Hiển thị các bài đăng có nhãn phiếm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phiếm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2018

QUỐC GIA HẠNH PHÚC MỚI LÀ CÁI CẦN CHO NGƯỜI DÂN VIỆT NAM CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ THU NHẬP !



Bộ Kế hoạch và Đầu tư kỳ vọng từ năm 2020 trở đi 3 đặc khu kinh tế Vân Đồn, Vân Phong, Phú Quốc sẽ có tính lan tỏa, đóng góp tăng GDP địa phương (GRDP) hàng tỉ USD mỗi năm.


Từ năm 2030, nhờ các đặc khu này, thu nhập trung bình của người dân sinh sống ở 3 đặc khu này sẽ đạt từ 12.000 đến 13.000 USD/người/năm.


THU NHẬP CHỈ LÀ MỘT TRONG 6 BIẾN SỐ LÀM CƠ SỞ XẾP HẠNG QUỐC GIA HẠNH PHÚC : THU NHẬP, SỰ TỰ DO,TIN TƯỞNG, TUỔI THỌ TRUNG BÌNH, PHÚC LỢI XÃ HỘI VÀ LÒNG RỘNG LƯỢNG (Liên Hợp Quốc)


Báo cáo hạnh phúc toàn cầu được công bố vào ngày 14/3 bởi Mạng lưới các giải pháp phát triển bền vững (Sustainable Development Solutions Network), Hoa Kỳ đứng thứ 28, giảm 4 bậc so với năm ngoái.
Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tụt một hạng so với vị trí thứ 94 của năm ngoái.So với các nước trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc hay Philippines thì vị trí 95 của Việt Nam được xem là thấp hơn rất nhiều.


3 ĐẶC KHU CHƯA RA ĐỜI THÌ BIẾN SỐ VỀ SỰ TIN TƯỞNG TUỘT CÁI ÀO NÓI CHI ĐẾN CÁC TIÊU CHÍ CÒN LẠI.


CHỈ BIẾT CHÚ TRỌNG VÀO THU NHẬP HẠNH PHÚC ĐÂU KHÔNG THẤY CHỈ THẤY ĐẠO ĐỨC SUY ĐỒI, XÃ HỘI BẤT AN, LÒNG DÂN LY TÁN...CŨNG BỞI CÓ NHỮNG ÔNG BỘ TRƯỞNG ẤM A ẤM Ớ NHƯ NGUYỄN CHÍ DŨNG,PHÙNG XUÂN NHẠ,...VẬY


NGƯỜI VIỆT CÓ CÂU "KHÉO ĂN THÌ NO, KHÉO CO THÌ ẤM". BAO GIỜ MẤY ÔNG MẤY BÀ TIẾN SĨ BIẾT HỌC ÔNG BÀ NGÀY XƯA?




HOÀNG SA ĐÃ MẤT, TRƯỜNG SA ĐANG BỊ TRUNG QUỐC NUỐT DẦN

ƯỚC VÌ VỊ TRÍ 3 ĐẶC KHU TRÊN ĐƯỢC XÂY DỰNG THÀNH TUYẾN PHÒNG THỦ THÌ HAY BIẾT MẤY.

NẾU TRUNG QUỐC DI DÂN ...





Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam:

Công dân nước ngoài, người không quốc tịch đang thường trú tại Việt Nam và được cấp thẻ thường trú có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau:

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật VN; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc VN.



3. Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng VN.

4. Đã thường trú ở VN từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch VN.

5. Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại VN.

6. Phải thôi quốc tịch nước ngoài.

7. Phải có tên gọi VN, và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch VN.

Người xin nhập quốc tịch VN không được nhập quốc tịch VN, nếu Nhà nước Việt Nam cho rằng việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của VN.

Trường hợp được miễn các điều kiện (3), (4), (5):

- Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân VN.

- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN.

- Có lợi cho Nhà nước VN.

Ngoài ra, những người thuộc 1 trong 3 trường hợp trên còn có thể được miễn điều kiện (6) - về việc thôi quốc tịch nước ngoài - nếu được Chủ tịch nước cho phép. Điều này có nghĩa là Việt Nam chấp nhận trường hợp đa quốc tịch trong trường hợp đặc biệt.

Theo số liệu của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, lao động người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam đến từ 110 quốc gia, trong đó, lao động mang quốc tịch Trung Quốc chiếm tỷ lệ cao nhất với 30,9% (tương ứng hơn 25.700 người).(2017)
SỐ LIỆU CHÍNH THỨC CÒN KHÔNG CHÍNH THỨC LÀ BAO NHIÊU ?

Theo điều kiện (3), (4), (5) chỉ cần lấy vợ Việt là đàn ông Trung quốc có thể mang 2 quốc tịch. Sau vài năm tiến hành ly hôn thì họ cũng không bị tước quốc tịch Việt Nam. Khi có quốc tịch Việt nam họ lại lấy vợ Trung quốc và người vợ này sẽ được nhập quốc tịch Việt Nam
Họ chỉ bị tước quốc tịch Việt Nam khi :
Điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), theo đó:

"Điều 31. Căn cứ tước quốc tịch Việt Nam

1. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi quy định tại khoản 1 Điều này”.

Với phương thức đầu tư kinh tế vào Việt Nam chắc gì họ không ĐẦU TƯ NGƯỜI MANG QUỐC TỊCH VIỆT NAM ?
-50 NĂM HAY 90 NĂM SỐ NGƯỜI TRUNG QUỐC MANG QUỐC TỊCH VIỆT NAM CÓ KHẢ NĂNG THAO TÚNG CHÍNH TRƯỜNG .
-CÂU CHUYỆN BỊA ĐẶT "HỒ QUANG" LÀ HỒ CHÍ MINH CŨNG ĐÁNG ĐỂ SUY NGẪM!
- VỚI CÁI ĐÀ MỞ CỬA XẢ CẢNG CHO TRUNG QUỐC ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM NHƯ HIỆN NAY BIẾT ĐÂU ĐƯỢC ĐẾN MỘT NGÀY NÀO ĐÓ NGƯỜI VIỆT GỐC TRUNG QUỐC SẼ LÃNH ĐẠO QUỐC GIA.

Vua Gia long đưa quân Xiêm vào đánh Tây sơn được xem là "rước Voi về giày mả tổ". Trung quốc không là Voi mà là Khủng Long nên sẽ nuốt chửng Việt Nam


Thế giới có Hợp Chủng quốc Hoa kỳ thì mai sau ra đời Hợp Chủng Quốc Việt Nam thì cũng đâu có gì là lạ!

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2018

THỦY ĐẠO



Nước thúc đẩy vạn vật sinh trưởng, nhưng đối với vạn vật thì nước “sinh ra mà không sở hữu, làm mà không kể công, giúp phát triển mà không đòi làm chủ” đây mới là đức tính cao nhất.


Ở cạnh anh nhà giàu, hùng mạnh lại có dã tâm,luôn bắt chẹt và chực chờ nuốt chửng hàng xóm.
Vào cái thế yếu kém,hàng xóm muốn bảo toàn chỉ có cách phòng bị.Phòng bị gần, phòng bị từ xa.
Phòng bị gần là gia cố rào giậu, ít giao tiếp để kẻ mạnh ít có cơ hội xâm nhập, khiêu khích gây hấn tạo cớ xung đột.Xây dựng cái sở đoản đế đương đầu với cái sở trường của kẻ mạnh
Phòng bị từ xa thì mở rộng quan hệ với kẻ mạnh hào phóng, sẳn sàng trợ giúp khi vào nguy khốn,phải đối đầu với anh hàng xóm hùng mạnh gian ác.
Chọn "thủy tính" làm gia đạo, đối nhân xử thế.Nước chảy chỗ thấp, an phận, không tranh giành. Vì không tranh giành nên cũng không thất bại.
Đồng thời, nước lại thân thiện với vạn vật, giúp vạn vật phồn vinh, cho nên được vạn vật yêu thích.Thượng Thiện Nhược Thủy là vậy.
Lão Tử đã đúc kết khái quát nguyên tắc xử thế của ông như sau: “Ta cầm giữ ba bảo vật; một là từ ái, hai là tiết kiệm, ba là không tranh với thiên hạ” và nhận định : “Trên thế gian không có thứ gì yếu mềm như nước, nhưng lại không có thứ mạnh mẽ nào có thể thắng được”.
Theo Lão Tử, con đường đời của chúng ta gian nan gập ghềnh, thế sự khó mà dự liệu, nhưng một người chỉ cần giữ được “thủy tính” thì sẽ có thể vượt qua một cách nhẹ nhàng, hiểu được cái đẹp và lạc quan trong cuộc sống.
Bản tính của nước là tìm đến sự phẳng lặng, đây chính là lẽ trời tự nhiên.
Nước thúc đẩy vạn vật sinh trưởng, nhưng đối với vạn vật thì nước “sinh ra mà không sở hữu, làm mà không kể công, giúp phát triển mà không đòi làm chủ” đây mới là đức tính cao nhất.


Từ cái "Đạo" của nước mà suy ra :
-Ham muốn nhanh phát triển, nhanh giàu mạnh là "động". Ở thế yếu kém động tất tạo ra kẻ hở cho anh hàng xóm đầy dã tâm lợi dụng xâm nhập. Đằng này,mở rộng cửa đón kẻ dã tâm vào thì ắt phải mất đất, mất nhà trở thành kẻ nô bộc cho kẻ mạnh là tất nhiên
- Đã không lấy nước làm gia đạo lại còn không chịu ở chỗ thấp, chỉ muốn ở trên. Sông và Biển đều là nước.Sông luôn chảy về biển vì biển thấp hơn sông. Nghĩ giúp, nói thay, làm giùm ...trị quốc mà vậy thì lòng dân ly tán, còn đâu cái " mạnh" trong nhà mà ứng phó với hiểm nguy rình rập từ ngoài.

Lão Tử cho rằng cảnh giới cao nhất của người làm chính trị là :“Thái thượng, bất tri hữu chi; Kì thứ, thân chi dự chi”, người làm vua giỏi là dân không biết là có vua; thấp hơn thì dân quý dân tin.

Tiếc thay , "Đảng trị" là điều ai ai cũng biết thì mong chi có " Thủy Đạo"


Thứ Năm, 24 tháng 5, 2018

TÂY NGUYÊN



Phạm Lưu Vũ

Tây nguyên, "mái nhà của Đông Dương" theo cách nhìn của bọn chính trị lúc nào cũng ôm mộng đế vương. Sau khi được nhà văn lớn Nguyên Ngọc xuyên tạc, bịa đặt bằng tác phẩm: "Đất nước đứng lên", tiếp đến nhà văn lỗi lạc Trung Trung Đỉnh phụ họa bằng "Lạc rừng", và kết thúc bằng "Bô xít". Thế là... xong Tây Nguyên.

Nhưng Tây Nguyên may còn Lê Vĩnh Tài. Con chim (của) sơn ca. Thơ Lê Vĩnh Tài làm Tây Nguyên sống mãi. Xin dẫn lại bài bình mấy câu thơ của Tài làm bằng chứng. Chỉ mấy câu, mà đi suốt từ "nhân", đến "quả":

MỘT ĐOẠN THƠ HAY CỦA LÊ VĨNH TÀI

“một con ếch nhảy
vào màn hình
thành con bò. Lơ ngơ...”
“hồ cạn nước
con ếch vẫn chơi cú nhảy
vỡ đầu...”
“đồng xanh
con bò gặm cỏ
trên người nông dân”

Đoạn thơ lấy cảm hứng từ câu: “Ếch ngồi đáy giếng”, một câu thành ngữ vào loại tuyệt hay của dân ta. Giếng là “tượng” của quẻ “Tỉnh” (Thủy Phong Tỉnh) trong kinh Dịch. Một quẻ gồm có 6 “hào” (6 vạch), tính từ dưới lên trên, câu thành ngữ trên chỉ hào dưới cùng (hào sơ lục) của quẻ Tỉnh. Đáy giếng là một chốn tối tăm, chật hẹp, khốn khổ và rập rình hơi độc. Đó là toàn bộ vũ trụ của con ếch. Một hôm, nó bám vào dây gàu và được kéo lên miệng giếng. Lên tới miệng giếng (hào trên cùng), con ếch bỗng thấy Bầu trời hóa ra khác hẳn, nó tươi mát và bao la tới vô cùng. Tuy có chút lơ ngơ ban đầu, song lập tức, khát vọng về một sự thay đổi ngay lập tức phát sinh. “Con ếch” kia quyết làm một cuộc đổi đời…

Vậy là sau quẻ “Tỉnh” (ra khỏi miệng giếng), tiếp ngay đến quẻ “Cách” (Trạch Hỏa Cách). “Cách” có nghĩa là Cách Mạng. “Con ếch” quyết đi làm… cách mạng. Vì từ đáy giếng chui lên, nên phải quyết tâm đi làm… cách mạng. Kinh Dịch quả nhiên ghê gớm. Mọi điều lớn, nhỏ trên thế gian đều không ra khỏi thâm ý này.

Con Ếch là 1 giống vật bao gồm cả nhái bén và… ễnh ương, nghĩa là khi phình bụng ra, thì nó kêu như ễnh ương, và thót bụng lại thì nó hèn như… nhái bén. Nó nhảy vào cuộc cách “mạng” (đi vào quẻ “Cách”) mang theo sự ầm ĩ của 1 con ễnh ương, và ra khỏi cuộc cách “mạng” đó bằng sự hèn nhát của 1 con nhái bén.

Lê Vĩnh Tài đã đưa tư tưởng này vào… Hai Ku một cách rất… Tài! “Sử thi” đến nỗi, chính quê hương của Hai Ku (nước Nhật) cũng chưa chắc đã có ai nghĩ tới. Có lẽ bởi bên đó “giếng” tuy vẫn có, song không có… con ếch nào (ít nhất trong khoảng một nghìn năm trở lại đây) chăng?

Nhưng một điều mà con ếch không bao giờ hiểu nổi, rằng cái “Bầu trời” kia, xét đến cùng chỉ là ảo, ảo như cái màn hình tivi mà thôi. Cho nên cú “đổi đời” của nó, chẳng qua chỉ là:
“một con ếch nhảy
vào màn hình
thành con bò. Lơ ngơ...”
Và rốt cuộc:
“hồ cạn nước
con ếch vẫn chơi cú nhảy
vỡ đầu...”

Vỡ đầu ai đây? Không phải con ếch bị vỡ đầu, mà đó là tên, là “định nghĩa” của cú nhảy ấy, một cú nhảy có tên… vỡ đầu. Bầu trời vẫn hoàn nguyên bầu trời, không có gì thay đổi. Đây là mấy câu tả cảnh thanh bình kì ảo nhất, hay nhất từng thấy trong văn chương:

“đồng xanh
con bò gặm cỏ

trên người nông dân”
Nếu viết con bò gặm cỏ “bên” người nông dân thì sự quan sát ấy thường quá. Ở đây viết: “trên” người nông dân. Rốt cuộc, con ếch cũng thành công trong cuộc “cách mạng” đổi đời của nó. Cách mạng là đảo lộn, là “long trời lở đất”…, thế mới gọi thành công. Bằng chứng là người nông dân, từ chỗ vẫn cưỡi trên lưng bò, nay lại để bò cưỡi trên lưng mình. Ầm ĩ (tuyên truyền), vỡ đầu (thằng khác) và đảo lộn... là những quy luật của mọi cuộc “cách mạng”. Bắt đầu bằng 1 con ếch, kết thúc lại hóa ra con bò. Lạ mà tuyệt hay. Người nông dân không phải “nhân vật” trong thơ, mà là cả một… vũ trụ, một vũ trụ “thanh bình”, để cho loài bò cưỡi trên lưng…

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2018

CUỘC XÂM LĂNG THẦM LẶNG CỦA NGƯỜI TÀU.


