Thứ Tư, 25 tháng 10, 2017

AI BUÔNG TIẾNG GỌI GIỮA ĐỜI THIẾT THA?




Nguyễn Xuân Chiến



I.- TIẾNG GỌI LÀ GÌ?



a).- Năm 1913, lúc đó Mohandas Gandhi, vừa mới 44 tuổi, từng bị bắt, bị đánhđập đến đổ máu và bị bỏ tù nhưng vẫn nhất định tranh đấu đến cùng. Trong hơn 7 năm gian khổ, Gandhi đã vào tù ra khám nhiều lần. Lần này, người vợ Gandhi là bà Kasturbai được phép vào ngục thăm viếng. Trông bà có vẻ già hơn ông nhiều đến nỗi những người mới gặp lần đầu cứ ngỡ đây là người mẹ của Gandhi!

Thấy ông Gandhi gầy còm, trơ xương với da, bà xúc động quá, nói:

- Anh ơi, nhìn anh, em chịu không nổi. Sao thế anh? Họ còn tiếp tục hay chăng và anh còn đeo đuổi con đường này hay chăng?

Mặc dù cơ thể chưa hồi phục, Gandhi ung dung trả lời:

- Chính quyền Anh Quốc đại diện cho quyền lực của vô minh, dĩ nhiên họ còn tiếp tục mãi mãi. Bàn tay sắt máu của bạo lực, ngu dốt sẽ tồn tại trường kỳ. Họ không thể dừng lại!

Bà Kasturbai hỏi:

- Còn anh, anh có thể dừng lại không?

Gandhi rất yếu, nhưng vẫn ráng cười với vợ:

- Anh ư? Anh cũng không thể dừng lại, dù sẽ chết bởi đánh đập và bỏ đói. Vì sao ư? Em à, hãy nghe đây, Anh là đại diện cho tiếng gọi của Chân lý và Con người. Không bao giờ dừng bước, đầu hàng, bởi vì Chân lý và Con người luôn luôn có sức mạnh bất biến.

Và Gandhi đã hành động theo tiếng gọi của Chân lý và Con người. Hay nói đúng hơn, tiếng gọi Chân lývà Con người đã cất lên trong lòng Gandhi, đồng nghĩa với “Sau rốt, Chân lý và Con người sẽ phải thắng”.

Nhờ vậy, người ta thường trân trọng gọi ông là Mahatma Gandhi. “Gandhi, bậc đại nhân”. Một người đã chấp nhận sống chết trọn vẹn, trong Tiếng gọi của Chân lý và Con người.



b).- George Washington (1732 - 1799) là nhà lãnh đạo chính trị và quân sự có ảnh hưởng lớn đối với quốc gia non trẻ Hoa Kỳ từ năm 1775 đến năm 1799. Ông đã lãnh đạo người Mỹ chiến thắng Vương quốc Anh trong cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ với tư cách là tổng tư lệnh Lục quân Lục địa năm 1775–1783, và ông cũng đã trông coi việc viết ra HIẾN PHÁP HOA KỲ năm 1787. Ông hiện nay được biết như vị cha già của nước Mỹ.

Có lần cuộc chiến đấu với quân đội Hoàng gia Anh chưa ngã ngũ, phe của quốc gia non trẻ Hoa Kỳ có vài người nẩy ý định buông súng, nhưng George Washington nói với các tướng lãnh:

“Nếu đầu hàng phen này thì vĩnh viễn chúng ta không cất đầu lên được. Không! Phải tiếp tục chiến đấu. Tiếng gọi của đất nước Hoa Kỳ đang vang vọng ở trong tôi!”

Và George Washington đã sống theo Tiếng gọi của đất nước Hoa Kỳ, và cùng mọi người hình thành nên một quốc gia thịnh vượng, tự do, dân chủ.






* * *

“Tiếng gọi”, ngươi là ai? ngươi là cái chi? Mà ngươi có sức mạnh và ảnh hưởng ghê gớm đến thế?

“Tiếng gọi” đã vạch lối chỉ đường cho biết bao anh hùng, hào kiệt, đã định hình một phong cách sốngdũng cảm kiên cường, và làm trưởng thành biết bao số phận. Có thể tiếng gọi giúp chúng ta hoài bão đại chí và giúp chúng ta vượt qua bao thử thách để rồi ngẩng cao đầu trở nên bất khuất. “Tiếng gọi” đã làm cho Chân lý và Con người trở nên sắt son, tươi xanh như vĩnh cửu, hòa điệu cùng vũ trụ không lời.

Tiếng gọi?



II.- NHữNG TIẾNG GỌI Ở TRONG TA

Chúng ta thực sự chỉ sống theo những tiếng gọi trong ta. Chấm hết.

Thuở thanh niên, các bạn đang ở trong giai đoạn khí huyết phương cương, tâm hồn rất mãnh liệt, chỉ nghe theo tiếng gọi tình yêu mà thôi, và bạn đang yêu. Yêu chết bỏ. Yêu cuồng si, và không có sức mạnh nào có thể ngăn trở.

Nhưng mười năm kế tiếp, bạn lập gia đình và chuyên chú kinh doanh lớn nhỏ. Lúc này, bạn chỉ biết nghe theo tiếng gọi của sự nghiệp, công danh, tiền bạc, vân vân.

Lúc trung niên, bạn bắt đầu mỏi mệt, hơi chán chường thế sự, bây giờ lại trổi lên tiếng gọi của bạn bè, rượu chè, ăn chơi… không màng tới những tiếng gọi khác! Nhưng cũng có những người thao thức tâm linh thì lắng nghe tiếng gọi giải thoát, của thức tỉnh, của tình thương xả kỷ, và bắt đầu tìm cầu thiện tri thức để học hỏi và hành trì. Lúc này đây, các tiếng gọi khác vẫn còn hiện hữu nhưng hiện hữucho những người khác, chứ không phải cho bản thân mình.

Thật vậy, giữa cuộc sống bình thường chúng ta luôn luôn bị chi phối bởi vô số tiếng gọi, vô số âm thanhđang bàng bạc khắp mọi nơi trong vũ trụ. Tại lòng ta, tâm ta luôn dày đặc, lổn chổn những tiếng gọi – đương nhiên tiếng gọi nào cường liệt nhất sẽ hướng dẫn và điều động cuộc đời ta. Thế thôi!

Giáo lý nhà Phật tạm chia ra mười thứ tiếng gọi (ở ngay trong tâm chúng ta) như sau:

1.- Tiếng gọi của Phật: còn gọi là Phật Âm, Sư tử Hống Âm, Đại Vân Lôi Âm, Vô Lậu Âm, Pháp ThânViên Mãn Âm... gồm đủ tám đặc tánh:

a. Cực hảo âm: tức là tiếng tối thắng bậc nhất trên đời.

b. Nhu nhuyến âm: tiếng dịu dàng, êm đềm, tha thiết.

c. Hòa thích âm: tiếng gọi hòa thuận, dễ nghe, dễ rung cảm.

d. Tôn huệ âm: tiếng gọi khiến chúng sanh phát khởi lòng tự tín và mở bày trí tuệ

e. Bất nữ âm: tiếng gọi dũng mãnh, hùng hồn của đấng trượng phu.

f. Bất ngộ âm: tiếng gọi chắc thật, dứt khoát, rõ nét, nghe chẳng lẫm lẫn, lộn xộn.

g. Thâm viễn âm: tiếng gọi sâu thẳm, vang vọng, gần hay xa đều nghe rõ.

h. Bất kiệt âm: tiếng gọi bền bỉ, vĩnh cửu, không dứt bặt. Mãi mãi ở trong ta, không bao giờ bị thời gian và không gian làm cho hư hoại.

Tiếng gọi của Phật, bậc giác ngộ, lúc nào cũng tương ứng với tâm toàn giác, chánh biến tri, đại biđại trí tuệ, vô lượng vô biên công đức của tam thân, tứ trí, ngũ nhãn, lục thông, tứ vô úy, thập lực, thập bát bất cọng...

2.- Tiếng gọi của Bồ-tát: còn gọi là Diệu Âm, Quán Thế Âm, Phạm Âm, Hải Triều Âm, tiếng gọi bố thí ba la mật, tiếng gọi trí tuệ vượt bờ, tiếng gọi thiền định đưa ta sang tận mé bờ kia, tiếng gọi trì giới qua khỏi bờ mê… v.v...

Tiếng gọi của Bồ-tát lúc nào cũng tương ứng với mười hạnh nguyện vĩ đại của Phổ Hiền, mười hai hoằng thệ nguyện của Quán Thế Âm. Tiếng gọi của Bồ-tát chính là tiếng gọi thoát khổ, cứu khổ cứu nạn. Tiếng gọi của Bồ-tát luôn luôn ban phát sự vô úy cho chúng sanh, khiến chúng sanh cắt lìa cái Tưởng của Sợ Hãi, Dày Vò, Bức Xúc... Vì thế, kinh Pháp Hoa nói:

Diệu Âm, Quán Thế Âm

Phạm Âm, Hải Triều Âm

thắng bỉ thế gian âm

thị cố tu thường niệm ...

3.- Tiếng gọi của Thanh Văn: là tiếng gọi giải thoát của những bậc Thánh, lấy tâm vô ngã quán sát tứ diệu đế, đắc A La Hán. Đây là tiếng gọi của sự ly dục, sự từ bỏ, sự cắt lìa tham ái, tiếng gọi của Niết bàn vắng lặng.

4.- Tiếng gọi của Duyên Giác

Là tiếng gọi thanh tịnh vô vi của những bậc Thánh dùng tâm Vô Ngã quán sát thập nhị nhân duyên. Là tiếng gọi giải thoát, của những bậc thánh đã dứt trừ phiền não, đoạn tận tham sân si, xóa sạch ngã chấp, không còn lưu luyến sinh tử.

5.- Tiếng gọi của Cõi Trời

Là tiếng gọi của sự ham thích khoái lạc, dù là khoái lạc của tứ thiền, bát định cho đến khoái lạc của thiên đường cõi Dục, đều là những thứ an ổn giả tạo, hạnh phúc có điều kiện của chư thiên, chư tiên, nghĩa là những kẻ được triển hạn trầm luân. Mà lao ngục của họ dẫu được kiến tạo bằng thứ nguyên liệu vật chất có vẻ vi tế hơn, lộng lẫy hơn, nhưng cũng vẫn là kiếp sống đọa đày trong chiếc lồng son. Chúng sanh thường bị dày xéo bởi tám khổ, nên khao khát khoái lạc này rồi mê say lắng nghe, khiến trôi chìm sanh tử mãi.

6.- Tiếng gọi của Loài Người

Trong pháp giới, chỉ có Cõi Người là được chư Phật chư Bồ-tát thường xuyên vào ra thị hiện để thuyết pháp giáo hoá. Bởi lẽ loài người có đủ trí tuệ và tỉnh thức để thực hiện sự nghiệp tâm linh, có thể tiến bộ trên con đường giải thoát.

Nhưng loài người vốn bị quấy rầy bởi tình yêu (ái), của khát vọng (dục), và cho nên tiếng gọi của loài người cũng là tiếng gọi của thị phi, nhân ngã, bỉ thử (phân biệt trí). Đôi khi còn là tiếng gọi của tám khổ. Nhưng, trong phiền não khốn khổ ấy không loại trừ Nhân Tính, và Phật Tánh, khuynh hướng làm cho con người giải thoát, hoặc đạt đến niết-bàn và cứu độ chúng sanh.

7.- Tiếng gọi của A tu la

Là tiếng gọi của sự tranh đấu, hơn thua, của lòng kiêu mạn, sân hận. Nghĩa là tiếng gọi của những kẻ làm việc thiện với ngã chấp kiên cố sâu dày. Đó là tiếng gọi của siêu nhân, anh hùng hào kiệt, tiếng gọi chọc trời khuấy nước vì tràn đầy những âm thanh gậy gộc giáo mác. Tiếng gọi khiến kẻ khác nuốt lệ căm hờn, vì chứa đựng âm thanh giết chóc, náo loạn, ghê gớm của bom hạch tâm, của quyền lực thống trị.

8.- Tiếng gọi của Quỷ Đói

Là tiếng gọi của sự thèm khát mà không được thỏa mãn, của sự thiếu thốn mà không được đáp ứng. Hừng hực. Bực bội. Ấm ức. Tiếng gọi của lòng tham được phát triển quá độ hóa thành sư bỏn sẻn, ích kỷ. Tiếng gọi của những linh hồn co ro cô độc, không ai quan tâm, chẳng ai cúng kiến, hoặc của loài dã quỷ lẩn thẩn nơi chốn hoang dã mịt mù.

9.-Tiếng gọi của súc vật, thú vật

Là tiếng gọi của sự sướng khổ vì cảm giác nhục dục, của "con lợn lòng", của những khoái lạc nhầy nhụa, trâng tráo, dơ bẩn, u mê. Đây là tiếng gọi của loài bốn chân, hai cánh, bẩm tánh ngu si, nếp sống tồi tàn, hôi hám, trần truồng ... như tiếng khọt khẹt của khỉ, be be của dê, à uôm của hổ báo, gâu gâu của chó, meo meo của mèo. Trong tiếng gọi của súc vật, ta thường cảm nhận chúng nó luôn luôn rên rỉ, ngậm hờn, u uất, sợ hãi, đó là những âm thanh bế tắc, tuyệt vọng, nghẹn tức trong yết hầu mà nói không ra được.

10.- Tiếng gọi của Địa Ngục

Là tiếng gọi của sự tối tăm, mù lòa, của vô minh hoàn toàn. Đây là tiếng gọi thảm thiết, khốc liệt nhất của thế gian, là thứ âm thanh phát xuất từ lao tù, hình phạt, dụng cụ hành quyết, tra tấn.

Tiếng gọi của địa ngục còn là Tiếng gọi của tàn nhẫn, dửng dưng, lạnh nhạt. Tiếng gọi của lòng vô cảm, của máy móc, của chiến tranh bấm nút, của sản xuất dây chuyền, của sức mạnh tập thể.

Tóm lại, tiếng gọi của địa ngục là những âm thanh thuần khổ, âm thanh cảm ứng với mười điều cực ác, những tư tưởng ngăn che sự sáng, những ý niệm chống báng đạo lý như thực, rời xa chánh pháp.



III.- TIẾNG GỌI NÀO THIẾT THA?



Năng lực của Tâm thì thường có tác dụng như một Tiếng Gọi. Tiếng Gọi là tên khác năng lực tâm. Nói nôm na vắn tắt, Tiếng gọi là sức mạnh của Tâm. Nó thôi thúc, giục giã chúng ta phải làm một cái gì. Nó hướng dẫn chúng ta nên đi về đâu, quay theo đường hướng nào. Nếu chúng ta bị vấp váp, té xiêu lật ngửa thì tiếng gọi sẵn sàng nâng đỡ ta dậy. Chúng ta có khi sợ hãi tính đường thối lui thì tiếng gọitrong ta sẽ vỗ về, an ủi, khiến chúng ta yên lòng vững chân tiến tới.




Có khi nào Tiếng gọi tỏ ra bế tắc, chùn bước không?

Khi con người trở nên lững thững, sống nhạt thếch, sống chẳng ra hồn – thì khi ấy tiếng gọi trở nên “câm nín”, “dứt bặt”.

* * *

Kể chuyện thực để nghe chơi:

Tôi biết một cô gái Hà Nội tuổi mới hai mươi ba. Sinh trưởng trong gia đình khá giả, quyền thế. Cha mẹ chỉ có hai gái. Người chị là bác sĩ nội trú, cô ta là em út, cũng vừa tốt nghiệp ngoại thương, nên được chiều chuộng rất mực. Cha mẹ dùng quyền và cả tiền bạc để kiếm cho một chỗ làm tốt, lương cao. Nhưng, cô ta có vẻ không màng đến, đi làm mấy hôm bèn xin nghỉ việc ngang xương. Gia đình lại chạy vạy một chỗ làm khác ngon lành hơn, nhưng cô vẫn không chịu vâng theo. Rồi không biết bao nhiêu lá áp lực, dọa nạt, khuyên nhủ, vỗ về… cô ta chịu miến cưỡng đi làm, nhưng chỉ nửa tháng lại bỏ việc. Chỉ nói: Chán lắm! Vớ vẩn!

Cả gia đình đều cực kỳ lo lắng, ngại cô ta bị bệnh thần kinh. Đưa đến bệnh viện tâm thần và khám kỹ lưỡng. Một vị bác sĩ lớn tuổi khám xong, nói với hai bậc sinh thành rằng: “Bình thường. Có thể chưa có người yêu nên cô bức xúc mà không biết giãi bày với ai. Có thể, nỗi cô đơn vì thiếu bạn hoặc người tình làm cô ta trở nên “lờ khờ, dở hơi” như vậy!”. Thói đời, cha mẹ nào mà không cưng chiều con cái hết mức, hỏi:

- Hay là… bố mẹ kiếm cho con một người yêu?

- Vớ vẩn!

Rồi bố mẹ đem cô ta đến bệnh viện Đông Y. Sau khi vọng, văn, vấn, thiết và chẩn trị bằng máy móc tối tân của Trung Y, các thầy thuốc Tàu đành thúc thủ, tìm không ra bệnh trạng.

- Cứ cho cô ta đi du lịch một thời gian để giải tỏa ức chế, may chăng?

Gia đình bèn mua vé máy bay cho cô ta vào Saigon, vui chơi thoải mái - tiếp theo là đi Huế, Đà Nẵng, dự tính phải một tháng. Té ra, chưa đầy tuần lẽ sau cô ta đã mò về nhà. Cô ta nhếch môi: “Saigon thì ô nhiễm, bụi bặm đầy. Đà Nẵng thì cũng không khác gì. Huế loanh quanh lẩn quẩn mấy cái mồ mã các ông vua đã chết lâu đời, và thành quách, cung điện bé tí như đồ chơi bọn trẻ. Sông Hương thì như cái ao làng. Không cần đi đâu cả! Vớ vẩn!”

Hoàn toàn tuyệt vọng. Một giải pháp đều “Vớ vẩn”!

Gia đình không biết làm gì hơn là để mặc cô ta, phó thác cho trời đất. Làm chi bây giờ?

Bế tắc.

Từ đó đến nay, cô ta buổi sáng điểm tâm xong, cô ta chưng diện đàng hoàng, rồi tha thẩn đi loanh quanh các công viên, các khu giải trí công cọng như Hồ Gươm, hồ Bảy mẫu, hồ Thiền Quang, hồ Ba mẫu… rồi lững thững về nhà. Đọc sách qua loa. Chiều lại tiếp tục như thế. Bố mẹ mướn người theo dõixem cô ta có hẹn hò bí mật với ai không? Kết quả: Không có ai cả. Cô ta luôn luôn lững thững đi một mình và cũng lững thững về một mình. Công cốc!

* * *

Có thể xem như “tiếng gọi ở trong cô ta chưa định hình”, nghĩa là cô ta chưa tha thiết một tiếng gọi nào - dĩ nhiên là còn mờ nhạt nên cô ta không dám sống theo một tiếng gọi duy nhất. Một khi tiếng gọi nào đó đủ mạnh thì cô ta đã dũng cảm sống theo nó. Chỉ dám đi tửng tửng cả ngày như vậy mặc dù không hề biết để làm chi?

Phải chăng, trong vài kiếp sống vừa qua, cô ta tuy có thao thức ít nhiều, nhưng hời hợt và không dám sống thật với cái bên trong của mình. Lười biếng phản kháng, vẫn còn ưa tuân phục những sức mạnh bên ngoài. Thiếu dứt khoát, kém nồng nhiệt, có cơ hội không dám nắm bắt, chông chênh giữa hai cực đoan. Chính vì vậy, cô ta ru mình trong một “Trạng thái lừng khừng” dĩ nhiên là không rõ nét, làm việc chi cũng lở dở lương ương.

Rồi đời sống qua mau, đến khi chuyển kiếp cô ta phải mang hành trang “lừng khừng” tới kiếp sống mới, nhưng lòng cô ta thì vẫn như xưa, vẫn lừng khừng như cũ. Và không một ai có thể thay đổi cái bản chất lừng khừng ấy cả. Trừ phi, cô ta phải chuyển hóa tư tưởng và cả đời sống bên trong.

Tiếng gọi, ngươi ở đâu? Gần hay xa?



* * *

Trước khi tiếng gọi thực sự cất lên cùng chúng ta, thì chúng ta vẫn sống bình thường, vì Tiếng gọi còn câm nín, chưa ra tay hành động, chưa buông những âm thanh tha thiết. Như Paul Gauguin chẳng hạn.

Từ cái thế giới chật chội của một nhân viên bưu điện, chàng Paul Gauguin đã ngoài bốn mươi tuổi, tầm thường, nhàn nhạt, thậm chí hơi…cù lần, lố bịch. Đột nhiên một ngày kia anh biến mất: anh cả gan bỏ nhà đi Paris. Và thiên hạ, dĩ nhiên, kháo nhau cho là anh bỏ vợ con đi theo một cô nàng nào đó. Người đại diện được gia đình nhờ tới Paris để tìm.

Khi người đại diện gia đình gặp Gauguin ở trong căn nhà trọ tồi tàn ở Paris thì, dĩ nhiên, trước hết ông phát hiện Paul Gauguin đang sống… một mình, chẳng có cô nàng nào cả.

Paul Gauguin thản nhiên từ chối trở lại gia đình: con ông cũng lớn, vợ ông đủ sức tự lập, Ông tin rằng không có ông thì vợ, con ông vẫn đủ sức bươn chải một mình… Và đây là lúc ông có thể và phải sống cuộc đời của riêng ông mà ông ấp ủ từ lâu.

Paul Gauguin tuyên bố ngắn gọn:

“Tôi vẽ”. “Tôi phải vẽ”.

Anh chỉ trả lời cụt ngủn như thế với người đại diện gia đình. Bởi vì anh không quen dài dòng vô ích. Giấc mộng rất lớn của Paul Gauguin, khát vọng của anh, hay nói cách khác: Tiếng gọi tha thiết trong anh chỉ được thốt ra bằng lời ngắn gọn thế thôi. Nhưng nó sẽ được bàn tay anh, khối óc anh “nói” lên bằng những kiệt tác hội họa sau này…

Tiếng gọi của nghệ thuật! Ai dám sống theo?



IV. - TIẾN TRÌNH NHÂN – DUYÊN – QUẢ

Các câu chuyện được trích dẫn trong bài viết này, đều nói lên Tiến trình Nhân Duyên Quả của Tiếng gọi.

Tất cả vũ trụ này đều là tiến trình nhân duyên quả, thông qua ba đời, Quá khứ, Hiện tại, Vị lai - thì tiếng gọi cũng như thế!

Như thái tử Tất đạt đa từng ngàn muôn ức kiếp gieo nhân duyên giải thoát và cứu độ chúng sanh, cho nên kiếp này dẫu vua Tịnh Phạn tìm mọi cách để níu kéo, ngăn trở, nhưng cái quả là Ngài phải ra đi.

Nếu Tâm ta khuynh hướng về Tự do, Công bằng, Dân chủ, Bác ái, và suốt đời hy sinh cho những cứu cánh ấy, như luôn luôn đòi hỏi nhân quyền, chuyên đi làm từ thiện, cứu trợ những người khốn khó, hoặc viết sách khuyến khích “học làm người”, dạy dỗ và thuyết giảng về các đề mục như Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín… thì ta đã phát ra tiếng gọi của con người – dĩ nhiên đã và đang sum vầy trong cảnh sống của con người. không thể khác được.

Nếu chúng ta ưa hơn thua, ưa tranh giành địa vị trong một tầng lớp nào đó, ưa bày mưu lập đảng để tranh đấu vì một điều không bao giờ hiện hữu trên trái đất mà dẫn dụ chúng sanh xem như là chân lý(giả tạo)… tức là chúng ta tạo nghiệp nhân của A tu la, đồng nghĩa cất lên tiếng gọi A tu la, chắc hẳn chúng ta sẽ gặt quả báo của loài A tu la, chuyên tranh chấp, giành giật để rồi sống trong cảnh giới hơn thua, đấu đá nhau mãi.

Nếu chúng ta ưa những trò chơi rẻ tiền và lén lút xem những phim Sex bậy bạ, mê đắm những trò “xuống xóm mua vui”… thì chúng ta tạo một trong những nhân tố để làm loài bàng sanh, loài súc vật. Còn gọi là Tiếng gọi của súc sanh, bàng sanh.

Nếu chúng ta sống với tình yêu thương vô phân biệt, sẵn sàng nghe ai khổ sở, bức bối, bị áp chế… liền đến ngay để giúp đỡ, chia xẻ, an ủi. thì tâm ta đang sống trong tiếng gọi của Bồ-tát Quán thế âm, “năng dữ chúng sanh chi lạc, năng bạt chúng sanh chi khổ”, chuyên giải trừ tất cả mọi khổ nạn, tai ách của chúng sanh.

Nếu nhân duyên là cuộc sống chúng ta, thì cái quả là Tiếng gọi. Nếu tiếng gọi là nhân duyên thì cuộc sống chúng ta sẽ là cái quả. Bây giờ muốn phát ra Tiếng gọi nào, thì chúng ta cứ nhìn vào cuộc sống của ai đó, xem y hành xử thế nào, chí hướng đi về đâu, và công phu tu tập ra sao?



V.- CHÚNG TA PHÁT RA TIẾNG GỌI NÀO?

Nếu Tâm lúc nào cũng rung cảm theo tiếng rống uy hùng của Sư Tử Chúa tràn trề Phật lực, mang tính chất đại bi đại trí, giải thoát viên mãn, vô lượng quang, vô lượng thọ, thì đương nhiên Tâm đang ở trong cảnh giới thù diệu trang nghiêm của chư Phật, bởi vì chúng ta đang dõi theo âm thanh của Đấng Giác ngộ.

Theo lời Phật dạy trong Kinh Hoa Nghiêm, âm thanh của đức Phật tức đấng giác ngộ, có mười thứ vô lượng.

1) Âm thanh Phật như Hư Không giới vô lượng vì âm thanh ấy trải khắp mọi nơi.

2) Âm thanh Phật như Pháp Giới vô lượng, vì không chỗ nào mà âm thanh ấy chẳng khắp.

3) Âm thanh Phật như chúng sanh giới vô lượng, vì âm thanh ấy khiến tất cả tâm hoan hỷ.

4) Âm thanh Phật như các nghiệp vô lượng, vì âm thanh ấy giải thích quả báo của nghiệp.

5) Âm thanh Phật như vô lượng phiền não vì âm thanh ấy có khả năng diệt trừ mọi phiền não.

6) Âm thanh Phật như ngôn âm của chúng sanh vô lượng, vì tùy theo sự hiểu biết của chúng sanh mà làm cho nghe được.

7) Âm thanh Phật như dục giải của vô lượng chúng sanh, vì âm thanh ấy quán sát cứu độ khắp chúng sanh.

8) Âm thanh Phật như tam thế vô lượng vì âm thanh ấy vô biên tế (không có giới hạn).

9) Âm thanh Phật như trí huệ vô lượng vì âm thanh ấy phân biệt tất cả.

10) Âm thanh Phật như Phật cảnh giới vô lượng, vì âm thanh ấy nhập vào Phật pháp giới.

Như vậy, tiếng gọi của Phật chính là âm thanh của Phật, có đặc chất “vô lượng”. Gồm có mười sắc thái Vô lượng như đã nói ở trên, được chứa đựng trong Danh hiệu Phật.

