MỘT ĐỜI THỰC - HƯ

" Cả cuộc đời ba không có gì để lại cho các con ngoài số vốn kiến thức mà ba mẹ tảo tần nuôi các con ăn học.Mong các con trở thành những người hữu ích cho xã hội" ( trích từ TT "Vững Niềm Tin")

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Tình yêu đích thực




*Ảnh: Nextchurch.com



Tôi tin vào câu chuyện tình trong Titanic, sự nồng cháy và hy sinh cao cả của tình yêu ấy. Điều ấy hoàn toàn có thể xảy ra. Nhưng vì đã trưởng thành hơn một chút, chúng ta biết rằng câu chuyện Titanic trở nên vĩ đại vì nó chỉ kéo dài 3 ngày. Trên mạng cũng từng xuất hiện nhiều bức ảnh chế nói về “hiện thực” cuộc sống của Jack và Rose sau nhiều năm chung sống – giả sử họ còn sống sau tai nạn (nói cách khác, đó là bộ phim “Revolutionary Road” mà họ đóng chung sau này).

Tình yêu trong Titanic vĩ đại mà không vĩ đại. Đó không phải là tình yêu đã được thử thách qua thời gian, với những gian khó, mệt mỏi, bấp bênh của cuộc sống. Cuộc đời đâu chỉ toàn màu hồng. Có lẽ, nếu hai người ấy yêu nhau từ 3 năm về trước, trước khi lên con tàu, câu chuyện sẽ khác hẳn.

Khi mới chập chững bước vào đời, thiếu niên thường mơ mộng về tình yêu. Đối với nhiều người trong số họ, tình yêu là tất cả. Nó đẹp vô ngần, hoàn toàn không có tì vết, tới mức họ sẵn sàng hy sinh vì nó. Có lẽ, trong những vụ tự tử vì tình, thanh thiếu niên chiếm đa số. Họ tự sát không phải vì đã tìm thấy tình yêu đích thực, mà vì họ ngộ nhận về tình yêu đích thực. Một số khác quyết định cùng người yêu bỏ nhà ra đi. Khi nhận ra đời không như là mơ thì tình yêu của họ cũng đã tan vỡ, với đầy sẹo cứa trong tim. Rồi họ quay về nhà trong ê chề, hoặc tiếp tục trôi và bị dòng đời cuốn theo những hướng kinh hoàng nhất.

Tình yêu đích thực không thể chỉ xảy ra trong ba ngày, không thể được nuôi dưỡng trong sự bao bọc của gia đình, cũng không thể nở hoa chỉ bằng cảm xúc. Đó là cả một quá trình cùng nhau vượt qua những sóng gió, gian truân, sẵn sàng thay đổi và sống vì nhau. Đó là một tình yêu thực tế. Nếu không soi tình yêu qua lăng kính của đời sống hàng ngày, người ta sẽ sớm bị vỡ mộng… Tình yêu đích thực nằm ở sau những điều bình thường và vớ vẩn nhất của cuộc đời.

Không phải người mà bạn từng mơ mộng trong tuổi 17, người mà bạn ham muốn nhưng chẳng bao giờ có được… mà chính người vợ, người chồng chia sẻ cuộc sống cơm áo gạo tiền hàng ngày, nhưng vẫn yêu thương bạn, mới chính là tình yêu đích thực của bạn. Để tình yêu ấy bền vững, người ta cần phải cố gắng suốt cả cuộc đời, mà cũng không dễ gì thành công.

Việc yêu một người chỉ đơn thuần qua sự háo hức cảm xúc đã dễ, nhưng sẽ còn dễ hơn nữa nếu người đó và bạn không bao giờ gặp nhau. Yêu một bóng hình dễ hơn yêu một con người, vì bạn chẳng bao giờ phải va chạm với họ. Những bạn trẻ cuồng thần tượng tới mức quên ăn quên ngủ đã vướng vào cái bẫy đó. Đúng là thần tượng cho họ thỏa mãn quyền được yêu, thần tượng gần như không bao giờ làm tổn thương họ, nhưng, thần tượng cũng chẳng thực sự yêu họ theo cách mà một con người yêu một con người. Thần tượng yêu tất cả bọn họ, và hầu như không yêu ai cụ thể, trong số họ.

Những câu chuyện gần đây về việc con trẻ và cha mẹ gây hấn vì thần tượng thực sự đau lòng. Câu chuyện người cha phải bán nội tạng cho con được thỏa mãn niềm đam mê đến nhìn thấy thần tượng một lần, cho thấy một thứ tình yêu bị rượt đuổi. Người cha đem tình yêu của ông rượt theo đứa con, còn đứa con lại đem tình yêu của mình rượt theo thần tượng. Bi kịch xảy ra và người khó xử cuối cùng chính là thần tượng.

Tình yêu với thần tượng của cô gái đẹp hơn tình yêu của cô với cha. Không có sự giao tiếp lâu dài, không phải đối mặt với những cơn khó chịu trong tính cách của nhau, không phải băng qua khác biệt và sự nhàm chán trong đời sống thường nhật để yêu thương nhau hơn tất cả… Một tình yêu không tì vết.

Một tình yêu không tì vết không bao giờ là một tình yêu đích thực. Có thể, nó cũng chẳng phải là tình yêu.



Đèn Phố
Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 20:00 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: TẠP VĂN

Quan chức không giàu khác nào "trên trời rơi xuống"?





Với đồng lương như thế, thu nhập như thế giàu sao được. Vậy mà chúng ta lại nhìn một quan chức không giàu có như một cha nào đó từ trên trời rơi xuống?


Hẹn gặp Bí thư Nguyễn Sự của TP. Hội An trong một quán café cóc ven đường. Ông Bí thư phố Hội ăn mặc giản dị, đi xe đạp đến, gọi 3 ly trà đá và rất nhẹ nhõm khi nói về chuyện nghèo của mình giữa sự giàu có của nhiều quan chức khác.

DN tiếp cận lãnh đạo là chuyện thường
Tôi đã rất tò mò về ông, thậm chí là thấy khó tin, khi mọi người kể rằng gia đình ông sống trong một ngôi nhà lợp mái gianh rất bình thường?
Đó là chuyện sáu năm trước đây. Bây giờ gia đình tôi ở trong một ngôi nhà cấp 4. Nhưng tôi thấy điều đó cũng bình thường thôi chứ không có gì khó tin cả.

Nhưng Hội An là một mảnh đất kiếm ra tiền thực sự bằng du lịch. Nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư vào đây. Mà chúng ta đều không lạ gì cơ chế bôi trơn đã trở thành một thứ "văn hoá" ở đất nước ta. Lẽ nào các doanh nghiệp đến Hội An đầu tư họ không tìm cách tiếp cận ông?
Ở Hội An, doanh nghiệp cũng tìm cách gặp tôi. Họ tiếp cận tôi khi tôi ngồi uống cafe chẳng hạn. Nhưng không chỉ có doanh nghiệp, ai cũng có thể ngồi uống café cùng tôi, kể cả anh xe ôm.

Tôi có thể không giải quyết được vấn đề của họ ở quán café, nhưng tôi lắng nghe họ, hướng dẫn họ cách giải quyết. Thậm chí có khó khăn gì, doanh nghiệp có thể tìm đến nhà tôi.

Nhưng có một điều rất rõ ràng chúng tôi quy định với doanh nghiệp: Thứ nhất, khi anh đến Hội An đầu tư, có những điều kiện bắt buộc mà chúng tôi đặt ra với anh, anh buộc phải tuân theo: môi trường, mật độ xây dựng, cây xanh, kiến trúc đô thị, hay chuyện anh được kinh doanh cái gì và không kinh doanh cái gì theo luật của Hội An.

Nếu anh chấp nhận những cái đó, anh cứ vô Hội An làm. Nếu vi phạm, anh không thể tiếp tục tồn tại ở Hội An nữa. Chúng tôi không bao giờ dùng quyền lực của mình để làm khó doanh nghiệp. Vì thế, ở Hội An không có văn hoá phong bì giữa doanh nghiệp với các quan chức. Nếu có cũng chỉ rơi rớt vài trường hợp cá biệt.