Nguyễn Thuỳ Trang

Mỗi tháng người Trung Quốc tới Nha Trang hơn 150 nghìn người và Đà Nẵng hơn 100 nghìn người. Chỉ nội 2 thành phố Nha Trang và Đà Nẵng đã có hơn 250 nghìn lượt du khách TQ sang VN mỗi tháng, vượt qua con số 2.7 triệu người TQ đến VN trong năm 2016.

Nha Trang và Đà Nẵng có gì đẹp để người TQ phải đến!
Trên thực tế, TQ có nhiều khu vực biển rất đẹp mà không cần phải tới VN để du lịch.Mục đích của Trung Quốc là di dân tới Việt Nam và đây là sự thật phủ phàng cho đất nước VN chúng ta.

Tại Nha Trang và Đà Nẵng, mỗi tuần có hằng chục người Trung Quốc làm thủ tục cưới vợ VN và con số này đang tăng nhanh đến chóng mặt.

Theo quy định Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân được coi là tài sản chung, do đó người Trung Quốc chỉ cần đưa tiền nhờ người vợ sắp cưới mua nhà, sau đó làm giấy hôn thú thì người Trung Quốc sẽ được quyền sở hữu căn nhà đó cùng với vợ ngay tại Việt Nam.

Đây là cách lách luật của người Trung Quốc qua mặt Nghị định số 99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Nhà ở.

Nếu tính đúng thì con số người Trung Quốc di dân sang Việt Nam từ năm 2012-2018 có hơn 100 nghìn người ở Nha Trang và 70 nghìn người ở Đà Nẵng – và toàn quốc VN tính chung có gần nửa triệu là con số chính thức.

Theo thống kê năm 2012 dân số VN có 90 triệu nhưng trong năm 2013 dân số tăng nhanh chóng hơn 1 triệu người với kỷ lục 1.16% hệ tăng, Và năm 2018 thì Việt Nam có hơn 5 triệu người so với năm 2012 tức hơn 96 triệu người.

Từ năm 1984 tới năm 2008 thì dân số VN chỉ có hệ tăng dân số tối đa là 0.95% nhưng từ khi người TQ di dân tới VN qua con đường hôn phối đã nâng số hệ tăng dân số VN lên tới con số 1.26% hệ tăng như hiện nay tức tăng hơn 5% mỗi năm so với dân số hiện tại.

Dân số bất chợt tăng 5% là con số khá rõ để nhìn thấy cuộc xâm lược không tiếng súng của người Trung Quốc.

Qua thống kê của nhà nước thì người Trung Quốc ở VN là 823,071 người, tuy nhiên con số người Trung Quốc sử dụng trong hôn thú là Trung Quốc gốc Tày, Trung Quốc gốc Thái, Trung Quốc gốc Mường, Trung Quốc gốc Khmer, Trung Quốc gốc Nùng, Trung Quốc gốc Mong … tổng cộng ở VN là 21 triệu người.

Với chiêu thức mập mờ đánh lận “dân tộc thiểu số” trá hình này thì người Trung Quốcvới sự tiếp tay của cán bộ tham nhũng địa phương đã di dân sang Việt Nam từ 2008-2018 có hơn 20 triệu người (không chính thức), bằng tổng số 1/5 người Việt Nam, tuy nhiên Tổng cục Thống kê vẫn không nhìn thấy được vấn đề này.

Nguyễn Thùy Trang

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2018

Cái âm điệu tủi thân, bi đát

ĐÁNG TIẾC LÀ GIỜ ĐÂY DÒNG ÂM NHẠC NÀY ĐANG TRỖI DẬY VÀ ĐƯỢC ƯA CHUỘNG.


"Âm nhạc là sinh khí của tinh thần. Hễ nhạc xuống là nước nhà xuống; hễ nhạc uỷ mị là con người tha hóa. Cái thối nát của con người khởi đi từ sự thối nát của âm nhạc. Âm thanh là logos của tâm thức. Chính vũ trụ này chẳng qua là một trường âm thanh của tạo hóa mà thôi. Mỗi cung điệu đại diện cho một cõi hiện hữu. Âm nhạc chính là nấc thang của tâm hồn. "



Nguyễn Hữu Liêm


Nếu có một sắc điệu văn hóa nào rất đặc thù cho người Việt hải ngoại, đặc biệt nhất là ở Mỹ, thì đó là cái bản chất âm nhạc. Cái thứ tân nhạc được đem theo từ miền Nam trước 1975 qua đây và vẫn cứ tiếp tục là một dòng âm nhạc bi đát, yếu đuối, trống rỗng và băng hoại.


Cứ nghe thử các giọng ca hàng đầu hiện nay của phái nữ: Khánh Hà, Khánh Ly, Ý Lan. Ðây là những giọng ca được ăn khách nhất hiện nay ở Mỹ. Nhất là ở vùng bắc California, hình như là tuần nào cũng có đại nhạc hội, nhạc thính phòng. Mà "đi vô, đi ra cũng thằng cha khi nãy" - cũng chừng đó ca sĩ, chừng đó emcees, chừng đó bản nhạc, và nhất là vẫn chừng đó cái âm điệu ai oán, bi đát của các cô cậu ca nhạc sĩ Việt Nam hải ngoại.
Cũng một bài ca đó, mà khi Khánh Hà hát lên thì mức độ não nùng bi đát tăng lên gấp bội. Có những đoạn không đáng gì bi thảm, nhưng Khánh Hà cứ nức nở hóa một cách quá trớn, thành ra như tiếng khóc, trộn lẫn với một chất điệu yếu đuối, não nề. Cái nồng độ nức nở này như là một thứ trade-mark, một gia vị đặc thù, một thứ nước dừa ngọt ngầy ngậy mà bất cứ món ăn nào cô ca sĩ sưng môi này cũng cứ quậy lên không cần phân biệt.


Cũng một bản nhạc đó, mà khi Ý Lan hát lên thì thành ra tức tưởi, bi ai - và đặc biệt là bi ai. Hễ đến đoạn nào thay đổi âm khúc thì Ý Lan lắc lư cái đầu, nức nở hóa tiếng ngâm, khàn vô cổ họng cái tiếng lớ để gia tăng cái bi kịch đầy tang thương của tiếng hát. Không như tiếng hát của Thái Thanh, mẹ của Ý Lan, vốn trong sắc và mạnh, tiếng hát của Ý Lan là của văn hóa Bolsa, đầy nhộn nhịp của bầy kiến nhiều thương tích, nhưng hoàn toàn trống rỗng và vô vị.


Cũng một bài hát đó, của Trịnh Công Sơn chẳng hạn, nhưng khi Khánh Ly hát lên thì nó trở thành mê muội, lạc lõng. Cái giọng lè nhè của Khánh Ly không được cân bằng với một âm sức cao và mạnh để cứu lấy âm điệu cho toàn thể âm cảnh.


Nhưng bách tính thiên hạ của người Việt ở Mỹ rất được thoả mãn với các giọng ca này. Vì sao? Vì tâm chất họ được thể hiện qua các giọng ca đó. Quần chúng nào thì âm nhạc đó; tâm thức nào thì ca sĩ đó. Khánh Hà, Ý Lan và Khánh Ly là những biểu tuợng âm thanh của một tập thể dân chúng muốn được ru mình bằng cái não nề, yếu đuối. Ðây là những bài văn tế cho những tâm hồn mất quê hương và mất nước.






Tôi về Việt Nam và có dịp nghe các ca sĩ trong nước sau 1975 hát - như Mỹ Linh, Trần Thu Hà, như Hồng Ngọc, như Thu Phương. Cái khác hẳn là tính mạnh và sắc sảo của thế hệ âm nhạc mới này. Và vắng bóng hoàn toàn cái bi đát, não nùng. Có phải chăng các ca sĩ này biểu lộ được tâm thức và ý chí của những kẻ chiến thắng - từ vô thức tập thể? Dĩ nhiên, đây không phải là một chính sách văn hóa của chính quyền. Cái mạnh và tự tin của các lời ca mới đại diện cho cái collective


unconsciousness của phe thắng cuộc. Hãy lắng nghe Hồng Ngọc hát nhạc Trịnh Công Sơn! Cũng một bài, có câu, "Ngựa hồng đã mỏi vó, chết trên đồi quê hương..." mà khi Khánh Ly hát thì người nghe chỉ thấy muốn ngồi xuống sàn nhà . Nhưng khi Hồng Ngọc cất lên những lời ca đó, nhạc họ Trịnh trở thành cơn giông cuồng nộ để làm cho người nghe muốn đứng dậy để làm cách mạng.


Cách đây khoảng hai ngàn năm trăm năm, hai nhà hiền triết Ðông Tây, Khổng Tử và Socrates, đã đồng lúc khuyến cáo đến cái tầm quan trọng của âm nhạc. Âm nhạc là sinh khí của tinh thần. Hễ nhạc xuống là nước nhà xuống; hễ nhạc uỷ mị là con người tha hóa. Cái thối nát của con người khởi đi từ sự thối nát của âm nhạc. Âm thanh là logos của tâm thức. Chính vũ trụ này chẳng qua là một trường âm thanh của tạo hóa mà thôi. Mỗi cung điệu đại diện cho một cõi hiện hữu. Âm nhạc chính là nấc thang của tâm hồn.
Nietzsche trong cuốn The Will to Power có nói tới cái tâm thức amor fati - cái bệnh tủi thân, cái lòng yêu số phận bi đát của mình. Cái bệnh amor fati của dân Việt khởi đi từ Truyện Kiều và kéo dài cho đến ngày nay. Từ Kiều qua nhạc Chàm, qua nhạc Huế, qua vọng cổ, qua nhạc bolero đã làm cho miến Nam ngồi xuống vỉa hè, che mặt và lau nuớc mắt. Cái quần chúng lau nước mắt này bị lưu đày qua đất mới và tiếp tục uống nước dừa tang thương bằng âm nhạc.


Cho đến lúc cái hệ luỵ bi đát này được vươn thoát, khối người Việt hải ngoại vẫn sẽ còn là một khối dân tộc không có quyền lực - và sẽ không làm nên lịch sử.


California 7/2003


Nguồn: Đàn Chim Việt số 44,
www.danchimviet.com/diendan/caiamdieutuithanbidat.shtml)
Theo: Talawas

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2018

Dân ghét cán bộ – Bi kịch từ đâu?





Tác giả: Hoàng Dân

Nhà báo Lê Thanh Phong viết trên trang cá nhân của mình rằng, bi kịch lớn nhất của quan chức thời nay là không được dân yêu. Không làm thì bị chửi vô tích sự, làm thì bảo mị dân hoặc làm để kiếm ăn. Không có bằng cấp thì bảo ngu dốt, có bằng cấp thì bảo lãnh đạo không cần giáo sư tiến sĩ.

Tôi nghĩ nhận định trên rất đúng. Nếu phân tích ra thì rất nhiều vấn đề để bàn, nhưng trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ nêu ra một vài khía cạnh để lý giải từ đâu và tại sao quan chức thời nay lại không được dân tin yêu và hay bị chửi, bị ghét.

Trước năm 1975, ở Miền Bắc và cả nước thời bao cấp dù cuộc cuộc sống khó khăn, thiếu thốn, gian khổ nhưng người dân vẫn tin vào Đảng, tin vào cán bộ. Bởi lẽ, cán bộ (quan chức) thời đó sống giản dị, trong sạch, ít tham nhũng và đặc biệt là gần gủi, gắn bó với dân.. Công bằng mà nói, thời đó ngay đến cả Chủ tịch, Bí thư tỉnh thậm chí kể cả lãnh đạo cấp trung ương khi đương chức hay về hưu tài sản cũng chỉ là căn nhà tập thể mấy chục mét vuông ở thành phố hay căn nhà cấp 4 ở quê nhà và cái sổ lương.

Nhưng kể từ khi đổi mới tới nay thì hoàn toàn ngược lại. Cán bộ trở nên giàu có, thậm chí là siêu giàu. Cuộc sống của họ tách biệt thậm chí là đối lập với dân và mâu thuẩn bắt đầu nảy sinh. Nạn tham nhũng, lạm quyền, hách dịch, mị dân, độc đoán, nói một đằng làm một nẽo, thất hứa, đạo đức lối sống suy đồi, không dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải…tràn lan. Nếu trước đây, cán bộ tham nhũng chỉ đếm trên đầu ngón tay, thì ngày nay người thanh liêm, trong sạch khó tìm. Cho nên người dân không còn tin, không yêu cũng là lẽ đương nhiên.

Dân mình xưa nay quen với hình tượng cán bộ kiểu như anh chủ nhiệm “áo nâu bạc màu bay với gió”. Nay thấy giàu có, ở nhà lầu đi xe hơi thì sinh ra nghi ngờ, đố kỵ. Rằng tiền đâu, trong khi lương không đủ sống ?

Ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng nói, nếu chỉ trông vào lương, người nghèo đừng nghĩ đến nhà thu nhập thấp, vì “lương cỡ Bộ trưởng cũng phải 40 năm mới đủ tiền mua”. Vậy tiền đâu mà nhiều quan chức xây biệt phủ, mua xe đẹp, con cái du học ? Chỉ có thể là tham nhũng mà thôi. Thậm chí đến chủ tịch xã cũng xây được biệt thự thì nói gì cấp cao hơn. Cho nên, việc Tổng Thanh tra Chính phủ, Bí thư, Chủ tịch tỉnh, huyện, giám đốc sở, ban ngành… xây biệt phủ cũng không lấy gì làm ngạc nhiên.

Cuộc sống đã thay đổi, kinh tế phát triển, nhu cầu xã hội cũng khác xưa. Lương cán bộ công nhân viên chức lại quá thấp, mỗi lần tăng lương không đủ bù trượt giá. Đói thì đầu gối phải bò, từ đó sinh ra tham nhũng.

Và sở dĩ nạn tham nhũng trở thành quốc nạn cũng do cơ chế thiếu minh bạch, pháp luật có nhiều kẻ hở và xét xử sai phạm không nghiêm.

Đã có quá nhiều vụ việc không minh bạch, không xử lý nghiêm đúng người đúng tội, nói thẳng ra là bao che hoặc xử án theo kiểu “giơ cao đánh khẻ” khiến cho người dân bất bình, mất hết niềm tin vào chế độ. Chẳng hạn như: Những vụ thất thoát hàng ngàn tỷ đồng của các tập đoàn kinh tế, những sai phạm trong việc thu hồi đất biến nông dân thành dân oan, những cái chết oan trong đồn công an không được làm rỏ, những cán bộ dùng nhục hình bức cung gây ra án oan thế kỷ không bị trừng trị, những vụ lợi dụng cổ phần hoá để chia chác tài sản của nhà nước…có vụ nào xử tới nơi tới chốn đâu.

Chuyện cán bộ “bán không trừ thứ gì” và “ăn không trừ thứ gì” không còn là chuyện hiếm mà trở nên phổ biến, đâu đâu cũng có, mọi cấp mọi ngành: Cấp xã, ăn chặn từ gói mì tôm cứu trợ cho đến bò dê ủng hộ người nghèo, bớt xén phần khẩu phần ăn học sinh, rút ruột dự án nông thôn mới, lạm thu quỹ. Từ cấp huyện trở lên thì ăn dự án, bán đất, bán rừng, bán tài nguyên, bảo kê này nọ.…

Tham nhũng quyền lực, chuyện cả nhà, cả họ làm quan ở khắp nơi, cha bổ nhiệm con, chồng bổ nhiệm vợ, anh bổ nhiệm em…

Rồi nạn chạy chức chạy quyền, bằng cấp giả, bài bạc, đánh nhau, ăn mãi lộ, nhận phong bì, chạy án, nhục hình bức cung, quan hệ bất chính, hối lộ tình dục…

Xin lỗi chứ, Cán bộ xây biệt thự, đi ô tô mà nói rằng, tôi liêm khiết, tiền tôi xây nhà là do tôi buôn chổi, nuôi lợn, chạy xe ôm thì ai mà tin cho được. Tướng Công an, đứng đầu cơ quan chống tội phạm của đất nước mà tiếp tay, bảo kê cho tội phạm thì còn gì để nói ? Bí thư một tỉnh mà bổ nhiệm mấy chục người trong gia đình, họ hàng giữ các chức vụ chủ chốt thì sao dân không bất bình cho được ?

Quan chức đã tham nhũng, hoặc dính dáng tới tham nhũng thì nói dân không bao giờ nghe. Nhưng họ cũng không thể sống trong cơ chế thị trường với đồng lương tháng èo ọt mãi được. Không có sự thay đổi cơ chế, không cải cách tiền lương, luật pháp không nghiêm, thiếu dân chủ thì không thay đổi được gì cả.

———-

Nguồn: Tiếng Dân

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2018

Thầy không ra thầy, trò không ra trò




Trần Hồng Phong


Tôi có anh bạn là giảng viên một trường đại học. Có lần tôi hỏi "trong nghề giáo ông sợ nhất điều gì?", anh bạn nói nửa đùa nửa thật: sợ nhất là thầy không ra thầy, trò không ra trò! Bây giờ, có vẻ như ngày càng nhiều những ca "thầy không ra thầy, trò không ra trò". Vì sao?





Thầy không không thầy:

- Mới nhất: tháng 4/2018, cô giáo H. ở trường tiểu học An Đồng (An Dương, Hải Phòng) phạt bắt một học sinh nữ lớp 3 phải ... uống nước giặt khăn lau bảng!

- Tháng 3/2018: một cô giáo ở huyện Nhà Bè (TP.HCM) giảng dạy bằng phương pháp "câm" không giảng bài (chỉ chép vào bảng) trong suốt nhiều tháng! Khiến học sinh phải bật khóc, khiếp sợ.

- Tháng 2/2018: Một cô giáo tiểu học ở huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An bắt cả lớp (kẻ cả những em không mắc lỗi gì) phải quỳ trên ghế suốt tiết học! (Sau đó, cũng chính cô giáo này bị phụ huynh một học sinh bắt quỳ lại (và đã quỳ) trong 40 phút).

...vv.

Trò không ra trò:

- Mới nhất: Ngày 5/4/2018, một học sinh nam lớp 12 (là lớp trưởng), cầm dao đứng chặn ở ngay cổng trường, đâm trọng thương thầy giáo chủ nhiệm của mình. Lý do: trước đó thầy nhắc nhở, yêu cầu học sinh này xoá một hình xăm trên cổ.

- Ngày 22/3/2018, chỉ vì nghi ngờ con mình bị đánh (thực chất do cháu bé chơi bị va chạm), nữ phụ huynh đã xông vào tận trường, bắt quỳ và đánh cô giáo mần non (đang có thai) khiến cô hoảng loạn, bị ngất, phải cấp cứu. (có tin nói phụ huynh đã bị khởi tố về tội làm nhục người khác)

- ...vv

(Không cần thiết phải kể nhiều thêm).

Liên tục, trên mạng xã hội xuất hiện các clip bạo lực ở chốn học đường, môi trường sư phạm. Thầy trò đánh nhau ngay trên bục giảng, trò đánh nhau, chửi bới, lột áo nhau ...vv

Là người có người thân làm trong ngành giáo dục, tôi còn biết khá nhiều chuyện quái đản về tình trạng thầy không ra thầy, trò không ra trò khác. Thật không thể hình dung nổi và không muốn kể ra, vì ... kỳ quá. Chỉ biết ... "cười", ngao ngán.

Có thể nói, chưa bao giờ môi trường giáo dục xuống cấp về đạo đức, tư cách như hiện nay. Đó là tôi nói về bản chất. Mặc dù bề ngoài, khi cần thiết, có thể rất xã giao, lịch sự. Nhưng là sự đóng kịch, giả dối. Còn trong lòng, trong tâm, thầy cô không còn tình cảm, trách nhiệm với học sinh như xưa. Trò và phụ huynh cũng vậy, không còn tình cảm, sự tôn trọng, nể phục thầy cô như xưa.

Vì sao lại có thực trạng đáng buồn như vậy? Tôi chẳng phải là nhà lý luận hay nghiên cứu gì, nhưng cho rằng tất cả đều do nguyên căn là sự giả dối đang lên ngôi, tràn lan và phát triển trong xã hội hiện nay. Tất nhiên còn có nhiều lý do khác, ý kiến khác.

Sự giả dối ngày nay hình như có vẻ đã trở thành một phần tính cách, mang nét "đặc trưng" của người Việt? Người ta giả dối mà như thật. Nói dối không chớp mắt. Giả dối trong mọi lĩnh vực, mọi mối quan hệ. Lãnh đạo càng to giả dối càng to. Thậm chí là giả dối trong cả quan hệ bè bạn, vợ chồng, cha mẹ con cái...vv.

Và vì là người giả dối, nên bụng ta suy ra bụng người, sẽ dẫn đến thảm cảnh là sẽ không ai tin ai nữa. Chuyện gì, thì cũng luôn nghĩ rằng người khác đã hoặc cũng sẽ lừa dối mình!

Một xã hội mà không ai tin ai, thì thật là bất hạnh! Hu hu (khóc).

Tất nhiên, vẫn có rất nhiều, rất nhiều những người chân thật. Sống chân thật và tin vào sự chân thật, tin vào lòng tốt. Nhưng họ có vẻ đang là phe "yếu thế" trong xã hội kim tiền hiện tại.

Sự giả dối tạo ra những giá trị ảo, không bền vững. Thế thì như một tất yếu, quan hệ thầy - trò sẽ không còn có sự chân thật, tình thương và sự tôn trọng.

Không phải ngẫu nhiên mà Lê Quý Đôn chỉ ra năm nguy cơ mất nước, trong đó có nguy cơ "Trò không trọng thầy". Trò không trọng thầy ở đây không hẳn là do trò sai, mà rất có thể là do thầy không ra thầy. Thì cũng nguyên căn là sự giả dối mà ra thôi.

Bản thân tôi cũng như bao người người khác, cũng có những năm tháng là học sinh. Thậm chí tôi còn thuộc loại nghịch, phá. Những năm đi học, tôi đã từng bị thầy cô nhéo tai, tát tai, cảnh cáo trước toàn trường ... - vì những trò nghịch ngợm của mình. Lúc bị thầy cô phạt, tôi nhớ là có cảm giác thấy tức, xấu hổ. Nhưng tôi chưa bao có cảm giác thù hận, phải trả thù thầy cô của mình.

Mà càng lớn, khi đã có con đi học, tôi càng thấy yêu quý các thầy cô ngày xưa của mình. Tôi nghĩ có lẽ đó là vì tôi biết khi thầy cô phạt mình, không phải vì ghét mình, hạ nhục mình - mà vì bực tức. Tất nhiên, tôi không bao giờ ủng hộ việc thầy cô phạt trò theo kiểu như vậy. Ngày nay, việc thầy cô giáo dùng những hình phạt như vậy bị nghiêm cấm, bị xem là vi phạm quy định, xúc phạm danh dự học sinh.

Suy nghĩ vẩn vơ. Chợt nghĩ những người giả dối, không tin nhau, không tôn trọng nhau, luôn nghi ngờ, thủ đoạn với nhau thật ra là những người bất hạnh! Tại sao không tin nhau, tôn trọng nhau để cùng cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc? Tại sao cứ phải giả dối trong khi cuộc đời là hữu hạn.

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2018

Chống Tàu ư? có mà chống nạn!.






Ở những nước đảng cầm quyền toàn trị, người dân chỉ bị xỏ mũi bỡi công cụ tuyên truyền khi họ cần kích động vấn đề nào đó phục vụ cho việc bẻ lái chính sách.

Quan hệ với Trung Quốc là một ví dụ: Hai bên đã mâu thuẫn từ lâu nhưng dân không được biết, đến khi Việt Nam ngã hẵn về Liên Xô thì họ moi móc lịch sử ngàn đời nhau, nói xấu mạt sát nhau không từ chuyện gì, bộ máy truyên truyền vận hành hết công suất, dẫn đến TQ vượt biên giới tấn công VN, 10 năm chiến tranh dai dẳng. Kết cục TQ để hình ảnh xấu của một nước lớn nhưng qua đó hiện đại hóa được quân đội và... VN giữ được lãnh thổ nhưng lâm vào khủng hoảng kinh tế phải nhún nhường, VN lệ thuộc TQ nặng hơn xưa.

Quan hệ với Campuchia là một ví dụ thứ hai: Hai bên cũng đã có khúc mắc nhau từ lâu, nhưng vì tập trung đánh Mỹ nên đã hợp tác lợi dụng nhau. Sau 1975, tranh chấp lãnh thổ âm thầm đánh nhau, nhưng họ vẫn coi nhau là đồng chí thì dân ngoài vùng chiến sự không hề biết chuyện gì đã xảy ra. Khi họ cần loại trừ nhau thì bộ máy truyên truyền cũng vận hành hết công suất, tội ác của Khmer đỏ được cấp tập tung lên, lúc ấy đối phương thành kẻ thù không đội trời chung của toàn quân, toàn dân. Từ xung đột biên giới dẫn đến việc VN đưa quân sang CPC, 14 năm chiến tranh dai dẳng. Kết cục: dân CPC lâm vào khủng hoảng nhân đạo, đất nước tan hoang, thoát khỏi gông kiềng VN thì rơi vào vòng tay TQ. VN bảo vệ được biên giới nhưng hình ảnh ngoại giao xấu đi dưới mắt thế giới, bị thế giới bao vây cấm vận, kinh tế suy kiệt.




Vụ dàn khoan HD-981 vào thăm dò dầu khí ở vùng biển tranh chấp giữa VN - TQ là ví dụ nữa: Nhà cầm quyền VN thấy cần chặn dằn mặt TQ, đã bật đèn xanh bộ máy truyền, báo đài nhập cuộc, cả nước ầm ầm... Dẫn đến vượt tầm kiểm soát là sự kiện công nhân bạo loạn đốt phá hàng loạt công ty nước ngoài được cho là của TQ ở Bình Dương, Đồng Nai,. Có công ty sợ phải trưng băng rôn đại khái: "Công ty chúng tôi yêu Việt Nam, đứng về phía Việt Nam" - người Việt cảm thấy thỏa hay ê chề?. Hậu quả thiệt hại kinh tế, ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư nước ngoài. TQ gườm VN nhưng không vì thế mà cho rằng TQ sợ VN.
Qua những động thái va chạm trên biển Đông lâu nay, cho thấy TQ luôn cầm chịch cuộc chơi, chủ động tạo ra tình huống, còn VN bị động đối phó.

Một nước nhỏ gần một nước lớn, lệ thuộc là điều không thể tránh khỏi, nhớ không nhầm thì nhà chính trị lão luyện Shihanuc từng tuyên bố huỵch toẹt khi nói về quan hệ CPC-VN. Nếu muốn giảm lệ thuộc, nước nhỏ phải mạnh lên mới giảm được lệ thuộc nước lớn. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan đều có hại cho nước lớn lẫn nước nhỏ, dẫn đến cái hậu: khung hoảng từng nước, nước lớn sẽ danh bại, nước nhỏ sẽ thân liệt, bài học lịch sử của nhiều nước đã cho thấy điều ấy. Tuy nhiên, nó là ác chủ bài cần thiết mà nhà cầm quyền nhiều nước sử dụng nếu muốn gây căng thẳng hoặc chiến tranh mà theo họ là điều không tránh khỏi.


Đã đành lịch sử để lại cho dân tộc Việt sự cảnh giác cao độ đối với nước láng giềng to lớn TQ như một gen di truyền. Không ai tin TQ thật lòng với VN và ngược lại TQ cũng thế với VN, TQ không điên để giúp VN mạnh lên và TQ không ngu đến nỗi dồn một dân tộc hiếu chiến vào chân tường.
Hai quốc gia và người dân hai nước phải chập nhận sống cạnh nhau hòa thuận, hành xử vì lợi ích chung từ ngàn xưa và thời đại mới càng cần thiết hơn.
Với nhà cầm quyền, cả hai nước đều do đảng toàn trị lãnh đạo, đều đi lên từ bao cấp, cái gì VN cũng tham khảo học tập TQ rồi vận dụng vào VN từ chính trị đến kinh tế. Nhưng vì sao nước họ lột xác vượt bậc trở thành đối thủ đáng gườm với Mỹ kể cả kinh tế lấn quân sự, được dân nước họ ủng hộ. Còn nước mình chỉ mới phát triển bề nổi, đời sống dân khá hơn xưa nhiều nhưng tài nguyên cạn kiệt, nợ quốc gia ngày càng chồng chất, dân đòi hỏi đất nước phải nâng tầm hơn nữa nên quay lại chỉ trích nhiều chính sách của nhà nước.
Người Việt tẩy chay, nói xấu hàng TQ, có ai đời một nước chẳng sản xuất cái gì nên hồn hơn họ lại chê hàng nước kia. Nếu có hàng nhái, hàng giả, hàng độc hại thì thử hỏi: ai đã đưa nó vào, người Việt lương thiện hơn người Tàu chăng? Dè chừng âm mưu của TQ, cảnh giác là cần thiết nhưng việc bài ngoại theo đám đông, nó cũng cho thấy tâm lý mặc cảm của kẻ hèn yếu. Họ cao hơn mình một cái đầu hãy ngã mũ kính chào. Họ giàu mạnh hơn mình thay vì ganh ghét hãy học hỏi để theo kịp người ta..



https://www.facebook.com/tranhunglopA/posts/1877326065633895

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2018

Đức Phật đi đái!





Thuở nhỏ, câu hỏi đầu tiên của tôi về Phật là liệu khi Đức Phật uống nhiều nước thì ngài có đi đái hay không. Lớn lên, rồi cuộc sống rồi cơm áo rồi ân oán tình thù cứ xoay vần làm cản trở nhiều lần định tiếp cận Phật của tôi. Tôi chỉ muốn tiếp cận để tìm hiểu xem thực sự nếu ngài uống nhiều nước, thì ngài có đi đái hay không.