Vả lại, chúng ta cũng thừa hiểu rằng: tất cả tiếng gọi của thế gian đều dẫn đến chỗ trói buộc, phiền lụyvà chìm trôi sinh tử không dứt. Vì bản chất của thế gian là vô minh do đó tiếng gọi của thế gian là tiếng gọi hoàn toàn vô minh.

Chỉ có tiếng gọi của thánh nhân là mang nhiều đặc chất minh triết, hạnh phúc, bẻ gãy xiềng xích ngũ dục, là khô cạn biển khổ vô minh.

Nhưng duy chỉ có tiếng gọi của Phật là bậc nhất, là rốt ráo, là giải thoát tròn đầy, khắp đến tất cả, vang vọng mười phương pháp giới, không bị chướng ngại, không bị biến đổi, sinh diệt. Vì sao?

Vì tiếng gọi của Phật chính là danh hiệu Phật. Danh hiệu Phật chính là Đức Phật, với đầy đủ vô lượng vô biên đức tướng và năng lực Như Lai Chánh Đẳng Chánh Giác.

Kinh Hoa Nghiêm nói tiếp:

".... Nếu có những chúng sanh

chưa phát tâm bồ đề

được nghe danh hiệu Phật

quyết định thành chánh giác…”



Nhưng, làm thế nào để được “thường xuyên nghe Danh Hiệu Phật”? làm thế nào để mãi mãi “tiếp nhận Tiếng Gọi của Như Lai”?

Muốn tiếp nhận Tiếng Gọi của Như Lai, thì không chi hơn là xướng niệm danh hiệu Đấng Giác Ngộ. Hay là cất lên âm thanh tràn đầy Phật lực, âm thanh của Vô lượng thọ, âm thanh của Vô lượngquang…

Giáo sư, thi sĩ Phạm Công Thiện cũng đã viết trong cuốn Những Bước Chân Nhẹ Nhàng Trở VềSự Im Lặng:

… sau cùng chỉ cần niệm Phật thôi, chẳng cần vãng sinh Cực Lạc gì cả, lúc ấy Tha Lực đột nhiên chuyển hóa thành Vô Lực; Vô Lực chuyển thành Diệu Lực của Không Tính, và tất cả mọi Ý Lực đã được hủy diệt, và tiếng “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT” “Namo Amitàbhàya Buddhàya” trở thành tiếng kêu của kẻ Giác Ngộ, …



Tiếng kêu của kẻ Giác Ngộ?

Hay:

Ai buông Tiếng gọi giữa đời thiết tha?



Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật

Nam mô A di đà Phật…

TA ĐI ĐỂ LẠI GÌ KHÔNG?



Vĩnh Hảo





Thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã mở đầu bài thơ Nguyện Cầu (1) bằng câu hỏi ấy. Hỏi mà không hỏi; vì trong câu hỏi đã hàm ý trả lời: ta đi không để lại gì.


Vì sao? – Vì núi sông còn lở, còn bồi, thì một thân bé nhỏ nầy có chi bền chắc mà lưu lại với đời.


“Ta đi để lại gì không?
Kìa non đá lở, này sông cát bồi.”


Thân nầy chẳng qua cũng chỉ được trăm năm. Thân không bền, vậy danh bền chăng? – Danh là cái trừu tượng, không có hình tướng, hẳn nhiên là có thể bền hơn thân. Nhưng nếu sống ở đời mà không làm nên công danh sự nghiệp gì như lập ngôn của Nguyễn Công Trứ “Đã mang tiếng ở trong trời đất / Phải có danh gì với núi sông” (2) thì dù đã có cái tên cha mẹ đặt cho, danh nầy cũng chỉ là cái tên bình thường như bao nhiêu người khác: vô danh; và cái thân vô danh cũng sẽ lặng lẽ đi qua cuộc đời trong vòng trăm năm, rồi để lại một nhúm tro, một nấm mồ, danh còn chăng thì còn trên bia mộ dãi nắng phơi sương trong nghĩa trang.


Đến như những người tài hoa trong văn học nghệ thuật, để lại những tác phẩm bất hủ, công danh của họ cũng không thể dài lâu như núi sông, như thiên địa. Vì vậy mà Nguyễn Du tiên sinh đã tự thán, biết ba trăm năm sau còn có ai khóc cho Tố Như (3) nầy hay không! Ba trăm năm cũng là kỳ vọng khá cao, vì lúc ấy Truyện Kiều (Đoạn Trường Tân Thanh) chưa được viết. Kể từ năm 1820, khi tiên sinh nằm xuống, đến nay là 197 năm, người khóc Tố Như dường như đã giảm đi nhiều theo thời gian. Truyện Kiều được lưu truyền, ngâm đọc trong dân gian thì hãy còn người thường xuyên nhớ đến Tố Như. Nhưng khi chỉ còn cái tên trong văn liệu, nằm trong văn khố, văn học sử thì không ai dám chắc sẽ tồn tại bao lâu, và người khóc Tố Như e chỉ còn lác đác, năm thì mười họa mới trích dẫn Truyện Kiều xuống từ một trang mạng nào đó.


Thân như thế, danh như thế, ta đi để lại gì không?


Trăm năm sống ở đời, ai cũng để lại một cái gì, di sản hay di họa, cho người ở lại. Di sản hay di họa là do nơi lợi ích hay thiệt hại, từ hành nghiệp, sự nghiệp của người ra đi. Di sản có khi lợi ích cho một cá nhân, một gia đình, hay một dòng họ; có khi là công ích, làm lợi cho số đông xã hội, quốc gia, hay nhân loại. Di họa cũng thế, có khi là nợ nần hay tai tiếng làm tán gia bại sản, phá nát một dòng họ; có khi sai lầm, hoang tưởng từ chủ thuyết và chính sách, dẫn cả một dân tộc đến chỗ diệt vong.


Sống với nhận thức và chứng nghiệm sâu sắc về nguyên lý nhân-quả, người ta không chỉ tự hỏi, ta đi để lại gì không mà còn nên tự hỏi, ta đi mang theo gì không.


“Để lại gì” là dành cho người ở lại, “mang theo gì” là nghĩ cho chính ta.


Dành cho người không hẳn là vì lợi tha – có khi chỉ vì tình thế bắt buộc mà chính mình không hề nghĩ đến. Nghĩ cho ta chưa chắc là vị kỷ, bởi vì giữa ta và người, trong cuộc tử-sinh nầy, đều có tác động và tương thuộc lẫn nhau bởi nhân-quả. Để lại hay mang theo, là nơi cái “công” mà người ra đi tác tạo trong một đời, cùng với mục đích mà người ấy muốn để lại. Theo quan niệm của người Đông phương, “công” có thể là vật chất hay tinh thần, có thể nhỏ, có thể to lớn, nhưng lợi ích cho đời, cho người, thì gọi là “đức”; còn như chỉ gieo họa dài lâu cho nhiều người, nhiều thế hệ thì đó là “tội.”


Vì vậy khi lập thân, sống ở đời, người ta cần cân nhắc về nguyên nhân và hậu quả trong cả hành xử, lời nói và ý nghĩ của mình; mục tiêu tạo lập sự nghiệp của mình là gì, để lại cho người hay để mang theo?


Một khi ra đi, sang bên kia thế giới, hẳn nhiên là sẽ không mang theo được gì. Thân xác nầy còn không mang theo được thì tiền của, sản nghiệp, những người thân yêu… đều sẽ bỏ lại hết. Không một thứ vật chất nào có thể mang theo được (dù nhỏ xíu như viên kim cương, hay mỏng nhẹ như một mảnh bằng).





Không nhất thiết phải để lại gì cho đời. Nhưng nếu để lại thì để cho đáng, và cho đúng người, đúng chỗ. Cũng không nhất thiết phải mang theo gì cho nặng nề khi ra đi. Nhưng nếu cần mang theo gì, nên nhớ rằng cái có thể mang theo được là công (đức) hay nghiệp (tội) mà mình đã làm trong cuộc sống trăm năm nầy.


Một di sản (tinh thần hay vật chất) để lại cho người vô tích sự, cho người xấu-ác, thì di sản ấy cũng thành vô dụng, sẽ bị hủy hoại không lâu sau đó; mà nếu kẻ xấu-ác kia sử dụng di sản ấy để làm việc ác, tổn người hại vật, phung phí hưởng lạc cá nhân, thì “công đức” của người ra đi chẳng những không có gì mà còn gián tiếp mang theo nghiệt tội.


Ngược lại, di sản được trao đúng người, được sử dụng đúng việc, mang lại lợi ích cho đời, cho người, thì với tác động dây chuyền của nhân-duyên-quả, di sản ấy không những tăng ích mãi, mà công đức của người ra đi cũng vô hạn lượng. (4)





Thu sang rồi.


Đêm về, hơi thu lạnh se sắt. Nhưng khi trời sắp sáng, những luồng gió dữ từ rừng núi thốc về mang hơi nóng hầm hập khô khốc suốt mấy ngày đầu mùa. Khắp nơi, lá chầm chậm chuyển sắc. Lá vàng chen lá xanh. Mai kia lá sẽ khô, rụng. Như bao nhiều đời người đã đến và đi, qua trần gian nầy. Không ai biết có bao nhiêu bao lá vàng rơi nơi đây, hay lặng lẽ rơi trên rừng thẳm. Cũng không ai quan tâm có những hành giả đến rồi đi, vô tung vô tích trên đỉnh cao mờ bóng mây ngàn. Hạc trắng bay qua tầng không. Không để lại gì. Không mang theo gì. Có chăng là làn gió thoảng, theo sau đôi cánh vỗ; và một trời xanh biếc, bềnh bồng mây trắng bay.





(1) Thơ Vũ Hoàng Chương, trích từ thi tập Rừng Phong, do Nhà xuất bản Phạm Văn Tươi ấn hành năm 1954 (theo Nhà thơ Viên Linh trong “Chiêu Niệm Văn Chương,” trang 121-122):


Nguyện cầu


Ta đi để lại gì không?
Kìa non đá lở, này sông cát bồi
Lang thang từ độ luân hồi
U minh nẻo trước xa xôi dặm về.


Trông ra bến hoặc bờ mê
Nghìn thu nửa chớp, bốn bề một phương
Ta van cát bụi bên đường
Dù nhơ dù sạch đừng vương gót này.


Để ta tròn một kiếp say
Cao xanh liều một cánh tay níu trời.
Nói chi thua-được với đời
Quản chi những tiếng ma cười đêm sâu.


Tâm hương đốt nén linh sầu
Nhớ quê dằng dặc, ta cầu đó thôi!
Đêm nào ta trở về ngôi
Hồn thơ sẽ hết luân hồi thế gian.
Một phen đã nín cung đàn
Nghĩ chi còn-mất hơi tàn thanh âm.


(2) Nợ tang bồng, thơ Nguyễn Công Trứ. Nên hiểu rằng đối với Nguyễn Công Trứ và ngữ nghĩa của thời đại ông (hậu bán thế kỷ thứ 18), hai chữ “công danh” không tách rời nhau. Cho nên nói “danh” là nói “công.” Không có công thì không có danh. Ở đầu bài, hai chữ “công danh” này đã được nhắc đến (Chẳng công danh chi đứng giữa trần hoàn), nên khi nói “danh” ở câu sau, hàm ý công danh, sự nghiệp đóng góp cho non sông, chứ không phải khuyến khích chạy theo danh vọng như một số người thời nay lầm tưởng và thực hiện cho kỳ được.


(3) “Bất tri tam bách dư niên hậu


Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”


Hai câu cuối của bài Độc Tiểu Thanh Ký, trích từ “Thanh Hiên Thi Tập” của Nguyễn Du, tác phẩm được viết vào khoảng 1802 – 1804 (theo Gs. Lê Thước & Gs. Trương Chính trong “Thơ Chữ Hán Nguyễn Du,” nxb Văn Học, 1978). Tố Như là một bút hiệu khác của Nguyễn Du.


(4) Như Nobel Prizes, được thành lập năm 1895, là di sản của nhà phát minh người Thụy Điển, Alfred Nobel (1833-1896), tăng ích mỗi năm trên những giải thưởng dành cho các cá nhân và tổ chức sáng tạo, cống hiến lợi ích cho nhân loại qua các lĩnh vực Vật lý (Physics), Hoá học (Chemistry), Y học (Medicine), Văn học (Literature) và Hòa bình (Peace). Đến năm 1968 thì Swedish National Bank lập thêm giải Khoa học Kinh tế (Economic Sciences) để tưởng nhớ Alfred Nobel.

BÀ KIM TIẾN CÓ CÒN 'LIÊM SĨ' KHÔNG?




Năm 2013, dư luận nóng lên với hàng loạt bài báo phanh phui những sai phạm, tiêu cực trong ngành y tế dưới quyền lãnh đạo của bà Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến như :“Những bê bối y tế rúng động dư luận 2013”, (Báo Mới) với những vụ nổi cộm như bệnh nhân phong bị ăn bớt thuốc điều trị và bị "ép" ăn thịt sống, Trẻ tử vong sau khi tiêm vắc xin, Nhân bản xét nghiệm ở bệnh viện Đa khoa huyện Hoài Đức, Sản phụ liên tục tử vong, Nhân viên y tế bị "tố" ăn bớt vắc xin, Vụ tráo thủy tinh thể tại BV Mắt…cho tới vụ Bác sĩ thẩm mỹ ném xác bệnh nhân; “Những khối u đang hoành hành trong cơ thể ngành y?” (Đời sống và Pháp luật)...“Bình Định: Trẻ 19 ngày tuổi tử vong bất thường sau tiêm vắc xin phòng lao”, Dân Trí, tháng 2.2017), Sóc Trăng “Bé trai tử vong sau một ngày tiêm vắc xin”, (Zing.vn, tháng 2.2017). Hà Nội “Bé gái 14 tháng tử vong sau tiêm vắc xin viêm não” (VietnamNet, tháng 3.2017)…


Đỉnh điểm là vụ án nhập và bán thuốc ung thư giả, nguyên Giám đốc VN Pharma và hàng loạt cán bộ ra tòa, hiện đang dược xét xử.


Thời điểm 2013,Petro Times, báo nhà nước cũng có bài “Bộ trưởng Bộ Y tế nên từ chức”
Bà Kim Tiến đã thản nhiên phát biểu ""Tôi không nghĩ đến từ chức ngay".


Và cái việc " không nghĩ" của Bà kéo dài đến 2017 này.


Trơ trẽn nhất là đối với vu án VN Pharma , mặc cho các nhà chuyên môn lên tiếng, Bộ y tế vẫn khăng khăng khẳng định ' thuốc chữa ung thư H-Capita 500mg Caplet là thuốc kém chất lượng"


Có lẽ, Bà Kim Tiến nên đề nghị Tòa Án cho phép Bộ y tế dùng thuốc H-Capita cho bệnh nhân uống thử để xem " thuốc kém chất lượng " thế nào? Trời xuôi đất khiến, bệnh nhân ung thư khỏi bệnh thì chẳng phải " hóa tội thành công" hay sao!


Tự hỏi " Liêm sĩ của một trí thức, một nhà khoa học tài ba " ở Bà Kim Tiến có còn hay không?


Đến lúc cái sự "Không nghĩ" của Bà đã không thể " không nghĩ đến từ chức " nữa rồi nếu như Bà vẫn còn có chút lòng TỰ TRỌNG

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

ĐÔI DÒNG VỀ THƠ TỪ TRẪM LỆ






Tôi xưng là người Tây Ninh nhưng thực ra không biết nhiều về TN, nhứt là giới văn nhân nghệ sĩ. Lúc còn trong nước hay cả lúc đi tỵ nạn nơi xứ người, tôi cứ bị cuốn hút vào văn, vào thơ, vào nhạc của những văn nghệ sĩ miền Bắc, miền Trung như Nhất Linh, Mai Thảo, Vũ Hoàng Chương…… hoặc là người miền Nam mà xa lắc ở đâu như Bình Nguyên Lộc ở Biên Hòa hay Sơn Nam ở Hậu Giang…. .. Tôi đâu ngờ rằng rất gần tôi, tại tỉnh nhà, có những nhà văn nhà thơ cũng rất tài hoa, văn chương sắc sảo nhưng vì những lý do nào đó họ không được nổi tiếng.
Anh Vương Văn Ký mới về Việt Nam đem qua 3 quyển tập, dưới dạng photocopy, 2 quyển nói về thân thế và sự nghiệp của Thanh Việt Thanh và Thẩm Thệ Hà và một quyển thơ viết tay của Từ Trẩm Lệ. Thanh Việt Thanh và Thẩm Thệ Hà hồi trước tôi có nghe danh, nhưng đâu ngờ một người một người sinh quán tại Gò Dầu chính là nơi gia đình tôi đang cư ngụ, còn một người là dân Trảng Bàng chỉ cách Gò Dầu 12 Km. Nhờ sự gợi ý của anh Ký, tôi xem lại quyển “Tây Ninh Xưa Và Nay” của Huỳnh Minh thấy rằng Tây Ninh cũng có nhiều văn thi đàn và nhiều nhà văn nhà thơ như Phan Yến Linh, Lê Hữu Tài, Phan Phụng Văn, Võ Trung Nghĩa, Hoài Trinh, Nguyễn Trường Anh….Nhưng nhà thơ làm tôi chú ý nhứt là Từ Trẩm Lệ (TTL)ä, một người lúc còn học tiểu học tôi gần như nhìn thấy ông hàng ngày, và nghe nói ông có làm thơ nhưng đâu ngờ những dòng thơ mang nỗi niềm u uất làm cho tôi rất xúc động.

Nhà thơ Từ Trẫm Lệ

Người ta nói nhựt tân, nhựt tân, nhựt nhựt tân…….., qua thời gian, Gò Dầu cũng đã thay da đổi thịt. Nhà cửa, đường xá, phong cảnh, con người….mọi vật đều đổi mới, nhưng nếu là người cố cựu có lẽ ai cũng biết gia đình ông đốc Trần Văn Hổ. Đây là một gia đình danh giá theo đúng nghĩa của thời thập niên 1950 và trong phạm vi một quận lỵ. Ông là hiệu trưởng trường tiểu học, khi về hưu còn lưu lại dạy thêm mấy năm và tôi là học trò của ông trong thời gian nầy. Con ông, rễ ông, người nào cũng “hay chữ”. Ông Tư Đức là Hiệu trưởng trường tư Hữu Đức, nổi tiếng chuyên dạy luyện thi đệ thất. Cô Bảy Tỵ dạy tiểu học, chồng cô là thầy ký quận. Người con út tên Lương là một chuyên viên cấp cao trong ngành cảnh sát đặc biệt ở Sài Gòn thời VNCH. Người anh em chú bác của ông là cố quận trưởng Trần văn Giám…..
Nhưng gia đình ông di truyền một chứng bịnh kỳ lạ. Lúc ông Đốc Hổ ở tuổi 60, lưng khòm thấp xuống, khi muốn nói môi giựt liên hồi. Ông Tư Đức vai xệ một bên, lưng cũng khòm. Một ông nửa, có lẽ là người thứ sáu, chuyên nằm một chổ đọc sách. Và hình ảnh tôi nhớ nhứt là ông thứ năm Từ Trẩm Lệ, gương mặt phương phi, mủi cao, mắt sáng, mỗi buổi sáng chưn thấp chưn cao chống gậy đi chợ. Nhà ông cách chợ Gò Dầu độ 200 thước và tôi là đứa trẻ con nhà nghèo, thường phụ Má tôi coi gian hàng trong chợ nên thường trông thấy ôngï.

Dầu chưa một lần tiếp chuyện với ông nhưng đối với ông, tôi cảm thấy thật gần gủi, vì ông Đốc Hổ thường nhờ học trò, trong đó có tôi, về nhà làm việc lặt vặt. Gia đình ông gồm toàn những người có học, tôi rất hâm mộ, và thời thơ ấu, ngôi nhà của ông là niềm mơ ước thầm kín của tôi. Nhà lai kiểu Pháp, chung quanh có vườn, ngoài cổng là đường xe, bên kia đường là bến sông tàu đậu. Qua ĐS/TNMY, tôi muốn giới với bạn bè những gì tôi cho là quý báu của quê mình, nên mỗi khi anh Ký về Việt Nam tôi đều có nhắc làm sao tìm tài liệu để viết về nhà thơ Từ Trẩm Lệ. Nhưng anh Ký cho biết rằng ông đã chết, không vợ con, văn thơ giấy tờ để lung tung, thất lạc. Nhưng kỳ nầy anh gặp may, có một vị rất yêu thơ người Gò Dầu trao cho anh một quyển photocopy thơ chép tay của Từ Trẩm Lệ.
Tập thơ gồm 35 bài, nhiều bài rất dài, cở 50, 60 câu, có bài dài trên 100 câu. Không biết TTL đã làm bao nhiêu bài thơ, đã có xuất bản tập thơ nào chưa, hay đây là tập thơ duy nhứt của ông. Kèm tập thơ có một bài giới thiệu của một vị tên là Văn Xuân viết năm 1995:
“Nhà thơ Từ Trẩm Lệ tên thật là Trần văn Hinh, sinh năm 1925 tại Gò Dầu-Tây Ninh trong một gia đình giáo học.
Sau khi học hết tiểu học ở trường Gò Dầu Hạ, Từ Trẩm Lệ thi đậu vào trường trung học Petrus Ký (bây giờ là trường Lê Hồng Phong). Nhưng đến năm thứ hai chuẩn bị lên năm thứ ba thì Từ Trẩm Lệ bị trọng bệnh, gọi là sơ cứng cột sống, phải nghỉ học.
Từ ấy Từ Trẩm Lệ thành người có tật, luôn luôn chống gậy, đi đứng với dáng điệu cứng đơ cột sống.
Do nghỉ học sớm, Từ Trẩm Lệ bắt đầu sự nghiệp thơ của mình trên các báo Việt Bút, Ánh Sáng…từ những năm 1946-1947 và lăn lóc nhiều năm trong làng báo. Sau đó, chán cảnh phồn hoa, từ Trẩm Lệ trở về quê dạy học nhưng vẫn luôn luôn gởi bài cho các báo như Thẫm Mỹ, Bông Lúa, Tiểu Thuyết Thứ Bảy, Tiểu Thuyết Thứ Năm, Mã Thượng, Nhân Loại, Văn Đàn, Thời Nay, Phổ Thông, Vui Sống…
Từ năm 1984 trở đi, một lần nữa Từ Trẩm Lệ lâm trọng bệnh, bị liệt nửa thân, phải nằm một chỗ trong hoàn cảnh khó khăn như bài viết của nhà thơ Thanh Việt Thanh trên Tuổi Trẻ ngày 18-4-1991. Hiện nay Từ Trẩm Lệ đang nằm điều trị dài hạn tại Bệnh Viện Y học Dân tộc Tây Ninh.”

Anh Ký cho biết TTL đã qua đời năm 1998 thọ 73 tuổi.

Mơ làm chinh khách

Năm 1945 TTL được 20 tuổi, cái tuổi của mộng mơ và tràn đầy nhiệt huyết. Âm vang của Cách Mạng Mùa Thu tỏa rộng khắp nước. Hàng hàng lớp lớp trai gái hăng hái lên đường theo tiếng gọi non sông, đánh đuổi thực dân Pháp đang theo gót quân Anh tái chiếm Miền Nam. Việt Minh lại khéo tuyên truyền, nhiều bài hát được tung ra lại càng làm nức lòng những chàng trai trẻ:
“Nầy anh em ta, cùng nhau xông pha lên đường,
Kiếm nguồn tươi sáng
Ta nguyền đồng lòng điểm tô non sông, từ nay, ra sức anh hùng….”

Hay:
“Nầy thanh niên ơi, đứng lên đáp lời sông núi
Đồng lòng cùng đi, đi, đi kiếm nguồn tười sáng…”

Hoặc:
“Mùa Thu rồi, ngày hăm ba, ta đi theo tiếng kêu sang hà nguy biến,
Rền khắp trời, lời hoan hô, dân quân nam nhịp chân tiến đến trận tiền…”

TTL cũng ghi lại cái không khí rộn ràng chuẩn bị kháng chiến như sau:

Đêm chưa loảng, canh sâu còn vương vít
Trên phố phường, thành nội ngủ im hơi,
Tuy nhiên trên đường phố khắp nơi nơi
Vẫn vang dội nhịp đều chân ai bước
Đoàn chiến sĩ dân quân đang rạo rực,
Súng hờm tay, tuần vãng khắp Đông, Tây.
Tin báo nguy loan chạy mấy hôm rày
Nghịch huy động. . .tình hình đe căng thẳng.
Khắp già, trẻ, gái, trai đồng đã sẳn
Chực đê bờ ngăn vỡ nước ngoại xâm.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
(Ghi một thời gian)

Lúc đó Tây Ninh có nhiều thanh niên, công chức bỏ nhà, bỏ sở ra đi, trong đó Thanh Tra Học Chánh Trần Văn Hương, (Tổng Thốngï VNCH năm 1975-Xin xem bài…… .. . . ) là thủ lãnh. Về sau có người vỡ mộng quay về, nhưng đó không phải là tâm trạng của Từ Trẩm Lệ. Ông chưa chạm vào thực tế, ông dừng lại ở điểm đứng mộng mơ. Cái gì thèm muốn mà chưa đạt được con người thường có tâm trạng rạo rưc,ï háo hức. Ôâng mơ về một chân trời mới lạ, hào hùng, là nơi có thể thỏa mản cái chí tang bồng hồ thỉ:

Một đêm mơ thấy làm chinh khách
Đi cứu non sông họa quốc thù
Ta đi trong giữa bờ lau lách
Kiếm rạt rào khua trận gió thu

Ta đứng trên đồi cao lặng ngắm
Aâm thầm non nước hận chông gai
Những giòng máu chảy loang lòng đất
Rền rĩ hồn ai vất vưỡng bay
. . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . . . .
Ta vung ngọn kiếm thét căm hờn,
Buông vụt mình trong đám địch quân
Đường gươm loang loáng lùa xông xáo
Đầu rụng người rơi ngập bãi tràng
. . . . . . . . . .. . . .. . . . . . . . . . . . .
(Tan cờ chinh phục)

Tráng sĩ ra đi rữa hận quốc thù thì phải có cảnh biệt ly nhiều nước mắt. Bến sông chiều em tiễn đưa anh, lòng đau xót nhưng không dám đổ lệ nhiều vì sợ “tiếng cười” thường tình nhi nữ:

Trời vẫn mây mù, mưa hắt hiu
Em đưa anh đến bến sông chiều
Chẳng đem khúc hận sầu reo rắt
Không cả như mưa đổ lệ nhiều.

Phong yên đã dấy khắp biên ngoài
Non nước chờ mong những tuổi trai
Chút thường nhi nữ em đâu dám
Mà để nam nhi một tiếng cười.

