "Như chưa hề có cuộc chia ly", ít nhiều liên quan đến những người từng sống, học tập và yêu nước Nga những năm xưa. Từ Blog của bạn, tôi được biết hai câu chuyện cuộc sống gần hệt như nhau, thế này:

Câu chuyện 1 (ở đây): Một ngày năm 2002 có một mẩu tin trên chương trình 'Đợi anh về': "Tên tôi là S.I. , năm nay tôi 15 tuổi. Tôi muốn tìm cha tôi, một người Việt Nam, tên là (...) . Cha mẹ tôi quen nhau khi ông học nghiên cứu sinh tại Viện hàn lâm khoa học (...). Năm 1989, khi tôi 3 tuổi, ông làm xong luận án tiến sĩ chuyên ngành (...) và trở về nước. Ông trao đổi thư từ với mẹ tôi một thời gian, sau đó thì bặt tin. Mẹ viết thư về địa chỉ cũ, nhưng thư đều quay lại. Chắc cha tôi đã chuyển đi nơi khác. Nay mẹ tôi không còn nữa, tôi không còn ai thân thích trên cõi đời này. Trước khi qua đời, mẹ tôi nói ông sống ở Hà Nội. Tôi rất muốn tìm lại cha tôi, các anh chị em của tôi ở Việt Nam".

Gần 7 năm sau, người viết vô tình 'gặp' ông ấy, một người có chức danh và học hàm khả kính. Đáp lại thông tin gần như chắc chắn về đứa con rơi đang tìm ông, ông trả lời "chuyện không đơn giản. Sau khi về VN, tôi đã quay trở lại đó một lần, đã đến thăm hai mẹ con. Nhưng cuộc sống có những phức tạp riêng của nó... Tôi không chối bỏ cháu, nhưng tôi muốn giải quyết mọi chuyện một cách êm đẹp, không ồn ào... Tôi sẽ nhờ anh nói chuyện với cháu nhé. Tôi quên sạch thứ ngôn ngữ đó rồi, Tôi muốn nói với cháu rằng tôi rất yêu cháu và muốn gửi cho cháu một ít tiền".
Bạn tôi "im lặng. Không biết phải nói sao về phương án mà ông đưa ra. Ông kể tiếp ông có 2 người con, một cô con gái và một cậu con trai. Cả hai đều đã lớn, đã đi làm.
- Anh này, sao anh không nói với chị? Bao nhiêu năm đã qua rồi. Em nghĩ chị ấy sẽ tha thứ. Hơn nữa, cô bé chỉ còn lại có một mình. Biết đâu, chị ấy động lòng. Dù sao thì cũng là con của chồng mình...
- Không đơn giản thế đâu em. Để anh suy nghĩ thêm nhé. Anh không muốn làm chuyện này ồn ào.
Lần thứ hai ông nhắc lại là không muốn làm chuyện này ồn ào".

Theo lẽ thông thường của người Việt từ nhỏ đã thuộc lòng 'Tấm Cám', người đàn ông này được cảm thông. Tôi dám chắc hầu hết chúng ta đều cảm thông, trừ bạn tôi, anh viết trên blog cá nhân sau cuộc gặp với người đàn ông đáng kính "Tôi không rõ điều gì có thể cản trở ông vào giây phút này? Người vợ ghen tuông (có thể như vậy), hay chiếc ghế (mặc dù không còn ngồi lâu được nữa) đang níu giữ ông làm tròn cái bổn phận thiêng liêng mà ông đã tự gột bỏ suốt 19 năm qua?
... Ông chào tôi, bắt tay ra về. Một bàn tay nhỏ đến bất ngờ so với cái dáng cao to của ông. Nó mềm oặt như không có sinh khí."

Câu chuyện 2 (ở đây): Một hôm, cũng trên Chương trình "Đợi anh về" ấy, có hai cô bé tuổi chừng từ 8 đến 12, xinh xắn lắm, kể qua nước mắt: "Bố chúng cháu học ở Nga, gặp và kết hôn với mẹ cháu. Sau khi học xong, bố về nước, hứa sau khi ổn định công việc sẽ quay lại đón ba mẹ con. Nhưng được một thời gian thì mẹ cháu bị bệnh và qua đời. Ông bà ngoại cháu quá già, không thể nuôi được hai cháu nên phải đưa chúng cháu vào trại trẻ mồ côi. Sau đó thì ông bà cũng mất. Giờ chúng cháu không còn ai thân thích nữa. Bố chúng cháu là người Lào. Chúng cháu muốn tìm lại bố và muốn sống với bố".

Mấy tuần sau, chương trình báo tin đã tìm thấy bố của hai em và có một món quà tặng hai em là đoạn băng video được ghi hình ở Vientiane. Trên màn hình xuất hiện một người đàn ông tầm 35 tuổi, giọng run run, anh xin lỗi vì hoàn cảnh nên đã không thể quay lại ngay đón ba mẹ con. Anh có viết thư, nhưng sau này không nhận được hồi âm (có lẽ đó là sau khi người vợ mất). Anh đã nghĩ cô ấy có cuộc sống mới nên không quấy rầy thêm nữa. Anh lấy vợ khác, một phụ nữ Lào, có một đứa con trai và một đứa con gái.

Người đàn ông không ghìm được cảm xúc và bật khóc: "Lúc nào bố cũng nhớ các con. Bố nhờ hỏi về các con khắp nơi mà không được. Bố sẽ sang Nga đón các con về Vientiane. Điều kiện ở đây không bằng ở Nga, nhưng mẹ và các em rất sung sướng được có các con trong nhà".
Các cô bé cũng khóc. Người dẫn chương trình nói: "Các cháu sắp được gặp lại gia đình của mình. Cố gắng chờ thêm một chút nữa, bố sẽ sang đón các cháu về".

Bạn tôi, xem trọn chương trình ấy, thốt lên trong bài viết "Đấy, đàn ông Lào đấy, tôi biết lương một công chức Lào là bao nhiêu, chừng 50 USD/tháng là cùng, anh ta đang nuôi 2 đứa con giờ thêm 2 đứa nữa...
Trong khi đó nhân vật người đàn ông Việt có học hàm của tôi thì lại có cách xử sự ngược lại..."

Không chỉ ông GS đáng kính, trên website đó còn 4-5 trường hợp tìm cha Việt tương tự. Những thông tin đó đã tồn tại 5-6 năm qua, mà không được xóa đi, chứng tỏ những đứa con đó vẫn chưa được gặp cha. Và những người cha Việt đó vẫn tiếp tục im lặng...

"...Anh bạn mới của tôi cho hay người Lào là như thế. Đó là một xã hội nơi người ta tôn trọng những mối quan hệ riêng tư, không lấy đó làm thước đo đạo đức. Những người đàn ông Lào không phải xấu hổ khi có con riêng ở đâu đó. Và những người phụ nữ Lào không hẹp lòng với những đứa con riêng của chồng."

Trên cái website đó, không chỉ đàn ông Lào nhận con rơi của mình. Đàn ông từ những nước lạc hậu như Angola, Kenya và nhiều nước Châu Phi khác, thậm chí từ những nước vẫn còn đang loạn lạc như Afghanistan, Iraq... cũng trả lời khi những đứa con rơi của họ cất tiếng gọi.

Chỉ có đàn ông nước ta là im lặng..."

Điều gì khiến họ phải im lặng?

Tôi, không đi tìm câu trả lời, cứ loay hoay nên hiểu thế nào về từ "lạc hậu",loay hoay sau cuối hai câu chuyện trên, ai là người hạnh phúc.
Khó, nhưng biết sống buông bỏ, mở lòng sẽ hạnh phúc.


Lana
Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 04:36 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: Sống

nhánh cỏ nhỏ


em có bằng lòng thứ tha không
khi anh muốn cùng em làm lại
anh mãi là một thằng đàn ông vụng dại
mang trong lòng không ít nỗi đa mang

anh tưởng mình hiểu mình hơn tất thảy thế gian
rồi chợt hiểu em hiểu anh hơn thế
người đàn bà dám cùng anh chia lệ
tự nhiên buồn vào mỗi buổi sớm mai

anh cao siêu hay là kẻ bất tài
anh biết em vẫn nhớ, bởi tim em lành lắm
anh nhận ra nếu đời là vực thẳm
em sẽ là nhánh cỏ nhỏ chìa tay

anh học lung tung suốt đời này
để hiểu được theo trái tim mà sống
em là cô Tấm và anh là cá bống
sao đến tận bây giờ anh mới dám ngộ ra

anh lang thang theo đuổi suốt người ta
rồi khi ngã chỉ còn em ở lại
anh mãi là cậu học trò vụng dại
và em là cô giáo của hồn anh


Nguyễn Thế Hoàng Linh.


Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 04:32 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: thơ hay

Cái Ác Có Thể Bị Đánh Bại Không.


Paul Craig Roberts



Ông John W. Whitehead là một luật sư hiến pháp. Là người đứng đầu Viện nghiên cứu Rutherford, ông tích cực tham gia trong việc bảo vệ các quyền tự do dân sự của chúng ta. Vì tích cực tham gia trong các trường hợp liên quan đến luật dân sự, ông rất kinh nghiệm và đã nhận ra tiên khởi hết những chuyển đổi từ các luật dân sự bảo vệ người dân Mỹ trở thành một thứ vũ khí trong tay của chính quyền Mỹ.

Tự do dân sự Mỹ đã bị xói mòn nghiêm trọng từ trước 11/9 và sự gia tăng của một nhà nước công an trị / hiếuchiến tranh, một đề tài tôi đã viết trong cuốn sách Nước Mỹ Đã Bị Đánh Mất Đi Như Thế Nào - How AmericaWas Lost [1]. Ông Lawrence Stratton và Tôi cùng ghi nhận sự mất mát của luật pháp bảo vệ người dân Mỹ trong cuốn sách của chúng tôi, Sự Chuyên Chế của những Ý Định Tốt – The Tyranny of Good Intentions – [2] (2000, 2008). Ông Whitehead trong cuốn sách của ông, Một Chính Phủ toàn Chó Sói - A Government ofWolves [3] (2013) và trong cuốn sách nữa vừa phát hành của ông, Bãi Chiến Trường Mỹ- Battlefield America[4] (2015) cho chúng ta thấy rõ tình trạng một nhà nước công an trị đã nhanh chóng và triệt để bắt nguồn như thế nào.

Chúng ta đang sống trong một trại tập trung điện tử. Chúng ta đang nghiện ngập những hình ảnh trên màn hình với những thông tin sai hướng và tuyên truyền để chúng ta phải chấp nhận và thậm chí còn hoan nghênh những hoạt động của một nhà nước cảnh sát trị đã và đang tiếp tục phá hủy sự tự chủ, sự riêng tư và sự độc lập của chúng ta.

Tôi viết rất nhiều mục báo về chủ đề này. Lợi thế của một cuốn sách là tất cả những quan điểm và nhận xét về chủ đề này đều nằm hết bên trong một bìa sách, và đó là những gì ông Whitehead đã thực hiện trong cuốn sách Bãi Chiến Trường Mỹ - Battlefield America.

"Viễn cảnh của phát triển tự do dân sự ngày mỗi ảm đạm, từ sự xiết chặt của chính quyền Mỹ giam giữ vô thời hạn công dân Mỹ đến máy bay giám sát thiết bị vũ khí bay trên trời cao đến việc do thám lén điện thoại, tín thư và truyền thông của người dân trên mạng vô cớ, và sự truy tố những công dân tố cáo chính quyền Mỹ, nhà nước Mỹ vi hiến. Đất nước bị cai trị bởi một tập đoàn kỹ nghệ cảnh sát trị, một phần mở rộng của cái đế quốc quân sự Mỹ. Tất cả những điều nguy hại mà cha anh sáng lập ra nước Mỹ đã cảnh báo người dân Mỹ phải chú tâm chống lại, thế mà ngày nay nó ngang nhiên trở thành những chuẩn mực mới của nước Mỹ. Chính quyền Mỹ đã đào tạo được viễn cảnh họ muốn vào người dân Mỹ. Chúng ta đã trở thành kẻ thù. Trong khi đó, người dân Mỹ vẫn gần như không quan tâm, hay biết gì."


Ông Whitehead trình bày nó thẳng thừng cho chúng ta. Chúng ta liên tục bị lạm dụng trên danh nghĩa là vì bảo vệan nguy cho chúng ta. Một người dân Mỹ bình thường có thể bị lạm dụng tối đa và tồi tệ nhất từ ​​chính cái nhà nước Mỹ hơn là từ bọn tội phạm hay khủng bố, cả hai thành phần này đều là những cái bóng ma, ông kẹ được sử dụng để biện minh cho các hành động khủng bố của chính phủ Mỹ đến công dân Mỹ.

Trẻ thơ 4 tuổi bị còng tay bởi cảnh sát. Một công dân cao niên 95 tuổi với những người đồng hành bị cảnh sát dùng cơ thể tấn công gây thương tích gẫy cổ đến cho họ. Thương phế binh với đôi chân tàn tật và ngồi xe lăn bịbắn và giết hại bởi cảnh sát. Cảnh sát luôn biện minh cho hành vi bạo lực và phạm tội của họ bằng cách tuyên bố làhọ cảm thấy bị đe dọa. Những tên cảnh sát trang bị đầy ấp vũ khí trên người, thường cùng nhau tụ lại cả nhóm, thì làm sao lại bị đe dọa bởi một đứa trẻ bốn tuổi, một cao niên 95 tuổi và một thương phế binh cụt đôi chân???? Cái thực tế là cảnh sát trốn tránh được những hành vi tội phạm tàn bạo này cho thấy sự phi nhân tính và phản mục đích vì nhân bản mà phục vụ của cảnh sát. Ngày nay một cảnh sát với chứng bịnh hoang tưởng không là bảo vệ quần
chúng mà là bảo vệ cái nhà nước cảnh sát trị và chính bản thân bịnh hoạn của hắn/ả cho một tưởng tượng láo toét là bị quần chúng đe dọa. Chúng ta trả tiền cho họ lạm dụng, ngược đãi và giết hại chúng ta.

Vào những ngày 6, 7 và 8 tháng 9 năm 2014, tờ Washington Post đưa tin rằng cảnh sát tiểu bang và địa phương đã trở thành kẻ cướp như ở Mễ Tây Cơ, họ dừng những người giao thông lại để hành động cướp bóc. Dựa vào luật"Dừng Lại và Tịch Thâu [5]," tờ Washington Post đưa tin rằng "cảnh sát Mỹ đã hành động hung hăng cướp hằng 100 triệu đô la của những người dân Mỹ lái xe mặc dù họ chẳng hề vi phạm bất cứ một luật giao thông hay luật lệ nào”.


Hiện nay, có những khóa học đào tạo [6] cảnh sát thi hành nghệ thuật cướp bóc trên các xa lộ cao tốc. Sự kiệnTháng 9, ngày 11, 2001, đã được sử dụng để tạo ra một ngành công nghiệp huấn luyện cảnh sát về các kỹ thuậthùng hổ ngăn chặn người giao thông trên những xa lộ cao tốc. Hiện nay một điểm dừng giao thông để cảnh sát khám xét xe cho dù có lý do chính đáng hay không là thói quen thường trực xẩy ra trên bất cứ xa lộ hay con đường nào, để rồi dẫn đến việc tịch thu tiền mặt của bạn, các vật sở hữu khác của bạn, và cũng có thể tịch thu chính chiếc xe của bạn luôn. Bạn có thể bị cướp [7] bởi cảnh sát trên cơ sở giả định của họ cho dù bạn không có vi phạm bất cứ một điều luật lệ nào cả.

Ông Whitehead viết rằng trong năm 2012 báo cáo tài chính của một mình chính phủ liên bang Mỹ thôi đã chiếm 4,2 tỷ USD tài sản tịch thâu từ quần chúng Mỹ mặc dù thực tế là 80 phần trăm trong các trường hợp tịch thâu này người lái xe chẳng có vi phạm bất cứ một luật lệ giao thông nào cả.


Bạn có biết rằng các trường học ngành công nghiệp an ninh là một doanh nghiệp hàng năm thu hoạch $ 4,900,000,000 đô la đễ truyền dẫn, thấm nhuần thanh thiếu niên chấp nhận chế độ chuyên chế và sự trừng phạt đối với những vi phạm mà đơn giản chỉ là những hành vi bình thường của tuổi trẻ?


Bạn có biết rằng trong năm 2006, một công ty con của Halliburton, công ty của tên Dick Cheney, đã được trao một hợp đồng liên bang trị giá $ 385,000,000 để dựng lên các trại tập trung cãi tạo ở Mỹ không?

Bạn có biết rằng đảng Cộng hòa đã tư nhân hóa hệ thống nhà tù Mỹ và biến nó thành một ngành công nghiệp vàmỗi năm thu hoạch là $70,000,000,000 đô la mà nhu cầu là đòi hỏi cảnh sát bắt giam hơn bao giờ hết nhân dân Mỹđể đạt tới con số lợi nhuận này không? Do đó hiện nay trên 2,7 triệu trẻ em Mỹ có ít nhất một phụ huynh đang ở trong tù, lý do ở tù thường là vào những tội danh mà sẽ không cấu thành tội phạm trong một đất nước văn minhtiến bộ.


Lao động từ tù nhân của Mỹ là hình thức lao động rẻ nhất hiện nay, với các tù nhân lương trả từ $0, 93 $ đến $4,73 mỗi ngày. Tù nhân làm những bàn ghế văn phòng; đáp ứng thắc mắc của khách hàng qua điện thoại; chế tạo áo giáp chống đạn; nhận đặt phòng khách sạn; làm việc trong các lò giết mổ gia súc; sản xuất hàng dệt may, giày dép, quần áo; chế biến sản phẩm nông nghiệp như sữa và thịt bò; gói những bao cà phê Starbucks; bao bọc phần mềmcho Microsoft; may đồ lót cho Victoria 's Secret; sản xuất các thiết bị cho quân đội như nón sắt, áo sơ mi, quần, lều, túi xách, căng tin; làm bảng mạch điện cho IBM, Texas Instruments và Dell. May đồng phục của McDonald;và thực hiện các dịch vụ lao động cho Boeing, Motorola, Compaq, Revlon và Kmart.


Ngay cả bọn đĩ điếm báo chí, truyền thông "chính thống" đã báo cáo các cuộc tập trận quân sự Mỹ ở miền Namtiểu bang Florida, nơi các đội quân nhân cùng với cảnh sát địa phương luyện tập vây xét bắt bớ công dân Mỹ rồigiam giữ. Các phương tiện truyền thông này cũng đã báo cáo về các cuộc luyện tập chiếm đóng quân sự y như thếsắp diễn ra tại Texas và Utah. Cũng có những phản ứng từ những người dân Mỹ hiểu biết và quan tâm biểu tình chống đối nhưng không đủ đạt đến mức để đánh động sự ý thức của quần chúng Mỹ về mối đe dọa đối với tự do của họ đang mỗi ngày một thêm gia tăng.


Nó có vẻ rõ rằng đây là quân đội liên bang thực hành kiểm soát dân số Mỹ đang bị tước quyền hiến định của người dân là buộc chính phủ có trách nhiệm với những hành động vi hiến. Những cuộc áp đặt giới nghiêm vô nghĩa như ởBoston và ngoại ô Boston cùng các hành động lùng soát từ nhà này sang nhà khác của người dân Boston vô cớ, một bài tập quân luật trị được chuẩn bị rõ ràng trước sự kiện đánh bom Boston Marathon, sử dụng sự sợ hãi tạo ra bởi các vụ đánh bom mà có thể chính là các trò giả địch để dạy dân tuân thủ quy phục và chấp nhận một chế độthiết quân luật. Đa số người dân Mỹ vô tâm lại thuần phục và tiếp ứng hành động vi hiến này của chính quyền Mỹ. Nếu có ai đó chỉ ra rõ bọn chính quyền đã chế tác họ như thế nào, thì sẽ có ngay những kẻ ngu dốt hét lên “ tên âm mưu chống đối”.


