Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2018

Con hổ Trương Huy San – Kẻ cơ hội lưu manh chính trị




Những kỹ năng mài bút sắc bén kết hợp với những thông tin “ít người biết” đặc biệt là tin nội bộ không chỉ giúp tạo ra các “bài báo” hiệu quả, đi vào lòng công chúng, mà nó còn là công cụ giúp một số “nhà báo” kiếm được nhiều tiền bạc và thậm chí còn tiến tới thực hiện các tham vọng chính trị.

Người dân trong và ngoài nước từ lâu đã biết đến cái tên đang nổi danh trên mạng xã hội Trương Huy San, bút danh Osin Huy Đức, biệt hiệu “San vẩu”, “San hô”. Nhưng muốn hiểu nguyên nhân nổi đình nổi đám của Trương Huy San hiện nay, chúng ta cần xem lại quá khứ của “nhà báo” này để có thể thấy được bản chất và động cơ hành động gần đây của Huy Đức là gì.

Những hành động của Trương Huy San có mưu đồ gì?

Trương Huy San là người gốc Hà Tĩnh, tuổi Nhâm Dần (1962). Năm 1979, Trương Huy San nhập ngũ. Từ 1984-1987, đứng trong hàng ngũ lính tình nguyện Việt Nam tham gia chiến trường Campuchia chống quân diệt chủng Khmer đỏ với vai trò là phóng viên của tạp chí Văn nghệ Quân đội. Nhận thấy đất nước chuẩn bị mở cửa sau Đại hội VI, Trương Huy San đã giải ngũ xin làm cộng tác viên cho các tờ báo lớn để có đất làm ăn thời mở cửa.

“Nhà báo”

Để hiểu thêm về quan điểm của Trương Huy San về nghề báo, chúng ta có thể thấy qua “lời dạy bảo” của Trương Huy San: “Mọi người làm báo chúng ta phải mài ngòi bút của mình”. Cảm ơn, ông nói rất đúng, và đúng hơn nữa khi mà ông “dạy bảo” người ta thêm rằng mài ngòi bút để tấn công ai, đả phá mục tiêu nào!

“Tên tuổi” Huy Đức bắt đầu nổi như cồn từ loạt bài viết về vụ “Đường Sơn Quán” ở Thủ Đức. Vì sao lại là “Đường Sơn Quán” mà không phải nơi khác? Vì đây là nơi gặp gỡ, chơi bời, đổi chác, hối lộ dành cho những kẻ lắm tiền nhiều của và có quyền lực trong xã hội. Vụ này dính dáng trùm xã hội đen Trương Văn Cam (Năm Cam) lúc này đang thâu tóm các băng đảng. Trong nhóm người lân la và tiệc tùng thác loạn ấy có cả Huy Đức và Hoàng Linh của Báo Tuổi trẻ.

Lợi dụng chủ trương triệt phá các điểm ăn chơi, các băng nhóm tội phạm để chuẩn bị Đại hội Đảng lần VI của cố Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Linh khi đó, Năm Cam đã mua chuộc Trương Huy San, Hoàng Linh và một số “nhà báo” để tấn công triệt hạ không tiếc bằng những hình ảnh nhạy cảm, lời nguyền rủa tới mức cay độc hủy hoại thanh danh Ba Tung và người thân trong gia đình, vì Ba Tung truy quét tội phạm hình sự, khiến Năm Cam mất nguồn thu tài chính.

Cô con gái 16 tuổi của Ba Tung đang học tại Trường Lê Quý Đôn đã không chịu nỗi cảnh nhục nhã khi bạn bè đàm tiếu qua những bài báo đầy tanh tưởi của Trương Huy San. Hậu quả là cô gái vô tội ấy đã uống thuốc tự tử vĩnh viễn ra đi. Còn người vợ của Ba Tung thì không chịu nổi sức ép đã vĩnh viễn xa rời cuộc sống bình thường trong bệnh viện tâm thần.

Chưa dừng lại, Trương Huy San còn kết hợp với Lê Văn Ba (báo Đại Đoàn Kết) “giết chết lần hai” cô con gái tội nghiệp của Ba Tung khi tung lên mặt báo bản chụp lá thư tuyệt mệnh của cô để khoe chiến tích lừng lẫy. Đó là những gì đằng sau sự hả hê của Trương Huy San và Năm Cam trong đại tiệc ăn mừng “chiến thắng” say sưa thâu đêm với gái đẹp và phong bì. Vụ “Đường Sơn Quán” kết thúc với ánh hào quang chói sáng của Trương Huy San trên bầu trời những ngôi sao của làng báo.

Năm Cam liên tục bắn tin cho Huy Đức tung ra nhiều bài viết triệt hạ đối thủ để Năm Cam thao túng toàn bộ thế giới ngầm, trong đó có vô số băng nhóm giang hồ “bất trị” và “xâm lăng” từ Hải Phòng và Quảng Ninh vào, nâng Năm Cam trở thành ông trùm trong cuộc tranh giành quyền lực tanh mùi tiền và máu. Sự có mặt của Huy Đức là chiếc cầu gắn kết quan hệ ba bên cùng có lợi (Xã hội đen – Nhà báo – Quan chức). Là người ăn cửa giữa, khi mắt xích nào bị đứt, Huy Đức đu bám vào kẻ sống sót để tiếp tục tung hứng cuộc chơi mới.

Không chỉ qua mặt nhiều người dân, Huy Đức còn qua mặt những người lãnh đạo đầy kinh nghiệm như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Được ông Kiệt tạo điều kiện để phục vụ cải cách đất nước sau chiến tranh, nhưng Huy Đức đã lợi dụng uy tín cố Thủ tướng để thu tin, soi mói, ép các doanh nghiệp phải “chung chi”.

Chỉ đến khi vụ án kinh tế Epco-Minh Phụng của Liên Khui Thìn và Tăng Minh Phụng bị phanh phui những năm 1997-1998, dư luận mới biết được bộ mặt thật của Trương Huy San.

Cựu phóng viên Hoàng Linh khi bị bắt đã khai trước Tòa án rằng đã được Liên Khui Thìn cho tiền nhiều lần, đồng thời giúp Liên Khui Thìn chuyển rất nhiều tiền cho Trương Huy San, Huỳnh Sơn Phước, Quang Thắng và Hoàng Quý vì bị đe dọa viết bài phản ánh. Sau vụ việc này cả ba người: Huỳnh Sơn Phước, Hoàng Quý và Trương Huy San đều phải cuốn gói đi khỏi báo Tuổi Trẻ một cách ê chề.



Huy Đức và Hoàng Linh từng cấu kết ăn chặn tiền của Liên Khui Thìn và Tăng Minh Phụng khi còn làm việc tại tòa soạn Tuổi trẻ.

Không còn chỗ bấu víu, Trương Huy San chạy vạy, tụt hạng xuống cộng tác viên cho các báo Thanh Niên, Diễn đàn doanh nghiệp, Nông thôn ngày nay. Tại Thời báo Kinh Tế Sài Gòn, dưới sự giật dây của các ông trùm kinh tế, Huy Đức đã nhả đạn với loạt bài viết về các PMU đầy màu sắc đấu đá. Và cuối cùng là nhả đạn trên báo Sài Gòn tiếp thị trước khi bị tước thẻ nhà báo.

Cay cú vì từng bị đuổi khỏi Báo Tuổi trẻ, Huy Đức đã nhào nặn ra bài viết “sự phản bội bạn đọc của Báo Tuổi trẻ”, khiến nhà báo Bạch Hoàn phải thốt lên “Chính anh Osin đã biến ngòi bút của mình trở nên dơ bẩn. Ngòi bút của anh Osin đã không thể nào giấu nổi mục đích nữa rồi. Cho ai? Mục đích gì?. Ai là kẻ ăn cháo đá bát? Các anh chị chắc đã biết”.

Có thể thấy, không một tờ báo nào dám sử dụng lâu dài Trương Huy San bởi họ cảm thấy không an toàn.

Trở thành pháo thủ trong màu áo “Việt Tân”

Sau khi bị lột mặt nạ trong vụ EPCO – Minh Phụng, trục lợi trên xác chết của tội phạm và giới giang hồ chưa đã, Trương Huy San đột ngột đổi màu, quay lưng lại bắn phá chính những đồng đội đã hy sinh trong các cuộc chiến tranh bảo vệ biên cương của Tổ Quốc. Sau loạt bài “Biên giới tháng Hai” đăng trên tờ “Sài Gòn tiếp thị” nói về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979) có nhiều nội dung phản bội, bóp méo sự thật, Trương Huy San bị sa thải. Sau vụ này, Trương Huy San đã không giữ nổi bình tĩnh và viết những lời lẽ hằn học chửi bới trên trang blog Osin.

Tổ chức “Việt Tân” được CIA hà hơi tiếp sức từ lâu đã để ý và muốn dựng Trương Huy San lên một vai diễn mới – “nhà báo cấp tiến”, chiến sĩ đấu tranh cho “tự do báo chí”, “dân chủ”. Tháng 5 năm 2012, thông qua Chương trình Nieman (quỹ NGO trá hình), Trương Huy San được cấp “học bổng” sang Mỹ “tu nghiệp” tại Boston. Chủ đề chính mà Trương Huy San đăng ký để nhận học bổng này là “văn chương Mỹ”. Trong khi đó, mục tiêu chính của San là tìm cách xuất bản cuốn sách “Bên thắng cuộc” để xin tị nạn chính trị tại Mỹ. Khổ nỗi cuốn sách này lại chẳng có gì liên quan tới các chủ đề mà San đăng ký để “tu nghiệp”.

Trương Huy San đã cố tình cắt cúp, tô vẽ cho “Bên Thắng cuộc” để dẫn lái người đọc vào mê hồn trận, nhìn cuộc chiến tranh Việt – Mỹ theo một màu đen tối bi thương. Nhiều trí thức đã phản pháo cuốn sách này, cho rằng “Bên thắng cuộc” đã cố ý “đánh lộn sòng phái trái”, “đánh lận trắng đen” về bản chất cuộc Chiến tranh Việt Nam, giày xéo nỗi đau của bao gia đình. Thậm chí, Trương Huy San còn chà đạp thô bạo đến cả đồng nghiệp ở báo Tuổi Trẻ. Nhà báo Lưu Đình Triều đã phản ứng gay gắt, “Huy Đức đã cắt xén những thông tin về cuộc đời, quan hệ của cha con, làm người đọc ngộ nhận gây tổn thương gia đình tôi”.



Huy Đức và cuốn tạp văn Bên Thắng Cuộc

Ngay cả ông Anh Đức, người Việt ở bên kia Thái Bình Dương cũng viết trên tờ “Việt Nam Thời Báo” xuất bản tại Mỹ số 6729 ra ngày 12-1-2013: “Huy Đức, một thằng làm báo thiếu đạo đức nghề nghiệp … lợi dụng sự tò mò của những ai chưa biết, viết về những chuyện cũ kỹ hơn 30 năm để móc đô-la của người Việt tại Mỹ”.

Cả quan chức ngoại giao Mỹ đánh giá cuốn sách đó chứa đựng những vấn đề không chính xác có thể gây phương hại đến quan hệ Việt – Mỹ. Và thế là mục tiêu chính xin tị nạn chính trị của Trương Huy San đã không đạt được! Buộc Trương Huy San phải quay về Việt Nam sau khi hết thời hạn “tu nghiệp”.

Lại đổi màu để quay về nước

Không đạt được mục đích và cảm thấy không còn an toàn sau khi xuất bản “Bên thắng cuộc”, Trương Huy San tiếp tục đổi màu, đổi giọng, quay chiều ngòi bút, móc nối với thế giới ngầm để được trở về nước an toàn. Có thông tin đáng chú ý, Trương Huy San, Nguyễn Công Khế đã móc nối của tình báo Hoa Nam, mà các bức điện tín của Bộ ngoại giao Mỹ do Wikileaks tiết lộ thời gian gần đây. Nếu câu chuyện này có thật, thì đây cũng là 1 lời giải hợp lí cho xu hướng viết bài “thân Tàu” mấy năm gần đây của Trương Huy San như ủng hộ, cổ vũ cho Formosa xây dựng miếu thờ ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh.

Nắm được tình hình nhân sự của Đại hội Đảng 12 và nhận thấy thời cơ đến, Trương Huy San đã mài bút, tung ra cú đạp đổ hàng rào, viết ra “Bộ tứ” với cú đánh tập hậu, đâm sau lưng vào người thân của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Xuyên suốt cả bài viết là thủ đoạn “bới lông tìm vết”, “câu sau chửi câu trước” hạ bệ người này, nâng người kia, gây chia rẽ có chủ đích, có kịch bản được dàn dựng bài bản.

Trong đoạn chia sẻ đêm ngày 7-1-2016 trên trang FB cá nhân, Trương Huy San tiếp tục bẻ cong ngòi bút, đánh lận con đen về sự hy sinh của quân tình nguyện Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam, chống bè lũ diệt chủng Polpot – Yeng Sary những năm 1979-1989. Bài viết này của Huy Đức đã gây bức xúc từ những người trực tiếp cầm súng chứ không phải cầm bút. Cựu binh Nguyễn Đình Thắng và những đồng đội đã vạch trần mưu đồ vẽ lại lịch sử có lợi cho Trung Quốc. Cựu binh Nguyễn Anh Khoa búc xúc, “Trương Huy San chưa từng tốn giọt mồ hôi nào để cầm súng trực tiếp chiến đấu nên không biết cái giá phải trả cho hôm nay tự do ngồi chửi rủa. Ba Chúc- An Giang, Hà Tiên -Kiên Giang còn đó những bộ hài cốt không lành lặn. Những cái hang đã bịt lại để làm mồ chung của cả 1 gia đình hay cả 1 dòng họ. Điều đó chưa đủ nói lên sự tàn bạo của Khmer đỏ, của Polpot hay sao Huy Đức?”

Hơn 3000 đồng bào Hồng Ngự Đồng Tháp đã chết. Chúng tuyên bố tập trung toàn lực đánh đến cây thốt nốt ở Gia Định. Khi quân tình nguyện Việt Nam sang dẹp Khmer đỏ ở Campuchia thì Trung Quốc cho biển người đánh biên giới phía bắc. Huy Đức lúc này đang cầm bút trốn ở đâu?



Ngày 18/4/1978, quân Pol Pot tràn qua khu vực biên giới và gây ra vụ thảm sát ở Ba Chúc – Tri Tôn – An Giang. Ảnh: Internet.

Phải chăng dưới sự giật dây của tình báo nước ngoài, Trương Huy San đã phản bội xương máu của các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam ở Campuchia để phả hơi độc vào bầu không khí truyền thông ở Việt Nam?.

Những kẻ tay chân nào đó đã bắn tin Trịnh Xuân Thanh về nước, Trương Huy San liền đăng trên trang Facebook cá nhân với mưa đồ gì thì ít nhiều người ta phần nào ngầm hiểu qua bình luận của Bùi Thanh Hiếu.