Có những doanh nghiệp mới đến Hội An, chưa biết cách làm việc của chúng tôi cũng đến gặp tôi và tìm cách đưa phong bì. Tôi rất thẳng thắn với họ: nếu anh đến Hội An mà giữ cách làm việc này thì người đầu tiên không đồng ý cho anh đầu tư vào Hội An là tôi. Chúng tôi không chấp nhận anh. Bất cứ người lãnh đạo, quản lý nào có tự trọng thì sẽ đều làm như vậy, tôi tin thế.

Cũng phải nói thêm rằng doanh nghiệp tiếp cận lãnh đạo là chuyện bình thường. Cơ chế của chúng ta khiến cho nhiều doanh nghiệp muốn được việc hay không là do ông lãnh đạo ở địa phương đó, chứ không phải luật pháp quyết định. Một ông doanh nghiệp muốn xây khách sạn, luật pháp không cấm, nhưng ông ấy cần đất đai, mà ông chính quyền ở đó không kí thì doanh nghiệp chịu. Doanh nghiệp tiến cận quan chức cũng vì muốn được việc cũng là lẽ đương nhiên, chúng ta không có lý do gì trách họ.

Nhưng cách ứng xử của người lãnh đạo là cái cần quan tâm. Khi doanh nghiệp tiếp cận anh, nếu anh hướng dẫn để doanh nghiệp làm đúng luật pháp thì mọi chuyện sẽ rất minh bạch - tốt! Nhưng nếu anh để doanh nghiệp đi cửa sau, cửa trước, làm chuyện dấm dúi này nọ - không tốt!

Ông Nguyễn Sự. Ảnh: Lan Hương
"Ông Sự không vì cái nhà mà... to hơn"

Con người luôn có ham muốn: ham muốn về vật chất, về dục vọng. Là quan chức, xung quanh luôn có rất nhiều sự cám dỗ, ông kiểm soát sự ham muốn của mình thế nào?
Tôi luôn tâm niệm hai chữ "tri túc" - biết thế nào là đủ. Cái này tôi không học từ đâu cả, mà học từ chính gia đình mình. Nhà tôi nghèo, mẹ tôi mù chữ. Nhưng bà làm lụng vất vả, cố gắng cho tôi đi học, chỉ mong tôi nuôi được thân mình, chứ không phải mơ tôi làm quan chức này nọ. Cha tôi cũng có chữ nghĩa, học hành, cũng chỉ là người lao động.

Tôi thường ngẫm nghĩ khi tôi nghèo khổ, tôi ở nhà tranh, tôi không thấy mình hèn. Đến hôm nay, đồng lương cải thiện, biết tiết kiệm, tôi đã xây được cái nhà cấp 4, tôi cũng không thấy mình sang hơn. Bản thân ông Sự cũng không vì cái nhà mà trở nên to hơn. Ngay cả lúc dù cuộc sống đụng đâu thiếu đó, tôi cũng vẫn thấy mình đủ. Đó là tri túc.

Tôi nghĩ "quan không thanh liêm" mới là sự bất thường, vậy mà giờ đây chúng ta dùng từ "quan thanh liêm" để nói về một sự bất thường.

Cha mẹ tôi lúc còn sống không dễ để có một bộ đồ mới, một miếng ăn ngon, nhưng đến lúc tôi có điều kiện làm được điều đó, thì cha mẹ tôi đã nằm xuống. Tôi cứ nghĩ mãi vậy thì chuyện nhiều tiền hay không có quan trọng nữa không? Mẹ tôi không biết chữ, nhưng không có nghĩa bà để cho con cái hư hỏng. Cũng không phải vì chúng tôi nghèo mà hèn. Không ai tự hào mình nghèo. Nhưng chúng tôi biết thế nào là đủ. Và tôi luôn đặt chữ Tri Túc trước mặt để răn mình.

Ai thấy tiền cũng ham, nhưng nếu anh từ chối được một lần thì sẽ từ chối được những lần sau. Nếu anh đã lỡ nhận lần đầu tiên, thì những lần sau anh sẽ vi phạm. Mọi thứ đều do mình cả.

Lẽ nào trong suốt mấy chục năm qua, không có lúc nào đó ông cảm thấy mình đứng ở ranh giới lựa chọn giữa việc làm một "ông quan thanh liêm" và những cơ hội khác về vật chất?
Tôi không thích cái từ "quan thanh liêm". Bởi tôi nghĩ Đảng đặt mình vào vị trí đó, dân đặt mình vào vị trí đó đâu phải để mình không thanh liêm, đâu phải để mình không đàng hoàng, ngay thẳng?

Tôi nghĩ "quan không thanh liêm" mới là sự bất thường, vậy mà giờ đây chúng ta dùng từ "quan thanh liêm" để nói về một sự bất thường.

Khi nói bản thân một quan chức không giàu có, nhiều người sẽ không tin, coi đó là chuyện bất thường. Nhưng thực tế chuyện không giàu có là bình thường vì với đồng lương như thế, thu nhập như thế giàu sao được. Vậy mà chúng ta lại nhìn một quan chức không giàu có như một thằng cha trên trời rơi xuống?
Phố cổ Hội An. Ảnh: Chudu


Sự ngay ngắn đáng lẽ là điều bình thường giờ lại trở thành cái không bình thường trong con mắt chúng ta. Đó chính là sự "bất thường" trong tư duy của chúng ta hôm nay, kể cả báo chí cũng mắc lỗi đó.

Nếu có ai hỏi tại sao ông làm quan mà lại ở cái nhà như thế này? Tôi chắc sẽ hỏi lại tại sao ông làm quan chức mà lại ở cái nhà to như thế kia?
Tôi chống lại sự cám dỗ một cách đơn giản: tôi nhớ một điều rằng cái gì không phải của tôi thì tôi không xài. Người ta đưa cho tôi cái phong bì dày hay mỏng không quan trọng, nhưng tôi biết số tiền trong cái phong bì đó không phải của tôi.

Trong khi gia đình ông sống trong một ngôi nhà cấp 4, thì nhiều quan chức khác có xe hơi, có biệt thự; vợ con họ đi du lịch nước trong nước ngoài, du học này nọ.... Vậy vợ ông có bao giờ chạnh lòng về việc mình cũng có một ông chồng quan chức mà cuộc sống lại chỉ như đơn giản như lâu nay không?
Vợ tôi sinh ra trong một gia đình khá cơ cực. Cái cơ cực bây giờ so với cái cơ cực những năm tháng đó chẳng là gì. Cũng có thể vì vợ tôi hiểu chồng nên không bao giờ đòi hỏi, trách móc chồng về chuyện đó. Đó cũng là niềm vui, là may mắn của tôi.

Có thể vợ tôi cũng có suy nghĩ, cũng có mơ ước, nhưng vợ tôi ủng hộ và có chung quan điểm với tôi: cái gì không phải của mình đừng có xài.

Nhận tiền của người ta như nhận lấy món nợ vào đời mình. Tôi nghĩ, món nợ ân tình thì đời mình trả không xong, đời con mình sẽ trả. Nhưng món nợ vật chất, trả bao nhiêu cũng sẽ mãi mang tiếng. Mà không có cái đó chúng tôi đâu có chết.

Tôi chống lại sự cám dỗ một cách đơn giản: tôi nhớ một điều rằng cái gì không phải của tôi thì tôi không xài. Người ta đưa cho tôi cái phong bì dày hay mỏng không quan trọng, nhưng tôi biết số tiền trong cái phong bì đó không phải của tôi.

Không có biệt thự, không có ô tô, không đi nước ngoài, chúng tôi vẫn sống bình thường. Dĩ nhiên nghèo đến mức ra đường mà không có đồng bạc trong túi uống café, hay không có tiền sửa xe thì không được. Nhưng đồng lương của tôi đủ để tôi không nghèo đến mức đó. Như ở Hội An này chẳng hạn, tôi chỉ cần vài ba trăm trong túi là yên tâm.

Xin tò mò một chút là trong ví ông thường có bao nhiêu tiền?
Đôi khi có vài ba triệu, đôi khi chẳng có đồng xu nào cả. Nhưng nói thật là tôi không bận tâm điều đó. Khi tôi cần mua gì đó, lục ví ra không còn đủ tiền thì tôi không mua.

