Dù các nhà dân chủ Việt Nam đã bỏ nhiều công sức để tung hô sứ mệnh vĩ đại của mình, người ta vẫn phải thừa nhận một thực tế rằng ở nước ta, phong trào dân chủ bị kì thị bởi đa phần dân chúng. Các nhà dân chủ càng cố thể hiện mình là vị cứu tinh, thì người dân càng xem họ như bọn phá hoại. Các nhà dân chủ càng khen nhau là anh hùng dân tộc, lương tâm thời đại, chiến sĩ vì tự do hay người phát ngôn của hòa bình và công lý, thì người dân càng nhận diện họ như những gương mặt chí phèo, chợ búa và bất lương. Mỗi lần các nhà dân chủ cố gia tăng tính tổ chức, họ lại dắt nhau vào vài vụ đấu đá nội bộ chí chết, vì quyền lẫn vì tiền.
Cứ như vậy, thay vì tạo ra thay đổi ở Việt Nam, phong trào dân chủ Việt Nam trở thành một trong những cộng đồng trì trệ nhất và vô vọng nhất. Thay vì trở thành những anh hùng như thường cố tỏ ra, họ đang trở thành một bộ phận đáng thương của dân tộc.
Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là ách thống trị của những thế lực phản tự do trong phong trào dân chủ Việt Nam.
THẾ LỰC 1: VIỆT TÂN
Cũng như mọi đảng chống Cộng xuất phát từ tàn tích của chế độ Việt Nam Cộng hòa, Việt Tân tự xưng là một tổ chức đấu tranh cho dân chủ tự do. Tuy nhiên, theo nhiều người từng gia nhập hoặc liên hệ với Việt Tân, đây lại là một trong những thế lực phản tự do nhất.
Tính phản tự do của Việt Tân thể hiện rõ nhất trong bốn việc.
Thứ nhất, là tự biến đảng này thành một đảng gia đình trị, với quyền lực, quan hệ, thông tin và tài chính tập trung hết vào tay gia tộc của người sáng lập, là ông Hoàng Cơ Minh.
Thứ hai, là chống lại tự do ngôn luận, khi liên tục kiếm soát môi trường thông tin của cộng đồng hải ngoại bằng tiền, quan hệ, đấu tố và bạo lực ngầm. Thời trước, trong cộng đồng hải ngoại, bất cứ ai nói ra sự thật về Việt Tân đều bị chụp mũ là cộng sản nằm vùng, rồi nhẹ thì bị đem ra đấu tố trước đám đông, nặng thì bị xã hội đen đánh đập hoặc ám sát. Gần đây, vụ nhà báo Lê Diễn Đức bị RFA đuổi việc chỉ vì viết status chê Mặt trận Hoàng Cơ Minh, tiền thân của Việt Tân, cho thấy "hệ thống kiểm duyệt" của đảng này vẫn còn rất mạnh, và não trạng chính trị cùng cung cách hành xử của nó vẫn chưa tiến gần đến văn minh.
Thứ ba, là không ngừng thâu tóm các hội nhóm độc lập trong xã hội dân sự Việt Nam, để tạo ra tình trạng độc quyền tổ chức trong phong trào. Có những tổ chức dần lệ thuộc về mặt tài chính, thông tin và quan hệ vào những "nhà tài trợ" là đảng viên ngầm của Việt Tân, khi nhận ra thì đã mất hoàn toàn quyền kiểm soát. Có những cá nhân bị Việt Tân bẫy cho đi tù, hoặc bị chính quyền tước bỏ hết kế sinh nhai, tới mức ngoài việc gia nhập và chịu bị kiểm soát để ăn lương Việt Tân ra, họ không còn đường tồn tại.
Thứ tư, là đánh mất hẳn ý nghĩa tốt đẹp của cuộc đấu tranh vì một nước Việt Nam tự do, khi họ tước cuộc đấu tranh này từ đồng bào mình, để bán nó cho nước Mỹ. Chính trị của Việt Tân là thứ chính trị bám đít Mỹ lồ lộ. Họp hành thì treo cờ Mỹ, thộp được đám blogger trong nước cũng phải lôi đi điều trần trước một nghị Mỹ ngồi ngang hàng với ghế Chủ tịch đảng Việt Tân. Việt Tân không phải một đảng của nước Việt Nam tự do dân chủ, nó là một đảng tranh đấu cho quyền kiểm soát của trật tự Mỹ trên đất Việt Nam. Cho nên nó phản tự do, phản dân chủ, và phản quốc.
Nhìn chung, những thủ đoạn phản tự do của Việt Tân rất giống thủ đoạn mà đảng Cộng sản đang áp dụng. Không rõ Việt Tân học Cộng sản, hay Cộng sản học Việt Tân. Bị kẹp ở giữa hai đảng nhiều quyền, nhiều tiền và ngời ngời chính nghĩa ấy, chỉ có các nhà hoạt động Việt Nam là chịu thiệt thòi.
