Hiển thị các bài đăng có nhãn Hán nôm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hán nôm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

Độ Hán giang của Lý Tần





THU TỨ





Người ở xa về thấy người quê không dám hỏi, mà người quê nếu có nhận ra người ở xa về có khi cũng không dám vẫy, chào. Chào, rồi nhỡ bị hỏi, rồi mình phải kể tin xấu cho người ta nghe, thôi, ngại lắm. Ai bao năm mới về “Lĩnh nội”, qua “Hán giang” xong cứ cắm cúi thẳng cửa nhà nhé, khắc biết.

Nguyên văn

Độ Hán giang

Lĩnh ngoại âm thư tuyệt
Kinh đông phục lập xuân
Cận hương tình cánh khiếp
Bất cảm vấn lai nhân.

Dịch nghĩa

Qua sông Hán

Ở đất ngoài Ngũ Lĩnh xa xôi, không nhận được tin nhà
Đông qua, xuân lại đến
Về gần tới quê, lòng rất sợ hãi
Không dám hỏi thăm người qua lại (vì e tin chẳng lành).

Dịch ra thơ Đường luật

Trần Trọng Kim:

Lĩnh ngoại thư từ vắng,
Qua đông lại lập xuân.
Gần làng lòng sợ hãi,
Không dám hỏi lai nhân.

Lê Nguyễn Lưu:

Ngũ Lĩnh tin nhà vắng,
Đông tàn lại đến xuân.
Gần quê lòng những ngại,
Không dám hỏi người thân.

Dịch ra thơ lục bát

Thu Tứ:

Xuân nay mới được trở về,
Xa non cách núi tin quê biết gì.
Gần làng bay cả hồn đi,
Người qua muốn hỏi, ngại nghi những điều...





Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

Chữ Thư- sự ung dung, tự tại



 Epoch Times Staff




Người ta thường hay chúc nhau có một cuộc sống an nhàn, thoải mái. Một số người tin rằng cuộc sống thoải mái là khi đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của bản thân, trong khi nhiều người khác quan niệm sự yêu thương và những lời ca ngợi sẽ khiến họ cảm thấy thoải mái. Vậy, như thế nào là một cuộc sống bình an, thoải mái? Chúng ta cùng tìm hiểu sự an bình qua Hán tự 舒 (Thư).

Chữ  (Thư) trong tiếng Trung có nghĩa là sự thanh thản, an nhiên và được ghép bởi hai ký tự  (Xả) – có nghĩa là buông bỏ và (Dữ) – có nghĩa là ban tặng. Chỉ khi buông bỏ được những lợi ích bạn tìm kiếm trong cuộc sống của mình thì tâm hồn bạn mới thật sự thanh thản. Cũng vậy, khi trao tặng những điều đó cho người khác, bạn sẽ thật sự cảm nhận được những điều nhỏ bé nhưng vĩ đại trong cuộc sống.

Người Trung Quốc có một câu ngạn ngữ cổ rằng: khi bạn “lùi một bước”, cả đại dương và bầu trời sẽ trở nên rộng mở trước mắt bạn. Đó là, khi bạn buông bỏ những ham muốn vị tư cho bản thân, bạn sẽ tìm thấy điều quý giá thật sự và sự bình an trong cuộc sống.

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Về một số từ HÁN VIỆT chỉ đôi lứa



Tạ Đức Tú


Trong kho từ vựng Hán Việt, từ có nghĩa nội hàm chỉ đôi lứa khá nhiều. Đôi lứa là sự cân xứng, hài hoà tốt đẹp của nam và nữ. Từ Hán Việt chỉ đôi lứa mà chúng tôi khảo sát dưới đây là những từ chỉ về sự đẹp đôi trong mối duyên hoà trai gái.