Nhưng ông không sợ người dân Hội An nhìn thấy, họ cười vì "ô.. ông bí thư mà lại không có đủ tiền mua một món đồ hay sao"?
Tôi không ngại, vì tôi chưa có, thì để lúc có tôi sẽ mua. Người dân thậm chí bảo tôi chưa đủ tiền thì cứ lấy, bao giờ có thì trả. Đó là chuyện bình thường thôi, sao phải ngại?


"Tôi tin cuộc đời không cho không ai cái gì cả. Chuyện Nhân - Quả cha ông ta đã dạy. Các cụ dạy "đời cha ăn mặn, đời con khát nước", nhưng giờ tôi nghĩ, gieo nhân nào sẽ gặt ngay quả đó, đời cha ăn mặn chưa kịp bỏ đũa có thể đã khát nước rồi", ông Nguyễn Sự tiếp tục chia sẻ.



Nhân nào, quả đó
Có vẻ ông rất tâm đắc với chuyện “tri túc” của người làm quan. Nhưng có bao giờ ông so sánh thế này không: ông là một ông bí thư đương chức ở Hội An, ông có khả năng kiếm được rất nhiều tiền nếu chịu đi đêm với doanh nghiệp đến làm ăn ở đây, nhưng ông lại lựa chọn cho mình cuộc sống trong một ngôi nhà cấp 4, đi xe đạp đi làm, ăn mặc xuề xoà, uống café vỉa hè và trong túi chỉ có vài trăm bạc. Vậy khi đọc báo, thấy những quan chức có biệt thự nọ, xe hơi kia, có đất đai bạt ngàn, ông có thấy tủi thân hay giận dữ không?
Tôi không giàu có, nhưng nhìn người khác giàu có, tôi sẽ nghĩ họ giàu có từ đâu? Nếu họ giàu có là do ông cha để lại, do gia đình họ giỏi kinh doanh, thu vén, làm giàu chính đáng thì tôi không bàn. Việc làm giàu bằng trí tuệ thì tôi khâm phục.

Nhưng việc làm giàu không phải do sức mình, ô tô nhà lầu không phải do trí tuệ của anh mà do anh lợi dụng chức quyền của mình, thì đó là điều đáng giận dữ. Thứ nhất, dân nhìn vào quan chức như thế sẽ nghĩ quan chức ai cũng vậy. Đó là nỗi buồn của người làm quan chức. Thứ hai, quan trọng hơn là dân sẽ mất lòng tin, mà khi dân không tin, thì nói dân không nghe. Hình ảnh người cán bộ trong dân không còn trong sáng, dân sẽ không còn tin chính quyền nữa.

Chuyện tủi thân thì không. Tôi tin cuộc đời không cho không ai cái gì cả. Chuyện Nhân – Quả cha ông ta đã dạy. Các cụ dạy “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, nhưng giờ tôi nghĩ, gieo nhân nào sẽ gặt ngay quả đó, đời cha ăn mặn chưa kịp bỏ đũa có thể đã khát nước rồi.

Tôi tin tiền bạc là thứ dễ kiếm nếu mất đi. Nhưng danh dự, nhân phẩm thì không. Nếu tôi không làm quan chức một cách ngay ngắn, con cháu tôi sau này sẽ phải chịu tiếng xấu cả đời. Tôi muốn để lại cho con mình lòng tự hào, chứ không phải tiếng xấu để đời đó. Mà trong đời mình tôi sợ nhất là con mình khinh mình. Đó là bi kịch.

Những đứa con là người biết rõ hơn ai hết cha nó là người ngay ngắn hay không. Tôi dạy con mình sống đàng hoàng, không uống rượu, không đánh bạc, thì tôi phải là tấm gương đã. Nếu để con tôi về nói với tôi: bố ơi, bố dạy con như thế nhưng bố vẫn nhận tiền thiên hạ thì bố dạy con cái gì?

Phố cổ Hội An. Ảnh: Chudu



Toàn lời khen chưa chắc đáng mừng

Trước khi đến gặp ông, tôi đã ở Hội An vài ngày và có thực hiện một cuộc khảo sát nho nhỏ về ông trong mắt người dân Hội An. Cũng có nhiều ý kiến lắm: có người nói ông là người có trách nhiệm với Hội An; có người nói ông Bí thư Hội An tốt chứ chưa phải là có tài, đáng lẽ Hội An phải giàu hơn mới phải; có người chê ông dân dã quá. Họ muốn ông phải ăn mặc chỉn chu hơn, phải comple cà-vạt; có người khen ông là một ông quan thanh liêm – dù ông không thích từ này. Nhưng cũng có người nói họ không tin ông nghèo?

Nếu người dân khen tôi 70% hay khen 100%, đó chưa chắc đã phải là đáng mừng, mà có khi lại là nỗi lo. Vì họ không biết hết về mình. Và họ cũng kỳ vọng về mình nhiều quá, như vậy có thể tôi sẽ dễ làm họ thất vọng hơn.

Nếu dân chê tôi, tôi sẽ điều chỉnh, nhưng tôi cũng biết tỉnh táo giữa những lời chê bai đó. Khen chê là câu chuyện đầy cảm tính. Tôi cho đó là chuyện bình thường. Dân có thể nghi tôi “giả chết”, vì các ông cán bộ khác giàu, chẳng có lý do gì ông Sự không giàu. Nhiều bạn bè ở Sài Gòn về Hội An đến nhà chơi cũng không tin tôi nghèo.

Nhưng tôi cứ sống là mình. Tôi tin thời gian sẽ là câu trả lời rõ nhất. Có điều sẽ không ai dám nói là ông Sự tham ô, vì chắc chắn tôi không làm thế để có điều tiếng đến họ.


Và ông có dám thách thức ai đó tìm kiếm bằng chứng, nếu họ nghi ngờ ông có của chìm, của nổi?

Làm điều đó để làm gì? Tôi cho là người dân có quyền thắc mắc. Nếu tôi là dân tôi cũng có quyền thắc mắc về cuộc sống của ông quan chức nơi tôi sống. Những gì dân đặt dấu hỏi về mình là động lực để tôi sống và làm việc, sao cho để những dấu hỏi đó không còn tồn tại nữa.

Ông có nói cơ chế minh bạch của chúng ta chưa đến nơi đến chốn. Ông có ủng hộ việc công khai tài sản của quan chức với dân?

Tôi ủng hộ công khai, nhưng công khai không chưa đủ, phải cả minh bạch nữa.

Ông Sự công khai 5 lô đất. Nhưng tiền nào để mua 5 lô đất đó, đó chính là cái thực sự phải công khai, minh bạch. Hiện nay chúng ta mới chỉ dừng lại ở kê khai. Chúng ta chưa xác minh được tài sản đó từ đâu ra, làm chưa tới…

Không có một cơ chế kiểm soát rõ ràng về vấn đề quyền lực, về minh bạch về tài sản thì sẽ tiếp tục còn tham nhũng. Còn cơ chế xin – cho thì cũng sẽ còn tham nhũng. Quyền lực và tiền bạc là thứ dễ khiến cho con người tha hoá hơn cả nếu chúng ta không có cách kiểm soát hiệu quả.

Nếu nói về tài sản của mình, ông có thể khẳng định gì?
Tôi ngẩng cao đầu nói rằng tôi không lợi dụng vị trí này, chức vụ nọ để thu lợi cá nhân. Tôi là lãnh đạo của Hội An, nhưng không hề có một milimet đất của thành phố. Đất đai tôi có là do cha mẹ để lại. Con cái tôi lấy vợ, làm nhà, cũng đều trên mảnh đất do ông bà để lại.

Ở Hội An có thể cấp đất cho người nghèo, cho gia đình chính sách, còn cán bộ muốn có nhà thì phải đi mua. Tôi cũng tự hào là dù không dám khẳng định 100%, nhưng ở Hội An, chuyện quan chức gây khó cho doanh nghiệp, cho người dân, chuyện tham ô, tham nhũng là rất hiếm.

Có khi nào ông đắn đo: mình chấp nhận du di một chút thôi, thì cuộc sống vật chất sẽ thoải mái hơn?
Quan niệm giàu nghèo của tôi khá đơn giản: tôi giàu bạn bè, giàu ân nghĩa. Tôi giàu vì khi ra đường gặp dân, họ mỉm cười với tôi, đó là giàu có. Ai đó có thể ghét mình, có thể chưa trọng mình về kiến thức, trình độ, nhưng không khinh mình – đó là giàu.