ĐỌC THÊM VỀ VIỆT TÂN:
http://bacaytruc.com/index.php…
2. Giáo hội Công giáo La Mã
Giữa giáo hội Công giáo La Mã và chính thể Việt Nam hiện tại, giáo hội mới đáng được coi là một chế độ độc tài toàn trị thành công.
Một tỉ người dưới quyền giáo hội buộc phải tôn thờ một hệ tư tưởng và niềm tin, và coi nó là chân lí duy nhất đúng. Trong khi đó, ở Việt Nam, chẳng còn mấy người tôn thờ chủ nghĩa Cộng sản.
Giáo hội tự coi mình là một quốc gia khổng lồ, sở hữu đất đai và dân chúng trên khắp thế giới. Hình như tham vọng bành trướng của Quốc tế Cộng sản cũng chỉ bắt nguồn từ tham vọng truyền đạo bằng vũ lực, để thiết lập Nước Chúa trên toàn thế giới của giáo hội Công giáo La Mã mà ra.
Người đứng đầu giáo hội là một ông vua - Giáo hoàng. Trong thời đại ngày nay, đến cả chủ tịch nước Triều Tiên cũng không dám chuyên quyền công khai như thế.
Giáo dân phải gọi giáo chức là Thầy và Cha, cũng như dân Việt xưa kia phải gọi giới chức phong kiến là quan phụ mẫu. Đủ thấy trong cộng đồng Công giáo, giữa người với người không có quan hệ bình đẳng, tự do.
Các nhà dân chủ Việt Nam liên tục chửi cộng sản về tội ác diệt chủng và lừa dối đã rất lâu rồi. Tuy nhiên, ta chưa từng thấy họ nhắc đến những tội ác của giáo hội Công giáo. Cần nhớ rằng nhân danh giáo hội, các đạo quân chinh phạt người Tây Ban Nha đã diệt chủng những 90% dân bản địa Nam Mỹ. Chính giáo hội đã bức hại hầu hết những người có kiến thức khoa học và quan điểm nhân văn mới mẻ trong suốt hàng trăm năm, bằng những phương thức hành hình dã man như treo cổ, quan tài đinh, thiêu sống hoặc bánh xe nước. Nhờ giáo hội, đà phát triển của nhân loại đã thụt lùi nhiều thế kỷ, và vô số sự thật đã bị chôn vùi nhiều thế kỷ. Có chiến tích nào của cộng sản sánh bằng giáo hội không?
Cũng chớ nên quên rằng những phong trào dân chủ đầu tiên không phải là phong trào chống cộng, mà nhắm đến việc lật đổ giáo hội và giới tăng lữ.
Nhưng những điều này, người trong phong trào dân chủ Việt Nam chẳng mấy khi dám phát biểu. Vì sao lại như vậy? Và nếu thế, thì đây có còn là phong trào vì tự do không?
Chỉ cần nhìn tỉ lệ người Công giáo trong phong trào dân chủ Việt Nam, nhất là ở những vị trí trọng yếu và những gương mặt nổi tiếng, ta sẽ có ngay câu trả lời.
Công giáo chỉ chiếm 1% dân số Việt Nam, nhưng phải chiếm tới quá nửa số người thực sự tham gia các hoạt động đối lập trong nước. Công giáo và phong trào dân chủ Việt Nam dính với nhau như hình với bóng, tới nỗi mỗi lần nhắc đến biểu tình, chống Cộng hoặc dân oan, những người bình thường trong xã hội lại liên tưởng đến đám đông giáo dân, các lớp cảm tình đảng trong nhà thờ, hoặc các trang Công giáo tuyên truyền chính trị.
Nhưng người Công giáo giành được vị trí đó không phải bởi họ yêu tự do hơn bộ phận còn lại của dân tộc Việt Nam.