Mới đây nhất, qua các tin đồn về sức khỏe của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Huy Đức lại mài bút, công phá với bài viết “Nguyên Thủ Quốc gia và Định chế Chủ tịch nước”. Nếu tin đồn này có thật đi chăng nữa, thay vì đồng cảm, Huy Đức lại dậu đổ bìm leo, cố nhào nặn, lắp ghép thêm thông tin (chuyện nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh) để làm bàn đạp, nhằm hướng phế truất Chủ tịch nước Trần Đại Quang.

Đã có nhiều ý kiến của dư luận đưa ra: Ai đứng sau âm mưu của Trương Huy San? Phải chăng Osin tấn công lãnh đạo cấp cao khiến Việt Nam phải lo giải quyết nội bộ, mất chú ý chuyện ngoài Biển Đông?

Một số người bảo rằng, Trương Huy San đã làm đúng như cụ Đồ Chiểu dạy: “Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Vâng, có lẽ Trương Huy San mới chỉ làm được một nửa lời khuyên của bậc chân nho Nguyễn Đình Chiểu. Bởi, trước khi làm như vậy thì người viết phải đạt được điều kiện “Chở bao nhiêu ĐẠO thuyền không khẳm” mà cụ Nguyễn Đình Chiểu muốn nhắn nhủ. Không đạt được điều này, ngòi bút của Trương Huy San không những không thể đâm được những kẻ cơ hội, những tên gian ác (ý muốn thực sự của cụ Đồ Chiểu) mà còn trở thành mũi dao sắc máu, móng vuốt cọp beo trong tay những ông trùm giang hồ giết chết người vô tội, là viên đạn pháo trong tay ông này tấn công ông kia, thậm chí trở thành công cụ để tình báo nước ngoài thực hiện những mưu đồ chính trị đen tối.

Vâng, “Công khai minh bạch”, “dân chủ”, “tự do ngôn luận” là điều ai cũng muốn nếu dùng nó với mục đích trong sáng, nhưng việc Huy Đức dùng nó với những ngón nghề báo chí điêu luyện để lôi kéo dư luận phục vụ mưu đồ chính trị, cuộc chơi quyền lực triệt hạ người này, tung hô người kia để phá rối nội bộ, làm nhiễu loạn dư luận theo kiểu truyền thống Trung Hoa tạo điều kiện cho nước ngoài thôn tính Biển Đông thì có phải là khốn nạn?

Lê Thanh

http://huengaymoi.com/BLOG-PHAN-BIEN/Con-ho-Truong-Huy-San-%E2%80%93-Ke-co-hoi-luu-manh-chinh-tri

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2018

Nọc Độc Của Tư Tưởng Nô Lệ Vọng Ngoại Phi Dân Tộc





Kim Âu

http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuK/KimAu.php



LTS: Bài này được viết bởi một tác giả đứng trên vị trí của người theo chế độ miền Nam trước năm 1975, có thể quan niệm có chút ảnh hưởng chính trị vùng miền của thời chiến tranh. Nhưng quan trọng là điểm nhấn về sự liêm sỉ, và tự tôn dân tộc trong lịch sử đất nước mà tác giả nêu lên trong bài rất đáng đọc. (SH)

Dẫn nhập:

Chủ nghĩa thực dân người ta hay nhắc đến hiện nay để chỉ một giai đoạn lịch sử từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 20 khi người châu Âu tiến hành những cuộc viễn chinh xâm lược xây dựng các thuộc địa của mình tại các lục địa khác để mở rộng thị trường, gia tăng uy quyền quốc gia. trốn thoát sự ngược đãi tại mẫu quốc, truyền bá Giáo lý Cơ đốc nhằm nô dịch tinh thần người dân của quốc gia bị họ chiếm đóng.

Bọn thực dân và lũ truyền giáo phương Tây kiêu ngạo tự cho rằng họ đã giúp đỡ bằng cách "khai hóa văn minh" cho dân bản xứ về chủ nghĩa nhân đạo, tinh thần bác ái, trọng danh dự và sống có trách nhiệm. Nhưng thực tế cho thấy bản chất của chế độ thực dân từ cổ sơ cho đến cận đương đại vẫn chỉ là cướp của, giết người và cách thức khai hóa bằng súng đồng, giày đinh, lưỡi lê với thành tích những vụ thảm sát kèm theo tệ nạn biến người dân từ các nước châu Phi thành hàng hóa bán sang châu Mỹ trong hơn ba thế kỷ, bọn thực dân đã bức hại nhược tiểu da vàng, tận diệt dân da đỏ, hành hạ dân da đen cấy sâu những mầm mống phản dân tộc vào trong lòng các dân tộc để phân hóa nội bộ các dân tộc trong mục đích nô dịch cả nhân loại.

Nhân đọc bài viết rác rưởi "Thực dân Pháp tốt hay xấu?" được đài RFA phổ biến, chúng tôi không thể ngồi yên bỏ mặc cho hành động vô liêm sỉ, thái độ vong ơn, vong bản, tư tưởng vọng ngoại phi dân tộc, phản dân tộc và phản quốc ngụy trang dưới hình thức chỉ trích nhà cầm quyền cộng sản nhưng thực ra tấn công trực diện vào tinh thần dân tộc, ca tụng bọn thực dân Pháp cướp nước và những tên gián điệp Thiên Chúa Giáo môt cách lố bịch, tác hại, đầu độc tinh thần tư tưởng giới trẻ đương đại trong nước cũng như hải ngoại" và đó là nguyên nhân có bài viết này, mời độc giả theo dõi.

NỌC ĐỘC CỦA TƯ TƯỞNG NÔ LỆ VỌNG NGOẠI PHI DÂN TỘC

Vào ngày 2018-05-25 đài phát thanh điền thế RFA chọn đưa lên blog của đài một bài viết với cái tựa đề “Thực dân Pháp tốt hay xấu?” khiến chúng tôi thật sự ngỡ ngàng vì sự ngu dốt của ban biên tập và ban giám đốc của đài này trở thành thái độ vô liêm sỉ, vong ơn, phi dân tộc trong việc nhận thức về chủ nghĩa thực dân phát sinh trong thời kỳ các nước quân chủ Âu Tây bước vào cuộc cách mạng khoa học về kỹ thuật và sản xuất.

Thời đại thực dân là thời đại lộng hành của bọn quỷ sứ da trắng. Tội ác của chủ nghĩa thực dân Âu Tây đối với nhân loại còn kinh khủng hơn cộng sản gấp nhiều lần, nhưng do bọn da trắng Âu tây này cấu kết chặt chẽ để chạy tội nên chúng đã nhấn chìm và bưng bít tội ác đã thực hiện khi tranh nhau đem quân đi xâm lược, cướp bóc giết hại con người của các quốc gia lạc hậu, nhược tiểu tại các châu Á Úc, Phi, Mỹ.



Tư tưởng thực dân là cái bóng lớn đồng hành với các thế lực gieo rắc tội ác suốt tiến trình phát triển của nền văn minh nhân loại chất chứa căn tính bạo ngược, bản chất man rợ của bọn kẻ cướp. Từ khi loài người ở khắp nơi quần tụ thành lập nên những quốc gia thì việc quốc gia này xâm chiếm cai trị quốc gia khác đều mang tính thực dân. Nhưng loại thực dân nhân loại quen nói đến hiện nay khởi đầu từ năm 1415 khi Bồ Đào Nha chiếm được hải cảng Ceuta của người Hồi giáo tại Bắc Phi, sau đó chủ nghĩa thực dân phát triển qua các cuộc thám hiểm châu Mỹ, bờ biển châu Phi, Trung Đông, Ấn Độ và Đông Á của hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Đó là nguyên do những đoàn thám hiểm được tổ chức lên đường Christophe Columbus tìm ra châu Mỹ và đem tới tai họa khủng khiếp cho lục địa này vì bản chất man rợ phi nhân của bọn da trắng châu Âu chịu ảnh hưởng từ những cuộc Thập Tự Chinh Thiên Chúa Gíao đã tác oai, tác quái gieo rắc tai họa lên đầu những người dân của các quốc gia châu Mỹ, Á, Phi còn chìm đắm trong hình thái sinh sống, lao động lạc hậu bán khai qua những cuộc tàn sát đẫm máu trong chiến tranh xâm lược.

Nếu chủ nghĩa thực dân là tốt, châu Phi đã không mất đi 100 triệu người bị bắt cóc bán làm nô lệ ở châu Mỹ trong ba trăm năm từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18 và thực dân Anh đã không bị những lực lượng cách mạng do George Washington lãnh đạo đánh đuổi khỏi Bắc Mỹ để có Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ ngày nay, và đến hậu Đệ Nhất Thế Chiến từ 1918 – 1939 toàn thể lục địa Á châu đều bùng lên tinh thần giải thực và phong trào độc lập dân tộc ở các thuộc địa trỗi dậy mạnh mẽ dẫn tới những cuộc cách mạng rồi kháng chiến gian khổ chỉ với mục đích cuối cùng đánh đuổi bằng được các lực lượng viễn chinh Âu châu xâm lược tàn ác, bóc lột ra khỏi lãnh thổ của họ. Thề giới đã chứng kiến hầu như tất cả các dân tôc bị trị đều quyết tống cổ bọn thực dân xâm lược ra khỏi đất nước dù đó là Vương Quốc Anh, Cộng Hòa Pháp, Vương Quốc Hòa Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha hay chính là Cộng Hòa Liên Bang Hoa Kỳ như ở Phi Luật Tân chẳng hạn. Nhân loại đã kết thúc chủ nghĩa thực dân bằng cách vứt nó vào sọt rác lịch sử không chút áy náy. Chủ nghĩa thực dân không bao giờ được các dân tộc thuộc địa thừa nhận là… tốt. Chỉ có những loại bồi bút vô minh làm việc ở đài phát thanh điền thế RFA công nhận là TỐT bằng cách đưa lên một bài viết đặt ra câu hỏi vớ vẩn “Thực dân Pháp tốt hay... xấu” và tự trả lời.

Riêng với việc thực dân Pháp nếu một người Việt Nam có đọc sách sử đều đã biết………

Người Pháp đã mở màn cuộc chiến xâm lược Đại Nam từ năm 1858 hậu bán thế kỷ thứ 19, nhưng tính từ năm 1867 khi Phan Thanh Giản lợi dụng được đảm nhiệm việc thương nghị đã phản lại nhà Nguyễn, tự ý cắt nhượng cho Pháp sáu tỉnh Nam kỳ trở thành lãnh thổ đầu tiên Pháp chiếm được trong quá trình xâm lược Đại Nam, việc làm này chẳng khác gì cho giặc Pháp thấy triều đình Đại Nam không có khả năng tự vệ. Dĩ nhiên sau đó toàn bộ lãnh thổ rơi vào tay giặc Pháp đúng như tiên kiến. Suốt thời gian gần một thế kỷ, không biết bao nhiêu nghĩa sĩ ái quốc đã ngã xuống trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để vãn hồi độc lập tự chủ cho nước nhà.

80 năm dân tộc Việt Nam đã chứng kiến quá nhiều sự lật lọng phản bội của Nguyễn triều hèn nhát từ khi Hàm Nghi xuất bôn phát hịch Cần Vương rồi những việc phế lập tại triều đình Huế đã biến những kẻ cầm mệnh nước trở thành “bù nhìn giữ dưa” cho quân xâm lược, phản bội lại tinh thần phò vua giúp nước của quốc dân do các sĩ phu, hào kiệt dẫn dắt. Tất nhiên những gì bọn thực dân Pháp cướp nước đem đến trong thời kỳ xây dựng guồng máy cai trị và đàn áp, khai thác, cướp bóc tài nguyên Đại Nam là một luồng gió văn minh hơn hẳn thời kỷ “bế quan tỏa cảng” của triều đình hủ lậu nhà Nguyễn nhưng mở mồm, ngoác miệng phát ngôn hay gõ máy viết lên câu hỏi “Thực dân tốt hay xấu?” rồi tự trả lời là “…tốt” đã cho thấy tâm địa và bản chất phi dân tộc, phản dân tộc, phản quốc của tác giả và những kẻ đồng tình quảng bá.

Bầy đàn ngu dốt này không khác gì những kẻ đã vẽ đường, chỉ điểm và làm tay sai cho giặc Pháp chiếm đất nước Đại Nam, giết hại những nghĩa sĩ, anh hùng, hào kiệt, sĩ phu của dân tộc.



Chúng tôi tạm nêu ra một số tên trong muôn nghìn người ái quốc như Trương Công Định, Tán Thuật, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng, Đinh Công Tráng, Hoàng Hoa Thám, Phạm Hồng Thái, Trần Trung Lập, Nguyễn Thái Học và 13 liệt sĩ Yên Bái mà ngay cả những pho “nô lệ sử” của Nguyễn Triều do các “sử nô” biên soạn theo lệnh bề trên là giặc Pháp cũng vẫn phải ghi lại. Thực dân Pháp không ban phát gì cho người dân Việt Nam ngoài những phát đạn vào đầu, những nhát lê đâm vào cơ thể Việt Nam.

Ngoài tác giả và đám bút nô trong đài RFA đồng tình khen thực dân Pháp tốt? Ai dám bảo thực dân Pháp là tốt?

Thực dân Pháp tốt, tại sao suốt 80 chục năm tuy dân tộc Việt Nam phải sống dưới ách cai trị, kiểm soát của giặc Pháp vẫn không ngừng chống Pháp? Đọc tác giả bài viết tâng bốc công lao của thực dân Pháp qua việc xây dựng các công trình kiến trúc trong thời kỳ Pháp thuộc, ca tụng "phương Tây họ có chủ nghĩa nhân đạo, có danh dự, có tinh thần trách nhiệm" một cách ngu dốt và vô liêm sỉ, chúng tôi thực sự tội nghiệp cho con người vong bản, vong thân này vì chúng tôi là người đã ra đời ở miền Bắc, chạy giặc cộng sản vào Nam nhưng chưa bao giờ chúng tôi cảm thấy tự hào về những kiến trúc tầm thường do người Pháp xây dựng nhằm phục vụ cho công việc củng cố guồng máy cai trị, khai thác thuộc địa Đại Nam.



Ngôi nhà 130 năm tuổi ở 59-61 Lý Tự Trọng, thời Pháp thuộc là Sở Nội vụ Nam Kỳ, người dân xưa còn gọi là dinh Thượng Thơ, hiện nay là trụ sở của Sở Thông tin và truyền thông, Sở Công thương. Photo: RFA

Thực tế cho thấy không bọn thực dân nào xây dựng ở thuộc địa những cơ sở mang tầm vóc vĩ đại hơn mẫu quốc của chúng vì bọn thực dân Âu Tây xâm lược chỉ nhằm giết người, cướp của để làm giàu chứ không nhằm mục đích khai hóa các dân tộc bị trị.

