Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Khi Nhân Quyền Bị HRW Lợi Dụng



Nhân quyền nói một cách dễ hiểu là quyền con người, là những quyền tự nhiên của con người. Đó là những quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Một khi những quyền ấy theo luật tự nhiên thì nó phải đương nhiên phải được tồn tại không thể bị tước bởi bất cứ ai, bởi bất cứ chính thể nào. Từ thuở hồng hoang loài người đã từng được hưởng quyền bình đẳng ấy một cách đầy đủ nhất, trong sáng nhất. Sự chiếm hữu, sự áp đặt…không tồn tại ở thời kỳ này, ấy vậy mà từ khi loài người bước vào xã hội có tổ chức thì món quà mà tạo hóa ban tặng đã trở nên đắt giá, nhân loại đã phung phí biết bao nhiêu công sức kể cả máu xương với mục đích tìm lại cái quyền tự nhiên thuở hồng hoang đó. Chính luật tự nhiên thuần khiết đó đã bị mọi chính thể vi phạm bởi các luật thực định, luật thực hiện ý chí của giai cấp cầm quyền. Đã 68 năm trôi qua kể từ ngày 2-9-1945 khi bản “Tuyên ngôn độc lập vang lên trên Quảng trường Ba Đình, lịch sử dân tộc Việt Nam đã sang trang mới, từng bước tạo ra thế và lực mới, vững chắc trên con đường phát triển và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Trong xu thế phát triển năng động ấy, bên cạnh những thuận lợi, dân tộc Việt Nam phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức khi mà những kẻ thiếu thiện chí luôn sử dụng những chiêu bài dân tộc, dân chủ, tôn giáo, nhân quyền…nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và sự nghiệp đổi mới toàn diện của đất nước. Trước những thủ đoạn đó, những lời suy rộng trong Tuyên ngôn độc lập năm nào lại vang lên khẳng định lại ý chí của toàn dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do và “Toàn thdân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.

Các thế lực chống đối Việt Nam đang lợi dụng vấn “dân chủ”, “nhân quyền chống phá Việt Nam quyết liệt. Gần đây, trong tiến trình toàn dân góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, xuất hiện một số đòi hỏi, yêu sách mang tính cực đoan rằng: Nhà nước phải cho người dân được tự do bày tỏ quan điểm chính trị, tự do lập hội, hội họp, biểu tình, tự do ra báo tư nhân, nhà xuất bản tư nhân, tự do hoạt động tôn giáo…Họ đã ráo riết tuyên truyền và hoạt động bất chấp những quy định của pháp luật hiện hành. Thậm chí, họ cũng không hiểu hoặc cố tình không hiểu rằng, chính luật nhân quyền quốc tế cũng ghi rõ một số quyền có thể bị hạn chế vì an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe cộng đồng và tự do của người khác. Họ đã cố tình đổi trắng thay đen, vu khống, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước rêu rao “dân chủ, nhân quyền bị vi phạm, tín ngưỡng tôn giáo bị cấm đoán và “nhân dân phải sống trong đói khổ, bị sự ức hiếp, ai oán…” Ngày 24-10-2013 một văn thư của tổ chức HRW (Human Rights Watch Giám Sát Nhân Quyền) gởi tới Quốc Hội Việt Nam nhân khi các đại biểu cơ quan lập pháp Việt Nam nhóm phiên họp nhằm xem xét và bỏ phiếu với các nội dung sửa đổi hiến pháp từ ngày 23 tháng này đến ngày 30 tháng 11 -2013 đã có những lời lẽ như: “Quốc Hội Việt Nam đang đứng trước một ngã rẽ lịch sử, bất kỳ mệnh lệnh của đảng cộng sản đương quyền, hãy tận dụng thời cơ này mang lại sự thay đổi ý nghĩa cho hiến pháp cũng như cho một cơ chế pháp lý vốn luôn chối bỏ những quyền căn bản của người dân một cách có hệ thống” ?! Ông Philip Robertson, phó giám đốc Phân Ban Châu Á của tổ chức HRW đã có những phát biểu hồ đồ rằng: “Quốc hội nên tận dụng cơ hội này bảo đảm chắc chắn rằng diện mạo mới của bản hiến pháp được cải tiến phải phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Từ lâu Việt Nam đã ký kết Công Ước Quốc Tế Nhân Quyền song trên thực tế điều đó không biến luật pháp Việt Nam thành một hệ thống pháp lý bảo vệ quyền con người theo đúng tiêu chuẩn của quốc tế, và hiến pháp Việt Nam cũng đi theo con đường đó. Căn cứ vào Điều 4 Hiến Pháp chẳng hạn, khẳng định vị trí và vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam, và bây giờ đang cầm quyền này đang muốn quốc hội bỏ phiếu vì những thay đổi hiến pháp, thì người ta có thể thấy rồi ra quyền dân sự và quyền chính trị của người dân sẽ một lần nữa bị khước từ bởi qui định một đảng duy nhất cầm quyền sẽ không thay đổi. Như vậy, đảng cầm quyền sẽ mặc sức can thiệp vào những phong trào dân chủ và nhân quyền của các tổ chức dân sự và tổ chức chính trị như đã làm trước nay”.?! HRW đã có dã tâm khi đưa ra những nhận định trên, âm mưu phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vậy đâu là sự thật, đâu là bịa đặt giả dối đầy mưu đồ của tổ chức này ? Là những người dân của một dân tộc yêu chuộng hòa bình và đã từng chịu nhiều tổn thất về nhân quyền do ách xâm lược của chủ nghĩa thực dân, quốc gây ra, nhân dân Việt Nam luôn ý thức rằng, quyền con người đầu tiên và cơ bản nhất là quyền được sống trong một đất nước có chính quyền, tự do và độc lập. Quyền con người là thành quá trình phát triển của lịch sử lâu dài sự nghiệp đấu tranh giải phóng, cải tạo xã hội và cải tạo thiên nhiên của nhân loại. Tuy nhiên, quyền con người còn mang tính đặc thù dân tộc, khu vực và bối cảnh khác nhau về chính trị, lịch sử, văn hoá và tôn giáo. Chính từ những đặc điểm này mà trên thế giới tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về quyền con người.