Đôi lứa thì phải cân xứng âm dương, có âm có dương mới thành đôi lứa. Vì thế không phải ngẫu nhiên mà từ ngàn xưa những từ chi đôi lứa là sự ghép đôi các tự (chữ) chỉ về chim trống và chim mái. Hay ít nhất cũng là những thứ thường xuyên gắn bó, kề cận bên nhau như cầm sắc, bạn loan, trúc mai… Hoặc cúng là sự gắn kết duyên nợ thường xuyên qua nhiều đời như Châu Trần, Tần Tấn…

Loại từ Hán Việt chỉ đôi lứa gồm những từ do ghép tên các loài chim là phổ biến nhất. Nó thường xuất hiện như những câu chúc tụng giai ngẫu cho mối duyên hoà đôi lứa, và được sử dụng quen thuộc như là thành ngữ. Chẳng hạn, khi đôi tân lang giai nhân mới cưới người ta hay chúc câu Loan phụng hoà minh (Chim loan, chim phượng cùng hót), Loan phụng hoa chúc (Đuốc hoa loan phượng, là ngọn đèn thấp trong đêm động phòng)… Hoặc khi chồng vợ chia ly thì người ta cũng dùng hình ảnh chia lìa của chim để nói, như Loan phiêu phụng bạc (Chim phượng chim loan tách rời tan tác), Bắc nhạn nam hồng (Ta thường dịch là Én bắc nhạn nam, thực ra hồng là con chim nhạn lớn [Hán Việt tự điển - Thiều chửu] )…

Loan phụng (phượng) thể hiện rõ nhất cho sự gắn bó, hài duyên đôi lứa. Loan là con chim phượng mái, thuộc âm nên chỉ chung cho con gái; phụng là con chim phượng trống, thuộc dương nên đại diện cho con trai. Loan phượng là hình ảnh biểu trưng cho sự hài hoà, cân xứng và đẹp đôi của trai và gái. Vì thế nên người ta mới dùng hình ảnh chim loan, chim phượng cùng hót (Loan phượng hoà minh) để chỉ cảnh xum vầy, hoà thuận và hạnh phúc của vợ chồng. Gần nghĩa với từ loan phượng ta thấy từ phượng hoàng cũng có nghĩa nội tại tương tự. Phượng là con chim phượng trống, hoàng là con chim phượng mái, có trống có mái là có cảnh ấm êm chồng vợ. Nhưng từ phượng hoàng chỉ dùng để nói về loài chim phượng nói chung, ít thấy đề cập đến hàm nghĩa chỉ đôi lứa. Uyên ương cũng là một từ hay dùng để chỉ sự vầy duyên trai gái. Nếu như loan phượng gặp nhiều trong thành ngữ và dân gian như Loan ôm lấy phượng, phượng bồng lấy loan (Ca dao) thì uyên ương lại xuất hiện phổ biến trong văn chương.

Uyên ương thuộc loài chim nước, con trống gọi là uyên, con mái gọi là ương. Chúng đi đâu cũng có đôi có cặp, không khi nào rời nhau nên người xưa dùng hình ảnh uyên ương để ví với cảnh vợ chồng hoà mục. Yến oanh (anh) cũng là một từ chỉ đôi lứa khá phổ biến trong văn chương. Thực ra đây là hai loài chim khác giống, yến là chim yến, một giống chim nhỏ, oanh là chim hoàng oanh (vàng anh). Hai loài chim này có cùng đặc điểm nhỏ nhắn, hay lượn hót nên người ta hay dùng để chỉ cảnh vui vẻ, khoái lạc của gia đình: Xôn xao anh yến, dập dìu trúc mai (Truyện Kiều). Ngoài ra, cũng rất thú vị khi bắt gặp từ thư hùng trong kho từ Hán Việt. Thư là con chim mái, hùng là con chim trống. Nếu như những từ loan phượng, uyên ương có trống có mái để chỉ cảnh xum vầy hạnh phúc của gia đình thì từ thư hùng ở đây hoàn toàn trái ngược. Trống mái ở đây là sự được mất, thắng bại, tồn vong của hai thái cực khác nhau. Trận thư hùng là trận đấu sống mái, mất còn chứ không hề có sự dung hoà âm dương như các từ Hán Việt trên kia, mặc dù thư là mái còn hùng là trống!