Nói đến khai hóa có nghĩa là nói đến vấn đề giáo dục người ta phải hiểu rằng đó chỉ là một công việc bất khả kháng.

Bọn thực dân phải xây dựng trường học, nhà thờ, không phải nâng cao dân trí cho dân bi trị vì mục đích sau cùng của nền giáo dục đó là tạo ra những người thợ có tay nghề để làm ra sản phẩm tốt, đào tạo ra đám quan lại tay sai bản xứ cai trị giúp cho sự trường tồn của thực dân trên thuộc địa.

Trong hoàn cảnh và điều kiện triều đình không giữ nổi chủ quyền để giữ lại nhà cửa, mộ phần tổ tiên để thờ phượng, đất đai ruộng vườn để thâm canh nuôi sống những người đi chiến đấu nên người dân Việt Nam vẫn phải sống chung với kẻ thù và bọn phản quốc trên cùng một mảnh đất chờ thời khắc quyết định của lịch sử để quật khởi đánh đuổi bọn ngoại xâm ra khỏi bờ cõi.

Đã sinh ra là người Việt kể cả những kẻ thất học không được đến trường cũng biết bốn câu thần thi.

Nam quốc sơn hà Nam Đế cư.

Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Hơn ai hết chính chúng tôi là người hiểu rất rõ "chủ nghĩa nhân đạo, danh dự và trách nhiệm của phương Tây" chứ không phải những người hoàn toàn mù tịt về những việc làm sâu kín của người Pháp hay người Mỹ.

Đích thân tôi đã dậy cho chính quyền Hoa Kỳ một bài học về danh dự và trách nhiệm, công lý và nhân đạo trước đây 23 năm vì họ đã bất nhân, vô trách nhiệm và cư xử mất danh dự khi đã bỏ mặc chúng tôi trong nhà tù cộng sản và hồ sơ tài liệu phim ảnh vẫn còn lưu lại trên websites www.chinhnghia.com

Đối với những chủ nghĩa, tín điều đã tàn hại dân tộc trong gần hai thế kỷ đã qua, dân tộc Việt Nam muôn đời không được phép tha thứ, không được phép quên. Hình ảnh thủ cấp của 13 liệt sĩ, nạn đói xảy ra trong năm 1945 cướp đi hơn hai triệu sinh mạng đồng bào của chúng ta mà thủ phạm là thực dân Pháp và phát xít Nhật, mỗi khi nhìn thấy hay nhắc đến là máu Việt lại sôi lên.

Chúng ta treo những tội ác của bọn xâm lược trong lịch sử cho hậu thế ghi nhớ soi sáng lương tri để đừng bao giờ đánh mất độc lập chủ quyền thêm một lần nữa. "Lịch sử đã chứng minh, không một đám ngoại nhân nào yêu thương đất nước, dân tộc của chúng ta nếu chúng ta không biết yêu thương lấy đất nước và dân tộc của mình. Dân tộc Việt Nam phải tự quyết định lấy vận mệnh của mình chứ không thể van nài, cầu xin được trở thành quân cờ phục vụ cho lợi ích của ngoại bang và thế lực quốc tế." (Kim Âu)

Chỉ những kẻ vô liêm sỉ, phi dân tộc, phản dân tộc, đánh mất phẩm giá làm người mới có thể ca ngợi bọn thực dân cướp nước hay ca tụng ơn đức của bọn gián điệp đội lốt truyền đạo trong việc tạo ra chữ quốc ngữ dùng ký tự Latin, ca tụng thực dân Pháp, chê bai dân tộc của mình qua những mẩu chuyện vu vơ, nhặt nhạnh nơi quán xá ven đường.

Thế hệ tuổi trẻ đương đại cần nhận thức sáng tỏ rằng: "Chúng ta học hỏi khoa học kỹ thuật tiến bộ, lĩnh hội văn minh của nhân loại để cải cách binh bị, canh tân kinh tế, sản xuất nhưng về mặt văn hóa không có một học thuyết, chủ nghĩa hay một tôn giáo ngoại lai nào tốt đẹp phù hợp với văn hóa dân tộc như những di sản tinh hoa trí tuệ của tiền nhân để lại. Dân tộc ta phải học hỏi nếp sống, làm việc theo văn minh, khoa học nhân loại nhưng không đánh mất nền tảng văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc".

Vấn đề mẫu tự quốc ngữ hiện nay như ván đã đóng thuyền nên chúng tôi không muốn lạm bàn nhưng thiết tưởng cũng nên nói rõ rằng “ký tự Latin chỉ là phương tiện tạo âm chứ không phải là nội dung, bản chất của ngôn ngữ , văn hóa Việt Nam”.

Bản chất của văn hóa dân tộc rất khó thay đổi, thay thế nhưng phương tiện thì có thể tạo ra cái khác tốt hơn để thay thế dễ dàng.

Truyện Kiều bản nôm hay bản quốc ngữ vẫn là Truyện Kiều chứa đựng tải hoa ngôn ngữ "Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu" của Nguyễn Du xuất hiện vào thời Tây Sơn, chữ Nôm được thịnh hành.

Chữ Nôm có gốc từ chữ Hán biến chế ra, chưa rõ xuất hiện đầu tiên vào thời nào ở nước ta nhưng vào năm 1279-1293 thời Trần, sĩ phu đã dùng chữ Nôm làm thơ Đường luật, do Hàn Thuyên khởi xướng. Chữ Nôm từ đó được phổ biến, song cũng chỉ trong dân gian dùng mà thôi, còn các giấy tờ nơi cửa công đều dùng Hán tự. Đến đời nhà Hồ (1400-1407), chữ Nôm mới được các cơ quan chính quyền dùng vào việc thảo văn tự công, nhưng khi nhà Hồ mất, chữ Nôm cũng mất địa vị.

Thời vua Quang Trung cho phục hồi lại chữ Nôm, coi đây là Quốc tự, Ngôn ngữ chính thức được sử dụng là tiếng Việt và hệ thống chữ Nôm được sử dụng viết toàn bộ các văn kiện hành chính, trong các văn bản của quốc gia. Quang Trung quy định các bài hịch, chiếu chỉ phải soạn bằng chữ Nôm; đề thi viết bằng chữ Nôm, và các sĩ tử phải làm bài bằng chữ Nôm. Ông còn chủ trương thay toàn bộ sách học chữ Hán sang chữ Nôm nên năm 1791 đã cho lập “Sùng chính viện” để dịch kinh sách từ Hán sang Nôm. Việc Quang Trung loại bỏ vai trò chính thức của Hán tự thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ của nước ta. Như vậy Chữ Nôm là chữ viết của thời kỳ độc lập và quốc ngữ mẫu tự Latin là của thời kỳ nô thuộc.

Đọc nhiều bài hô khẩu hiệu của những người nông nổi, dở điên, dở khùng kêu gọi không dùng chữ Hán Việt để chống Hán hóa. Chúng tôi chán ngán cho sự đần độn của họ vì từ Hán Việt cũng viết bằng chữ quốc ngữ nào có dính dấp đường nét nào của Hán tự mà phải loại bỏ trong khi tự điển Hán Việt có đến hơn 70,000 từ. Một khi đã chống Hán hóa thì cũng phải chống luôn Âu hóa, chống luôn việc dùng chữ quốc ngữ đánh vần bằng mẫu tự Latin do bị thực dân Pháp cưỡng ép phải dùng.

Người Việt Nam vì mất nước, bị đô hộ nên buộc phải tuân theo lệnh của thực dân Pháp sử dụng loại chữ do các nhà truyền giáo chế tác để giảng đạo. Nếu muốn loại bỏ mẫu tự Latin để không vướng mắc quá khứ nô thuộc chỉ cần những người cầm quyền ký lệnh thay thế như thực dân Pháp đã loại bỏ chữ Hán và chữ Nôm khi họ đè đầu, cưỡi cổ, áp bức dân tộc ta là xong. Vài chục năm sau là hệ thống chữ quốc ngữ sẽ trở thành cổ tích. Tuy nhiên đó là phương tiện đơn giản dễ học chúng ta cứ sử dụng không cần câu nệ bởi vì không ai đòi bản quyền khỏi bàn tới chuyện ơn huệ vì trong quá khứ cả hai bên cùng có lợi.

Tiện đây chúng tôi cũng khai hoang não bộ cho những kẻ ngoa ngôn cũng như đám bồi bút ở RFA biết rằng, việc sử dụng chữ quốc ngữ hiện nay là bằng chứng về âm mưu đồng hóa tuyệt đối xóa trắng di sản chữ Nôm đã có từ 800 năm trước của bọn thực dân và đám linh mục chỉ điểm. Nguyên nhân chính bởi nhà Nguyễn đã biết hiểm họa sẽ đến từ bọn truyền giáo phương Tây nhưng chủ trương và chính sách cấm đạo dở dang, nửa vời, không tận diệt được những kẻ phi dân tộc, phản dân tộc và phản quốc để mất nước vào tay giặc Pháp và bọn linh mục thừa sai Thiên Chúa Gíao, nhà Nguyễn mất quyền cai trị mà còn gây ra đại họa đưa dân tộc vào vòng nô lệ ngoại bang cả thể xác lẫn tinh thần.

Lý luận cho rằng chữ quốc ngữ giúp cho dễ tiếp thu, hội nhập với văn minh phương Tây chỉ là thứ lý lẽ cùn vì Nhật Bản,Triếu Tiên, Trung Hoa, Đài Loan, Ấn Độ, Thái Lan, Ả Rập và hầu như toàn bộ các dân tộc và quốc gia khác không hề thay đổi chữ viết vẫn đứng trên Việt Nam nhiều bậc về khoa học, kỹ thuật cũng như nếp sống văn minh hiện đại. Ngày nay thiết tưởng dân tộc Việt Nam nên thức tỉnh để thấy rõ sở dĩ dân tộc ta chìm đắm trong đói nghèo, lạc hậu lâu dài suốt gần hai thế kỷ qua chính vì sự xâm lăng của chủ nghĩa thực dân Pháp, chủ nghĩa cơ đốc và chủ nghĩa cộng sản. Ba thứ chủ nghĩa ngoại lai này xâm nhập tàn hại xã hội, văn hóa, đời sống tinh thần và vật chất, tài nguyên của dân tộc ta đến khánh kiệt.

Nhìn sang Nhật Bản chúng ta thấy rõ nhờ vào quyết định sáng suốt cấm truyền giảng Thiên Chúa Giáo của tướng Toyotomi Hideyoshi năm 1587. Sau khi chính quyền chuyển đổi về tay tướng quân Tokugawa Ieyasu thì ông ta đã nghiêng theo hướng cấm đạo, nhưng có lúc lợi nhuận khổng lồ từ hoạt động giao thương, mậu dịch với các tàu buôn Tây dương khiến Ieyasu đã bị mua chuộc để ngầm công nhận việc truyền giáo.Tuy nhiên, từ năm Keicho thứ 18 (1613), sau khi công bố công văn trục xuất các giáo sĩ do nhà sư Suden (Sùng Truyền), một cận thần soạn thảo thì ông đã quyết định cấm Thiên chúa giáo triệt để.

Văn bản trục xuất đó chính danh lý luận: “Nhật Bản vốn là Thần quốc” và cho rằng, cần phải cấm Thiên chúa giáo vì tôn giáo này sẽ phá hoại trật tự xã hội Nhật Bản vốn được coi là Phật quốc và Thần quốc. Như vậy, cuối cùng Thiên chúa giáo đã bị đào thải, không thâm nhập được vào trong trật tự của Thần Phật.

Nhiên hậu các thế hệ Mạc phủ nối tiếp đã triệt hạ tận gốc bọn phản quốc, phi dân tộc theo Thiên Chúa Giáo ở Nhật Bản, xóa bỏ ttình trạng thôn tính tôn giáo, trục xuất bọn đội lốt truyền giáo lén lút làm gián điệp cho Tây phương nên nước Nhật tránh khỏi bị xâm chiếm và thực dân hóa, vẫn giữ được bản sắc dân tộc, chữ viết; đến khi Minh Trị Thiên Hoàng tiến hành cải cách binh bị, canh tân đất nước; chỉ trong vòng ba chục năm Nhật Bản trở thành một cường quốc kinh tế, quân sự đánh bại lục quân Nga ở Mãn Châu, xóa sổ hai hạm đội Nga ở Lữ Thuận, Phụng Thiên, Đối Mã, từ đó được coi là một cường quốc hiện đại đầu tiên của châu Á sánh ngang các quốc gia Âu Tây..

Trong thời đại Thiên Hoàng Minh Trị, Phật giáo Nhật Bản cũng trải qua một cơn bão táp, bị trấn áp một cách dữ dội, bởi lẽ tôn giáo này là một yếu tố nền tảng của chính quyền Mạc phủ - một chế độ đã thao túng triều đình Thiên hoàng trong nhiều thế kỷ. Chính vì thế mà sau khi loại bỏ được chế độ Mạc Phủ thu hồi quyền lực hoàng gia, Thiên hoàng Minh Trị đã tỏ thái độ kỳ thị, xem Phật giáo là một "tôn giáo ngoại lai". Minh Trị quyết định lấy Thần đạo làm tôn giáo chính thức của Nhật Bản, triều đình lấy hệ tư tưởng Nho giáo làm giềng mối cho nền chính trị, cho công cuộc phát triển kinh tế, khoa học-kỹ thuật theo cơ cấu các quốc gia phương Tây. Đối với Ki-tô giáo, Thiên hoàng chấm dứt việc trấn áp đối với các nhà truyền giáo cũng như tín đồ tôn giáo này.

Tháng tư năm 1871, niên hiệu Minh Trị thứ ba, theo lệnh của Thiên hoàng, mọi tăng ni bị ép buộc phải ăn mặn, không được cạo trọc đầu, lại còn phải kết hôn giống như người bình thường. Năm tháng sau, Thiên hoàng lại hạ lệnh không cho sư sãi lấy họ "Thích" như sư sãi ở các nước khác, mà phải dùng họ do cha mẹ đặt. Sau đó, nhận thấy những vụ trấn áp dữ dội đối với Phật giáo không đem lại một điều tốt lành gì mà chỉ làm cho đất nước rối bời, ông bèn làm nhân dân yên lòng bằng tuyên bố rằng Triều đình không có ý muốn triệt hạ Phật giáo, đó chỉ là ý muốn của giới lãnh đạo các địa phương và các tín đồ Thần đạo. Lúc đó hơn 1320 ngôi chùa đã bị hủy hoại..... sau đó các học giả thuộc những tông phái sang các quốc gia phương Tây, để học hỏi chính sách tôn giáo. Khi trở về, họ đã phản đối lại những chính sách phân biệt đối xử với Phật giáo của các lãnh đạo thời Minh Trị. Họ kiến nghị mong muốn được tự do tôn giáo và Phật giáo phải được bình đẳng. Năm 1872, triều đình Thiên hoàng thiết lập Bộ Tôn giáo.