Mới đầu tiếp cận, thì bạn cũng quá hiểu, Phật là một sự khủng khiếp, quyền năng vô thượng. Đến Tôn Ngộ Không là anh hùng trong mắt bọn chúng tôi, mà Phật lật tay phát úp gọn. Một mảnh bùa gán lên là năm trăm năm người anh hùng chỉ có nằm ăn viên sắt và uống nước rỉ đồng mà sống qua ngày. Rồi thiên hạ triệu triệu người triều bái, cúng hàng trăm vạn lượng hoàng kim để cầu khẩn Ngài. Ngài là thần trên muôn thần, đến Ngọc Hoàng thượng đế bá đạo anh hùng như vậy mà vẫn dưới quyền ngài bảo kê.


Nói chung, tiếp cận ngài chỉ thấy dân gian mô tả quyền năng vô hạn lượng, và lòng từ bi cũng lượng vô hạn. Tôi không cách nào hỏi được thế thực sự ngài có đi đái hay không.


Rồi đến những ngày gần đây, khi bạn tôi, nhà khoa học Gấu Phệ cũng theo Phật, ngày ngày cúi lạy ngài, bề ngoài là xin giác ngộ nhưng tôi biết mong muốn thực sự của Gấu Phệ là giảm cân mà không phải ăn kiêng. Tôi lại càng muốn tiếp cận ngài để hỏi ngài có đi đái hay không.


Rồi kì duyên đến, đến kì lạ một cách khó tả, giúp tôi tìm được câu trả lời. Tất cả những gì nhân gian họ nói về Phật, kể cả những người tu hành, đa phần là sai lạc và ngụy tạo. Những gì Đức Phật để lại truyền dạy đã bị bóp méo, thậm chí bóp méo nhiều lần.


Thứ nhất, Phật không phải vị thần, cũng không phải thượng đế hay cũng chẳng phải giáo chủ gì hết. Phật là trạng thái tỉnh, còn chúng sinh hiện nay đang trong trạng thái mê. Phật là người đã giác ngộ. Giác là tỉnh, Ngộ là nhận ra. Còn chúng sinh là những người chưa tỉnh. Đức Phật là người tỉnh, truyền lại cách tỉnh lại cho nhân gian. Đơn giản vậy thôi. Tớ tỉnh rồi, tớ nhận ra và muốn giúp các bạn tỉnh. Không phải sáng lập phái, cũng không áp đặt. Loài người mới tiến bộ tới mức chấp nhận sự bình đẳng của mọi người từ màu da sắc tộc đến xuất thân.


Phật thì bá đạo hơn, Phật coi vạn vật bình đẳng, từ cỏ cây hoa lá chim muông bình đẳng như con người hết. Không phân biệt, thậm chí không phân biệt ta và ngoài ta luôn. Đức Phật là người, cái ngài tìm thấy gọi là Đạo.


Đạo vốn có hằng có và tự có như vậy. Ngài không sáng tạo ra, cũng chẳng chuyển rời, mà chỉ đơn giản là thấy. Cho nên không có chuyện Đức Phật di chuyển bốn biển hay hô mưa gọi gió. Ngài chả làm được cái gì, thậm chí còn không khỏe bằng tôi. Và Ngài cũng chẳng trừng phạt được ai, vì tội xếch mé hay nói xấu Ngài. Có tu sĩ Bà La Môn đến xúc xiểm, Ngài cũng chỉ dùng lời mà đáp, ông kia nghe thì nghe, không nghe thì không nghe. Ngài cũng chẳng có Như Lai Thần Chưởng đánh sấp mặt mấy thằng bật Ngài.


Đơn giản, Ngài chỉ là người, và người này đặc biệt là đã tỉnh ngộ. Đạo đơn giản là các quy luật tự nhiên mà Ngài thấy. Nghĩa là gì, ra mưa Ngài vẫn ướt. Gai đâm, Ngài vẫn đau. Và tôi tìm được câu trả lời, đó là uống nhiều nước Ngài vẫn đi đái, mà có khi đái như sứa luôn.


Tất cả những gì quyền năng và sự khủng khiếp nhân gian nói về Đức Phật là họ gán như vậy. Và tôi cũng biết luôn rằng, Ngài chẳng cho ai được cái gì. Làm gì có mà cho. Một xu dính túi cũng không. Những gì cầu khẩn từ một vị thần ban phát là người đời tự tưởng vậy. Họ kính, họ cầu, và họ tự nghĩ vậy.


Đức Phật tuy không cho đời một xu. Nhưng cái cho đời chính là một con đường. Nôm na, ông là bậc thầy và chỉ vẽ. Làm hay không là do thằng nghe, ông không liên quan, không cấp vốn, không gò ép, không chiêu dụ, không tiếp tay. Cái thấy và cái biết của Đức Phật không được ngài nói hết kể hết, vì theo ngài đó là vô nghĩa. Sau này, chúng sinh ngộ sẽ tự biết. Cái mà Đức Phật truyền duy nhất đó là: con đường diệt Khổ.


Đầu tiên, Ngài xác định đối tượng cần giải quyết. Đó là Khổ. Chiết nghĩa được từ này chắc cả vạn quyển không xong. Đơn giản, ta cứ gọi là Khổ đã. Tiếng Anh dịch là suffering (sự chịu đựng). Sau này, bạn sẽ hiểu Khổ không phải khổ đau ta hay dùng mà Khổ đơn giản là sự sai lệch giữa kì vọng và thực tế. Thực tế mưa, bạn muốn nắng, đó là khổ. Thực tế nóng, bạn muốn lạnh, đó là khổ. Khi nào, thực tế mưa bạn thấy vui, nắng cũng thấy vui, đi qua đống rác thấy thối, nhưng vẫn vui và chấp nhận rác thì phải thối, thì bạn là Phật.


Phật không dạy Cân Đẩu Vân, không dạy biến hình, không dạy thần thông. Ngồi thiền 49 ngày, rồi quyết định theo con đường Trung Đạo và soạn ra Tứ Diệu Đế cho đời. Xác định được Khổ, ngài viết là Khổ Đế. Tiếp theo, Ngài dạy nguyên nhân Khổ tức Tập Đế. Khi biết nguyên nhân Khổ, lại dạy diệt Khổ rồi thì sẽ như nào, tức là Diệt Đế. Diệt Đế nôm na là mục đích muốn tới, là mười quả bóng bowling đã thấy rõ. Cuối cùng, nắm rõ mục đích, Ngài mới dạy cách đi tới đích tức Đạo Đế, cách diệt Khổ. Và cách diệt Khổ có 8 cách tức Bát Chánh Đạo. Cực kì rõ ràng và khúc chiết. Không à uôm loằng ngoằng.


Đức Phật biết rất nhiều, nhưng không nói hết vì không liên quan. Phật chỉ truyền cho nhân gian bốn điều trên, tức Tứ Diệu Đế, bốn chân lý kỳ diệu. Chúng sinh nắm được bốn điều kì diệu trên là đạt con đường tiệm tu đắc quả A La Hán. Tuy chậm nhưng chắc chắn.


Tức là trước khi ngộ, chẻ củi gánh nước. Sau khi ngộ, cũng chẻ củi gánh nước. Không có biến hình, không có bay lượn, không có siêu giàu. Tất cả vẫn y nguyên chỉ là trước đây Vô Minh tức ngu, giờ sáng, biết và hiểu quy luật nó thế. Trước khi ngộ, sờ tay bị điện giật. Sau khi ngộ, sờ tay điện vẫn giật, chỉ là biết rồi nên không sờ nữa. Vũ trụ đất trời vẫn vận hành như trước, chỉ là kẻ ngộ rồi không còn khổ vì thấy nó bình thường, quy luật nó phải thế. Không còn ái li biệt khổ, cái khổ vì xa cách người mình yêu. Không còn oán tăng hội khổ, cái khổ vì gặp kẻ mình ghét. Không còn cầu bất đắc khổ, cái khổ vì cầu không được ước không thấy.


Tức là nếu Đức Phật uống nhiều nước, Ngài vẫn đi đái, nhưng Ngài hiểu điều đó.


Tất cả những gì nhân gian huyền hoặc về Phật về Pháp là bịa đặt. Thậm chí cản đường những người truy cầu chính đạo đến với Phật Pháp. Phật Pháp quá đơn giản, tới mức nói vài câu đã hết. Nhưng thế giới tự vẽ rắn thêm chân rết cười nắc nẻ, ra cả một mớ loạn xạ rườm rà, pháp khí rồi đạo môn. Cái chân lý thì không nắm, chỉ chạy theo thần thông với chả hư hoa. Đức Phật gọi chúng sinh là kẻ mê cũng đúng. Đưa thuốc giải cho mấy thằng mê thì chúng nó cũng chỉ gây mê thêm những thằng khác mà thôi.


Đức Phật nói rằng nếu yêu quý ngài, noi theo ngài thì cũng chỉ làm được người khôn, chứ không tự tu thì không thành được kẻ ngộ. Tất cả những hình tượng lập ra để thờ Phật là do đời sau yêu mến, suy tôn và tưởng nhớ nên lập ra, chứ Đức Phật không mong cái đó, cũng không tạo dựng cái đó. Tất cả đều bình đẳng, và phải tự ngộ, ta chỉ là người vẽ chút kinh nghiệm, các người thấy ta sai thì cứ bỏ mà tự tìm đúng, đừng lạy ta để xin ta.


Ngàn năm mặt trời vẫn thế là bản thể mặt trời. Nhưng nhận thức về mặt trời của con người luôn thay đổi, ngày càng sáng rõ hơn. Thay đổi mãi, đổi mãi để tiệm cận đến bản thể thực sự của mặt trời. Cho dù nhận ra rồi, thì mặt trời vẫn thế, chỉ là con người đó đỡ khổ vì ngu vì vọng tưởng mặt trời thôi. Chứ đừng mong dịch chuyển hay bắn rụng mặt trời.


Có nghĩa là gì? Nghĩa là nếu không làm thì không bao giờ có. Không làm thì Việt Nam không thành siêu cường được đâu, ngồi đó mà lạy Phật. Chỉ là nếu làm, thì hãy làm theo quy luật vận hành tự nhiên thì sẽ thành công. Nhắm mắt làm bừa làm ẩu thì chỉ có xuống hố. Vì khi Đức Phật uống nhiều nước, Ngài cũng phải đi đái mà thôi.


————


https://www.yeuchua.net/2018/03/uc-phat-i-ai.html

Chủ Nhật, 11 tháng 2, 2018

Đặc quyền quan cách mạng



Tác giả: nhà báo Nguyễn Thông








Thiên hạ đang ồn ào về cái dự án nghĩa trang Yên Trung dành cho quan chức cấp cao định mở ở ngoại thành Hà Nội. Rộng hơn trăm mẫu tây, dự chi ngân sách tròm trèm 1.400 tỉ đồng.
Lâu nay, nhà cầm quyền đã tự mặc định chỗ chôn ông to bà lớn ở nghĩa trang Mai Dịch. Nhắc tới cái tên này, một thời đồng nghĩa với sự kính cẩn, khiếp sợ, “nội bất xuất, ngoại bất nhập” bởi đất vàng chỉ dành cho một hạng người nhất định. Nhưng rồi Mai Dịch, phần thì chật chội hết chỗ, phần kém thiêng, nên nhà nước đang tính phải có nơi thay thế, “cho ngày nay, cho ngày mai, cho muôn đời sau”.


Nếu ai còn chút lăn tăn, giở từ điển tiếng Việt thì từ “đặc quyền” được giải thích là “quyền, quyền lợi đặc biệt dành cho cá nhân, tập đoàn, hay một giai cấp nhất định”. Muốn tin cậy hơn nữa, bởi đây là từ gốc Hán Việt, thì mở thêm cuốn “Từ điển Hán Việt” của cụ học giả Đào Duy Anh thì đặc quyền tức “quyền lợi đặc biệt”. Thế là rõ.


Trong xã hội loài người, xét về lý thuyết, chỉ khi nào tiến lên tới hình thái cộng sản, khi ấy mọi người đều bình đẳng, thì mới hết đặc quyền. Ấy, cứ nghe bộ máy cai trị dóng dả tuyên truyền vậy chứ đã ai biết cái xã hội cộng sản nó mặt ngang mũi dọc thế nào. Giá có sống lâu như cụ Bành Tổ cũng chả mong nhìn thấy thiên đường “cùng làm cùng hưởng, bình quân chia đều”. Câu này thế hệ chúng tôi sinh vào thập niên 50 thế kỷ trước đứa nào cũng thuộc, khoái lắm, nhiều đứa còn mơ mộng sau một đêm ngủ dậy, ngỡ ngàng thấy sự nghèo đói đã lùi xa tít tắp, ngay cả ăn ngon mặc đẹp cũng không thèm, chả cần làm gì vẫn có ăn. Xã hội cộng sản là thế, chỉ nghĩ tới người đã tràn cảm giác lâng lâng.


Lại nhớ câu thơ trong bài thơ “Hoa và rượu” nổi tiếng một thời, trước cách mạng tháng 8.1945, của thi sĩ tài danh Nguyễn Bính: “Chao ôi là mộng hay là thực/Là thực hay là mộng bấy lâu?”. Xã hội xứ ta suốt gần nửa thế kỷ nay, nếu kể luôn ở cả miền Bắc trước đó hơn 20 năm nữa thì những ¾ thế kỷ, cứ lẫn lộn mộng và thực, thực và mộng. Với người này thì là mộng, nhưng với kẻ kia lại là thực. Xã hội cộng sản không đến cùng lúc cho tất cả mọi người, dân chúng lại càng không được léo hánh tới nó, nhưng trên thực tế nó đã vào nhà không ít quan cách mạng. Oái oăm trớ trêu ở chỗ, những anh ra rả tuyên ngôn về xã hội không còn đặc quyền đặc lợi, bình đẳng thì lại chính là những anh đặc quyền đặc lợi nhất, đòi hỏi riêng tư có từ trong máu, và đã được hưởng cuộc sống thiên đường trước hết.


Thời chiến tranh, người dân dễ mủi lòng trước hình ảnh cán bộ 3 cùng, quần xà lỏn, gối đất nằm sương, chia bùi sẻ ngọt với dân. Dân chở che, đùm bọc họ bởi dân thấy những con người ấy gần gũi, bình đẳng, không có sự ngăn cách, đáng tin cậy. Bao nhiêu sinh mệnh, máu xương, của cái tiền bạc, cả vật chất lẫn tinh thần gom cả lại đi cùng họ, cùng nhau hướng về một xã hội bình đẳng, không còn bất công, một thế giới đại đồng. Cứ hy sinh đi, rồi sau này “bao nhiêu quyền lợi ắt qua tay mình”. Những người cộng sản từng nói rằng cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Họ thường nói sai, nhưng câu này thì hoàn toàn đúng. Không có dân, không có thể chế này.


Nhưng khi cùng hưởng thụ thành quả thì bắt đầu sinh chuyện.


*Đặc quyền quan cách mạng


Tối 6.2, tôi coi tivi nhà nước thấy cảnh ông Võ Văn Thưởng, yếu nhân phụ trách mảng văn hóa tư tưởng của đảng cầm quyền (họ gọi là tuyên giáo) đi thăm 2 lực lượng quan trọng lúc này: Bộ Tư lệnh tác chiến không gian mạng (của quân đội) và Cục An ninh mạng (của công an). Ông này thì tôi biết tương đối rõ bởi hồi là người đứng đầu Trung ương Đoàn ông không để lại được dấu ấn, ấn tượng gì cho đám lính lác chúng tôi. Giờ may mắn làm tuyên giáo, ông phải ăn nói như bất cứ anh tuyên giáo nào. Ông ca ngợi này nọ. Ông làm nhiệm vụ bảo vệ đảng của ông.


Tôi biên điều ấy ra để nói rằng người ta thấm nhuần ý thức “đẹp tốt phô ra, xấu xa đậy lại”, chả bao giờ tự phơi bày cái xấu của chính họ. Bệnh đặc quyền quan cách mạng là một thói xấu, thậm xấu, có bề dày lịch sử, ông Thưởng biết mà không thể nói, nhưng chúng ta cần chỉ ra cho mọi người thấy, cũng để những người như ông Thưởng biết rằng chẳng có gì giấu được mãi.


Đa số những người cộng sản mắc chứng nói một đằng, làm một nẻo. Thế gian này, nếu tất cả mọi điều như chính người cộng sản nói thì đẹp vô cùng. Các quan hệ xã hội, cách đối nhân xử thế, nếu cứ theo họ tuyên bố, thì mọi thể chế, hình thái xã hội khác đều phải bái phục, vác bút nghiên đến mà học mệt nghỉ.


Như cuối bài phần 1 tôi đã ghi, họ lôi kéo quần chúng nhân dân đứng lên làm cách mạng, làm cuộc lật đổ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới, với nhiều hứa hẹn hấp dẫn, kiểu như dựng lên xã hội công bằng, dân chủ, bình đẳng, không phân biệt đối xử, không ngăn cách phân chia tầng lớp, ai cũng hưởng quyền lợi như ai. Tuy nhiên đến khi có thành quả, đáng lẽ cùng hưởng thụ thì bắt đầu sinh chuyện.


Tôi lớn lên ở miền Bắc sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, dần dà tận mắt chứng kiến, cảm nhận cụ thể những mâu thuẫn giữa lý luận, lý thuyết với thực tế. Đội ngũ quan chức cách mạng đặc quyền hình thành, ngày càng đông, lúc đầu chỉ ở cấp trung ương, sau như nạn dịch lan tới tỉnh thành, huyện, xã. Một ông bạn tôi bỏ thành phố về sống ở nông thôn cũng đã lâu, bảo rằng hình như bây giờ chỉ có trưởng thôn còn trong sạch, bởi đơn giản là anh ta chưa có điều kiện cần và đủ để được coi là quan, chứ đám quan xã, chưa cần kể tới quan huyện còn gớm hơn bọn lý trưởng, chánh hội thời anh Pha chị Dậu.


Quan hư, nguyên nhân sâu xa là thể chế hư hỏng. Thể chế chính sách hư ngay cả trong thời chiến tranh, nghèo khó, khi đất nước khó khăn nhất, cái kim sợi chỉ, hột muối giọt dầu cũng thiếu thốn, đáng nhẽ cần thể hiện sự công bằng nhất thì nhà nước lại công khai chia bôi quyền lợi theo kiểu đặc quyền đặc lợi. Một mặt thì tuyên truyền đề cao giai cấp công nông, bốc người cần lao lên tận mây xanh, nhưng mặt khác so đo tính toán với dân từng xu từng hào, giành giật về cho cán bộ không bao giờ chịu thua kém. Thời ấy lan truyền câu thành ngữ đúc kết nguyên tắc phân phối của chủ nghĩa xã hội: “Xẻng cuốc từ dưới lên, đường sữa từ trên xuống”, nghĩa là dân chỉ có quyền làm việc, “lao động là vinh quang”; còn quyền hưởng thụ đương nhiên của cán bộ. Điều ai cũng thấy, họ phân chia các loại tem phiếu, cán bộ càng cao hưởng thụ càng nhiều, dân đen luôn ở mức thấp nhất. Phiếu thực phẩm, dân thành phố mỗi tháng được 5 lạng thịt, có ô phiếu định lượng chỉ 20 gam (miếng thịt to bằng 10 viên thuốc cảm), vài ký đậu phụ, còn nông dân hoàn toàn không có chút nào cả thịt lẫn đậu, trong khi đó cán bộ trung ương được cao gấp 10 lần dân phố về tiêu chuẩn thịt, đường sữa thì thoải mái, nhu yếu phẩm khác dồi dào, xài chẳng hết đem tuồn ra chợ đen, kiếm khoản chênh lệch không nhỏ. Người Hà Nội thời bao cấp chả mấy ai không biết những cửa hàng thực phẩm, bách hóa dành cho cán bộ có đặc quyền đặc lợi như Tông Đản, Nhà Thờ dù mình không bao giờ được bén mảng tới. Câu ca “Tông Đản là của vua quan/Nhà Thờ là của trung gian nịnh thần/Đồng Xuân là của thương nhân/Vỉa hè là của nhân dân anh hùng” ghi lại một quãng lịch sử xã hội đầy bất công ngang trái do chính những người cộng sản chế tạo.


Tiện nói về tem phiếu, ngay cả phiếu vải cũng đầy tính đặc lợi. Cùng chịu chung thời tiết nóng lạnh, cơ thể na ná nhau, nhưng vải lụa cho cán bộ cứ phải phiếu hạng 5 mét, 7 mét tiêu chuẩn/người, đủ loại vải tốt vải bền, nào ốc pho, sơ vi ốt, pô pơ lin, si mi li, sa tanh, còn dân chỉ 3 mét 6 một năm, đủ may một bộ, cũng chỉ quanh đi quẩn lại diềm bâu, chéo go, phin thô, kaki Nam Định… Trời rét, cán bộ được phân phối chăn len chăn dạ, áo đại cán ka ki, chứ dân may lắm chỉ kiếm được tấm mền sợi mỏng, áo sợi dệt kim Đông Xuân cổ lọ ngoài chợ vỉa hè. Ngay cái áo may ô 3 lỗ cũng từng là tiêu chuẩn đánh giá sự “giàu có” của con người, “một yêu anh có may ô”, thật hài hước và bi kịch.


Trung ương tự đặt ra quy định tiêu chuẩn dùng xe, cỡ nào được ngự trên Volga (mà ngay cả Volga cũng phân biệt, ai xe đen, ai xe trắng hoặc màu khác), cỡ nào cho đi Moskvic, Lada. Làng tôi có ông Phòng làm lái xe cho cán bộ trung ương, nghe đâu là ông Lê Thanh Nghị, có lần đưa sếp về Phòng công tác, tranh thủ chạy chiếc Volga đen về qua nhà, cả làng nhìn ngưỡng mộ lòi con mắt, chỉ dính tới Volga cũng đã oách thế rồi.


Cán bộ to đi xe ô tô, cán bộ thấp dùng xe đạp (được nhà nước phân phối), dân quanh năm chỉ diện xe cá nhân, mà họ gọi là xe “căng hải” (nói lái từ chữ hai cẳng, cẳng tức là chân). Đẳng cấp đặc quyền đặc lợi được mặc nhiên xem như chính sách, bất công từ miếng ăn miếng uống, tấm áo manh quần, tới chiếc xe đi lại. Dân được hứa hẹn “có độc lập tự do thì có tất cả” nhưng thực ra chả có gì.


Thời thập niên 80 trở về trước, vừa trải qua cuộc chiến tranh kéo dài mấy chục năm, thiệt hại vật chất không biết bao nhiêu mà kể, miền Bắc dù thắng cuộc nhưng gần như chỉ còn cái xác. Những anh cả anh hai Liên Xô, Trung Quốc thấy Việt Nam thắng được Mỹ có vẻ vênh váo nên cũng ghét, cắt dần viện trợ. Tôi còn nhớ những năm 76-77 chi đó, báo Nhân Dân hãnh diện ca ngợi sức mạnh quân sự của Việt Nam giờ đây mạnh nhất khu vực, riêng hải quân có thể đứng đầu châu Á bởi thu được của hải quân Việt Nam cộng hòa (mà họ gọi là ngụy) cơ man tàu chiến hiện đại, đó là chưa kể đám quân dưới quyền đề đốc Chung Tấn Cang đã lấy không ít chiếc để chạy trốn, chứ nếu không hải quân ta sẽ vào nhóm mạnh nhất địa cầu. Cứ như cách mô tả của tờ báo lớn này thì so với tàu chiến lợi phẩm của ta, tàu dạng Hải Ưng (trong một bộ phim Trung Quốc tôi xem thời niên thiếu) chỉ là con muỗi so với đại bàng. Liên Xô cũng giảm viện trợ và bắt đầu đòi nợ, khi “bạn chí cốt trên tuyến đầu chống Mỹ” chưa có tiền trả thì lấy bằng phương tiện chiến tranh do Mỹ bỏ lại, vơ bèo vạt tép, gom cả hạt điều, tiêu, cà phê, cao su, quần áo may sẵn…, lấy tất. Dùng máu người Việt ngăn được Mỹ rồi, thế là xong nhiệm vụ quốc tế, không cần giúp theo tình hữu nghị anh em nữa. Mỹ thì ngày càng cấm vận gắt gao. Người tài bỏ nước đi từng đàn dù biết có thể bỏ mạng trên hành trình gian khổ. Đất nước vì vậy càng xơ xác, kiệt quệ. Chính ông Nguyễn Văn Linh tại đại hội 6 của đảng cầm quyền cũng phải thừa nhận tình hình đang trên bờ vực.


Thực tế là vậy, nhưng tư duy đặc quyền đặc lợi đã ngấm vào máu cán bộ mất rồi. Sau bao năm chiến tranh gian khổ, giờ phải là lúc được tận hưởng, chia phần. Không thế, ai thèm dấn thân làm cách mạng. Ngay cả những vị từng nếm mật nằm gai, vào sinh ra tử, cùng sống chết với dân, ngọt bùi chia sớt “bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng” thời chống Pháp, chống Mỹ cũng ngày càng chễm trệ như ông lớn. Ra đường phải ngựa ngựa xe xe, đến công sở đòi bàn này ghế nọ. Một mặt họ tuyên truyền ca ngợi tấm gương lão thực, giản dị, tiết kiệm của cụ Hồ, kêu gọi dân hãy noi gương cụ, mặt khác họ lên chương trình, kế hoạch chia bôi, giành phần cho cá nhân. Họ mặc nhiên coi đó là chủ trương của đảng, của nhà nước, chứ mình trong sạch, vô can. Dân có thắc mắc lăn tăn điều gì, cứ tìm hiểu chính sách của đảng và nhà nước. Mà dân chúng an phận, ngại đụng đến chính sách (bởi bao tấm gương tày liếp đang đếm kiến trong tù còn sờ sờ ra kia) nên cán bộ cứ ung dung hưởng lợi. Dần dà, đặc quyền đặc lợi trở thành nếp, anh nào nhảy vào bộ máy cai trị cũng nghiễm nhiên ngồi “chiếu hoa cạp điều” vênh váo với làng nước.


Chính sách đặc quyền đặc lợi đã làm hư hỏng cán bộ. Tấm gương “đày tớ trung thành phục vụ nhân dân” xưa rồi. Cha làm quan, phải cố dọn đường lôi con cháu vào kế nghiệp chốn quan trường. Nếu chúng tài hèn sức mọn thì đã có cửa chạy chọt mua danh bán tước. Câu kết với nhau, anh lo con tôi, tôi lo cho con anh vào mỗi kỳ cơ cấu, bầu bán, sắp xếp nhân sự. Làm ông nọ bà kia, nếu không được hưởng hơn thiên hạ thì tranh đoạt làm gì. Hơn nhau là hơn ở căn nhà, chiếc xe, lương lậu bổng lộc do chế độ ban phát, không hơn thì thà ở nhà đuổi gà cho vợ. Cứ như thế, đích phấn đấu là những ân thưởng đặc quyền đặc lợi chứ chả phải tổ quốc nhân dân gì sất.


Điều lố bịch nhất là bộ máy cai trị không cần giấu diếm những hành vi vơ vét của họ. Họ nhân danh quốc hội, chính phủ ra những nghị quyết, nghị định quy định đẳng cấp cán bộ được hưởng đặc quyền đặc lợi, coi như luật. Chẳng hạn với cái quyết định số 32/2015 của thủ tướng chính phủ về xe công, họ tự cho phép cán bộ nào được xài xe mấy trăm triệu, cán bộ nào xe tiền tỉ, cán bộ nào xe vô giá. Thậm chí họ còn tùy tiện tới mức ngay cả người đã nghỉ làm việc rồi cũng được hưởng đặc quyền đặc lợi vĩnh viễn, suốt đời. Ví dụ điều 3 nêu rõ: “Các chức danh được sử dụng thường xuyên một xe ô tô, kể cả sau khi đã nghỉ công tác, không quy định mức giá cụ thể: 1. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng. 2. Chủ tịch nước. 3. Thủ tướng Chính phủ. 4. Chủ tịch Quốc hội”. Cứ theo như họ cắt nghĩa thì đó là sự biết ơn, đền đáp, có trước có sau, uống nước nhớ nguồn… Thế chả nhẽ những vị ấy khi đương chức đương quyền làm việc không công chắc. Ngồi ghế cao, giữ chức to thì ắt lương cao, bổng lộc nhiều, chức càng thấp thì lương bổng phụ cấp ít theo, không giữ chức gì thì chỉ làm công ăn lương theo giờ, theo sản phẩm, theo hợp đồng. Nông dân có việc của nông dân, thủ tướng có việc của thủ tướng. Không ai đáng trọng hơn ai. Xã hội đã mặc định như vậy, không để ai phải thiệt. Còn làm việc thì còn được trả công. Không làm thì thôi. Sự công bằng là ở đó. Cớ đâu lại tự định ra phép đặc quyền ban phát này nọ. Xin nhớ rằng, tất cả những khoản chi đó đều từ ngân sách, tức là tiền thuế, tiền mồ hôi nước mắt của dân.


Khách quan mà nói không phải tất cả cán bộ đều xấu, đều đặc quyền đặc lợi. Có những người tốt, rất tốt, có nhân cách, tự trọng, không hùa theo đám đông hư hỏng. Họ biết từ chối đặc quyền đặc lợi bởi hiểu rằng như thế là vô lý, là chiếm đoạt quyền lợi của dân. Đơn cử như luật sư Trần Quốc Thuận, chồng bà Võ Thị Thắng. Ông Thuận có lẽ là vị lãnh đạo cấp cao có nhân cách nhất trong bộ máy tồn tại bấy nay. Khi còn đương chức Phó chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội, ông Thuận dứt khoát ủng hộ chủ trương khoán xe công, tự gương mẫu bắt xe ôm hoặc taxi đi làm. Nhiều người khen ngợi nhưng cũng không ít kẻ dè bỉu, nhất là những anh thấy bị động chạm đến quyền lợi. Nhưng tiếc thay, ông Thuận như một anh Đông Ki Sốt đơn độc, không phá nổi cái bờ tường bảo thủ đặc quyền đặc lợi được trung ương đổ bê tông vững chắc. Quốc hội đã bao nhiêu lần đưa việc khoán xe công, thuê nhà công vụ lên bàn nghị sự, cuối cùng đâu vẫn vào đó, ném đá ao bèo. Quốc hội còn thua, cá nhân ông Thuận ăn nhằm gì.