Nhưng mà khi anh bước xuống đò, thuyền tách bến, xa nhau biết bao giờ gặp lại. Em cố dằn lòng nhưng lệ em rơm rớm rồi tràn mi; em xót xa nấc nghẹn, anh nhẹ nhàng vuốt ve, khuyên giải:

Anh xuống con đò, em đứng trông
Người anh đi cứu giải non sông
Em mừng hay xót, cho rơm rớm
Nước mắt tràn mi, nghẹn má hồng

Đò đã gay chèo, chở lối sang,
-Tình ta thêm rộng giưã giang san
Rồi đây mây gió, hồn em sẽ
Dõi bóng anh trên khắp bãi tràng.
(Khúc nhạc ly tình)

Giã biệt em anh đi vào chiến khu, nơi rừng sâu xanh ngát, nơi chất chồng bi thương gian khổ nhưng hùng tráng:

Đây chiến khu, những ngày nào giông bảo
Nơi đầu xanh len ẩn lá ngàn xanh,
Nơi tóc dựng căm gan, hồn kiêu ngạo
Nơi máu hùng sôi sục, mắt long lanh
. . . . . .. . . . . . . .. . .. . . . . . .. . . . . . .
Ôi! rừng hoang, xương đã tan vào đất,
Cỏ cây nầy máu tẩm dấu hi sinh
Ôi! rừng hoang, mồ bao trang tài sắc
Hận quốc thù, dẫu dãi nợ quân binh.
. . . . . . . . . . . . .. . . . . . . . . .. . . . . .
(Về qua chiến khu)

Đời chinh khách phải lạnh lòng nơi chiến địa, nhưng tác giả là một nhà thơ với con tim nhạy cảm, đã thấy kinh hoàng, sầu khổ khi một chiều lạc bước trên chiến địa:

Ta lạc bước một chiều nơi chiến địa
Vắng hoang tàn, không khí rợn tha ma.
Trên từ ng không, một vừng trăng mai mĩa
Hay ngại ngùng?. .ánh lộng quá phôi pha.

Dưới lớp cỏ, côn trùng than rên rỉ,
Thây người nằm la liệt, lặng lờ im,
Họ nằm ngủ giấc buồn luôn vạn kỷ
Lạnh trời cao lạnh cả gió trang nghiêm
. .. . . . . . . . . . . . . . . . . .. .. … .. ..
Ta lóng đợi tiếng gà không thấy gáy,
Hay đất trời mê sảng lặng tiêu rồi?
Khối địa cầu chỉ sót đây còn lại
Một mình ta nhìn với những đống thây!

Ta buồn rầu, đứng lên đi lảo đảo
Vấp vào thây, loạng choạng . . . lững lờ đi.
Ta hướng bước, xua trên từng vũng máu,
Tìm mặt trời đem đốt hết tử thi!
(Tìm mặt trời)

Mặc cảm tội lỗi
Căn bịnh quái ác đã làm giấc mơ của ông tan vỡ. Một người cột sống cứng đơ, chân bước khó khăn thì không thể nào làm chinh khách, không thể có cơ hội vào chiến khu hay lang thang nới chiến điạ. Nhưng tổ quốc đang réo gọi, những chàng trai, những cô gái bạn bè ông đang ngaỳ đêm chiến đấu bảo vệ quê hương. Ông cảm thấy thẹn lòng, tủi nhục, buồn bả và muốn thốt lên lời tạ lỗi:

Lỡ cả nam nhi, thẹn bách tùng,
Bút sầu tựa án, ngại chiều đông,
Vi vu tưởng tiếng gào sông núi,
Gió bấc như khơi dục buốc lòng.

Mà biết phong yên, nhục phủ phàng
Người về khoác áo hận giang san
Đường lên sông núi tràn thương nhớ.
Và gió và mưa chỉu kiếm đàn.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Ngơ ngẫn đêm về đêm nhớ thương
Bơ vơ chút gió lịm bên đường,
Nét son lẫn khuất màu đen tối
Tiếng động mồ côi rã dưới sương

-Thà như chiếc lá rụng chiều phong!
Nhưng. . .nói làm sao?-nghẹn cả lòng!
Ai có về trên hồn xã tắc,
Cho ta tạ lỗi, thẹn tang bồng.
(Lỗi một lòng trai)

Mặc cảm tội lỗi bàng bạc khắp mọi sinh hoạt đời thường của ông. Nhìn một bửa tiệc vui vầy trong thành nội, ông ray rức tưỏng nhớ đến người chiến sĩ đang xông pha nơi làn đạn muĩ tên. Ông viết bài thơ dài đến 95 câu mô tả cái tâm trạng buồn bả của mình:

Anh đi làm chiến sĩ
Nổ súng bên rừng xa
Tôi nằm đây mõi chí
Đêm đêm não tiếng gà
. . . . . . . . . .. .. .. . .. .
Buồn mở xa viễn vong
Sầu nghe máu nhuộm thành
Bốn phương mờ gió lộng
Bao hướng đổ rừng xanh
. . . . . . . . . . .. . .. .. … . . . .
Nghìn lệ đắng máu tanh
Mà rượu đàn hỉ hạ
Mà yến tiệc linh đình
Mà trau duyên sửa dáng
Kinh thành ơi! kinh thành
(Bức thư tâm sự thành nội)

Nghĩ về một chiến sĩ cang trường sa cơ thất thế, đang bị đối phương hành hạ chốn lao tù, ông cảm thấy buồn đau tủi nhục:

Anh là kiếp hùm thiêng trên ngàn thẳm,
Phút sa cơ, mất vuốt giữa kinh thành,
Cốt oanh liệt in tầng mây vạn dặm
Anh hôn vào tay nắm gởi rừng xanh

Anh đứng giữa ngục tù chôn anh lại,
Anh nhìn tôi gầy gõ bước bên đường.
Anh mĩa mai hay là anh thương hại
Mà môi anh vừa thoáng nét u buồn?
(Anh và tôi)

Trên lầu hương phấn, bên người đẹp má hồng tưởng rằng vui vẻ sung sướng nhưng mặc cảm tội lỗi vẫn theo ông dày vò:

Ai bỗng đem tôi bỏ chốn nầy
Giữa trời trang điểm má hồng say,
Riu riu phách lịm giòng ma tuý,
Tửu lộng mềm môi cháy đuốc mây.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . . .
Em sát vào ta, kẽo lạnh lùng.
Ơ kìa trăng rọi mái trên sông,
Ai phi vó ngựa qua cầu trắng
Động mảnh tô(?) trăng rớt trập trùng.

Lệ ứa làn mi, lệ ứa mi.
Thoát mờ trăng thoáng bóng người đi
Cho ta ly nữa, cho ly nữa
Ta muốn đêm nay chẳng biết gì.
(Say nguì hương phấn)

Tiếng kêu trầm uất
Còn nhiều, nhiều nữa những câu thơ nói về tủi nhục, u buồn. Ông muốn sám hối, ông muốn tạ tội nhưng nào có vơi được niềm ưu uất nên đôi khi ông gần như cuồng loạn. Đọc 35 bài thơ với trên ngàn câu chữ ta nghe như vang rền tiếng kêu trầm uất. Xin hãy lướt qua vài tựa bài: Sám Hối, Một Đêm Mưa Loạn, Cuồng Đau, Cuồng Ngày Xuân, Hồn Trong Thâm Tối, Đau Thương, Nhạc Hồn, Cuồng Loạn v.v . . . Trong bài Ngày Mai, Ngày Mai, ta tưởng rằng có những gì tươi vui hi vọng, nhưng không, chất cuồng vần đậm nét:

Nằm đây, nằm đây
Ta nằm đây chết mãi không hay
Bao ngày bao tháng thời gian hỡi,
Hồn buồn như mộ, xác như thây

Nằm đây, nằm đây
Ta chết bao giờ ta chẳng hay,
Bôi lên mây trắng, rũ ra cười
Gỏ nhịp xiêm nghê hát lạc loài.
(Ngày Mai, Ngày Mai)

Trong bài Một Đêm Mưa Loạn, ông tìm vui trong hương phấn nhưng sầu vẫn dâng cao , cuồng cũng thét gọi đến đổi phải cắn vào tay cho rõ máu để nghe run rẫy cả linh hồn:

Ta thấy nghẹn toàn thân, say rũ rượi.
Vượt mình trên hành lạc, thẩn thờ đau
Ta cúi giữa chua cay, đầu chới với
Tưỡng đang nhìn ác mộng giưã chiêm bao.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. .. . . . . . .
Cắn vào đây cho sầu ta rõ máu,
Để ta nghe run rẫy cả linh hồn
Aáp vào đây đầu em, cho gió bảo
Dừng bên ngoài-ta đợi chút tình thương!
(Một Đêm Mưa Loạn)

Kết.
Ít có nhà thơ nào tha thiết yêu thương non sông đất nước đến như vậy và cũng rất ít nhà thơ bày tỏ được những cảm xúc của mình mạnh mẽ đến như vậy. Thơ là “tiếng lòng” của những người nhạy cảm. Tiếng lòng của những chàng trai mới biết yêu lần đầu, tiếng lòng của những cô gái gặp phải duyên tình dang dỡ. . . Thì xưa nay Việt Nam ta có biết bao nhiêu tập thơ tình và biết bao bài thơ hay nhưng những người có tâm tính hơi bất bình thường như Hàn Mạc Tử, như Buì Giáng, như Từ Trẫm Lệ v.v. … . .thì tiếng lòng của họ có vẽ thống thiết và vang dội nhiều hơn. Đọc hết tập thơ Cuồng Loạn ta thấy đâu đâu cũng có cảnh điêu linh của dân tộc, cảnh tàn phá của đất nước, cảnh hào hùng của chiến sĩ cam chịu gian khổ hiểm nguy, cảnh hoang tàn nơi chiến địa thây phơi máu đổ, cảnh bi luỵ chia ly, cảnh ngục tù xiềng xích. Rồi cái tâm trạng buồn đau, tủi hổ của Từ Trẫm Lệ từ thiết tha buồn chán, rồi mặc cảm dày vò rồi lần lần đi đến u uất, cuồng nộ.
Có một điều rất lạ là tại sao cảm xúc cuả ông xem ra rất thật, trong khi người ta tưởng rằng điều kiện sức khoẻ không cho phép ông tiếp cận với cảnh, với tình, với chất liệu mà ông thường tả trong thơ, như chiến khu, chiến địa, bến sông hay cả trên lầu hương phấn. . . Nếu là tưởng tượng, là hư cấu mà lời thơ ào ào tuông ra trong những bài trường thiên với ngôn ngữ rõ ràng, dứt khoát, với ý thơ dạt dào, với hình tượng sống đôïng và nhứt là đã gây được xúc động mạnh mẽ cho người đọc thì quả ông cũng là một nhà thơ tài hoa.
Xin nhắc lại, ngoài tập thơ Cuồng Loạn, ta không biết thi sĩ đã làm bao nhiêu bài thơ, đã xuất bản tập thơ nào hay chưa, nên việc điểm thơ và tìm hiểu dòng tư tưởng và cảm xúc của tác giả rất khó. Xét nội dung những bài trong tập thơ Cuồng Loạn ta chắc rằng những bài thơ nầy ra đời trong giai đoạn 1945-1954, những năm chiến sự tàn khốc, Việt Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp dành độc lập cho dân tộc. Nhưng rồi sau hiệp định Genève, Miền Nam tương đối có sự an bình cởi mở trong mấy năm, suy nghĩ về bạn thù cũng có thay đổi, và người ta vẫn thấy TTL cũng với nón nỉ, củng với baton thường khập khiểng bước đi ngang qua chợ Gòø Dầu. Lúc nầy ông còn buồn chán, còn u uất không? Và sau đó nửa, cả đất nước Việt Nam bước vào một cuộc chiến tranh còn khốc liệt hơn thì cái tâm cảm của ông đã biến chuyển như thế nào? Rồi một lần nửa hoà bình lại đến, nhưng lại là một thứ hoà bình nhân tâm ly tán, dân tộc bị phân biệt, đọa đày, đói khổ. Trong gần 45 năm cho đến cuối đời, thi sĩ TTL đã nghĩ gì, đã cảm thấy gì, ông có còn buồn chán, u uất, cuồng nộä hay không?
Rất tiếc rằng câu hỏi nầy chúng ta không có điều kiện để tìm hiểu và trả lời, nhứt là ông đã qua đời vào năm 1998 và không có vợ con.
Chỉ biết rằng cùng với lời giới thiệu ghi trên, ông Văn Xuân có kèm theo hai bài thơ của TTL, một bài tên Bơ Vơ được đăng trong Báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy, số 2, và một bài tên Nặng Một Cành Lan, có những câu thơ đằm thắm dịu dàng, nhưng vẫn không dấu được tâm trạng buồn bả, nuối tiếc:
. . . . . . .. . . . . . . . . . .. . . . . . . . . . .
Đất bằng bỗng nổi thuỷ triều
Có người đánh cướp một chiều hoa tôi
Đem đi đến một cõi trời
Trồng trong chậu sứ, vẽ vời lăng nhăng
Nơi kia không có màu trăng
Nét hoa biết giữ, được chăng Lệ Kiều?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

THỌ ÂN

Thứ Tư, 18 tháng 10, 2017

ĐỢI GIẤC MƠ MÙA HẠ





Từng nhành cây run rẩy
mưa cuối mùa kéo mây
chiều đi vào tàn úa
chợ thưa
lá vàng có ai mua?


Gió cướp giựt bụi đường
phố cay sè nước mắt
vỡ òa trong khoảnh khắc
thu liệm vào hôm qua


Đông thò tay chớt nhả
lành lạnh cào thịt da
phố chong đèn nghiêng ngã
bóng chồm lên thây ma


Sót trên cành chiếc lá
na ná trái tim ta
đợi giấc mơ mùa hạ
âu yếm đất trời xa...

Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

NHỚ LẠI MỘT CÂU CHÂM NGÔN





Vũ Đình Phong


Cách đây trên nửa thế kỷ, tình cờ đi ngang qua một trường mẫu giáo ở Pháp, tôi thấy một dòng chữ kẻ rất đẹp :

“MAITRISE DE SOI et RESPECT D’ AUTRUI”




Vừa đọc xong, tôi sửng sốt, đúng là một câu châm ngôn hết sức hợp lý, chính xác ! Trên đường về, khách sạn, tôi cứ nhẩm “MAUTRISE DE SOI ET RESPECT D' AUTRUI" bao nhiêu lần không biết, như để học thuộc lòng, mải nhẩm mấy lần suýt đâm đầu vào ô-tô …


Nhân có anh bạn thân người Pháp, tôi thuật lại câu chuyện và bình luận thêm đôi chút. Anh bạn cười : “Chính xác ! Tôi cũng thấy câu ấy rất hay, hình như tóm tắt được tất cả những gì mà tôi muốn noi theo : MAITRISE DE SOI et RESPECT D’ AUTRUI ! Hay ! Mà nhân tiện, tôi có hơi quen bà hiệu trưởng ở đấy. Nếu anh thích thì hay ngày mai hai chúng ta quay lại đấy ? Và nếu bà ta có thời gian thì anh có thể hỏi thêm, nói chung là trao đổi chơi.” Tất nhiên tôi không chỉ chấp thuận mà còn rất mừng, thấy cơ hội ngàn vàng.


Bà giáo, một phụ nữ vóc bé nhỏ, tóc đã hoa râm, khuôn mặt phúc hậu, đeo cặp kính trắng gọng sừng rất to. Lâu rồi tôi không nhớ rõ nhưng hình như tên là Madeleine, đón hai chúng tôi. Khi nghe anh bạn tôi nêu vấn đề, bà cười : “Từ thuở nhỏ tôi có thói rất thích sưu tầm và ghi vào sổ tay những câu mà tôi coi là “châm ngôn” để áp dụng trong cuộc sống. Hồi lập cái trường này, tôi nghĩ nên có một câu gì đấy để in vào óc các cháu và giúp ích được chúng trên đường đời… Cũng xin phép được khoe với hai ông là một số cháu sau này trưởng thành đã đến thăm lại trường xưa và cho tôi biết cái câu “châm ngôn” ấy giúp ích được chúng rất nhiều…”
*
Ôi ! Chỉ mấy từ thôi mà có sức mạnh đến thể !


MAITRISE DE SOI ET RESPECT D’AUTRUI !
***
Cái câu “châm ngôn” ấy ám ảnh tôi cho đến ngày hôm nay, cứ lâu lâu lại hiện lên trong óc tôi… Tôi có cảm giác hình như trí óc và tình cảm tôi nhiều lúc bị chao đảo, chính cái câu cực kỳ đáng quý ấy đã giúp tôi lấy lại được thăng bằng !


Tôi tạm dịch là
“Làm chủ bản thân và tôn trọng người khác”.

“Bản thân” chứ không phải “tập thể” !


Làm chủ bản thân khác hẳn làm chủ tập thể.


Làm chủ bản thân là giữ cho mình, bản thân mình, biết cách suy nghĩ và xử sự thông minh, đúng đắn, trước hết giữ được “vẫn là mình” không chao đảo theo những “lời khuyên” nghe thì rất đúng nhưng nghĩ kỹ thì sai, vì làm cho mình không còn là mình nữa. Còn “làm chủ tập thể” thì có nghĩa ngược lại : là giao phó số phận mình vào tay một kẻ nào đấy, kẻ có quyền chi phối, cưỡng bức mình cùng với đám đông mà ngay trong thâm tâm hắn khinh như rác, coi là đám lừa để hắn cai quản.


Hai khái niệm khác nhau một trời một vực.



Ralph Waldo EMERSON đã nói :
“To be yourself in a world that is constantly trying to make you something else is the greatest accomplishment.”


Tạm dịch : "Giữ được luôn là mình giữa một thế giới thường xuyên muốn mình không còn là mình nữa là chiến công lớn nhất""

Phân lớp từ ngữ theo nguồn gốc Lớp từ thuần Việt





Như đã trình bày ở phần đầu, trong mọi từ vựng, trừ những từ ngoại nhập ra, phần cơ bản còn lại được gọi là lớp từ bản ngữ hay lớp từ thuần. Chẳng hạn, lơpf từ thuần Việt, thuần Nga, thuần Khmer...


Lớp từ thuần Việt là cốt lõi của từ vựng tiếng Việt. Nó làm chỗ dựa và có vai trò điều khiển, chi phối sự hoạt động của mọi lớp từ khác.

Về mặt nguồn gốc, cơ sở hình thành của lớp từ thuần Việt là các từ gốc Nam phương, bao gồm cả Nam Á và Tày Thái. Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy rằng nhiều bộ phận, nhiều nhóm của lớp từ thuần Việt có những tương ứng, những quan hệ hết sức phức tạp với nhiều ngôn ngữ hoặc nhóm ngôn ngữ trong vùng.

Ví dụ:

1. Tương ứng Việt-Mường:
vợ, chồng, ông, ăn, uống, cười, bơi, nằm, khát, trốn, gáy, mỏ, mâm, rá, chum, nồi, vại, váy, cơm, cây, củ, rạ, mây, cau, cỏ, gà, trứng...

2. Tương ứng Việt – Tày Thái:
đường, rẫy, bắt, bóc, buộc, ngắt, gọt, đẵn, bánh, vắng, mo, ngọn, mọn, méo, vải, mưa, đồng, móc, nụ, gà, chuột, đâm...

3. Tương ứng với các ngôn ngữ nhóm Việt Mường đồng thời với nhóm Bru-Vân Kiều:
trời, trăng, đêm, bụng, ruột, kéo, bốc, ngáy, khạc, củi, hột, rắn, khô...

4. Tương ứng với nhóm ngôn ngữ Mon-Khmer ở Tây Nguyên Việt Nam:
trời, mây, mưa, sấm, sét, bàn chân, đầu gối, da, óc, thịt, mỡ, bố, mẹ, mày, nó, nuốt, cắn, nói, kêu, còi, mặc, nhắm, bếp, chổi, đọi..

5. Tương ứng với nhóm Việt-Mường và các ngôn ngữ Mon-Khmer khác:
sao, gió, sông, đất, nước, lửa, đá, người, tóc, mặt, mắt, mũi, răng, lưỡi, cổ, lưng, tay, chân, máu, xương, cằm, đít, con, cháu...

6. Tương ứng với nhóm Việt Mường và Tày Thái:
bão, bể, bát, dao, gạo, ngà voi, than, phân, cày, đen, gạo, giặt...

7. Tương ứng Việt – Indonesia:
bố, ba, bu, mẹ, bác, ông, cụ, đất, trâu, sông, cái, cây, núi, đồng, mất, nghe, đèn, đêm, trắng, tuổi, ăn, cướp, bướm, sáng, rất, nấu, này/ni, là, rằng, ngày...
Các ví dụ trên đây chứng tỏ rằng cội rễ của từ vựng tiếng Việt hết sức phức tạp. Chúng gồm nhiều nguồn đan xen, chồng chéo, thậm chí phủ lấp lên nhau. Nghiên cứu chúng sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc khảo cứu nguồn gốc tiếng Việt nói chung.

Theo Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H., 1997, trang 213–219.

MỘ PHẦN TUỔI TRẺ - MỘT CUỐN SÁCH NHIỀU SAI SÓT




TIỂU UYỂN


Trong thời gian qua, Mộ phần tuổi trẻ của Huỳnh Trọng Khang được xem như một hiện tượng của văn chương trẻ Việt Nam. Tuy nhiên, sách có quá nhiều sai sót về lịch sử. Tôi quá ngạc nhiên vì một vài tờ báo và nhiều bạn đọc, thông qua Mộ phần tuổi trẻ đã ca tụng tác giả Huỳnh Trọng Khang lên tận mây xanh là người rất am hiểu văn chương nghệ thuật và không khí sinh hoạt văn nghệ ở miền Nam trước 1975. Tôi không nghĩ như vậy! Thậm chí ngược lại, tôi coi Mộ phần tuổi trẻ thất bại ở chính điểm này.
Thời điểm của câu chuyện là năm 1967. Tôi đặc biệt lưu tâm về cái thời điểm này, bởi nó là điểm mấu chốt để câu chuyện của Huỳnh Trọng Khang hoàn toàn đi chệch đường ray. Mộ phần tuổi trẻ thuật lại rằng: Mùa hè năm 1967, nhân vật tôi lên Đà Lạt gặp cô người yêu, và cô ngồi ôm đàn hát nghêu ngao bài Khúc Thụy Du... Rồi tác giả Huỳnh Trọng Khang dành hai trang sách chỉ để thao thao bất tuyệt về Khúc Thụy Du, về Du Tử Lê, rồi “làm Thụy của anh nhé.” (Trang 58-59)
Một người am hiểu văn chương miền Nam không ai không biết bài thơ Khúc Thụy Du của Du Tử Lê sáng tác vào năm 1968. Chính xác là khi đi làm phóng sự cho Cục Tâm Lý Chiến tháng 3.1968, nhìn những thân thể cháy xém không còn nguyên vẹn nằm bên đường, nhìn cảnh chết chóc, ngửi mùi chết chóc, Du Tử Lê đã bị ám ảnh. Ngay sau đó mấy hôm, khi Trần Phong Giao (Tạp chí Văn) nhờ Du Tử Lê viết bài cho số Xuân báo Văn. Lý do gì mà báo Văn tới tận tháng 3.1968 mới ra số Xuân? Ấy chính là vì sự kiện Mậu Thân 1968, các nhà phát hành họ ngưng nên báo Văn ngưng. Du Tử Lê lập tức sáng tác bài thơ Khúc Thụy Du, dài hơn 100 câu, nhưng sau bị chính quyền Nguyễn Văn Thiệu kiểm duyệt, ''đục'' bỏ còn lại như ngày nay ta được đọc.
Những câu thơ “... Trên xác người chưa rữa - trên thịt người chưa tan - trên cánh tay chó gặm - trên chiếc đầu lợn tha…” đến nay vẫn còn ám ảnh người đọc.
Rồi năm 1983, Anh Bằng mới chọn vài câu trong bài Khúc Thụy Du của Du Tử Lê để phổ nhạc. Ngay trên trang cá nhân của Du Tử Lê, nhà thơ cũng đã kể về việc này. Một điều rất bất ngờ với cá nhân tôi là Huỳnh Trọng Khang đã nhầm lẫn tác giả của ca khúc là Ngô Thụy Miên: “Hình như Neige cũng thích Du Tử Lê, chính xác hơn thì thích Khúc Thụy Du của Ngô Thụy Miên” (trang 58). Và tất nhiên ở thời điểm mùa hè 1967, không ai có thể hát nghêu ngao Khúc Thụy Du.
Việc nhầm lẫn về thời điểm sáng tác thơ, thời điểm sáng tác nhạc, nhầm lẫn cả tác giả bài hát, cho thấy Huỳnh Trọng Khang không hiểu về Du Tử Lê, không hiểu về Khúc Thụy Du của Anh Bằng, không hiểu về nội dung ý nghĩa của Khúc Thụy Du. Tác giả chỉ muốn dựa tên người nổi tiếng, mượn tên bài hát để tạo thêm chút không khí cho tác phẩm của mình.
Trang 36, nhân vật vỗ ngực bảo rằng: “Tôi dám đảm bảo rằng nếu viết ra mà đăng báo Tuổi Ngọc thì khối em say mê, không thua gì chuyện của Duyên Anh”. Báo Tuổi Ngọc - Tuần báo của yêu thương, chủ bút Duyên Anh, quản lý Vũ Mộng Long số đầu tiên ra ngày 25.7.1969. Chi tiết này những người hiểu biết về Sài Gòn và đời sống văn nghệ Sài Gòn ngày xưa đều biết.
Ngày 23.11.1967 nhân vật chính, tức con trai tướng quân, đưa cô người yêu mới về nhà trọ. Và “chiếc đĩa của Ngọc Lan quay đều. Thà là giọt mưa. Nguyễn Tất Nhiên là tác giả của bài thơ được phổ nhạc - trang 168”. Một lần nữa, Huỳnh Trọng Khang lại nhầm lẫn thời điểm sự việc. Nguyễn Tất Nhiên sinh năm 1952, năm 1967 ông mới 15 tuổi, chắc chắn chưa sáng tác bài thơ Khúc tình buồn mà sau này được Phạm Duy phổ thành bài hát: Thà như giọt mưa. Khúc tình buồn được Nguyễn Tất Nhiên sáng tác mãi 3 năm sau đó, tức năm 1970.
Không chỉ có vậy, ở thời điểm năm 1967, ca sĩ Ngọc Lan mới chỉ là cô bé 11 tuổi. Hẳn là tác giả đã nhầm một ca sĩ nào đó khác với nàng. Hoặc giả Huỳnh Trọng Khang cũng chẳng quan tâm đến những chi tiết xuất hiện, làm nền trong câu truyện của mình.
Vẫn trang 168, cô người yêu khi đến nhà nhân vật chính, đã đứng giở cuốn sách: Siêu hình tình yêu, siêu hình sự chết của Arthur Schopenhauer. Tôi tự hỏi tác giả có thật sự biết quyển sách này không? Schopenhauer được dịch từ năm 1967 ư? Tôi có biết một quyển Siêu hình tình yêu, siêu hình sự chết cũng của Arthur Schopenhauer, nhưng được nhà Kinh Thi xuất bản năm 1971. Tác giả có vẻ quen kiểu ngồi salon thấy tựa sách thì vay mượn đem về trang hoàng cho nhân vật của mình.
Trang 135 - tác giả Huỳnh Trọng Khang viết: “Phong trào hát cho dân tôi nghe nổi dậy, khắp nơi người ta hát Người mẹ Bàn Cờ”. Đúng là miền Nam từng có phong trào hát cho dân tôi nghe, manh nha từ năm 1961 nhưng rất tiếc, thời điểm năm 1967, bài hát đó chưa ra đời. Người mẹ Bàn Cờ mãi đến tận đầu năm 1970, khi nhà thơ Nguyễn Kim Ngân tham gia "Đêm uất hận" nhằm phản đối việc tàn sát Việt kiều bên Campuchia, chứng kiến cảnh tình lúc đó, ông mới viết bài thơ Người mẹ Bàn Cờ, rồi năm sau, tức năm 1971, nhạc sĩ Trần Long Ẩn mới phổ nhạc bài thơ này.
Chi tiết này cho thấy tác giả mặc dù rất muốn lấy lòng giới trí thức yêu nước, nhưng đã không hiểu biết gì về phong trào biểu tình, phong trào học sinh sinh viên của miền Nam bấy giờ. Có thể kể thêm ở trang 16, tác giả viết “thành thị sục sôi bởi những cuộc biểu tình từ ký giả ăn mày”. Phong trào ký giả ăn màyphải đến năm 1974 mới nổ ra để phản đối Sắc luật 007 của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu.
Không chỉ giả dối để mua lòng những người yêu văn hóa miền Nam, yêu không khí sinh hoạt văn nghệ miền Nam, những người trí thức yêu nước, tác giả Huỳnh Trọng Khang còn bằng mọi giá vay mượn các tình tiết kiếm hiệp, còn được gọi với cái tên bình dân “truyện chưởng” để tiếp tục tô điểm cho câu chuyện của mình.
Trang 79 - khi nhân vật tôi gặp người bạn ở quán cà phê có một cuộc đối thoại:
“Kim Dung hả?” gã chỉ cuốn sách tôi đang đọc
“Ừ, Cửu âm chân kinh”
“Vô tình kiếm khách, đa tình kiếm...”
Cửu âm chân kinh được nhắc tới rất nhiều trong bộ ba “truyện chưởng” Kim Dung: Xạ điêu anh hùng truyện (được dịch với tiêu đề Anh hùng xạ điêu), Thần điêu hiệp lữ (được dịch với tiêu đề Thần điêu đại hiệp) và Ỷ thiên đồ long ký(được dịch với tiêu đề Cô gái Đồ Long).
Thời điểm năm 1967 đúng là có bộ Anh hùng xạ điêu do Phan Cảnh Trung và Đà Giang Tử dịch, Hương Hoa xuất bản. Nhưng câu dưới thì nhầm lẫn không thể chấp nhận được. Một cây bút đại thụ khác, đồng thời và nổi tiếng tương đương Kim Dung, đó là Cổ Long có một bộ truyện rất nổi tiếng ở những thập niên 60, 70, đó là Đa tình kiếm khách vô tình kiếm. Những fan hâm mộ Cổ Long bấy giờ luôn tâm đắc với câu “người đa tình nhưng kiếm thì vô tình”. Tác giả đã không thực sự am hiểu lĩnh vực kiếm hiệp, đem ghép không đầu không cuối một câu Kim Dung với một câu Cổ Long, và tệ hại hơn nữa, đã viết ngược cả tên tác phẩm thành Vô tình kiếm khách đa tình kiếm. Tôi cho rằng Huỳnh Trọng Khang chỉ góp nhặt những ghi nhớ láng máng để làm màu cho nhân vật của mình. Cũng cần lưu ý rằng bộ Đa tình kiếm khách vô tình kiếm của Cổ Long được xuất bản lần đầu tiên năm 1968, sau thời điểm diễn ra trong tác phẩm của Huỳnh Trọng Khang.
Qua hơn 200 trang sách Mộ phần tuổi trẻ, dễ dàng nhận ra Huỳnh Trọng Khang thường xuyên dùng thơ xưa, nhạc cũ để tạo không khí hoài cổ cho truyện của mình, nhưng tác giả hoàn toàn bỏ qua yếu tố quan trọng bậc nhất tính hợp lý và phù hợp của thời điểm sáng tác, những tình tiết nhầm lẫn bị gượng ép vào một cách lạc phách như vậy.
Việc đi vay mượn quá nhiều những đoạn trích, những cái tên tác giả, tên tác phẩm nổi tiếng sẽ rất dễ làm cho người đọc bị dội ngược, làm cho một tác phẩm văn chương trở nên thiếu tự nhiên, thiếu đi sức sống.
Với cách làm việc hời hợt thiếu nghiêm túc, thiếu sự tìm tòi tra cứu, thiếu trải nghiệm thực tế, Mộ phần tuổi trẻ thực sự là một lời cảnh báo cho nền xuất bản văn học trẻ nước nhà. Nếu một tác phẩm nhiều sai sót cứ được lăng xê, thổi phồng quá mức, có hay không sẽ làm một thế hệ các cây viết ảo tưởng về thành công, dễ dãi và vô trách nhiệm với chính tác phẩm của mình?