Từ năm Minh Trị thứ 8 đến năm Minh Trị thứ 17, các cơ quan có vai trò hạn chế Phật giáo như "Sảnh Giáo Bộ" dần dần bị triều đình giải tán. Triều đình cũng bãi bỏ chức giáo đạo, Thần đạo và Phật giáo được phép hoạt động bình đẳng như xưa.

Đến năm Minh Trị thứ 22 (1889), Thiên hoàng ban hành Hiến pháp Đế quốc Nhật Bản. Trong điều 28 của Hiến pháp này có quy định nhân dân Nhật Bản có quyền tự do tín ngưỡng.

Lịch sử cho thấy Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo tại Nhật bản đều bị trừng phạt khi nuôi dưỡng, manh nha tư tưởng lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo đội lốt tu hành xen vào lĩnh vực nội trị để lũng đoạn chính quyền thế tục.

Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo không cứu được nước Nhật nhưng nhờ có Thiên Hoàng Minh Trị có đường lối, chính sách cải cách, canh tân nên Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Điều đó chứng minh rằng muốn đất nước được hùng cường thì quyền lợi của tổ quốc, dân tộc phải được đặt lên bản vị tối thượng. Khi đất nước hưng thịnh, dân tộc độc lập thì chùa chiền, thánh thất, giáo đường sẽ nguy nga lộng lẫy khi vận nước điêu linh thì Chúa cũng di cư, Phật cũng tỵ nạn.

Đối chiếu lịch sử Nhật Bản và Việt Nam chúng ta càng thấm thía nỗi đau của dân tộc khi những người cầm mệnh nước không đủ bản lĩnh và tinh tường để đưa ra chính sách canh tân, bảo quốc chặt chẽ nên để đất nước và dân tộc rơi vào vực thẳm nô lệ.

Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo ở Việt Nam đều là các tôn giáo ngoại lai nương nhờ vào lòng bao dung quảng đại của dân tộc Việt, mượn đất nước Việt Nam làm nơi truyền đạo, hoằng pháp nhưng có lúc sinh ra kiêu căng láo lếu như gia đình họ Ngô mưu toan đem cả dân tộc Việt Nam vào vòng nô lệ giáo triều Vatican.

Phật giáo đến Việt Nam từ sớm, pháp môn bồ tát đại thừa tương hợp với văn hóa dân tộc Việt nên hòa nhập với triết lý Khổng Lão hình thành hệ thống triết lý Tam Giáo Đồng Nguyên góp phần vun đắp tình tự dân tộc, phụng thờ quốc tổ gia tiên, vun đắp đời sống văn hóa tâm linh cho dân tộc Việt Nam.

Sư sãi tham chính dưới các triều Đinh Lê Lý Trần đã góp công dựng và giữ nước phát triển văn hóa sang tới triều Trần nhưng bọn kiêu tăng thoái hóa khiến Phật giáo rơi vào thời mạt pháp, sau khi Lê Lợi đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi, Phật giáo không còn ảnh hưởng đến việc triều chính suy tàn dần. Năm 1963 Hoa Kỳ mượn lý do xã hội mất ổn định rối ren do nhà Ngô lạm dụng chính quyền kỳ thị tôn giáo làm sút giảm tinh thần quân đội đang đối diện với tình hình chiến sự gia tăng xúi giục gậy ra chính biến lật đổ thanh toán xong anh em Ngô Đình Diệm, Phật giáo được đối xử bình đẳng thì một số sư sãi đấu tranh lại sinh thói kiêu căng nuôi giấc mơ lãnh tụ, hợp tác với Việt Cộng tiếp tục gây rối ren, biểu tình bạo loạn ở miền Trung góp phần vào việc làm suy yếu lực lượng chống cộng. Điều đáng nói ngày 30/4/1975 các lãnh tụ Phật giáo công khai lộ diện là "Cộng Sản Chính Hiệu Bà Lang Trọc" "hồ hởi phấn khởi" kéo cả bầy đàn Vạn Hanh đi rước "bộ đội cụ hồ".

Chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa cơ đốc, chủ nghĩa cộng sản cội rễ ở phương Tây nối tiếp nhau tạo ra những lực lượng nhân danh khai hóa và cách mạng gây vô số tội ác tày trời đối với toàn thể nhân loại đều phải bị lên án và loại trừ. Nếu muốn buộc tội hay phê phán chế độ cộng sản đang nắm quyền cai trị đất nước hiện nay chỉ cần viết đúng hiện tình, không nhất thiết phải bày điều đặt chuyện so sánh tốt xấu và lòng nhân từ giữa hai bọn ăn cướp, và hãy giữ lấy chút liêm sỉ rơi rớt trong lương tâm để tránh sử dụng ngôn từ biểu hiện tâm thức nô lệ vọng ngoại, vong bản, vong thân, và vong ân, xúc phạm đến anh linh của những bậc anh hùng, nghĩa sĩ đã hàng hàng, lớp lớp tận hiến sinh mệnh cho cuộc chiến trường kỳ chống những lực lượng thực dân để vãn hồi độc lập, tự chủ cho đất nước và dân tộc.

Do biết vận dụng khát vọng độc lập, tự chủ của dân tộc; những người cộng sản Việt Nam đã thống nhất được đất nước, chiếm đoạt và thừa hưởng những hy sinh của dân tộc Việt Nam sau gần một trăm năm tranh đấu, chiến đấu dành lại quyền độc lập, tự chủ cho đất nước đã thi hành chính sách bất khả dung giáng những đòn trả thù hiểm độc lên toàn thể miền Nam tạo ra hận thù sâu sắc làm tan vỡ tình tự dân tộc. Nhưng chủ nghĩa cộng sản đã tự tiêu vong khi đạt được chiến thắng như chúng ta đã thấy xảy ra ở Liên Xô kéo theo sự sụp đổ dây chuyền của cả Đông Âu. Hiện nay cả hai đảng Cộng Sản của Trung Cộng và Việt Nam hầu hết đảng viên đều là thành phần tư sản và tư bản, ngoài lớp vỏ đỏ không ai biết được trong tận đáy sâu tư tưởng từng đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam đang nghĩ gì. Điều này có nghĩa là “chuyên chính vô sản” thực sự đã tiêu vong và trở thành công cụ của những bầy đàn Mafia cai trị dùng vào việc đàn áp “giai cấp vô sản” và những nông dân nghèo khó.

Đất nước và dân tộc Việt Nam là nạn nhân của các thế lực chính trị quốc tế và hệ thống tôn giáo hòan vũ đầy tội ác. Những hệ thống và thế lực này theo đuổi tư tưởng thống trị thế giới và nhân loại từ ngày hình thành trước đây hàng nghìn năm, bọn chúng đã hóa quỷ, thành tinh nên kế hoạch, âm mưu và hành động vô cùng hiểm độc đến nỗi những đế quốc rộng lớn như Ấn Độ, Trung Hoa cũng một thời trở thành nô lệ.

Bốn mươi ba năm đã qua, những tên thực dân xâm lược đã phải rút khỏi Việt Nam, Cộng Sản Bắc Việt đè bẹp Việt Nam Cộng Hòa, một thiểu số cầm quyền và đám gia nô hèn hạ tháo chạy theo cuộc di tản của người Mỹ bỏ mặc dân tộc cho những người cộng sản cai trị đàn áp, làm tình làm tội hay giết hại chẳng chút áy náy.

Nhưng đến nay chủ nghĩa cộng sản một thời đắc thắng đang trên đường tàn lụi, không cần đến một thế lực ngoại bang nào dân tộc Việt Nam đã tự cứu nước đồng thời đang tự giải phóng khỏi xích xiềng cộng sản mở đường đi tới tương lai. Tình hình Việt Nam hiện nay đã và đang thay da đổi thịt, biến chuyển theo chiều hướng tốt do đã ở dưới mức xấu quá lâu, không thể xấu hơn, tệ hơn nữa thì phải tốt lên và Việt Nam là một dân tộc có sức mạnh quật khởi phi thường nên không thể chết hay tiêu vong nhưng nọc độc ngoại giáo vẫn còn rơi rớt.

Vì thế nhiệm vụ những người ái quốc chân chính trong tình thế hiện nay phải bằng mọi cách vun bồi ý thức độc lập, tự chủ; tinh thần dân tộc để thúc đẩy nền chính trị và xã hội Việt Nam từng bước tiến lên, tới khi hoàn toàn thoát khỏi sự kiềm tỏa của chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa cơ đốc, lúc đó đất nước Việt Nam mới thực sự bước vào thời kỳ hưng thịnh.

Đối diện với những tư tưởng nô lệ vọng ngoại, phi dân tộc xấc láo, ngu muội. Người còn yêu thương quốc gia dân tộc không thể im lặng để loại nọc độc vô loài, phi dân tộc tự do khuếch tán làm nhiễm độc tư tưởng lớp người trẻ tuổi ở bất cứ nơi đâu.

Kim Âu

May 30/2018

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

KHÔNG ĐẬP BÌNH CŨNG VỠ!





Mở đầu CUỘC CHIẾN CHỐNG THAM NHŨNG ( cũng là cuộc chiến CHỐNG GIẶC NỘI XÂM) Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu " Đập chuột sợ bể bình". Câu nói này của ông đã phản ảnh đúng thực trạng " GIẶC THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM.".Ông đã xem 'THAM NHŨNG LÀ GIẶC NỘI XÂM" .

Giặc nội xâm làm mất chế độ đã đành, sao lại có thể lá " MẤT NƯỚC" ?


Ông đã từng bước tiến hành và " ĐỐT LÒ".Lò được đốt những cây " CỦI KHÔ" được đưa vào chụm và khi lò đủ nóng để có thể đốt " CỦI TƯƠI" không phải sợ lửa tắt.

NHƯNG CỦI TƯƠI CHƯA ĐƯỢC ĐƯA VÀO...

Từ năm 2014 đến nay, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật hơn 840 tổ chức đảng và hơn 58.000 đảng viên vi phạm, trong đó có trên 2.700 đảng viên vi phạm về tham nhũng, cố ý làm trái.
Như vậy, phải có 2700 đảng viên bị khởi tố hình sự? ( ước chi Danh sách 2700 đảng viên này được công bố cho toàn dân được biết thì hay biết mấy. Các vị ĐBQH 'gà mờ" của chúng ta chắc cũng không biết và cũng không muốn biết!)

Khai mạc Hội nghi toàn quốc về Công tác Phòng chống Tham Nhũng ngày 25/6/2018, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu : " CUỘC CHIẾN CHỐNG GIẶC NỘI XÂM CÒN KHÓ KHĂN , GIAN KHỔ, LÂU DÀI, CHỊU SỨC ÉP TỪ NHIỀU PHÍA"

SỨC ÉP TỪ PHÍA NHÂN DÂN LÀ ĐIỀU HIỂN NHIÊN!
THẾ CÒN NHIỀU SỨC ÉP NÀO KHIẾN CUỘC CHỐNG NỘI XÂM CÒN KHÓ KHĂN, GIAN KHỔ VÀ LÂU DÀI?

PHẢI CHĂNG TỒN TẠI SỨC ÉP TỪ GIẶC NỘI XÂM VÀ NGOẠI BANG?

CHUỘT VẪN Ở TRONG BÌNH.

Ông Phan Đình Trạc - Bí thư Trung ương Đảng, phó trưởng ban thường trực BCĐ, Trưởng ban Nội chính trung ương - trước hội nghị đã lưu ý "Quán triệt và thực hiện phương châm: phòng ngừa giải quyết sớm, "chữa cây bệnh, bỏ cây hỏng"

CHUỘT VẪN Ở TRONG BÌNH VẪN ĐƯỢC ĂN VÀ SINH SẢN NẾU NHƯ VIỆC CHỬA BỆNH CÂY KHÔNG LÀNH !

Cây hỏng loại bỏ chưa xong chửa bệnh cây là vô ích!
Ông Phan Đình Trạc nên chăm sóc một khu rừng thì sẽ hiểu. Đáng tiếc vì ông chưa bao giờ "trồng rừng"!

Lũ chuột sinh sôi đến ngày nào đó sẽ " TỰ PHÁ VỠ BÌNH" .
KHÔNG ĐẬP BÌNH CŨNG VỠ!

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2018

LÝ THUYẾT VỀ MINH BẠCH VÀ BIKINI





Có quan điểm được nâng lên tầm lý thuyết khi biện hộ rằng, sự minh bạch giống y phục với phụ nữ. Trước công chúng, có thể người phụ nữ phục sức đơn giản, hay… cởi gì gì chăng nữa, song không thể vượt qua giới hạn bikini. Bởi nếu vượt qua, sẽ thành con dở hơi hoặc con điên. Minh bạch cũng thế.

Cái lý thuyết trên xem ra “hạp” với việc kê khai tài sản của 1.000 cán bộ ở nước ta hiện nay.


Tự kê khai rồi nhét vào hồ sơ, OK.

Nhưng kê khai rồi phải kiểm tra, giám sát thì lại rất nhậy cảm, khó làm vì động chạm đến quyền riêng tư.

Có lẽ nó nhậy cảm, khó làm như minh bạch và bikini vậy ?

Vương Xuân Tình

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2018

Muốn dân tin- hãy thực hiện theo Di chúc Cụ Hồ

Tác giả: TS Nguyễn Ngọc Chu


Nếu không thể “cách mạng” triệt để về quyền lực của Quốc hội thì cũng có thể đi một bước quá độ. Đó là biến Ban chấp hành Trung ương Đảng thành Thượng Viện và Quốc Hội là Hạ viện. (NNC).






Khi ông Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ với cử tri Thủ Thiêm hôm 20/6/2018 rằng “ Thành phố không gạt bà con. Thành ủy này không gạt bà con”, người viết đọc ra trong đó một vị… chát đắng?


Đó là không phải Dân không muốn tin, mà Dân không dám tin chính quyền nữa. Vì sao?


Vậy làm thế nào để lấy lại lòng tin của Dân?


KHÓC CHO MỘT MẶT BẰNG THƯỢNG THƯ, NGHỊ SĨ


Khi ông Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể dùng hai từ THU GIÁ thì cả xã hội sững sờ. Sử dụng hai từ THU GIÁ vô nghĩa và không có trong tiếng Việt, ông Thể đã tự phơi bày mức độ thảm hại của cái bằng tiến sĩ mà ông sở hữu. Nhưng đó chưa phải là điều mấu chốt. Điều mấu chốt nằm ở chỗ, để bảo vệ cho việc tự do điều chỉnh phí BOT của các nhóm lợi ích, mà một ông Thượng thư mang học vị tiến sĩ đã chịu biến thành mù chữ, mù cả luật pháp. Nói mù luật pháp vì nếu thay THU GIÁ cho THU PHÍ mà tránh được pháp luật thì một người TỬ TÙ tự mình gọi mình TẠM TÙ có thoát chết được không? Đó là sự trơ trẽn chỉ có trong thời nay.