Lời giải thích chính thức về các cuộc tập luyện quân sự thực hành kiểm soát dân số ở miền Nam tiểu bang Florida, Texas và Utah là quân đội Mỹ đang tập luyện cho cách ứng xử khi sẽ hành quân ở nước ngoài. Nếu là lý do đó thì tại sao lại có sự liên quan và tham gia của cảnh sát địa phương ???? Xem ra thì rõ ràng rằng chúng ta đang chứng kiến những ​​cuộc diễn tập quân sự được mô tả trong bài vở của quân đội Mỹ công bố năm 2010, có tựa đề là"Những cuộc hành quân Giam Giử và Tái Định Cư."


Hiện nay nó là thói quen cho cảnh sát để giải trí bằng cách thực hiện lục soát thoát y và rờ mò âm đạo của phụ nữ. Cảnh sát cố tình gây hấng tạo cho người dân phản kháng để họ có cớ đánh gục, giật điện và giết hại người dân.Cho dù họ không thể khiêu khích được, họ vẩn đánh gục, giật điện và giết hại người dân rồi vu khống là người dânchống lại hoặc đe dọa họ. Bạn có nhận ra thế nào mà cảnh sát tìm thấy rằng tất cả mọi người đều là đe dọa?


Ông Whitehead trình bày rằng hệ thống giáo dục, giải trí, truyền hình là phục vụ để nhồi sọ và dạy cho thuần phục tuân thủ. Qua truyền hình sự nhồi sọ tác dụng nhiều hơn là tạo lên dư luận. Nó được sử dụng để làm thay đổi quan niệm của người dân về thế giới. Xe hơi, thiết bị gia dụng, và những ngôi nhà với hệ thống điện tử tiến bộ văn minh đang trở thành những thiết kế, thiết bị để theo dõi và báo cáo những ai trong chúng ta mà không thuần phục tuân thủ. Một xã hội đang được tạo dựng ra mà trong đó không thể có quyền tự chủ và sự tự do.


Kỹ thuật cho phép các trại tập trung điện tử được xây dựng lên từ những người vô tâm thiếu suy nghĩ, những người không hề có mối quan tâm cho giá trị tự do. Ông Whitehead hỏi: Làm thế nào mà nhân loại duy trì tồn tại được khichúng ta phải đối mặt với những kỹ thuật công nghệ được thiết kế để làm mất đi tính nhân đạo trong chúng ta?


Mỹ hiện nay có thêm luật truy tố dự đoán. Ông Whitehead báo cáo rằng 95 phần trăm những người bị kết tội khủng bố giữa năm 2001 và 2010 đã bị truy tố không là vì hành động phạm pháp của họ mà chỉ vì niềm tin, tư tưởng, hoặc liên hệ tôn giáo của họ thôi.

Hai chương nhập tâm nhất trong cuốn Bãi Chiến Trường Mỹ là "Cái Ma Trận” và "Thời Hậu Nhân Loại" cộng chung chỉ có 17 trang. Sự hợp nhất giữa máy móc và con người để tạo ra cái gọi là loại người chuyển hóa(trans-humanist) cam kết sẽ phá hủy sự nhạy cảm, trí óc, đạo đức của con người và có lẽ ngay cả chính nhân loại con người luôn.


Bọn Đại công ty Mỹ tham gia chỉ vì tiền. Ông Whitehead cho chúng ta biết: "Với mỗi chúng ta mua điện thoạismartphone, cài đặt mọi thiết bị GPS và mở mỗi trương mạng Twitter, Facebook, Google là chúng ta đang tiếp tay cho bọn Đại công ty Mỹ lập nên một hồ sơ trình báo cho tụi chính quyền Mỹ rõ về những người chúng ta quenbiết, những gì chúng ta suy nghĩ, chúng ta chi tiêu tiền bạc như thế nào và chúng ta dành thời gian làm những việc gì."


Ông Whitehead lập lại lời nói của Bill Joy, người đồng sáng lập ra công ty Sun Microsystems: "Tôi nghĩ sẽ khônglà nói ngoa khi nói rằng chúng ta đang ở chóp đỉnh của sự toàn diện hơn nữa cho cái ác."


Jim Edwards thì nói, "con người chúng ta hiện nay là các mảnh mẫu dữ liệu."


Trong chương áp chót, ông Whitehead cho chúng ta biết những gì chúng ta có thể làm, một câu hỏi mà tôi luôn luôn bị hỏi từ độc giả. Whitehead nói rằng cuộc nổi dậy vũ trang không phải là một lựa chọn. Ông tin rằng hàng chục triệu, có lẽ là hàng 100 triệu người Mỹ có súng lục, súng trường, súng hai nòng nhưng họ không phải chỉ là vôtổ chức mà còn thua xa lắc về số lượng vũ trang đối với cảnh sát, công an Mỹ. Thế kỷ 21 đã được sử dụng để quân sự hóa các lực lượng cảnh sát tiểu bang và địa phương và huấn luyện cảnh sát trở nên hung dữ đối với công dân Mỹ. Ngay cả cảnh sát ở thị trấn nhỏ bây giờ cũng có máy bay trực thăng, xe bọc thép, xe tăng, súng máy, súng phóng lựu đạn, máy bay không người lái, kỹ thuật nhìn ban đêm, kỹ thuật cảm biến nhiệt, kỹ thuật cảm biến có thể nhìn xuyên qua tường và vào xe hơi.


Nếu như vậy còn chưa đủ, thì còn có tiếp viện từ vệ binh quốc gia hay quân đội liên bang, những lực lượng đặc nhiệm như Army Rangers, Navy Seals. Hoặc chỉ đơn giản là việc phán tán vi trùng sinh học. Hoa Thịnh Đốn có thể đối phó với các công dân của mình giống như cách nó từng xử lý với người thổ dân Mỹ mà chúng ta gọi là ngườiMọi Da Đỏ. Hoa Thịnh Đốn đã lưu trữ lại trong tay vi trùng bệnh đậu mùa, một loại vi trùng giết hại tàn khốc, và hiện nay trãi qua nhiều thế hệ người Mỹ đã không có chủng ngừa bệnh đậu mùa, vì căn bệnh này đã bị loại bởichích ngừa. Chính phủ Mỹ chỉ cần phán tán vi trùng bệnh đậu mùa lên đám quần chúng phản đối, kháng cự nhà nước Mỹ là xong, và tất nhiên chính phủ Mỹ còn thiếu gì những vũ khí sinh học, hóa học khác nữa.


Làm thế nào mà nó lại đến nông nổi này?


Theo quan điểm của tôi, như tôi thường viết đến, người Mỹ đang bị phân tâm bởi quan hệ tình dục, giải trí, sự khó khăn trong cuộc sống cho bản thân và cho gia đình. Họ đang bị khóa vào các thông tin sai lạc để duy trì Cái Ma Trận Mỹ, mù quáng bởi lòng yêu nước của họ và những bài hùng biện của ngày mùng 4 tháng Bảy(lễ Độc Lập Mỹ)thấm nhuần những tư tưởng nhồi sọ, tuyên truyền rằng người Mỹ là "một dân tộc biệt lệ và cần thiết không thể thiếu được." Và, tất nhiên, đến hiện trạng nông nổi ngày nay bởi sự thiếu hiểu biết và sự kiêu ngạo của họ. Đơn giản là người Mỹ chưa hề biết đầu mối gì về thực tế của cái hiện trạng này, ngày nay trong xã hội Mỹ.


Mục đích của cái ác mà đang được giả dạng qua bọn chính phủ Mỹ ở Hoa Thịnh Đốn là để ngăn chặn số ít những người Mỹ đã có đầu mối hiểu biết và thông báo đến phần còn lại của dân số người Mỹ. Nó thể hiện qua những Công dân tố cáo tội phạm của chính quyền Mỹ thì bị bắt giữ, bị truy tố sai trái và bị bỏ tù. Các nhà báo thìbị đe dọa vào câm nín, im lặng.


Bây giờ đến câu trả lời của ông Whitehead về những gì chúng ta có thể làm. Ông nói rằng chúng ta có thể làm tăng thêm con số những "chiến binh bất bạo động." Điều này đã từng thành công cho các Kitô hữu phân hủy đượcđế quốc La Mã.


Nó cũng từng thành công cho Mahatma Gandhi ở Ấn Độ chống thực dân Anh. Nó cũng từng thành công choMartin Luther King ở Mỹ trước khi ông bị ám sát, khả thi nhất là từ FBI.


Ông Whitehead nói rằng một khối đông quần chúng không thể bị ám sát. Nếu đơn giản người công dânMỹ ngừng lắng nghe những lời nói dối trên truyền hình, ngừng mua các thiết bị được sử dụng để kiểm soát chúng ta, ngưng bớt dán mắt vào giãi trí vui đùa trước cái màn hình tuyên truyền, mà học lại cách suy nghĩ, cách làm người, cách làm thế nào để có đạo đức, thì cái nhà nước công an/cảnh sát Mỹ có thể bị đánh bại.


Nó đã từng thành công trong quá khứ, và có thể nó sẽ thành công một lần nữa. Nếu không, Hoa Thịnh Đốn sẽ vẫn là tòa nhà của Chúa Tể Bóng Tối, một mối đe dọa cho mọi công dân Mỹ và toàn thể thế giới.