Một người nữa, chính tôi gặp và trò chuyện nhiều lần. Đó là cụ Lê Quang Ngoạn, bác ruột của chị dâu tôi, bố vợ của bạn đồng nghiệp tôi. Cụ Ngoạn tham gia kháng chiến chống Pháp, thời những năm 70-80 đóng hàm đại tá, giữ chức Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ (ngang cỡ thiếu tướng bây giờ). Cụ liêm khiết, tự trọng, nhất định không dùng xe công đưa đón, hằng ngày đi bộ đến nơi làm việc. Sinh thời, có lần cụ tâm sự, mình từ chối đặc lợi chứ không phải quyền lợi. Quyền lợi thì mình hưởng. Mình xứng đáng đến đâu thì hưởng đến ấy, không tham lam, không giành phần của người khác, nhất là tài sản của nhân dân, do nhân dân tạo nên.


Những người như cụ Ngoạn, như luật sư Thuận không nhiều. Như con thiên nga trắng giữa bầy quạ đen. Cứ nhìn vào đội ngũ cán bộ là có thể đánh giá được bản chất xã hội. Bao giờ tỷ lệ phải lật ngược lại thì xã hội mới trở nên tốt đẹp.


Nhà thì đòi nhà to (có những căn nhà, biệt thự tịch thu của sĩ quan, công chức chế độ cũ, cấp cho cán bộ, khi chủ nhân mới bán thu vài nghìn cây vàng), xe đắt tiền, chế độ ăn uống đặc biệt, bác sĩ riêng săn sóc sức khỏe, mua sắm cũng cửa hàng riêng, ốm đau bệnh viện riêng, nghỉ hưu vẫn cố bám lấy quyền lợi đặc biệt, dứt khoát không chịu nhả những gì đã hưởng, khi chết còn đòi mộ to sinh phần lớn nghĩa trang hoành tráng… Tất cả những thứ ấy có vẻ tạo nên một tầng lớp thượng lưu nhưng thực chất nó là cái tổ mối khổng lồ khiến con đê có thể vỡ bất cứ lúc nào.


Đáng buồn cười nhất là bộ máy thể chế này mồm leo lẻo nói không đặc quyền đặc lợi nhưng chẳng ai chịu nhả những phần hà lạm mồ hôi nước mắt của dân. Giá như họ đừng nói thì đã đi một nhẽ.


Chán, chả muốn biên nữa.
Nguyễn Thông

Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018

KHÍ VẬN NHÀ SẢN

Khí vận nhà Sản ngày càng u ám. Trong họ  chia năm xẻ bảy tranh giành quyền lợi, đánh nhau sứt đầu mẻ trán, đến mức cụ Tổng Chưởng- người có vai vế lớn nhất họ- dù tuổi già bóng xế vẫn phải trèo lên lưng cọp, nay Nam mai Bắc, cực khổ trăm bề chỉ mong giữ được bình ổn cả họ được nhờ. Thế nhưng, gia phong họ Sản từ năm mươi năm trước đã bị suy thoái, nên con cháu đạo đức suy đồi, ham ăn hơn ham làm, kẻ có tài thì thì cũng chết yểu, duy có mỗi cụ Tổng là còn có chút "Uy", được nhiều cháu chắt ủng hộ nên cụ quyết dùng chút hơi tàn còn lại mà "cải tổ " họ nhà.
Tiếc thay, cái đức họ nhà sản đã cùng dù cố lắm, cụ Tổng cũng chỉ "phế truất" được mấy cái thằng " trời đánh thánh đâm" lộ mặt. Việc đó, không làm cho  họ nhà Sản tươi sáng hơn, chỉ khiến những thằng "thánh đâm trời đánh" còn chưa lộ mặt kết lại với nhau, còn lôi kéo kẻ ngoài "âm mưu" chiếm quyền điều hành họ nhà sản của cụ Tổng.
Về tổng thể, các chi, nhánh con cháu họ nhà Sản đều "ăn lên làm ra", nhưng xét cho cùng là "ăn của bá tánh", chứ chẳng có tài cán gì ngoài cái việc " mua quan bán tước". Riêng chính họ thì nhà Sản thì nợ nần như chúa Chổm.
 Sau bao ngày đi Nam đi Bắc, sang Đông về Tây, cụ Tổng chưởng nhà Sản chẳng còn hy vọng nào ngoài việc phải cải " vận khí" cho họ nhà Sản. Nhớ chuyện Đinh Bộ Lĩnh, nhờ cải táng hài cốt cha ông mà sau dẹp loạn 12 sứ quân làm vua một cõi.
Cụ chuyên tâm hằng đêm khấn lạy Cao Biền. Một đêm, cụ mơ thấy Cao tiên sư hiện về báo mộng, chỉ cho Cụ khu đất Long mạch. Mừng quá, cụ liền triệu tập con cháu thân thích. Sau nhiều ngày bàn bạc, cả họ thông nhất ban hành "nghị quyết" thành lập cái nghĩa trang cho cả họ, kinh phí 1.4000 tỷ.
Số tiền chẳng phải nhỏ trong lúc túi tiền chung của cả họ thì chẳng có mấy đồng, nên Cụ đành quyết định "hy sinh "những  thằng " trời đánh thánh đâm " đã lộ mặt lấy tài sản của chúng làm " ngân sách "  xây dựng nghĩa trang họ. Cụ hô hào con cháu thực hiện phương châm " đánh một thằng mà cứu trăm thằng"!
Giờ Cụ có phần nào an tâm ra đi, dù sau cũng có "long mạch" mà nằm , cầu cho khí vận nhà Sản phục hồi thịnh vượng như xưa- cái thời loạn lạc, binh đao- 

Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018

Nhà văn và con đĩ










Chu Mộng Long: Chuyện thật. Một cuộc chat chit với người tự xưng là “con đĩ”. Xin được tường thuật lại thay cho trả nợ một yêu cầu giản dị của một con người bị đời xem là “con đĩ”.
Đêm qua có một ả gõ cửa Chu gia:
– Anh ơi…
Khi đang đọc hay viết trực tiếp trên FB, những cách gõ cửa như vậy thường hiện ra trong inbox. Quen biết thì tôi chat, lạ thì nhiều khi bỏ mặc, vì có lúc 2, 3 ô inbox hiện ra cùng lúc. Lần này liếc qua thấy dòng chữ “anh ơi…” hiện ra nhiều lần, có vẻ tha thiết và ngọt ngào như bưởi đường. Bưởi em ngọt thì cam anh cũng nỏ ai bì. Đành dừng viết, chat vài câu với em nó:
– Chào em… Rất tiếc là anh không nhiều thời gian để chat dài đâu đấy.
– Em biết anh đang bận chuyện mấy nhà văn. Em hỏi ngắn thôi – Nói vậy nhưng ả mừng quá, chộp lấy cơ hội và viết dài cả tràng – Em dốt văn nhưng đọc được hết những điều anh đã viết. Lẽ nào anh dành tâm sức cho nhà văn mà không dành được chút gì cho chúng em?
– Chúng em nào vậy? – Tôi trả lời nhanh.
– Không giấu gì anh, chúng em là những con đĩ – Bên kia trả lời thẳng ruột ngựa.
Tôi ngập ngừng một lát rồi trả lời:
– Con đĩ thì quan tâm đến chuyện nhà văn làm gì?
Phải thừa nhận tốc độ inbox của ả cực nhanh. Miệng mồm gái đĩ có khác:
– Nhà văn lớn thường quan tâm đến gái đĩ thì gái đĩ lớn cũng phải quan tâm đến nhà văn chứ ạ?
Tôi cũng hỏi nhanh:
– Có gái đĩ lớn và gái đĩ nhỏ nữa sao?
– Sao lại không? – Enter một câu, tôi chưa kịp trả lời, ả đã enter câu tiếp – Em tưởng anh phân biệt được nhà văn lớn và nhà văn nhỏ thì cũng phải phân biệt được gái đĩ lớn và gái đĩ nhỏ chứ ạ?
Tôi đáp:
– Nhà văn lớn xem chuyện bán nước cầu vinh là nhục. Nhà văn nhỏ, tức đê tiện, xem chuyện bán nước cầu vinh là vinh…
– Gái đĩ cũng vậy anh à – Ả tiếp lời ngay – Gái đĩ lớn xem chuyện bán trôn nuôi miệng là nhục. Gái đĩ nhỏ, tức đê tiện, xem chuyện bán trôn nuôi cả họ là vinh. Nhưng thưa anh, gái đĩ dẫu đê tiện cũng biết xấu hổ che mặt, che thân khi bị bắt. Còn nhà văn đê tiện thì lúc nào cũng tự hào phơi trần cái mặt, leo lẻo cái mồm trước công luận khi bị phát hiện… làm bậy.
Hay quá! Tôi từng nói chuyện với cả ngàn trí thức, lớn có nhỏ có, chưa bao giờ có cuộc chat thú vị như thế này. Tôi tiếp lời:
– Nguyễn Duy viết: Điếm cấp thấp bán trôn nuôi miệng/ Điếm cấp cao bán miệng nuôi trôn. Tưởng hay nhưng chưa hay. Ông ấy hạ nhục bọn nhà văn đê tiện nhưng vẫn coi thường gái đĩ. Nay không ngờ chính gái đĩ đã khai sáng cho anh biết tầm cao thấp và nỗi vinh nhục ở đời.
Nàng chat tiếp:
– Gái đĩ lớn khi bị hiếp luôn thấy nhục nên chống trả quyết liệt. Gái đĩ đê tiện khi bị hiếp thường sung sướng ngửa lồw (xin lỗi anh em phải dùng chữ Buồi Hiền) cho hiếp thỏa thuê. Cho nên, anh đừng quá bận tâm khi thấy bọn nhà văn đê tiện vểnh mồm ngợi ca giặc cướp là anh hùng hảo hán. Em dám chắc với anh, cái đám nữ nhà văn rửng mỡ ấy đang mơ thổi kèn của cái thằng Thoát Hoan, nên chúng mới miêu tả thằng chả cứ như hotboy vậy!
Chat đến đây thì tôi thấy kinh quá, bèn kết thúc cho nhanh:
– Tóm lại là em cần gì ở anh? Anh không nhiều thời gian, cũng không nhiều tiền…
Ả cũng trả lời nhanh:
– Em không thuộc loại gái đĩ đê tiện moi tiền của anh đâu. Chỉ xin anh bỏ chút thời gian cho chúng em. Anh hãy viết một bài đòi sự công bằng cho gái đĩ. Rằng người ta hợp pháp hóa cho bọn nhà văn đê tiện hoạt động công khai, trong khi lại cấm triệt để tất cả các loại gái đĩ chúng em, bất luận là gái đĩ lớn hay gái đĩ nhỏ. Có bất công không?
Tôi nói, tôi hèn, tôi không dám viết ra điều yêu cầu giản dị nhưng rất nhạy cảm ấy. Nhưng tôi sẽ kể lại cuộc chat chit hiếm có này cho thiên hạ nghe.


Chu Mộng Long

Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

Diễn.






Lưu Trọng Văn


Một đất nước mà đi đâu, ở đâu cũng thấy con người diễn thì đất nước ấy đang bị hủy diệt bởi sự dối trá.
Gã không muốn và cảm thấy ê chề xấu hổ nếu đất nước của gã là một Sân khấu vĩ đại với chỉ các màn diễn.

Gã không muốn và cảm thấy tận cùng đớn đau khi những đứa trẻ của đất nước gã lớn lên chỉ thấy sự diễn dối trá để rồi tin đó là thật, đến khi thấy sự thật, bộ mặt thật thì gào lên phản ứng bảo đó là sự dối trá chứ không phải sự thật.
Có nhiều ông quan, ông chúa của đất nước gã trước ống kính diễn bộ mặt đau khổ khi gặp kẻ bần hàn nhưng liền sau đó tưng bừng nâng ly cùng nhồm nhoàm sơn hào hải vị với các quan địa phương nơi có những kẻ bần hàn ấy.
Một nhà báo ở một tờ báo lớn viết chân dung một thượng thư nổi tiếng bình...dị, rằng ngài thượng thư chủ động tiếp nhà báo tại quán vỉa hè. Nhà báo xúc động khi ngài thượng thư kia kêu nóng, tuột chân ra khỏi đôi giầy mòn gót, một chiếc tất rách lòi ngón chân cái của ngài.
Gã bật cười vì sự ngây ngô đến... ngớ ngẩn của nhà báo kia vì gã thừa biết ngài thượng thư này ăn chơi thế nào và liên quan thế nào tới các doanh nhân bị lên thớt.
Một tối, lâu rồi gã nhận cú điện thoại của một nàng, lúc ấy nàng đang giữ một vị trí cao tại QH và bây giờ nàng đang là một trong ba người đàn bà quyền uy của hệ thống. Nàng khen một quan thượng thư rất xông xáo, nơi nào thiên tai, lũ lụt đếu có mặt. Gã cười bảo, ông ta diễn đấy, em ơi! Gã kể cho nàng nghe, cánh truyền hình khi đi theo ngài ấy, lúc nào ống kính chĩa về ngài, ngài bèn xắn quần lội bùn, mặt co rúm lại đau khổ trước thiên tai, mất mát của người dân.
Sau đó?
Tiệc tùng.
Hãy tưởng tượng đi các bạn của gã, nếu không bị ra tòa thì ngài phó chủ tịch tỉnh Trịnh Xuân Thanh có thể lúc này đang trên diễn đàn của tỉnh thuyết giảng về đạo đức cách mạng, về tinh thần phục vụ nhân dân, về tình thương dân. Ngài sẽ to giọng lên án kẻ nào tham nhũng, ăn cắp của dân...
Diễn, và diễn. Đau khổ là các diễn viên đại tài đó diễn giỏi đến mức con cái họ cứ tin là thật và khi bố mình ra toà rồi vẫn đau đớn khóc thảm thương vì cho rằng bố mình bị oan.
Diễn.
Bao giờ ở đất nước của gã có một Đạo luật cấm diễn?

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2018

THỜI TIẾT LÀNG VĂN...



TRẦN ĐỨC TIẾN


Như thường lệ, thời tiết làng văn vào dịp cuối năm lại trở nên khắc nghiệt. Năm nay đặc biệt khắc nghiệt. Những cơn bão hình thành chủ yếu từ hai loại áp thấp: giải thưởng và kết nạp hội viên. Có cơn mang yếu tố nước ngoài (Hội Nhà văn Hà Nội). Có cơn gây nguy cơ chết người (Hội Nhà văn Sài Gòn). Thật đau lòng khi viết dòng này. Ở Hội Nhà văn trung ương thì… “mặt trận miền tây vẫn yên tĩnh”, nhưng không hẳn đã đảm bảo cho sự bùng nổ sẽ không xảy ra, vì cho đến giờ này vẫn chưa công bố chính thức danh sách hội viên mới và tác phẩm đăng quang giải năm nay.

Nguyên nhân của những sôi sục bất ổn đó, nghĩ cho cùng, cũng chỉ vì cái danh hão.