Nhưng không chỉ có ông Thể, tiếp ngay sau đó lại đến lượt ông Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, vin vào Luật, cũng đề xuất GIÁ thay cho PHÍ. Ông Nhạ cũng không chỉ tự làm xấu học vị học hàm của mình, mà còn làm tổn thương đến chức danh Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo của quốc gia.


Không hết, lại đến lượt ông nghị Nguyễn Đức Kiên bảo vệ hai từ THU GIÁ làm cho dư luận phẫn nộ và tê tái, vì một người trình độ như ông Kiên mà lại leo lên được đến ghế Phó chủ nhiệm UB Kinh tế Quốc hội.


Rồi tiếp đến là ông Võ Trọng Việt “dịch chuyển đám mây điện toán, đám mây ảo về Việt Nam” làm cả xã hội cười nghiêng ngả, dù cười xong muốn khóc. Không phải lo quốc tế chê cười trình độ của Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội Việt Nam, mà là lo cho nền an ninh quốc phòng của nước nhà đang nằm trong những cánh tay không tương xứng.


Có bao nhiêu ông thượng thư và ông nghị như ông Thể, ông Nhạ, ông Kiên, ông Việt? Họ không chỉ là nỗi hài hước của dân mà còn là tai vạ. Một mặt bằng thượng thư và nghị sĩ thấp đến mức tủi hổ như vậy thì Đất nước làm sao có cơ hội để đuổi kịp các nước tiên tiến!


THAY ĐỔI PHƯƠNG THỨC LỰA CHỌN ĐBQH


Người dân từ ngàn xưa vốn chỉ muốn bình yên. Nhưng khi họ, cực chẳng đã, phải cất lên tiếng nói phản kháng lo lắng, thì đó không chỉ là vì họ bị dồn đến đường cùng, mà còn bởi chính là lúc vận nước đang bị đe dọa.


Một mặt bằng thượng thư và nghị sĩ thấp như hiện nay, chẳng những không thể đưa Đất nước bắt kịp bước đi nhân loại, mà hoàn toàn không thể đối phó được với kẻ thủ thâm hiểm đang ngày một bành trướng lớn mạnh.


Đã đến lúc phải thay đổi phương thức bầu cử ĐBQH. Rằng mọi ứng cử viên muốn tham gia ứng cử để trở thành ĐBQH thì bắt buộc phải thu được một số lượng chữ ký tối thiểu của cử tri, chẳng hạn là 50 000, và tiến hành tranh cử trực tiếp theo khu vực. Chứ không thể là cách Đảng cử và Dân điền phiếu như hiện nay. Lúc đó chất lượng ĐBQH sẽ hoàn toàn khác biệt.


THAY ĐỔI PHƯƠNG THỨC LỰA CHỌN NHÂN SỰ CAO CẤP


Trong Di chúc của mình Cụ Hồ viết: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi”. Thực trạng hàng ngũ lãnh đạo của Đảng mỗi ngày một yếu kém hơn như hiện nay là vì dân chủ trong Đảng chưa được thực hành rộng rãi.


Đã đến lúc phải “cách mạng” cách thức lựa chọn cán bộ, nhân sự lãnh đạo cao cấp, từ những người đứng đầu các tỉnh, những vị trí vô cùng quan trọng đến những người giữ chức bộ trưởng trong chính phủ…trở lên.


Tương tự như trong bầu cử ĐBQH nêu ở trên, mỗi một ứng viên ứng cử vào vị trí UVTƯ Đảng phải thu được một lượng chữ ký tối thiểu, chẳng hạn là của 10 000 đảng viên. Sau đó là tranh cử với các ứng viên khác bằng phổ thông đầu phiếu của toàn bộ đảng viên nơi địa phương mà ứng cử viên muốn tranh chức UVTƯ Đảng. Nếu làm được như vậy, trình độ các UVTƯ Đảng sẽ dần dần được nâng cao chất lượng, vượt xa so với hiện tại.


Từ các UVTƯ Đảng, bằng cách đối đầu loại trực tiếp giữa hai địa phương qua phổ thông đầu phiếu toàn bộ đảng viên của hai địa phương, giống như thể thức bóng đá, mà tìm ra nhân sự cao cấp, ưu tú. Người chiến thắng tất có trí tuệ vượt trội.


Hàng ngũ lãnh đạo Đảng mà mạnh thì Đảng tất mạnh. Hàng ngũ lãnh đạo của Đảng mà yếu thì Đảng tất yếu. Thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng thông qua quyền bàu cử trực tiếp của các đảng viên sẽ lựa chọn cho Đảng một đội ngũ cán bộ lãnh đạo giỏi.


GIẢI PHÁP QUÁ ĐỘ


Thực tế hiện nay, mọi việc quan trọng đều do Bộ Chính trị hay Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết định trước, rồi mới chuyển sang Quốc hội bỏ phiếu. Cho nên Quốc hội ít có thực quyền. Minh chứng gần đây nhất là về Dự thảo luật Đặc khu. Bà Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đã thừa nhận: “Bộ Chính trị đã quyết định rồi, Dự thảo không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không thể không ra luật”.


Bởi thế, muốn lấy lại lòng tin của Dân trước hết Quốc hội phải thực quyền, đồng thời các ĐBQH phải là đại diện do chính Dân lựa chọn.


Nếu không thể “cách mạng” triệt để về quyền lực của Quốc hội thì cũng có thể đi một bước quá độ. Đó là biến Ban chấp hành Trung ương Đảng thành Thượng Viện và Quốc Hội là Hạ viện.


Làm được những điều nêu trên tất sẽ rất có lợi cho Đất nước.


HÃY LÀM THEO DI CHÚC CỤ HỒ


Lịch sử không có chữ nếu. Nên không nhắc lại lịch sử từ Đại hội Tour. Không nhắc đến những bức thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi cho TT Mỹ Truman. Không nhắc đến những lời Stalin khi gặp Hồ Chủ Tịch. Không nhắc đến Cải cách ruộng đất và Trung Quốc. Chỉ biết một thực tế là vào thời điểm cuối cùng trước khi từ giã cõi đời, trong Di chúc Cụ Hồ đã ghi: “Xây đựng một nước Việt Nam, hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, và giàu mạnh”.


Cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chống Trung Quốc xâm lược, vì sao dân tộc Việt Nam thắng lợi? Đó là bởi khi đó Đảng hòa mình vào Dân, cùng toàn Dân dành độc lập cho Đất nước. Đó là lúc Đảng không sợ mất quyền lực mà đặt quyền lợi Tổ Quốc lên trên hết. Từ ngàn xưa các thời Đinh Lý Trần Lê, chưa có Đảng nhưng dân tộc Việt Nam bất khuất đã đánh tan mọi kẻ thù xâm lược.


Những lời vấn an của ông Nguyễn Thiện Nhân “không gạt bà con” cho thấy niềm tin của Dân lúc này. Muốn lấy lại lòng tin của Dân, thì đừng lo mất quyền lực, mà hãy lo làm sao để Tổ Quốc cường thịnh, Dân được ấm no.


Những tiền bối của Đảng đều ý thức sâu sắc rằng, không thể níu giữ quyền lực bằng cấm đoán, lao tù và súng đạn. Cụ Hồ đã nhìn xa nên không ngừng khuyên nhủ đội ngũ cán bộ dưới quyền phải thực hành rộng rãi dân chủ trong Đảng. Có dân chủ trong Đảng thì mới có dân chủ trong xã hội.


Nếu thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng, 4.5 triệu đảng viên của Đảng được tự do bàu cử lãnh đạo của mình thì Đảng sẽ tất mạnh.


Vào cùng một thời điểm trong vũ trụ bao la, nơi này có mặt trời sinh ra thì nơi khác mặt trời tan biến. Đến vũ trụ không cùng mà còn không ngừng thay đổi, huống chi một đất nước, một nền pháp trị đang phải hoàn thiện bởi còn quá nhiều khiếm khuyết…

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2018

Thận trọng với luồng FDI từ Trung Quốc đang đổ vào Việt Nam

http://iavietnam.net/detailnews/M48/N1340/than-trong-voi-luong-fdi-tu-trung-quoc-dang-do-vao-viet-nam.htm




Những DN FDI có vốn đầu tư từ Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan, Hồng Kông) đang "ào ạt" đổ vào Việt Nam trên mọi lĩnh vực. Đây là cơ hội để Việt Nam bổ sung thêm nguồn vốn cho phát triển kinh tế, song theo các chuyên gia, cần hết sức cẩn trọng bởi uy tín của những nhà đầu tư này thường không được "chấm điểm" cao.

Cuối năm 2015, UBND tỉnh Bình Dương đã trao Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH Cheng Loong Bình Dương Paper (Đài Loan) để xây dựng nhà máy sản xuất giấy bao bì tại khu công nghiệp Singapore Ascendas-Protrade. Dự án có quy mô sản xuất hơn 1 triệu tấn/năm và tổng vốn đầu tư của dự án này lên tới 1 tỷ USD.

Còn ở phía Bắc, Tập đoàn Texhong cũng đang khẳng định sự hiện diện tại Việt Nam bằng hàng loạt dự án trăm triệu USD. Ngoài một nhà máy sợi 300 triệu USD đã đi vào hoạt động từ năm 2013 ở Quảng Ninh, năm 2014, Texhong cũng đã chính thức khởi công Dự án hạ tầng khu công nghiệp Texhong Hải Hà (Quảng Ninh), với tổng vốn đầu tư 215 triệu USD, đồng thời đổ thêm 300 triệu USD để thực hiện Dự án Chuỗi dây chuyền công nghiệp dệt may tập trung tại chính địa điểm này.

Ngoài ra, hàng loạt dự án FDI vốn “khủng” khác cũng đang được các DN Trung Quốc triển khai đầu tư. Đó là Dự án Lốp xe Việt Luân, vốn đầu tư 400 triệu USD tại khu công nghiệp Tây Ninh; Dự án chế biến cao su Tân Cao Thâm tại Lào Cai với tổng vốn đầu tư 337,5 triệu USD; Dự án Khoáng sản và Luyện kim Việt - Trung tại Lào Cai, với vốn đầu tư 337,5 triệu USD...

Thực tế, từ năm 2010 trở về trước, dòng vốn FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam khá khiêm tốn. Trong top 10 quốc gia đầu tư vào Việt Nam, hầu như không có tên của Trung Quốc. Nhưng gió đã đổi chiều, kể từ năm 2011 trở lại đây, vốn FDI Trung Quốc vào Việt Nam có sự thay đổi đáng kể. FDI của Trung Quốc tại Việt Nam liên tục vươn lên trong vị trí xếp hạng, tăng về quy mô, thay đổi về hình thức, lĩnh vực, mở rộng về địa bàn. Điển hình là từ năm 2015 trở lại đây, cùng với việc Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Trung Quốc thường nằm trong top 10 các quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam để đón đầu cơ hội thâm nhập thị trường béo bở TPP. 2 tháng đầu năm 2016, Trung Quốc tiếp tục nằm trong top 3 quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam.

Lý giải việc dòng vốn FDI từ Trung Quốc chọn Việt Nam là điểm đến, chuyên gia kinh tế TS. Bùi Trinh cho rằng chiến lược của Chính phủ Trung Quốc hiện nay là khuyến khích, thúc đẩy các DN đầu tư ra nước ngoài để thu lợi, bù đắp cho những khó khăn ở trong nước.

Nhận định này của TS. Bùi Trinh khá tương đồng với các nhận định được Ủy ban về quan hệ Mỹ Trung (USCC- China Economic and Security Review Commission) nêu ra trong báo cáo của tổ chức này về quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và các nước ASEAN. Theo USCC, Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài bằng cách sử dụng quỹ ngoại hối dự trữ và cố gắng giảm mức độ đầu tư quá đáng trong nước. Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đã tăng từ 34 tỷ USD vào năm 2003 lên đến 525,7 tỷ USD vào năm 2013. Cũng trong khoảng thời gian này, đầu tư nước ngoài vào các nước ASEAN đã tăng mạnh từ khoảng 300 tỷ USD vào năm 2003 lên đến 1.500 tỷ USD vào năm 2013.

Trước dòng chảy vốn FDI của Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam, các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Trung Quốc (thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) đã từng có một nghiên cứu chi tiết về nguồn vốn này. Theo đó, điểm có ích khi Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam là FDI của Trung Quốc đã góp phần bổ sung nhu cầu vốn cho đầu tư và phát triển của Việt Nam cũng như bổ sung nguồn vốn cho cán cân thanh toán. Ngoài ra, FDI của Trung Quốc vào Việt Nam đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá; giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao năng lực cho người lao động ở Việt Nam; làm cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế của các nước trong khu vực châu Á và nền kinh tế thế giới.

Tuy vậy, nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Trung Quốc cũng chỉ ra nhiều mặt hạn chế của dòng vốn này. Đó là FDI của Trung Quốc không chú ý đến các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, chỉ chú ý nhiều đến khai thác tài nguyên của Việt Nam. Thực tiễn cho thấy, Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên trải dài suốt từ Bắc đến Nam của Việt Nam. Tình hình này đã gây nên sự xáo trộn trong quy hoạch ngành, vùng, miền kinh tế của Việt Nam. Mặt khác nếu quản lý các dự án này không tốt, sẽ còn gây nên nguy cơ về ô nhiễm môi trường sống, ảnh hưởng đến phát triển bền vững của Việt Nam.

Bên cạnh đó, FDI của Trung Quốc yếu kém trong chuyển giao công nghệ, phần lớn là công nghệ lạc hậu hay thuộc các ngành gây ô nhiễm môi trường. Mục tiêu của Trung Quốc là dịch chuyển các cơ sở sản xuất thâm dụng nhiều lao động, mức lương thấp, hàng hóa giá rẻ và công nghệ không cao ra nước ngoài. Đây chính là hạn chế lớn nhất của các DN FDI Trung Quốc tại Việt Nam. Có nhiều mối quan ngại rằng việc NK máy móc thiết bị từ thị trường Trung Quốc có thật sự hiệu quả hay Việt Nam là nước tiêu thụ lại công nghệ lỗi thời, lạc hậu cho Trung Quốc…

Mai Thanh

Thứ Bảy, 16 tháng 6, 2018

AI LÀ KẺ BÁN NƯỚC




Đảng CSVN dưới sự lãnh đạo của TBT Nguyễn Phú Trọng đã dần giành lại niềm tin của nhân dân lao động và trí thức trong và ngoài nước.