Thứ Năm, 12 tháng 10, 2017

ĐỖ TRUNG LAI PHÁ NÁT ĐƯỜNG THI- DƯƠNG KỲ ANH BỐC THƠM ĐỖ TRUNG LAI, KHÔNG XỨNG DANH KẺ SĨ!


Đỗ Hoàng 

Tôi đã có bài viết mấy năm trước về Dương Kỳ Anh bốc thơm thơ thủm Hoàng Quang Thuận “Phù thủy Dương Kỳ Anh bốc thơm thơ thủm Hoàng Quang Thuận”. Hoàng Quang Thuận là tay anh chị không biết làm thơ, làm thơ chưa sạch nước cản, thế mà Dương Kỳ Anh phù phép: hai người vào ở khách sạn, cùng ký vào gần hai trăm tờ giấy, sáng ra Hoàng Quang Thuận đã làm đến 150 bài thơ thiền về Yên Tử, 150 bài thơ thiền về Hoa Lư. Thật là bố láo, bố khoét không có đời nào chịu thấu và tưởng tượng ra thời nay họ làm tiền cả thần phật, văn chương. Nguyễn Trãi, Nguyễn Bính Khiêm, các sư thiền cả đời sống với , yêu Yên Tử mới làm nổi một hai bài. Tay Hoang Quang Thuận vô danh tiểu tốt nào mà một đêm làm gần 200 bài thơ thiền về Yên Tử, Hoa Lư. Một sự phù thủy, tâng bốc đểu cáng của Dương Kỳ Anh thật là vô tiền khoáng hậu. Dương Kỳ Anh còn cao giọng ở cuộc hội thảo thơ Hoàng Quang Thuận do Hội Nhà văn tổ chức, cử tọa có nhiều nhà văn, nhà thơ, bạn đọc cùng thứ trưởng, ngoại giao Nguyễn Chiến Thắng và nguyên bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Di Niên, những kẻ không biết thơ phú văn chương là gì!
Lần này Dương Kỳ Anh lại bốc thơm Đỗ Trung Lai dịch Đường thi - “Đỗ Trung Lai và 100 nhà thơ Đường”. Đỗ Trung Lai là một anh chữ Hán bẻ đôi không biết, cả viết, cả nói, cả nghe không mảy may biết một tí gì. Đỗ Trung Lai đã tự nhận điều đó. Việc dịch tiếng nước ngoài ra tiếng ta thì phải biết ngoại ngữ, không biết làm sao dịch được. Vì sao Đỗ Trung Lai không biết tí ti chữ Hán lại dịch các thi hào đời Đường và được các nhà xuất bản, nhất là nhà xuất bản Giáo dục in đến 4, 5 cuốn sách , cuốn nào cũng từ ba, bốn trăm trang có cuốn gần 1000 trang. Rồi lại được đám cánh hữu mang tiếng là trí thức, nhà báo, nhà văn, họa sỹ lăng xê thổi kèn rồi được báo viết, báo hình, báo nghe phỏng vấn, ghi hình, ghi tiếng, phát sóng làm um xùm văn trường và thị trường! Người đọc, học sinh, sinh viên, nhân dân… không biết đâu mà lần!
Nguyên nhân Đỗ Trung Lai phù phép được là thế này:
1 - Văn hóa Hán vào nước từ hàng nghìn năm nay. Văn chương cũng vào thời gian như vậy
2 – Đường thi được các học giả, trí thức, nhà thơ, nhà văn xưa dịch nghĩa, dịch thơ phổ biến trong dân chúng. Ngay thời Cách mạng Đường thi cũng được dịch rất nhều. Ngoại Bắc có Thơ Đường hai tập - Nhà xuất bản Văn hóa in năm 1962. Trong Nam (Sài Gòn ) cũng được in nhiều. Tóm lại Đường thi rất phổ cập.
3 – Các bản dịch nghĩa của các túc nho thời trước khá chuẩn, đọc bản dịch nghĩa cũng hiếu được thần thái bài thơ.
4 – Đỗ Trung Lai không biết một chữ Hán nhưng láu cá đọc qua bản dịch nghĩa, đọc bản dịch thơ của các nhà thơ, học giả rồi thêm bớt một vài chữ cho có vẻ mình dịch, rồi lòe thiên hạ, rồi có chút danh nhà thơ Quốc gia lại lòe các nhà xuất bản bỏ tiền ra in thơ Đường Đỗ Trung Lai dịch , rồi đưa vào nhà trường gây tác hại muôn đời cho con cháu.
Dương Kỳ Anh cũng là tên lưu manh, phù thủy. không hiểu Đường thi lại đì tâng bốc. thối kèn cho kẻ phá hoại Văn hóa nhân loại. Cũng như Phan Cẩm Thượng, không biết Đường thi cũng tâng bốc Đỗ Trung Lai lên mây xanh!
Tôi đã có ba bài viết về việc Đỗ Trung Lai dịch Đường thi. “Đỗ Trung Lai dịch phá nát Đường thi”. Lần này phê phán Dương Kỳ Anh bốc thơm Đỗ Trung Lai!



Nhà thơ Dương Kỳ Anh

Dương Kỳ Anh viết:
“Những câu thơ hay Đông-Tây-Kim-Cổ” do tôi sưu tầm và biên soạn, phần về các nhà thơ Đường tôi đã chọn nhiều bài do Tản Đà, Trần Trọng Kim, Ngô Tất Tố, Nam Trân… dịch. Nhưng tôi vẫn để nhiều câu thơ hay của Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị… do Đỗ Trung Lai dịch vì tôi thấy dịch rất có hồn.
Nhà cao ai đứng trong gương/ Trông lên tóc bạc mà thương phận người (Bài Tương tiến tửu của Lý Bạch - Đỗ Trung Lai dịch).
Công đức thì sút kém/ Văn chương cũng suy đồi/ Vẫn thấy đào núi đá/ Dựng thành bia giữa trời (Bài Lập bia của Bạch Cư Dị - Đỗ Trung Lai dịch).”
Câu nguyên bản trong bài “Tương tiến tửu” của Lý Bạch là:
李白


Cao đường minh kính bi bạch phát,
Triêu như thanh ty mộ thành tuyết.
Nơi lầu cao, người soi gương buồn nhìn tóc bạc trắng
Sáng còn tơ xanh, chiều đã thành tuyết
Đỗ Trung Lai :
“Nhà cao ai đứng trong gương
Trông lên tóc bạc mà thương phận người”

Là vè phịa của Đỗ Trung Lai. Thơ Lý Bạch hiện đại hơn hậu hiện đại bây giờ, Đỗ Trung Lai chuyển nó ra vè mà chuyển không đúng, sai cả nghĩa, cả ý, cả lời, cả thần thái. Lại còn vớ vẫn nữa. Trong nguyên bản “Cao đường minh kính bi bạch phát” – Gương sáng lầu cao chiếu nỗi buồn tóc bạc”, “Triêu như thanh ti, mộ thành tuyết” – Sớm tơ xanh, chiếu ra tuyết” Có ai đứng ở đâu trong tấm gương. Tấm gương ai mà đứng vào được(!) Chiếu tóc bạc, sao lại trông lên tóc bạc. Rồi còn thương phận người ! Ở dâu ra? Quá lố bịch. Đỗ Trung Lai dịch phá Đường thi, hay hạ thấp và hạ nhục thiên tài. Bài thơ Tương tiến tửu hiện đại như thế mà Đỗ Trung Lai chuyển nó ra vè Việt, mà vè quá thối! Thua cả vè “Lá lốt”.
Nguyên bản:



Quân bất kiến
Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai
Bôn lưu đâó hải bất phục hồi
(Anh chẳng thấy
Nước sông Hoàng từ trên trời đổ xuống
Cuồn cuộn chảy tuôn ra biển không quay trở lại.)
Câu thơ cuộn trào như sóng, mạnh mẽ như như rồng bay, như tuấn mã cao phi như thế, các nhà thơ hậu hậu hiện đại bây giờ học chán. Thế mà Đỗ Trung Lai cho nó ra vè à ơi a, a, ta, ba, la xa…. Mà vè sai cả nghĩa từ trong nội dung, chưa nói thần thi, linh tự…
Đỗ Trung Lai dịch:
"Anh không thấy
Nước trời rơi mãi
Thành mênh mông một dải Hoàng Hà
Chẩy mau về với biển xa
Có trôi trở lại cùng ta bao giờ…"

Đúng là vẽ rắn thêm chân!
Dịch thế này mà Dương Kỳ Anh cho đứng bên các tài danh dịch giả: Tản Đà, Ngô Tất Tố, Khương Hữu Dụng, Nhượng Tống, Khái Hưng, Nam Trân, Hoàng Tạo, Tương Như, thật là hỗn xược!
Còn bài Lập bi của Bạch Cư Dị nguyên bản:

白居易;




Huân đức ký hạ suy,
Văn chương diệc lăng di.
Đãn kiến sơn trung thạch,
Lập tác lộ bàng bi. ..
(Công đức đã sút kém
Văn chương cũng suy đồi
Vẫn thấy tấm đá lấy từ trong núi
Dựng thành bia bên đường)

Không cần trình độ Hán học, chỉ thạo một chút thơ ngũ ngôn là chuyển đoạn trên ra được thơ Việt.
(Công đức đã sút kém
Quá suy đồi văn chương
Lấy tấm đá trong núi
Dựng bia phơi bên đường)

Đỗ Trung Lai dịch:

“Công đức thì sút kém
Văn chương cũng suy đồi
Vẫn thấy đào núi đá
Dựng thành bia giữa trời”

Câu nào, bài nào Đỗ Trung Lai cóp nguyên rồi thêm vài ý, vài chữ của mình cho có sáng tạo, trên vần ồi, thì chọn vần ời là Trời. Nhưng trời đâu ở đây! Dịch thêm thắt làm sai cả hồn thơ, sai nội dung nguyên bản của các thi hào!
“Lập tác lộ bàng bi” (Lập bia bên đường), chứ có “Lập tác thiên bàng bi” đâu mà “Dựng thành bia giữa trời”
Hàng vạn, hàng vạn cái sai, cái sót, cái ngu, cái dốt của Đỗ Trung Lai nhưng vậy mà Dương Kỳ Anh luôn mồm bốc thơm:
“Đỗ Trung Lai tặng tôi tập thơ của anh mới xuất bản. Ơ thờ ơ thơ (Không biết tôi viết thế có đúng không vì bìa thơ hình như tác giả cố tình chơi chữ?) và cuốn 100 nhà thơ Đường do Đỗ Trung Lai biên soạn và dịch thơ.
Cuốn sách dày 828 trang với giá bán là 300.000 đồng. Rất nhiều nhà thơ Đường quen thuộc mà tôi đã đọc và nhiều nhà thơ đời Đường bây giờ tôi mới biết tên. Những Vương Tích, Dương Quýnh, Vương Bột, Lạc Tân Vương, Lư Chiếu Lân, Trần Tử Ngang, Vi Thừa Khánh, Đỗ Thẩm Ngôn, Thẩm Thuyên Kỳ, Tiết Tắc, Tống Chi Vấn, Đương Huyền Tông, Trương Thuyết, Tô Dĩnh, Hạ Tri Chương, Trương Húc, Vương Hàn, Trương Cửu Linh, Từ Anh Trinh, Vương Loan, Vương Xương Linh, Mạnh Hạo Nhiên, Bùi Địch, Vương Duy, Thôi Hiệu, Lý Tích Chi Sầm Than…
…Trước đây, tôi cũng có đọc Đỗ Mục đời vãn Đường, người được ví như là Đỗ Phủ đời Thịnh Đường. Nhưng nay, đọc cuốn "100 nhà thơ Đường" do Đỗ Trung Lai biên soạn và dịch, tôi hiểu thêm nhiều điều, nhiều bài thơ hay của Đỗ Mục do Đỗ Trung Lai dịch, tôi lấy làm thích thú:
Kích gãy, chìm sâu dưới đáy sông/ Mài qua là gặp dấu cha ông/ Gió đông không giúp Chu Công Cẩn/ Hai Kiều thoát nổi khóa xuân không?”
Nguyên bản:
杜牧



便


Xích Bích hoài cổ
Chiết kích trầm sa thiết vị tiêu,
Tự tương ma tẩy nhận tiền triều.
Đông phong bất dữ Chu lang tiện,
Đồng Tước xuân thâm toả nhị Kiều.

Dịch nghĩa
Mũi kích gãy nằm trong cát, sắt chưa mòn hết,
Tự tay mình mài rũa, đã nhận thấy dấu vết triều đại vừa qua.
Gió đông ví không thuận tiện cho chàng Chu Du,
Thì cảnh xuân thâm nghiêm của đài Đồng Tước đã khoá chặt hai nàng Kiều.
Tiền nhân đã dịch rất hay:
(Cát vùi lưỡi kích còn trơ
Rửa mài nhận dấu triều xưa rõ ràng
Gió đông nếu phụ Chu lang
Một đền Đồng Tước khóa xuân hai Kiều!)
(KD)
Đỗ Trung Lai dịch:
(Kích gãy chìm ngay dưới đáy sông
Mài qua là gặp dấu cha ông
Gió đông không giúp Chu Công Cẩn
Hai Kiều thoát khỏi khóa xuân không?)
Bài dịch quá khôi hài như phường chèo, yếu kém toàn diện.

Về nội dung: “Trầm sa” là vùi trong cát, chứ không có đáy sông nào đây. “Nhận tiền triều” – nhận ra các triều vua trước. Triều vua chứ không phải cha ông!
Về nghệ thuật: Thơ tứ tuyệt làm sai niêm (gãy chữ thứ 2 câu 1 không niêm với kiều chữ thứ 2 câu 4) và dẫn đến “ nhất, tam , ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh sai lung tung! Nghệ thuật dùng vần rất kém, đã 3 vần ông rồi, còn thêm 3 vần ông nữa làm cho bài thơ tứ tuyệt quá nặng nề, không thanh thoát. Nói chung ý tứ, hồn vía dịch rất kém!
Dịch thế này thì:
“Thời sự thả vị đạt
Quy canh Vấn thủy canh”
(Thơ phú kém như thế
Về Hà Nhì đi cày)
Còn nhiều nhiều cái sai, cải hỏng kể không hết.
Một bài nữa Dương Kỳ Anh cũng tụng ca hết lời:
“Vườn Kim Cốc” là bài thơ nổi tiếng của Đỗ Mục do Đỗ Trung Lai sưu tầm và dịch đã thực sự cảm hóa tôi.
Dịch nghĩa: Sự phồn hoa đã tan theo hơi bụi / Nước chảy vô tình, cỏ cứ xanh tốt / Buổi chiều gió đông thổi đến một tiếng chim buồn thương / Hoa rụng tựa như người xưa nhảy lầu rơi xuống.
Dịch thơ: Phồn hoa theo cát bay đi / Nước trôi, cỏ mọc, còn gì nữa đâu / Gió chiều vọng tiếng chim sầu/ Hoa rơi, ta tưởng trên lầu người rơi.
Rất nhiều bài thơ của các nhà thơ đời nhà Đường trong cuốn sách do Đỗ Trung Lai soạn và dịch thơ đã mang đến cho người yêu thơ nhiều hiểu biết và cảm hứng khác lạ…”
Nguyên bản:
杜牧
金谷園
繁華事散逐香塵,
流水無情草自春。
日暮東風怨啼鳥,
落花猶似墮樓人。

Kim Cốc viên
Phồn hoa sự tán trục hương trần,
Lưu thuỷ vô tình thảo tự xuân.
Nhật mộ đông phong oán đề điểu,
Lạc hoa do tự truỵ lâu nhân.
Dịch nghĩa
Những việc phồn hoa đã tan tác theo lớp bụi thơm
Nước vô tình chảy, cỏ cứ tự tươi thắm
Chiều về chim kêu ai oán trong gió đông
Hoa rụng mà còn như người nào (năm xưa) nhảy xuống lầu
Các tiền nhân dịch thơ:
Bản dịch của Trần Trọng San
Phồn hoa tan tác bụi trần
Vô tình nước chảy cỏ xuân tươi màu
Gió đông ai oán chim sầu
Hoa rơi giống kẻ rơi lầu ngày xưa
Ban dịch: Trần Trọng Kim
Việc bộn rộn làm xong hóng mát
Nước chảy vô tình, mượt cỏ xuân
Gió chiều chim hót xa gần
Hoa rơi, tựa khách gieo thân trên lầu
Bản dịch của Anh Nguyên
Phồn hoa hết, sạch hương đời,
Thờ ơ nước chảy, cỏ tươi thắm màu.
Gió đông hờn tiếng chim sầu,
Hoa rơi tựa gái gieo lầu thuở xưa...

Bản dịch Như Tương:
Phồn hoa tan tác bụi rơi
Vô tình nước chảy cỏ tươi nhạt nhàu
Gió chiều chim hót mà đau
Hoa rơi như thể trên lầu người rơi!
Đỗ Trung Lai dịch, nhặt chỗ này một tí, chỗ kia một tí làm ra bài dịch của mình, rồi cóp lại của tiền nhân mà còn cóp sai.
Như nguyên bản không có “ta”- ngã đâu mà Đỗ Trung Lai vẫn tự thêm “ta" cho có “sáng tạo” trong dịch(!)
Như đã phân tích ở các bài trước, nhà thơ Đỗ Trung Lai dịch Đường thi không có sáng tạo gì hết, chỉ dựa vào các bản dịch của các nhà thơ nổi tiếng trước, chữ dùng rất cũ, không Việt hóa như tiền nhân, ý tứ, hồn phách rất kém. Ông lại thêm thắt ý chủ quan của mình nên các bản dịch khác xa nguyên bản và sai lầm lớn! Ông dựa vào các bản dịch nghĩa để dịch ra thơ. Bản dịch nghĩa dù có sát nghĩa đến đâu vẫn không thể lột tả nguyên bản, nhất thơ của các thi hào và đại thi hào. Và gặp những bài không có dịch nghĩa, gặp các tác giả đi trước dịch sai thơ thì Đỗ Trung Lai càng dịch sai một cách trầm trọng và nguy hại! Ví như bài thơ Hí tặng Đỗ Phủ của Lý Bạch sau đây:
李白





Hí tặng Đỗ Phủ
Phạn Khoả sơn đầu phùng Đỗ Phủ,
Đầu đới lạp tử nhật trác ngọ.
Tá vấn biệt lai thái sấu sinh,
Tổng vị tòng tiền tác thi khổ.
Nghĩa:
Ăn cơm đầu núi Khỏa bất ngờ gặp nhà thơ Đỗ Phủ
Nón lá đội đầu đứng sững giữa trưa nắng
Ướm hỏi từ độ xa nhau đến nay thần sắc sao gầy yếu đến thế
Từ trước đến giờ chắc vì lao lực với thơ nên mới khổ
Bản dịch Đỗ Trung Lai
Giữa trưa qua đầu núi Phạn Quả
Tình cờ gặp lại ông Đỗ Phủ
Nón lá, thân gầy đến thế ư?
Phải vì đục đẽo thơ mà khổ?
Dịch thế này có nguy hại không? Phạn là cơm, ăn cơm . Trong chữ Hán có 5 chữ Phạn, hết ba chữ chỉ cơm, ăn cơm. Không có núi Phạn Quả nào ở trong bài thơ đùa của Lý Bạch tặng Đỗ Phủ ! Sai lầm dịch như thế thật không thể tha thứ được.
Đỗ Trung Lai cũng thuộc loại háo danh, cuồng danh và muốn làm kinh tế trong việc dịch Đường thi. Không biết bằng cách nào mà ông thuyết phục được nhà xuất bản Giáo dục in liên tiếp bốn năm cuốn, mỗi cuốn từ 400 trang cho đến gần 1 000 trang in với số lượng lớn, do ông dịch từ Lý Bạch , Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị và 100 nhà thơ Đường khác phát hành rộng rãi trong nhà trường. Đây cũng là một kiểu Đạo Chích trong kinh tế, trong khoa học và trong văn chương cần thu hồi những ấn phẩm kém nát này và pháp luật phải ra tay với Đỗ Trung Lai và những cá nhân, tập thể tiếp tay cho Đỗ Trung Lai trong đó có Dương Kỳ Anh, Phan Cẩm Thượng…!

Hà Nội ngày 25 – 7 – 2017

Thứ Tư, 11 tháng 10, 2017

Bertrand Russell - Tôn giáo có đóng góp hữu ích cho văn minh nhân loại không?




Lê Dọn Bàn

http://sachhiem.net/SACHNGOAI/snL/LeDonBan/LDB14.php



Mục lục:

- Đạo Kitô và Tình Dục

- Những Phản đối với Tôn giáo

- Hồn người và Bất tử

- Những nguồn gốc của sự không khoan dung

- Học thuyết về Ý chí Tự do

- Ý tưởng về đạo hạnh chính trực













[Has Religion Made Useful Contributions to Civilization?]

Bertrand Russell

Có phải Tôn giáo đã làm được những Đóng góp Hữu ích cho Văn minh không?[1]

(1930)

Quan điểm riêng của tôi về tôn giáo là của Lucretius.[2] Tôi xem nó như một bệnh tật sinh ra từ sợ hãi, và như một nguồn của khốn khổ không kể hết được của loài người. Tuy nhiên tôi không thể phủ nhận rằng nó đã làm được một vài đóng góp cho văn minh. Nó đã giúp, trong những ngày đầu của lịch sử, vào việc chữa lịch, và nó là nguyên nhân khiến những nhà tu Egypt đã ghi chép những thiên thực theo năm tháng với cẩn thận đến mức sau cùng họ đã trở nên có thể đoán trước được chúng. Hai dịch vụ đóng góp này tôi sẵn sàng để thừa nhận, nhưng tôi không biết có những đóng góp nào khác.

Ngày nay, từ ‘tôn giáo’ được dùng trong một ý hướng rất lỏng lẻo. Một số người, dưới ảnh hưởng của đạo Phản Thệ cực đoan, dùng từ này để nói về bất kỳ những xác tín cá nhân nghiêm trọng nào về phần đạo đức hay bản chất của vũ trụ. Việc dùng từ này hoàn toàn không có tính lịch sử. Tôn giáo chủ yếu là một hiện tượng xã hội. Các Giáo hội có thể có nguồn gốc từ những người thầy sáng lập vốn có những niềm tin cá nhân mạnh mẽ, nhưng những người thày này đã hiếm khi có nhiều ảnh hưởng đến những giáo hội mà họ đã sáng lập, trong khi các giáo hội đã có nhiều ảnh hưởng to lớn vào những cộng đồng mà chúng phát triển trong đó. Lấy trường hợp vốn đáng chú ý nhất với những người trong nền văn minh phương Tây: sự giảng dạy của Christ, như nó đã xuất hiện trong những sách ghi chép cuộc đời của Christ [3] , có liên hệ ít ỏi hết sức khác thường với luân lý của những người Kitô. Điều quan trọng nhất về đạo Kitô, theo quan điểm xã hội và lịch sử, không phải là Christ, nhưng là Giáo hội, và nếu chúng ta có phán đoán đạo Kitô như một sức mạnh xã hội, chúng ta đừng xem những sách ghi chép về đời Jesus để làm tài liệu cho chúng ta. Jesus đã dạy rằng bạn nên đem của cải của mình cho người nghèo, rằng bạn không nên đánh trả, rằng bạn không nên đi nhà thờ [4] , và bạn không nên trừng phạt sự ngoại tình. Cả những người Catô lẫn những người Phản thệ đều đã không cho thấy có mong muốn mạnh mẽ nào để tuân theo lời dạy của ông trong một bất kỳ điểm nào của những phương diện này. Một số người trong dòng tu Franciscan, quả thực, đã cố gắng để dạy giáo lý về sự nghèo khó của những học trò đầu tiên của Jesus, nhưng vua Chiên đã lên án họ, và học thuyết của họ đã bị tuyên bố là ‘sai lạc với giáo lý chính thức’ [5] (của Giáo hội). Hay, lại nữa, hãy xem xét một câu văn, loại như ‘Chớ phán xét, để đừng bị phán xét’ và tự hỏi bạn một câu văn loại như thế đã có ảnh hưởng gì với những Toà án Pháp hình của Giáo hội Kitô [6] và tổ chức Ku Klux Klan.