Nghề văn có cao quý không? Có. Rất cao quý. Nhưng những nghề nghiệp lương thiện khác trong xã hội cũng cao quý không kém đâu ạ. Mình chúa ghét mấy tên nhà văn khụng khiệng, hoang tưởng, tự vơ véo cho mình những thiên chức cao siêu này nọ. Giá trị thực của con người không phải ở những cái nhãn mác vớ vẩn, mà tùy thuộc vào chất lượng công việc của anh ta. Lái xe hàng nghìn cây số an toàn, nấu được bữa cơm ngon cho chồng cho con, hoàn toàn không thua kém việc viết ra những trang văn hay. Tết năm nào mình đã từng kêu lên trong một bài báo: thật bất công, khi có những chiếc bánh chưng ngon lành bị mua bằng tiền nhuận bút của những bài thơ dở.

Thế mà các loại giải thưởng văn chương to nhỏ, cái thẻ nhà văn, cái danh hội viên hội nhà văn, vẫn tiếp tục làm cho nhiều kẻ chới với lên bờ xuống ruộng. Liệu có mấy ai trong số đó đủ tỉnh táo, đủ cảnh giác để vẩn lên nỗi nghi hoặc: mỗi giải thưởng có thể sẽ dìm anh sâu thêm một chút vào giấc ngủ, và giờ phút được ông chủ tịch hội trao cho cái thẻ nhà văn, chưa biết chừng cũng chính là giờ phút cáo chung cho cả sự nghiệp viết lách?

Một lần, cũng vào dịp kết nạp hội viên, mình đang ở Hà Nội. 4 giờ sáng. Chuông điện thoại réo. Choàng dậy nghe. Đầu dây bên kia, giọng phụ nữ não nùng: “Chiều qua em đến khách sạn tìm anh nhưng không gặp. Em biết sáng nay bỏ phiếu. Năm nay mà em không được thì không còn mặt mũi nào nhìn các con các cháu nữa anh ơi. Anh làm ơn làm phúc…”. Mình rất kém khả năng chịu đựng nước mắt phụ nữ (dù chỉ nghe chứ không nhìn), bèn gạt đi: “Thôi thôi thôi thôi! Chị khỏi phải nói thêm nửa câu. Tôi chắc chắn sẽ bỏ cho chị một phiếu”.
Đặt máy xuống. Ngồi thần ra hồi lâu. Tuổi đã cao, “thi” đã trượt nhiều lần, bẽ bàng ê chề quá đủ, giờ phải viện cả con cả cháu ra nữa, thì có họa là gỗ đá mình mới đủ gan từ chối!

Thú thật là cho đến hôm nay, nhiều năm đã qua, mình vẫn chưa biết mặt người mẹ, người bà thi sĩ ấy. Chỉ biết bà ở Hà Nội, và ngoài chuyện làm thơ, bà còn có trình độ chuyên môn rất cao để hành một cái nghề rất đáng kính trọng khác. Cái năm với những cú điện thoại đáng nhớ nọ (chắc chắn không chỉ gọi cho riêng mình), bà đã trở thành hội viên Hội Nhà văn VN. Nhưng cũng bắt đầu từ đó, tịnh không thấy thơ bà đăng báo hay in sách nữa.

Hỡi ơi! Danh hão! Danh hão! Liệu còn bao nhiêu người phải tiếp tục khốn khổ vì mày?

Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2018

Chân Lý Khách Quan và Chân Lý Chủ Quan


Huy Thái
 12-Jan-2018
Bay tự do trong không gianẢnh apod.
Kính thưa quý bạn,
Chân lý là gì mà con người lại thường tìm cách mô tả và cho đó là giá trị đáng ngưỡng mộ, đáng tôn kính, và thậm chí còn lấy thân mạng của mình ra để bảo vệ nó?
Như chúng ta biết ngôn tự là phương tiện mà con người dùng để diễn đạt và truyền thông về các hiện tượng sinh động của vạn sự vạn vật xung quanh ta và chính bản thân ta, mà các giác quan thông thường của con người cảm nhận được. Do đó, ngôn tự “chân lý” là một trường hợp như bao ngôn tự khác.
Về mặt ngôn tự thì chân lý là từ ghép có 2 phần chân và lý :
chân 眞: thật, thực, hiện thực // sự thật.
lý 理: lý lẽ
Như thế, chân lý 眞理 hàm ý nghĩa “lý lẽ biểu hiện cho một sự vật thật, cho một hiện thực”. Theo ý nghĩa đó, một sự vật hiện thực mới chỉ là chân, và chỉ có  khi nào có những lý lẽ diễn đạt mang tính quy luật kèm theo mà ai ai cũng có thể nhận biết ra về nó.
Thí dụ 1 - Chân lý về vũ trụ: Mọi sự vật trong vũ trụ là một hiện thực từ giác quan, mà không cần lời nói và chữ viết (ngôn tự), nên là chân. Khi có lý lẽ “tương tác giữa các sự vật trong vũ trụ làm cho các sự vật luôn biến đổi và không có ngoại lệ”, mang tính quy luật, tức là . Theo đó, chúng ta bảo vũ trụ vô thường; và như thế, vũ trụ vô thường được gọi là chân lý, hay vũ trụ vô thường là chân lý về vũ trụ.
Thí dụ 2 - Chân lý về Thượng Đế: Thượng Đế theo cách hiểu thông thường là ông vua ở trên trời có nhiều quyền năng, có quyền thưởng phạt con người và vạn vật. Đây là ý nghĩ tưởng tượng của người xưa khi chưa rõ các quy luật tự nhiên; họ đồng hóa trong thiên nhiên có một vị vua (đế) ở trên trời cao (thượng), có sức mạnh vô song như làm mưa lut, gió bão, … Ông vua vô hình ở trên trời tưởng tượng này tất phải lớn hơn và mạnh hơn, trùm hết cả các ông vua hữu hình ở dưới đất!
Trong tôn giáo, môn thần học là môn nghiên cứu về Thượng Đế, với lý lẽ cho rằng Thượng Đế không thể cảm nhận hiện thực từ giác quan, là ngoại lệ của vũ trụ, là nguyên nhân đầu tiêntự hữu và hằng hữuchưa ai thấy biết được nhưng không được phép nghi ngờ. Lý lẽ hoàn toàn không hiện thực về Thượng Đế vẫn được tôn giáo áp đặt cho rằng Thượng Đế là chân lý.
Qua hai thí dụ trên, ta thấy thí dụ 1 sát với ý nghĩa gốc, còn thí dụ 2 thì hoàn toàn trái lại. Cho nên biểu hiện của thí dụ 1 nói lên ý nghĩa chân lý khách quan, bởi nó mô tả lý lẽ hợp với hiện thực mà ai ai với chút quan sát và nghĩ suy thì cũng có thể nhận ra và gần gũi đối với cuộc sống; còn thí dụ 2 được gọi là chân lý chủ quan, tức chẳng phải là chân lý theo ý nghĩa gốc, bởi nó mô tả lý lẽ hoàn toàn không hợp với hiện thực, mà có lẽ chỉ chỉ dành cho những ai lười suy nghĩ hay tâm lý yếu đuối dễ bị áp đặt mà thôi.
 “Khi Thấy điều vô lý thực sự là vô lý, như nó đang là mà không phân tích, suy luận, biện minh... là Thấy được Chân lý". Cái vô lý, cái có lý không phải là Chân lý mà cái Thấy như thực mọi đối tượng mới là Chân lý.”
Như thế:
Khi thấy điều vô lý thực sự là vô lý hay thấy điều có lý thực sự là có lý, tức là ta đã chạm vào phân tích, suy luận, biện minh trên một chuẩn mực biểu kiến nào đó rồi. Còn như thấy như thực (như nó đang là) mà không phân tích, suy luận, biện minh nơi mọi đối tượng thì chỉ là thấy Chân, chứ chưa là Chân lý?
HT

Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2018

Bắt ông Vũ Nhôm khó hơn bắt ông Đinh La Thăng- vì sao?





Tác giả: Nhà báo Hoàng Hải Vân, nguyên Tổng Thư ký Tòa soạn báo Thanh Niên

.

Vụ Đinh La Thăng và những sai phạm tày đình tại Tập đoàn Dầu khí là cái giá phải trả cho sự chậm trễ của quá trình tự do hóa nền kinh tế theo định hướng của đường lối Đổi Mới.

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng

Nó hoàn toàn không phải là “mặt trái” của kinh tế thị trường mà là sự nửa vời của kinh tế thị trường được duy trì một cách có chủ đích dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Nhóm lợi ích này lợi dụng “vai trò chủ đạo” của kinh tế nhà nước, sự lỏng lẻo của cơ chế quản lý tài sản công, được sự dung túng của những người có quyền lực không bị kiểm soát. Khi pháp quyền được lập lại, quyền lực được kiểm soát thì nhóm lợi ích này, dù đương chức hay đã về hưu, cũng khó mà thoát khỏi sự điều chỉnh của luật pháp.

Đối với trường hợp của Vũ nhôm thì phức tạp hơn nhiều. Suốt 15 năm anh ta làm mưa làm gió ở Đà Nẵng và nhiều nơi khác, nhưng không ai dám động đến anh ta. Từ một người kinh doanh nhỏ (làm nhôm), anh ta nhanh chóng trở thành cánh tay đắc lực của ông Nguyễn Bá Thanh trong những “phi vụ” đặc biệt, rồi lũng đoạn cả cơ quan Thành ủy và chính quyền thành phố, thâu tóm đất đai công sản, rồi đột nhiên trở thành một sĩ quan cao cấp (điều này không ai dám nói công khai, cho đến khi Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa chính thức công bố anh ta là một thượng tá) và dùng tư cách đó đi dọa người khác để tích lũy tài sản.

Điều lạ lùng nhất là anh ta đã khống chế hầu như toàn bộ các cơ quan truyền thông chính thống lớn và phần lớn các địa chỉ đông người theo dõi nhất trên mạng xã hội. Cả “lề phải” lẫn “lề trái” đều không dám động đến anh ta. Ai gây bất lợi cho anh ta đều bị anh ta làm cho điêu đứng. Hiệu lực dập tắt thông tin bất lợi cho anh ta đối với truyền thông còn mạnh hơn là hiệu lực chỉ đạo của Ban Tuyên giáo. Tôi không tin là lãnh đạo các cơ quan truyền thông lớn bị anh ta mua chuộc, nhưng điều chắc chắn là có không ít các nhà báo đã bị anh ta biến thành công cụ hoặc bị anh ta khống chế làm cho sợ hãi. Theo tôi được biết thì có cả một số bộ trưởng và một số vị tướng công an cũng sợ thế lực của anh ta.

Thế lực bảo kê cho anh ta lớn đến cỡ nào, hàng rào bảo kê cho anh ta dày dặc tới đâu, chắc chắn sẽ được làm rõ trong quá trình điều tra sau khi anh ta bị bắt.

Khi cơ quan an ninh tiến hành điều tra tình trạng vi phạm pháp luật của các dự án của anh ta và hàng chục công sản ở vị trí đắc địa mà thành phố Đà Nẵng bán cho anh ta với giá rẻ mạt không qua đấu giá, tôi đã từng cảnh báo trên trang facebook này, rằng những người trong cuộc và đối tượng bị điều tra, trong đó có anh ta, đều phải được bảo vệ để tránh bị diệt khẩu. Nhưng anh ta đã được tạo điều kiện trốn ra nước ngoài sau khi rút gần hết vốn tại các dự án ngay trước khi lệnh khởi tố được thực hiện. Việc bắt được anh ta chỉ là do ngẫu nhiên may mắn.

Đối với những kẻ bảo kê cho anh ta, việc tạo điều kiện cho anh ta chạy trốn chắc chắn sẽ bị quy trách nhiệm. Nhưng tôi đồ rằng, trách nhiệm của ai đó trong việc để cho anh ta chạy trốn sẽ nhẹ hơn rất nhiều so với trách nhiệm của ai đó phải chịu từ những gì mà anh ta sẽ khai ra về những kẻ bảo kê khi anh ta bị bắt. Bởi vì, nếu như anh ta chạy trốn thì phần lớn vụ án sẽ bị kéo dài, có thể kéo dài đến hết nhiệm kỳ Đại hội Đảng. Tôi không biết những kẻ bảo kê cho anh ta có tính toán như vậy hay không, điều này phải đợi đến sau khi kết thúc điều tra mới có thể biết được.

Đó là lý do nói rằng việc bắt ông Vũ nhôm còn khó hơn là bắt cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng.

Điều đáng mừng là lực lượng trung kiên chính trực trong Bộ Công an hiện đang ở thế thượng phong.

Chủ Nhật, 3 tháng 12, 2017

LUẬT BIỂU TÌNH CHƯA CÓ THÌ TRÌ TRỆ VẪN TIẾP DIỄN





Ông Lê Minh Thông-Phó chủ nhiệm UB Pháp luật- cho biết, luật Biểu tình đã được đưa vào chương trình cho ý kiến từ kỳ họp thứ 11, QH khoá 13 nhưng liên tiếp bị lùi do đây là dự án luật phức tạp, cần có thêm thời gian tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc- Tổng thư ký Quốc Hội phát biểu "Luật Biểu tình rất quan trọng để quản lý nhà nước về vấn đề này chứ không phải không. Nhưng Thường vụ thấy không ổn thì trả lại để Chính phủ nghiên cứu, khi nào Chính phủ trình thì Quốc hội sẽ xem xét" Nnưng Ông Phúc cũng không quên : "Còn xem bối cảnh hoàn cảnh để đảm bảo về an ninh quốc phòng, trật tự xã hội " Điều này cũng có nghĩa Luật biểu tình ra đời hay không là " tùy thuộc vào bối cảnh hoàn cảnh để đảm bảo An ninh quốc phòng. Dưới con mắt của Quốc hội Việt Nam chừng như Luật biểu tình ( việc người dâ biểu tình phản đối hay ủng hộcác chủ trương, chính sách,...của chính phủ) trực tiếp đe dọa đến An ninh Quốc Phòng của đất nước. Thật là kỳ quặc, đất nước này không biết ai đang sống, Người biểu tình đe dọa an ninh của người biểu tình chăng?