Việc xử lý Trịnh Xuân Thanh, Vũ Nhôm, Trọc Hệ, Phan Văn Vĩnh, Đinh La Thăng...những mắc xích quan trọng của "Băng Nhóm lợi ích" đã làm rúng động cả hệ thống Tham Nhũng.


Bên cạnh đó là những Cải cách đúng đắn từ Bộ Công An, Bộ Quốc Phòng, Giáo dục, Bảo Hiểm Xã Hội., Bộ thông tin truyền thông.. nhất là đề án cải cách tiền lương đã cho thấy Đảng đang đang đồng hành cùng Nhân nhân.

Việc thay đổi Bí thư Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị( con trai cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) là Tối hậu thư đối với "Băng nhóm lợi ích" và những kẻ Tham nhũng đang còn tại vị trong Đảng, Quốc Hội và Chính Phủ. Những sai phạm ở Phú Quốc, Thủ Thiêm ...lần lược được phơi bày. Đặc biệt trên mạng Xã Hội hàng loạt những sai phạm của các quan chức lớn nhỏ( luôn có dấu hiệu tham nhũng) được tiết lộ...nhận được sự ủng hộ rất lớn của đông đảo nhân dân trong và ngoài nước.

Với đà này, sẽ không ít những vị Đại biểu quốc hội đương nhiệm sẽ bị vạch trần bởi mạng Xã hội. Điều đó cũng giải thích vì sao 80% ĐBQH bỏ phiếu thông qua Luật An Ninh Mạng. Chúng ta đều biết hầu hết các ĐH quốc hội đều là quan chức Nhà Nước đương nhiệm! Tìm được một quan chức Nhà nước trong sạch thì được mấy người.
"Tham nhũng" là " Quốc nạn" . Từ "tội phạm Tham nhũng" tiến đến sự phản bội dân tộc, sẳn sàng bán đứng đất nước cho ngoại bang.

Luật Đặc khu, Luật an ninh mạng được đưa ra đúng vào thời điểm khí thế toàn dân tham gia chống " Tham nhũng" lên đến cao trào.
Mấy ngày qua, phản ứng của đồng bào trong và ngoài nước cho thấy niềm tin vào công cuộc cải tổ của TBT Nguyễn Phú Trọng, Vào một Chính phủ kiến tạo không khỏi bị giảm sút.
Và Ai là người được lợi?




Vàng thiệt không sợ lửa

Chúng ta đều quen thuộc với câu " Vàng thiệt thì không sợ lửa",

Tiền thân của Luật An ninh Mang phải chăng là Nghị định 72/2013 NĐ-CP do chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 15/072013 vốn được xem là nhằm hạn chế "Tự do ngôn luận". Cũng chính Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là người " Kiên quyết cấm Báo chí Tư nhân".

Chỉ mới đây, ,ngày 1/3/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị định số 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

So với quy định tại Nghị định 72/2013/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn thi hành, Nghị định 27/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng đã sửa đổi, bãi bỏ nhiều điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính không còn phù hợp nhằm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, hỗ trợ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình hoạt động cũng như chuẩn bị hồ sơ cấp phép trong các lĩnh vực thông tin điện tử, viễn thông… Nghị định 27/2018/NĐ-CP chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 4 năm 2018.

Nghị Định còn chưa kịp triển khai rộng rãi thì Luật An ninh mạng được trình.Mục tiêu của Luật An ninh mạng được ông Nguyễn Thanh Hồng – Uỷ viên thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đã nói trên tờ VnExpress: “An ninh mạng nếu giải thích dễ hiểu nhất là không truyền bá, cổ súy, khai thác những nội dung chống phá Đảng, Nhà nước và làm sao để mỗi công dân có ý thức trong việc phòng chống tội phạm, bảo vệ bản thân và gia đình”. Với phát biểu này khiến người ta hiểu rằng Luật An Ninh Mạng ngăn chặn " việc truyền bá, cổ súy, khai thác những nội dung chống phá Đảng, Nhà nước"- và để làm được điều đó thì phải "hạn chế việc sử dụng internet, mạng xã hội " của người dân.

Cũng với phát biểu đó, Luật An ninh mạng là giúp người dân có ý thức trong việ phòng chống tội phạm, bảo vệ bản thân và gia đình.

Bảo vệ bản thân và gia đình ai? Phải chăng đó là những "QUAN THAM"!

Lẽ nào, ở cương vị của ông lại không hiểu tinh thần của Nghị định 28/2018 mà Thủ tướng chính phủ vừa ban hành. Và chắc ông cũng không nghe, không biết gì vế những phát biểu của Bô trưởng Bộ Công An Tô Lâm ?

Trong khi đó, Liên Hiệp Quốc đã thống nhất xem quyền sử dụng internet là một trong những quyền của con người.

Thế giới se nghĩ gì trước phát biểu của Ông Nguyễn Thanh Hồng- Ủy viên thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Việt Nam,?

Có điều, dưới con mắt của nhiều vị Đại biểu quốc hội thì Luật An ninh mạng ( trong lúc biểu tình chống Luật Đặc Khu đang rầm rộ) là cần thiết , có thể bảo vệ được chế độ, phòng chống được tội phạm và bảo vệ được bản thân và gia đình của công dân.


Điều 8 Luật An ninh mạng (có hiệu lực từ 1/1/2019) quy định 6 nhóm hành vi bị nghiêm cấm thực hiện trên không gian mạng gồm:
1

Sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử vi phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; các hoạt động chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; thông tin sai sự thật, làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người và xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.
2

Thực hiện chiến tranh mạng, tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
3

Sản xuất, sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác.
4

Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng của biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
5

Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.
6

Hành vi khác sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc vi phạm quy định của Luật này.

Chuyên gia an ninh mạng Dương Ngọc Thái đã lên tiếng cảnh báo những sai lầm nghiêm trọng của Luật an ninh mạng: Nguy cơ vừa mất an ninh quốc gia vừa kìm hãm sự phát triển đất nước.

Xen bài ( https://www.facebook.com/phamdinhtructhu/posts/2128362267445683)


Thế nhưng Luật an ninh mạng được thông qua với đa số phiếu.

Có ý kiến cho rằng Chính phủ nên công khai danh sách những đại biểu bấm nút đống ý. Điều này hoàn toàn đúng đắn. Không thì những vị này cũng tự công khai danh tính mình để dân ngưỡng mộ và biết đâu trong nhiệm kỳ tới sẽ tiếp tục dành cho lá phiếu bầu. Để có một Chính phủ Minh bạch thì trước hết quốc hội nên thực hiện sự minh bạch.


( còn tiếp)

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

BÂY GIỜ KÝ GIẢ ĂN LƯƠNG NÊN ĐÂU CẦN PHẢI ĂN MÀY TỰ DO



BÂY GIỜ KÝ GIẢ ĂN LƯƠNG
NÊN ĐÂU CẦN PHẢI ĂN MÀY TỰ DO
CỚ CHI DÂN CHÚNG PHẢI LO
LUẬT AN NINH MẠNG NHẬP KHO ĂN MÀY

Năm 1972 chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đã cho áp dụng Sắc luật 007 với quy định số tiền phải ký quỹ rất lớn làm nhiều báo không có tiền ký đành đóng cửa. Theo điều luật này, tờ báo nào bị tịch thu lần thứ hai do có bài vi phạm an ninh quốc gia và trật tự công cộng thì sẽ bị đóng cửa vĩnh viễn. Điều này được xem như dùng "bàn tay sắt" đối với giới báo chí. Nhiều tờ báo bị đóng cửa, chủ báo bị phạt, bị tịch thu tiền ký quỹ, một số người còn bị tù. Có khoảng 70% người làm báo bị thất nghiệp. Trước tình hình đó, các nghiệp đoàn ký giả ở Sài Gòn đã tập hợp lại để tìm ra một biện pháp nhằm cứu nguy cho báo chí.

Ngày 8 tháng 9 năm 1974, một cuộc họp liên tịch đã được hội chủ báo tổ chức, với ba đoàn thể ký giả tham dự là: Nghiệp đoàn ký giả Nam Việt, Hội ái hữu ký giả Việt Nam và Nghiệp đoàn ký giả Việt Nam. Cuộc họp đã bầu ra Ủy ban đấu tranh đòi tự do báo chí do ông Nguyễn Văn Binh, dân biểu đối lập, đại diện báo Đại dân tộc làm chủ tịch. Nhiệm vụ trước hết của Ủy ban này là chống lại việc thi hành luật 007.

Hình thức đấu tranh "ký giả xuống đường đi ăn mày" được thống nhất. Các đại diện của ban tổ chức gồm có: Nguyễn Kiên Giang (chủ tịch Nghiệp đoàn Nam Việt), Tô Văn, Phi Vân của đoàn ký giả Nam Việt; nhà báo Văn Mại (cựu tổng thư ký tòa soạn báo Buổi Sáng), Lý Bình Hiệp, Trần Kim Uẩn của Hội ái hữu ký giả Việt Nam; Thái Thương Hoàng, Thái Dương, Tô Ngọc của Nghiệp đoàn ký giả. Trong đó, các thành viên Văn Mại, Đoàn Hùng, Ái Lan, Ninh Anh lo chuyện tài chính. Ngoài ra, thành phần dẫn đầu còn có nhà báo Nam Đình (chủ báo Thần Chung và sau là Đuốc Nhà Nam), Trần Tấn Quốc (chủ nhiệm tờ Tiếng Dội Miền Nam và là người khởi xướng giải thưởng cải lương Thanh Tâm), nhà báo Tô Nguyệt Đình tức Nguyễn Bảo Hóa, nhà thơ – nhà báo - soạn giả Kiên Giang Hà Huy Hà...

Danh xưng ban đầu là "Ngày báo chí xuống đường đi ăn mày", nhằm tập hợp, tranh thủ giới chủ báo và tất cả những người làm việc trong bộ máy làm báo, từ ký giả, nhà văn chuyên viết tiểu thuyết trên báo, họa sĩ, nhiếp ảnh viên, những người làm công tác trị sự, phát hành báo, thầy cò... gọi chung là "công nhân liên thuộc".

Ban tổ chức quyết định chọn ngày 10 tháng 10 năm 1974 làm ngày xuống đường biểu tình. Nón lá, bị, gậy (các vật dụng của ăn mày) được chuẩn bị sẵn. Các khẩu hiệu làm sẵn đeo trên ngực, kẻ trên nón lá dòng chữ "10-10-1974, ngày ký giả đi ăn mày". Các lực lượng cũng được bố trí theo vòng trong, vòng ngoài, sẵn sàng đối phó với việc bị khủng bố từ phía chính quyền. Chính quyền Sài Gòn cũng đã được ban tổ chức chính thức thông báo.

Suốt trong ngày 9/10/1974, rất nhiều thành phần trong giới báo chí, quần chúng cảm tình với báo chí, nghị sĩ, dân biểu... đã đến Câu lạc bộ báo chí (số 15 Lê Lợi) để bày tỏ cảm tình, tiếp tế bánh mì, thuốc lá, cà phê, cam, chanh...

Sáng 10-10-1974, một nguồn tin cho biết, chính quyền Sài Gòn sẽ "không đàn áp bằng vũ lực, không giải tán nhưng cũng không cho ký giả xuống đường đi ăn mày". Thực sự, chính quyền đã bố trí một lực lượng binh lính, mật thám, xe Jeep... để đàn áp.

Đúng 8 giờ sáng, Nguyễn Kiên Giang thay mặt Ban tổ chức đọc bản tuyên bố "Báo chí phải đi ăn mày vì Luật 007 của Tổng thống Thiệu".

Sau khi lệnh xuất phát được ban ra, đoàn người bắt đầu tìm cách phá hàng rào bao vây của cảnh sát, vì thế đã xảy ra xô xát. Trước quảng trường bao quanh Câu lạc bộ báo chí, cảnh sát tổ chức một hàng rào mạnh chặn ngang đường Lê Lợi, nhằm ngăn cản đoàn biểu tình đi theo lộ trình đã được vạch sẵn từ trước: xuống chợ Bến Thành, vòng công trường Quách Thị Trang rồi trở về quảng trường trước trụ sở Hạ viện (nay là Nhà hát Thành phố). Nhưng cuối cùng đoàn người biểu tình đã phá vỡ hàng rào cảnh sát, kéo nhau đi. Đi đầu đoàn biểu tình là Ban tổ chức với biểu ngữ: "10-10-1974, ngày báo chí đi ăn mày". Cùng với đoàn ký giả đi ăn mày còn có các khẩu hiệu khác: "Yêu cầu Tổng thống Thiệu từ chức". "Tự do ngôn luận, tự do báo chí", "Đả đảo Luật 007", "Luật 007 làm báo chí phải đi ăn mày", v.v... Hai bên đoàn biểu tình là Biệt đoàn ký giả nhân dân tự vệ, có nhiệm vụ chống đỡ cho đoàn ký giả nếu xảy ra đàn áp.

Trong ngày 10/10/1974, đoàn ký giả đã hoàn thành lộ trình định sẵn, kết thúc thành công cuộc xuống đường biểu tình. Sau khi giải tán, một số nhà báo và dân biểu lui về trụ sở của Nghiệp đoàn ký giả Nam Việt - đầu đường Lê Lợi, đối diện với trụ sở Hạ nghị viện để canh giữ quà biếu nhận đường từ quần chúng. Tại đây đã diễn ra một cuộc đàn áp của cảnh sát, trực tiếp chỉ huy là Giám đốc cảnh sát Trang Sĩ Tấn. Nhiều người bị đánh đập bằng dùi cui, trong đó nặng nhất là dân biểu bác sĩ Đinh Xuân Dũng.

Đoàn biểu tình đặt ông Dũng lên băng ca, khiêng đến đến Tòa án Sài Gòn trên đường Công Lý (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa) để "nằm vạ đòi công lý", nhưng giữa đường bị cảnh sát chặn lại, đàn áp bằng vũ lực, cuối cùng phải quay trở lại Hạ viện.

Cả hai đài Tiếng nói Hoa Kỳ và BBC đều nhìn nhận đây là "cuộc biểu tình lớn nhất kể từ 3 năm qua". Uy tín của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu càng bị suy giảm nặng nề.

NGUỒN : wiki

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

Bất đồng chính kiến, sự thật, và sự tan rã của Liên Xô






Nguồn: Gal Beckerman, “How Soviet Dissidents Ended 70 Years of Fake News”, The New York Times, 10/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mùa hè năm 1990, vào thời điểm sống còn khi đất nước bắt đầu đi từ cải tổ sang tan rã, Mikhail S. Gorbachev đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Time rằng “Tôi ghét những lời nói dối.” Đo là một tuyên bố mang tính cách mạng, chỉ bởi nó xuất phát từ miệng một nhà lãnh đạo Liên Xô.