Điều gì đúng với đạo Kitô thì cũng đúng ngang thế với đạo Phật. Phật thì hòa nhã thân ái và đã giác ngộ; trên giường bệnh sắp chết của mình, ông đã cười những học trò của mình, vì họ giả định rằng ông thì không chết. Tuy nhiên, chế độ thày tu của đạo Phật – như nó có mặt, lấy thí dụ, ở Tibet – đã là ngu dân, chuyên chế và nghiệt ngã trong mức độ cao nhất.

Không có gì là ngẫu nhiên về sự khác biệt này, giữa một Giáo hội và người sáng lập của nó. Ngay khi ‘sự thực tuyệt đối’ [7] được cho là đã chứa đựng trong những lời nói của một người nào đó, liền lập tức có một tập đoàn gồm những người thành thạo, chuyên để diễn giải những lời nói của người này, và những người chuyên môn này ‘không thể sai’ đòi được có quyền lực, vì họ đã giữ chìa khóa mở chân lý. Giống như bất kỳ giai cấp đặc quyền nào khác, họ dùng quyền lực của họ cho những ưu thế của riêng họ. Tuy nhiên về một phương diện, họ còn tệ hơn bất kỳ giai cấp đặc quyền nào khác, vì đó là công việc của họ để diễn giải chi tiết một sự thật không thay đổi, đã một lần được ‘vén lên cho thấy’ vĩnh viễn trong hoàn hảo tột bực, như thế khiến họ tất yếu trở thành những đối thủ của tất cả mọi tiến bộ trí tuệ và đạo đức. Giáo hội chống lại Galileo và Darwin; Trong thời chúng ta, nó chống lại Freud. Trong những thời, nó có sức mạnh to lớn nhất, nó đã đi còn xa hơn trong sự chống đối của nó với đời sống tri thức. Vua chiên Gregory the Great đã viết cho một thày chăn chiên trông coi hàng tỉnh nào đó một lá thư, bắt đầu: "Một báo cáo đã đến với ta mà ta không thể nhắc đến mà không nóng mặt, rằng ngươi đã giải thích cặn kẽ ngữ pháp cho một số người bạn.” Nhà chăn chiên cao cấp này bị thẩm quyền của vua chiên buộc phải chấm dứt cố gắng xấu xa này, và văn học Latinh đã không hồi phục cho đến tận thời Phục hưng. Rằng tôn giáo thì gây hại hiểm độc không chỉ về tri thức mà cũng về đạo đức nữa. Ý tôi về điều này là nó dạy những quy luật luân lý vốn không đưa đến thành quả hạnh phúc cho con người. Một vài năm trước đây, tại Germany, khi đang tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý về việc liệu những dòng dõi hoàng tộc bị truất phế có vẫn được phép giữ những tài sản họ đã coi là của riêng hay không, những Giáo hội ở Germany đã chính thức tuyên bố rằng nếu tước đi quyền này của họ sẽ là điều trái với sự giảng dạy của đạo Kitô. Những Giáo hội, như mọi người đều biết, đã chống lại việc bãi bỏ chế độ nô lệ mãi cho đến tận khi họ vẫn còn dám làm thế, và với một vài trường hợp ngoại lệ vẫn được quảng cáo là tốt đẹp, trong thời nay, họ phản đối mọi phong trào nào hướng tới sự bình đẳng kinh tế. Vua chiên đã chính thức lên án chủ nghĩa Xã hội.

Đạo Kitô và Tình Dục

Tuy nhiên, đặc tính tồi tệ nhất của đạo Kitô là thái độ của nó đối với tình dục – một thái độ quá bệnh hoạn và quá phản tự nhiên khiến chỉ có thể hiểu được khi đặt nó trong tương quan với sự tật nguyền đau ốm của thế giới văn minh vào thời Đế Quốc Rome đã đang mục rữa. Đôi khi chúng ta nghe nói đến tác động khiến tư tưởng Kitô đã cải thiện thân phận của phụ nữ. Đây là một trong những sự xuyên tạc thô bỉ trắng trợn nhất của lịch sử mà nó có thể làm được. Phụ nữ không thể được hưởng một địa vị có thể chấp nhận được trong xã hội, khi trong đó điều được xem là cực kỳ quan trọng rằng họ phải không nên vi phạm một hệ thống quy luật đạo đức rất cứng rắn. Những nhà tu đã luôn luôn xem người Nữ chủ yếu như ‘giống Cái cám dỗ’; Họ đã nghĩ về Nàng chính yếu như người khơi dậy những thèm khát dục tình tội lỗi. Sự giảng dạy của Giáo hội, đã và vẫn là, trinh tiết là tốt nhất, nhưng hôn nhân thì được phép cho những ai là người thấy điều này không thể giữ nổi. “Tốt hơn để kết hôn thay vì để bị đốt”, như thánh chiên Paul đã nói.[8] Bằng cách làm hôn nhân không thể hủy bỏ được, và bằng cách dập tắt mọi kiến thức về ars amandi [9] , Giáo hội đã làm những gì nó có thể làm, để bảo đảm rằng hình thức quan hệ tình dục duy nhất, vốn nó cho phép, nên gồm rất ít vui thú và thật nhiều đau đớn. Việc chống đối sự ngừa thai, trong thực tế, có cùng động cơ: nếu một phụ nữ có một đứa con hàng năm cho đến khi nàng mòn mỏi chết đi, không thể giả định được rằng nàng sẽ nhận được nhiều vui thú từ đời sống lứa đôi của nàng; do đó sự ngừa thai phải làm cho thoái chí.

Khái niệm về Tội lỗi, vốn nó được buộc chặt với đạo đức Kitô, là một khái niệm gây một số lượng tai hại đặc biệt khác thường, vì nó có thể đem cho mọi người một khả năng tìm lối thoát cho chủ nghĩa bạo dâm của họ, vốn họ tin là chính đáng, và thậm chí là cao thượng. Chẳng hạn, hãy lấy ví dụ, về vấn đề phòng bệnh syphilis [10] . Được biết, bằng những biện pháp phòng ngừa trước, làm nguy cơ mắc bệnh này có thể trở thành không đáng kể. Tuy nhiên, những người Kitô phản đối việc phổ biến kiến ​​thức về sự kiện này, bởi vì họ chủ trương rằng những “kẻ tội lỗi” bị trừng phạt là điều tốt! Họ giữ ‘điều tốt’ này đến mức họ thậm chí còn sẵn lòng chấp nhận trừng phạt với cả những người vợ và con của “kẻ có tội”. Hiện có trên thế giới vào thời điểm này hàng nghìn trẻ em bị bệnh syphilis bẩm sinh, những người hẳn đã không bao giờ được ra đời, nhưng chỉ do ước muốn của những người Kitô để thấy những kẻ tội lỗi bị trừng phạt. [11] Tôi không thể hiểu được làm thế nào những giáo lý dẫn đến sự độc ác tàn bạo này lại có thể được xem là có bất kỳ tác động tốt nào trên đạo đức.

Không chỉ nhìn về phương diện hành vi tình dục, nhưng cũng còn về phương diện kiến ​​thức của những đề tài tình dục, rằng thái độ của những người Kitô thì nguy hiểm cho phúc lợi loài người. Mọi người, ai đã gắng thử nghiên cứu vấn đề này trong một tinh thần vô tư đều biết rằng sự ngu dốt tự gây nên, về những đề tài tình dục mà những người Kitô chính thống cố gắng để thực hiện với giới trẻ thì vô cùng nguy hiểm cho sức khoẻ tinh thần và thể chất, và gây ra trong những người nhận lấy kiến ​​thức của họ bằng lối nói chuyện “không đứng đắn”, như hầu hết trẻ em làm, một thái độ rằng tình dục tự nó thì “nhảm nhí” và đáng nhạo báng khinh miệt. Tôi không nghĩ rằng có thể có được bất kỳ một biện hộ nào cho quan điểm rằng kiến ​​thức thì từng bao giờ lại không đáng mong có. Tôi sẽ không nên đặt những rào cản trên đường tiếp thu kiến ​​thức của bất cứ ai ở mọi lứa tuổi. Nhưng trong trường hợp đặc biệt của kiến ​​thức về Tình Dục có những luận chứng nghiêng về tán thành nó vững mạnh hơn nhiều so với trong trường hợp của hầu hết kiến ​​thức khác. Một người ít có khả năng hành động khôn ngoan khi người ấy thiếu hiểu biết, hơn là khi người ấy được dẫn dạy, và là điều phi lý đáng khinh miệt để cho những người trẻ một cảm giác của “tội lỗi”, vì họ có một sự tò mò tự nhiên về một vấn đề quan trọng. Mọi em bé trai đều có thích thú chú tâm với những đoàn tàu hỏa. Giả sử chúng ta nói với cậu bé rằng một ham thích với những tàu hoả là xấu xa tội lỗi; Giả sử chúng ta băng kín mắt cậu bé bất cứ khi nào cậu bé đang ở trên một tàu hoả, hay trong một nhà ga; Giả sử chúng ta không bao giờ cho phép từ “tàu hỏa” được nhắc đến nếu có sự hiện diện của cậu bé, và giữ chặt một bí ẩn không thể xuyên thủng về phương tiện mà cậu bé được di chuyển nơi này sang nơi khác. Kết quả không phải là cậu bé sẽ ngưng sự thích thú chú tâm đến những đoàn tàu hỏa; Trái lại, cậu bé sẽ trở nên thích thú chú tâm hơn bao giờ hết, nhưng sẽ có cảm giác tội lỗi, bởi vì sự ham thích này đã được trình bày với cậu bé là không phải, là trái phép. Tất cả những cậu bé có trí thông minh năng động có thể do cách thức này gây cho vướng chứng suy nhược thần kinh, ở một mức độ ít hay nhiều nào đó. Đây chính là những gì đã được thực hiện trong vấn đề tình dục; Nhưng, vì tình dục thì thú vị hơn tàu hỏa, nên kết quả tồi tệ hơn. Hầu như mọi người trưởng thành trong cộng đồng những người Kitô đều ít nhiều bị bệnh thấm thỏm lo lắng như một kết quả của tabu [12] về kiến ​​thức tình dục khi họ còn trẻ. Và cảm giác về tội lỗi vốn đã được cấy ghép nhân tạo như thế là một trong những nguyên nhân của sự tàn ác, nhút nhát và ngu ngốc trong cuộc sống sau này. Không có nền tảng lý trí nào, thuộc bất kỳ loại nào, hay thứ nào, để giam giữ một đứa trẻ trong sự không hiểu biết gì về bất cứ gì mà đứa trẻ có thể muốn biết, dù là về tình dục hay về bất kỳ vấn đề nào khác. Và chúng ta sẽ không bao giờ có được một dân chúng có đầu óc lành mạnh, cho đến khi sự kiện này được nhìn nhận trong giáo dục nhi đồng, nhưng điều đó thì không thể, cho đến chừng nào những Giáo hội có khả năng để kiểm soát chính trị giáo dục.

Đặt những phản đối tương đối chi tiết này sang một bên, rõ ràng là những học thuyết căn bản của đạo Kitô đòi hỏi rất nhiều vặn vẹo đạo đức đến méo mó, trước khi chúng có thể được chấp nhận. Chúng ta được cho biết, thế giới đã được tạo ra bởi một Gót là ‘đấng’ vừa tốt tuyệt đối vừa có khả năng tuyệt đối. Trước khi Ông dựng nên thế giới, Ông đã nhìn thấy trước tất cả mọi đau đớn và khốn khổ mà nó sẽ chứa đựng; Do đó, ông chịu trách nhiệm về tất cả. Thật là không đi đến đâu để biện luận rằng đau đớn trên thế giới là do ‘tội lỗi’. Trước tiên, điều này thì không đúng sự thật; không phải là do tội lỗi khiến những con sông dâng nước gây lũ lụt, hay những núi lửa bùng nổ gây khô cháy. Nhưng ngay cả khi nếu đó là sự thật, điều ấy sẽ vẫn không làm nên khác biệt nào. Nếu tôi sắp sinh một đứa con, biết rằng đứa trẻ sẽ là một kẻ điên loạn giết người, tôi tất sẽ phải chịu trách nhiệm về những tội ác của nó. Nếu Gót đã biết trước những tội lỗi mà con người sẽ phạm, ông thì rõ ràng chịu trách nhiệm với tất cả những hậu quả của những tội lỗi đó, khi ông quyết định tạo ra con người. Biện luận thông thường của đạo Kitô là sự đau khổ trên thế giới là một sự thanh tẩy, gột rửa cho tội lỗi, và như thế là một điều tốt. Lập luận này là, tất nhiên, chỉ là một sự hợp lý hóa của chủ nghĩa bạo dâm độc ác [13] ; Nhưng trong bất kỳ trường hợp nào thì đó là một luận chứng rất nghèo nàn. Tôi sẽ mời bất kỳ người Kitô nào đi cùng tôi đến khu trẻ em của một bệnh viện, để xem ở đó có những đau khổ đang phải chịu đựng, và sau đó người ấy nếu có tiếp tục khẳng định rằng những đứa trẻ này quá truỵ lạc, đã bị ruồng bỏ, nên chúng xứng đáng với những gì đang kham chịu. Ngõ hầu để đem chính mình đi đến nói ra điều này, một người phải hủy diệt trong chính mình tất cả tình cảm của khoan dung và thương xót. Nói vắn tắt, người ấy phải làm chính mình trở nên cũng độc ác như Gót mà người ấy tin tưởng. Không người nào – là người tin rằng trong thế giới đau khổ này tất cả (những gì xảy ra như thế) là cho sự tốt lành nhất – có thể giữ những giá trị đạo đức của người ấy không bị tật nguyền, vì người ấy luôn phải tìm những lý do để bào chữa cho đau đớn và khốn khổ.

Những Phản đối với Tôn giáo

Những phản đối với tôn giáo có hai loại – trí tuệ và đạo đức. Sự phản đối về trí tuệ là rằng không có lý do nào để giả định bất kỳ một tôn giáo nào là đúng [14] ; sự phản đối về đạo đức là rằng những giới luật tôn giáo ra đời từ một thời khi con người đã độc ác hơn họ hiện nay, và do đó có khuynh hướng làm tồn tại mãi mãi những điều phi nhân vốn lương tâm đạo đức của thời đại tất đã vượt qua, nếu như đã không có khuynh hướng như thế.

Để nói về sự phản đối trí thức ​​trước tiên: trong thời đại thực tiễn của chúng ta có một khuynh hướng nhất định nào đó cho rằng đừng bận tâm về liệu giảng dạy tôn giáo thì đúng hay không, vì câu hỏi quan trọng là liệu nó thì có ích hay không. Tuy nhiên, một câu hỏi không thể được quyết định cho khéo, nếu không với một câu hỏi khác. Nếu chúng ta tin vào đạo Kitô, những khái niệm của chúng ta về những gì là tốt lành sẽ khác với những gì chúng sẽ là, nếu chúng ta không tin vào nó. Do đó, đối với những người Kitô, những ảnh hưởng của đạo Kitô có thể có vẻ tốt, trong khi đối với những người không tin tưởng, chúng có vẻ xấu. Hơn nữa, thái độ mà một người phải nên tin một mệnh đề như vậy và như vậy, độc lập với câu hỏi liệu có chứng cớ nào để ủng hộ nó không, là một thái độ tạo thù địch với bằng chứng, và khiến chúng ta đóng chặt não thức của chúng ta với mọi sự kiện không vừa vặn với tiên kiến của chúng ta.

Một loại nhất định nào đó của óc vô tư khoa học là một phẩm tính rất quan trọng, và nó là một loại vốn khó có thể có được trong một ai là người tưởng tượng rằng có những sự vật việc vốn nhiệm vụ của người ấy là để tin tưởng chúng. Do đó, chúng ta không thể quyết định liệu tôn giáo có làm được gì tốt hay không mà không cần điều tra vấn đề liệu tôn giáo thì đúng hay không.

Đối với những người Kitô, Muslim và Jew, câu hỏi cơ bản nhất liên quan đến sự đúng thực của tôn giáo là sự hiện hữu của Gót. Trong những thời tôn giáo vẫn còn thắng thế, từ “Gót” đã có một nghĩa hoàn toàn rõ ràng; Nhưng như một hậu quả của những tấn công của những nhà tư tưởng Duy lý, từ này đã trở nên ngày càng loãng nhạt hơn, mơ hồ hơn, đến khi khó có thể nhìn thấy ý của người ta khi họ khẳng định rằng họ tin vào Gót. Để bàn luận, chúng ta hãy lấy định nghĩa của Matthew Arnold: “Một quyền năng không phải tự thân chúng ta, vốn hướng đến sự ngay thẳng đạo đức.” Có lẽ chúng ta có thể làm điều này trở nên ngay cả còn mơ hồ hơn, và tự hỏi liệu chúng ta có bất kỳ bằng chứng nào về mục đích trong vũ trụ này, bên cạnh những mục đích của những sinh vật trên mặt của hành tinh này. Luận chứng thông thường của những người có tôn giáo về đề tài này thì đại thể như sau: “Tôi và những bạn bè của tôi đều là những cá nhân có đức hạnh và thông minh tuyệt vời. Khó có thể hình thành trong óc được rằng nhiều thông minh và đức hạnh như thế lại có thể xảy ra ngẫu nhiên. Thế nên, ít nhất phải có một ai đó, cũng thông minh và đức hạnh như chúng tôi, là người đẩy guồng máy vũ trụ vào chuyển động với một dự kiến tạo ra Chúng tôi” [15] . Tôi xin lỗi khi nói rằng tôi không thấy luận chứng này tuyệt vời đáng phục như nó được nhìn thấy thế bởi những ai là người sử dụng nó. Vũ trụ thì lớn rộng; dẫu vậy, nếu chúng ta tin Eddington [16] , có lẽ không nơi nào khác trong vũ trụ có những sinh vật thông minh như con người. Nếu bạn xem xét tổng lượng vật chất trên thế giới và so sánh nó với khối lượng hình thành những cơ thể của những sinh vật thông minh, bạn sẽ thấy rằng con số sau có tỷ lệ gần như nhỏ vô cùng với con số trước. Do đó, ngay cả khi xác xuất cực kỳ lớn lao đến hầu như không thể nào xảy ra rằng những luật của ngẫu nhiên sẽ tạo ra một cơ cấu sinh vật có khả năng thông minh từ một lựa chọn ngẫu nhiên của những atom, tuy nhiên có thể xảy ra rằng sẽ có trong vũ trụ một số rất nhỏ của những sinh vật loại như thế mà chúng ta quả thực tìm thấy trong thực tế.

Khi đó, lại nữa, đã xem như đỉnh cao của một tiến trình lớn rộng bao la dường vậy, chúng ta có vẻ không thực sự để đủ gọi là tuyệt vời. Dĩ nhiên, tôi nhận thức được rằng nhiều những nhà gót-học thì tuyệt vời hơn tôi rất nhiều, và rằng tôi không thể trọn vẹn cảm kích những công lao cho đến giờ đã nâng cao (thông minh) của riêng tôi. Dẫu sao đi nữa, ngay cả sau khi tính đến những thêm vào đầu óc này, tôi không thể không nghĩ rằng đấng Toàn năng hoạt động trong tất cả thời gian vĩnh cửu hẳn có lẽ đã tạo ra một gì đó tốt đẹp hơn. Và sau đó chúng ta phải ngẫm nghĩ rằng ngay cả kết quả này xảy ra chỉ là một hết sức ngắn ngủi. Trái đất sẽ không mãi giữ trong tình trạng có thể sinh sống được; Loài người sẽ chết hết, và nếu tiến trình vũ trụ là để minh chứng cho chính nó từ đây về sau, nó sẽ phải làm như vậy ở nơi nào khác hơn trên mặt của hành tinh chúng ta. Và ngay cả điều này nếu có xảy ra, sớm hay muộn, nó phải dừng lại. Luật thứ hai về nhiệt động lực học khiến chắc chắn là không thể không nghi ngờ rằng vũ trụ thì đang cạn kiệt, và rằng đến tận cùng không gì, dù đáng quan tâm dẫu chỉ mảy may, sẽ có thể có được ở bất cứ đâu [17] . Tất nhiên, chúng ta có thể nói rằng khi đến thời gian đó, Gót sẽ lại lên dây cót cho guồng máy; nhưng nếu chúng ta có nói điều này, chúng ta chỉ có thể dựa sự khẳng định của chúng ta trên niềm tin tôn giáo, chứ không trên một mảnh nhỏ nào của bằng chứng khoa học. Cho đến nay, theo như những bằng chứng khoa học, vũ trụ đã bò qua từng giai đoạn chậm chạp đi đến một kết quả đáng thương trên trái đất này, và đang tiếp tục bò qua những giai đoạn, lại còn đáng thương hơn nữa, đến một tình trạng của cái chết phổ quát. Nếu điều này được nhận như bằng chứng của mục đích, tôi chỉ có thể nói rằng mục đích là một điều không hấp dẫn với tôi. Do đó, tôi không thấy lý do để tin vào bất kỳ một loại Gót nào, cho dù mơ hồ đến đâu và thu giảm loãng nhạt thưa mỏng đến đâu. Tôi để qua một bên những luận chứng siêu hình cũ, vì chính những nhà bào chữa tôn giáo đều đã ném bỏ chúng.

Hồn người và sự bất tử

Sự nhấn mạnh của đạo Kitô về hồn người cá thể đã có một ảnh hưởng sâu xa trên luân lý của những cộng đồng người Kitô. Nó là một học thuyết có nền tảng cơ bản gần gũi với của những triết gia phái Stoics, nổi lên như của họ đã nổi lên trong những cộng đồng thôi không còn có thể ấp ủ những hoài bão chính trị. Động lực tự nhiên của cá nhân mạnh mẽ có nhân cách tử tế là cố gắng để làm tốt, nhưng nếu người này bị tước hết mọi quyền lực chính trị và mọi cơ hội để ảnh hưởng vào những gì xảy ra, người này sẽ bị đẩy lệch hướng ra khỏi tiến trình tự nhiên của mình, và sẽ quyết định rằng điều quan trọng là để là tốt. Đây là những gì đã xảy ra với những người Kitô đầu tiên; nó đã dẫn đến một khái niệm về sự thánh thiện cá nhân như một gì đó hoàn toàn độc lập với hành động đem lại ích lợi, vì sự thánh thiện phải là một gì đó có thể đạt đến được bởi những người bất lực trong hành động. Vì thế đức hạnh xã hội đã bị loại trừ khỏi đạo đức của đạo Kitô. Cho đến ngày nay, những người Kitô thường nghĩ rằng một người ngoại tình thì xấu xa hơn một người làm chính trị nhận hối lộ, mặc dù người sau có thể gây nhiều tổn hại gấp nghìn lần.

Quan niệm thời trung cổ về đức hạnh, như người ta thấy trong những bức tranh của họ, đã là về một gì đó không có thực chất, yếu ớt, và tình cảm. Người có đạo đức nhất là người đã rút ra khỏi thế giới; Những người duy nhất của hành động đã được coi như những ‘vị thánh’ là những người đã phí phạm mạng sống và của cải của những người dưới quyền của họ trong chiến tranh với những người Turk, như ‘thánh chiên’ Louis [18] . Giáo hội sẽ không bao giờ xem một người như một vị ‘thánh’ vì người này đã cải cách tài chính, hay luật hình sự, hay tư pháp [19] . Những đóng góp như vậy cho phúc lợi của con người được coi chỉ là không quan trọng. Tôi không tin rằng trong danh sách những thánh chiên gán mỗi ngày trong lịch hàng năm, lại có được một thánh chiên duy nhất nào mà công trạng của ông là do công trình phục vụ phúc lợi công cộng [20] .

Với sự tách biệt này giữa con người xã hội và con người đạo đức, đã đi đến một sự tách biệt ngày càng tăng giữa hồn người và thể xác, vốn đã tồn tại trong siêu hình học của đạo Kitô và trong những hệ thống triết học bắt nguồn từ Descartes. Người ta có thể nói, một cách rộng rãi, rằng thân xác đại diện cho phần xã hội và cộng đồng của một người, trong khi hồn người đại diện cho phần riêng tư cá nhân. Khi nhấn mạnh vào hồn người, đạo đức Kitô đã làm tự nó thành hoàn toàn cá nhân. Tôi nghĩ điều là rõ ràng rằng kết quả thực và cuối cùng của tất cả những thế kỷ của giáo thuyết Kitô là đã từng làm cho con người trở nên tự cao tự đại hơn, trong bản thân họ đã khép kín câm lặng hơn, hơn là tự nhiên đã làm họ; Vì những xung lực vốn tự nhiên mang một người ra bên ngoài những bức tường của tự ngã của người ấy là của tình dục, gia đình, và lòng yêu nước hay bản năng bầy đàn.

Tình dục, Giáo hội đã làm tất cả mọi thứ có thể làm được để giảm giá trị và làm suy thoái phân hủy; Tình cảm gia đình đã bị chính Christ và số đông đi theo ông khiển trách; Và lòng yêu nước, không thể tìm được chỗ đứng nào trong những quần thể dân chúng của Đế quốc Rome. Cuộc tranh cãi chống lại gia đình trong những sách ghi chép cuộc đời của Christ là một vấn đề chưa nhận được sự chú ý xứng đáng của nó. Giáo hội đối xử với Mẹ của Christ bằng sự tôn kính, nhưng chính ông đã cho thấy rất ít ỏi của thái độ này. “Người đàn bà kia, ta có dính dáng gì với ngươi?” (John 2, 4) là cách ông nói chuyện với bà[21] . Ông cũng nói rằng ông đã đến để đặt một người con trong xung đột chống lại cha người ấy, con gái chống lại mẹ người ấy, và con dâu chống lại mẹ chồng người ấy, và rằng ai là người yêu cha và mẹ người ấy nhiều hơn yêu ông, thì không xứng đáng với ông (Matt, 10, 35-37). [22] Tất cả những điều này có nghĩa là sự tan rã của quan hệ gia đình sinh học vì mục đích của tin tưởng tôn giáo – một thái độ có rất nhiều liên quan với sự không khoan dung vốn đã đi vào thế giới cùng với sự lan truyền của đạo Kitô.