(Đông Sơn phỏng dịch)

==============
Nguồn: http://www.paulcraigroberts.org/2015/04/03/can-evil-defeated/



Can Evil Be Defeated
Posted By Paul Craig Roberts On April 3, 2015 @ 8:56 am In Articles & Columns
Paul Craig Roberts

John W. Whitehead is a constitutional attorney. As head of the Rutherford Institute he is actively involved in defending our civil liberties. Being actively involved in legal cases, he experiences first hand the transformation of law from a shield of the American people into a weapon in the hands of the government.
American civil liberty was seriously eroded prior to 9/11 and the rise of the police/warfare state, a story I tell in How America Was Lost [1]. Lawrence Stratton and I documented the loss of law as a shield of the American people in our book, The Tyranny of Good Intentions [2] (2000, 2008). Whitehead in his book, A Government of Wolves [3] (2013) and in his just released Battlefield America [4] (2015) shows how quickly and thoroughly the police state has taken root.
We live in an electronic concentration camp. We are addicted to images on screens that disinform and propagandize us to accept and even welcome the police state activities that have destroyed our autonomy, privacy, and independence.
I write many columns on this subject. The advantage of a book is that it all comes together under one cover, and that is what Whitehead has done in Battlefield America.
“The outlook for civil liberties grows bleaker by the day, from the government’s embrace of indefinite detention for US citizens and armed surveillance drones flying overhead to warrantless surveillance of phone, email and Internet communications, and prosecutions of government whistle-blowers. The homeland is ruled by a police-industrial complex, an extension of the American military empire. Everything that our founding fathers warned against is now the new norm. The government has trained its sights on the American people. We have become the enemy. All the while, the American people remain largely oblivious.”
Whitehead gives it to us straight. We are continually abused in the name of protecting us. Ordinary Americans are subject to far worst abuse from government than they ever could be from criminals and terrorists, both of which are bogymen used to justify the government’s terrorism of the citizenry.
Four-year old children are handcuffed by police. Ninety-five year old citizens with walkers are body-slammed with their neck broken by police. War veterans without legs and wheelchair bound are shot and murdered by police. The police always justify their abuse and criminal acts by claiming they felt threatened. What kind of heavily armed police, usually together in gangs, is threatened by a four-year old, a 95-year old, a double amputee? The fact that police get away with this brutality shows their total lack of humanity and the total transformation of the purpose of police. Today a paranoid police protect not the public but the police state and themselves from an imaginary threatening public. We pay them to abuse and murder us.
On September 6, 7, and 8, 2014, the Washington Post reported that state and local police had become bandits, as in Mexico, who stop drivers in order to rob them. In “Stop and Seize [5],” the Washington Post reported that “aggressive police take hundreds of millions of dollars from motorists not charged with crimes.”
There are now training [6] courses in which police are trained in the art of highway robbery. September 11, 2001, was used to create an industry that trains police in the aggressive techniques of highway interdiction. It is now routine for a traffic stop, whether justified or not, to result in the confiscation of your cash, other possessions, and your car itself. You can be robbed [7] by police on the basis of their assumptions without being ticketed or charged with a crime.
Whitehead reports that in fiscal year 2012 the federal government alone seized $4.2 billion in assets despite the fact that in 80 percent of the cases no charge was issued.
Did you know that the school security industry is a $4.9 billion annual business that instills in youth acceptance of tyranny and punishments for infractions that are simply the normal behavior of youth?
Did you know that in 2006 a Halliburton subsidiary, Dick Cheney’s firm, was awarded a $385 million federal contract to build concentration camps in the US?
Did you know that Republicans have privatized the prison system and turned it into a $70 billion per year industry that demands ever more incarceration of citizens in order to drive profits. Consequently, 2.7 million American children now have at least one parent in prison, often on charges that would not constitute crimes in a civilized country.
US prison labor is now the cheapest form of labor available with prisoners paid between 93 cents and $4.73 per day. Prisoners make office furniture, work in call centers, fabricate body armor, take hotel reservations, work in slaughterhouses, manufacture textiles, shoes, and clothing, process agricultural products like milk and beef, package Starbucks coffee, shrink wrap software for Microsoft, sew lingerie for Victoria’s Secret, produce the military’s helmets, shirts, pants, tents, bags, canteens, and a variety of other equipment, make circuit boards for IBM, Texas Instruments and Dell. Sew McDonald’s uniforms, and perform labor services for Boeing, Motorola, Compaq, Revlon and Kmart.
Even the “mainstream” presstitute media has reported the US military drills in South Florida where military teams working with local police practiced rounding up American citizens for detention. The media has also reported the upcoming military occupations in Texas and Utah. There are protests but not on the level that a people conscious of the threat to their liberty would mount.
It seems clear that these are federal troops practicing control of the population which is being stripped of the constitutional right to hold government accountable. The pointless lockdown of Boston and its suburbs and the gratuitous house to house searches, a martial law exercise clearly prepared prior to the Boston Marathon Bombing, used fear created by the bombing, possibly a false flag operation, to teach the population compliance with, and acceptance of, martial law. The insouciant American population went along with it. If someone points out how they were manipulated, the fools scream “conspiracy theorist.”
The official explanation of the military exercises practicing population control in South Florida, Texas and Utah is that the military is practicing for overseas actions. Why then are local police involved? More likely we are witnessing drills described in the US Army’s 2010 publication, “Internment and Resettlement Operations.”
It is now routine for police to amuse themselves by carrying out strip searches and vaginal searches of women. Police go out of their way to provoke resistance so that they can beat, taser, and murder. If they can’t provoke it, they beat, taser, and murder anyway and claim their victim resisted arrest or threatened them. Have you noticed how the police find everyone threatening?
Whitehead shows that the educational system, entertainment, and television serve to indoctrinate and teach compliance. Television can do more than form public opinion. It is used to alter the worldview of the population. Our cars, household appliances, and smart homes are becoming devices designed to spy on us and report noncompliance. A society is being created in which there can be no autonomy and no freedom.
The technology that permits the electronic concentration camp is produced by thoughtless people who have no concern for liberty. How, Whitehead asks, do we maintain our humanity in the face of technologies designed to dehumanize us?
America now has preemptive prosecution. Whitehead reports that 95 percent of those convicted of terrorism between 2001 and 2010 were prosecuted not for deeds, but for beliefs, ideology, or religious affiliations.
The two most engaging chapters in Battleground America are “The Matrix” and “The Posthuman Era,” together a mere 17 pages. The fusion of machines with humans to which trans-humanists are committed will destroy human sensibility, memory, and morality, and probably humans themselves.
Corporate America is in it for the money. Whitehead tells us: “With every smartphone we buy, every GPS device we install, and every Twitter, Facebook, and Google account we open, we’re helping Corporate America build a dossier for its government counterparts on who we know, what we think, how we spend our money, and how we spend our time.”
Whitehead quotes Bill Joy, a cofounder of Sun Microsystems: “I think it is no exaggeration to say we are on the cusp of the further perfection of evil.”
Jim Edwards says, “we humans are now data bits.”
In the penultimate chapter, Whitehead tells us what we can do, a question that I am forever asked by readers. Whitehead says that armed revolt is not an option. He believes that the tens of millions, perhaps 100 million, Americans who have pistols, rifles, and shotguns are not only unorganized, but outgunned. The 21st century has been used to militarize state and local police forces and to brutalize their attitude toward the American public. Even police in small towns now have helicopters, armored personnel carriers, tanks, machine guns, rocket-propelled grenades, drones, night vision, heat sensors, sensors that can see through the walls of houses and into cars.
If this is not enough, in comes the National Guard or federal troops, Army Rangers, Navy Seals. Or simply the release of germs. Washington can deal with its citizens the same way it dealt with the indigenous peoples we call Indians. Washington has retained in its hands live smallpox, a deadly killer, and there now have been several generations of Americans who have not had smallpox vaccination, because the disease was eliminated by vaccination. All the government has to do is to release smallpox on resistant populations, and, of course, the government has numerous other such means.
How did it come to this?
In my opinion, as I so often write, Americans are distracted by sex, entertainment, the difficulty of providing for themselves and for families. They are locked into the disinformation that sustains the American Matrix, blinded by their patriotism and the 4th of July speeches and by their indoctrination that Americans are “exceptional and indispensable.” And, of course, by their ignorance and arrogance. Americans simply have no clue.
The purpose of the evil that masquerades as a government in Washington is to prevent those few Americans who do have a clue from informing the rest of the population. Whistleblowers are arrested and falsely prosecuted and imprisoned. Journalists have been intimidated into silence.
Now, to Whitehead’s answer to what can we do. He says that we can mount “militant nonviolent resistance.” This worked for Christians in the decomposing Roman Empire.
It worked for Mahatma Gandhi in India against the British colonialists. It was working for Martin Luther King in America before he was assassinated, most likely by the FBI.
Whitehead says that the mass of the citizenry cannot be assassinated. If citizens simply stop cooperating by listening to the lies on TV, by purchasing the devices used to control them, by amusing themselves in front of propaganda screens, by learning again how to think, how to be human, how to be moral, the American police state can be defeated.
It worked in the past, and possibly it can work again. If not, Washington will remain the home of Sauron, a threat to every American citizen and to the entire world.Article printed from PaulCraigRoberts.org: http://www.paulcraigroberts.org
URL to article: http://www.paulcraigroberts.org/2015/04/03/can-evil-defeated/
URLs in this post:

[1] How America Was Lost: http://www.amazon.com/How-America-Was-Lost-Warfare/dp/0986036293/ref=sr_1_1?ie=UTF8&qid=1428014583&sr=8-1&keywords=how+america+was+lost
[2] The Tyranny of Good Intentions: http://www.amazon.com/Tyranny-Good-Intentions-Prosecutors-Constitution/dp/0307396061/ref=sr_1_1?ie=UTF8&qid=1428014655&sr=8-1&keywords=the+tyranny+of+good+intentions
[3] A Government of Wolves: http://www.amazon.com/Government-Wolves-Emerging-American-Police/dp/1590799755/ref=sr_1_1?ie=UTF8&qid=1428014707&sr=8-1&keywords=a+government+of+wolves
[4] Battlefield America: http://www.amazon.com/Battlefield-America-War-American-People/dp/1590793099/ref=sr_1_12?ie=UTF8&qid=1428014757&sr=8-12&keywords=battlefield+america
[5] Stop and Seize: http://www.washingtonpost.com/sf/investigative/2014/09/06/stop-and-seize/
[6] training: http://www.washingtonpost.com/sf/investigative/2014/09/07/police-intelligence-targets-cash/
[7] robbed: http://www.washingtonpost.com/sf/investigative/2014/09/08/they-fought-the-law-who-won/
Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 04:27 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: phiếm

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Lam sao ta có thể quên...