Loại từ Hán Việt thứ hai chỉ về đôi lứa là sự gắn bó thường xuyên giữa các đồ vật. Chẳng hạn như các từ cầm sắt, trúc mai, bạn loan, giao loan… Cầm là đàn cầm, có bảy dây; sắt là đàn sắt, có hai mươi lăm dây; hai cây đàn này phải đi đôi với nhau thì cung điệu nhạc mới hay lên được. Nên người ta thường dùng từ này để chỉ về mối duyên hoà hảo hợp. Nguyễn Du rất tài hoa khi sử dụng từ này trong Truyện Kiều: Đem tình cầm sắt đổi ra cầm kỳ. (Cầm sắt: tình cảm lứa đôi; cầm kỳ: đàn và cờ - tình bạn). Trúc mai cũng là một từ thường xuất hiện trong văn chương để chỉ về đôi lứa. Đây là từ ghép tên cây mai và cây trúc.

Bạn loan cũng thấy xuất hiên trong văn chương: Còn chờ bói phượng, chưa vầy bạn loan (Quan Âm Thị Kính). Bạn là bè bạn, bạn hữu; loan là keo của chim loan, một loại keo rất chắc, chặt không đứt, bứt không rời. Ở đây chỉ sự gắn bó keo sơn bền bĩ của vợ chồng. Tương tự từ bạn loan, giao loan cũng là từ chỉ sự kết nối tình duyên trai gái, nghĩa nội hàm của nó là nối lại tình duyên: Keo (giao) loan chấp mối tơ thừa mặc em (Truyện Kiều). Ngoài ra ta còn thấy xuất hiện từ Cầm loan. Cầm là đàn cầm, loan là keo của chim loan, khi đàn cầm đứt dây có thể dùng keo của chim loan nối lại, khi nối lại dây thì đàn vẫn y như lúc chưa đứt. Gương vỡ lại lành, cầm loan là từ biểu hiện sự tan vỡ gia đình nhưng lại chấp nối được và hạnh phúc lại đến với họ như xưa: Một dây bạc mệnh dứt cầm loan (Thơ cổ).

Từ Hán Việt chỉ đôi lứa có có dạng là sự kết thân với nhau quan nhiều thế hệ. Châu Trần và Tần Tần là hai trường hợp tiêu biểu nhất. Châu Trần là hai họ đời đời kết hôn với nhau (có sách viết là hai thôn). Từ này do câu: Châu Trần nhị tính, thế thế hôn nhân. Ở đây nêu lên hàm nghĩa sự kết đôi cân xứng giữa hai họ. Tấn Tần (Tần Tấn) là hai nước thời Chiến Quốc. Do quan hệ chính trị, hai nước này thường gả công chúa qua lại cho nhau. Vì vậy nên người ta hay nhắc đến điều này như là một điển cố dùng để chỉ mối duyên chồng vợ.

Như vậy, đa số các từ Hán Việt chỉ đôi lứa sự ghép đôi tên hai đối tượng có tính tương đồng. Hoặc con trống con mái của một loài chim, hoặc là sự xuất hiện liền kề thường xuyên của hai vật, hay là sự kết nối thông gia của hai nhà qua nhiều thế hệ. Nhìn chung, mỗi cặp từ là một đôi hoàn chỉnh vẹn vẻ cả ở nguyên nghĩa của nó lẫn nghĩa chỉ về lứa đôi đang dùng. Và những từ Hán Việt này đã trở nên quen thuộc từ lâu trong tiếng Việt, vì dù cho cả những người không có chút kiến thức Hán ngữ nào cũng dễ dàng nhận biết nó là những từ chỉ về đôi lứa.

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Thoát vòng danh lợi


Nguyễn Công Trứ

Chen chúc lợi danh đà chán ngắt
Cúc tùng phong nguyệt mới vui sao
Đám phồn hoa trót bước chân vào
Sực nghĩ lại giật mình bao xiết kể.
Quá giả vãng nhi bất thuyết, (1)
Cái hình hài làm thiệt cái thân chi.
Cuộc đời thử gẩm mà suy,
Bạn tùng cúc xưa kia là cố cựu.
Hẹn với lợi danh ba chén rượu,
Vui cùng phong nguyệt một bầu thơ,
Chuyện cổ kim so sánh tựa bàn cờ,
Riêng vui thú giang sơn phong nguyệt.
Mặc xa mã thị thành không dám biết,
Thú yên hà trời đất để riêng ta.
Nào ai, ai biết chăng là ?



(1) Lấy ý ở sách Luận Ngữ: việc đã qua rồi không nên nhắc nữa.

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Khuyên Quốc dân tấn thủ



Phan Chu Trinh



Gió tố mưa dông đổ lộn phèo,
Trời già chi nỡ thắt khi eo,
Ngẫm mùi trung hiếu nên cay đắng,
Dở túi văn chương đã mốc meo,
Bợm điếm lăng xăng lo chợ cháy,
Con hoang lơ lửng khóc cha nghèo.
Non cao bể rộng mênh mông cả,
Mặc sức bơi chơi mặc sức trèo.

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

bài phú tiếng thu



Lý Ốc BR dịch


Âu Dương Tu (1007-1073) Thời đại Bắc Tống, Tự là Vĩnh Thúc, tên hiệu Túy Ông. Quê ở Cát Châu Vĩnh Phong, nay là Giang Tây TQ. Đỗ đầu khoa tiến sĩ năm 1030. Từng làm quan lớn trong triều, giử các chức Hàn Lâm Học Sĩ, Hình Bộ và Binh Bộ Thượng Thư. Ông được kể như nhà văn nhà thơ lớn của văn học cổ Trung Hoa. Để lại nhiều trước tác về từ, phú, thơ và cả lịch sử.

Bài phú Tiếng Thu - Thu Thanh Phú là một kiệt tác về thể phú Trung Hoa. Văn chương khoáng đạt nhưng kỳ ảo. Để lại những câu còn lưu truyền thành phương ngôn tận hôm nay. Như : "Nhân vi động vật, duy vật chi linh" người là động vật, nhưng là loài linh hiển duy nhất trong vạn vật". Vừa công nhận địa vị sinh vật, lại vừa xiển dương khả năng linh diệu nơi con người.

Câu : "Thiên Địa chi nghĩa khí, thường dĩ túc sát chi tâm" cái nghĩa khí của Trời Đất, thường mang giết chóc trong lòng. Rất khó giải nghĩa. Xưa nay vẫn còn là đề tài bàn luận rất thú vị. Ngày trước, ở miền Nam Việt Nam, có vị học giả đã dịch rất hay: Trời Đất giết chóc, đó là cái nghĩa khí của Trời Đất. Dịch hay, nhưng cảm nhận được e không dễ. Cả dịch sang tiếng Âu Mỹ, lại càng khó. Đây cũng là điểm thú vị và kỳ ảo của bài phú "Tiếng Thu".


Âu Dương tôi đang đêm đọc sách, chừng như có tiếng từ hướng Tây Nam vọng lại, ngạc nhiên lắng nghe mà nói: "Lạ thay, ban đầu thì hắt hiu xào xạc, bổng chạy nhanh sầm sập; như sóng lớn kinh khủng trong đêm, gió mưa ập đến. Khi nó chạm vào vật, leng keng loảng xoảng, sắt vàng cùng kêu vang; lại như binh lính xáp trận, ngậm thẻ chạy như bay, không cần nghe hiệu lịnh, chỉ còn nghe tiếng người ngựa phi nhanh". Tôi nói với thằng tiểu đồng: "Tiếng đó là tiếng gì vậy? mầy đi ra ngoài coi xem." Thằng bé trở vào nói : "Trăng sao trong lành, sông Ngân sáng rực trên trời, bốn bề không có tiếng người, tiếng động ở trong lùm cây."



Tôi mới nói: "Ái chà, buồn thay, đó là tiếng Thu. Cớ sao bổng nhiên lại đến? Để coi, xét mùa Thu hình trạng, sắc của nó buồn nhạt, khói vương mây thu gom, dung mạo nó trong trẻo, bầu trời cao mặt trời sáng, hơi thu lạnh lùng, châm buốt vào xương thịt; ý thu quạnh vắng tiêu điều, núi sông hiu quạnh lặng im. Cho nên cất thành tiếng động, thật là thê thiết, thốt lên lời bực bội. Cỏ xanh đua nhau rậm rạp, cây cối xinh đẹp um tùm. Hễ cỏ chạm vào tiếng thu thì sắc biến, cây gặp phải thì rụng lá. Cho nên trở thành cảnh gảy đổ rụng rơi, thật là khí độ quá dữ dội. Mùa Thu, là ông quan luật hình, thời kỳ thuộc về âm, tượng binh lính, kể trong ngũ hành là kim. Cái nghĩa khí của Trời Đất, thường mang giết chóc trong lòng. Trời đối với vạn vật, mùa Xuân sinh sôi mùa Thu kết trái. Trong âm nhạc, âm Thương chủ về phương Tây, Di Tắc là luật của tháng Bảy. Thương, đồng âm với đau thương, vật già cỗi thì đau buồn; Di, cũng là chặt đoạn, vật thịnh quá thì gặp sự giết chóc."



"Than ôi! Cỏ cây vô tình, gặp lúc tan tác. Người cũng là động vật, chỉ duy nhứt là loài linh hiển hơn vạn vật. Trăm mối lo làm động tâm can, quá nhiều việc đa đoan thì hao mòn dáng hình, hễ động ở trong thì tổn hao tinh lực bên ngoài. Vì lo không đủ sức, sợ sẽ không đủ trí, thành ra vẻ hồng hào trở nên khô héo, sắc đen tuyền rớt rụng lưa thưa. Đã không phải là chất vàng đá, thì muốn xinh tươi hoài như thảo mộc làm sao? Nhớ lấy xem ai là tên tàn tặc ác hại, chứ oán giận tiếng Thu mà làm gì !"


Thằng nhỏ tiểu đồng không trả lời, ngoẻo đầu ngủ khì. Chỉ còn lại bốn bề vách tường tiếng côn trùng rả rích, chừng như góp thêm nổi niềm thở than cùng ta.


Âu Dương Tu
http://baike.baidu.com/view/2544.htm

Thu Thanh Phú
http://baike.baidu.com/view/30679.htm

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2013

Đời người thấm thoát



Cao Bá Quát


Nhân sinh thiên địa gian nhất nghịch lữ (1)
Có bao lăm ba vạn sáu nghìn ngày
Như thoi đưa, như bóng sổ, như gang tay
Sực nhớ chữ ''Cổ nhân bỉnh chúc'' (2)
Cao sơn, lưu thủy, thi thiên trục (3)
Minh nguyệt, thanh phong tửu nhất thuyền (4)
Dang tay người tài tử khách thuyền quyên
Chén rượu thánh, câu thơ tiên thích chí
Thành thị ấy, mà giang sơn ấy
Ðâu chẳng là tuyết, nguyệt, phong, hoa
Bốn mùa xuân lại, thu qua


(1) Người sinh trong đất trời như đến nhà trọ (ngắn ngủi)
(2) Người xưa cầm đuốc đi chơi đêm ... thơ Lý Bạch
(3) Có núi cao, nước chảy nên thơ ra ngàn bài
(4) Nhờ trăng thanh, gió mát mà uống một thuyền đầy

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Sĩ vị tri kỷ giả tử



Thư pháp: Tử Hư-Nguyễn Ngọc Thanh viết giữa tiết Trung thu tại Đài Loan

Thơ: Nguyệt hạ độc chước/ Lý Bạch (trích cú)

 Lời dịch:

Dưới hoa rượu đục 1 bình
Tự tay chuốc chén thân tình không ai
Trăng thanh nâng chén ta mời
Tự mình soi bóng ra người thứ ba
Cùng trăng tha thiết ngâm nga
Múa cho hình bóng loạn ra bao hình
Tỉnh thì hoan lạc thân tình
Say rồi chia biệt bóng hình đôi nơi
Vô tình kết mối vui chơi
Hẹn nhau gặp mặt ở nơi Mây bồng

Toàn Đức

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Hữu cú vô cú - 有句無句 của Trần Nhân Tông





Chân dung Phật hoàng Trần Nhân Tông trong tranh Túc Lâm đại sĩ xuất sơn chi đồ được vẽ năm 1360
有句無句 Hữu cú vô cú -
Nguyên văn chữ Hán Phiên âm Hán Việt


有句無句,Hữu cú vô cú,
藤枯樹倒。Đằng khô thụ đảo.
幾個衲僧,Kỷ cá nạp tăng,
撞頭嗑腦。Chàng đầu hạp não,

有句無句,Hữu cú vô cú,
體露金風。Thể lộ kim phong.
兢伽沙數,Căng già sa số.
犯刃傷鋒。Phạm nhẫn thương phong.

有句無句,Hữu cú vô cú
立宗立旨。Lập tông lập chỉ.
打瓦鑽龜,Đả ngõa toàn quy,
登山涉水。Đăng sơn thiệp thủy.

有句無句,Hữu cú vô cú,
非有非無。Phi hữu phi vô.
刻舟求劍,Khắc chu cầu kiếm,
索驥按圖。Sách ký án đồ.

有句無句,Hữu cú vô cú,
互不回互。Hỗ bất hồi hỗ.
笠雪鞋花,Lạp tuyết hài hoa,
守株待兔。Thủ chu đãi thố.

有句無句,Hữu cú vô cú,
自古自今。Tự cổ tự kim.
執指忘月,Chấp chỉ vong nguyệt,
平地陸沉。Bình địa lục trầm.

有句無句,Hữu cú vô cú,
如是如是。Như thị như thị.
八字打開,Bát tự đả khai,
全無巴鼻。Toàn vô ba tị.

有句無句,Hữu cú vô cú,
顧左顧右。Cố tả cố hữu.
阿刺刺地,A thích thích địa,
鬧聒聒地。Náo quát quát địa.

有句無句,Hữu cú vô cú,
忉忉怛怛。Điêu điêu đát đát.
截斷葛藤,Tiệt đoạn cát đằng,
彼此快活。Bỉ thử khoái hoạt.
----


DỊCH NGHĨA

Câu hữu câu vô,
Như cây đổ, dây leo héo khô.
Mấy gã thầy tăng,
Đập đầu mẻ trán.

Câu hữu câu vô,
Như thân thể lộ ra trước gió thu.
Vô số cát sông Hằng,
Phạm vào kiếm, bị thương vì mũi nhọn.

Câu hữu câu vô,
Lập công phái, ý chỉ.
Cũng là dùi rùa, đập ngói,
Trèo núi lội sông.

Câu hữu câu vô,
Chẳng phải hữu, chẳng phải vô,
Khác nào anh chàng khắc mạn thuyền mò gươm,
Theo tranh vẽ đi tìm ngựa ký.

Câu hữu câu vô,
Tác động qua lại với nhau.
Nón tuyết giày hoa,
Ôm gốc cây đợi thỏ.

Câu hữu câu vô,
Từ xưa đến nay,
Chỉ chấp ngón tay mà quên vầng trăng,
Thế là chết đuối trên đất bằng.

Câu hữu câu vô,
Như thế như thế!
Tám chữ mở ra rồi,
Hoàn toàn không còn điều gì lớn nữa.

Câu hữu câu vô,
Quay bên phải, ngoái bên trái.
Thuyết lý ầm ĩ,
Ồn ào tranh cãi.