Khi nước Việt Nam giành được độc lập 1945 từ thực dân Pháp, cùng với việc áp dụng chế độ nhà nước Cộng Hòa, quyền biểu tình đã được ghi vào hiến pháp và công nhận. Ngày 13/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 31 công nhận quyên biểu tình của người dân. "Điều thứ 1: Những cuộc biểu tình phải khai trình trước hai mươi bốn giờ với các Uỷ ban nhân dân sở tại trong thời kỳ này" [5].Trong giai đoạn 1954 đến 1975, khi Việt Nam bị chia cắt với hai chế độ xã hội khác nhau. Miền Bắc theo chủ nghĩa xã hội, do điều kiện chiến tranh và xã hội, sau cải cách ruộng đất, chưa có cuộc biểu tình nào được ghi nhận. Ngược lại, tại miền nam, với chế độ Việt Nam Cộng Hòa, người dân được quyền Biểu tình. Các phong trào biểu tình chống chế độ, chống chiến tranh của các tầng lớp Tăng lữ, Sinh viên, trí thức... đã góp phần làm thay đổi xã hội, thay đổi nhận thức của cộng đồng quốc tế về cuộc chiến tranh phi nghĩa. Cuộc biểu tình lớn trong thời kỳ này phải kể tới Biến cố Phật giáo, 1963 làm thay đổi chính trị tại Việt Nam Cộng Hòa năm 1963. Uy tính của chính quyền Ngô Đình Diệm bị suy giảm nghiêm trọng do sự đàn áp các đợt biểu tình của giới Phật giáo, dẫn tới đảo chính lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm chấm dứt nền Đệ nhất Cộng hoà ở miền Nam Việt Nam.
Đệ Nhất, đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa là những chính phủ " bù nhìn" thì "sợ biểu tình đe dọa An ninh quốc phòng" là điều dễ hiểu nhưng sau ngày thống nhất đất nước , cho đến nay một Chính phủ do dân bầu ra mà hơn 40 năm vẫn chưa có " Luật biểu tình " thì quả thật là khó hiểu !
Không có " Luật biểu tình " người dân cũng vẫn biểu tình và vì không có Luật biểu tình nên người tham gia biểu tình dễ dàng vi phạm " luật pháp " và bị Chính quyền sở tại xử lý.Anh ninh quốc phòng bị đe dọa đâu không thấy chỉ thấy Người biểu tình bị thiệt hại cho dù họ biểu tình để bày tỏ nguyện vọng chính đáng!
Vậy là người dân phải vận dụng cái quyền biểu tình của mình bằng hính thức khác.
Điển hình là việc các tài xế " dùng tiền lẻ" để qua trạm thu phí BOT và hiện nay là " dự án 25-1 " đang xãy ra ở tram thu phí BOT Cai Lậy Tiền Giang đang là một "cuộc chiến giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp". Thế nhưng Doanh nghiệp thì lại đang được các lực lượng hành pháp ủng hộ bất chấp sự " bất hợp lý" do doanh nghiệp gây ra dẫn đến cuộc chiến này
Chưa có Luật biểu tình thì đất nước vẫn mãi trong tình trạng trì trệ, kém phát triểu bởi do " Dân chủ nửa vời" tạo ra
Ai cũng hiểu, lẽ nào Quốc hội không hiểu?

Thứ Bảy, 11 tháng 11, 2017

CÁI TÔI CỦA NGƯỜI VIỆT



Những người có thực tài rất khiêm nhượng, vì họ không so sánh với người khác.. Họ so sánh mình với mình, so sánh mình hôm nay với mình hôm qua, so sánh tác phẩm mới với tác phẩm cũ của chính mình. Và thường thường thất vọng.

CÁI TÔI CỦA NGƯỜI VIỆT

Từ Thức



Tại sao cái tôi, cái ‘’ égo ‘’ của người Việt lớn thế ? Tôi gặp không biết bao nhiêu người vỗ ngực, tự cho mình là vĩ nhân. Không phải chỉ vỗ ngực, còn trèo lên nóc nhà gào khản cổ : tôi giỏi quá, tôi phục tôi quá, tại sao tôi tài ba đến thế ?

Một lần ngồi nhậu với 5 ông, có cảm tưởng ngồi với 5 giải Nobel văn chương. Những ông như vậy, nhan nhản. Nói ‘’ ông ‘’, vì hầu như đó là một cái bệnh độc quyền của đàn ông. Như ung thư vú là bệnh của đàn bà.

In một hai cuốn sách tào lao tặng bố vợ, nghĩ mình ngồi chung một chiếu với Marcel Proust, Victor Hugo. Làm vài bài thơ, câu trên vần (hay không) với câu dưới, nghĩ mình là Beaudelaire, Nguyễn Du tái sinh. Lập một cái đảng có ba đảng viên, kể cả em gái và mẹ vợ, nghĩ mình là lãnh tụ , ăn nói như lãnh tụ, đi đứng , tắm rửa như lãnh tụ. Viết vài bài lăng nhăng, đầu Ngô mình Sở, nghĩ mình là triết gia, trí thức, sẵn sàng dẫn dân tộc đi lên ( hay đi xuống ). Học gạo được cái bằng ( chưa nói tới chuyện mua được cái bằng ), nghĩ mình đã kiếm ra điện và nước nóng.


TÔI, TÔI, TÔI

Một ông bạn in một tấm danh thiếp khổ lớn, dầy đặc những chức tước, trong đó có ‘’ nhà nghiên cứu ‘’.. Những người quen không biết ông ta nghiên cứu cái gì, lúc nào. Tôi đáng nhận là nhà nghiên cứu hơn, vì thỉnh thoảng vẫn vào Google tìm mẹo trị mắc xương cá, hay cách nấu canh hẹ tầu hũ.

Nghĩ cũng lạ, cái TÔI to tổ bố ở một xứ như VN. VN, xứ của văn hoá Phật giáo, một tôn giáo coi cái ngã là hư cấu, cái tôi không có thực. Nơi chịu ảnh hưởng Lão giáo, những người đã ra suối rửa tai khi nghe thiên hạ nhắc tới tên mình. Nơi người công giáo thực hành đạo nhiệt thành, và Công giáo coi vị tha, nghĩ tới người khác, là đức tính hàng đầu.

Không lẽ người Việt không hiểu tôn giáo mình đang theo ?

Có ai đã gặp một người Nhật vỗ ngực : tôi, tôi, tôi. Nói chuyện với người Nhật, trong những cơ hội hơi chính thức, chưa gì họ đã mang giấy bút ra ghi chép. Làm như những điều bạn nói là khuôn vàng, thước ngọc.

TÔI LÀ CHÂN LÝ

Nước Việt nghèo , chậm tiến, lạc hậu. Đáng lẽ người Việt phải khiêm nhượng, biết người, biết mình. Nhưng không, trong tự điển cá nhân của người Việt không có chữ khiêm tốn. Nhiều lần tôi gân cổ cãi với bạn bè, về nhà nghĩ : không chừng nó có lý. Tại sao không nhìn nhận ngay ? Bởi vì cái tôi nó lớn quá.

Ở đâu cũng có những cái tôi, nhưng ở người Việt, nó đạt một tỷ số đáng ngại. Mỗi lần, hiếm hoi, gặp một người đồng hương có khả năng nhưng khiêm tốn, tôi nghĩ bụng : ông nội này mất gốc rồi.

Thảo luận với người Việt rất khó, vì ai cũng nghĩ là mình nắm chân lý trong tay. Nghĩ khác là xúc phạm ông ta, xúc phạm Chân lý, bôi nhọ sự thật. Phải căm thù, phải tiêu diệt, phải triệt hạ, phải tố cáo , chụp mũ.

Cái tôi lớn, phải chăng đó là nét đặc thù của một dân tộc đầy tự ti mặc cảm ? Trong cái kiêu hãnh lố bịch của người ‘’ mang dép râu mà đi vào vũ trụ ‘’ có cái tự ti của những người vẫn mang dép râu ở thế kỷ 20, 21.

Trong y học, égocentrisme là một cái bệnh, pathologie . Và trong 9 trên 10 trường hợp, những người có mặc cảm tự cao, tự đại ( complexe de supériorité ) là để che đậy tự ti mặc cảm ( complexe d’infériorité ).

Những người có thực tài rất khiêm nhượng, vì họ không so sánh với người khác.. Họ so sánh mình với mình, so sánh mình hôm nay với mình hôm qua, so sánh tác phẩm mới với tác phẩm cũ của chính mình. Và thường thường thất vọng.

Khi một nghệ sĩ thoả mãn với tác phẩm của mình, anh ta hết là nghệ sĩ. Anh ta không tìm tòi nữa, anh ta về hưu. Như một công chức, một tài xế xe đò về hưu.

ĐÈN DẦU VÀ ĐÈN ĐIỆN

Thomas Edison nói nếu hài lòng với đèn dầu, tìm cách cải thiện đèn dầu, sẽ không bao giờ kiếm ra đèn điện. Người Việt ta dễ thoả mãn quá, dễ kiêu hãnh quá, dễ ‘’ tự sướng’’ quá. Hậu quả là cái gì của ta nó cũng nho nhỏ. Cùng lắm là xinh xắn, dễ thương, nhưng đồ sộ, vĩ đại thì không có. Không thể có. Tham vọng nhỏ, thành quả nhỏ.

Pablo Picasso khi thành công, được ca tụng ở ‘’période rose ‘’ ( thời kỳ hồng ), nếu thỏa mãn, sẽ không có ‘’période bleue’’, thời kỳ xanh. Nếu thoả mãn với ‘’période bleue ‘’ sẽ không có tranh trừu tượng, đưa hội họa đi vạn dặm. Một giai thoại : Picasso mời bạn bè ăn tiệm. Cuối bữa ăn, gọi tính tiền. Chủ tiệm nói xin miễn chuyện tiền bạc, được tiếp Picasso là hân hạnh rồi. Pablo vẽ vài nét trên tấm khăn phủ bàn, tặng chủ tiệm. Ông này nói xin maître ký tên. Picasso trả lời : tôi chỉ trả bữa cơm, không muốn mua tiệm ăn.

Nếu Picasso là người Việt, sẽ thấy đời mình đã quá đủ để thoả mãn : vua biết mặt, chúa biết tên, chữ ký đáng ngàn vàng, chỉ việc ngồi hưởng và chiêm ngưỡng dung nhan mình. May mắn cho hội họa, ông ta là người Tây Ban Nha, hỳ hục tìm tòi cho tới chết.

Mỗi lần nghe, hay coi Jean Marie Le Clézio, Patrick Modiano trong những chương trình văn học trên France Culture, hay trên France 5, ít người nghĩ họ đã chiếm giải Nobel Văn chương.

Họ khiêm nhượng, ngập ngừng, do dự, gần như cáo lỗi sắp sửa nói những điều tào lao.

Le Clézio, Nobel 2008, khoanh tay, chăm chú nghe một tác giả vừa chân ướt chân ráo vào nghề, nói về một cuốn sách đầu tay. Modiano, Nobel 2014, tìm chữ một cách khó khăn, ngượng ngập, ít khi chấm dứt một câu, như muốn nói : thôi, bỏ qua đi, những điều tôi muốn nói chẳng có gì đáng nghe. Ông ta thực sự ngạc nhiên không hiểu tại sao có người nghĩ đến mình để trao giải. Ông ta nói có người đọc sách của mình đã là một phép lạ.

NGƯỜI VÀ TA

Những năm đầu ở Pháp, có thời tôi cư ngụ Rue Marcadet, Paris. Bên cạnh là một cặp vợ chồng già, hiền lành, bình dị như một cặp thư ký hay công nhân về hưu. Mỗi lần gặp ở thang máy, bà vồn vã chào, hỏi thăm đủ chuyện. Thỉnh thoảng ông mời vào nhà, uống trà, hỏi chuyện về Phật giáo mà ông nói đọc nhiều, nhưng có điều không hiểu. Thí dụ ông muốn so sánh khái niệm về Niết bàn của Phật giáo với thiên đàng của Thiên Chúa giáo.

Ông là một người công giáo thuần thành, nhưng muốn tìm hiểu về những tôn giáo khác.

Tuyệt nhiên không bao giờ ông bà nói về mình. Nếu không coi TV , chắc không bao giờ tôi biết bà là Yvonne Loriot, danh cầm hàng đầu của Pháp, chiếm giải nhất 7 lần khi học ở Conservatoire de Paris, trước khi trở thành một giáo sư âm nhạc có uy tín.

Ông là Olivier Messaien, một trong những tác giả nhạc cổ điển lớn nhất của hậu bán thế kỷ 20.. Rất nhiều các nhạc sư, nhạc trưởng nổi tiếng ở Âu Châu , như Pierre Boulez, Iannis Xenakis hãnh diện là đệ tử của ông. Tác phẩm opéra ‘’Saint-Francois d’Assise‘’ của ông được trình diễn trên khắp thế giới, được đón nhận như những tác phẩm của Mozart, Beethoven..

Ông bà sống trong một căn nhà bình dân, ăn uống đơn giản như một cặp vợ chồng nghèo. Tiền bản quyền nhạc đem tặng- một cách kín đáo- các hội từ thiện, hay giúp trùng tu nhà thờ Notre Dame de Lorette gần nhà. Những lúc rảnh rỗi, bà theo ông vào rừng, thu thanh để nghiên cứu tiếng chim hót.

Ai biết hai ông bà già, lễ độ, gần như vụng về, đang xếp hàng mua ổ bánh mì, là những nhân vật chiếm chỗ lớn trong bất cứ một tài liệu nào về âm nhạc cổ điển cận đại , tuần trước còn là thượng khách của hoàng gia Thụy Điển.

Khi nào ta có những người như Modiano, Le Clézio, Messaien- chưa nói tới tài năng, chỉ nói tới thái độ khiêm tốn – VN sẽ là một dân tộc trưởng thành. Trong khi chờ đợi, chúng ta tiếp tục leo lên nóc nhà, gào : tại sao tôi tài giỏi quá như vậy. Khi gào mỏi, leo xuống, đóng áo thụng vái nhau.

Đó cũng là một trò vui, nếu hậu quả không nghiêm trọng. Chúng ta đều đồng ý với nhau là đất nước đang trên bờ vực thẳm, không thể nhẫn tâm khoanh tay nhìn. Nhưng chúng ta không ngồi nổi với nhau, vì cái TÔI nó lớn quá. Lớn hơn cả vận mệnh dân tộc..

Từ Thức

( Paris, tháng 10. 2017 )

Thứ Năm, 9 tháng 11, 2017

Ở VN ai sợ mạng xã hội?



Có thể chỉ ra hẳn một tầng lớp, có thể lấy ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông làm ví dụ, ông không dùng mạng xã hội Facebook hay Zalo, Viber... “vì bởi tham gia vào mạng xã hội sẽ mất thời gian, đau đầu về những chuyện phải theo dõi xem ai có chọc ngoáy, nói xấu, bình phẩm mình trên mạng không rồi việc các comment của người này, người khác...”.
Hehe. Ông này làm nghề tư vấn về an toàn tình dục nhưng biện pháp duy nhất ông khuyên mọi người là nên... tự sướng như ông. Tự sướng thì sẽ an toàn!
Và vì sao ông ta sợ "chọc ngoáy, nói xấu, bình phẩm mình"? Cái này mới là vấn đề.
Tầng lớp mà mình nói đến họ không sợ đếch gì hết, họ có sử dụng mạng, email thì đã có nội bộ sao mà sợ lộ bí mật quốc gia?
Vậy thì sợ là sợ cái gì?
Sợ dùng mạng xã hội làm... cách mạng chăng?
Còn lâu.
Làm cách mạng cần hội đủ 3 yếu tố: Một là, phải có tư tưởng (cương lĩnh) thuyết phục. Hai là, phải có lực lượng: Ba là, phải có tiềm lực kinh tế. Cả ba thứ đó thì cái bọn ngồi trong phòng, nhìn lên tường, chém bằng bàn phím không có lấy một xu đi đò thì cách với mệnh cái gì?
Vả lại, thời buổi này, người ta nhận ra và loại trừ hết. Cứ nhìn cái bọn ở nước ngoài chống cộng lãi nhãi đi lại mấy quan điểm cũ rích bây giờ đâu còn đất sống? Ha.
Nói thật, họ chỉ sợ mỗi một điều thôi.
Đó là mạng xã hội là nơi giám sát họ. Mọi lời nói, mọi hành động, mọi việc làm... đều bị người dùng mạng xã hội phơi bày ra.
Họ sợ lộ biệt phủ, lâu đài, sợ lộ tài khoản ở Thụy Sỹ, lộ nhà ở Mỹ, Canada... sợ lộ bồ nhí, con riêng...
Đặc biệt sợ lộ cái... ngu.
Thế thôi.