Làm sao ta có thể quên
Thân em trải đỏ lênh đênh phận người
En về cùng với nụ cười
Tháng tư hoa nở bên đời có nhau
Nồng nàn hương phấn em trao
Buông dòng tóc rối đớn đau lắng vào
Mưa đêm rấn rít động đào
Tình Xuân dâng trọn kiếp nào phôi pha?
Em giờ còn có nhớ ta
Loa kèn nở trắng ngôi nhà... không em
Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 01:30 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: THƠ

Tình cờ và bất chợt trong bài thơ: DÒNG ĐỜI ... VÀ NHỮNG RIÊNG MANG của Đan Thụy






 Đan Thụy



Ta nhẹ bước trong dòng đời hối hả
Nghe lòng mình tràn ngập những đam mê
Những bất chợt ... hay tình cờ... ngày ấy
Như khói như sương đan kín lối đi về

Ta lặng bước trong mùa Thu thơ mộng
Lá vàng bay quyện hương cốm vỡ oà
Anh có nhớ ... tay đan tay hè phố?
Nắng hanh vàng em áo lụa thướt tha!

Ta dạo bước dưới thềm đời rất thật
Nghe thanh âm đường phố rộn người xe
Anh phương ấy có nghe... chiều chật vật
Có thấy chênh vênh ... giọt nắng Thu vàng?

Ta dấn bước bên cuộc người tất bật
Nghe thời gian gõ nhịp đập hồn nhiên
Gánh mùa qua trên đôi vai đầy nắng
Bất chợt ... ngày nào thôi tím muộn phiền


“Dòng đời … và những riêng mang” bài thơ của Đan Thụy viết về nỗi nhớ. Và nỗi nhớ nào cũng song hành cuộc đời và cuộc tình. Nỗi nhớ cũng đến thật bất chợt và tình cờ. Đã bất chợt mà còn tình cờ? Đó chính là sự chững lại của thời gian! Thơ Đan Thụy cũng là những hoài cảm được lắng đọng, chiêm nghiệm, suy tư, trăn trở cùng với thực tế đời thường được chắt lọc. Tất cả là âm vang tiếng lòng của Đan Thụy. Giọng thơ Đan Thụy rất cũ nhưng rất tinh tế trong cách thể hiện, chắt lọc từ. “Dòng đời … và những riêng mang” là mạch tư duy tiêu biểu cho phong cách đó.

Đan Thụy thật lãng mạn: “Ta nhẹ bước trong dòng đời hối hả” để “nghe lòng mình tràn ngập những đam mê”. Dòng đời là một chuỗi kỷ niệm kết nối lại, có nhẹ bước mới lắng đọng đam mê, để riêng mang dù chỉ là sương, là khói nhưng lại đan kín lối đi về. Thế mà Đan Thụy vẫn cho đó là “những bất chợt ... hay tình cờ...ngày ấy”. Tất cả vẽ nên “Nỗi riêng mang” trong lòng Đan Thụy.

Hai từ : “Ta …. Bước” được lặp đi, lặp lại như một điệp khúc qua từng khổ thơ. Bài thơ có 4 khổ, Đan Thụy có 4 thái độ bước. Từ “nhẹ bước”, “lặng bước”, “dạo bước”, “dấn bước”, mỗi bước đi đó Đan Thụy đều riêng mang nỗi nhớ. “Nhẹ bước” để riêng mang “đam mê”; “lặng bước” để nhớ mùa thu, hương cốm, tay đan tay, nắng hanh vàng và áo lụa thướt tha; “dạo bước” để lắng nghe âm thanh đường phố, để nhận ra chiều chật vật và chênh vênh … giọt nắng thu vàng. Và cuối cùng Đan Thụy “dấn bước” bên cuộc người tất bật, nghe thời gian gõ nhịp, gánh mùa qua trên vai đầy nắng, để bất chợt … thôi tím buồn phiền. Tứ thơ vận động theo nhịp điệu và sắp đặt của Đan Thụy theo từng biến động của cuộc sống. Bước đi của Đan Thụy neo giữ từng nỗi nhớ riêng mang hòa vào dòng đời và dòng chảy của thời gian.

Phong cách thơ Đan Thụy rất cũ, từ ngữ sử dụng cũng cũ. Nhưng cái hay của Đan Thụy là biến những cái cũ đó mang tứ mới. Đây cũng chính là thông điệp Đan Thụy muốn nhắn gởi. Những tứ thơ “dòng đời hối hả”, “chiều chật vật”, “nắng hanh vàng”, “áo lụa thướt tha”, “thời gian gõ nhịp”, “chênh vênh… giọt nắng”, “gánh mùa qua”, “thôi tím muộn phiền”…Đúng là cũ nhưng khi lồng chúng vào nhau trong ngữ cảnh tạo thành rất mới, phải không! Tiếng thơ chính là cảm nhận có sức lay động cảm xúc “Anh phương ấy có nghe... chiều chật vật/Có thấy chênh vênh ... giọt nắng Thu vàng?.

Có một điều đặc biệt là trong mỗi khổ thơ, khổ nào Đan Thụy cũng sử dụng dấu 3 chấm (…). Những dấu 3 chấm ấy có tác dụng gì đến tứ thơ?

Những bất chợt ... hay tình cờ... ngày ấy
Anh có nhớ ... tay đan tay hè phố?
Anh phương ấy có nghe... chiều chật vật
Bất chợt ... ngày nào thôi tím muộn phiền

Trong ngữ pháp tiếng Việt, dấu 3 chấm còn gọi là “dấu lửng” được sử dụng ở cuối câu hoặc giữa câu để biểu thị diễn đạt chưa hết ý. Thật “tình cờ” mới“bất chợt” hiểu ra dụng ý của Đan Thụy khi sử dụng dấu lửng trong mỗi khổ thơ. Còn nữa, do Đan Thụy thể hiện bằng thể thơ 8 chữ truyền thống nên thơ Đan Thụy rất giàu nhạc điệu. Bài thơ “Dòng đời … và những riêng mang”, Đan Thụy sử dụng nhịp thơ 3-5 hoặc 4-4 trong từng câu thơ đan xen, uyểnchuyển cùng với tần số dấu lửng tạo ra “những bất chợt” nhưng cũng thật “tình cờ” trong ngôn ngữ thơ truyền thống. Trong dòng đời, kỷ niệm luôn là nỗi nhớ đã thấm đẫm ký ức, những nỗi nhớ không tên đó day dứt trong mỗi con người khi ta cứ riêng mang.

Bài thơ sẽ tròn trịa nếu như câu 4 của khổ thơ đầu cũng 8 chữ. Nên chăng:
Như khói sương đan kín lối đi về.

Kháng Ngôn



Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 01:19 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH

ĐAM MÊ




Em thương nhớ
cánh phượng hồng ngày ấy
Tháng năm trôi
trong vời vợi ... xa xăm

***
Như chợt nhớ
Thu vàng về chạm ngõ
Hương cúc rạng ngời
thơm hương tóc ai?

***
Chiều tất bật
đón hoàng hôn hấp hối
Hạnh phúc không màu
sao đắng chát bờ môi

***
Em bối rối ...
đợi mùa xưa trở lại
Giọt lệ nào ?
đánh đổi chút đam mê

Đan Thụy
Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 01:11 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: Bạn viết