Câu hữu câu vô,
Khiến người rầu rĩ.
Cắt đứt mọi duyên quấn quýt như dây leo,
Thì hữu và vô đều hoàn toàn thông suốt

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

Khuyết Đề



Nguyên tác: Lưu Tích Hư
缺 題

道 由 白 雲 盡
春 與 清 溪 長
時 有 落 花 至
遠 隨 流 水 香
閑 門 向 山 路
深 柳 讀 書 堂
幽 映 每 白 日
清 煇 照 衣 裳

劉 脊 虛


Khuyết Đề

Đạo do bạch vân tận
Xuân dữ thanh khê trường
Thời hữu lạc hoa chí
Viễn tùy lưu thủy hương
Nhàn môn hướng sơn lộ
Thâm liễu độc thư đường
U ánh mỗi bạch nhật
Thanh huy chiếu y thường




(phóng dịch tặng một mùi hương trên nước...)
Nam Dao

cuối đường, chân mây trắng
suối trong, nụ xuân trồi
gió lay, cánh hoa rụng
hương thoảng trên nước trôi

cửa mở ra, dốc núi
thư phòng, bóng liễu rơi
nắng soi, sáng và tối
chiếu lên xiêm y người

Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

Lá ngô đồng rụng

(Lời bài hát Ca trù)
Tác giả: Khuyết danh 缺名
Dịch Đỗ Quang Liên

梧桐一葉落

天下共知秋

十分明鏡在南楼

鴈聲斷衡陽之浦

孤鶴半江橫白露

牧牛一笛老秋風

姑蘇城外寒鐘

半天落江楓漁火

客遊於赤壁之下

一闌船泛泛過欄杆

少焉月出東山


Ngô đ
ng nht dip lc
Thiên h  cng tri thu
Thp phn minh kính ti Nam lâu
Nhạn thanh đon Hành Dương chi ph
Cô hc bán giang hoành bch l
Mc ngưu nht đch lão thu phong
Cô Tô thành ngoi hàn chung
Bán thiên lc giang phong ngư ha
Khách du ư Xích Bích chi h
Nht lan thuyn phiếm phiếm quá lan can
Thiu yên nguyt xut đông san

Lá ngô đồng rụng

 Khắp nhân gian cùng cảm dáng thu sang; 
Đỉnh lầu Nam vằng vặc ánh trăng vàng, 
Tiếng nhạn vẳng bến Hành Dương vắng vẻ. 
Hạc lẻ sông qua sương trắng rẽ, 
Trâu về sáo vọng gió thu đưa. 
Thành Cô Tô lạnh lẽo tiếng chuông chùa, 
Giữa trời rớt lửa chài phong bến; 
Dòng Xích Bích khách lãng du thầm mến, 
Một lá thuyền bịn rịn vượt lan can. 
Núi đông chợt ló trăng vàng…

Nguyệt dạ ca (2)


Lưu Hương Ký留香記

Tác giả: Hồ Xuân Hương 
胡春香

月夜歌(二) 
花其字兮葩其詩
霞為裳兮雲為衣
亦既遘兮我心則怡
語曷寄兮递遲
愁留湘水聴
悶壓蜀山低
日月兮無根兮
情之所鐘
不知其期



Hoa kỳ tự hề ba kỳ thi 
Hà vi thường hề vân vi y 
Diệc ký cấu hề ngã tâm tắc di 
Ngữ hạt ký hề thê trì 
Sầu lưu tương thủy thính 
Muộn áp thục sơn đê 
Nhật nguyệt hề vô căn hề 
Tình chi sở chung
Bất tri kỳ kỳ

Dịch Bùi Hạnh Cẩn

Bài ca đêm trăng (2) 
Hoa làm chữ chừ, nhụy làm thơ, 
Ráng làm xiêm chừ, áo là mây, 
Cũng đã gặp nhau chừ, lòng ta vui vầy; 
Lời gửi chừ sao chậm chầy; 
Sông Tương nghe buồn chảy, 
Non Thục sầu nên đầy; 
Trời trăng chừ không gốc chừ, 
Chung đúc mối tình,
Biết bao giờ đây?