Việt Nam đã tham gia và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền. Đến nay, Việt Nam đã tham gia, ký kết 8 công ước quốc tế cơ bản về quyền con người và nhiều công ước về quyền lao động, đang nghiên cứu gia nhập Công ước chống tra tấn. Bên cạnh việc tham gia các diễn đàn đa phương, nhất là một số cải cách của Liên hợp quốc về quyền con người. Việt Nam còn thúc đẩy các hoạt động hợp tác song phương trong lĩnh vực quyền con người, như đối thoại nhân quyền thường niên, triển khai các dự án hợp tác, chủ trì đăng cai tổ chức một số hội thảo, hội nghị quốc tế về nhân quyền. Các hoạt động hợp tác quốc tế nói trên đã góp phần tích cực vào việc quảng bá, tuyên truyền đến cộng đồng quốc tế về thành tựu bảo vệ quyền con người của Việt Nam. Qua đó, bạn bè và cộng đồng quốc thiểu rõ hơn về chủ trương, chính sách, pháp luật và thực thi nhiệm vệ bảo đảm nhân quyền của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đấu tranh trực diện với các luận điệu xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền và giải tỏa những thông tin không đúng về tình hình nhân quyền Việt Nam.
Thực tế lịch sử Việt Nam khi đất nước giành được độc lập năm 1945 đến nay chứng minh rõ ràng rằng, chỉ khi dân tộc được tự do thì nhân quyền mới có cơ sở thành hiện thực. Cũng chính lịch sử giữ nước lâu dài của dân tộc đã cho thấy, bất kỳ sự chống phá, can thiệp nào từ bên ngoài, dù núp dưới chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền hay bất cứ chiêu bài nào khác, cũng sẽ thất bại trước sức mạnh đoàn kết dân tộc Việt Nam. Họ không thừa nhận tính đặc thù của quyền con người, cho rằng quyền con người chỉ là giá trị chung không phụ thuộc vào pháp luật hay đạo đức của bất kỳ xã hội nào và phải được áp dụng với những chuẩn mực và phương thức đồng nhất mọi quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị, kinh tế, lịch sử và văn hoá. Họ rêu rao quan điểm “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, tuyệt đối hoá quyền tự do cá nhân, đặc quyền của cá nhân cao hơn chủ quyền của cộng đồng dân tộc. Vì vậy, chúng ta phải kiên quyết đấu tranh làm rõ âm mưu thâm độc này. Xây dựng nhà nước dân chvà pháp quyền, nâng cao dân trí ai ai cũng phải đặt mình dưới Hiến pháp và pháp luật, mọi công dân được bình đẳng trước pháp luật, được làm tất cả mọi việc mà pháp luật không cấm.
Các quyền con người được thực thi trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, được luật hoá trong Hiến pháp của Nhà nước Việt Nam, được bảo đảm ngày càng đầy hơn cùng với sự phát triển của đất nước trong quá trình hội nhập kinh tquốc tế. Quan điểm về quyền con người của Đảng và Nhà nước Việt Nam dựa trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, truyền thống văn hoá dân tộc và xem xét, chọn lọc những tiêu chuẩn về quyền con người được thế giới thừa nhận rộng rãi . Trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, chương v “Quyền con người” được đưa từ vị trí thứ 5 lên vị trí thứ 2, Sự thay đổi thực tế này cũng phản ánh ý chí và quyết tâm của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trong thực hiện quyền con người, vừa phản ánh rõ nhận thức chân xác hơn của chúng ta về vị trí, tầm quan trọng về quyền con người, vừa phù hợp với thông lệ luật pháp quốc tế. Quyền con người được bổ sung vào cùng với quyền và nghĩa vụ công dân. Dự thảo cũng đã xác định rõ trách nhiệm Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người, bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân. Qua kinh nghiệm đấu tranh cách mạng, Đảng khẳng định rằng, Đấu tranh chống các thế lực thực dân, phong kiến, giành độc lập dân tộc cũng là nhằm giành quyền tự do cho cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng, “nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì”. Ngày nay, quyền con người đẫ được quốc thóa về nhiều mặt nhưng việc bảo đảm quyền con người, trước hết và chủ yếu, vẫn thuộc thẩm quyền của các quốc gia. Trách nhiệm pháp lý này đã được Liên hợp quốc quy định trong các văn kiện quốc tế về nhân quyền. Mặt khác, Hiến chương Liên hợp quốc cũng nhấn mạnh “Không quốc gia nào , kể cả Liên hợp quốc, có quyền can thiệp vào công việc thực chất thuộc thẩm quyền quốc gia”.
Xã hội vận động và phát triển bao giờ cũng do những cá nhân sống và hoạt động, theo đuổi những lợi ích khác nhau. Nhưng, chính những nhu cầu, lợi ích, mục đích, hoạt động ấy của con người lại bị ràng buộc trong mối quan hệ với những người khác, với xã hội. Do đó, nó luôn luôn bị chi phối bởi cái tất yếu trong mối quan hệ nhân quả. Giải quyết thoáng giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội là vấn cốt lõi của động lực phát triển xã hội. Lịch sử cho thấy bất cứ quốc gia nào, vấn lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội cũng đều có xung đột những mức khác nhau. Giải quyết những xung đột ấy, điều chỉnh nó sao cho có sự hài hoà tương đối, cùng chấp nhận được”, không gây xáo trộn trật tự xã hội hiện hành, Cũng không ai phủ nhận tầm quan trọng của quyền con người, với ý nghĩa là những giá trị nhân văn, là động lực thúc đẩy sự tiến bộ của các dân tộc và toàn nhân loại. Tuy nhiên, việc tuyệt đối hóa và cực đoan hóa các quyền cá nhân có thực sự thúc đẩy sự phát triển của các xã hội và bảo về các quyền của mọi cá nhân? Một thực tế không thể phủ nhận, rằng cá nhân không bao giờ và không thể tồn tại tách rời với cộng đồng. Trong mối quan hệ với cộng đồng, mỗi cá nhân có các quyền và tựdo, nhưng nhất thiết không phải là những quyền, tự do tuyệt đối. Nếu mọi cá nhân đều có các quyền và tự do tuyệt đối, cộng đồng sẽ không tồn tại. Bên cạnh các quyền cá nhân, có quyền tập thể của các cộng đồng. Quyền này nhằm mục đích bảo đảm những lợi ích chung của tất cả thành viên. Quyền cộng đồng hoàn toàn không phải là sản phẩm của sự tự nhiện, mà là kết tinh của nền văn minh nhân loại và đã được thừa nhận đồng thời với các quyền cá nhân trong các văn kiện quốc tế về nhân quyền. Người dân Việt Nam kiên quyết phản đối cái gọi là “góp ý’ mà một số cá nhân tổ chức luôn luôn thiếu thiện chí với Việt Nam trong vấn đề nhân quyền đưa ra, cũng như việc lợi dụng vấn nhân quyền can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam dưới bất kỳ hình thức nào thì cũng bị chính dư luận nhân dân trong nước yêu chuộng hòa bình và công lý lên án mạnh mẽ.

Hoa Kỳ 27-10-2013
Amari TX

Hãy nói, “Mình lại yêu nhau… thêm một lần nữa!” với người bạn yêu




Tôi nhớ đến một câu danh ngôn nổi tiếng, “Không phải tình bạn nào cũng biến thành tình yêu nhưng tình yêu trong sáng luôn xuất phát từ tình bạn đẹp”.

“Có những khi thượng đế ban tặng cho ta một thứ tình cảm thiêng liêng mà không phải tình yêu nhưng nó giúp ta mạnh mẽ và có sức mạnh hơn khi đương đầu với nỗi buồn, sự sợ hãi của cuộc sống. Những tình cảm đó như sợi dây vô hình không bao giờ mất đi nếu ta biết trân trọng và luôn đặt bên mình. Trong những tháng năm đi qua đời ta, ta có thể có nhiều bạn bè nhưng sau những thử thách, nhọc nhằn thì những người ở lại bên ta, lắng nghe ta và chia sẻ cho ta những gì họ nghĩ mới là một tình bạn đáng để trân trọng và coi như bảo bối mà khi làm mất đi rồi thì sẽ không bao giờ tìm lại được.” - (Trích từ tuyển tập).



Bìa cuốn sách


Tình yêu được sinh ra từ tình bạn thì ta chẳng bao giờ nhận biết được, đôi khi dù nhận biết được đi chăng nữa ta cũng cố tình không thừa nhận, bởi ta sợ rằng, nếu như tình yêu đó chỉ xuất phát từ một phái thì chính ta lại đánh mất đi tình bạn đẹp.


Tình yêu được bắt đầu từ tình bạn sẽ khiến ta bồn chồn, lo lắng… Ta muốn nắm lấy nhưng lại thấy nó rất mơ hồ, “Nhưng khoảng cách giữa lý trí và trái tim xa lắm, một lần nữa cô rơi vào hoang mạc của sự nhớ nhung, quay quắt và mơ hồ. Con đường cô vô tình lạc lối sang có đang đúng hay đi mãi vẫn chỉ có mình cô bước…

Hoang hoải trong miền nhớ, cô giật mình tỉnh giấc giữa đêm rồi loay hoay trong bộn bề những suy nghĩ, tình yêu cô đang mang có phải là tình yêu, rồi ngày nào đó nó sẽ trở thành ngọn lửa sưởi ấm trái tim cô hay lại thiêu đôt đi mọi thứ mà cô đã có và đang có?!... Dừng lại hay bước tiếp cô cũng không đoán định được nữa bởi tình yêu cô dành cho anh đang lớn dần và cô muốn nói với anh dù có điều gì xảy ra ở phía trước…” - (Trích từ tuyển tập).

Tình yêu là thế đó, những lúc ta tưởng lấy được hết can đảm, dùng cảm xúc để bày tỏ tình cảm nhưng sự can đảm đó lại tan biến đi trong phút chốc khi phát hiện ra ta không phải là tình yêu mà người ta yêu đang kiếm tìm.