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

VÔ CỰC LUẬN Chương 1. Phi lộ



Đối với đại đa số quần chúng, Vô cực 無 極 là một danh từ xa vời, thường không gợi ra cho họ một ý niệm nào, y thức như đỉnh một non thần quanh năm có mây mù che lấp, không để cho cặp mắt thế nhân dòm hành được.[1]
Bàn về Vô cực cũng hết sức khó khăn, vì Vô cực mênh mông vô hạn, không thể nào lồng vào trong khuôn khổ ý niệm, từ ngữ, tượng hình.
Chúng ta chỉ có thể dùng thần trí lãnh hội Vô cực, chứ không thể dùng tâm tư suy cứu Vô cực.
Tất cả những ý niệm, những danh từ, những hình dung có liên quan tới Vô cực chỉ là những phương tiện eo hẹp giúp ta linh giác được Vô cực, chứ không phải là những ý niệm, những hình ảnh chính xác về Vô cực.
Có hiểu như vậy, người viết và người đọc mới thoát vòng tù túng của ý niệm, từ ngữ.
Chữ Vô cực đã xuất hiện từ lâu đời trong nền văn học và đạo giáo Trung Quốc.
Dịch Kinh không đề cập đến Vô cực; chỉ đề cập đến Thái cực 太 極. [2]
Trong thư tịch Nho giáo, chữ Vô cực phát tích từ thiên «Thái cực đồ thuyết» 太 極 圖 說 của Chu Liêm Khê.[3]
Chu Liêm Khê viết: «Vô cực nhi Thái cực» 無 極 而 太 極. Như vậy đối với Nho giáo, chung qui, Vô cực, Thái cực đều cũng là bản thể của vũ trụ, có khác nhau chăng là ở hai thế: ẩn, hiện.
Nói chung, thì Nho gia thường luận về Hữu, ít đề cập đến Vô. Ít đề cập, nhưng không phải không hay không biết. Vả lại, Vô vẫn trọng hơn Hữu, Vô thường áp dụng cho Trời, cho thần minh.
Trung Dung viết: «Thượng thiên chi tải, vô thanh vô xú, chí hĩ.» 上天 之 載  無 聲 無 臭 至 矣.
Dịch Kinh viết: «Thần vô phương, nhi Dịch vô thể.» 神 無 方 而 易 無 體 [4]
Trái lại, chữ Vô cực, chữ Vô đã được dùng trong Đạo Đức Kinh của Lão Tử [5] từ thế kỷ thứ V trước Công Nguyên.
Các Đạo gia cũng thường đề cập đến Hư, Hư Vô, Không. [6]
Dẫu sao, Hư vô, Vô cực cũng là một quan niệm hết sức trọng đại đối với Á Châu. [7]
Vô cực, Hư vô đấy chính là Tuyệt đối bất khả thư nghị, chứ không phải là hư không, hu ảo như các sách giáo khoa thường lầm tưởng. [8]
Hiểu vấn đề Vô cực, Hư vô, ta sẽ vén được bức màn bí mật, từ bao lâu nay, đã bao trùm trên siêu hình học Á Châu, và tránh được những sự hiểu lầm, những lối giải thích ngây thơ, nông cạn.
Trong thiên khảo luận sau đây, tác giả sẽ dẫn chúng các nhà huyền học Đông Tây kim cổ để xiển minh rằng Vô cực hay Hư vô là quan niệm cao siêu nhất về Tuyệt đối thể, về Thượng Đế. [9]
Để cho vấn đề được sáng tỏ, và để cho độc giả dễ dàng theo dõi, xin lập thành một biểu nhất lãm ghi chú những cung cách, quan niệm, hình dung về Thượng Đế qua các triết học đạo giáo cổ kim [10] như sau:
CÁC QUAN NIỆM VỀ THƯỢNG ĐẾ
Môn pháiQuan niệm về Thượng ĐếDanh hiệu Thượng Đế
Quan niệm của các nhà Huyền Học
Tuyệt đối thể vô ngã, bất khả tư nghị, vô thanh vô xú, vô trụ, vô phương sở
Vô Cực, Hư Vô, Hư Không, Hồng Mông, Hỗn Độn (Néant, Chaos, Vide)
Quan niệm của các nhà Huyền Học và các Triết gia
Tuyệt đối thể, Bản thể, Căn nguyên, Cùng đích của vũ trụ
Trung, Nhất, Thái Cực, Đạo (Principe, Logos, L'Un, Tout)
Quan niệm của các Đạo giáo
Tuyệt đối thể, Bản thể, Căn nguyên, Cùng đích của vũ trụ
Thượng Đế, Hoàng Thiên, Ngọc Hoàng, Thượng Đế, Thiên, Trời, Tạo Hóa, Chủ Tể (Dieu, Créateur, Roi, etc...)
Quan niệm của các Đạo giáo và quần chúng
Tuyệt đối thể được nhân cách hóa, nhân hình hóa; Thượng Đế có nhân hình, nhân dạng
Tạo hóa đành hanh
Trời già oan nghiệt
Nhìn vào đồ bản, ta thấy, đối với các bậc thượng trím thượng nhân, Thượng Đế càng ngày càng trở nên vô hình tướng, vô biên tế, bất khả tư nghị [11]; Ngược lại đối với quần chúng, Thượng Đế càng ngày càng trở nên hữu tình, hữu tướng, hữu hình, có tòa ngôi, có hành động, cũng yêu thương, hờn giận, ghen tuông, thù oán như con người. Đó là một công lệ có thể đem áp dụng vào bất kỳ đạo giáo nào.
Tác giả sẽ đi vào đề tài với một thái độ hết sức khách quan, không biện hộ cho một tôn giáo nào, mà chỉ muốn cùng độc giả đi tìm chân lý, trao lại cho độc giả những chìa khóa để mở các kho tàng tư tưởng Á Âu.
Bàn về Vô cực, về Thượng Đế, về Tuyệt đối bất khả tu nghị, tác giả sẽ dùng phương pháp đối chiếu. Tác giả sẽ so sánh các quan niệm, từ ngữ của các nhà đạo giáo. Sự so sánh này sẽ làm sáng tỏ những quan niệm huyền bí của Á Châu.
Tại sao, lại dựa vào các nhà Huyền học (mystiques)?
Vì các nhà huyền học, tức là các vị chân tu đắc đạo, là những người đã trực tiếp thông đạt được Thượng Đế.
Trong quyển «Studies in Mystical Religion», bác sĩ Rufus Jones định nghĩa huyền học như sau: «Huyền học là một loại tôn giáo chú trọng sự trực giác được mối liên lạc với Thượng Đế; đến sự nhận thức trực tiếp được sự hiện diện của Thượng Đế. Đó là tôn giáo tới giai đoạn cao siêu nhất, mãnh liệt nhất, sống động nhất». [12]
Thánh Thomas d'Aquin định nghĩa huyền học là sự nhận thức được Thượng Đế một cách sống động do kinh nghiệm bản thân. [13]
Bergson cũng đã dựa vào các nhà huyền học để nhận định là có Thượng Đế.
Ông cho rằng nếu ta chấp nhận các kết luận của các nhà khoa học về khoa học, thì ta phải chấp nhận các kết luận của các nhà huyền học về Thượng Đế. [14]
Tại sao lại khảo sát quan niệm của các vị đắc đạo của các đạo giáo?
Thưa: vì chân lý cần phải phổ quát, vượt tầm không gian, thời gian; vượt tầm các quốc gia và đạo giáo, vì chân lý là gia tài chung của nhân loại, chân lý phải là cái gì vĩnh cửu, phổ biến mọi nơi, mọi đời. [15]
Tại sao cần khảo sát các triết gia?
Thưa: vì triết gia là người mài miệt suy tư, cố công tìm hiểu, dám có những tư tưởng mới mẻ, tầm khuôn sáo xã hội.
Bergson nhận định: «Triết học không phải nguyên là sự phục hồi của thần trí, sự phối hợp giữa tâm thần với căn nguyên sáng tạo. Triết học còn nghiên cứu sự biến thiên tổng quát, sự tăng trưởng, diễn biến của chân lý và, như vậy, triết học chính là sự tăng bổ của khoa học». [16] Nhưng trong thiên khảo luận này tác giả không theo loại triết học phổ thông khoa cử. Nền triết học bí điển mật truyền cả Đông lẫn Tây lại chú trọng đến Vô hơn Hữu. [17]
Những từ ngữ, những quan niệm tương đồng giữa Đông và Tây phải chăng là ấn tín và là biểu hiệu cho chân lý hằng cửu phổ quát ? [18]
Tại sao phải dựa vào các sách thánh, các kinh điển đạo giáo ?
Bởi vì đó chính là tinh hoa nhân loại đã cô đọng nên nhời...
oOo
Trong công trình khảo cứu kinh Dịch, ta bắt chước tiền nhân bàn về Vô cực, Thái cực trước tiên, vì Vô cực tức là căn nguyên vũ trụ, là chủ chốt của Dịch Kinh.
Có biết rõ căn nguyên gốc gác, thì chúng ta mới suy luận được ra ngọn ngành.
Thế tức là, chúng ta xoay ngược vấn đề nhận thức: Muốn biết mình, muốn hiểu vũ trụ, trước tiên phải biết Trời, biết Thượng Đế.
Saint Martin viết: Ta chỉ có thể hiểu biết được chúng ta trong Thượng Đế và sự vinh quang ngài. [19]
Có lẽ, cũng vì thế mà Trung Dung đã viết: «Tư chi nhân bất khả dĩ bất tri Thiên.» [20]
Tạm dịch:
Biết người trước phải biết Trời,
Hiểu Trời chẳng nổi, hiểu người làm sao ?

Chúng ta khảo cứu về Thượng Đế, nhưng không theo lối quần chúng, thường nhân mà theo đường các vị thánh hiền, cho nên sẽ không câu nệ hình thức, sắc tướng, mà toàn đề cập tới Tuyệt đối siêu việt, trừu tượng.
Sự khảo cứu này không phải là sự khảo cứu suông mà cốt chuyển hóa con người, minh tâm, đắc Đạo.
Thánh Thomas, trong một lúc xuất thần, gặp chúa Kitô tại Naples. Chúa hỏi ngài muốn được tưởng thưởng về công phu biên khảo về Thánh thể, ngài trả lời: «Chúa, xin cho con được Chúa». [21]
Ước gì đó cũng là nguyện ước và chí hướng của chúng ta trong công trình khảo cứu Dịch Kinh.