Chủ nghĩa cá nhân này lên tới đỉnh cao trong học thuyết về sự bất tử của hồn người cá nhân, vốn tin rằng sau này sẽ tận hưởng hạnh phúc vô cùng hay bất hạnh vô tận tùy theo những hoàn cảnh. Những hoàn cảnh trong đó sự khác biệt quan trọng này đã tùy thuộc thì khá là đáng tò mò nên biết. Thí dụ, nếu bạn chết ngay sau khi một nhà chăn chiên rảy ‘nước thánh’ lên người bạn, trong khi lẩm bẩm một số từ ngữ nào đó, bạn thừa hưởng hạnh phúc vĩnh cửu; Ngược lại, nếu sau một đời dài và đạo đức, bạn bị sét đánh đúng trong giây phút đương khi bạn dùng thứ ngôn ngữ tồi tệ (như chửi thề) vì bạn làm đứt một sợi dây giày, bạn sẽ thừa hưởng sự đày đọa vĩnh cửu. Tôi không nói rằng những người Kitô Phản Thệ thời nay tin điều này, cũng không phải ngay cả những người Kitô Catô thời nay, những người đã chưa được dạy dỗ đầy đủ về gót-học; Nhưng tôi nói rằng quả thực đây là học thuyết chính thống và đã được tin tưởng vững chắc cho đến tận thời gần đây.

Những người (thực dân) Spaniards (xâm lăng) ở Mexico và Peru đã thường làm phép ‘rửa tội’ cho những trẻ sơ sinh dân bản địa America và sau đó ngay lập tức đập vỡ óc chúng ra: bằng cách này họ bảo đảm rằng những trẻ sơ sinh này đã lên Thiên Đàng. [23] Không một người Kitô chính thống nào có thể tìm thấy bất kỳ lý do hợp lý nào để lên án hành động này của họ, mặc dù tất cả ngày nay đều làm như vậy. Trong vô số cách thức, học thuyết về sự bất tử cá nhân dưới dạng Kitô của nó đã có những ảnh hưởng thảm khốc cho đạo đức, và sự tách rời siêu hình của hồn người và thân xác đã có những ảnh hưởng thảm hại cho triết học.

Những nguồn gốc của sự không khoan dung

Sự không khoan dung, thù hận lan rộng khắp thế giới với sự xuất hiện của đạo Kitô là một trong những đặc điểm đáng thắc mắc nhất, theo tôi nghĩ, là đến từ niềm tin của người Jew về tính đạo hạnh chính trực[24] và về thực tại độc nhất của Gót Jew. Tại sao người Jew đã có những khác thường này thì tôi không biết. Chúng dường như đã phát triển trong thời gian dân Jew lưu vong như một phản ứng chống lại nỗ lực để thu hút người Jew vào những nhóm người ngoài. [25] Tuy nhiên, những người Jew, và đặc biệt là những tiên tri, đã phát minh ra sự nhấn mạnh vào tính đạo hạnh chính trực cá nhân và ý tưởng rằng nó là xấu xa để khoan dung bất cứ tôn giáo nào ngoại trừ một. Hai ý tưởng này đã có một tác động thảm khốc bất thường vào lịch sử phương Tây.

Giáo hội đã làm ồn ào lớn chuyện về sự bức hại những người Kitô của Nhà nước Rome trước thời hoàng đế Constantine. Sự đàn áp này, tuy nhiên, đã là nhẹ nhàng và không liên tục, lúc có lúc không, và hoàn toàn chính trị. Trong suốt thời gian, từ thời Constantine cho đến cuối thế kỷ XVII, những người Kitô bị chính những Kitô khác bức hại còn dữ dội hơn là họ đã bị những hoàng đế Rome đàn áp. Trước khi có sự nổi lên của đạo Kitô, thái độ bức hại tôn giáo này đã không từng được biết đến trong thế giới thời cổ, ngoại trừ giữa những người Jew. Nếu bạn đọc, ví dụ như, Herodotus, bạn sẽ thấy một vài giải thích nhạt nhẽo và độ lượng về những tập quán của những quốc gia xa lạ mà ông có dịp đến thăm. Đôi khi, quả đúng, là có một phong tục man rợ đặc biệt nào đó có thể gây chấn động cho ông, nhưng nhìn chung, ông rất thân thiện với những gót nước ngoài và phong tục nước ngoài. Ông đã không lo lắng để chứng minh rằng những người gọi Zeus bằng một vài tên gọi khác sẽ phải chịu sự trừng phạt vĩnh cửu, và phải bị xử tử để sự trừng phạt của họ có thể bắt đầu càng sớm càng tốt. Thái độ này đã được dành riêng cho những người Kitô. Đúng là người Kitô hiện đại ít cứng rắn hơn, nhưng đó không phải là nhờ vào đạo Kitô; Đó là nhờ vào những thế hệ của những người tư tưởng tự do, từ thời Phục hưng đến ngày nay, những người đã làm cho những người Kitô cảm thấy xấu hổ về nhiều những tin tưởng truyền thống của họ. Thật là khôi hài khi nghe người Kitô thời nay nói với bạn rằng đạo Kitô thì thực sự dịu nhẹ và duy lý đến chừng nào!, và làm ngơ trước sự kiện rằng tất cả sự sự dịu nhẹ và duy lý của nó là đều đến từ sự giảng dạy của những người vốn trong thời của họ đã bị tất cả những người Kitô chính thống khủng bố.

Không ai ngày nay tin rằng thế giới đã được tạo ra vào năm 4004 TCN; Nhưng không lâu cho cho lắm trước đây, sự hoài nghi trên điều này đã được nghĩ là một tội ác ghê tởm. Cụ cố-cố nội của tôi, sau khi quan sát độ sâu của dung nham trên những sườn núi Etna, đã đi đến kết luận rằng thế giới phải là cổ hơn, so với lý thuyết Kitô chính thống đã giả định, và cụ đã công bố ý kiến ​​này trong một cuốn sách. Vì “phạm tội” này, cụ đã bị trục xuất khỏi quận hạt, và đã phải chịu sự tẩy chay của xã hội. Nếu cụ đã là một người trong hoàn cảnh khiêm tốn hơn, sự trừng phạt cụ chắc chắn đã nặng nề hơn. [26] Không công trạng gì từ những người Kitô chính thống khiến họ bây giờ không còn tin vào tất cả những điều ngớ ngẩn vốn đã được tin tưởng mới 150 năm trước đây. Sự ‘thiến hoạn’ dần dần học thuyết Kitô đã có tác dụng, bất chấp sức đề kháng mạnh mẽ nhất, và chỉ như là kết quả của những tấn công của những người tư tưởng tự do, không-tin-có-gót.

Học thuyết về Ý chí Tự do

Thái độ của những người Kitô về vấn đề luật của Tự nhiên đã từng là dao động và không chắc chắn đến gây tò mò thắc mắc. Một mặt, đã có một học thuyết về ý chí tự do, phần lớn những người Kitô tin vào nó; và học thuyết này đã đòi hỏi rằng những hành vi của con người, ít nhất sẽ không phải tuân theo luật của Tự nhiên. Mặt khác, đặc biệt trong thế kỷ thứ XVIII và XIX, đã có một tin tưởng vào Gót như Đấng Ban Luật và vào luật tự nhiên như một trong những bằng chứng chính cho sự hiện hữu của một đấng SángTạo. Trong thời gian gần đây, sự chống đối với sự cai quản của luật tự nhiên, vì mục đích bảo vệ cho ý chí tự do, đã bắt đầu được cảm nhận mạnh mẽ hơn sự tin tưởng vào luật tự nhiên như bằng chứng có thể dành cho một Đấng Ban Luật.

Những nhà Duy vật đã dùng những định luật của vật lý để cho thấy, hay cố gắng cho thấy, rằng những chuyển động của cơ thể con người đều tất định về cơ học, và rằng hệ quả là tất cả mọi sự vật việc chúng ta nói và mọi thay đổi về vị trí chúng ta có tác động, đều nằm ngoài phạm vi của bất kỳ ý chí tự do nào nếu có thể có được. Nếu điều này là như vậy, bất cứ sự vật việc gì may ra có thể còn lại cho những khả năng ý chí không bị giam giữ của chúng ta thì có giá trị ít ỏi. Nếu, khi một người viết một bài thơ hay phạm tội giết người, những động tác cơ thể liên quan đến hành động của người này chỉ do những nguyên nhân vật chất, có vẻ như phi lý để dựng một bức tượng cho người này trong một trường hợp và để treo cổ người này trong trường hợp kia. Có thể trong những hệ thống siêu hình nhất định nào đó, vẫn còn có một khu vực của suy tưởng thuần túy, trong đó ý chí sẽ là tự do; Nhưng vì rằng chỉ có thể truyền thông đến người khác bằng những phương tiện của động tác thân xác, vương quốc của tự do tất sẽ là một lĩnh vực có thể không bao giờ là đối tượng của truyền thông, và có thể không bao giờ có bất kỳ quan trọng xã hội nào.

Sau đó, lại nữa, học thuyết tiến hóa đã có một ảnh hưởng đáng kể với những người Kitô đã chấp nhận nó. Họ đã thấy rằng sẽ là điều trái khoáy và chướng tai, để làm những tuyên bố nhân danh cho con người vốn chúng đều hoàn toàn khác với những tuyên bố vốn được làm nhân danh cho những dạng khác của sự sống. Vì vậy, để bảo vệ ý chí tự do trong con người, họ đã phản đối mọi nỗ lực nhằm giải thích hành vi của vật chất sống trong những thuật ngữ của những luật vật lý và hóa học. Quan điểm của Descartes, đi tới kết quả rằng tất cả những động vật ‘hạ đẳng’ đều là những ‘máy tự động’[27] , thôi không còn được những nhà gót học tự do ưa thích. Học thuyết về sự liên tục [28] làm họ đã có khuynh hướng để đi một bước lại còn xa hơn nữa, và chủ trương rằng ngay cả những gì được gọi là vật chất chết thì không bị cai quản cứng nhắc trong hành vi của nó bằng bất kỳ những luật lệ không thay đổi nào. Họ xem dường đã bỏ qua sự kiện là nếu bạn bãi bỏ sự cai quản của luật lệ, bạn cũng hủy bỏ sự có thể có của những ‘phép lạ’, vì nếu những phép lạ là những hành động của Gót vốn chúng có thể vượt phạm những luật lệ cai quản những hiện tượng thông thường. Tuy nhiên, tôi có thể tưởng tượng nhà gót-học tự do hiện đại chủ trương với một vẻ thâm thuý rằng mọi sự sáng tạo thì đều kỳ diệu, như thế khiến ông thôi không còn cần thắt chặt trên những xảy ra nhất định nào đó như những bằng chứng đặc biệt về sự can thiệp của Gót.

Dưới ảnh hưởng của phản ứng này chống lại luật tự nhiên, một số nhà biện hộ của đạo Kitô đã nắm lấy những học thuyết mới nhất về atom, có xu hướng cho thấy rằng những luật vật lý mà chúng ta từ trước đến nay vẫn tin tưởng, đều chỉ có một gần đúng và (xác xuất) trung bình của sự thật khi áp dụng với một số lượng lớn những atom, trong khi những electron riêng biệt thì hoạt động rất giống như theo ý nó thích. Tin tưởng của riêng tôi rằng đây là một giai đoạn tạm thời, và rằng chẳng bao lâu những nhà vật lý sẽ tìm ra những định luật cai quản những hiện tượng của thế giới cực nhỏ, mặc dù những luật này có thể khác biệt đáng kể so với những định luật của vật lý truyền thống. [29] Tuy nhiên, dẫu có thể sẽ là thế nào chăng nữa, điều đáng kể là để quan sát rằng những học thuyết hiện đại về lĩnh vực gồm những hiện tượng của thế giới cực nhỏ, thì không chứa đựng ảnh hưởng nào đến bất cứ gì vốn có quan trọng thực tiễn. Những chuyển động nhìn thấy, và thực sự tất cả những chuyển động làm được bất kỳ khác biệt nào với bất kỳ một ai, đều gồm một số lượng rất lớn những atoms vốn chúng đi đến trọn vẹn trong phạm vi của những định luật cũ. Để viết một bài thơ hay thực hiện một vụ giết người (quay trở lại minh hoạ trước của chúng ta), cần di chuyển một khối lượng đáng kể của mực hay chì. Những electron gồm trong chất mực in có thể nhảy múa tự do quanh phòng khiêu vũ nhỏ bé của chúng, nhưng phòng khiêu vũ như một toàn bộ thì di chuyển theo những định luật của vật lý cũ, và chỉ điều này mà thôi là những gì nhà thơ và nhà xuất bản của ông quan tâm. Do đó, những học thuyết hiện đại không mang ý nghĩa nào tiếp nhận được với bất kỳ một vấn đề nào của lợi ích con người, với chúng nhà gót-học có sự quan tâm.

Như thế, câu hỏi về ý chí tự do vẫn nằm đúng vị trí nó đã có. Bất cứ gì có thể được nghĩ về nó như một vấn đề sau cùng của siêu hình học, thì rõ ràng là không ai tin vào nó trong thực tế. Tất cả mọi người đã luôn luôn tin rằng là để rèn luyện hay đào tạo cá tính con người là điều có thể làm được: Mọi người đã đều biết rằng rượu hay thuốc phiện sẽ có một tác động nhất định nào đó trên hành vi ứng xử. Những ‘sứ đồ’ rao giảng ý chí tự do duy trì rằng một người có thể bởi khả năng của ý chí tránh được bị say rượu, nhưng ông không duy trì rằng một người có thể nói “Hiến pháp Anh” khi say rượu cũng rõ ràng như khi người này tỉnh táo. Và tất cả những ai từng làm việc với những trẻ em đều biết rằng một chế độ ăn uống thích hợp quả thực làm cho chúng trở nên đạo đức hơn những lời rao giảng hùng hồn nhất thế giới. Một trong những tác dụng của học thuyết ý chí tự do trong thực hành là để ngăn ngừa mọi người đi theo hiểu biết thực tiễn thông thường loại như vậy để đi đến kết luận hợp lý của nó. Khi một người hành động theo những cách làm phiền chúng ta, chúng ta muốn nghĩ rằng người ấy thì xấu xa, và chúng ta từ chối đối mặt với thực tế là hành vi gây phiền nhiễu của người ấy là kết quả của những nguyên nhân trước đó, mà nếu bạn theo dõi chúng đủ lâu dài, sẽ đưa bạn vượt quá thời điểm ra đời của người ấy, và do đó đến những sự kiện mà người ấy không thể bị buộc có trách nhiệm bằng bất kỳ một mảnh kéo dài nào của tưởng tượng.

Không ai đối xử một chiếc xe hơi cũng ngu xuẩn như người ấy đối xử với một con người khác. Khi xe không chạy, người ấy không qui gán hành vi gây phiền nhiễu của nó với ‘tội lỗi’; Người ấy không nói, “Mày là một chiếc ô tô độc ác, và tao sẽ không cho mày thêm xăng nữa cho đến khi nào mày chạy!” Nhưng người này cố gắng tìm ra chuyện gì đã sai và chữa nó thành đúng. Một cách tương tự để đối xử với con người, tuy nhiên, thì được coi là trái với những ‘chân lý’ của đạo Kitô ‘thánh thiện’ của chúng ta. Và điều này cũng áp dụng ngay cả trong việc điều trị những trẻ nhỏ. Nhiều đứa trẻ có những thói quen xấu vốn bị sự trừng phạt làm cho thành xấu vĩnh viễn, nhưng có thể sẽ tự mất đi nếu đừng để ý đến. Tuy nhiên, những người nuôi dạy trẻ, với rất ít trường hợp ngoại lệ, xem trừng phạt là làm điều đúng, mặc dù làm như vậy họ phạm vào nguy hiểm có thể gây nên điên dại. Khi điên dại đã được gây ra, nó được thuật lại trong những tòa án như là một bằng chứng về sự gây tai hại của thói quen, không phải của hình phạt. (Tôi đang nói về việc một truy tố gần đây về tội ‘vi phạm thuần phong mỹ tục’ ở tiểu bang New York [30] ). Những cải cách trong giáo dục đã xảy đến, rất nhiều phần qua sự nghiên cứu về những người điên dại và có não thức yếu nhược, vì họ không bị gán cho trách nhiệm đạo đức đối với những thất bại của họ, và do đó đã được chữa trị một cách khoa học hơn so với những trẻ bình thường. Đến tận rất gần đây, đã chủ trương, nếu một đứa trẻ không thể học được bài học của nó, cách chữa bệnh đúng là đánh đòn bằng roi hay gậy. Quan điểm này gần như đã không còn nữa trong việc đối xử với trẻ em, nhưng nó vẫn tồn tại trong luật hình sự. Rõ ràng là một người có một khuynh hướng với tội ác phải bị giam giữ lại, nhưng cũng phải làm thế với một ai là người bị thú vật cắn, mắc bệnh ‘dại’, sợ nước [31] và muốn cắn người khác, mặc dù không ai coi người này có trách nhiệm đạo đức. Một người mắc bệnh dịch hạch phải bị giam giữ cho đến khi người này được chữa khỏi, mặc dù không ai nghĩ người này là độc ác xấu xa. Cùng một điều nên được thực hiện với một người phải chịu khổ sở vì có một khuynh hướng để phạm vào làm những giả mạo; Nhưng không nên có thêm ý kiến ​​về phạm tội trong trường hợp này hơn trong trường hợp kia. Và đây chỉ là một hiểu biết thực tiễn thông thường, mặc dù nó là một hình thức của hiểu biết thực tiễn thông thường mà đạo đức học và siêu hình học Kitô phản đối.

Để phán đoán về ảnh hưởng đạo đức của bất kỳ tổ chức nào đối với cộng đồng, chúng ta phải xem xét loại xung lực nào được hiện thân trong tổ chức, và đến mức độ nào mà tổ chức này tăng hiệu quả của xung lực trong cộng đồng đó. Đôi khi xung lực liên quan thì khá rõ ràng, đôi khi nó thì ẩn chìm hơn. Một hội Alpine của những người leo núi, lấy thí dụ, hiển nhiên là hiện thân của xung lực để phiêu lưu, và một hội hàn lâm của những học giả hiện thân cho xung lực hướng tới kiến ​​thức. Gia đình như một tổ chức hiện thân cho lòng ghen tuông nam nữ và tình cảm làm cha mẹ; Một câu lạc bộ bóng tròn hay một đảng chính trị là hiện thân của xung lực hướng đến lối chơi mang tính đua tranh; Nhưng hai tổ chức xã hội lớn nhất – cụ thể là Giáo hội và nhà nước – đều phức tạp hơn trong động cơ tâm lý của chúng. Mục đích chính của nhà nước rõ ràng là bảo đảm an ninh chống lại cả tội phạm bên trong lẫn kẻ thù bên ngoài. Nó bắt nguồn từ khuynh hướng trẻ em chen rúc vào nhau khi chúng sợ hãi, và tìm kiếm một người lớn là người sẽ cho chúng một cảm giác của an toàn.

Giáo hội có những nguồn gốc phức tạp hơn. Chắc chắn nguồn quan trọng nhất của tôn giáo là sợ hãi; Điều này có thể nhìn thấy được ngay trong thời hiện tại, vì bất cứ sự vật việc gì gây nên hoảng hốt báo động đều dễ dàng xoay những suy nghĩ của con người đến Gót. Chiến trận, dịch bệnh, và đắm tàu, ​​tất cả đều có khuynh hướng làm cho người ta thành có tôn giáo. Tuy nhiên, tôn giáo cũng có những kêu gọi khác, bênh cạnh kêu gọi đó của khiếp hãi; Nó đặc biệt kêu gọi tới lòng tự hào của con người. Nếu đạo Kitô là đúng, loài người không phải là những con giun đáng thương đến thế, như họ xem dường là; Họ là trong sự chú tâm của đấng Sáng tạo của vũ trụ, là người không quản ngại để lấy làm làm hài lòng với họ khi họ cư xử tốt lành, và không hài lòng khi họ cư xử tồi tệ. Đây là một sự tán dương lớn lao. Chúng ta không nên nghĩ đến việc nghiên cứu một tổ kiến ​​để tìm ra những con kiến ​​nào làm nhiệm vụ ‘làm kiến’ của chúng, và chắc chắn chúng ta không nên nghĩ đến việc loại riêng ra những con kiến đã chểnh mảng và ném chúng vào đám lửa cháy [32] . Nếu Gót làm điều này cho chúng ta, đó là một sự tán dương cho sự quan trọng của chúng ta; Và nó thậm chí còn là một tán dương sung sướng thích thú hơn nếu ông thưởng cho những người tốt trong chúng ta hạnh phúc vĩnh cửu trên thiên đường. Sau đó có một ý tưởng tương đương trong thời nay rằng sự tiến hóa vũ trụ thì được thiết kế để mang lại loại kết quả vốn chúng ta gọi là tốt – đó là nói rằng, loại kết quả đem cho chúng ta sung sướng. Ở đây một lần nữa là điều tâng bốc để giả sử rằng vũ trụ thì kiểm soát bởi một Hữu thể là người cũng chia sẻ những thị hiếu và thành kiến của chúng ta.[33]

Ý tưởng về sự đạo hạnh chính trực

Xung lực tâm lý thứ ba được hiện thân trong tôn giáo là điều đã dẫn tới khái niệm về sự đạo hạnh chính trực. Tôi biết rằng nhiều người tư tưởng tự do nghiên cứu khái niệm này với sự kính trọng lớn và đã cho rằng nó nên được giữ lại bất chấp sự phân rã của tôn giáo giáo điều. Tôi không thể đồng ý với họ về điểm này. Sự phân tích tâm lý của ý tưởng về sự đạo hạnh chính trực xem dường với tôi cho thấy rằng nó đã có gốc từ những đam mê không nên mong muốn có, và không nên được sự tán thành công khai của lý trí làm cho mạnh thêm. Sự đạo hạnh chính trực và sự không đạo hạnh chính trực phải được kết hợp với nhau; không thể nhấn mạnh vào một này mà không nhấn mạnh vào một kia. Bây giờ, trong thực tế “không đạo hạnh chính trực” là gì? Nó là hành vi ứng xử thực tế thuộc một loại không được bầy đàn ưa thích. Bằng cách gọi nó là không đạo hạnh chính trực, hay không đạo hạnh, và bằng cách sắp xếp một hệ thống đạo đức phức tạp xung quanh khái niệm này, bầy đàn tự biện chính cho mình trong việc trút sự trừng phạt xuống những đối tượng không được riêng nó ưa thích, trong khi cùng lúc, vì bầy đàn thì đạo hạnh chính trực theo định nghĩa, nó làm tăng tự hào riêng của nó lên, ngay tại thời điểm nó thả lỏng xung lực của nó để là tàn nhẫn. Đây là tâm lý học của đám đông mù quáng đánh và treo cổ giết nghi phạm không màng đến pháp luật [34], và của những cách khác trong đó những tội phạm bị trừng phạt. Yếu tính của khái niệm về đạo hạnh chính trực, do đó, là đem lại khả năng cho một lối xả thoát cho chủ nghĩa bạo dâm bằng cách đội lốt tàn ác như là công lý.

Nhưng, có thể nói, giải thích mà bạn vừa đem cho tính đạo hạnh chính trực thì hoàn toàn không thể áp dụng được cho những tiên tri Hebrew, là người, sau tất cả, với sự cho thấy của chính bạn, đã phát minh ra ý tưởng. Có sự thật trong điều này: Tính đạo hạnh chính trực qua miệng lưỡi của những tiên tri Hebrew có nghĩa là những gì đã được họ và Yahweh chấp nhận. Người ta tìm thấy cùng một thái độ diễn tả trongsách Công vụ các Tông Đồ, nơi mà những Tông Đồ bắt đầu tuyên bố bằng những lời “Vì nó xem dường tốt lành với Gót Ma [35] , và với chúng ta...” (Acts 25: 28). [36] Tuy nhiên, sự chắc chắn cá nhân này về phần thị hiếu và quan điểm của Gót thì không thể được lấy làm cơ sở cho bất cứ tổ chức nào. Điều đó đã từng luôn luôn là khó khăn mà đạo Phản Thệ đã buộc phải tranh cãi: một vị tiên tri mới có thể chủ trương rằng điều được vén lên cho thấy của ông thì có giá trị hơn những người trước ông, và không có gì trong quan điểm tổng quát của đạo Phản Thệ cho thấy tuyên bố này là không hợp lệ. Do đó đạo Phản Thệ chia thành vô số những giáo phái, làm suy yếu lẫn nhau; Và có lý do để giả định rằng một trăm năm sau kể từ đây, đạo Catô do đó sẽ là đại diện có tác dụng duy nhất của đức tin Kitô. Trong Giáo hội Catô, sự linh cảm loại như của những nhà tiên tri đã tán thưởng thì có chỗ đứng của nó; Nhưng người ta nhận ra rằng những hiện tượng vốn trông nhiều phần giống như cảm hứng thần thánh đích thực có thể đã được lấy cảm hứng từ Satan, và đó là công việc của Giáo hội để phân biệt cho tách bạch, cũng đúng như công việc của những người sành sỏi mỹ thuật để biết một tranh Leonardo thực với một tranh vẽ giả. Trong cách này, đồng thời sự vén lên cho thấy trở thành được thể chế hoá. Đạo hạnh chính trực là những gì Giáo hội chấp nhận, và không đạo hạnh chính trực là những gì nó không đồng ý. Thế nên, phần có tác dụng của khái niệm về đạo hạnh chính trực là sự biện minh cho sự thù ghét của bầy đàn.

Do đó, dường như ba xung lực con người được hiện thân trong tôn giáo là sợ hãi, kiêu căng và hận thù. Mục đích của tôn giáo, người ta có thể nói, là để đem cho một vẻ của tôn trọng với những đam mê này, miễn là chúng chạy trong những kênh nhất định. Đó là bởi vì những đam mê này, trên toàn bộ, tạo ra đau khổ con người khiến tôn giáo là một sức mạnh của cái ác, vì nó cho phép con người dầm mình trong những đam mê này với không kiềm chế, ở đó ngoại trừ sự chuẩn y may ra chúng có, ít nhất đến một mức độ nào đó kiểm soát chúng.

Tôi có thể tưởng tượng ở điểm này một phản đối, chắc chắn sẽ không được phần lớn những tín đồ chính thống thúc dục nhưng dẫu sao vẫn đáng để xem xét. Hận thù và sợ hãi, có thể nói, là những cá tính thiết yếu của con người; Loài người luôn luôn đã và luôn luôn sẽ cảm thấy chúng. Điều tốt nhất bạn có thể làm với chúng, tôi được bảo, là hướng chúng vào một số luồng chảy nhất định nào đó mà chúng ít gây hại hơn chúng sẽ gây hại nếu ở trong một số luồng chảy khác. Một nhà gót học Kitô có thể nói rằng sự đối xử với chúng của Giáo hội thì cũng tương tự như cách đối xử của Giáo hội với xung lực tình dục, vốn nó đáng trách. Nó cố gắng trả lại sự vô hại cho nhục dục, bằng cách hạn chế nó bên trong những phạm vi của hôn nhân. Vì vậy, có thể nói, nếu loài người chắc chắn sẽ không tránh khỏi phải cảm thấy hận thù, nó tốt hơn là nên hướng hận thù này chống lại những ai là người thực sự gây hại, và đây chính là những gì mà Giáo hội thực hiện bằng khái niệm của nó về đạo hạnh chính trực.

Có hai trả lời với luận điểm này – một tương đối nông cạn, trên mặt nổi; một kia đi đến gốc của vấn đề. Trả lời nông cạn là rằng khái niệm của Giáo hội về đạo hạnh chính trực thì không phải là điều tốt nhất có thể có được; trả lời nền tảng là rằng hận thù và sợ hãi, với kiến ​​thức tâm lý hiện tại của chúng ta và kỹ thuật công nghiệp hiện tại của chúng ta, có thể được loại trừ hoàn toàn khỏi đời sống con người.