Ở vị trí của mình, ông tâm niệm điều gì?

Tri bỉ – tri chỉ – tri túc. Biết mình là ai – biết giới hạn đến đâu là vừa – biết thế nào là đủ.

Và ông hạnh phúc….

Tôi trở về nhà mỗi ngày, biết rằng mọi quyết định mình đưa ra đều vì nghĩ đến lợi ích cho người dân Hội An; và biết rằng mình vẫn giữ được sự tôn kính trong lòng con cái.

————


http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/168982/su–giau-co–cua-bi-thu-hoi-an.html

Lan Hương(thực hiện)
Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 19:57 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: Tham nhũng

Chỉ có những thằng " chấy thức " mới biết " Lý do dân trí Việt Nam còn chưa biết chào?!"



Ngạn ngữ Việt Nam có câu : " Lời chào cao hơn mâm cỗ " cho thấy người Việt rất coi trọng lời chào hỏi. Nhắc đến "mâm cỗ" là nhắc đến sự cao sang, quí giá vì chỉ khi có sự kiện trọng đại người Việt mới làm mâm cỗ ( đãi khách quý, cúng gia tiên, mừng hỉ sự...). Mâm cỗ đã cao sang, quý giá lời chào lại càng cao sang, quý giá hơn. Chính sự sự cao sang, quý giá ấy mà lời chào hỏi của người Việt hết sức phong phú, đa dạng ứng với từng hoàn cảnh, từng đối tượng nhưng đều quan trọng nhất chính là cái " lễ " được thể hiện ngay trong cách chào hỏi ( đi đôi với lời chào là cử chỉ : chấp tay, khoanh tay,xá,bắt tay, nở nụ cười thân thiện...).Do vậy, một câu chào hỏi của người Việt phải đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ. Người nhỏ tưổi phải chào người lớn trước và người lớn đáp lại, cả hai đều trang trọng, với cởi mở và thân thiện

" Cháu ( con, em) chào Bác ạ"_ " Cô chào cháu", " Chào cháu ". Tiếp theo đó là sự thăm hỏi nhau, tùy theo hoàn cảnh và đối tượng ( mức độ quen biết và thân thiết).

Mâm cỗ có đầy, có sang trọng mới thể hiện được sự no đủ và hiếu khách của chủ nhà. Lời chào có nồng nhiệt, thân thiện mới chứng tỏ phẩm chất một ngưới có phép tắc, lễ nghĩa với một nền giáo dục tốt, và đậm chất văn hóa của dân tộc. Mâm cỗ là sự no đủ về vật chất, lời chào thể hiện cho sự thân thiện giữa người với người. Lời chào là “phương tiện” tình cảm mang hơi thở của xã hội.

Ngày xưa, đầu làng hay đầu xóm cũng hay dựng cổng chào trên đường đi để chào mừng một nhân vật hoặc một ngày lễ lớn. Đây là một công trình, cái cổng cao và lớn, gọi là cổng Chào. Đến nay truyền thống này vẫn được giữ gìn.

Ca dao Việt nam còn có câu :

" Đến đây trước lạ sau quen
Chào nhau một tiếng thì nên bạn bè"


Và cái chuyện chào hỏi như thế của người Việt vẫn diễn ra mỗi giờ, mỗi ngày chỉ có những thằng " mù" nhà nghiên cứu " tự phong" Nguyễn Hoàng Đức mới dám hùng hồn phán " Việt Nam còn chưa biết chào?" 

Lý do dân trí Việt Nam còn chưa biết chào?!
http://badamxoevietnam2.wordpress.com/2014/04/07/ly-do-dan-tri-viet-nam-con-chua-biet-chao/

"Tại sao dân Việt chưa có lời chào chính thức, nói chính xác hơn, những lời chào được truyền thống hóa để thành kinh điển?"

Xem ra cái nhà nghiên cứu này không hiểu cái quái gì về cái "lễ chào hỏi " của người Việt mà chỉ muốn người Việt gặp nhau chỉ cần " Hello" như thằng Mẽo, hoặc " Ăn cơm chưa?" như thằng Tàu.
Thật không ngửi nổi luận điệu của mấy thằng mất gốc " chấy thức"
Có lẽ không cần phải nói nhiều vì cái "Lễ chào hỏi" của người Việt đến mấy đứa con nít cũng hiểu, cũng biết.

" Chính thức, truyền thống hóa để thành kinh điển" cái mả mẹ nó thì có!
Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 07:00 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: Báo chí

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

KHU VƯỜN







Vườn lòng tôi vốn vắng lặng
Quanh năm chỉ mùa đông ngồi
Sớm nay, mùa xuân gõ cửa
Tôi mời ăn trái sầu tôi...

Quả Duyên trổ từ tiền kiếp
Chưa cắn vào đã đắng môi
Quả Địa Đàng đương căng mọng
Người hôm qua đến hái rồi

Sớm nay, mùa xuân gõ cửa
Vườn tôi mọc mặt trời khuya
Lạ lùng sao! Từng gốc rễ
Úa lên màu của tan lìa.


Nguyễn Đăng Khoa
Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 22:47 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: thơ hay

Ở lại ta đi


Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 22:35 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: Nghe nhạc

Ước mơ của một sinh viên năm 4




*Featured Image: Oli Crossley

(Xin bạn hãy dành một chút thời gian cùng suy ngẫm)

Tôi luôn tự hào là người con của Việt Nam, đất nước 4 nghìn năm văn hiến, tôi ước gì những nỗi đau mà tôi đang chứng kiến chỉ là số nhỏ. Tôi biết người Việt Nam mình thương yêu đùm bọc lẫn nhau nên việc người Việt mình chỉ vì lợi nhuận mà sẵn sàng dùng chất kích thích, chất bảo quản thực phẩm gây hại cho những người xung quanh chỉ là số nhỏ, tôi ước gì họ hiểu biết hơn , thức tỉnh một chút lương tâm, khi mà những người bị ung thư ngày càng nhiều, bao nhiêu gia đình tan nát đẫm nước mắt.

Tôi biết người Việt Nam mình thương yêu động vật, con trâu cái cày gắn liền với lịch sử, thế nên chuyện ăn thịt chó tôi không dám bàn vì văn hóa mỗi nước là khác nhau, nhưng chuyện mang con chó ra đấu đá cắn xé nhau, máu chảy ròng ròng để làm thú vui, thậm chí để cá cược ăn tiền dù là số nhỏ nhưng làm chúng ta thấy rùng mình, ghê sợ.

Tôi biết người Việt Nam có truyền thống lá lành đùm lá rách, hàng ngày đọc báo có những hoàn cảnh bất hạnh được cộng đồng giúp đỡ làm trái tim tôi cảm thấy ấm áp hơn, thế nên tôi biết chuyện người ta hôi bia mặc kệ sự van xin của người chở bia chỉ là số nhỏ, họ cũng nhận ra cái sai, đã mang trả lại số bia đó, lương tâm của họ đã được thức tỉnh, tôi ước gì trái tim một số người cũng thức tỉnh như thế. Người ta đăng báo, nói lên bao thói xấu người Việt ở nước ngoài, tôi ngẫm, không dám phủ nhận, chỉ thấy đau, tôi ước gì những người đó nếu đọc được, họ ngẫm lại.

Tôi sống trong một thời đại mà muốn xin việc phải có tiền, người ta coi đó là hiển nhiên, công khai không giấu diếm, sinh viên muốn qua môn cũng phải đi tiền, tất nhiên đấy không phải là tất cả, những người có năng lực thực sự vẫn được công nhận, đó là niềm hy vọng đối với đất nước.

Tôi sống ở một thời đại được chứng kiến những người chỉ cần phát ngôn gây shock, ăn mặc hở hang bất chấp đạo đức để được nổi tiếng, người ta chỉ trích, người ta phản đối rồi người ta chấp nhận như chuyện bình thường. Một thế hệ trẻ buông thả, dễ dãi, nhấn chìm thời gian, tuổi trẻ bằng những cuộc nhậu nhẹt, ngồi chém gió giết thời gian, không phải tất cả như thế nhưng ngày cả trong bản thân mỗi người đã nhiều lúc như thế. Một thế hệ trẻ mà rất nhiều người không muốn đổ mồ hôi nước mắt mà chỉ muốn ngồi trên một núi tiền.

Tôi đã từng nghĩ, giờ tìm ra bao nhiêu người, học không chỉ vì tiền (tôi không dám nói học không vì tiền) mà còn vì sự ham hiểu biết, dũng cảm đối đầu khó khăn, lấy kiến thức áp dụng vào thực tế. Tại sao những nước công nghiệp hàng đầu cứ mãi là Nga, Mỹ, Nhật, Đức… thế? Phải, xuất phát điểm Việt Nam thấp nhưng nếu mọi người ý thức được như thế thì mỗi cá nhân phải cố gắng nhiều hơn nữa, ai cũng muốn trèo cao, công việc nhàn hạ, không phải động não nhiều thì đất nước sẽ đi về đâu?

Nói đi cũng phải nói lại, những gì Việt Nam đã và đang làm được, tôi cũng tự hào lắm chứ, có lẽ cũng không cần phải kể ra nữa. Đôi khi chứng kiến những hành dộng, dù rất nhỏ cũng khiến tôi nở một nụ cười. Một chàng trai trẻ đỡ bà cụ xuống xe bus, một bé gái lặng lẽ cầm túi rác đôi bạn trẻ đi trước vất xuống đường cho vào thùng rác, những giọt nước mắt người dân rơi xuống khi thấy những hoàn cảnh bất hạnh và họ chung tay giúp đỡ. Nhiều lắm, tôi ước gì người Việt Nam đừng để những nỗi đau cứ tiếp diễn mãi.

Tôi chỉ là một con người bình thường, một cô gái bình thường, một sinh viên xây dựng năm cuối sắp ra trường như hàng triệu sinh viên khác, nhưng tôi tự hào là người Việt Nam, tôi sẽ cố gắng, có thể sức lực có hạn, để có thể giảm bớt phần nào những nỗi đau mà tôi đang chứng kiến. Bạn cũng thế chứ?



Đông Phương

Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 22:20 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: Sống

Ngôn ngữ người Sài Gòn nghe đã thiệt




Tôi chuyển vào TP Hồ Chí Minh cũng đã hai mươi mấy năm. Chừng ấy thời gian chưa dài lắm nhưng với đời người thì không thể nói là ngắn được. Tính tôi đi đến đâu cũng vậy, cứ thích tò mò ngóc ngách cuộc sống dân tình ở đó, dù là trong nước hay đi học hành ở nước ngoài. Đúng là có chuyện “văn hóa vùng miền” rất thú vị.


Chợ Bến Thành ở TPHCM. Ảnh: C.T.

Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh mới hơn 300 năm so với Hà Nội hơn 1.000 năm văn hiến thì rõ ràng ngắn hơn nhưng lại có những nét văn hóa thật dễ thương. Qua những cuộc di cư từ Bắc vào Nam suốt mấy trăm năm nay đến vùng “Đất lành chim đậu”, có những điều không bị mai một đi mà con người còn làm đẹp hơn lên. Rồi “Đất phương Nam” an bình, phì nhiêu lại có thêm người Trung Hoa, người Ấn Độ đến sinh sống, tạo nên một miền đất nước đa sắc tộc sống chan hòa bên nhau.

Tết vừa rồi tôi có dịp trở lại Hà Nội, bạn bè anh em lâu ngày gặp nhau, câu đầu tiên “tay bắt, mặt mừng” là: “Hi, xin chào anh Hai Sài Gòn”, rồi những người đến sau cũng lại chào tôi là “anh Hai Sài Gòn mới ra hả”. Có chuyện gì muốn kết luận lại “anh Hai Sài Gòn cho ý kiến”… và tất nhiên cuối buổi nhậu nhiệm vụ của anh Hai Sài Gòn là… thanh toán. Phải chi tiền mà cũng thấy sướng cái bụng, bởi thấy cái tên “anh Hai Sài Gòn” mà bạn bè gọi tôi, tôi cũng thấy hay hay và có chút tự hào nữa. Có người hỏi:

- Tại sao có “anh Hai Sài Gòn” mà không có “anh Hai Hà Nội” nhỉ?

Tôi sực nhớ lại một thời đã có nhiều người đưa ra những giả thiết về cái tên gọi “anh Hai, chị Hai”, trong đó tôi nhớ có một giả thiết khá hợp lý và mang tính nhân văn cao. Tôi kể họ nghe:

- Ngày xưa phương Nam của đất nước mình đất rộng người thưa, cò bay thẳng cánh, nên dân tứ xứ kéo vào sinh sống, làm ăn, mà các cụ xưa người Bắc thì rất “tôn ti trật tự”, có nghĩa là trong nhà, ai có đi đâu thì đi nhưng chỉ những đứa con thứ! Người con cả (anh Cả) phải ở lại chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ già, trông coi đất đai, thờ phụng tổ tiên... Những người con thứ vào Nam, họ làm ăn phát đạt, sinh con đẻ cái, cháu con đề huề nhưng họ luôn nhớ về tổ tiên, cha mẹ và nhớ tới người anh cả của dòng họ ở lại ngoài Bắc nên khi sinh ra những đứa con đầu lòng, họ không gọi là “anh Cả” mà gọi là “anh Hai” để tránh “phạm húy”. Rồi từ “anh Hai, chị Hai” gọi riết từ đời này sang đời khác thì người ta hiểu đó chính là “anh Cả, chị Cả” trong nhà. Thật là nhân văn, đúng hông?

Cả đám bạn bè vỗ tay tâm đắc: “Các cụ nhà mình trong đó quá hay”. Tôi được thể nói luôn: “Ở trỏng người ta vậy cả mà”.

Có anh bạn trẻ cuối bàn hình như lần đầu nghe câu chuyện “anh Hai, chị Hai” thấy thú vị quá, cầm ly bia to tướng đi lại bắt tay và kêu: “Trăm phần trăm đi anh Hai Sài Gòn”, tôi “chơi luôn”, nhưng rồi cậu lại hứng lên: “Xin mời anh Hai Sài Gòn cốc nữa”, tôi buột miệng: “Bình tĩnh đã cưng”. Một tiếng xuýt xoa phía góc bàn: “Lại một từ cưng, nghe hay nhất trong ngày rồi anh Hai Sài Gòn ơi, dzô đi”.

Vô Nam sinh sống lâu năm rồi những từ “dễ thương” ấy cứ nhập vào gia đình tôi từ lúc nào không hay, các con tôi nhiều khi gọi nhau bằng “cưng ơi, cưng à”, mẹ nó cũng gọi các con “cưng à, cưng ơi”. Tôi còn nhớ có lần cậu con trai nhỏ của tôi có chuyện nghịch ngợm gì đó, bị mẹ rầy la, chị gái nó lại vỗ vỗ nhẹ vai em: “Chị Hai bảo cưng của chị nè, lần sau đừng vậy nữa nghe cưng, cưng hổng sợ ba mẹ buồn sao?”. Rồi một tiếng “Dạ” nhè nhẹ trong tiếng sụt sùi. Nói như vậy thì làm sao thằng em không nghe cho được, tôi nghe mà cũng thấy mát lạnh trong lòng.

Ngày xưa lúc còn sống ở Hà Nội tôi cũng đã được nghe từ “cưng” này, nhưng trong những hoàn cảnh hình như khác, như “Bà ấy cưng con chó quá” hoặc “Cậu ấm ấy là con cưng của nhà đại gia”... chứ không phải người ta dùng từ “Cưng” để gọi nhau như ở Sài Gòn. Tiếng “cưng” ở đây nghe nó tự nhiên, đằm thắm lắm và dễ thương làm sao.

Tất nhiên, đã là xã hội thì sẽ có người này người nọ, lúc này lúc nọ nhưng những câu xã giao thân tình với cái giọng của người Sài Gòn dễ thương thật. Vào các cửa hàng thấy cách giao tiếp trong mua bán giữa khách và cô bán hàng: “Hàng này đồ thiệt hôn cưng?”, “Thiệt mà, thưa cô”... Người nghe cũng thấy nhẹ lòng. Đi ngoài đường, nếu vô tình ta quên gạt chân chống xe máy, ta sẽ được một cô, cậu thanh niên nhắc rất nhẹ, đủ nghe: “Cô /chú ơi, gạt chân chống” và một lời đáp lại: “Cảm ơn nha”. Nghe mà thấy vui.

Cuộc sống muôn vẻ, cuộc sống còn nhiều bộn bề, lo toan nhưng cuộc sống cũng rất cần cái hương vị dịu dàng tưởng chừng như thường tình, vô vị nhưng không phải vậy, bởi vì từ những đứa trẻ mới lọt lòng cũng đã thích nghe những lời ru nhẹ nhàng êm ái của bà, của mẹ để đi vào giấc ngủ, cho đến khi tuổi cao sức yếu, gần đất xa trời con người vẫn mong nhận được những lời nói dịu ngọt của con cái, người thân và bạn bè. Ngôn ngữ của người Sài Gòn nghe đã thiệt.

HOÀNG THẠCH
http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/2014/4/345372
/
Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 22:12 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: phiếm

Thành thực

TUYẾT NGA



Không thể nói là em không hờn dỗi
Khi anh qua ngõ nhà em như mọi khách qua đường
Không thể nói là em không hạnh phúc
Khi giữa bạn bè em có thêm anh.

Nhưng ngày mai
Xin tha lỗi cho em
Ngày mai... ngày mai như bờ dòng sông lạ
Biết cát trắng, đồng xanh hay vách đá?
Con thuyền trôi dằng dặc những miền quê

Có thể rồi chỉ còn là ảo giác mà thôi
Cái màu trăng đêm ấy
Cả nụ cười
Cả những lời đã nói
Có thể chỉ còn là ký ức xa xôi.

Nếu phải giã từ, nếu không thể cùng nhau
Em sẽ ngang qua đời anh như đã ngang qua tuổi
mình 18.
Dẫu qua đi, mọi nắng chiều gió sớm
Năm tháng vẫn làm thành tuổi cuộc đời ta.
Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 05:43 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: thơ hay

nhà thơ được yêu thích nhất nước Mỹ




Billy Collins (sinh ngày 22/3/1941) là thi sĩ nổi tiếng ở Mỹ. Ông đã từng hai lần được bầu là Thi bá, hay còn gọi là Nhà thơ danh dự (Poet Laureate) của Hoa Kỳ, lần đầu vào năm 2001 và lần thứ hai vào năm 2003. Trong các năm từ 2004 đến 2006 ông được bầu là Thi sĩ của bang New York.

Thi sĩ Billy Collins ở La Jolla, San Diego, 2008 - Ảnh: wiki


Ông là giáo sư của nhiều trường đại học Mỹ trong đó có trường Lehman College và trường City University New York. Là Thi bá Hoa Kỳ, Billy Collins đã từng đọc bài thơ The Names của mình tại phiên họp đặc biệt của Quốc hội Mỹ ngày 6/9/2002 nhằm tưởng nhớ các nạn nhân của vụ khủng bố 11/9. Tác giả Bruce Weber có lần viết trên tờ New York Times rằng Billy Collins là nhà thơ “được yêu thích nhất nước Mỹ”. Còn nhà thơ, nhà văn, đồng thời là nhà phê bình văn học nổi tiếng John Updike cũng không tiếc lời ca ngợi các tác phẩm thơ của Billy Collins. Ông này cho rằng các bài thơ của Billy Collins “đáng yêu, trong trẻo, dịu dàng, luôn gây sửng sốt, và thường nghiêm túc hơn là cái vẻ của chúng.” Trong thế giới thơ hiện đại chưa có nhà thơ nào thu hút độc giả bằng Billy Collins. Các buổi đọc thơ của ông thường xuyên hết vé. Hiện ông là nhà thơ có nhiều người đọc nhất ở Mỹ. Theo từ điển mở Wikipedia, khi chuyển từ nhà xuất bản University of Pittsburgh Press sang nhà xuất bản Random House, Billy Collins nhận được khoản tiền tạm ứng cho hợp đồng in ba tập sách lên đến 6 con số, và đó cũng là điều chưa từng thấy trong lịch sử thi ca. Tạp chí Poetry của Mỹ đã nhiều lần trao tặng giải thưởng thơ cho Billy Collins. Năm 2004 tạp chí này vinh danh ông là Nhà thơ của năm. Và năm 2005, Billy Collins được tặng giải thưởng Mark Twain do trong thơ ông có yếu tố hài hước.
Lương Duyên Tâm (giới thiệu và dịch)



Im lặng

Có sự im lặng bất ngờ từ đám đông
khi vận động viên trên sân ngừng di chuyển
và có sự im lặng của hoa phong lan

Sự im lặng của chiếc lọ đang rơi
trước khi nó đập xuống sàn nhà
sự im lặng của cái roi không quất vào đứa trẻ

Sự im lặng của cái chén và của nước trong đó
sự im lặng của mặt trăng
và sự im lặng của ban ngày cách xa tiếng gầm rú của mặt trời

Sự im lặng khi anh ôm em vào lòng
sự im lặng của cái cửa sổ phía trên chúng ta
sự im lặng khi em đứng lên và quay đi

Và đó là sự im lặng của buổi sáng
mà anh đã phá vỡ bằng cây bút của mình
sự im lặng chất chồng hằng đêm

giống như tuyết rơi trong bóng tối ngôi nhà
sự im lặng khi anh viết một từ
và sự im lặng này còn tệ hơn.


Nhật Bản
Hôm nay anh giết thời gian
Bằng cách đọc những bài thơ haiku
Từng từ từng từ một.

Anh cảm thấy như thể đang ăn
Những quả nho hoàn hảo nhỏ bé giống nhau
Từng quả, từng quả một.

Anh đi dọc nhà và đọc thơ.
Để cho những con chữ rơi xuống
Qua bầu không khí từng căn phòng.

Anh đọc thơ bên sự im lặng to lớn của chiếc đàn dương cầm.
Anh đọc trước bức tranh vẽ biển
Anh đánh nhịp lên cái giá sách trống.
Anh lắng nghe mình đọc thơ
Rồi anh đọc mà không lắng nghe
Sau đó anh lắng nghe mà không đọc.

Và khi con chó ngước nhìn anh
Anh quỳ lên sàn nhà
Đọc thầm vào từng cái tai dài màu trắng của nó.

Đó là câu thơ nói về cái chuông chùa
Với con bướm đêm ngủ trên mặt chuông
Và bất cứ khi nào đọc câu thơ ấy
Anh lại cảm thấy áp lực đau khổ của con bướm
Đè lên bề mặt cái chuông.

Khi anh đọc thơ cạnh cửa sổ
Cái chuông là thế giới
Còn anh là con bướm đậu ở đó.

Khi anh đọc bên cái gương
Anh là cái chuông nặng
Còn con bướm là thế giới với đôi cánh mỏng như giấy.

Sau đó, khi anh đọc câu thơ ấy cho em nghe trong bóng tối
Em là cái chuông
Và anh rung chuông em,

Rồi con bướm bay đi
Nó chuyển động như chiếc bản lề trong không khí trên
chiếc giường của chúng ta.


Đồ án

Tôi đổ một lớp muối lên mặt bàn
rồi dùng ngón tay vẽ một vòng tròn.
Đó là vòng đời
tôi nói một mình.

Đó là vòng tròn định mệnh
là vòng Bắc cực
là cung đường Kerry
là bông hồng trắng ở Tralec.
Tôi nói với các linh hồn của gia đình tôi,
với những người cha đã khuất,
với bà cô bị chết đuối,
với những người anh người chị chưa sinh,
với những đứa con chưa sinh.
Đó là mặt trời với những tia lấp lánh
và mặt trăng cay đắng.
Đó là vòng tròn tuyệt đối của hình học.
Tôi nói với vết nứt trên tường
với con chim bay ngang qua cửa sổ.
Đó là vòng tròn tôi vừa phát minh
quay quanh cuộc đời còn lại của tôi.
Tôi nói
khi chạm ngón tay mình vào lưỡi.
Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 05:39 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: Chân dung

Điều đơn giản - Thơ Lê thị Thu Hiền




Lê Thị Thu Hiền
- Ngày tháng năm sinh: 1/9/1989
- Quê quán: Phú Nham- Phù Ninh- Phú Thọ
- Địa chỉ liên hệ: khu 14- xã Phú Nham- huyện Phù Ninh- tỉnh Phú Thọ



ĐIỀU ĐƠN GIẢN


Con dốc thườn thượt quay lưng về quá khứ
Sương mai
Tôi gào lên trước con kiến lửa
Cụ chuồn ngô cắn đỏ rốn lồi

Tuổi thơ mọc lên từ chân nắng
Ngày tiếp ngày tiếp những điều đơn giản
Chứa trong mình day dứt
Giọt trong trẻo nhất
Vẫn quay vòng trong khoảng cô đơn

Con ước sẽ bấm đôi hạt mưa bằng môi non
Để biết nước mắt mẹ bao muối mặn
Điều đơm giảm khi nào cũng quặn thắt
Con luôn là hạt mặn của mẹ con.





 NGÀY CHIA ĐÔI



Anh đã chọn ngày không em
Con phố chạy đi
Mua hình cuộc sống
Nẻo đường vỗ mặt
Em chấm mùa thu ở cuối hàng cây
Khi chăn gối ru ngày thật khác
Căn phòng dốc cạn không thấy tình yêu
Khi đôi mắt trong phòng khẽ hát
Anh ở đâu?

Hai mùa thu rệu rã mưa ngâu
Em nghĩ biển nhạt đi nhiều lắm
Vị biển mặn như nước mắt
Mà mùa thu không khóc được bao giờ.





Bài thơ trong chiếc lá


Chiếc lá cuối cùng lìa cành
Tôi nhìn thấy trong đó
Tuổi thơ mình ngập nắng trong
Bên bức tường lở gạch
Tôi nghịch đất cát
Tôi chơi với chú nhện con và muôn hạt nắng li ti
Bố mẹ không biết
Má tôi hồng hồng trong nắng sớm
Và chú nhện bò lên chân tôi cắn bằng hai cái răng
Hai vết sẹo nhỏ vẫn in ở ngón chân cái tôi đến tận bây giờ
Bây giờ
Tơ nhện trên cây kia óng ánh
Còn chiếc lá
Vẫn lửng lơ
Lửng lơ
Bay trong trời nắng...



Người đăng: phamdinhtructhu vào lúc 05:32 Không có nhận xét nào:
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Nhãn: Chân dung
Bài đăng mới hơn Bài đăng cũ hơn Trang chủ
Đăng ký: Bài đăng (Atom)

Wikipedia

Kết quả tìm kiếm

phamdinhtructhu
Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Bài đăng phổ biến

  • AI LÀ NGƯỜI ĐỨNG SAU TẬP ĐOÀN "LỪA ĐẢO " TRẦN ANH LONG AN.
    A.ĐÔI ĐIỀU VỀ CÔNG TY HỒNG ĐẠT VÀ TRẦN ANH LONG AN 1/ Công ty Hồng Đạt Công ty Hồng Đạt Long An chỉ là một doanh nghiệp tư nhân, hoạt động c...
  • Những “con kên kên” trong giới báo chí Việt Nam - kỳ 2
    Nhà báo” Huy Đức, Hoàng Linh, Năm Cam và Ba Tung: Cuộc chơi của tiền và quyền lực ngầm Chúng tôi tiếp tục gửi đến bạn đọc câu chuyện nổi...
  • Đi tìm cái tôi đã mất
    PĐTT : Nguyễn khải là một nhà văn tôi luôn kính trọng. Khi đọc " Đi tìm cái tôi đã mất" tôi thật sự thích thú. Ông đã mạnh dạn nó...
  • Bảng chữ cái hình người Nude (18+)
    Bảng chữ cái hình người Nude (18+) Baron Trịnh A B C D E F G H I J K ...
  • BLOGER BÀ LÃO VUI TÍNH-- TỪ TÂM NGUYỄN - NGUYỄN'BLOG- HƠN CẢ YÊU THƯƠNG _ MỘT TÊN LẾU LÁO, BỊP BỢM & TUYÊN TRUYỀN CHỐNG ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC CỘNG SẢN
    XIN ĐƯỢC TRÌNH LÀNG MỘT CHUYÊN ĐỀ VỀ BLOGER- BÀ LÃO VUI TÍNH ( HƠN CẢ YÊU THƯƠNG) MỘT TÊN LẾU LÁO, BỊP BỢM TUYÊN TRUYỀN CHỐNG ĐẢNG VÀ NHÀ N...
  • LỜI XƯNG TỘI DƯỚI GIÁO ĐƯỜNG
    Một đêm cầu nguyện dưới Giáo Đường Lạy chúa nhân từ rũ lòng thương Dang tay cứu vớt linh hồn nhỏ Lỡ trót vươn vào tội lỗi sâ...
  • Bài 2 : MAI TRONG THI CA
    Nhat chi mai 1./ Thi ca trung quốc Từ ngàn năm trước, hoa mai đã khơi nguồn cảm hứng cho biết bao thi nhân. Hoa mai được nhắc ...
  • VỤ ÁN BELLA VISTA VÀ NHỮNG NHÀ BÁO "BẨN"
      VỤ ÁN BELLA VISTA VÀ NHỮNG NHÀ BÁO "BẨN" CŨNG MAY QUÃNG TRƯỜNG BA ĐÌNH KHÔNG NẰM TẠI LONG AN! Vụ án Bella vista nổ ra vào năm 20...
  • (không có tiêu đề)
     **Thực hư nghề làm báo: Sự thật và những thách thức** **Sự thật không có đúng sai, chỉ có người sử dụng đúng hay sai!** Bài báo này sẽ mở đ...
  • Nguyễn Công Khế
    TƯ LIỆU LỊCH SỬ: Nguyễn Công Khế dùng thủ đoạn ti tiện đuổi Huỳnh Tấn Mẫm ra khỏi nghề báo, cướp ghế Tổng biên tập báo Thanh Niên Nếu nhà b...

NHÓM

  • Ảnh nghệ thuật (32)
  • Bạn viết (52)
  • Báo chí (604)
  • BLOGGER (105)
  • Cảm xạ học (9)
  • Cây bonsai (362)
  • CHÂM (1)
  • Chân dung (75)
  • Chủ nghĩa Hiện sinh (5)
  • CHUYÊN ĐỀ (87)
  • chuyện xưa (70)
  • Cười chút chơi (80)
  • đó đây (65)
  • Đông phương học (118)
  • Đông y (4)
  • Gia đình (1)
  • Giáo dục (94)
  • Hán nôm (20)
  • HỌA THƠ (11)
  • HOÀI TRINH (4)
  • HOÀI TRINH- Măc Tường Ly (1)
  • HỘI HỌA (22)
  • Hôn nhân- gia đình (11)
  • khoa học- kỹ thuật (45)
  • KIẾN TRÚC (5)
  • LSTV (1)
  • Luật (1)
  • LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH (347)
  • Mai vàng (10)
  • MỘT ĐỜI THỰC HƯ (18)
  • Nghe nhạc (65)
  • NHẠC (2)
  • NHẠC THƠ (52)
  • Phật học (141)
  • phiếm (436)
  • Sống (366)
  • TẠP VĂN (302)
  • Tập Thơ (11)
  • Tây ninh (1)
  • Tham nhũng (64)
  • Thế giới (145)
  • THƠ (98)
  • THƠ CHÂM (48)
  • thơ hay (505)
  • Tiếng Việt (59)
  • Triết học (41)
  • Truyện hay (205)
  • Truyện kiếm hiệp (1)
  • TRUYỆN NGẮN (11)
  • Tư liệu (353)
  • Vẽ đẹp Việt nam (28)

Danh sách Blog của Tôi

Nhãn

  • Ảnh nghệ thuật (32)
  • Bạn viết (52)
  • Báo chí (604)
  • BLOGGER (105)
  • Cảm xạ học (9)
  • Cây bonsai (362)
  • CHÂM (1)
  • Chân dung (75)
  • Chủ nghĩa Hiện sinh (5)
  • CHUYÊN ĐỀ (87)
  • chuyện xưa (70)
  • Cười chút chơi (80)
  • đó đây (65)
  • Đông phương học (118)
  • Đông y (4)
  • Gia đình (1)
  • Giáo dục (94)
  • Hán nôm (20)
  • HỌA THƠ (11)
  • HOÀI TRINH (4)
  • HOÀI TRINH- Măc Tường Ly (1)
  • HỘI HỌA (22)
  • Hôn nhân- gia đình (11)
  • khoa học- kỹ thuật (45)
  • KIẾN TRÚC (5)
  • LSTV (1)
  • Luật (1)
  • LÝ LUẬN - PHÊ BÌNH (347)
  • Mai vàng (10)
  • MỘT ĐỜI THỰC HƯ (18)
  • Nghe nhạc (65)
  • NHẠC (2)
  • NHẠC THƠ (52)
  • Phật học (141)
  • phiếm (436)
  • Sống (366)
  • TẠP VĂN (302)
  • Tập Thơ (11)
  • Tây ninh (1)
  • Tham nhũng (64)
  • Thế giới (145)
  • THƠ (98)
  • THƠ CHÂM (48)
  • thơ hay (505)
  • Tiếng Việt (59)
  • Triết học (41)
  • Truyện hay (205)
  • Truyện kiếm hiệp (1)
  • TRUYỆN NGẮN (11)
  • Tư liệu (353)
  • Vẽ đẹp Việt nam (28)

Lưu trữ Blog

  • tháng 12 2012 (114)
  • tháng 1 2013 (4)
  • tháng 3 2013 (6)
  • tháng 4 2013 (27)
  • tháng 5 2013 (54)
  • tháng 6 2013 (61)
  • tháng 7 2013 (55)
  • tháng 8 2013 (40)
  • tháng 9 2013 (145)
  • tháng 10 2013 (271)
  • tháng 11 2013 (123)
  • tháng 12 2013 (130)
  • tháng 1 2014 (11)
  • tháng 2 2014 (34)
  • tháng 3 2014 (109)
  • tháng 4 2014 (135)
  • tháng 5 2014 (107)
  • tháng 7 2014 (73)
  • tháng 8 2014 (55)
  • tháng 9 2014 (43)
  • tháng 10 2014 (79)
  • tháng 11 2014 (113)
  • tháng 12 2014 (112)
  • tháng 1 2015 (53)
  • tháng 2 2015 (35)
  • tháng 3 2015 (85)
  • tháng 4 2015 (102)
  • tháng 5 2015 (97)
  • tháng 6 2015 (113)
  • tháng 7 2015 (157)
  • tháng 8 2015 (193)
  • tháng 9 2015 (4)
  • tháng 10 2015 (29)
  • tháng 11 2015 (67)
  • tháng 12 2015 (120)
  • tháng 1 2016 (20)
  • tháng 2 2016 (25)
  • tháng 3 2016 (45)
  • tháng 4 2016 (70)
  • tháng 5 2016 (94)
  • tháng 6 2016 (130)
  • tháng 7 2016 (78)
  • tháng 8 2016 (140)
  • tháng 9 2016 (119)
  • tháng 10 2016 (102)
  • tháng 11 2016 (54)
  • tháng 12 2016 (34)
  • tháng 1 2017 (8)
  • tháng 2 2017 (8)
  • tháng 3 2017 (26)
  • tháng 4 2017 (8)
  • tháng 5 2017 (20)
  • tháng 6 2017 (27)
  • tháng 7 2017 (33)
  • tháng 8 2017 (20)
  • tháng 9 2017 (16)
  • tháng 10 2017 (28)
  • tháng 11 2017 (25)
  • tháng 12 2017 (17)
  • tháng 1 2018 (20)
  • tháng 2 2018 (10)
  • tháng 3 2018 (15)
  • tháng 4 2018 (7)
  • tháng 5 2018 (12)
  • tháng 6 2018 (14)
  • tháng 7 2018 (11)
  • tháng 8 2018 (4)
  • tháng 9 2018 (23)
  • tháng 10 2018 (4)
  • tháng 11 2018 (7)
  • tháng 12 2018 (1)
  • tháng 1 2019 (1)
  • tháng 2 2019 (3)
  • tháng 3 2019 (4)
  • tháng 4 2019 (1)
  • tháng 5 2019 (1)
  • tháng 6 2019 (5)
  • tháng 7 2019 (2)
  • tháng 9 2019 (1)
  • tháng 11 2019 (1)
  • tháng 1 2020 (4)
  • tháng 2 2020 (3)
  • tháng 3 2020 (4)
  • tháng 4 2020 (1)
  • tháng 5 2020 (2)
  • tháng 7 2020 (2)
  • tháng 8 2020 (2)
  • tháng 9 2020 (6)
  • tháng 10 2020 (6)
  • tháng 11 2020 (3)
  • tháng 1 2021 (3)
  • tháng 2 2021 (1)
  • tháng 4 2021 (1)
  • tháng 5 2021 (4)
  • tháng 6 2021 (2)
  • tháng 7 2021 (1)
  • tháng 8 2021 (4)
  • tháng 9 2021 (2)
  • tháng 10 2021 (1)
  • tháng 11 2021 (1)
  • tháng 2 2022 (1)
  • tháng 3 2022 (2)
  • tháng 4 2022 (1)
  • tháng 7 2022 (4)
  • tháng 8 2022 (2)
  • tháng 10 2022 (4)
  • tháng 11 2022 (2)
  • tháng 12 2022 (3)
  • tháng 1 2023 (4)
  • tháng 3 2023 (3)
  • tháng 5 2023 (1)
  • tháng 8 2023 (3)
  • tháng 9 2023 (2)
  • tháng 10 2023 (3)
  • tháng 11 2023 (7)
  • tháng 12 2023 (1)
  • tháng 7 2024 (1)
  • tháng 10 2024 (2)

Tổng số lượt xem trang

Giới thiệu về tôi

phamdinhtructhu
Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Bài đăng phổ biến

  • Cách chăm sóc cây bông trang nở hoa tuyệt đẹp
    Bông trang trong trang trí và nghệ thuật Bonsai Mọc thành từng bụi to và cao hơn hai mét. Bông trang lá to nhiều màu hơn như màu hồng, cam, ...
  • CHUYỆN " QUÝ BÀ" MUA DÂM- PHẦN 1
    Trước đây tôi đã nghe rất nhiều chuyện lạ ở VN: nào là chuyện “ông ăn chả, bà ăn nem”, nào là "Hội những máy bay bà già thích thị...
  • Phọt phẹt và "bựa"
    *  Phọt phẹt Người mẹ cứ "vạch vú" ra bắt con bú, thằng con không chịu cứ khóc. Ông nội ngồi bên dỗ cháu: "Bú ngoan đi cháu...
  • “Đạo bất đồng bất tương vi mưu”
    Khổng Tử từng đến kinh đô nước Chu, thỉnh giáo Lão Tử về Lễ chế. Một ngày, Khổng Tử cưỡi một chiếc xe cũ do trâu kéo, lắc la lắc lư tiến vào...
  • Nguyễn Công Khế
    TƯ LIỆU LỊCH SỬ: Nguyễn Công Khế dùng thủ đoạn ti tiện đuổi Huỳnh Tấn Mẫm ra khỏi nghề báo, cướp ghế Tổng biên tập báo Thanh Niên Nếu nhà b...
  • Những “con kên kên” trong giới báo chí Việt Nam - kỳ 2
    Nhà báo” Huy Đức, Hoàng Linh, Năm Cam và Ba Tung: Cuộc chơi của tiền và quyền lực ngầm Chúng tôi tiếp tục gửi đến bạn đọc câu chuyện nổi...
  • Sự Thật Về Đại Học Fulbright
    TS Nguyễn Kiều Dung Lời mở đầu: Cựu TT Phan Văn Khải nhầm rồi. Ông muốn thành lập đại học đẳng cấp quốc tế thì phải hỏi các giáo sư, các nh...
  • (không có tiêu đề)
    1 - NHƯ NHỮNG DẤU YÊU 2- TA GỌI TÊN EM “DỊU DÀNG NGỰC BỰ 3- MÁNG CŨ  4-NỤ TÌNH E ẤP SƯƠNG MAI  5- THƯƠNG  6-NGƯỜI ĐÀN BÀ NGÂY THƠ 7- EM HỌC...
Chủ đề Đơn giản. Hình ảnh chủ đề của luoman. Được tạo bởi Blogger.