CHÚ THÍCH
[1] Cf. I Corinthiens 1, 14: L'homme psychique n'accueille pas ce qui est de l'Esprit de Dieu.
[2] Dịch Hệ từ thượng (Chương 11)
[3] Tống Nguyên học án quyển 12 Liêm Khê học án (hạ) Thái cực đồ thuyết trang 1, 2, 3.
...Vô cực nhi Thái cực 無 極 而 太 極.
...Lý bản vô hình, cố vị chi Vô cực. 理 本 無 形 故 謂 之 無 極.— (Ib. 1b)
...Tự Vô cực thuyết đáo vạn vật thượng, thiên địa chi chung thủy dã Tự vạn sự phản đáo Vô cực thượng, thánh nhân chi chung thủy dã. — (Ib. 2a)
[4] Dịch Hệ từ thượng, chương IV.
[5] Thường đức bất thắc,  Phục qui ư Vô cực. 常 徳 不 忒, 復 歸 於 無 極.— Lão Tử, Đạo Đức Kinh chương 28.
Thiên hạ vạn vật sinh ư Hữu, Hữu sinh ư Vô. 天 下 萬 物 生 於 有, 有 生 於 無.— Lão Tử, Đạo Đức Kinhchương 40.
[6] Xem các bộ sách:Tính Mệnh khuê chỉ, Đạo thư thập nhị chủng, Tính Mệnh Pháp Quyết minh chỉ v.v...
[7] Cf. Fong Yeou Lan, Précis d'histoire de la Philosophie chinoise, pages 43-44.
[8] Cf. Tự điển và danh từ triết học của Trần Văn Hiến Minh, nơi chữ Hư vô: Hư vô (nihil, néant), không có gì cả, hay có cũng như không.
[9] G.G. Scholem, Les grands courants de la mystique juive, page 369.
[10] Nhược tùy cơ thuận tục giả vi quyền vi thiển, nhược thanh bản, đạt nguyên giả vi thật vi thâm. Giáo chi dị như bách xuyên. Lý chi đồng giả như nhất thủy. Thuận tục chi giáo, bất quá hành ư nhất phương, cùng nguyên chi giáo nãi khả đốn ngộ vạn loại. Trí giả bất cuộc ư nhất phương, đạt giả biến hành ư vũ nội. Thị dĩ học nhân tại hồ phát phẫn lập chí, do thiển nhập thâm, tất cầu Lý chi cực trí. 若 隨 機 順 俗 者 為 權 為 淺, 若 清 本, 達 源 者 為 實 為 深. 教 之 異 如 百 川. 理 之 同 者 如 一 水. 順 俗 之 教 不 過 行 於 一 方, 窮 源 之 教 乃 可 頓 悟 萬 類. 智 者 不 局 於 一 方 達 者 變 行 於 宇 內. 是 以 學 人 在 乎 發 憤 立 志 由 淺 入 深 必 求 理 之 極 致. — Sao Kiểu Đỗng Chương quyển I trang 5.
[11] (The One is) alleged by mystics to be ineffable, incapable of being described in words etc...
Such phrases as «inexpressible», «unutterable», «beyond all expression» bespatter the writings of mystics all over the world... — W.T. Stace, Mysticism and philosophy, p. 79.
...The God seeing man... can always enter, naked and unencumbered with images, into the inmost part of his spirit. There he finds revealed an Eternal Light...It(his spirit is undifferentiated and without distinction and therefore it feels nothing but the unity (Jan Van Ruysbroeck, 1293 1381). — Ib. page 94.
[12] «Le Dr Rufus Jones, dans ses excellentes «Studies in mystical Religion» définit son sujet comme il suit:J'emploierai le mot pour exprimer le type de religion qui met l'accent sur l'intuition immédiate de la relation avec Dieu, sur la prise de conscience directe et intime de la Présence divine. C'est la religion à son stade le plus aigu, le plus intense et le plus vivant». — G.G. Scholem, Les grands courants de la mystique juive, page 16.
[13] Thomas d'Aquin définit brièvement la mystique: «Cognitio Dei experimentalis», connaissance de Dieu par expérience. — G.G. Scholem, Les grands courants de la mystique juive, page 16.
[14] Des témoignages des mystiques, ces guides spirituels de l'humanité, le philosophe (Bergson) déduit l'existence de Dieu, car si nous acceptons les conceptions scientifiques des savants, nous devons de même admettre les opinions des mystiques sur la divinité. — Henri Bergson.
Cf. F. Tomlin, Les grands philosophes de l'Occident, page 265.
[15] Quod semper, quod ubique, quod ab omnibus. — Henri Gouhier, L'histoire et sa philosophie, trang 49.
[16] La philosophie n'est pas seulement le retour de l'esprit à lui même, la coincidence de la conscience humaine avec le principe vivant d'où elle émane, prise de contact avec l'effort créateur. Elle est l'approfondissement du devenir en général, l'évolutionnisme du vrai, et par conséquent la vrai prolongement de la science. -- Bergson, L'évolution créatice,page 339. -- Tomlin, Les grands philosophes de l'occident, page 263.
[17] Ainsi quand Aristote envisageait la métaphysique comme la connaissance de l'être en tant qu'être, l'identifiait à l'ontologie, c'est à dire qu'il prenait la partie pour le tout. Pour la métaphysique orientale, l'être pur n'est pas le premier ni le plus universel des principes, car il est déjà une détermination; il faut donc aller au delà de l'être, et c'est même là ce qui importe le plus. — René Guénon, La métaphysique orientale, page 10.
[18] Ce sont seulement les formes extérieures dont elle est revêtue pour les nécessités d'une exposition, pour en exprimer ce qui est exprimable, ce sont ces formes qui peuvent être soit orientales soit occidentales. Mais sous leur diversité, c'est un fond identique qui se retrouve partout et toujour partout du moins où il y a de la métaphysique vraie, et cela pour la simple raison que la vérité est une. — René Guénon, La métaphysique orientale, page 4.
[19] Nous ne pouvons nous lire que dans Dieu lui même, et nous comprendre que dans sa propre splendeur. — Saint Martin,Ecce Homo page 18. Tableau naturel agenl
[20] Trung Dung Chương XX.
[21] Interrogé par le Christ en une célèbre vision de Naples sur le prix de ses peines et de son labeur concernant l'Eucharistie, il répondit: «Vous même Seigneur».
L. Jugnel, Pour connaître la pensée de Saint Thomas d'Aquin, page 13.

Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 04:53 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: Đông phương học

VÔ THƯỜNG





Một kẻ điên ngồi lặng
Xếp những chiếc lá rơi
Thành những hàng ngang dọc
Trên vỉa hè phố tôi

Cứ xếp được một lúc
Gió lại cuốn phăng đi
Gã miệt mài xếp lại
(Chẳng biết gã xếp gì)
Diễu cợt tôi hỏi gã
"Xếp cái này làm gì...!!??"
Gã nhìn tôi lặng lẽ
Với nụ cười khinh khi
Rồi gió lại ùa đến
Lá lại bay trên đường
Gã điên lại ngồi xếp
Nhìn gã thật đáng thương
Bỗng nhiên trời lặng gió
(Gió vốn dĩ vô thường)
Gã điên xếp một mạch...
Rồi cắm đầu đi luôn...(!)
Tôi lại gần nhìn kỹ
Xem kẻ điên xếp gì
Giật mình bên hàng chữ
"Để cho gió cuốn đi..."
ĐH
Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 04:25 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: thơ hay

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Tạ ơn


Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 22:15 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: Nghe nhạc

Em có để quên...






Em để quên gì
Nơi miền xưa cũ ấy
Trong ánh mắt anh
Trong nụ cười vướng vấn.

Trong chiều mưa rơi
Trong ngày nắng hạ
Trên bãi cát vàng
Trên mặt biển xanh?

Một sợi tóc kẻ ngang nỗi nhớ
Một nỗi buồn như sợi tơ giăng
Một niềm vui như là ảo ảnh.

Hạnh phúc buồn
Lá thư không địa chỉ.
Chiếc lá cuối thu
Hy vọng mong manh...

Nước mắt tan hòa ngàn giọt mưa rơi
Ai nhặt được
Cho em chuộc lại
Chút mặn mòi
Một thoáng môi hôn...

Em để quên gì không anh nhỉ
Nơi ấy bình yên
Trái tim đó tràn đầy
Em để quên chút gì ngoài cửa
Chiếc lá cuối cùng thu có cuốn đi...

Võ kim Ngân
Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 22:12 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: thơ hay
Bài đăng mới hơn Bài đăng cũ hơn Trang chủ
Đăng ký: Bài đăng (Atom)

Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

phamdinhtructhu
Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Bài đăng phổ biến

  • AI LÀ NGƯỜI ĐỨNG SAU TẬP ĐOÀN "LỪA ĐẢO " TRẦN ANH LONG AN.
    A.ĐÔI ĐIỀU VỀ CÔNG TY HỒNG ĐẠT VÀ TRẦN ANH LONG AN 1/ Công ty Hồng Đạt Công ty Hồng Đạt Long An chỉ là một doanh nghiệp tư nhân, hoạt động c...
  • Những “con kên kên” trong giới báo chí Việt Nam - kỳ 2
    Nhà báo” Huy Đức, Hoàng Linh, Năm Cam và Ba Tung: Cuộc chơi của tiền và quyền lực ngầm Chúng tôi tiếp tục gửi đến bạn đọc câu chuyện nổi...
  • Đi tìm cái tôi đã mất
    PĐTT : Nguyễn khải là một nhà văn tôi luôn kính trọng. Khi đọc " Đi tìm cái tôi đã mất" tôi thật sự thích thú. Ông đã mạnh dạn nó...
  • Bảng chữ cái hình người Nude (18+)
    Bảng chữ cái hình người Nude (18+) Baron Trịnh A B C D E F G H I J K ...
  • BLOGER BÀ LÃO VUI TÍNH-- TỪ TÂM NGUYỄN - NGUYỄN'BLOG- HƠN CẢ YÊU THƯƠNG _ MỘT TÊN LẾU LÁO, BỊP BỢM & TUYÊN TRUYỀN CHỐNG ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC CỘNG SẢN
    XIN ĐƯỢC TRÌNH LÀNG MỘT CHUYÊN ĐỀ VỀ BLOGER- BÀ LÃO VUI TÍNH ( HƠN CẢ YÊU THƯƠNG) MỘT TÊN LẾU LÁO, BỊP BỢM TUYÊN TRUYỀN CHỐNG ĐẢNG VÀ NHÀ N...
  • LỜI XƯNG TỘI DƯỚI GIÁO ĐƯỜNG
    Một đêm cầu nguyện dưới Giáo Đường Lạy chúa nhân từ rũ lòng thương Dang tay cứu vớt linh hồn nhỏ Lỡ trót vươn vào tội lỗi sâ...
  • Bài 2 : MAI TRONG THI CA
    Nhat chi mai 1./ Thi ca trung quốc Từ ngàn năm trước, hoa mai đã khơi nguồn cảm hứng cho biết bao thi nhân. Hoa mai được nhắc ...
  • VỤ ÁN BELLA VISTA VÀ NHỮNG NHÀ BÁO "BẨN"
      VỤ ÁN BELLA VISTA VÀ NHỮNG NHÀ BÁO "BẨN" CŨNG MAY QUÃNG TRƯỜNG BA ĐÌNH KHÔNG NẰM TẠI LONG AN! Vụ án Bella vista nổ ra vào năm 20...
  • (không có tiêu đề)
     **Thực hư nghề làm báo: Sự thật và những thách thức** **Sự thật không có đúng sai, chỉ có người sử dụng đúng hay sai!** Bài báo này sẽ mở đ...
  • Nguyễn Công Khế
    TƯ LIỆU LỊCH SỬ: Nguyễn Công Khế dùng thủ đoạn ti tiện đuổi Huỳnh Tấn Mẫm ra khỏi nghề báo, cướp ghế Tổng biên tập báo Thanh Niên Nếu nhà b...

NHÓM

  • Ảnh nghệ thuật (32)
  • Bạn viết (52)
  • Báo chí (604)
  • BLOGGER (105)
  • Cảm xạ học (9)
  • Cây bonsai (362)
  • CHÂM (1)
  • Chân dung (75)
  • Chủ nghĩa Hiện sinh (5)
  • CHUYÊN ĐỀ (87)
  • chuyện xưa (70)
  • Cười chút chơi (80)
  • đó đây (65)
  • Đông phương học (118)
  • Đông y (4)
  • Gia đình (1)
  • Giáo dục (94)
  • Hán nôm (20)
  • HỌA THƠ (11)
  • HOÀI TRINH (4)
  • HOÀI TRINH- Măc Tường Ly (1)
  • HỘI HỌA (22)
  • Hôn nhân- gia đình (11)
  • khoa học- kỹ thuật (45)
  • KIẾN TRÚC (5)
  • LSTV (1)
  • Luật (1)
  • LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH (347)
  • Mai vàng (10)
  • MỘT ĐỜI THỰC HƯ (18)
  • Nghe nhạc (65)
  • NHẠC (2)
  • NHẠC THƠ (52)
  • Phật học (141)
  • phiếm (436)
  • Sống (366)
  • TẠP VĂN (302)
  • Tập Thơ (11)
  • Tây ninh (1)
  • Tham nhũng (64)
  • Thế giới (145)
  • THƠ (98)
  • THƠ CHÂM (48)
  • thơ hay (505)
  • Tiếng Việt (59)
  • Triết học (41)
  • Truyện hay (205)
  • Truyện kiếm hiệp (1)
  • TRUYỆN NGẮN (11)
  • Tư liệu (353)
  • Vẽ đẹp Việt nam (28)

Danh sách Blog của Tôi

Nhãn

  • Ảnh nghệ thuật (32)
  • Bạn viết (52)
  • Báo chí (604)
  • BLOGGER (105)
  • Cảm xạ học (9)
  • Cây bonsai (362)
  • CHÂM (1)
  • Chân dung (75)
  • Chủ nghĩa Hiện sinh (5)
  • CHUYÊN ĐỀ (87)
  • chuyện xưa (70)
  • Cười chút chơi (80)
  • đó đây (65)
  • Đông phương học (118)
  • Đông y (4)
  • Gia đình (1)
  • Giáo dục (94)
  • Hán nôm (20)
  • HỌA THƠ (11)
  • HOÀI TRINH (4)
  • HOÀI TRINH- Măc Tường Ly (1)
  • HỘI HỌA (22)
  • Hôn nhân- gia đình (11)
  • khoa học- kỹ thuật (45)
  • KIẾN TRÚC (5)
  • LSTV (1)
  • Luật (1)
  • LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH (347)
  • Mai vàng (10)
  • MỘT ĐỜI THỰC HƯ (18)
  • Nghe nhạc (65)
  • NHẠC (2)
  • NHẠC THƠ (52)
  • Phật học (141)
  • phiếm (436)
  • Sống (366)
  • TẠP VĂN (302)
  • Tập Thơ (11)
  • Tây ninh (1)
  • Tham nhũng (64)
  • Thế giới (145)
  • THƠ (98)
  • THƠ CHÂM (48)
  • thơ hay (505)
  • Tiếng Việt (59)
  • Triết học (41)
  • Truyện hay (205)
  • Truyện kiếm hiệp (1)
  • TRUYỆN NGẮN (11)
  • Tư liệu (353)
  • Vẽ đẹp Việt nam (28)

Lưu trữ Blog

  • tháng 12 2012 (114)
  • tháng 1 2013 (4)
  • tháng 3 2013 (6)
  • tháng 4 2013 (27)
  • tháng 5 2013 (54)
  • tháng 6 2013 (61)
  • tháng 7 2013 (55)
  • tháng 8 2013 (40)
  • tháng 9 2013 (145)
  • tháng 10 2013 (271)
  • tháng 11 2013 (123)
  • tháng 12 2013 (130)
  • tháng 1 2014 (11)
  • tháng 2 2014 (34)
  • tháng 3 2014 (109)
  • tháng 4 2014 (135)
  • tháng 5 2014 (107)
  • tháng 7 2014 (73)
  • tháng 8 2014 (55)
  • tháng 9 2014 (43)
  • tháng 10 2014 (79)
  • tháng 11 2014 (113)
  • tháng 12 2014 (112)
  • tháng 1 2015 (53)
  • tháng 2 2015 (35)
  • tháng 3 2015 (85)
  • tháng 4 2015 (102)
  • tháng 5 2015 (97)
  • tháng 6 2015 (113)
  • tháng 7 2015 (157)
  • tháng 8 2015 (193)
  • tháng 9 2015 (4)
  • tháng 10 2015 (29)
  • tháng 11 2015 (67)
  • tháng 12 2015 (120)
  • tháng 1 2016 (20)
  • tháng 2 2016 (25)
  • tháng 3 2016 (45)
  • tháng 4 2016 (70)
  • tháng 5 2016 (94)
  • tháng 6 2016 (130)
  • tháng 7 2016 (78)
  • tháng 8 2016 (140)
  • tháng 9 2016 (119)
  • tháng 10 2016 (102)
  • tháng 11 2016 (54)
  • tháng 12 2016 (34)
  • tháng 1 2017 (8)
  • tháng 2 2017 (8)
  • tháng 3 2017 (26)
  • tháng 4 2017 (8)
  • tháng 5 2017 (20)
  • tháng 6 2017 (27)
  • tháng 7 2017 (33)
  • tháng 8 2017 (20)
  • tháng 9 2017 (16)
  • tháng 10 2017 (28)
  • tháng 11 2017 (25)
  • tháng 12 2017 (17)
  • tháng 1 2018 (20)
  • tháng 2 2018 (10)
  • tháng 3 2018 (15)
  • tháng 4 2018 (7)
  • tháng 5 2018 (12)
  • tháng 6 2018 (14)
  • tháng 7 2018 (11)
  • tháng 8 2018 (4)
  • tháng 9 2018 (23)
  • tháng 10 2018 (4)
  • tháng 11 2018 (7)
  • tháng 12 2018 (1)
  • tháng 1 2019 (1)
  • tháng 2 2019 (3)
  • tháng 3 2019 (4)
  • tháng 4 2019 (1)
  • tháng 5 2019 (1)
  • tháng 6 2019 (5)
  • tháng 7 2019 (2)
  • tháng 9 2019 (1)
  • tháng 11 2019 (1)
  • tháng 1 2020 (4)
  • tháng 2 2020 (3)
  • tháng 3 2020 (4)
  • tháng 4 2020 (1)
  • tháng 5 2020 (2)
  • tháng 7 2020 (2)
  • tháng 8 2020 (2)
  • tháng 9 2020 (6)
  • tháng 10 2020 (6)
  • tháng 11 2020 (3)
  • tháng 1 2021 (3)
  • tháng 2 2021 (1)
  • tháng 4 2021 (1)
  • tháng 5 2021 (4)
  • tháng 6 2021 (2)
  • tháng 7 2021 (1)
  • tháng 8 2021 (4)
  • tháng 9 2021 (2)
  • tháng 10 2021 (1)
  • tháng 11 2021 (1)
  • tháng 2 2022 (1)
  • tháng 3 2022 (2)
  • tháng 4 2022 (1)
  • tháng 7 2022 (4)
  • tháng 8 2022 (2)
  • tháng 10 2022 (4)
  • tháng 11 2022 (2)
  • tháng 12 2022 (3)
  • tháng 1 2023 (4)
  • tháng 3 2023 (3)
  • tháng 5 2023 (1)
  • tháng 8 2023 (3)
  • tháng 9 2023 (2)
  • tháng 10 2023 (3)
  • tháng 11 2023 (7)
  • tháng 12 2023 (1)
  • tháng 7 2024 (1)
  • tháng 10 2024 (2)

Tổng số lượt xem trang

Giới thiệu về tôi

phamdinhtructhu
Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Bài đăng phổ biến

  • Cách chăm sóc cây bông trang nở hoa tuyệt đẹp
    Bông trang trong trang trí và nghệ thuật Bonsai Mọc thành từng bụi to và cao hơn hai mét. Bông trang lá to nhiều màu hơn như màu hồng, cam, ...
  • CHUYỆN " QUÝ BÀ" MUA DÂM- PHẦN 1
    Trước đây tôi đã nghe rất nhiều chuyện lạ ở VN: nào là chuyện “ông ăn chả, bà ăn nem”, nào là "Hội những máy bay bà già thích thị...
  • Phọt phẹt và "bựa"
    *  Phọt phẹt Người mẹ cứ "vạch vú" ra bắt con bú, thằng con không chịu cứ khóc. Ông nội ngồi bên dỗ cháu: "Bú ngoan đi cháu...
  • “Đạo bất đồng bất tương vi mưu”
    Khổng Tử từng đến kinh đô nước Chu, thỉnh giáo Lão Tử về Lễ chế. Một ngày, Khổng Tử cưỡi một chiếc xe cũ do trâu kéo, lắc la lắc lư tiến vào...
  • Nguyễn Công Khế
    TƯ LIỆU LỊCH SỬ: Nguyễn Công Khế dùng thủ đoạn ti tiện đuổi Huỳnh Tấn Mẫm ra khỏi nghề báo, cướp ghế Tổng biên tập báo Thanh Niên Nếu nhà b...
  • Những “con kên kên” trong giới báo chí Việt Nam - kỳ 2
    Nhà báo” Huy Đức, Hoàng Linh, Năm Cam và Ba Tung: Cuộc chơi của tiền và quyền lực ngầm Chúng tôi tiếp tục gửi đến bạn đọc câu chuyện nổi...
  • Sự Thật Về Đại Học Fulbright
    TS Nguyễn Kiều Dung Lời mở đầu: Cựu TT Phan Văn Khải nhầm rồi. Ông muốn thành lập đại học đẳng cấp quốc tế thì phải hỏi các giáo sư, các nh...
  • (không có tiêu đề)
    1 - NHƯ NHỮNG DẤU YÊU 2- TA GỌI TÊN EM “DỊU DÀNG NGỰC BỰ 3- MÁNG CŨ  4-NỤ TÌNH E ẤP SƯƠNG MAI  5- THƯƠNG  6-NGƯỜI ĐÀN BÀ NGÂY THƠ 7- EM HỌC...
Chủ đề Đơn giản. Hình ảnh chủ đề của luoman. Được tạo bởi Blogger.