Lấy điểm thứ nhất trước hết. Khái niệm của Giáo hội về đạo hạnh chính trực thì không ai ưa thích hay mong muốn, về mặt xã hội trong nhiều cách khác nhau – trước nhất và trên hết, trong sự hạ giá, coi khinh trí tuệ và khoa học. Khiếm khuyết này được thừa hưởng từ những sách ghi chép về Jesus. Christ bảo chúng ta hãy trở thành như những đứa trẻ nhỏ, [37] nhưng những đứa trẻ nhỏ không thể hiểu được toán học vi phân, hay kinh tế học về tiền tệ, hay những phương pháp y học hiện đại chống lại bệnh tật. Để thu tập được kiến ​​thức loại như vậy không là phần nhiệm vụ của chúng ta, theo như Giáo hội. Giáo hội thôi không còn dám chắc rằng kiến thức tự nó là tội lỗi, mặc dù nó đã làm như thế trong những ngày huy hoàng của nó; Nhưng việc thu thập kiến ​​thức, mặc dù không tội lỗi, thì nguy hiểm, vì nó có thể dẫn đến một sự tự hào trí tuệ, và do đó đến một tra hỏi về tín điều đạo Kitô. Chẳng hạn, lấy thí dụ, hai người đàn ông, một người trong số họ đã dập tắt bệnh sốt vàng da trong một số khu vực lớn ở vùng nhiệt đới, nhưng trong quá trình hoạt đông này, ông đã đôi khi có những quan hệ với những phụ nữ mà ông không kết hôn; Trong khi người kia lại lười biếng và hèn kém, sinh con năm một cho đến khi vợ ông này chết vì kiệt sức, và chẳng chăm sóc gì đến đám con cái của mình, khiến chúng chết một nửa vì những nguyên nhân có thể ngăn ngừa được, nhưng ông này không bao giờ thoả mãn quan hệ tình dục bất chính. Mỗi người người Kitô tốt phải chủ trương rằng người thứ hai trong hai người này thì đạo đức hơn người thứ nhất. Thái độ như vậy, tất nhiên, là mê tín và hoàn toàn trái với lý trí. Tuy nhiên, một gì đó của sự phi lý này thì không thể tránh được cho đến khi nào sự tránh được tội lỗi thì được cho là quan trọng hơn công trạng tích cực, và cho đến chừng nào sự quan trọng của kiến ​​thức như là một sự trợ giúp cho một đời sống hữu ích thì không được nhìn nhận.

Phản đối thứ hai và nền tảng hơn với sự sử dụng sợ hãi và hận thù được Giáo hội thực hành là rằng ngày nay những cảm xúc này có thể hầu như hoàn toàn được loại bỏ khỏi bản chất con người, bằng những cải cách về giáo dục, kinh tế, và chính trị. Những cải cách giáo dục phải là cơ bản, vì những người cảm thấy hận thù và sợ hãi cũng thán phục những cảm xúc này và muốn duy trì chúng cho lâu dài, mặc dù sự thán phục và ước muốn này có thể là vô thức, như trong những người Kitô bình thường. [38] Một nền giáo dục được hoạch định với mục đích loại bỏ sự sợ hãi thì chắc chắn không phải là khó khăn để tạo ra nếu muốn. Chỉ cần đối xử với một đứa trẻ bằng sự tử tế, đặt nó vào một môi trường trong đó sáng kiến có thể khởi xướng nhưng không đưa đến những kết quả thảm khốc, và để tránh cho đứa trẻ khỏi phải tiếp xúc với những ai là người lớn nhưng có những kinh hoàng không hợp lý, dù là với bóng tối, với chuột, hay với cách mạng xã hội. Một đứa trẻ cũng không phải chịu hình phạt nghiêm khắc, hay những trách mắng quá nặng và quá đáng. Để cứu một đứa trẻ khỏi hận thù là một việc làm phức tạp hơn. Những tình huống khởi lên sự ghen tức phải được tránh né rất cẩn thận bằng những phương tiện của sự thận trọng và công lý chính đáng giữa những trẻ em khác nhau. Một đứa trẻ phải cảm thấy bản thân mình là đối tượng của tình cảm ấm áp của một số người, ít nhất là của những người lớn mà nó có liên hệ, và nó phải không bị ngăn trở trong những hoạt động tự nhiên và sự tò mò tìm hiểu của nó, ngoại trừ khi nguy hiểm đến đời sống hay sức khoẻ. Đặc biệt, không có tabu về kiến ​​thức tình dục, hay về trò chuyện những vấn đề mà người lớn vẫn thường xem là ‘không thích hợp’. Nếu những quy tắc đơn giản này được tuân theo ngay từ đầu, đứa trẻ sẽ là không sợ hãi và là thân thiện.

Khi bước vào tuổi trưởng thành, một người trẻ tuổi được giáo dục như thế sẽ tự thấy mình rơi vào một thế giới đầy bất công, đầy tàn ác, đầy khổ đau vốn có thể ngăn ngừa được. Sự bất công, tàn ác và đau khổ hiện hữu trong thế giới ngày nay là một thừa kế từ quá khứ, và nguồn gốc sau cùng của chúng là kinh tế, vì sự cạnh tranh sống còn cho những phương tiện của sự sinh tồn đã là không thể tránh khỏi trong những thời trước. Nó không phải là không thể tránh khỏi trong thời của chúng ta. Với kỹ thuật công nghiệp hiện nay, nếu chúng ta chọn, chúng ta có thể cung cấp sinh kế khả dĩ đủ sống cho tất cả mọi người. Chúng ta cũng có thể bảo đảm rằng dân số thế giới sẽ đứng yên nếu chúng ta không bị cản trở bởi ảnh hưởng chính trị của những hội nhà thờ vốn thích chiến tranh, dịch bệnh và nạn đói hơn kiếm soát sinh sản bằng ngừa thai. Những kiến ​​thức mà trong đó hạnh phúc phổ quát có thể được bảo đảm thì hiện diện; Trở ngại chính đối với sự đem nó dùng vào mục đích đó là sự giảng dạy của tôn giáo. Tôn giáo ngăn cản những trẻ em của chúng ta có được một nền giáo dục dựa trên lý trí; Tôn giáo ngăn cản chúng ta loại bỏ những nguyên nhân căn bản của chiến tranh; Tôn giáo ngăn cản chúng ta giảng dạy về đạo đức của sự hợp tác khoa học thay cho những học thuyết ác nghiệt lỗi thời của tội lỗi và trừng phạt. Có thể nhân loại đang ở trên ngưỡng cửa của một thời hoàng kim; Nhưng nếu vậy, trước hết cần phải giết con rồng canh giữ cửa, và con rồng này là tôn giáo.[39]



[40] tôi thường tránh dùng từ này, vì theo tôi gọi thế thực sự không hoàn toàn đúng theo cách dùng và cả theo từ nguyên của nó, ‘atheism’ có nghĩa đơn giản, như tôi vẫn dịch, là ‘không tin có gót’; và trong triết học, văn học phương Tây, gót viết với chữ ‘G’ hoa, nghĩa là gót của ba tôn giáo Juda, Kitô, và Islam. Như thế vô thần là quan điểm tự nhiên của (a) tất cả loài người, trước khi có những tôn giáo, và vẫn cả trong ngày nay, của (b) khoảng 1/2 dân số thế giới, gồm những người không theo những tôn giáo Abraham rất mới này; vì ‘atheism’ là ‘không tin có Gót’; một Gót viết hoa, gót duy nhất (một ‘thực tại độc nhất’ Russell nói ở trên), một gót trong tin tưởng của những tôn giáo Abraham (Gót, Allah, Yahweh). Thêm nữa, nếu không tin có gót, bất kể gót nào (Zeus, Brahma, Vishu, Shiva, Thor,…) là quan điểm đáng kính trước sau của những người có tư tưởng tự do, đến từ những ‘hiểu biết thực tiễn thông thường’, không mê tín tôn giáo, là cơ bản của trí tuệ khoa học ngày nay (‘thưa đức vua, tôi không cần đến giả thuyết này’ [41] ) , thì ‘vô thần’ là thái độ nguyên thủy, thông thường và tự nhiên sẵn có của con người, từ những thời đại mông muội đến tiến bộ.

2.

Những bài viết của Russell về tôn giáo trong thế kỷ vừa qua, nổi tiếng được biết với những tấn công đầy cương quyết, đầy sôi nổi, mạnh mẽ, đôi khi độc hại, tấn công vào tôn giáo, những Giáo hội khác nhau, những tín ngưỡng khác loại, và tất cả những động lực làm cho người ta nghiêng về tôn giáo. Thuật ngữ “Nhà Thờ”, hoặc “hội những Nhà thờ” trong các bài viết của Russell nói về mặt tổ chức của đạo Kitô, cả Kitô Roma (Vatican) và Kitô Phản thệ, tất cả những giới thẩm quyền về học thuyết của của nó (những nhà chuyên nghiên cứu về gót (nhà gót học), và những nhà tư tưởng chuyên bào chữa và biện hộ cho lý thuyết gót học của nó (Christian apologist), và những nhà chăn chiên trong một tổ chức hình pyramid, từ cấp thấp nhất, trông coi một làng, xã, đến cấp tỉnh, thành phố, đến cấp cao nhất, trên đỉnh của pyramid này là vua chiên), tất cả những ai là người trong thực tế, đã và vẫn đang duy trì, diễn giải, bào chữa, và truyền bá, rao giảng những giáo điều của tôn giáo này.

Russell định nghĩa tôn giáo là “một tập hợp gồm những tin tưởng được giữ như những giáo điều, thống trị mọi sinh hoạt của đời sống, vượt quá hoặc trái với bằng chứng, và được cấy trồng nhồi sọ bởi những phương pháp vốn là tình cảm hoặc uy quyền độc đoán, nhưng không trí tuệ”. [42] Định nghĩa này, có thể phân tích để thấy có bốn đặc điểm quan trọng. Thứ nhất, bản chất của niềm tin là giáo điều hoặc dựa trên thẩm quyền tuyệt đối (chân lý như một gì đó dấu kín với con người, nhưng một số người, những tiên tri tôn giáo, tự tuyên bố rằng chỉ mình, và chính mình đã được lựa chọn, đã được ‘vén lên cho thấy’ chân lý). Thứ hai, niềm tin không chỉ không dựa trên bằng chứng, mà thậm chí có thể trái ngược với những bằng chứng. Thứ ba, vì niềm tin có thể không dựa trên bằng chứng, nó có thể thiếu sự minh chứng trí thức, hay lý trí hợp lý. Và thứ tư, đặc tính không hợp lý thường có của niềm tin khiến nó là thiết yếu để ‘đức tin’ phải được do một uy quyền xa lạ áp đặt trên cá nhân con người, hoặc bằng cách kêu gọi những tình cảm của con người, hay kêu gọi, nhắc nhở tới những thẩm quyền không thực sự can hệ gì với họ. Uy quyền dùng để áp đặt niềm tin được những người, – tự tuyên bố là người chăm giữ tôn giáo và nắm những địa vị trong tổ chức nhân danh nó – thực hành. Russell dùng từ ‘ niềm tin’(belief) và ‘đức tin’ (faith) hoán đổi cho nhau Ông định nghĩa niềm tin, hay ‘đức tin’, nghĩa là tin tưởng tôn giáo, là ‘một tin tưởng vững chắc vào một sự vật việc gì đó vốn không có bằng chứng”. [43] Theo định nghĩa này của ông, rõ ràng là bất kỳ tín ngưỡng nào nếu mang tính giáo điều (chỉ gót của tín ngưỡng mình mới là gót thực, chỉ sách đạo của mình mới là sách ‘Thánh’, chỉ tôn giáo của mình mới là ‘đạo’, là ‘công giáo’, những tôn giáo khác là ‘ngoại đạo’, tà đạo’, …) đều trở thành một tôn giáo. Russell ghép chung chủ nghĩa Cộng sản với đạo Kitô, vì chủ nghĩa Cộng sản (đặc biệt theo những hình thức Lenin/Stalin), theo ông, không chỉ là một học thuyết chính trị, nó cũng là một tôn giáo có ‘đức tin’ giáo điều phức tạp, và khởi hứng từ những văn bản của Marx (Bản tuyên ngôn quốc tế Cộng sản). Những người Cộng sản có niềm tin, thí dụ, vào thuyết kinh tế giá trị thặng dư của Marx, hay ‘chủ nghĩa cộng sản sẽ là giai đoạn lịch sử cuối cùng của loài người’; trong khi những người Kitô có vô số những niềm tin, dĩ nhiên trong mức độ thì rất phi lý và hết sức hàm hồ hơn nhiều, nên họ phải tự tôn sùng như một thứ phẩm hạnh đạo đức, gọi là ‘đức tin’, thí dụ, sự sống lại của Christ, sự tận thế, sự phán xét cuối cùng của Gót, sự vĩnh cửu của linh hồn, ... Ít hay nhiều, chúng đều không thể chứng minh được hoàn toàn, dù thuần lý hay bằng chứng cứ.

Chúng ta có thể thấy định nghĩa trên của Russell thì giới hạn về phạm vi, ông chủ yếu nhìn vào bản chất thể chế hoá, cấu trúc hóa, hay tổ chức hóa của tôn giáo; nên khi ông nói về tôn giáo, chúng ta có thể thêm ‘tôn giáo có tổ chức’ mà không sợ sai lầm. Nếu chúng ta thử mượn một định nghĩa khác về tôn giáo, thí dụ để tạm so sánh phạm vi bàn luận; hãy xem tôn giáo là (a) ‘một cơ thể, một sinh vật có sáu chiều, điển hình gồm những giáo lý, huyền thoại, giáo thuyết đạo đức, nghi thức, và những tổ chức xã hội, và tất cả sống động qua những kinh nghiệm tôn giáo nhiều loại” (như nói trong The Varieties of Religious Experience: A Study in Human Nature của William James, hay The Sociology of Religion của Emile Durkheim), hay khuynh hướng mới trong thế kỷ này (b) tôn giáo là một hiện tượng của thế giới tự nhiên [44] (thực ra, quay về với nhận định đã nhắc ở trên của chính Russell ‘Tôn giáo chủ yếu là một hiện tượng xã hội’). Russell trước sau liên tục tấn công những Giáo hội (‘the Church’, ở đây, tôi dùng thay cho từ ‘giáo hội’, hay từ tự tâng bốc ‘hội thánh’) đã được thiết lập vững chãi ở phương Tây, đặc biệt nhấn mạnh vào những khía cạnh lý thuyết và đạo đức của tôn giáo. Điều này, có lẽ, sự nhấn mạnh này làm Russell thu hẹp phạm vi của định nghĩa về tôn giáo của ông. Những tôn giáo phương Đông, mặt khác chẳng hạn, thực sự có sự quan tâm nhiều hơn đến những khía cạnh tôn giáo trong kinh nghiệm sống cá nhân, sinh hoạt xã hội và nghi lễ tín ngưỡng. Thêm nữa, cũng cần thiết phải có một định nghĩa toàn diện hơn về tôn giáo, để hiểu được hiện tượng này vốn đã ảnh hưởng con người qua suốt lịch sử nhân loại. Tôn giáo, như chúng ta có thể nói, là sự nhận hiểu, dù qua sợ hãi hay thán phục, về một thực tại siêu việt, thần thánh hay trên thần thánh, và điển hình qua những dạng thức xã hội, đạo đức, nghi thức, kinh nghiệm, huyền bí và tư tưởng nó gọi là giáo lý.

Không phải Russell không biết đến những khía cạnh này của tôn giáo. Trong bài viết “Yếu tính và Hiệu quả của Tôn giáo”, Russell nói về một “kinh nghiệm của sự khôn ngoan bất ngờ vốn là nguồn gốc của những gì là yếu tính trong tôn giáo” vốn chủ nghĩa huyền bí diễn dịch nó như một sự tiếp xúc với một thế giới sâu xa hơn, trung thực hơn và thống nhất hơn, so với của những tin tưởng chung của chúng ta. [45] Ông không phủ nhận sự kiện rằng có những xung lực của con người vốn làm nên tôn giáo. Nhưng những xung lực đó khi bị những tôn giáo thuần phục và thể chế hóa, đã đưa ra một quan điểm tôn giáo méo mó và còi cọc về đời sống và đạo đức, nó ức chế khát vọng của con người để sống trong một thế giới rộng lớn của sáng kiến và hy vọng.

3.

Russell nói rằng sợ hãi Thiên nhiên khiến tôn giáo đã xảy ra. Sợ hãi là cơ sở của tín điều tôn giáo. Ông nói “Sợ hãi là nền tảng của toàn bộ sự việc – sợ hãi sự bí ẩn, sợ thất bại, sợ cái chết.” [46] Người ta tìm thấy một phản đề “giữa những sự vật việc có thể bị ảnh hưởng bởi những ham muốn của chúng ta và những sự vật việc vốn không thể bị ảnh hưởng như thế” [47] bất chấp những tiến bộ khoa học con người đã thực hiện đươc. Sức mạnh của con người thì rất hạn chế trên trái đất, con người không thể ngăn chặn cái chết, nhưng chỉ có thể trì hoãn nó. Russell đồng ý rằng tôn giáo là một nỗ lực để vượt qua phản đề này. Trong bài viết Những gì tôi tin tưởng Russell nói: “Nếu thế giới thì được Gót kiểm soát, và nếu Gót có thể làm lay chuyển được bằng cầu nguyện, chúng ta có được một phần chia của sự toàn năng. Thế nên, sự tin tưởng vào Gót vẫn phục vụ cho sự nhân văn hóa thế giới tự nhiên, và làm cho người ta cảm thấy rằng những sức mạnh thiên nhiên thực sự là những đồng minh của họ” [48]

Russell nghĩ rằng có ba điều làm cho con người sợ hãi; “Một là những gì thiên nhiên có thể làm cho anh ta; nó có thể đánh gục anh ta bằng sấm sét, hoặc ‘nuốt chửng’ anh ta trong một trận động đất. Và một là những gì người khác có thể làm được – họ có thể giết anh ta trong chiến tranh. Và thứ ba, vốn có rất nhiều liên quan đến tôn giáo, là những gì những đam mê mãnh liệt của chính anh có thể đưa anh đến – những điều mà anh biết rằng trong một khoảnh khắc bình tĩnh nào đó anh ta sẽ hối hận đã làm chúng. Vì những lý do như thế, hầu hết mọi người đều có rất nhiều sợ hãi trong đời sống của họ, và tôn giáo đã giúp họ không bị những sợ hãi này làm khiếp hãi.” Con người là một phần củaThiên nhiên, vốn đã tạo ra những ham muốn, hy vọng và sợ hãi của mình. Nhưng bản thân Tự nhiên thì trung lập, đúng hơn thì dửng dưng và lãnh đạm với tất cả, tự nó không mang những gía trị như tốt hay xấu, nhưng Russell đem cho con người ưu quyền cao hơn Thiên nhiên, vì con người là kẻ đã gán những giá trị như thế đó cho Thiên nhiên. Con người là trọng tài cuối cùng và không thể thiếu được về giá trị, và trong thế giới của những giá trị, Thiên nhiên chỉ là một phần. Như vậy Russell nhắc nhở con người rằng mình là vua trong lĩnh vực của những giá trị, và nếu sợ hãi Thiên nhiên, – qua hình thức tôn giáo, tin rằng những giá trị nhân văn, hay đạo đức là do một gót nào đó ban cho, – là mình thấp hèn, buông bỏ tự do lý trí của mình.

4.

Theo dõi sự tiến hóa của tôn giáo, Russell nói rằng tôn giáo là một hiện tượng phức tạp, có cả phương diện cá nhân lẫn xã hội. Những tôn giáo được biết đến sớm nhất là xã hội chứ không phải là cá nhân. Ông nói trong Giáo dục và trật tự xã hội. “Khi một người làm điều gì đó khiến các vị gót không bằng lòng, họ có khuynh hướng trừng phạt không chỉ cá nhân có tội những toàn thể bộ lạc. Do đó hành vi của cá nhân là một vấn đề quan tâm cộng đồng, vì những tệ nạn cá nhân đã gây ra những tai hoạ công cộng”. Do đó nổi lên những luật lệ đạo đức có nguồn phát sinh từ tôn giáo (‘không được làm điều này , điều kia vì nếu thế, điều này cá nhân sẽ bị Trời đánh, điều kia sẽ bị Ma bắt’, hay tập thể: ‘tai hoạ sẽ giáng xuống đoàn quân’, ‘dịch bệnh giáng xuống cả làng’, ‘hạn hán cả vùng’, ‘bão tố cho cả đoàn thuyền’ ...) mặc dù chúng lạ lùng, quái dị. Russell thừa nhận rằng đó là tôn giáo đã gây ra chúng. Sự đánh giá của ông với tôn giáo chấm dứt ở đó, như rõ ràng từ dòng sau. “Nếu có luân lý dù thế nào thì tốt hơn không có, khi đó tôn giáo là một sức mạnh để làm tốt.” [49] Mặc dù đã có một sự nhấn mạnh về khía cạnh xã hội ban đầu của tôn giáo, nó cũng đã phát triển một khía cạnh cá nhân thuần túy. Đạo Lão, đạo Phật, đạo Orphic (cổ Hellas) và các tiên tri Hebrew, theo lời của Russell, đã phát triển tính chất cá nhân này. Ông nghĩ rằng “chúng phát sinh từ nhận thức rằng đời sống tự nhiên thì buồn khổ, và thành hình sự tìm kiếm một lối sống trong đó cho phép con người thoát khỏi những bất hạnh, hoặc ít nhất có thể kham chịu được chúng”.

Với sự trôi qua của thời gian đi đến sự ra đời của những tôn giáo chính trị và những người có quan tâm đến linh hồn của cá thể. Không phải là tính cách xã hội của tôn giáo đã phát triển thành một tôn giáo chính trị, nhưng tính cách xã hội vẫn ở lại vị trí vẫn có của nó, ở đó đã phát triển một tính cách bổ sung vượt trội. Tôn giáo trở nên chính trị khi nó ảnh hưởng đến việc quản trị một quốc gia và vì những người trong guồng máy quản trị đó, theo tôi, nhận thấy tôn giáo phục vụ cho mục đích cai trị thống nhất những đế quốc rộng lớn của họ. Những nhà lãnh đạo của nhà nước trở thành những con người tôn giáo nắm giữ vai trò lãnh đạo đất nước trên cơ sở những phép tắc tôn giáo. Russell trích dẫn đạo Khổng và Islam như những thí dụ dụ về tôn giáo chính trị. Tư tưởng của Confticius đã trở thành quan tâm chủ yếu của chính quyền khi khải giải quyết những vấn đề chính trị, xã hội (Han Wude bắt đầu mở trường huấn luyện công chức, dùng kinh sách Confucius làm tài liệu giáo khoa, thi cử), và với sự thấm nhuần của các đức tính loại như ‘trung’, ‘nghĩa’,...như thế, về thực hành là để làm chính sự tốt được dễ dàng. Islam, theo Russell, ngay từ khởi đầu, đã là một tôn giáo chính trị; Tiên tri Mahomet đã tự mình là một người cai trị con người, và những Caliphs kế vị ông vẫn tiếp tục như vậy cho đến cuối Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Đạo Kitô là tôn giáo của cá nhân do nguyên nhân thực tế là nó đã phát sinh trong số những người bị mất (tù binh, dân thuộc địa) hay không có (phụ nữ, nô lệ) quyền lực chính trị. Thành tố chính trị trong đạo Kitô đã thể hiện với Hoàng đế Constantine. Sự khác biệt Islam và Kitô là ‘Caliph kết hợp trong chính mình cả thẩm quyền thế tục và tinh thần, vốn không khác biệt với một người Muslim, trong khi đạo Kitô, bởi tính đứng ngoài-chính trị ban đầu, đã dẫn đến tạo ra hai chính trị gia đối lập, cụ thể là, vua chiên và Hoàng đế.’ (Đúng hơn là những người Kitô, ở Rome và Byzantine, đứng ngoài chính trị, nhưng tự cho là mình có thần quyền – hay gót quyền – và như thế đứng vượt trên thế quyền của những hoàng đế đương thời, theo ý tôi). Russell nhìn chủ nghĩa cộng sản (hình thức Stalinism), như nó đã phát triển ở Russia, như một tôn giáo chính trị, tương tự như Islam.

5.

Những bài viết của Russell về tôn giáo hầu hết đều giới hạn vào đạo Kitô và ít nhiều với hai tôn giáo gần gũi của nó là Juda và Islam. Hai phản đối lớn Russell đưa ra chống lại tôn giáo, ở đây là đạo Kitô, là về phương diện trí tuệ (‘Đến mức như tôi cố nhớ được, không đâu trong những sách về đời Jesus, thấy có lấy một lời nào ca ngợi trí thông minh’[50] ) và đạo đức (‘Tôi nói – với tất cả thận trọng rằng – đạo Kitô, như được tổ chức sau những Giáo hội của nó, đã từng và vẫn còn là thù nghịch chính của các tiến bộ đạo đức trên toàn thế giới.’[51] ) Vắn tắt, theo ông, đạo Kitô phản tri thức, ngay trong khu vườn nguyên thuỷ của huyền thoại Kitô, con người đã đầu tiên bị buộc tội chỉ vì ‘ăn trái cấm’ của cây kiến thức (tất cả dẫn đến một lịch sử của một "Gót học" phản triết hoc và phản khoa học). Đạo Kitô phản đạo đức [52] – bởi truyền bá một luân lý – ‘quá bệnh hoạn và quá phản tự nhiên’ – hay đúng hơn những gì đạo Kitô xem là đạo đức, đều đưa đến mâu thuấn, xung đột, trước sau đều dẫn đến những hình thức bạo động; đều phản lại những giá trị đạo đức đích thực và chân chính của con người (điển hình qua vấn đề tình dục, địa vị phụ nữ, nô lệ, chế độ thực dân, chiến tranh tôn giáo, diệt chủng, diệt văn hoá), phản lại những giá trị tôn trọng sự sống, tôn trọng tự do con người, ngày nay chúng ta gọi là những giá trị nhân văn. Russell không chú ý đến đạo đức của một tôn giáo đang thay đổi liên tục theo thời gian, vì tự nó phải thay đổi, tiến hoá để sống còn. Nhưng theo ông, để biết một tôn giáo có tốt lành hay không, trước tiên phải hỏi liệu tôn giáo đó có đúng hay không, hay có chân lý như vẫn tự xưng hay không. Và với ông đạo Kitô đã sai lầm ngay từ những tiền đề nền tảng của nó (điển hình như sự hiện hữu của Gót, sự bất tử của linh hồn...) chưa kể những những tuyên bố về khởi nguyên vũ trụ và bản chất con người, tất cả đều đã thay đổi ít nhiều vì quá lỗi thời , tất cả đều dựa trên những kiến thức mông muội, thời những bộ lạc sống du mục trên sa mạc, mới bắt đầu định cư và tạo dựng nền văn minh nông nghiệp ở vùng Trung Đông. Về đạo đức, lầm lạc từ nguồn: vì người ta tin (hay tin/tưởng rằng mình tin) theo một tôn giáo, cụ thể như đạo Kitô, không vì động cơ trí thức, nhưng vì những động cơ tình cảm (sợ hãi là nguyên nhân chính, nếu không nói là duy nhất!); và như thế Russell đã không xa với Nietzsche, người cho rằng đạo đức Kitô sinh ra như một phản ứng của những người nô lệ, và phát triển từ một tâm lý nô lệ (ressentiment) [53] , trong khi Russell, trong bài này, cũng nói tương tự: nó đã ‘nổi lên ... trong những cộng đồng vốn thôi không còn có thể ấp ủ những hoài bão chính trị’ , giữa những ‘cá nhân mạnh mẽ có nhân cách tử tế là cố gắng để làm tốt,’... (nhưng những) ‘người này bị tước hết mọi quyền lực chính trị và mọi cơ hội để ảnh hưởng vào những gì xảy ra’. Những người bất lực trong đời sống, tìm ‘cứu rỗi’ ở đời sau, giữ một đạo đức hoàn toàn dựa trên thưởng và phạt, cố sống lương thiện dưới ám ảnh cúa phán xét vô hình, nên luôn luôn ‘mắt la mày lét’ lúc nào cũng như sợ có ai đang rình rập, bắt tội mình! Một tâm lý bệnh hoạn, thích hợp với tâm lý của những người bị ‘lính kín’ theo dõi; Freud nêu thẳng thừng là tâm lý của những người Kitô là của những con bệnh thần kinh (‘neurosis)! [54] Đó là về triết học - trước câu hỏi Có phải đạo Kitô phi lý không? tất cả đều trả lời “Có’, [55] nhưng không giải thích được hiện tượng tại sao ngày nay vẫn có đông người tin theo – ở những nước chậm tiến Á Phi (hay ở nước ta, những dân tộc thiểu số). Gần đây, về lịch sử và xã hội học, đã có học giả đưa ra giải thích mới hơn – đạo Kitô là một tôn giáo dù phi lý nhưng không phải là không thể không có đông đảo người tin theo (Not the Impossible Faith) [56] vì nó đáp ứng tin tưởng của những người ít học, thiếu hay không có khả năng suy nghĩ trừu tượng, thêm có khuynh hướng thích những giải thích những biến cố lịch sử bằng ‘âm mưu’, hay xã hội bằng ‘phép lạ’, bằng ‘huyền bí’; thích những ‘chuyện lạ bốn phương’ vô lý nhưng dễ nghe vì dễ hiểu, đánh đúng vào tâm lý của một người tri thức nghèo nàn, nhưng hiếu kỳ, tò mò, thường cho rằng ‘thành hoàng làng mình không thiêng bằng thành hoàng làng kia’, hay ‘ tâm lý ‘ Bụt chùa nhà không thiêng’, và cũng là tâm lý chung từ Đông sang Tây, cho đến ngày nay ‘đứng núi này trông núi nọ”; hay đơn giản ‘cỏ sân hàng xóm xanh hơn cỏ sân mình’! Những người này rất dễ dãi về tư tưởng, không có khả năng suy nghĩ sâu xa, nhưng nhiều mơ tưởng và thèm khát. Trong hoàn cảnh đó, nếu một ai tự xưng rằng mình có quyền lực siêu nhiên, làm được những phép lạ, đi trên nước, cải tử hoàn sinh, và nhất là rằng chỉ cần tin tuyệt đối vào, và cầu nguyện với siêu nhiên đó là có tất cả những gì vẫn thầm kín ước muốn (dù ngu xuẩn, vô lý, tàn ác hay tốt lành, cao thượng đến đâu). Những người Russell đã đâu đó có nhắc đến rằng họ chả bao giờ suy nghĩ, cả đời, chỉ tin theo! (‘Hầu hết mọi người sẽ chết sớm hơn là suy nghĩ; trong thực tế, họ đều làm vậy’ lời ông).