Vấn đề nằm ở chỗ từ lúc mở cửa, quan hệ giữa chính quyền và phương Tây vẫn đang ấm dần. Đánh chó phải ngó mặt chủ. Vatican, một quyền lực lớn ở phương Tây, coi các khuôn viên nhà thờ là đất của họ, và giáo dân là dân của họ, nên phía chính quyền cũng ngại xâm phạm. Vì thế, mỗi dịp bị chính quyền rượt, các nhà dân chủ cứ chui vào nhà thờ trốn là được yên thân. Nhiều nhà hoạt động đã cải đạo Công giáo để được giáo hội bảo kê, và để tranh thủ sự ủng hộ của một thành phần dân chúng đông đảo đã có sẵn hận thù dai dẳng với chính quyền. Những nhà hoạt động gốc Công giáo cũng nhanh chóng vượt mặt các thành phần không Công giáo, để giành vị trí cao trong giang hồ dân chủ. Đây là một xu hướng dễ hiểu, vì trong phong trào dân chủ Việt Nam, trừ người của Việt Tân và của các phe cánh trong chính quyền ra, chỉ người của giáo hội mới được chống lưng về tiền bạc, an ninh, truyền thông và quan hệ. Vì đa số các nhà hoạt động đều có nhu cầu nương tựa vào lãnh thổ, tài chính và đám đông của giáo hội, phong trào dân chủ Việt Nam dần lệ thuộc vào giáo hội Công giáo, và bị nó chi phối mọi bề. Những nhà hoạt động không lệ thuộc dần ít đi: họ không chết trong tay chính quyền thì cũng chết trong tay các nhà hoạt động Công giáo.
Nhưng vì sao Công giáo Việt Nam lại nhiệt tình chống Cộng? Trong thực tế, động lực đấu tranh của người Công giáo hoàn toàn không xuất phát từ khát vọng tự do. Ở nhiều giáo xứ trong khu vực Nghệ Tĩnh, chính quyền độc tài một thì cha xứ độc tài gấp mười. Người Công giáo Việt Nam chủ yếu đấu tranh vì thù hận.
Đọc lại lịch sử cấm đạo từ thời Trịnh - Nguyễn đến nay, và những cuộc đụng độ đẫm máu giữa dân Công giáo và chính quyền trong nửa sau thế kỷ 20, ta có thể phần nào thông cảm cho sự thù hận dai dẳng ấy.
Nhưng thông cảm không có nghĩa là đồng cảm. Người Công giáo nên thôi phán xét người khác để tự nhìn lại bản thân. Họ chửi chính quyền bạo lực, nhưng chính họ hả hê khi bắt nhốt công an vào giáo xứ để đánh đập và quay phim. Họ lên án những vụ cướp đất của chính quyền, nhưng họ chưa từng bày tỏ thái độ ăn năn về vụ phá hoại tháp Báo Thiên để cướp đất xây nhà thờ lớn. Họ nói chính quyền theo đuổi một chủ nghĩa lỗi thời, độc quyền chân lý và bưng bít thông tin, trong khi chính họ coi vài mẩu truyện cổ tích mấy nghìn năm tuổi như chân lý duy nhất đúng, và dạy con rằng thuyết tiến hóa là một điều cầm kỵ. Thật đáng lo ngại khi một lực lượng phản tự do như thế dần thống lĩnh phong trào dân chủ Việt Nam.
Tư duy độc tài chuyên chính của những nhà hoạt động Công giáo đang nuốt chửng và phá nát phong trào. Chính họ tạo ra lối suy nghĩ rằng nhân quyền là một chân lý tối thượng, một luật Chúa mà con người phải sùng bái và bảo vệ bằng thánh chiến, thay vì một bộ công cụ thực tiễn để điều phối quan hệ lợi ích giữa người với người. Cũng chính họ tạo ra lối phát ngôn đánh đồng Cộng sản với vô thần, vô thần với ma quỷ, và ma quỷ thì không có nhân quyền, phải tiêu diệt tận gốc.
Gần đây, quan hệ ngoại giao giữa Vatican và Hà Nội lại ấm dần. Lần này, vì cà rốt hiệu nghiệm hơn, người ta vứt bớt gậy. Giáo hội vừa bán phứt sự hậu thuẫn mà lâu nay họ dành cho dòng Chúa Cứu thế ở Sài Gòn, để đổi lấy những hợp tác với chính quyền Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục. Với phong trào dân chủ, đây cũng là một dịp may.
3. Các cựu quân nhân, viên chức của cả hai chế độ
Các cựu quân nhân, viên chức của cả miền Bắc lẫn miền Nam đều đang tạo thành những thế lực phản tự do trong phong trào dân chủ.
Đối với nhiều dân tộc khác, cộng đồng hải ngoại là một cửa ngõ tự do và một nguồn lực thúc dẩy dân chủ hóa mạnh mẽ. Cộng đồng người Việt ở hải ngoại thì ngược lại, nó là một chướng ngại vật cản trở tự do. Trước hết, cần nhớ nó có một xuất phát điểm khá tồi tàn. Hầu hết thành viên của cộng đồng này là những người miền Nam trốn chạy khi chế độ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ cuối cuộc nội chiến. Họ mang theo mình cả tinh thần của những kẻ trốn chạy trong tuyệt vọng và hận thù, lẫn tinh thần của một chế độ thua trận vì khôn vặt và tham nhũng. Vấn đề nằm ở chỗ có một bộ phận người Việt hải ngoại không ngừng gìn giữ những tinh thần đó để trục lợi suốt hàng chục năm từ đó tới nay. Đó là những cựu quân nhân và công chức của chế độ Việt Nam Cộng hòa. Chừng nào cộng đồng hải ngoại còn bị hận thù ám ảnh, và còn thờ cúng cái tử thi của chế độ cũ ở miền Nam, thì chừng đó đám người này còn có thể kiếm lợi, kiếm danh qua những "ủy ban tranh đấu" chỉ có công dụng thao túng cộng đồng, hoặc những "chính phủ lưu vong" lập nên để bịp tiền và tự sướng.