Tình yêu thật lạ, khi còn ở bên mình ta cảm thấy vô thường và không trân trọng, nhưng khi nó rời xa, ta lại thấy sự mất mát to lớn, ta cố nắm giữ, cố nứu kéo… bất thành.

Dù lý trí bảo quên, “nhưng trái tim cô vẫn âm thầm nhói đau, những ngày tháng hôm qua dù có bên nhau nhưng nó chỉ là miền đáng nhớ mà có lẽ anh dành cho cô như một món quà của một người bạn đáng quý dành cho nhau. Cô đang lầm lẫn tình cảm của mình hay trái tim cô cố chấp không chịu thừa nhận tất cả đã là ngày hôm qua, tất cả đã là ký ức ngủ quên, trái tim cô đang âm thầm luyến tiếc những ngày tháng bên anh mà cô vô tình không nhận ra cô đã yêu anh nhường nào và giờ trái tim ấy đang khóc khi cơn gió lạ đã mang anh đi xa cô. Những đêm thao thức với nỗi nhớ anh, cô không biết ngày mai khi gặp anh cô sẽ đối diện sao, vẫn coi anh là người bạn thân như khi nào hay khoảng cách lúc này đã là quá xa.” - (Trích từ tuyển tập).

Có người nói với tôi rằng, giữa nam và nữ rất khó có thể có một tình bạn thân thiết nhưng tôi lại nghĩ khác, khó chứ không phải là không thể. Nhưng chỉ đến khi chính bản thân mình rơi vào hoàn cảnh đó mình mới nhận ra rằng “giữa nam và nữ thật sự khó tồn tại một tình bạn thân” bởi khi quá thân thiết ta lại không nhận ra rằng tình yêu đang tồn tại trong ta. Chỉ khi có người thứ ba xuất hiện xen lẫn vào tình bạn đó ta mới thực sự hiểu rằng đó không đơn thuần là tình bạn mà chính nó là gốc rễ của tình yêu.

Tình yêu, tình bạn, là một ranh giới rất mong manh. Bởi ranh giới đó được hình thành từ sự quan tâm, lo lắng… hay sự nhớ mong khắc khoải.

Tôi nhớ đến một câu danh ngôn nổi tiếng, “Không phải tình bạn nào cũng biến thành tình yêu nhưng tình yêu trong sáng luôn xuất phát từ tình bạn đẹp”.
Hãy yêu khi mình có thể, hay lắng nghe con tim và hãy bộc lộ tình cảm, “Mình lại yêu nhau… thêm một lần nữa!” với người bạn yêu.
Vì thế,

Đừng bao giờ nói lời tạm biệt nếu bạn vẫn muốn cố gắng, đừng bao giờ bỏ cuộc nếu bạn cảm thấy còn có thể tiếp tục. Đừng bao giờ nói bạn không yêu ai nữa nếu ánh mắt ai đó vẫn còn có thể giữ chân bạn!

Nguồn: NXBVH

Bản đồ xu hướng sex của các nước trên thế giới



Các quốc gia khác nhau có thói quen tình dục khác nhau, ở độ tuổi trung bình, ở mật độ quan hệ tình dục và cả mức hài lòng cũng khác nhau.

Nhà sản xuất bao cao su lớn nhất thế giới Durex đã thực hiện một cuộc khảo sát về xu hướng tình dục trên toàn cầu trong quãng thời gian từ 2005 – 2009. Các xu hướng này được phản chiếu thông qua các bản đồ màu sắc có tên là ChartsBin. Sau đây là 3 bản đồ thể hiện các xu hướng chính trong đời sống tình dục của con người.

Tuổi đời trung bình của lần quan hệ tình dục đầu tiên







Trẻ nhất trong danh sách là Iceland ở độ tuổi trung bình là 15,6 tuổi. Người Israel có độ tuổi trung bình ở mức 16,7 tuổi, tiếp theo đó là Brazil với 17,4 tuổi. Đáng ngạc nhiên khi Mỹ có độ tuổi trung bình của lần quan hệ tình dục đầu tiên là 18 tuổi bởi nước này có khái niệm cuộc sống tự do nổi tiếng nhất thế giới. Đông Á là nơi phải chờ ​​đợi lâu nhất cho “lần đầu tiên” khi Trung Quốc là 22,1 tuổi, thậm chí Malaysia có mức trung bình tận tới 23 tuổi. Độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 18 tuổi.

Số người quan hệ tối thiểu một lần trong tuần




Hy Lạp đứng đầu danh sách có số người nhiều nhất quan hệ tình dục trong tuần với mức 87%. Brazil và Nga đứng khá cao trong danh sách lần lượt là 82% và 80%. Chỉ có khoảng một nửa số người ở Mỹ có quan hệ tình dục hàng tuần với mức 53%. Nhật Bản có mức dân số quan hệ tình dục hàng tuần 34%, cũng là quốc gia ít “đều đặn” nhất.

Mức độ hài lòng trong quan hệ tình dục







Nigeria có chỉ số hài lòng nhất đối với việc quan hệ tình dục với mức 67% và tiếp theo là Mexico với 63%. Chỉ có 51% người Hy Lạp hài lòng với quan hệ tình dục của họ ngay cả khi họ đứng đầu danh sách quốc gia "quan hệ tình dục nhiều nhất mỗi tuần". Mỹ chỉ có 48% người hài lòng, nhưng đứng cao hơn so với Brazil, Trung Quốc và Nga, các quốc gia này đều chỉ có 42% dân số thỏa mãn với đời sống tình dục của mình. Nhật Bản, nước có mức quan hệ tình dục thường xuyên ít nhất, cũng là quốc gia có sự hài lòng tình dục thấp nhất ở mức 15%.


Minh Anh

ĐBQH Đỗ Văn Đương: “Tướng hiện nay nhiều quá”


“Tôi nghĩ tướng là một người thủ lĩnh, cũng nên chỉ bố trí ở những địa bàn trọng điểm, cấp độ dân số hoặc biên chế bao nhiêu lực lượng trở lên mới được. Tướng chỉ nên dành cho người đứng đầu thôi, còn cấp phó thì thôi”.

ĐBQH Đỗ Văn Đương thể hiện quan điểm khi trao đổi với phóng viên bên lề kỳ họp Quốc hội sáng 28/10.

Một vấn đề được nhắc tới nhiều trong thời gian qua là việc quy trách nhiệm cho người đứng đầu địa bàn. Theo ông trong thời gian tới cần phải triển khai theo hướng nào để chủ trương này mang lại hiệu quả?
Tôi lấy một ví dụ trên địa bàn thủ đô, từ ngày anh Nguyễn Đức Chung lên làm Giám đốc Công an Hà Nội, tình hình an ninh trật tự ở Hà Nội đã đảm bảo hơn so với địa phương khác.

ĐBQH Đỗ Văn Đương trao đổi với phóng viên sáng 28/10.


Nhưng giám đốc cũng không thể trăm tay nghìn mắt được, mà dưới đó phải là phường, quận, lực lượng này có vai trò hết sức quan trọng. Vì thế trước tiên phải quy trách nhiệm cho những người đó khi để xảy ra tội phạm lộng hành.

Theo ông, có sự thỏa hiệp của lực lượng công an phường không, khi trên địa bàn đó không phát hiện ra tội phạm, dù nó đang tồn tại?

Cái này dư luận cũng nói có những trường hợp như thế. Rõ ràng nơi đó bán ma túy, rõ ràng nhà hàng đó có mại dâm mà tại sao không biết? Anh biết quá đi chứ. Tôi cho rằng những trường hợp đó có thể quy trách nhiệm được.

Nếu anh không biết anh cũng thiếu trách nhiệm, chứ chưa nói chuyện bao che. Anh quản lý địa bàn nhưng lại để nạn cờ bạc, mại dâm, ma túy diễn biến phức tạp như vậy thì rõ ràng anh thiếu trách nhiệm, hoặc năng lực kém, có thể thay ngay những trường hợp đó.

Nhưng trên thực tế hiếm có cán bộ công an phường nào bị xử lý?

Thì bây giờ phải nêu ra, phải có quy định nếu xảy ra tệ nạn, tình hình an ninh trên địa bàn phức tạp thì phải thay luôn người phụ trách. Nếu cố ý bao che, vụ lợi cá nhân thì phải xử lý một vài anh để răn đe.

Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, trong ngành công an thời gian qua đã phong tướng lĩnh rất nhiều, thậm chí các địa phương bây giờ hầu như ngành công an đều là tướng lĩnh đứng đầu, hay có những tổng cục đến 4 trung tướng, 6 – 7 thiếu tướng… Với tình hình phức tạp như hiện nay, đánh giá gì về số lượng tướng lĩnh được phong nhiều như vậy trong bối cảnh tình hình an ninh trật tự hiện nay?

Đây là một câu hỏi rất khó. Ở Việt Nam riêng lực lượng vũ trang được gắn với cấp hàm. Bên cạnh chức vụ giám đốc, tổng cục trưởng, ngay tổng cục phó, hay phó giám đốc công an các địa phương cũng được phong tướng. Hàm tướng hiện nay nhiều quá.

Tôi nghĩ tướng là một người thủ lĩnh, cũng nên chỉ bố trí ở những địa bàn trọng điểm, cấp độ dân số hoặc biên chế bao nhiêu lực lượng trở lên mới được. Tướng chỉ nên dành cho người đứng đầu thôi, còn cấp phó thì thôi.

Nhưng giờ đã chót phong rồi, tới đây theo tôi khi sửa Luật thì phải hạn chế lại. Còn những người đã phong rồi thì thôi không hồi tố nữa, vì vài năm tới số này về hưu rồi sẽ bớt số lượng tướng lĩnh đi...

Xin cảm ơn ông!

Thành Nam

Thương cái nhẹ dạ đàn bà




Nàng đẹp lắm, có mà đi thi ít cũng hoa hậu cấp quận chứ chẳng chơi. Thế nhưng nàng lại quá nhẹ dạ. Nhan sắc là vũ khí, nhưng nhan sắc đôi khi cũng là chỗ yếu của đàn bà.





Nàng đẹp, nên nhiều người tấn công ngay từ thời còn rất trẻ. Cái người tấn công nàng đầu tiên chẳng đáng bén gót cho nàng thế mà nàng đã đổ gục ngay lập tức.

Thế là 19 tuổi nàng đã đi lấy chồng vì nhẹ dạ tin vào cái vóc dáng to cao lực lưỡng, vào cái điệu bộ ngang tàng khí phách của hắn và vào những lời đường mật ngọt ngào của hắn. Lấy được nàng dễ quá, nàng lại thơ ngây, mỏng manh hoài, hắn bắt đầu lượn trong khi nàng sinh một rồi hai con. Rồi cứ thế nàng vò võ nuôi con, cày cục đi làm kiếm tiền. Còn hắn tiếp tục lượn khắp mọi bông hoa nào mà hắn tình cờ gặp trên đời.

28 tuổi, nàng sa vào lưới tình của một người đàn ông đã có vợ. Không phải vì nàng lẳng lơ lăng loàn gì mà chỉ vì nàng quá buồn, quá cô đơn. Nên khi kẻ kia vừa buông lời thương xót nhan sắc đơn côi là nàng nghĩ mình đã tìm được người tri kỷ. Bắt đầu từ đó, nàng như người tay ướt, nắm vội hết cuộc tình này đến cuộc tình khác mà vẫn cứ trượt khỏi những bấu víu của mình. Vẫn chỉ là những lời ngọt ngào, những món quà sâu sắc, những bông hoa cuối ngày lễ sắp tàn làm điểm tựa cho nàng treo trái tim khao khát yêu thương của mình. Những thất hứa, vội vàng, qua quýt của họ, nàng đều tìm cách đề thanh minh, bào chữa và giữ gìn. Cái nàng nhận bao giờ cũng ít ỏi và mong manh, thế nhưng với nàng thà có còn hơn không. Nàng chắt lưỡi hoài rồi bỏ qua mọi lời khuyên nhủ, răn dạy, thậm chí mắng mỏ của bạn bè.

Chồng nàng vẫn chẳng thèm để ý đến nàng, vẫn bay lượn ngoài bầu trời tự do của mình. Nàng thì lấp vấp trong khoảng trống dại khờ và nhẹ dạ. Hết cuộc tình này đến cuộc tình khác thoảng qua như gió và tắt ngúm sau những đe dọa, réo gọi, dằn xóc. Nàng lại lơ phơ đi tìm những lời hứa khác, lấy sự dịu dàng, hiền hậu và nhan sắc của mình làm vui cho những lời than thân trách phận của những gã mà chỉ cần một cuộc điện thoại mang ký hiệu “vợ” là cun cút bỏ chạy về mặc cho nàng ngơ ngẩn bào chữa, thanh minh cho những cuộc tình.

45 tuổi, chồng nàng cuối cùng bị một người đàn ông khác bứt ra khỏi nàng gọn gàng. Nàng ký tờ đơn ly dị mà chưa kịp hiểu mình được hay mất, có hay không. Ở cái tuổi này, trở thành tình nhân chính thức của một người đàn ông rất yêu thương vợ mình nhưng cũng vô cùng yêu quý nàng, nàng lại bào chữa: “Đàn ông thế mới là đàn ông. Anh ấy làm sao bỏ vợ khi chị ấy quá yêu anh và sống nhờ vào anh”.

Bạn bè giờ không nghe nàng tâm sự, chẳng tin những lời kể lể của nàng về người đàn ông tội nghiệp đó nữa. Chỉ có nàng vẫn mang những nụ cười cuối cùng của mình để mua vui cho một kẻ tham lam mà vẫn tin là mình được yêu.

Bạn bè lên án, cười chê, trách móc nàng, rồi áy náy buông câu: “Cả đời nhẹ dạ, thật tội!”.

 Thúy Vy

Hoa Kỳ có tránh nổi sự phá sản?






© Photo: «The Voice of Russia»



Giới nghiên cứu kinh tế đang ước tính thiệt hại từ việc Mỹ đóng cửa các cơ quan chính phủ, sự kiện xíu nữa kết thúc bằng sự phá sản đầu tiên của Hoa Kỳ trong lịch sử. Nhà Trắng đã đưa ra con số 10 tỷ USD. Giới chơi chứng khoán và tài chính nhắc đến con số lớn hơn, lưu ý việc các nhà đầu tư bị tước mất khả năng truy cập nguồn vay chính phủ.

Thế nào đi nữa, điều rõ ràng là nền kinh tế Mỹ đã hứng chịu những thiệt hại không hề nhỏ. Nhưng tại sao phải làm như vậy? Đảng Cộng hòa chấp nhận mất điểm để làm gì? Chưa bao giờ uy tín của những người Cộng Hòa thấp như vậy kể từ năm 1992.

Ở Mỹ, một số người đã chĩa ngón tay về phía hai đảng viên Cộng hòa tích cực là anh em tỷ phú Charles và David Koch. Họ ném hàng triệu đô la vào chiến dịch chống cải cách y tế được Tổng thống Obama đề xuất. Cải cách muốn dùng tiền bảo hiểm của những người còn trẻ và khỏe mạnh tài trợ một phần cho chăm sóc y tế người nghèo không có bảo hiểm. Đảng Cộng hòa, trong đó có anh em Koch, nhìn nhận ở đây sự trôi dạt nguy hiểm về phía chủ nghĩa xã hội.

Giáo sư Michael Chosudovsky, người phụ trách Trung tâm nghiên cứu các vấn đề toàn cầu hóa nhận định rằng, yếu tố cá nhân không có nhiều giá trị trong cuộc đối đầu vừa kết thúc. Về nguyên tắc, đảng Cộng hòa luôn phản đối sự gia tăng các chi tiêu quốc gia vào phúc lợi xã hội, đặc biệt trong lúc này.

“Tất nhiên có những người như anh em Koch, nắm giữ sự can thiệp, sở hữu những quan hệ nhất định trong hành lang Nghị viện. Nhưng dù sao, bàn về cuộc tranh luận ngân sách hiện nay, chúng ta phải nhớ đến những nguyên nhân mang tính cơ cấu. Hoa Kỳ đứng bên bờ vực phá sản. Tương lai của chính quyền Liên bang đang bị đe dọa. Nhà chức trách đối mặt với tình huống nợ quốc gia tăng 70% kể từ cuộc khủng hoảng tài chính cuối cùng hồi năm 2008.”

Theo ông Chosudovsky, nước Mỹ ngày nay trước ngưỡng một cuộc tư hữu hóa quy mô lớn các tài sản quốc gia và khu vực. 100 thành phố ở Mỹ đã tuyên bố phá sản, trong đó có Detroit. Các đầu sỏ chính trị dang tay với tới những tài sản mà người ta đánh giá là phi lợi nhuận. Giáo sư Chosudovsky lưu ý rằng, không hề có tranh chấp giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa trong vấn đề này, cả hai đều bị các nhóm vận động hành lang thao túng kiểm soát như nhau.

“Khi nói đến các nhóm vận động hành lang, chúng tôi không ám chỉ một hoặc hai gia đình giàu có, chẳng hạn anh em Koch. Chúng tôi đang nói về cả Wall Street, về những nhà băng giống JP Morgan Chase, Ngân hàng trung ương Mỹ hay còn được gọi là Cục Dự trữ Liên bang. Mang danh Liên bang nhưng trong thực tế đó là một tổ chức tư nhân, nắm giữ các kỳ phiếu nợ quốc gia.”

Ông Chosudovsky cho rằng, Hoa Kỳ không thể tránh khỏi những cắt giảm chương trình xã hội và chính sách thắt lưng buộc bụng theo mô hình Hy Lạp. Câu hỏi đặt ra là làm điều này như thế nào? Chương trình chăm sóc y tế của ông Obama là chiếc phao cứu sinh mà Nhà Trắng mong cung cấp cho những ai bị hất ra ngoài trong khuôn khổ "thắt lưng buộc bụng". Còn đảng Cộng hòa không chịu chi cho chiếc phao này, chú tâm mơ ước ngay lập tức chia trác tài sản quốc gia cho các "mèo mỡ", cách gọi những tập đoàn lớn ở Mỹ. Đó là toàn bộ ý nghĩa cuộc tranh giành giữa Nhà Trắng và Quốc hội hôm nay.

Kazakhstan phát minh vắc xin chống tham nhũng





Photo: RIA Novosti



Một nhà khoa học Almaty đã trình bày với Liên hiệp Hồi giáo Kazakhstan và Ủy ban Nhân quyền Hồi giáo Trung Á về phát minh mới mà theo ông sẽ triệt tiêu tận gốc tệ nạn tham nhũng trên thế giới.

Cơ sở của thuốc tiêm phòng chống tham nhũng là vắc xin chống virus HPV, hiện đang được tích cực phổ biến ở Kazakhstan. Nhà khoa học thêm vào vắc xin nước quả mạn việt quất, nước tiểu của lừa non, sữa ngựa và chiết xuất từ phân cừu.

Ông đề xuất tiêm vắc xin mới bắt đầu từ các nhân viên Viện Công tố Kazakhstan. Nhân viên nào chết sau khi tiêm chủng hoặc bị ốm nặng sẽ có nghĩa người mắc bệnh tham nhũng vô phương cứu chữa hoặc rất dễ sa ngã, - nhà khoa học khẳng định. Ông hi vọng giới thiệu công cụ chống tham nhũng mới tại EXPO -2017 và được đề cử nhận giải Nobel Y học.

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Tội phỉ báng, vu khống lãnh đạo và chính quyền (Bộ luật hình sự nước CHLB Đức)




§90 Phỉ báng tổng thống

(1) Ai phỉ báng tổng thống công khai hoặc phán tán truyền đơn sẽ bị phạt tù từ 3 tháng tới 5 năm

(2) Trong trường hợp nhẹ tòa có thể giảm án nếu không nằm trong đối tượng vi phạm vào điều 188

(3) Phạt tù từ 6 tháng tới 5 năm trong trường hợp vi phạm vào tội vu khống (điều 187) hoặc cố ý với mục đích nhằmmục đích gây nguy hại cho nước CHLB Đức hoặc chống lại hiến pháp.

(4) Hành vi vi phạm chỉ bị khởi tố khi có yêu cầu từ tổng thống


§90a Phỉ báng chính quyền và các biểu tượng của nhà nước
(1) Ai trong công khai hoặc phát tán truyền đơn nhằm
1. Phỉ báng hoặc vu khống chính quyền liên bang, tiểu bang hoặc cơ quan hợp pháp
2. Phỉ báng Màu biểu tượng, cờ, quốc huy, quốc ca của nước CHLB Đức hoặc các tiểu bang
bị phạt tù tới ba năm hoặc phạt tiền.

(2) Ai lấy đi, phá hoại, làm hỏng, gây hư hại hoặc làm cho biến dạng hoặc xúc phạm vào cờ của CHLB Đức hoặc của các tiểu bang, hoặc biểu tượng quốc gia được gắn tại các cơ quan chính quyền liên bang hoặc tiểu bang cũng sẽ bị phạt. Kể cả thử làm cũng bị phạt.

(3) Nếu như cố tình vi phạm nhằm gây nguy hại tới sự tồn vong của nước CHLB Đức hoặc hiến pháp sẽ bị phạt tiền hoặc phạt tù tới 5 năm.


§90b Phỉ báng có tính coi thường các cơ quan hiến pháp

(1) Ai trong công khai hoặc phát tán truyền đơn nhằm phỉ báng cơ quan lập pháp, chính quyền hoặc tòa án hiến pháp của liên bang hoặc tiểu bang hoặc một thành viên của các cơ quan đó nhằm gây nguy hại tới nhà nước hoặc nhằmmục đích gây nguy hại tới sự tồn vong của CHLB Đức sẽ bị phạt tù từ 3 tháng tới 5 năm.
(2) Các trường hợp vi phạm sẽ được xử khi nào các cơ quan, cá nhân bị phỉ báng có yêu cầu.


§187 Tội vu khống (cá nhân)


§188 Vu khống và phỉ báng các chính trị gia

(1) Ai công khai hoặc phát tán truyền đơn (§ 11 khoản. 3) nhằm bôi nhọ (§ 186) người đại diện của nhân dân, nhằm động cơ gây khó khăn cho công việc của những người bị hại sẽ bị phạt tù từ 3 tháng tới 5 năm

(2) Tội vu khống (§ 187) với điều kiện tương tự sẽ bị phạt tù từ 6 tháng tới 5 năm.

§ 194 Thưa kiện

Khoản 1: Người nhục mạ chỉ bị khởi tố khi có đơn yêu cầu. Nhưng nếu hành động đó qua việc phát tán truyền đơn, công khai nhục mạ hoặc qua đài truyền thanh thì việc đệ đơn là không cần thiết, nếu người bị hại là nạn nhân của các tổ chức dân tộc xã hội hoặc các tổ chức bạo lực khác. Cơ quan pháp luật không có quyền khởi tố trong trường hợp người đại diện hợp pháp yêu cầu hủy. Đơn xin hủy sẽ không được phép rút lại. Trong trường hợp người bị hại qua đời thì người có quyền đệ đơn hoặc hủy đơn là người thân theo điều 77 khoản 2.

Khoản 2: Nhục mạ người quá cố thì người thân (theo điều 77 khoản 2) có quyền đệ đơn kiện. Nếu việc nhục mạ đó được thông qua việc làm công khai, hoặc qua truyền đơn, đài truyền thanh thì việc đệ đơn là không cần thiết, nếu người bị nhục mạ là nạn nhân của chủ nghĩa dân tộc xã hội hoặc các tổ chức bao lực khác. Cơ quan pháp luật không có quyền khởi tố trong trường hợp người đại diện hợp pháp yêu cầu hủy.
Khoản 3: Nếu người bị nhục mạ là một nhân viên chính quyền, hoặc một quân nhân đang tại ngũ thì người đệ đơn sẽ là cấp chỉ huy trực tiếp. Nếu nhục mạ một cơ quan hành chính hoặc một bộ phận thì người đứng đơn là đại diện của cơ quan đó. Điều đó áp dụng cho các tôn giáo và chính quyền.

Khoản 4: Nếu nhục mạ một cơ quan lập pháp của liên bang hoặc tiểu bang, hoặc một hội đoàn họat động theo bộ luật này thì việc truy tố chỉ được tiến hành khi có yêu cầu của bên bị hại.

Vấn đề lớn của Đức: Người già bị hóa nghèo



Tại Đức một trong những vấn đề lớn hiện nay là người già rơi vào hoàn cảnh đói nghèo: Cả nước có 465.000 người hưu trí lương hưu không đủ để mua thực phẩm và các thứ thiết yếu và họ phải nhận thêm tiền trợ cấp, tăng 6,6% so với năm 2011 (Năm 2005 con số đó là 343.000). Đối tượng lớn nhất trong số đó lại là những người phụ nữ và phần nhiều ở tây Đức. Khu vực đông Đức bao gồm cả Berlin chỉ có 2,5% số người hưu trí phải nhận trợ cấp. Người già nghèo có nhiều nhất ở Hamburg, ở con số bình quân 6,5%. Có rất nhiều người đi làm cả cuộc đời, 30 năm, thậm chí 40 năm hoặc nhiều hơn, nhưng khi về hưu vẫn không đủ sống, đó là lý do mà họ phải nhận thêm trợ cấp. Một phần do vật giá leo thang, phần khác do chính phủ cắt giảm ngân sách, tiền hưu không được tăng,.....

Ngoài ra tuy rằng khoảng cách giàu nghèo theo báo cáo chính phủ giảm đi nhưng số người nghèo ở Đức vẫn chiếm 15,8%, tức là cứ 6 người thì có 1 người thuộc diện nghèo hoặc nguy cơ nghèo.
Trong EU, khái niệm nghèo cũng có rất nhiều khác biệt. Trong khi tại Đức, độc thân thu nhập dưới 952€ mỗi tháng được coi là nghèo thì tại Rumania con số đó là 105€, Bulgaria 145€, Luxemburg 1626€, Đan mạch: 1319€. Số người đối diện với nguy cơ nghèo thấp nhất là CH Séc, với 9,8%, Hà lan 11%, Áo 12,6%, Đan mạch 13%, Luxemburg 13,6%, Pháp 14%, Bỉ 15,3%, Ba lan 17,7%.

Mối liên quan giữa số người nghèo và chênh lệch giàu nghèo cũng rất mật thiết: Ở đâu chênh lệch càng lớn, ở đó càng có nhiều người nghèo. Ví dụ cụ thể cho trường hợp đó là Rumania, Bulgaria, Italia, Hy lạp, Tây ban nha và Bồ đào nha.

Mùa thu trong thơ Haiku Nhật Bản



HOÀNG XUÂN VINH



Mùa thu đi vào thế giới thi ca của xứ Phù Tang thơ mộng tự bao giờ ? có lẽ từ những bài tanka 31 âm tiết cổ xưa nhất trong “Manyoshu” (Vạn diệp tập), hợp tuyển thi ca vĩ đại cổ sơ thời đại Nara (thế kỷ VIII) . Giữa 4.496 chiếc lá thơ xinh xắn ta âm thầm nhặt lên, nâng niu trên tay bao chiếc lá khô giản dị, đơn sơ mà thanh khiết, tao nhả đến lạ lùng.

Thơ Haiku mùa thu mang nhiều sắc thái thẩm mỹ khác nhau, giao thoa hòa quyện lẫn hau để làm nên hương sắc và phong vị khó miêu tả, khó phân tích, chỉ có thể cảm nhận bằng sự vi diệu của tâm linh, sự tinh tế của tâm hồn, sự mẫn cảm của trực giác mà thôi. Trong đó bi cảm (tiềng Nhật là aware) là cảm thức bao trùm, là cái chất thu đẹp, buồn và quyến rũ, ngàn năm lay động hồn người dù chỉ bằng một chút men thu.

1- Lá phong đỏ , hoa cúc vàng và triệu nhan tím

Nhật Bản là đất nước của ngàn thơ, vì trước hết đó là đất nước cua ngàn hoa. Hoa lá một trong những hiện thân trọn vẹn và rực rỡ nhất của cái đẹp trên đời. Hình như tạo hóa có phần thiên vị Phù Tang quần đảo, và hình như người Nhật cũng đã cảm nhận được cái ân tình của tạo hóa nên thầm lặng nói lời tạ ơn bằng cách sống đẹp như hoa, trồng hoa trên khắp mọi miền đất nước, thưởng hoa suốt bốn mùa xuân hạ thu đông, đem hoa và tất cả hình nghệ thuật tinh túy nhất như vườn cảnh, cây cảnh, cắm hoa hội họa, trà đạo, trang phục, ẩm thực… Tất cả những người Nhật tài hoa chạm tay vào đều biến thành hoa của cuộc sống . Thơ Haiku mùa nào cũng có quý ngữ là những loài hoa đẹp… Lá phong đỏ, hoa cúc vàng, vàơ triệu nhan tím là ba hình ảnh hoa thơ đẹp nhất và đặc trưng cho sắc thu , hương thu, vị thu trong thơ Haiku.

Hơn một ngàn năm trôi qua rồi mà ta vẫn còn rúng động khi nghe lời thầm thì cùng lá đỏ trong “Manyoshu”xưa:

Đàn nhạn bay về / cây phong của ta ơi / đến lượt em rồi đó / đã sang mùa / em hãy đổi màu đi !
Khi người yêu tôi / mặc áo trắng đi ngang đồi / vương vào lá / vì đang là mùa thu

Mùa thu là mùa của lễ hội ngắm lá. Vàng rơi phủ dần đường xưa lối cũ là sắc đỏ sang mùa của ngàn vạn lá phong. Đẹp đến mức Shiki phải thốt lên :

Đẹp lạ lùng / ai mà không ghen tị / lá đỏ rời cành phong .

Cũng như hoa anh đào, đẹp từ lấm tấm nụ dến bạt ngàn hoa , đẹp cả lúc lả tả trong mưa bụi gió xuân , rơi xuống làm hồ Biwa gợn sóng, lá phong đẹp rợn ngợp trên cành cây cao và kiêu hảnh gieo mình về với cội rễ già, chôn mình bằng xác lá khô héo úa vàng .

Một lần đi qua xứ lạnh mủa thu, nhà thơ Tế Hanh hạ bút :

Lá phong đỏ như mối tình rực lửa
Hoa cúc vàng như nỗi nhớ dây dưa

Thiên nhiên hình như cũng biết tình tứ hẹn hò. Nhớ lời ước hẹn sang thu , hoa cúc rủ nhau về nở rộ :

Cúc vàng cúc trắng / đóa cúc hồng / tôi khát khao /(Shiki)

Mong manh mong manh / một nhành hoa cúc / vừa đơm nụ vàng ( Basho)
Hoa cúc bé nhỏ và mong manh là vậy, nhưng lại ẩn giấu dưới sắc vàng rực rỡ một sức sống tiềm tàng tràn trề sinh lực.

Dẫu thân hao gầy / cành hoa cúc ấy / nụ hoa căng đầy ( Basho)

Không chỉ đẹp trong cái sắc trắng ngần, hoa cứ đến trong cuộc đời trần trụi bụi bặm này một cách hồn nhiên, trong veo, thanh khiết, vô tư.

Kìa hoa cúc trắng ngần / không mảy may hạt bụi / nở ngay trước mắt trần ( Basho)
Bông hoa cúc Nhật ấy cũng như đóa sen trong ca dao Việt vậy. Cái đẹp trong quan niệm thẩm mỹ của người Nhật thường hài hòa với cái nghèo nàn , đơn sơ mộc mạc, xù xì bé nhỏ gần gủi quanh ta :

Quanh chiếc cối xay / trên mình cúc trắng / chút bụi bám bay ( Basho )


Cái lam lũ của cối xay, cái tội nghiệp nghèo nàn của bụi bám vương vào cánh hoa cúc trắng tinh khôi tạo nên một tương giao của vạn vật hiền hòa . Và đến khi thu vàng sắp từ biệt , những đóa cúc muộn màng cuối mùa cũng ra đi , vạn vật hầu như chỉ còn là hư không trống vắng , như có một cái gì đó vừa trôi qua tầm tay ta.

Hoa cúc hết mùa / ngoài cây củ cải / còn lại gì đâu ( Basho)

Mùa thu còn quyến rũ lòng người bằng sắc triệu nhan (asagao) xanh tím. Triêu nhan – gương mặt buổi sáng – còn được mang một cái tên dân dã dễ thương là bìm bìm , loài hoa leo dân dã đồng nội thân quen quấn quýt khắp nơi, giăng mắc mọi lối Triêu nhan không phải là hoa của mùa thu, nhưng vì cái màu tím đẹp và gợi cảm của hoa nên thường được người Nhật nhắc đến trong những bài thơ về mùa thu như một quý ngữ, một hình ảnh trung tâm của thế giới thơ. Thiền Ni Chiyo không để lại nhiều thơ, nhưng vẫn đủ sức tạo hương gây mùi nhớ cho đời, mà đẹp nhất là bài thơ về bông hoa triêu nhan biêng biếc bên thành giếng một sớm tinh mơ :

A ! Asagao! / dây gầu vương hoa bên giếng / đành xin nước nhà bên .

Bài thơ đẹp cách tạo hình ảnh vừa tương phản lại vừa tương hợp giữa dãy hoa dây gầu, còn đẹp hơn bởi cách tạo yếu tố bất ngờ trùng điệp tăng cấp qua cả ba câu thơ bé nhỏ . Bài thơ còn sâu sắc ở chỗ đã gửi gắm kín đáo dưới chữ nghĩa ít ỏi kia một nét đẹp lấp lánh của tâm hồn Nhật Bản. Đó là sự tinh tế và nhạy cảm trước cái Đẹp của cuộc sống và hơn thế nữa là thái độ và nghĩa cử biết nâng niu , trân trong gìn giữ cái đẹp trong đời .

Đóa triều nhan trong bài thơ nhỏ của Basho lại đáng yêu một cách khác:

Triều nhan một đóa / suốt ngày chốt cửa / cài vào cổng tôi ( Basho)
Trong thế giới của tĩnh lặng và tách biệt bụi trần , triêu nhan bé nhỏ thầm lặng làm người gác cổng đáng yêu bên lối nhỏ vào đường thiền vạn nẻo , vào tâm thiền thênh thang .

2-Săc màu và hương vị cùng gió và sương thu

Trong thế giới nghệ thuật không chỉ có những sự vật hiện tượng cụ thể mới có hình hài sắc màu , hương vị …diêu thú vị khi thưởng thức thơ Haiku mùa thu là ta không chỉ vừa có thể thấy được bao sắc màu , lại còn có thể ngửi thấy được cả mùi vị của mùa thu mới thật là kỳ lạ !

Bắt gặp sắc đỏ của mùa thu qua thảm lá , tán lá , sắc vàng trắng của mùa thu qua bạt ngàn cúc hoa , ta lại ngẩn ngơ trước sắc tím xanh biêng biếc của triêu nhan bên hàng dậu đổ . Nhưng cái màu sắc vô hình của mùa thu lại chính là sắc trắng – một sắc trắng kỳ lạ của hư vô , hình như không thể nhìn thấy bằng mắt , mà chính là màu tâm trạng , màu tâm hồn , màu tâm tư , màu tâm tưởng , cả màu tâm linh nữa .

Bể tối sầm / tiếng nhạn / phơn phớt trắng.
Trắng hơn / đá trên núi / gió thu
Không bao giờ quên / mùi cô đơn/ của giọt sương trắng ( Basho)

Khi cảm nhận sắc màu của vạn vật trong không gian thu , nhân vật trữ tình ẩn tàng trong những bài thơ Haiku trên đã có một năng lực trực cảm kỳ lạ đó là sự chuyển đổi cảm giác . Ở bài thơ thứ nhất , sắc đen tối sầm của biển tương phản và làm nổi bật màu phơn phớt trắng , không phải của cánh nhạn , mà là của tiếng nhạn . Tiếng nhạn trên biển tố không phải được nghe bằng tai mà được thấy bằng mắt ! Ở bài thứ hai , nghệ thuật so sánh đã làm nổi bật màu trắng của gió thu trên nền màu trắng của núi đá . Gió ở đây cũng không phải được nghe bằng tai mà được thấy bằng mắt và gió có …màu trắng ! Ở bài thứ ba , lắng sâu vào lòng người , lặng sâu vào vũ trụ là một giọt sương . Giọt sương thắm ấy không chỉ có màu mà còn có cả mùi vị . Một cái mùi vị độc đáo không thể ngửi thấy được , không thể nếm , không thể miêu tả được mà vẫn cảm nhận được , đó là mùi…cô đơn !

Hình hài của mùa thu không chỉ hiển hiện ra trong màu sắc , mà thu chỉ thật sự hiện hữu , thật sự được cảm nhận từ những làn hương .

Ở Yamankta/ không cần ngắt hoa cúc bỏ vào / mà nước suối vẫn thơm ( Basho)
Mưa mù sương / phù dung một đóa / làm mùa dâng hương ( Basho)
Đi giữa trời thu, con người hòa vào vũ trụ một cách như nhiên nhất, vì ta chính là một phần của bản thể vũ trụ mà. Vì vậy, ta có thể cảm nhận một cách tinh tế nhất cái cuộc sống huyền diệu này. Cái đẹp của vạn vật vào thu không chỉ tồn tại như một hằng thường khách quan mà vô thường trong cảm nhận chủ quan của chính con người. Trực giác bao giờ cũng sắc bén khiến những câu thơ thu bé nhỏ kia đẹp và thực đến khó tin.

Gió thu và sương thu là những quý ngữ quen thuộc trong những khúc ca thu bé nhỏ này. Gió cũng là ngôn ngữ riêng của thu; lời của thu cũng là lời của gió. Đi qua những ngày hạ nóng nực, những làn thu phong đã đem lại cho vạn vật một cảm giác mát mẻ dễ chịu những ngày đầu thu :

Đỏ bừng / mặt trời . nhưng rồi thu phong
Không khí mát mẻ mùa thu / bàn tay gọt vỏ / dưa gang và cà tím ( Basho)

Và trong làn gió thu nhẹ thoảng, những chiếc lá chao mình rơi rụng, đùa giỡn cùng gió mùa thu tinh nghịch:

Một chiếc lá rơi / chiếc khác / gió đoạt ( Issa)

Thiên nhiên có sự giao cảm lạ kỳ; đầy bí ẩn. Dấu ấn cảm quan sùng thượng thiên nhiên của Thần đạo (Shinto) in đậm trong bài thơ thu. Gió thu không chỉ là cái đẹp của thiên nhiên mà còn là sức mạnh thần bí của vũ trụ. Thơ mùa thu vì vậy không chỉ mang đi cảm xúc về cái tình, cái đẹp mà còn ẩn chứa trong sâu thẳm những trầm tư triết lý , đức tin và tín ngưỡng của con người .

Gió thổi, sương pha nhắc ta biết vạn vật đã sang mùa. Vào thu, đất trời không còn cái ấm áp tinh khôi của mùa xuân, cái nồng nàn khỏe khoắn của mùa hạ, cũng chưa có cái lạnh lẽo, âm thầm của mùa đông. Mùa thu trong thơ Haiku có cái đẹp mơ màng của mù sương xứ lạnh.

Chìm trong mưa sương / đỉnh Fuji ấy / lòng ta không buồn ( Basho)
Mưa mù sương / phù dung một đóa /làm mùa dâng hương ( Basho )
Hoa đinh hương ơi / những giọt sương sáng/ em đừng để rơi ( Basho)

Ôi những hạt sương/ trân châu từng hạt / hiện hình cố hương ( Issa)

Thật kỳ diệu những giọt sương ! Chỉ trong một hạt sương long lanh mà có thể chứa đựng tất cả vũ trụ : cái đẹp, niềm vui, nỗi buồn, ảo ảnh… Đơn sơ là một giọt sương, hư vô là một giọt sương, nghèo nàn là một giọt sương, mà giàu có cũng chỉ là một giọt sương trên đầu ngọn cỏ mà thôi !

3-Chiều thu, đêm thu, trăng thu cùng nỗi buồn , sự cô đơn và cái chết

Thơ Haiku mùa thu thường ngập ngừng dừng bước vào những thời điểm đẹp và buốn nhất trong một ngày thu là chiều tà và đêm tối. Có lẽ những phút giây tĩnh lặng nhất trong ngày. Cùng với bi cảm (aware), thì sabi (tịch) cũng là một cảm thức thẩm mỹ thường trực trong Haiku mùa thu .

Trên cành khô / cánh quạ đậu / chiều thu ( Basho)
Đó là bài Haiku danh tiếng của tôn sư Basho. Haiku vốn không có nhan đề, nhưng bạn yêu thơ đời sau đã thân ái đặt cho bài thơ này một cái tên lâu dần thành thân quen như bài thơ Con quạ. Bài thơ chỉ có một gam màu sẫm tối buồn bã với ba hình tượng nghệ thuật được sắp xếp một cách đơn lẻ : Một cành cây khô trơ trụi, một cánh quạ nhỏ bé , lẻ loi , xấu xí đứng yên không động vọng , một hoàng hôn bóng tối loang dần . Thế nhưng tất cả đã hòa vào nhau thành một nhất thể như tự khởi nguyên, vô thủy và vô chung, vô âm và vô sắc, vô định và vô hạn, vô ngại và vô chấp.

Trên con đường này /giữa chiều thu ấy / đi về không ai ( Basho)
Một mình/ thăm một người/ chiều thu (Buson)


Trong cả hai bài thơ nhỏ bé này đều có một chủ thể trữ tình vừa ẩn tàng vừa lộ diện. Cả hai đều cô độc trong chiều thu cô liêu. Cảm giác đơn côi của người lữ khách trên con đường thiên lý giữa buổi chiều thu lộ ra qua những số từ “không” và “môt”. Sự cô đơn , sự già nua , cái chết , biệt ly… là những chủ đề đi xuyên qua nhiều bài Haiku mùa thu ảm đạm .

Mùa thu năm nay / sao tôi chóng già thế . chim sa ở mây trời ( Basho)
Bài thơ nói về cái tôi mà không có cái tôi. Khi ngộ ra những vô thường, cũng là lúc con người thoát ra khỏi vòng luân hồi sinh tử, an nhiên như chim tung cánh, như mây trời lang thang.

Mùa thu ở Kiso / người tiễn đưa ta, ta tiễn đưa người ( Basho )
Xin hãy lay động nấm mồ / những lời than khóc của tôi / chiều thu ( Basho)
Không còn mẹ / một mình em bé tập cười / đêm mùa thu rơi ( Issa)
Gió mùa thu rơi / hoa tím còn muốn hái /cô bé chết hôm nào ( Issa)

Thơ Issa là tấm gương phản chiếu nỗi đau trong tâm hồn, trong cuộc đời nhà thơ. Cuộc đời Issa buồn vả khổ, hạnh phúc thì hiếm hoi, mà bất hạnh thì dồn dập, chất chồng. Mỗi bài thơ buồn của Issa là một vành khăn sô trắng màu tang tóc của mùa thu.

Những tưởng đã giũ bỏ mọi lớp bụi hồng trần đế an nhiên thung dung phiêu lãng trên con đường sâu thẩm của hài cú đạo, thế mà ngay cả Thiền sư Basho cũng không ngăn được dòng lệ trước sự vô thường của cuộc đời , trước sự nghiệt ngã của cuộc tử biệt sinh ly . Ngày đi có bóng mẹ tiễn đưa, ngày về cỉ còn:

Lệ trào nóng hổi / tan trên tay tóc mẹ / làn sương thu ( Basho)

Nước mắt của đứa con đi xa trở về không kịp nhìn thấy mẹ lần cuối, chỉ còn trên tay chút tóc bạc mẹ già để lại theo phong tục cổ xưa. Đó là một trong những bài thơ hay nhất về mẹ trong thế giới thơ ca Nhật Bản, lấp lánh một góc khuất tình cảm trong cuộc đời ngời thi sĩ lãng tử thiền sư.

Cây chuối trong gió thu / tiếng mưa rơi tí tách vào chậu / ta nghe như tiếng đêm (Basho)
Đêm thu có âm thanh riêng của nó mà chỉ người thức trắng cùng đêm, cùng thu , cùng gió, cùng mưa mới hốt nhiên nghe được tổng hòa cái âm thanhkỳ lạ ấy, được định danh là “tiếng đêm”. Và đêm không còn là đêm của một thời gian cụ thế, mà đã trở thành đêm phi hiện thực, phi thời gian, đêm của sâu thẩm tâm linh, đêm của lòng ta hay đêm huyền diệu bao la của vũ trụ vô tận này?

Trong cái tận cùng của cô đơn, trong cái vộ cùng của vũ trụ, con người may ra còn có duy nhất một người bạn trên đời:

Chỉ vầng trăng và tôi /trên cầu gặp gỡ / cô đơn gió buốt (Kikushani)
Trăng thu / cùng tôi phiêu lãng / suốt đêm quanh hồ (Basho)

Trăng và tôi, hai chủ thể cùng cô đơn, đã hợp nhất thành một. Con người giữa đất trời hiện hữu, tự nó đã là một minh chứng cho quy luật tồn sinh của vạn vật. Triết lý Thiền, triết lý Đạo, triết lý Thần ngẫu nhiên gặp nhau trong quan niệm vạn vật bình đẳng và tương giao trên góc nhìn nhân sinh quan và cả vũ trụ quan nữa. Những bài Haiku bé nhỏ đôi khi lại có một năng lực, một sức chứa kỳ lạ có thể dung nạp hết mọi đạo lý huyền diệu vào một vài con chữ ít ỏi của thơ ca.

Trong ánh mắt / gió mùa thu thổi / đều là Haiku ( Shiki)


Trên bước đường phiêu lãng, trong cái phút tạm dừng bước giang hồ , người lãng tử thiển sư đã hốt nhiên bắt gặp một bức tranh tuyệt đẹp đến toàn bích, vì đó là nơi hội tụ của ba đỉnh điểm cái đẹp của vũ trụ : Thiếu nữ, Trăng và Hoa.

Quán bên đường / các du nữ ngủ / trăng và đinh hương ( Basho)
Mùa thu bao giờ cũng đem lại cho con người cảm giác buồn hơn vui. Bởi vì mùa thu đẹp quá! Cái đẹp trong tâm thức, trong cảm thức người Nhật bao giờ cũng gắn liền với cái buồn xao xuyến, cái hoài niệm, cái tiếc nuối và sự dùng dằng ,ngập ngừng như níu kéo để còn được khát khao , được mong đợi dù biết rằng thu đã sang mùa .

Con trai sò / chia xác vỏ ra hai / mùa thu sắp đi (Baso)
Thu đã cuối rồi / nhưng quả xoài xanh / vẫn tin vào ngày sắp tới (Basho)

Kết cấu vòng tròn của bài thơ không chỉ khẳng định tình yêu dành cho mùa thu, còn ấn giấu một niềm lạc quan và phát lộ một bản lĩnh trường tồn của tạo vật. Có rồi không, không để rồi lại có. Đó là sự hằng thường của lẽ vô thường, là quy luật vận hành của vạn vật. Dẫu vậy vẫn xin được cảm ơn Thiền sư Basho đã nói hộ lòng ta nhắn gởi với mùa thu rằng :

Ngón tay nho nhỏ /hạt dẻ trong vỏ / xin mùa thu đừng rời !.