6.

Tôi không thể không đồng ý với Russell, nên tạm dừng ở đây. Chúng ta đều biết rằng không thể nói phải trái, hay đúng sai, tốt xấu với những người như thế. Những cố gắng để chứng minh sai lầm về trí thức không đi đến đâu, dù hết luận chứng này đến luận chứng kia; vì họ tri thức hay khả năng suy luận trừu tượng đã lêch lạc. Có những học giả ngày nay đã đi đến nhận định rằng – không thể làm người ta buông bỏ một tôn giáo qua những cố gắng để giải thích tôn giáo đó, như Kitô hay Islam, là sai lầm về học thuyết, giáo lý hay tư tưởng (như Russell); đơn giản vì người ta tin theo chúng vì tình cảm, tâm lý, không vì tư tưởng. Những cố gắng giải thích về đạo đức cũng không đi đến đâu, vì mỗi tôn giáo đều tự cho là có một đạo đức riêng, siêu việt, bắt nguồn từ những sách thánh, và đều được cấy trồng, nhào nặn trong não thức họ ngay từ thơ ấu, nghĩa là khi chưa thể phân biệt đúng sai, tốt xấu, trắng đen, …Điển hình, những người Kitô, có một ‘vương quốc của Gót’ đâu đó trên cao kia, và kéo dài đến tận đằng sau cái chết (hãy trông họ cố gắng ‘cải đạo’, ‘rửa tội’ cho một người hấp hối!) , với một ‘đạo đức Kitô’ khá phức tạp, nghiêm nhặt. Không chỉ hành động, nhưng cả tư tưởng thầm kín cũng bị kiểm duyệt, theo dõi, họ phải théo đó xưng tội, cầu nguyện hàng ngày, hàng tuần. Những tín đồ tôn giáo, đặc biệt là Kitô và Islam, là những người đã nhiễm một thứ bênh tâm thần. Cho dù không nặng đến mức nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng (dù như cóvirus trong đầu) nhưng hoàn toàn sẽ không thể chữa khỏi, đơn giản vì chính họ khăng khăng tin rằng mình không hề bị bệnh, một người ‘ngoan đạo’, giữ ‘đức tin’ đến mức như ‘thánh thiện’, luôn đi nhà thờ, năng xưng tội, lúc nào cũng sống và cố làm theo ý Gót, nhận được gì cũng khiêm tốn cho là ‘nhờ ơn trên’! bất hạnh nào xảy ra cũng ‘lỗi tại tôi, mọi đàng!’. Sao có thể gọi là có bệnh thần kinh được! Nếu một người bệnh không cho là mình bị bệnh như thế, thì có bao giờ khỏi bệnh, có bao giờ chữa chạy, tìm thày giỏi, thuốc hay! Thế nên, không bao giờ họ sẽ buông bỏ những ‘huyễn tưởng’, những ‘phi lý’ của họ, vì với họ đó là những ‘thực thể huyền nhiệm’, những ‘chân lý’ đã được ‘vén lên cho thấy’, hai nghìn năm trước, với một bộ lạc du mục, giữa sa mạc, ở một địa điểm hẻo lánh, ở Trung đông, thay vì Rome, hay Athens, hay Baghdad.

Nếu chúng ta, có người vẫn thấy cần còn phải nói, là để nói với (a) những người trẻ tuổi trong đám họ có lẽ vẫn chưa bị đầu độc nhiều, và (b) nhất là với những những người quanh họ, để những người này cần được nhắc nhở, rằng hãy luôn luôn để ý cẩn thận, đừng chểnh mảng, nhẹ dạ, để bị họ lợi dụng, quyến rũ hay mê hoặc rồi đi đến sai phạm pháp luật trần thế đương thời, gây hại cho mình và cho cả cộng đồng, xã hội của mình đang sống, và với (c) tất cả chúng ta, những người còn tỉnh táo, đừng để những tín đồ tôn giáo ẩn núp dưới danh nghĩa ‘giáo dục’ nhằm tuyên truyền, nhồi nhọ làm hư hỏng những đầu óc non trẻ, trong sạch, và lợi dụng những tổ chức y tế và xã hội để đưa đẩy, chiêu dụ những người gặp sinh kế khó khăn, sức khỏe suy yếu, hay tinh thần chao động vào mạng lưới tôn giáo vẵn giăng sẵn chờ con mồi của họ, nhất là giữ tất cả họ đứng ngoài chính trị của quốc gia, vì họ họ là những ‘dân Chúa’ chỉ nhằm phục vụ một ‘nước Chúa’, – và chúng ta biết, cũng như họ – quyền lợi của ‘nước Chúa’ và đất nước họ đang sinh sống luôn luôn có mâu thuẫn, và lợi ích của ‘dân chúa’ và của dân chúng trong một quôc gia nhiều tín ngưỡng, luôn luôn xung đột.



Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất

(Sep/2017)

(Còn tiếp...)

http://chuyendaudau.blogspot.com/

http://chuyendaudau.wordpress.com

_____________________________

[1] Bài luận văn ngắn này đã phổ biến năm từ 1929; [trong tùng thư: Little blue book, số 1463, 31 trang. Nhà xb: Haldeman-Julius Publications, Girard, Kansas, (1929)] sau cho in trong tuyển tập Tại sao tôi không là người Kitô, xuất bản năm 1936. Trong đó, bản tôi dùng để dịch, London: Unwin Paperbacks (1982), gồm những bài phê bình tôn giáo (Abraham) nổi tiếng, và một số tôi đã dịch trước đây, như:

- Tại sao tôi không là người Kitô,

- Những gì tôi Tin tưởng,

- Tôn giáo có thể chữa được các khó khăn của chúng ta không?

[2] Titus Lucretius Carus, Nhà thơ Rome, thế kỷ I TCN; học trò của Epicurus, nay còn lại tác phẩm The Nature of the Universe (Bản chất của Vũ trụ / De Rerum Natura). Epicurus và những người theo ông, như Lucretius ở đây, đã tuyên chiến với tôn giáo, vốn gây ra khiếp sợ và ngu tối cho con người. De Rerum Natura của Lucretius là một bài thơ triết học vĩ đại, chứa đựng những gì có nội dung như một tuyên ngôn của những người duy vật và không-tin-có-gót (vô thần) trong lịch sử triết học phương Tây:

“…Khi nhìn đầy đủ về đời sống của con người trên quả đất, nằm thối rữa và ghê tởm đáng ghét.

Bị nghiền nát dưới gánh nặng bất động của những gông cùm nặng nề ác độc của tôn giáo

Ai từ trời cao đã hé lộ vầng trán khô héo

Hạ thấp xuống trên đầu những con người với đe dọa đáng sợ

Ngẩng mắt của kẻ chịu phận sống chết lên thách thức, đã là một người Greek, người đầu tiên, táo bạo, thách thức trời cao;

Chống lại kẻ địch không ngưng nghỉ của con người, đã là Người đầu tiên lâm trận.

Người ấy không thể bị nghiến nát bởi những chuyện kể về các vị gót, cũng như sấm sét thịnh nộ của trời cao,

…”

[3] Gospels: vẫn dịch là “Tin Mừng”(cũng gọi là “Tân ước”, “Phúc âm”) – đơn giản là tên gọi chung bốn quyển sách kể lại cùng một câu chuyện về đời sống rất ngắn ngủi của một nhân vật huyền thoại, với những chi tiết trùng hợp, lẫn lộn, và cả mâu thuẫn. Nhân vật này được gọi là ‘Jesus người thành Narazeth’. Chủ yếu trình bày Jesus đã ra đời và đặc biệt bị giết chết như thế nào, theo khuôn của truyền thuyết Hebrew vẫn có về một ‘vị cứu thế’ tương lai của dân tộc Jews, (messiah; christus (Latin) <christos (Greek)).

[4] Đúng hơn là nhà thờ của đạo Juda (synagogue), Jesus là người theo đạo Juda

[5] Heretic: dị giáo

[6] Inquisition

[7] Vẫn gọi là ‘chân lý’

[8] I Corinthians 7:9. Bản Kinh James “But if they cannot contain, let them marry: for it is better to marry than to burn.” = “Nếu họ không tự kiềm chế, hãy cho họ lấy vợ lấy chồng; vì thà lấy nhau như thế (thoả mãn tình dục với người hôn phối) hơn là (tìm những cách khác, như tự thoả mãn, hay ngoài hôn nhân chẳng hạn) để đi đến “tội lỗi”, khiến sau khi chết phải chịu trừng phạt thiêu đốt trong hoả ngục”. Nhưng các bản tiếng Việt mới, đã né tránh ý, ngày nay bị phê phán, phải chữa chạy, của Paul, nên dịch, lấy một thí dụ, thành: ‘Nhưng nếu họ không tự chế được thì nên kết hôn. Chẳng thà kết hôn còn hơn bị lửa dục nung đốt.’ – hiển nhiên không phải nghĩa kinh Thánh muốn nói (=‘better to marry than to burn’) – vì phàm là con người lành mạnh, dù độc thân hay đã kết hôn, ai cũng ít nhiều đều bị lửa dục nung đốt. Nên quan điểm xem hôn nhân là giải pháp cho 'lửa dục' thì chẳng những sai lầm, vô giá trị, lại thêm hạ giá hôn nhân con người. Tình dục, hay 'lửa dục' đi nữa là những trạng thái tâm lý tự nhiên của con người lành mạnh, chỉ 'một thái độ quá bệnh hoạn và quá phản tự nhiên' mới gán buộc nó với khái niệm “tội lỗi”!

[9] Ars amandi (Latin): The Art of Love = Nghệ thuật Yêu Đương = tình yêu nhục cảm, cũng là nhan đề của quyển sách nổi tiếng – Ars Amatoria – của Ovidius Naso (43 TCN) về đề tài này.

[10] vẫn dịch là bệnh ‘giang mai’, tôi nghĩ nên dùng tên gọi như trên, nay cũng khá quen thuộc; thêm nữa nó giữ cho chúng ta từ nguyên: từ Syphilis, sive Morbus Gallicus, tên một bài thơ Latin (1530), trong đó nhân vật Syphilus, được cho là người đầu tiên đã biết mắc bệnh này.

[11] Năm 2007, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ước lượng có khoảng 2 triệu trẻ con hàng năm bị nhiễmsyphilis từ người mẹ. Chưa kể, thách thức vẫn có, đến từ cùng thái độ, của Vatican với giới y tế quốc tế, điển hình qua sự chống đối của hội Nhà thờ, về việc sử dụng condom để ngăn chặn sự lan truyền HIV, một hiện tượng mới xảy ra ở cuối thế kỷ này trong những nước chậm tiến Africa.

[12] taboo: ở đây là những cấm kị không được nói ra.

[13] sadism

[14] Tưởng nên nhắc lại ở đây, trong ba tôn giáo lớn của châu Europe, cùng chung tổ Abraham: Juda, Kitô, Islam, tôn giáo nào cũng cho chỉ mình là đúng, hai tôn giáo kia là hoàn toàn sai lầm; chỉ tôn giáo của mình mới có sự thật (chân lý), chỉ Gót của mình (Yahweh, Gót, Allah) mới là gót thực. Chỉ prophet của mình (Moses, Jesus, Mohamed) mới là prophet thực. Chưa kể trong cùng tôn giáo, ba nhánh của Islam (Sunnis, Shi'as và Kharijites) cũng như ba nhánh của Kitô (Chính thống, Ca tô, Phản thệ) đều dày đặc những lịch sử lâu dài hàng thế kỷ của phân rẽ, kỳ thị, thù hận, chém giết, tiêu diệt lẫn nhau.

[15] Theo Aristotle mỗi chuyển động tương ứng với một chỗi những biến cố đưa đến chuyển động (thay đổi, tăng trưởng, tan chảy, ngội lạnh dần,...). Ông đã diễn dịch rằng tất cả (vũ trụ và nội dung của nó) phải có một động lực đầu tiên, vĩnh cửu, như một tác nhân nhưng tự nó không có tác nhân. TrongMetaphysics, ông gọi động lực đầu tiên, như nguồn của tất cả chuyển động trong vũ trụ là Đông lực chính (Prime Mover = the first, eternal, unmoved mover.)

Diễn dịch này yếu, không thuần lý, hiển nhiên không vững vì sự thiết lập của một gì đó ‘đầu tiên’ thì tùy tiện, không tất yếu, như Aristotle đã giả định, để cố dẫn tới như bằng chứng cho sự hiện hữu của Gót. Một giả thuyết khác có thể thay thế – thay vì đường thẳng, trước sau, chúng ta có một vòng tròn, trên đó, các biến cố tác động lẫn nhau, cả hai chiều, như thế không cần đến giả định một nào là đầu tiên, hay cuối cùng; tất cả vô tận, không ngừng tác động lẫn nhau (Kinh Hoa Nghiêm – trùng trùng duyên khởi: “Cái này sinh thì cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt. Cái này có nên cái kia có,...”)

[16] Sir Arthur Eddington (1882-1944) nhà vật lý thiên văn học lỗi lạc của United Kingdom, đầu thế kỷ XX.

[17] The Second Law of Thermodynamics.

[18] St. Louis: vua Louis IX (1214-1270) France, sau khi tham dự hai cuộc Thập tự chinh thứ Bảy, và thứ Tám, tuy thất bại cả hai, đã bị bắt làm tù binh, và sau cùng đã chết vì nhiễm bệnh, được phong ‘thánh chiên’ St. Louis.

[19] Nên tôi dich là ‘thánh chiên’= thánh của những con chiên Kitô, không phải của nhân loại.

[20] Nhân đây, không thể không nhắc lại – trong danh sách thánh chiên tử đạo Việtnam, chúng ta thấy những tội đồ xã hội: gián điệp nước ngoài, phản quốc, nghịch đạo, chống pháp luật triều đình đương thời, ....đây là những cái chết vì hành vi xã hội/chính trị (‘dân Chúa’ chết, hy sinh cho ‘nước Chúa’, không vì xã hội thực tại, không cho đất nước đang sống), nhưng chúng được một tin tưởng mù quáng đến bệnh hoạn, xưng tụng là ‘đức tin’ tôn giáo dẫn đạo, với động cơ chính yếu là phần thưởng vĩnh cửu đã được hứa hẹn (Matt:10:39 ‘Ai gìn giữ sự sống mình, thì sẽ mất; còn ai vì cớ ta mất sự sống mình, thì sẽ tìm lại được.’)

[21] Bản dịch: (a) tiếng Việt 1930 “Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hỡi đờn bà kia, ta với ngươi có sự gì chăng?” – (b) Nhưng bản mới hơn (2010) đã chữa đi cho ‘lễ phép/gia giáo’, không còn giọng sách mé: “Chúa Giê-xu đáp, “Thưa mẹ [a], tại sao mẹ lại xen vào chuyện của con?” – bản King James “Jesus saith unto her, Woman, what have I to do with thee?” là bản tác giả dùng ở trên.

[22] Những câu nổi tiếng: Matt: 10:34-37: “Chớ tưởng rằng ta đến để đem sự bình an cho thế gian; ta đến, không phải đem sự bình an, mà là đem gươm dáo. Ta đến để phân rẽ con trai với cha, con gái với mẹ, dâu với bà gia; và người ta sẽ có kẻ thù nghịch, là người nhà mình. Ai yêu cha mẹ hơn ta thì không đáng cho ta; ai yêu con trai hay là con gái hơn ta thì cũng không đáng cho ta;...”

[23] Ở đây, muốn nói với ý rằng những kẻ xâm lăng, giết người, diệt chủng, diệt văn hóa này, đặc biệt những tín đồ Kitô thuần thành người Spain đã dùng lễ rửa tội (baptism) như một bào chữa. Kiểu như nói – Vâng, chúng tôi giết họ, nhưng chúng tôi đã bảo đảm rằng những ‘linh hồn’ của họ đã được cứu vớt, đã lên thiên đàng!

Nguồn của những gì tac giả kể trên, có lẽ là từ tác giả Bartolomé de las Casas (1484-1566), một nhà chăn chiên người Spain, người đã viết nhiều sách rất có ảnh hưởng về những sự ác độc của những người Spaniard đối dân chúng bản địa ở Trung America. Las Casas đã là một trong những người Europe đầu tiên đến và định cư ở Tân Thế giới, đã là một người chủ nô lệ, và năm 1510 được thụ chức thày chăn chiên Kitô. Nhưng vài năm sau, Las Casas đã trở nên tỉnh ngộ, và quả quyết rằng những hành động của những người Spain ở Tân Thế giới phải bị xem là phi pháp, và rằng bất công, ngược đãi lớn lao đã giáng xuống những người bản xứ, khi ấy gọi là ‘Indian’ (chúng ta dịch là những người ‘da đỏ’). Hệ quả là ông trả tự do cho những nô lệ của ông, và bắt đầu vận động cải cách cho một chế độ thực dân nhân đạo hơn.. Năm 1542 ông viết A Short Account of the Destruction of the Indies (Brevísima relación de la destrucción de las Indias, xuất bản năm 1552).

Đây là một câu chuyện xảy ra ở vùng Hispaniola.

“They snatcht young Babes from the Mothers Breasts, and then dasht out the brains of those innocents against the Rocks; others they cast into Rivers scoffing and jeering them, and call’d upon their Bodies when falling with derision, the true testimony of their Cruelty, to come to them, and inhumanely exposing others to their Merciless Swords, together with the Mothers that gave them Life.”

Một câu chuyện khác ở vùng Yucatan:

“No Solifidian can believe the particular Narrations of their Barbarism, and Cruelty in those Countreys. I will only relate two or three Stories which are fresh in my memory. The Spaniards used to trace the steps of the Indians, both Men and Women with curst Currs, furious Dogs; an IndianWoman that was sick hapned to be in the way in sight, who perceiving that she was not able to avoid being torn in pieces by the Dogs, takes a Cord that she had and hangs her self upon a Beam, tying her Child (which she unforunately had with her) to her foot; and no sooner had she done, yet the Dogs were at her, tearing the Child, but a Priest coming that way Baptiz’d it before quite dead”.

[24] righteousness

[25] Babylonian Exile, còn gọi là Babylonian Captivity, những người Jew bị bắt, trục xuất, lưu vong và bị cầm giữ ở Babylonia sau khi vương quốc Juda của họ bị chinh phục trong những năm 598/7 và 587/6. Sự lưu vong của dân tộc này chính thức chấm dứt vào năm 538, khi Cyrus Đại đế, Persia, sau khi chinh phục Babylonia, đã cho phép những người Jew lưu vong ở đây được trở về đất Palestine.

[26] Sir Charles Lyell, 1st Baronet, (1797 – 1875)?

[27] automata

[28] Câu nói nổi tiếng của Leibniz: natura non facit saltus (thiên nhiên không nhảy vọt).

[29] quantum physics – và tiên đoán của Russell, 1930, nay đã thành thực tại

[30] UNITED STATES v. DENNETT, 39 F.2d 564 (2d Cir. 1930) bản án về nội dung: truyền đơn giảng dạy giáo dục sinh lý thì không vi phạm luật về ‘thuần phong mỹ tục’, không phải sách khiêu dâm)

[31] hydrophobia

[32] Russell cho thấy sự ghê tởm đăc biệt của ông, ở đây và những chỗ khác, với khái niệm ác độc ‘hoả ngục’ Kitô. Từ lặt vặt nhỏ nhặt (nói dối, trộm cắp vặt, ngay cả chỉ nghĩ ngợi nhưng trái với ý gót, ngược với ý nhà thờ,...) đến lớn lao (hiếp dâm, giết người,...) nhất nhất, theo kinh Thánh, đều bị ném vào lò lửa!

[33] Russell mỉa mai: Gót là do chúng ta tạo ra – nên chúng ta muốn hay có gì thì Gót này cũng có/muốn như thế, chỉ có điều là của gót thì phải hay hơn, tốt hơn, đẹp hơn (do tưởng tượng của chúng ta)!

[34] lynching

[35] Trong nguyên văn ‘Holy Ghost’ (từ trong thánh Kinh bản King James), ngày nay đổi thành ‘Holy Spirit’ = Gót Thánh Linh, một trong ba ngôi Gót: Gót Cha (hình ảnh nguyên thuỷ của người cha, trưởng tộc, hà khắc, độc đoán....), Gót Con (nhấn mạnh vào phương diện con người, bị đổ máu, biết đau đớn,..), và Gót Ma (nhấn mạnh vào phương diện tinh thần, vô hình nên có mặt khắp nơi, đọc được những suy nghĩ thầm kín của mỗi người).

[36] “For it seemed good to the Holy Ghost, and to us, to lay upon you no greater burden than these necessary things;”

[37] Jêsus gọi một đứa trẻ đến, để ở giữa môn đồ, mà phán rằng: ‘quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi không đổi lại và nên như đứa trẻ, thì chẳng được vào nước thiên đàng đâu.’(Matthew 18:2-4). & ‘Jêsus phán rằng: Hãy để con trẻ đến cùng ta, đừng ngăn trở; vì nước thiên đàng thuộc về những kẻ giống như con trẻ ấy’ (Matthew 19:14)

[38] Thí dụ: Nuôi dưỡng hận thù nghìn năm với những người Jew (‘bọn giết Chúa’) ở Europe; hay sau thế chiến thứ 2, chiến tranh lạnh, vẫn cho là giữa khối Tư bản và Cộng sản trên thế giới, thực sự là sự thể hiện của hận thù vẫn âm ỉ của những người Kitô với những người không-Kitô (sau khi là đồng minh trong thế chiến thứ 2), và đặc biệt vẫn kéo dài cho đến nay ở cả trong lẫn ngoài Việtnam (gọi những người cộng sản là ‘quỉ đỏ, ‘vô thần’, ‘độc tài’) che dấu dưới nhiều hình thức hợp thời trang (nhân quyền, dân chủ, tự do tôn giáo), nguyên nhân chính yếu chỉ vì những người Cộng sản, theo định nghĩa, không tin vào gót Kitô, kiềm giữ nhà thờ trong lĩnh vực tôn giáo của nó, không cho can dự vào chính trị (như tinh thần của cuộc cách mạng France 1789, gạt thần quyền, giáo quyền khỏi chính quyền)

[39] Ở phương Tây con rồng là biểu tượng của tà ác. Nhiều truyền thuyết mô tả rồng như quái vật tham lam, giữ những kho vàng và châu báu quý giá khác. Trong thần thoại và văn hoá dân gian phương Tây, rồng là con quái vật phải bị chinh phục. Vì rồng được xem là đại diện cho mặt đen tối của nhân loại, gồm tham lam, ham muốn, và bạo lực, sự chinh phục một con rồng tượng trưng cho sự đối đầu và dập tắt những bản năng xấu xa đó.

[40] Russell – Thế nào là một người theo thuyết Không-thể-biết?

[41] Pierre-Simon Laplace (1749-1827): “Je n'avais pas besoin de cette hypothèse-là.” trả lời Napoleon.

[42] Russell. Thực hành và lý thuyết của Bolshevik (London: George Allen & Unwin, 1975) p.55.

[43] Russell, Xã hội loài người trong Đạo đức và Chính trị (London; George Allen & Unwin, 1971) p.215.

[44] Daniel Clement. Breaking the Spell: Religion as a Natural Phenomenon

[45] Russell. Yếu tính và Hiệu quả của Tôn giáo

[46] Russell. Tại sao tôi không là người Kitô

[47] Russell. Những gì tôi tin tưởng

[48] Russell. Những bài viết cơ bản của Bertrand Russell p. 370.

[49] Russell. Education and Social Orders

[50] "So far as I can remember, there is not one word in the Gospels in praise of intelligence.”

[51] ‘I say quite deliberately that the Christian religion, as organized in its churches, has been and still is the principal enemy of moral progress in the world.’

[52] Christopher Hitchens - Đạo Kitô là một Hệ thống vô Đạo đức bản tôi tạm dịch trên blog này.

[53] Nietzsche - Về Lai lịch của Đạo đức, bản tôi dịch, đã phổ biến trên blog này

[54] Freud ‘that religion is comparable to a childhood neurosis’ xem Tương lai của một Ảo tưởng bản tôi dịch, đã phổ biến trên blog này

[55] Michael Martin – Có phải đạo Kitô phi lý không? bản tôi dịch, đã phổ biến trên blog này

[56] Richard Carrier. Not the Impossible Faith