Ngoài mặt, ông chỉ đơn giản đang tung hô chính sách công khai hóa (glasnost) của mình, chính sách cởi mở mới được giới thiệu cùng với cải tổ (perestroika), hay việc cơ cấu lại nền kinh tế chỉ huy của Liên Xô nhằm cứu đất nước khỏi tình trạng “rơi tự do” về địa chính trị. Gorbachev đã đánh cược rằng quyền thể hiện ý kiến một cách thành thật và tự do – hay một nền báo chí có thể phê bình và điều tra, sách lịch sử không cần đổi tên nhân vật, cùng với một chính phủ trung thực và có trách nhiệm giải trình – sẽ có thể cứu vãn thành trì đang lung lay của chế độ Cộng sản.

Trong cuốn Dismantling Utopia: How Information Ended the Soviet Union, Scott Shane – phóng viên tại Moskva của tờ Baltimore Sun (và hiện giờ đang làm việc cho tờ Times) – viết rằng: đối với nhà lãnh đạo Liên Xô, glasnost là “một cái đèn khò có thể thổi sạch lớp sơn cũ đang bong tróc khỏi xã hội Liên Xô. Nhưng hệ thống cộng sản đã chứng minh rằng nó là một mồi lửa.”

Người phương Tây luôn ca ngợi Gorbachev vì lòng dũng cảm của ông khi bắt đầu canh bạc này – ngay cả khi ông đánh mất cả một đế quốc trong tiến trình đó – nhưng ông đã làm điều đó vì chịu áp lực. Ý tưởng rằng việc đề cao sự thật có thể giải phóng Liên Xô khỏi tham nhũng và ốm yếu không phải là mới. Gorbachev đã lặp lại và sử dụng các lập luận của một phong trào bất đồng chính kiến mà suốt nhiều thập niên đã nhấn mạnh rằng sự thật là hình thức phản kháng thiết yếu của họ.

Nếu Liên Xô là ví dụ lớn nhất của thế kỷ 20 về một chế độ sử dụng tuyên truyền và thông tin để kiểm soát các công dân của mình – hay 70 năm thao túng tin giả – thì dịp kỷ niệm một trăm năm Cách mạng Bolshevik là một thời điểm quan trọng để đánh giá lại cách mà nó tạo ra một làn sóng phản kháng mạnh mẽ trong xã hội dân sự “ngầm” tại Moskva và Leningrad.

Phản kháng nội bộ thực sự chống lại chế độ Liên Xô bắt đầu nổi lên trong những năm 1960, vào thời điểm nhiệt độ chính trị trong nước đang chuyển từ thời kỳ hậu Stalin hừng hực sang lạnh lẽo trở lại. Đàn áp bắt đầu với phiên tòa xét xử các nhà văn trào phúng Yuli Daniel và Andrei Sinyavsky vào đầu năm 1966. Khi các đợt phản kháng và các phiên tòa tiếp diễn sau đó, phe bất đồng chính kiến đã phải đối mặt với một tình trạng lưỡng nan thú vị: làm thế nào để chống đối hiệu quả nhất trong bối cảnh thông tin họ có đang ngày càng nhiều. Gần như hàng ngày, họ đều được nghe chi tiết về những cuộc thẩm vấn, những câu chuyện được truyền lại về cuộc sống trong các trại lao động, cũng như những cuộc lùng sục và bắt bớ.

Nhóm bất đồng chính kiến có thể lựa chọn hình thức tuyên truyền riêng của mình, nhấn mạnh cuộc bức hại và biến vốn từ ngữ phong phú của Liên Xô về những kẻ “côn đồ” và “phần tử phản xã hội” thành những áng văn dài cay đắng chống lại nhà nước. Nhưng họ đã không làm vậy. Thay vào đó, họ đã chọn cách truyền đạt một cách phi cảm xúc và trong trẻo nhất có thể. Họ đã đạt được những gì chúng ta có thể gọi là sự khách quan.

Nhiều thế hệ công dân Liên Xô đã tự đào tạo mình để nghĩ về sự thực như một khái niệm mang tính tương đối. Các bài báo đã được đọc như những câu chuyện nhằm tôn vinh nhà nước chứ không phải phản ánh thực tế. Và người ta cũng bị tách biệt thành những con người riêng tư, thường khác biệt với khuôn mặt và lời nói chốn công cộng của họ.

Do xã hội Liên Xô được xây dựng dựa trên sự lừa dối kéo dài hàng thập niên này, điều đáng chú ý và khiến ta yên tâm là việc nói thật và nói rõ ràng vẫn có quyền lực lớn lao trong số cho các nhà bất đồng chính kiến vào những năm 1960. Và thực sự là vậy. Hãy nghe Lyudmila Alexeyeva, một trong những nhà sáng lập của một tạp chí ngầm quan trọng nhằm tôn vinh sự thật, tờ A Chronicle of Current Events, mô tả về sự cuốn hút gần giống với tôn giáo:

“Đối với từng người trong chúng tôi, làm việc cho tờ Chronicle có nghĩa là cam kết trung thành với sự thật, nó có nghĩa phải gội sạch bản thân khỏi mọi dơ bẩn của việc ‘suy nghĩ nước đôi’ vốn đã tràn ngập mọi giai đoạn trong đời sống Liên Xô,” bà viết. “Tác động của Chronicle là không thể đảo ngược. Mỗi người trong chúng tôi đã trải qua điều này một mình, nhưng ai cũng biết những người khác cũng đã trải qua cuộc tái sinh đạo đức này.”

Với cam kết sẽ buộc Liên Xô phải chịu trách nhiệm giải trình trước luật pháp quốc gia và các hiệp ước quốc tế, A Chronicle of Current Events đã đại diện cho sự tái sinh của xã hội dân sự. Đó là một cộng đồng nhỏ, và là một cộng đồng chỉ tồn tại trên những trang giấy mỏng như vỏ hành tây của samizdat,[1] những ấn bản bất hợp pháp do các nhóm bất đồng chính kiến tự xuất bản, nhưng đây là nơi mọi người có thể hành động như một công dân, chứng kiến và tố cáo các hành vi vi phạm nhân quyền và dân quyền.

Tờ Chronicle đã làm việc một cách ngay thẳng. Các số báo được in tại Moskva và sau đó được truyền tay. Nếu ai đó có một số thông tin muốn truyền đi, họ có thể viết nó trên một tờ giấy và chuyển nó cho người mà trước đây cho họ bản sao của tạp chí, người này sau đó sẽ chuyển nó về lần lượt theo từng mắt xích trong chuỗi. Điểm đầu nguồn có các biên tập viên như Natalya Gorbanevskaya, “nhà biên soạn” đầu tiên của tạp chí, theo cách mà họ thích tự gọi mình. Sau này bị bắt giữ bởi cơ quan an ninh quốc gia, K.G.B., vào năm 1969, Gorbanevskaya đã bị nhốt trong một viện tâm thần cho đến năm 1972.

Trong khoảng 65 số báo, xuất bản từ năm 1968 đến năm 1983, Chronicle đã trở thành một danh mục ghi chép lại những vụ lạm dụng, trấn áp bất đồng chính kiến bằng một giọng văn trung lập nhất có thể. Đó là một nỗ lực hết sức cần mẫn để công bố những thông tin mà sẽ chẳng bao giờ xuất hiện trên các phương tiện truyền thông chính thức của Liên Xô. Trong tạp chí này, người ta có thể đọc được chi tiết các phiên tòa chính trị được xử kín và các câu chuyện về những gì mà Chronicle gọi là “cuộc bức hại không qua xét xử,” hiểu sâu hơn về quá trình bắt bớ của K.G.B., đọc những tài liệu mật vốn dĩ chỉ dành cho những người cầm quyền, tìm hiểu về các cuộc bức hại tôn giáo và văn hoá liên tục xảy ra, và cập nhật tin tức về các tù nhân chính trị ở phương Đông.

Đây là một nỗ lực tự tạo ra một nguồn tin tức có giá trị và có thể kiểm chứng được. Chronicleyêu cầu những người đóng góp tin tức phải “thật cẩn thận và chính xác” với bất kỳ thông tin nào họ đưa ra/truyền đi và thậm chí còn thường xuyên xuất bản thông tin đính chính những ấn phẩm trước (đây là việc làm tiên phong mà một số cơ quan truyền thông phương Tây phải nhiều năm sau mới áp dụng). Theo vị học giả chuyên nghiên cứu về tình trạng bất đồng chính kiến ở Liên Xô Peter Reddaway, viết vào năm 1972, “mục đích của Chronicle là sự cởi mở, không bí mật, tự do thông tin và biểu đạt. Tất cả những khái niệm này được gộp vào một từ tiếng Nga, glasnost.”

Hành động này trực tiếp chống lại mệnh lệnh mà nhà lãnh đạo Bolshevik, Vladimir Lenin, ban hành cho báo chí trong thời kỳ tiền Cách mạng Nga hồi năm 1901. Báo chí khi ấy “không chỉ là một nhà tuyên truyền và kích động tập thể, mà còn là một nhà tổ chức tập thể” – nói cách khác là một công cụ để củng cố sức mạnh của nhà nước. Đối với nhà biên soạn Alexeyeva, Chronicleđại diện cho một cái gì đó rất khác biệt và không có tiền lệ ở Liên Xô: “Một nguồn thông tin trung thực về các tầng nấc ẩn giấu trong xã hội chúng ta.”

K.G.B. đã không nương tay với hành động này, và Gorbanevskaya chỉ là người đầu tiên trong số rất nhiều biên tập viên bị bắt giữ và bỏ tù. Tuy nhiên, vào những năm 1970, việc thu thập bằng chứng thực tế này đã trở thành phương thức hành động chủ yếu của các nhà bất đồng chính kiến, đặc biệt là trong số những nhân vật nổi bật nhất của phong trào như Andrei Sakharov, nhà vật lý Liên Xô, người đã được trao giải Nobel Hòa bình năm 1975. Trong một số trường hợp, đó là những người mà công việc đòi hỏi họ nghiêng về sự thật – nhiều người trong số họ là các nhà khoa học, một nghề mà chính họ đã lựa chọn trước khi bắt đầu trở thành nhà bất đồng chính kiến nhằm thoát khỏi bất kỳ lĩnh vực nào có thể bị bóp méo bởi ý thức hệ cộng sản.

Năm 1975, Liên Xô, với suy nghĩ rằng mình đang thông minh hơn phương Tây, đã ký Định ước Helsinki. Bản hiệp ước mang lại sự công nhận quốc tế đối với những lãnh thổ mà nước này giành được sau Thế chiến II, nhưng cũng đòi hỏi họ phải tuân thủ các quy chuẩn nhân quyền quốc tế. Các nhà bất đồng chính kiến ở Moskva coi đây là một cơ hội: Họ có thể sử dụng cam kết này để chống lại bộ máy cộng sản, bằng cách tuyên bố rằng họ có quyền được công bố mọi vi phạm.

Nhóm Theo dõi Moskva Helsinki (Moscow Helsinki Watch Group), theo tên gọi sau này, đã đi theo phong cách của Chronicle, tạo ra một loạt các báo cáo, tất cả đều được nghiên cứu kỹ lưỡng và đôi khi dài đến hàng trăm trang. Trong số những báo cáo đầu tiên là cuộc điều tra về việc bức hại người Tatar ở Crimea và tình trạng bữa ăn nghèo nàn của các tù nhân. Các báo cáo đã được gửi đến các đại sứ quán phương Tây, cũng như lưu hành dưới dạng samizdat. Ngay sau đó, các tổ chức giám sát tương tự cũng đã xuất hiện ở các quốc gia thuộc khối Đông Âu và thậm chí ở Mỹ. Nhóm Theo dõi Helsinki (Helsinki Watch), một tổ chức có trụ sở tại New York, đã trở thành tổ chức mà chúng ta biết tới ngày nay dưới tên gọi Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch).

Liệu hành trình “ngầm” nhằm tìm kiếm sự thật dựa trên các báo cáo khách quan, thận trọng này có góp phần thúc đẩy sự tan rã của Liên Xô?

Thật khó để xác định, vì còn có rất nhiều yếu tố khác, đặc biệt về kinh tế, cũng góp phần vào sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản Liên Xô vào cuối những năm 1980. Nhưng nó đã ảnh hưởng đến cách Liên Xô tan rã. Không giống như Trung Quốc, vốn cũng phải đối mặt với một thách thức lớn đối với quyền lực của đảng cộng sản vào năm 1989, Liên Xô không thể hy vọng tự cải cách chỉ bằng perestroika (về kinh tế). Việc Gorbachev thông qua khái niệm glasnost đã thừa nhận rằng cũng cần phải thay đổi xã hội dân sự nữa.

Các nhà bất đồng chính kiến đã tạo ra kỳ vọng rằng có thể sẽ có một loại ngôn ngữ khác, một ngôn ngữ thể hiện được thực tế mà không bị sàng lọc qua các mệnh lệnh của Liên Xô. Họ khao khát sự trung thực và minh bạch ở một quốc gia mà ngay cả tỷ lệ tự tử cũng được coi là bí mật nhà nước. Samizdat cung cấp một phương tiện để họ đạt được mục đích này.

Và những sự thật, không ngừng xếp chồng lên nhau, đã trở thành cách mà các nhà bất đồng chính kiến xây dựng một nước Nga khác, nơi mà họ hy vọng một ngày nào đó có thể đứng lên và vượt qua tất cả những điều dối trá.

Gal Beckerman là tác giả của cuốn “When They Come For Us, We’ll Be Gone” cuốn sách viết về lịch sử của phong trào Do Thái tại Liên Xô, đồng thời cũng sắp ra mắt một cuốn sách mới về truyền thông xã hội trước khi có internet.

———

[1] Đây là từ chỉ các ấn phẩm, báo chí bí mật, hoặc bị cấm, ngoài luồng, do các (nhóm) cá nhân tự xuất bản mà không được chính quyền cho phép lưu hành chính thức. Được mượn từ tiếng Nga, từ này gồm hai phần: sam (nghĩa là tự) và izdat (viết tắt của từ izdatel’stvo, nghĩa là nhà xuất bản) (NBT).

Hình ảnh ‘vua hổ’ và ‘hầu vương’ trong Mao Trạch Đông






Nguồn: Roderick MacFarquhar, “How Mao Molded Communism to Create a New China“, The New York Times, 23/10/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong thời khắc cuối đời, khi đang hấp hối vì căn bệnh xơ cứng teo cơ (bệnh Lou Gehrig), Mao Trạch Đông tuyên bố hai thành tựu của mình là gồm đưa cách mạng cộng sản đi đến chiến thắng và phát động Cách mạng Văn hoá. Bằng cách nhấn mạnh những giai đoạn này, ông cũng nhấn mạnh mâu thuẫn suốt đời trong thái độ của ông đối với cách mạng và quyền lực nhà nước.

Mao định hình chủ nghĩa cộng sản cho phù hợp với hai khía cạnh tính cách của mình. Nói như người Trung Quốc, ông vừa là một vị vua hổ, vừa là một hầu vương.



Đối với người Trung Quốc, hổ là vua của rừng rậm. Còn trong thế giới loài người, “hổ” là cách gọi một quan chức cao cấp. Cơ quan chủ trì cuộc chiến chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình ngày nay vẫn thích thông báo mỗi khi họ đả được một con hổ. Bằng cách lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đi đến chiến thắng vào năm 1949, Mao đã trở thành con hổ mạnh nhất.

Trong khi đó, hầu vương là hình ảnh tưởng tượng về một siêu nhân, một con vật biết đi mây về gió và ưa dùng chiếc gậy thần của mình vào những mục đích mang tính hủy diệt. Nó rất khôn ngoan. Người thường và thậm chí là thần thánh cũng chẳng thể đánh bại nó.

Trong những bài viết đầu tiên của mình, Mao dường như đã miêu tả bản thân như siêu nhân kiểu Nietzsche, hay một con hổ:


Hành động vĩ đại của người anh hùng là của chính anh ta, là biểu hiện cho sức mạnh ý chí của anh, cao cả và thanh sạch, không hề dựa trên bất cứ tiền lệ nào. Sức mạnh của anh ta giống như cơn cuồng phong phát xuất từ hẻm núi sâu, giống như khao khát không thể cưỡng lại dành cho tình nhân, một sức mạnh sẽ không dừng lại, không thể bị dừng lại. Tất cả mọi trở ngại sẽ biến mất trước anh ta.

Vào đầu thập niên 1920, trong lúc lang thang ở vùng nông thôn của tỉnh Hồ Nam, Mao đã nói với người bạn đồng hành rằng ông thấy mình là hiện thân cho truyền thống của những nông dân đã sáng lập nên các triều đại Trung Hoa, đặc biệt là Lưu Bang, người sáng lập nên nhà Hán. Nhưng đến năm 42 tuổi, ngay sau khi những người sống sót trong cuộc Vạn lý Trường chinh cuối cùng đã đến đích an toàn ở tây bắc Trung Quốc, Mao lại thể hiện sự khinh thường đối với tất cả các hoàng đế vĩ đại của quá khứ. Trong một bài thơ nổi tiếng, Tuyết, Mao viết:



Giang sơn đẹp đẽ biết bao

Làm ngất ngây

Vô số bậc anh hào

Tiếc Tần Hoàng Hán Vũ

Kém phần văn nhã

Đường Tông Tống Tổ

Thiếu vẻ thanh tao

Một thuở kiêu hùng

Thành Cát Tư Hãn

Chỉ giỏi cung loan bắn đại điêu

Còn đâu nữa?

Điểm mặt phong lưu thử.

Dù ước mơ vinh quang thuở đầu của Mao có tự phụ đến mấy, thì vai trò lãnh đạo tối cao của ông cũng hoàn toàn không được định trước. Trước khi công khai theo chủ nghĩa Marx ở tuổi 27, Mao là một người theo chủ nghĩa dân tộc mộc mạc ở vùng tỉnh lẻ. Ông đã từ chối tin rằng nước Trung Hoa Dân quốc mới sẽ sống sót, tự hỏi liệu Hồ Nam có bao giờ trở thành một tiểu bang của Mỹ hay không, và ủng hộ việc tất cả các tỉnh của Trung Quốc trở thành các quốc gia riêng biệt.

Phải đến tháng 11/1920, ông mới thừa nhận thất bại: Dân Hồ Nam không đủ tầm để hiểu hết được ý tưởng của Mao. Ông đã viết cho những người bạn là nhà hoạt động ở thủ phủ của tỉnh để nói rằng mình giờ đây sẽ trở thành một nhà xã hội chủ nghĩa. Ông đã quyết định đúng lúc.


Các nhóm cộng sản đã được lập ra ở Thượng Hải, Bắc Kinh và các thành phố khác, và giữa năm 1921, Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ nhất được tổ chức. Mao, người nhanh chóng tổ chức một nhóm cộng sản ở Hồ Nam, đã giành được một trong 12 suất đại biểu tham dự. Ông đã sớm là một con hổ.

Các đặc vụ Liên Xô tài trợ và chỉ đạo cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong thời kỳ mới thành lập đã báo cáo về Comintern, cơ quan truyền bá ý tưởng và tầm ảnh hưởng của Liên Xô ở nước ngoài. Với ký ức về thất bại trong chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905) và trong việc cạnh tranh với Nhật Bản để giành ảnh hưởng tại Mãn Châu, Liên Xô cần một Trung Quốc mạnh mẽ để làm đồng minh chống lại chủ nghĩa bành trướng của Nhật.

Nhưng ĐCSTQ non trẻ vẫn còn quá yếu. Liên Xô đã quyết định ủng hộ nhà cách mạng nổi tiếng, người đã giúp hạ bệ triều đại Mãn Châu nhưng sau đó lại bị các lãnh chúa gạt sang bên lề: Tôn Trung Sơn.

Họ cung cấp kinh phí, giúp Tôn tổ chức lại Quốc Dân Đảng (QDĐ) và giúp ông đào tạo một đội quân. Các thành viên ĐCSTQ được các đặc vụ của Comintern chỉ thị hỗ trợ QDĐ, và thậm chí trở thành thành viên của đảng này, nhưng vẫn giữ lòng trung thành của họ đối với cộng sản. Kế hoạch là nhằm giúp ĐCSTQ tiếp quản QDĐ từ bên trong, sau khi mặt trận liên hiệp này đánh bại các lãnh chúa Trung Quốc.

Hầu hết các lãnh đạo ĐCSTQ đã phản đối chính sách của Comintern; họ nghĩ hợp tác với QDĐ “tư sản” sẽ làm suy đồi các thành viên của họ. Nhưng ai trả tiền thì kẻ ấy có quyền quyết định, và thành viên ĐCSTQ bắt đầu gia nhập QDĐ, trong số đó hiếm ai hăng hái hơn Mao.

Có hai sự kiện đã đưa Mao vào một con đường mới, định hình cho sự nghiệp của ông. Đầu tiên là cuộc tấn công của Tưởng Giới Thạch vào Đảng Cộng sản. Đến năm 1927, sau cái chết của Tôn Trung Sơn, Tưởng Giới Thạch đã lên đảm nhận vai trò lãnh đạo QDĐ, và ông đã chinh phục được phần lớn miền nam đất nước. Hiểu được mục tiêu dài hạn của Liên Xô là để ĐCSQT lật đổ QDĐ, Tưởng đã phá vỡ kế hoạch này vào tháng 05/1927 bằng cách ra lệnh thanh trừng phe Cộng sản, chủ yếu ở Thượng Hải. Các nhà lãnh đạo cộng sản đã tan tác khắp nơi.

Sự kiện khác là trải nghiệm của Mao về quyền lực của người nông dân. Sau cái chết của cha mẹ, Mao và hai người anh em của ông được sở hữu một cơ ngơi tài sản đáng giá mà cha ông gầy dựng tại quê nhà. Gia đình họ đã đi từ nông dân nghèo khó trở nên giàu có. Và mặc dù đã lớn lên giữa những đau khổ của đời sống nông thôn, khi là một người cộng sản non trẻ, Mao đã tập trung vào giai cấp vô sản thành thị cho đến khi Moskva, nhận ra rằng Trung Quốc rất khác biệt, đã ra lệnh nên chú ý hơn đến nông dân.


Mao trở nên tích cực trong các vấn đề nông dân, và trải nghiệm mang tính cách mạng của ông là việc chứng kiến và ghi chép lại cuộc nổi dậy ở tỉnh Hồ Nam quê nhà. Trong một đoạn văn nổi tiếng, ông bác bỏ cáo buộc rằng những người nông dân “đã đi quá xa”:


Một cuộc cách mạng không giống như mời mọi người đến ăn tối, hoặc viết một bài luận, hoặc vẽ tranh, hoặc thêu hoa; nó không thể là bất cứ điều gì tinh tế, bình tĩnh và nhẹ nhàng.

Chứng kiến cảnh đổ máu ở vùng nông thôn Hồ Nam, Mao đã khám phá một khía cạnh khác của mình. Như học giả kiêm nhà ngoại giao Richard Solomon đã chỉ ra, Mao tìm thấy niềm vui trong sự “loạn”. Khi còn trẻ, Mao đã viết rằng để thay đổi, Trung Quốc phải “bị phá hủy và cải cách.” Giờ đây, ông nhận ra rằng chỉ có nông dân mới có thể làm được điều đó. Và Mao sẽ là vị hầu vương dẫn dắt sự tàn phá đó.

Nguyên bản của vị vua khỉ là cuốn tiểu thuyết Trung Hoa kinh điển “Tây Du ký.” Được cho là viết về nhà sư người Trung Quốc nổi tiếng, Huyền Trang, người đã thực hiện chuyến đi đầy khó khăn vượt dãy Himalaya để tìm kiếm chân kinh của Phật giáo ở Ấn Độ, “Tây Du ký” một câu chuyện huyền ảo trong đó Tôn Ngộ Không, vua khỉ, đã đóng vai trò quan trọng khi là người hộ tống nhà sư Huyền Trang. Vào đầu những năm 1960, giữa lúc ĐCSQT đang có tranh cãi với Đảng Cộng sản Liên Xô, Mao đã lên tiếng khen ngợi Tôn Ngộ Không:


Đất bằng khi nổi trận lôi đình

Thì thấy tòi ra Bạch Cốt Tinh

Lão sãi ngây ngô còn dễ dạy

Con yêu nham hiểm chuyện không lành

Khỉ vàng, thiết bổng vung tin tít

Lầu ngọc, trần ai quét sạch sanh

Nay lại hoan hô Tôn đại thánh

Chỉ vì yêu khí mới hồi sinh.

Sau đó, Mao đã nhanh chóng thăng tiến, từ chỉ huy đội quân du kích cuối thập niên 1920 trở thành một nhà lãnh đạo đảng vào giữa thập niên 1930 trong cuộc Vạn lý Trường chinh, hành trình của các thành viên ĐCSTQ từ đông nam đi về tây bắc để tránh các cuộc tấn công của Tưởng Giới Thạch. Đây là một sự kiện rất lớn trong biên niên sử của ĐCSTQ vì nó kéo dài đến một năm, vượt qua khoảng 6.000 dặm, và với 85.000 người ra đi thì chỉ có gần 8.000 người còn sống sót về đến tây bắc. Mao khi ấy đã rút ra hai bài học: “Quyền lực đẻ ra từ nòng súng”; và trong phần lớn thời gian, rất khó để tập hợp nông dân bởi vì họ phải chăm lo đồng ruộng và gia đình.


Từ giữa những năm 1930 đến giữa những năm 1950, Mao đã đóng vai hổ. Ông là người lãnh đạo một đảng và một đội quân ngày càng mạnh mẽ và hiệu quả, sống sót qua cuộc chiến chống lại người Nhật và sau đó đánh bại cả Tưởng Giới Thạch và QDĐ trong nội chiến cuối những năm 1940. Trong giai đoạn 1949 – 1956, Mao dẫn dắt việc thiết lập chế độ độc tài cộng sản tại Trung Quốc, loại bỏ mọi chống đối, dù có thực hay chỉ là tưởng tượng, và chuyển đổi quyền sở hữu phương tiện sản xuất từ tay tư nhân sang cho nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Sau đó, ông lần đầu tiên áp dụng vai trò vua khỉ. Theo quan điểm của một cán bộ ĐCSTQ, “vua khỉ” ở đây có thể được định nghĩa là bất kỳ biện pháp nào có thể làm gián đoạn các quy trình vận hành tiêu chuẩn của đảng. Các cán bộ đảng đã không đánh giá cao khi Mao, vào năm 1956, khuyên các trí thức “Hãy để Trăm hoa đua nở,” và một năm sau đó lại một lần nữa khuyến khích trí thức phê bình đảng. Là thành phần tinh hoa cầm quyền, các cán bộ không thích bị chỉ trích, và dù Mao đã hứa rằng những lời chỉ trích này sẽ chỉ giống như một cơn mưa rào, nhưng khi nó biến thành một cơn bão, ông đã nhanh chóng kết thúc chiến dịch và thanh trừng những người phê bình.

Mao thật sự đã trở thành vua khỉ khi bắt đầu Cách mạng Văn hoá vào năm 1966 để xua tan “sương mù” của “chủ nghĩa xét lại” kiểu Liên Xô trong ĐCSTQ. Giờ đây, chính giới trẻ Trung Quốc, chứ không phải những người nông dân, đã trở thành những kẻ phá hoại của Mao, khi các cơ quan đảng và chính phủ lớn bị phá hủy và các quan chức bị làm nhục và thanh trừng.

Đối với Mao, Cách mạng Văn hoá đã kết thúc vào năm 1969 với việc bổ nhiệm một ban lãnh đạo mới, và hy vọng có tính cách mạng hơn. Nhưng mặc dù ông đã đánh sập hệ thống quan liêu lâu đời của Trung Quốc bằng một đòn chí mạng, ông biết rằng nó vẫn có thể trỗi dậy từ tro tàn. Ông luôn nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ thường xuyên phải trải qua những cuộc Cách mạng Văn hoá như vậy.

Nhưng khi người kế nhiệm mà Mao lựa chọn, Hoa Quốc Phong, lặp lại khẩu hiệu đó, ông đã bị lật đổ. Đặng Tiểu Bình và những đồng chí sống sót của ông không muốn có thêm bất kỳ một vua khỉ nào khác đưa đảng cộng sản và đất nước rơi vào cảnh hỗn loạn một lần nữa.


Thế nhưng ngày nay, lãnh đạo đương nhiệm của Trung Quốc, Tập Cận Bình, với chiến dịch chống tham nhũng không ngừng nhằm làm cho các quan chức trung thành hơn, lại đang phát động một cuộc Cách mạng Văn hoá khác chống lại bộ máy quan liêu, dù lần này do trung ương kiểm soát chứ không phải xuất phát từ đường phố.

Đây là hành động của một vị vua khỉ. Dù ngày nay không có hỗn loạn, nhưng chắc chắn là nỗi sợ hãi và oán hận vẫn lan rộng khi cây thiết bảng của ông đang mang lại nhiều nạn nhân hơn.

Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 19 đã xác nhận Tập là con hổ đầu đàn, là nhà cai trị quyền lực nhất kể từ thời Mao. Nhưng Tập sẽ phải đảm bảo khía cạnh “vua khỉ” của ông không được quá lớn. Là nhà sáng lập cách mạng, Mao không bao giờ có thể bị lật đổ. Nhưng là một người kế nhiệm cách mạng, Tập có thể.

Roderick MacFarquhar là giáo sư tại Đại học Harvard và là tác giả của nhiều cuốn sách về lịch sử Trung Quốc dưới thời Mao.

Bản dịch các bài thơ trong bài được tham khảo từ các nguồn trên internet.