Những cựu binh đầy hận thù không phải là loại người tỉnh táo và có hiểu biết để phấn đấu cho dân chủ. Một cộng đồng tẩy chay, đấu tố và đánh đập những người bị nghi là "hòa giải với Cộng sản", hoặc "tuyên truyền văn hóa Cộng sản" thì không có tự do. Một cuộc biểu tình chỉ cho phép treo cờ vàng, và nghiêm cấm treo cờ đỏ thì có còn là một cuộc biểu tình vì tự do không? Nếu yêu tự do, cộng đồng người Việt hải ngoại nên đấu tranh lật đổ đám độc tài nội bộ đang đè đầu cưỡi cổ mình, thay vì đấu tranh chống một chủ nghĩa mà ngày nay thực ra chẳng ai dùng nữa.
Các cựu quân nhân, viên chức của chế độ hiện hành cũng đang tạo thành một nhóm quyền lực không đơn giản trong phong trào dân chủ. Họ bao gồm những vị được ngợi ca là "cộng sản gộc", "cựu chiến binh", hoặc "đảng viên bỏ đảng", mà thỉnh thoảng vẫn làm ỏm tỏi trên báo chí trong những vụ ký kiến nghị hoặc viết thư tay. Tôi không hiểu vì sao dư luận của phong trào dân chủ lại cho rằng những vị "cộng sản gộc" này đáng tin hơn những người Việt Nam bình thường khi mở miệng phê phán đảng Cộng sản Việt Nam. Theo tôi, loại người ngậm miệng ăn tiền trong thời bình và khi tại vị, nhưng lại trở mặt ném đá tập thể cũ lúc loạn lạc và khi đã hạ cánh an toàn, ngoài hèn ra, còn hơi bội nghĩa.
Thế lực này phản tự do ở hai điểm. Thứ nhất, dù đã đốt thẻ đảng đi chăng nữa, họ cũng không rũ được cái văn hóa độc đoán và bè cánh vẫn ngự trị trong đảng Cộng sản Việt Nam. Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời, họ bê nguyên xi cung cách độc đoán và thói quen chia bè kết đảng, đấu đá nội bộ ấy vào phong trào dân chủ, rồi lan tỏa nó rộng khắp để giữ quyền lực của mình trong phong trào. Cái trật tự bô lão làm ngu hóa và già hóa phong trào dân chủ Việt Nam, cùng những vụ đấu đá lùm xùm trong nhóm 72 nhân sĩ, Việt Nam Thời báo, No-U,... đều do thói tham quyền cố vị của nhóm thế lực này mà có.
Thứ hai, trong thực tế, tuyệt đại đa số những bô lão này đều không hoạt động chính trị vô tư và độc lập. Họ hầu hết chỉ là vòi bạch tuộc và cái loa phóng thanh mà một nhóm lợi ích trong chính quyền cài vào phong trào dân chủ. Những nhóm lợi ích này ngoài mặt tỏ ra bảo thủ và đoàn kết, nhưng ai nấy vẫn luôn ngầm thiết lập quyền lực riêng của mình trong mọi địa hạt của xã hội, hòng chuẩn bị nhiều phương án khi các biến cố chính trị ngộ nhỡ xảy ra. Nhìn thái độ của Huy Đức với Võ Văn Kiệt, hoặc quan hệ dan díu của nhóm 72 nhân sĩ với quỹ Phan Chu Trinh của Nguyễn Thị Bình và tiết mục quảng cáo lặp đi lặp lại mà nhóm này dành cho nhân vật Phan Chu Trinh, ai cũng hiểu rằng họ phục vụ cho phe cánh nào, và được chống lưng bởi thế lực nào.
Bước vào phong trào dân chủ, ai cũng phải xoen xoét ca ngợi Xã hội Dân sự và hô hào Độc lập - Tự do. Nhưng ở lâu, mới biết Xã hội Dân sự chỉ là con tốt thí của bọn cầm quyền, và chẳng cái loa phóng thanh nào dám giữ mình Độc lập - Tự do khỏi những quyền lực chống lưng ở trong và ngoài nước.
(còn nữa)
[Nhà Dân Chủ]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét