Chủ Nhật, 4 tháng 6, 2017

Sáng Tạo & Thằng Tiến Sĩ Tà Lỏn




Hoàng Hữu Phước, MIB

04-6-2017


A) Hiệu Trưởng Đại Học Hoa Sen Bùi Trân Phượng



Thủa xa xưa khi tôi là Hiệu Trưởng FOSCO Khaiminh, một trường của “nhà nước” về ngoại ngữ và tin học của Thành phố Hồ Chí Minh, tôi rất mến phục Cô Bùi Trân Phượng vì ở thời chẳng có gì được gọi là “tư” như “tư nhân” hay “tư thục” mà cô giáo ấy đã dám “sáng tạo” ra mô hình một trường cao đẳng dân lập. Thỉnh thoảng tôi có liên lạc với Cô qua thư từ bưu điện hoặc điện thoại chuyện trò, và Cô luôn là thượng khách của tôi ngay cả tại những buổi lễ tôi tổ chức mời riêng các tổng lãnh sự quán và những đối tác nước ngoài, chỉ để Cô dự khán và từ đó có thể cho tôi những lời góp ý về tổ chức hoặc những gợi ý cho một mô hình hợp tác với Cô trong lĩnh vực đào tạo – đặc biệt về tiếng Anh, hoặc đơn giản hình thành sự thân quen giữa hai nhà giáo đẳng cấp lãnh đạo phá cách, tự chủ, và “sáng tạo”.



Khi Cô Bùi Trân Phượng thành công biến trường cao đẳng của Cô thành một hiện thực, tôi bỏ công ty FOSCO sau khi gởi đơn đến Thành Ủy và Chính Phủ (Bộ Trưởng Công An Lê Hồng Anh) tố cáo tham nhũng tại FOSCO, và nhận lời làm giám đốc điều hành một trường cao đẳng của Mỹ hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng trong lĩnh vực ngoại ngữ Anh và tin học.

Khi trở thành nghị sĩ Quốc Hội Khóa XIII, tôi có nhận hồ sơ cầu cứu của Cô là Hiệu Trưởng Đại Học Hoa Sen, và đã – trên tinh thần công chính, liêm minh, công tâm, và nhìn xa trông rộng cho an ninh quốc gia – can thiệp với Bộ Giáo Dục nhưng đã không nhận được bất kỳ sự hồi đáp khôn ngoan nào từ Bộ Trưởng Phạm Vũ Luận vốn là cung cách đồng nhất của các cơ quan Nhà Nước Việt Nam đối với các can thiệp từ người ngoài Đảng.

Những tin tức về xáo trộn của Đại Học Hoa Sen đã làm tôi phiền muộn. Tuy nhiên, điều khủng khiếp là cái kỳ tích của người phụ nữ tài ba khả kính ấy đã bị làm cho hoen ố vì trong những kẻ “thay thế” Cô tại Đại Học Hoa Sen mới đây đã hùng hồn bôi tro trát trấu vào thành tích vươn lên của Đại Học Hoa Sen bằng sự việc liên quan đến chiếc quần “tà lỏn” của y.

Là một nhà giáo chống tham nhũng, tôi đã bị đẩy ra khỏi ngành giáo dục để bắt đầu cuộc phiêu du cuối trời quên lãng với các công ty nước ngoài, chấm dứt các bàn bạc về giáo dục và đào tạo với Cô Hiệu Trưởng Bùi Trân Phượng.

Là một nghị sĩ không ô dù, tôi đã bị đa số các đại quan làm ngơ đối với các can thiệp của tôi vào các khiếu tố của người dân – trong đó có Cô Bùi Trân Phượng.

Tuy nhiên, là người có hiểu biết sâu rộng hơn các vị tiến sĩ “tà lỏn”, tôi hoàn toàn có thể dạy bảo các vị ấy như sau, đồng thời để giúp các sinh viên của trường Đại Học Hoa Sen mà Cô Bùi Trân Phượng đã gầy dựng nên hiểu biết rõ nhất, đầy đủ nhất, và đúng nhất về “lộ trình sáng tạo” như một quà tặng tôi dành cho các em chỉ vì các em đã có may mắn là học trò của Cô Bùi Trân Phượng vậy.
B) Phân Biệt Các “Sáng Tạo”

Trước hết, cần làm rõ về nội hàm của “sáng tạo” mà do ngôn ngữ Việt – như đã từng nêu ở các bài viết trước đây – có khi có cực kỳ nhiều từ cho một nội dung quan hệ đời sống (như tôi/tao/tớ/con/anh/em/chị/ba/má/ông/bà/chú/thím/cậu/bác/dì/cháu, v.v cho đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít trong khi tiếng Anh chỉ có mỗi một chữ “I”) lại có hoặc cực kỳ ít từ cho một nội dung trí tuệ hàn lâm (như một từ “sáng tạo” duy nhất cho quá nhiều từ tiếng Anh khác nhau), hoặc chẳng có từ nào hết cho một nội dung trí tuệ hàn lâm (như entrepreneurship và intrapreneurship), hoặc có từ riêng nhưng lại hoàn toàn xa lạ không tương đồng với từ ngữ nước ngoài (như “dân chủ” chẳng dính dáng gì đến democracy và “biểu tình” hoàn toàn xa lạ với protest, v.v.). Nếu lật giở từ điển Anh-Việt, ta sẽ thấy ba từ sau dù có nghĩa và nội hàm khác nhau trong tiếng Việt vẫn bị người ta cố nhét vào đó một nghĩa tiếng Việt là “sáng tạo” chung với các từ tiếng Việt khác.

Để biết tiến sĩ “tà lỏn” khi giảng về cái gọi là lộ trình sáng tạo đã không hiểu biết gì về “sáng tạo”, chúng ta thử lưu ý đến các nội hàm sau:

1- Thế Nào Là “Sáng Tạo” Invention

Như đã nói ở trên, từ điển Anh-Việt ghi rằng Invention có nghĩa là phát minh, sáng kiến, và…sáng tạo. Nhưng dù bị gán ghép cùng mang ý nghĩa “sáng tạo”, thì điều cần lưu ý là sáng tạo ấy của invention phải liên quan đến việc tạo ra một sản phẩm hữu hình hay vô hình hoặc quy trình lần đầu tiên xuất hiện trên đời – tức chưa bao giờ có trước đó.

Sáng tạo invention nhất thiết phải có các kỹ năng về khoa học kỹ thuật.

Đã là sáng tạo invention thì phải có liên quan đến bằng sáng chế/bằng phát minh.

Chiếc quần tà lỏn và cái áo thun rách không là sáng tạo invention “lần đầu tiên xuất hiện trên đời” vì ngay cả kiểu mặc áo vest với tà lỏn đều đã luôn có thể thấy nơi các tay diễu hề hoặc hề xiếc; do đó, việc sử dụng chiếc quần tà lỏn và cái áo thun rách để rao giảng cho “sáng tạo” là một sự đần độn ngu xuẩn của một tên thất học chả biết cái quái gì về “sáng tạo”, và cái y biết chỉ là một thứ sáng tạp hoặc sáng tả-pí-lù vốn dù chưa có tiếng Anh tương tự vẫn sẵn có giải thưởng thường niên cho nó tên Ig Nobel.

2- Thế Nào Là “Sáng Tạo” Innovation

Trong khi đó, nghĩa “sáng tạo” bị ghép vào cụm các nghĩa tiếng Việt của innovation thì buộc phải có liên quan đến sự cải tiến lớn lao đối với một sản phẩm hữu hình hay vô hình hoặc quy trình đã có hay đang có. Có thể nói, iPod là một sáng tạo innovation của Steve Jobs trên cơ sở một sản phẩm đã có cách đó 22 năm là máy nghe nhạc mọi lúc mọi nơi Walkman vốn có thể được cho là một sáng tạo invention của Sony.

Đối với doanh nghiệp, đã là sáng tạo innovation thì phải có liên quan đến các góc độ định lượng và định tính thật khoa học và cụ thể, chẳng hạn như phải chiếm thế thượng phong trên thị trường, phải tạo sự khác biệt chiến lược, phải đem quyền lợi cao nhất cho khách hàng, phải quy tụ đầy đủ các thành tố và phương tiện phục vụ sản xuất cái nội dung sáng tạo ấy, và tất nhiên phải đem lại giá trị tính bằng tiền và thị phần.

Đối với doanh nghiệp, đã là sáng tạo innovation thì phải có liên quan đến công nghệ mới, dây chuyền sản xuất mới, phương pháp sản xuất mới, hay cải tiến một sản phẩm sẵn có.

Chiếc quần tà lỏn và cái áo thun rách không là sáng tạo innovation có giá trị định lượng/định tính/buôn bán phát triển kinh doanh; do đó, việc sử dụng chiếc quần tà lỏn và cái áo thun rách để rao giảng cho “sáng tạo” là một sự đần độn ngu xuẩn của một tên thất học chả biết cái quái gì về “sáng tạo”, và cái y biết chỉ là một thứ sáng tạp hoặc sáng tả-pí-lù vốn dù chưa có tiếng Anh tương tự vẫn sẵn có giải thưởng thường niên cho nó tên Ig Nobel.

3- Thế Nào Là “Sáng Tạo” Creativity

Sáng tạo creativity là hoạt động tạo ra những ý tưởng mới lạ, những sự tưởng tượng mới. Nếu như sáng tạo creativity là sự động não tưởng tượng ra những ý tưởng/giải pháp/biện pháp mới lạ độc đáo chưa từng được đề ra nhưng chưa chắc có tính khả thi và không bao hàm đã tính toán các rủi ro, thì sáng tạo innovation đưa ra một thực thi mới với đầy đủ các kế sách, nguồn lực, và phương tiện. Sáng tạo innovation có thể là sự hiện thực hóa một sáng tạo creativity. Sáng tạo innovation có thể định lượng đươc, trong khi sáng tạo creativity không bao giờ định lượng được. Sáng tạo innovation liên quan đến thị trường trong khi sáng tạo creativity chỉ thuần liên quan đến ý tưởng mới và độc đáo. Sáng tạo innovation cần đến nhiều hoặc rất nhiều tiền để tiến hành trong khi sáng tạo creativity chẳng cần phải có tiền mới có được.

Chiếc quần tà lỏn và cái áo thun rách không là sáng tạo creativity vì chẳng hề là thứ mới lạ độc đáo, dù chúng không cần có tiền mới có được và không định lượng được; do đó, việc sử dụng chiếc quần tà lỏn và cái áo thun rách để rao giảng cho “sáng tạo” là một sự đần độn ngu xuẩn của một tên thất học chả biết cái quái gì về “sáng tạo”, và cái y biết chỉ là một thứ sáng tạp hoặc sáng tả-pí-lù vốn dù chưa có tiếng Anh tương tự vẫn sẵn có giải thưởng thường niên cho nó tên Ig Nobel.
C) Những Gì Bọn Tiến Sĩ Tà Lỏn Không Biết Về “Sáng Tạo”



Nếu không bàn thêm về các loại sáng tạo theo nội hàm quá sâu sắc và chi tiết của từ ngữ tiếng Anh và chỉ dựa theo từ sáng tạo ở ý nghĩa bình dân nhất của tiếng Việt tức sử dụng chung đụng thoải mái không cần phân định hàn lâm, thì ngoài việc bọn tiến sĩ tà lỏn không hiểu biết gì sất về ý nghĩa nội hàm của các loại sángtạo đã kể trên, chúng còn không hiểu gì về các sự thật sau:

1- Sáng Tạo Không Phải Là Việc Của Người Điên Và Thú Dại

Khi nói sáng tạo không phải là việc của người điên và thú dại, điều này chỉ đơn giản có nghĩa là mọi con người không điên và mọi con thú không dại đều có năng lực sáng tạo và có sáng tạo. Do dó, sáng tạo là hơi thở của một cơ thể sống dù của con người hay con vật, chứ không là điều kỳ vĩ đến độ phải hình thành một chương trình đào tạo đẳng cấp cao chốn giảng đường đại học. Công trình nên có về sáng tạo là các nghiên cứu mang tính tổng hợp về những sáng tạo nào mang tính cách mạng kỳ vĩ của con người và con vật trong lịch sử tiến hóa, chứ không phải là nội dung nhằm khuyên sinh viên nên có sáng tạo và quy trình hay lộ trình sáng tạo nên ra sao, vì lẽ nào sinh viên đã chưa hề sáng tạo ra cách mình tự ngồi dậy trong nôi?

2- Công Thức Sáng Tạo

Sáng tạo hoàn toàn không có công thức; do đó, hoàn toàn không có cái gọi là lộ trình sáng tạo để mà rao giảng chốn đại giảng đường đại học.

Sáng tạo không là quyền năng duy chỉ của cõi trên. Tù nhân có thể sáng tạo ra cách vượt ngục. Kẻ trộm có thể sáng tạo ra cách vô hiệu hóa CCTV. Tin tặc có thể sáng tạo cách trộm tiền từ ATM.

Bản chất của sáng tạo – trong sử dụng của tiếng Việt – do đó chỉ là sự vượt khó bằng một biện pháp có thể mới lạ, đơn giản vì các biện pháp khác đã được biết đến do đó rất có thể đã bị chặn ngăn bằng những biện pháp đối nghịch hữu hiệu.

Không hiểu được điều cơ bản này, người ta sẽ lầm lạc vong thân khi ngợi ca sáng tạo, nhấn sáng tạo chung chung của tiếng Việt vào ở ké bạo hành với sáng tạo khoa học hàn lâm của tiếng Mỹ Âu. Cũng vì vong thân nên mới có việc một tên tiến sĩ đẳng cấp lãnh đạo ở đại học Hoa Sen mới đem tà lỏn vào minh chứng điển hình cho sáng tạo, cứ như thể trình độ sinh viên trường hắn do yếu kém như hắn nên không hiểu gì về ý nghĩa của từ ngữ “sáng tạo” vậy.

3- Những Nội Dung Không Bao Giờ Được Phép “Sáng Tạo”

Ngoài ra, chỉ có bọn đần độn như thằng tiến sĩ tà lỏn mới không biết rằng có những nội dung tuyệt đối cấm sáng tạo, mà một vài trong số hàng tỷ nội dung ấy như sau:

a) Nghi Thức Quyền Lực Phổ Quát

Dân tennis chuyên nghiệp đều biết rằng chỉ có hai loại vợt được phép sử dụng, và rằng đối với Giải Grand Slam Wimbledon Anh Quốc thì nghiêm cấm các đấu thủ mặc trang phục (áo-quần-đầm-giày-vớ) không phải màu trắng. Việc sáng tạo ra mặt vợt tennis hình số 8 hay quả bầu nậm là việc của bọn hề. Việc mặc trang phục không phải màu trắng để thi đấu Wimbledon là của tên điên. Không một sáng tạo nào được phép đề ra.

Dân celebrity chuyên nghiệp toàn thế giới đều biết rằng khi được Hoàng Gia Anh Quốc phong tước Hiệp Sĩ, người ấy phải học thuộc lòng các nội dung đối đáp ngôn từ, biết trang phục phải mặc, thuộc lòng các bước chân phải đi, thuộc lòng tư thế quỳ phải thực hiện. Kẻ nào tự cho mình là nghệ sĩ lừng danh thế giới để tửng tửng tự do sáng tạo đầu tóc trang phục dự lễ phong Hiệp Sĩ thì kẻ đó xem như đã biến mình thành người đầu tiên trên thế giới sáng tạo nên tình huống bị tống cổ ngay tại cổng chào của cung điện hoàng gia Anh. Không một sáng tạo nào được phép đề ra.

Tất cả các nam diễn viên – dù là diễn viên chính kịch hay diễn viên hề – khi được mời dự lễ trao giải Oscar đều phải mặc lễ phục đen thắt nơ đen như nhau nếu không muốn bị tống cổ ngay từ lúc xuống xe ở đầu lối thảm đỏ. Không một sáng tạo nào được phép đề ra.

Tất cả các thiên tài sáng tạo hàn lâm như Albert Einstein và tất cả các đồng nghiệp đa quốc gia của ông không bất kỳ ai mặc tà lỏn lên giảng đường. Không một sáng tạo nào được phép đề ra.

Việc các giáo sư tại Mỹ khi lên lớp mặc áo quần xốc xếch thì (a) đó không phải là phong cách để “giáo sư” Việt hý hửng học tập, (b) đó là do giáo sư Mỹ phải dạy xuất sắc để hầu hạ khách hàng là sinh viên tức những người có quyền lực yêu cầu trường tống cổ giáo sư ra khỏi trường nếu dạy không ra hồn và do đó chất lượng siêu cao là duy nhất quan trọng tại lớp học, (c) các giáo sư Mỹ đều vận lễ phục tại các lễ tốt nghiệp của sinh viên, và (d) các giáo sư Mỹ khi thân chinh giảng dạy tại các nước khác ngay cả tại Anh hay Pháp đều không bao giờ ăn vận lếch thếch lôi thôi trên giảng đường vì để chứng minh bản thân giới hàn lâm buộc phải biết rõ các dị biệt văn hóa khi đến những nơi mình không phải “chủ nhà”. Không một sáng tạo nào được phép đề ra.

Tất cả các tổng thống đều phải biết ngôn từ, ngôn phong, nghi lễ quỳ/cúi người hôn nhẩn Đức Giáo Hoàng ra sao khi được diện kiến. Mọi tự hào dân tộc tự ái dân gian đều bị hoàn toàn vất bỏ. Không một sáng tạo nào được phép đề ra.

Để đón một nguyên thủ quốc gia, một loạt bắn đại bác có thể được thực hiện. Không một sáng tạo nào được phép đề ra, thí dụ thay bắn đại bác bằng nổ mìn, đốt dây pháo đại, bắn hỏa tiển đạn đạo từ tiềm thủy đỉnh, hoặc tăng số đạn đại bác lên 1.001 quả.

Tên tiến sĩ tà lỏn phải biết là hắn không bao giờ được phép tạo nên một lộ trình sáng tạo chõi lại các nghi thức quyền lực phổ quát.

b) Nhân Văn

Để nhà nhà có lễ hội tỉnh tỉnh có lễ hội, Việt Nam đã sáng tạo ra nhiều lễ hội để rồi bối rối trước nhiều trăm lễ hội nhiều ngàn lễ hội mỗi năm, mà không từng chịu hiểu rằng về văn hóa thì không một sáng tạo nào được phép đề ra.

Có thể tham gia giải thích lịch sử như một khảo cứu mang tính thuần túy “cá nhân” đối với một chi tiết nhỏ có trong lịch sử chính thức của quốc gia chứ không được sáng tạo lịch sử quốc gia. Bọn Tàu sáng tạo lịch sử quốc gia khi bảo với dân của chúng (và “thế giới”) rằng tổ tiên chúng là chủ Biển Đông từ ngàn xưa. Bọn nhà sử học Việt sáng tạo lịch sử khi tổ chức hội thảo “quốc gia” bảo triều đại nào đó hoặc vị quan nào đó có công chứ không có tội với dân tộc Việt. Đối với lịch sử, dứt khoát không một sáng tạo nào được phép đề ra.

Có thể có quyền tự do tín ngưỡng – tức không bó buộc phải theo hoặc không được theo – đối với các tôn giáo chính thức nào đã được bó buộc phải theo các quy định luật pháp mỗi quốc gia. Không thể sáng tạo ra một tôn giáo.

Tương tự, truyền thống là những gì được hình thành xuyên suốt quá trình lập quốc của một quốc gia mà chưa bị thải loại trong đời sống của chính quốc gia đó. Không thể sáng tạo ra một thứ để gán vào đó danh xưng truyền thống.

Tên tiến sĩ tà lỏn phải biết là hắn không bao giờ được phép tạo nên một lộ trình sáng tạo cho bất kỳ nội dung nào thuộc phạm trù nhân văn.

c) Chân – Thiện – Mỹ

Tương tự, chân-thiện-mỹ chỉ được tôn trọng, tôn tạo, phát huy, chứ không hề được sáng tạo.

Tranh ảnh khỏa thân chỉ nhờ có ngụy biện mới được xem như là ‘vì mỹ”.

Tuy nhiên, áo vest hoặc áo thun rách mặc chung với tà lỏn ngay cả ngụy biện cũng không bao giờ giúp để được xem như “vì mỹ” để dùng làm minh chứng cụ thể cho một nội dung “sáng tạo” mà chính thằng tiến sĩ tà lỏn đó tôn vinh.
D) Tôi Sáng Tạo

Phê phán mắng mỏ người khác mà không nêu được gì nơi chính mình thì dứt khoát không bao giờ là phong cách khinh thế ngạo vật của Hoàng Hữu Phước.

Như đã nói, sáng tạo là việc cực kỳ bình thường và thường nhật của bất kỳ con người nào, huống hồ đối với những nhà chuyên nghiệp đặc biệt có thực sự theo đúng phong cách Âu Mỹ như một thể hiện gắn kết với kỹ năng problem-solving tức giải quyết các sự việc sự cố mà không nhà chuyên nghiệp thực thụ nào lại không có, dù ở cấp quản lý hay thừa hành.

Khi thấy tên Khoa Trưởng Khoa Ngoại Ngữ Nguyễn Văn Trang báo cáo khoa học về sáng tạo giáo cụ trực quan giảng dạy ngoại ngữ bằng cách treo lên bảng đen một bao đay nâu vàng (loại đựng gạo của nhà máy đay Indira Gandhi) nhúng sũng nước nhểu chèm nhẹp sàn hội trường rồi ịn các tranh vẽ lên (vào thủa cơ hàn mới giải phóng chưa có bảng nĩ hút giấy), rồi lại thấy một nữ giáo viên Anh Văn tên Kim Oanh tham gia báo cáo khoa học về danh từ tiếng…Nga, rồi lại thấy một nữ giáo viên Nga Văn tham gia báo cáo khoa học về…cách phân công khoa học nhóm sinh viên nào mang nùi giẻ và nhóm sinh viên nào mang xô nước phục vụ lao động làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, tôi quá chán ngán lập tức “làm chúng ghét” bằng cách đăng ký tham gia đăng đàn báo cáo khoa học với đề tài “Sáng Tác Thơ Ca Tiếng Anh Như Phương Pháp Học Thuộc Và Sử Dụng Hiệu Quả Từ Vựng Tiếng Anh Văn Học Hàn Lâm” như một sáng tạo đúng nghĩa nhất vì chưa từng có ai trước đó từng nói đến. Vợ tôi – trước là sinh viên học cùng lớp với tôi và sau cũng làm giảng viên Ban Anh Văn cùng khoa với tôi – là nhân chứng cho việc sáng tạo này của tôi.

Khi thấy sự nghèo nàn của các giáo trình văn phạm tiếng Anh của Mỹ, của Nga, của Việt Nam, tôi đã sáng tạo ra các cách dạy khác về văn phạm, đặc biệt về Thụ Động Cách Passive Voice và về Câu Trực Tiếp/Gián Tiếp Direct/Indirect Speech, giúp các sinh viên nắm rõ nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất về các nội dung này – tất nhiên với lời dặn là các em rằng hãy chỉ sử dụng khi các em dạy thêm, dạy tư, dạy trung tâm, chứ đừng bao giờ áp dụng tại các trường “nhà nước” để đừng phạm tội “dạy sai giáo trình” mà Bộ Giáo Dục đã đầu tư tỷ tỷ để hình thành. Đây cũng là một sáng tạo đúng nghĩa nhất vì chưa từng có ai trước đó từng có cách dạy như tôi. Vợ tôi cùng các giáo viên Anh Văn trước đây là sinh viên của tôi là nhân chứng cho việc sáng tạo này của tôi.

Khi thấy bộ môn dịch thuật cực kỳ hấp dẫn nhưng bị các đồng nghiệp né tránh, tôi đã sáng tạo ra cái gọi là Substitution Translation tức Dịch Thuật Điền Thế để qua giảng dạy bộ môn này – nhất là phạm vi khó nhất của dịch thuật là Dịch Việt-Anh – cung cấp cho sinh viên cơ hội mở rộng tối đa việc áp dụng từ ngữ/văn phạm/mỹ từ pháp/tu từ học tiếng Anh cho mỗi câu/mỗi đoạn văn tiếng Việt kể cả thơ ca tiếng Việt. Dịch thuật mà lại là môn học kỹ năng mở rộng như thế để nhảy múa hoan ca với ngôn từ, mổ xẻ cấu trúc câu thành các nhóm từ đa dạng và huê dạng thì cũng có thể gọi là một sáng tạo đúng nghĩa nhất vì chưa từng có ai trước đó từng dạy luyện dịch như thế. Vợ tôi và các giáo viên Anh Văn trước đây là sinh viên của tôi là nhân chứng cho việc sáng tạo này của tôi.

Khi thấy các nội dung văn hóa doanh nghiệp/khích lệ/động viên của công ty nước ngoài tôi đang công tác tương tự như các công ty nước ngoài khác đang hoạt động tại Việt Nam, tôi đã sáng tạo ra các nội dung như (a) tổ chức tặng quà nhân Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương lúc Việt Nam vẫn chưa công nhận đó là quốc lễ, (b) tổ chức tặng tiền nhân Lễ Vu Lan và cho nhân viên về sớm 30 phút để họ có thể hoặc đi mua sữa và trái cây đến thăm cha mẹ hoặc mua hoa tươi viếng mẹ cha, (c) cho nữ nhân viên khi có thai được 7 tháng được sử dụng xe taxi miễn phí những khi đi làm/đi khám thai định kỳ/đi sinh con/đưa mẹ tròn con vuông về nhà/đưa con đi khám định kỳ cho đến khi an toàn hạnh phúc đi làm việc trở lại, (d) cho nam nhân viên được đi làm trể hoặc nghỉ nửa buổi có hưởng lương khi đưa con đi khám bịnh rồi đem toa thuốc cùng biên lai về Phòng Nhân Sự nhận lại toàn bộ chi phí khám bịnh cho con ấy, v.v. và v.v. dành cho nhiều trăm nhân viên tại các tỉnh thành có văn phòng đại diện của công ty. Đây cũng có thể gọi là một sáng tạo đúng nghĩa nhất vì chưa từng có ai hay Phòng Nhân Sự nào của bất kỳ công ty nào trước đó từng áp dụng như thế. Các nhân viên của tôi – trong đó có Cô Lại Thu Trúc – là nhân chứng cho việc sáng tạo này của tôi.

Khi thấy thế giới lâm vào cảnh suy thoái toàn cầu, tôi lập tức lên emotino.com tuyên bố hỗ trợ tư vấn miễn phí cho các doanh nghiệp, và một số chủ doanh nghiệp đã tìm đến để nhận các hỗ trợ về tinh thần đó, kể cả những trường hợp cứu những vị bị dính vào các tranh chấp mà phía đối tác nước ngoài tận dụng những lắc léo ngôn từ tiếng Anh để hưởng lợi, v.v. Đây cũng có thể gọi là một sáng tạo đúng nghĩa nhất vì chưa từng có chủ doanh nghiệp nào lại ra sức cứu thua cho các chủ doanh nghiệp khác bằng các kỹ năng mềm như tôi cả. Các vị doanh chủ ấy là nhân chứng cho việc sáng tạo này của tôi.

Tóm lại, nếu nói chuyện với sinh viên một trường đại học nào đó về cái gọi là sáng tạo, tôi có biết bao sự thật về chính mình để làm thí dụ minh họa cho các em, chứ không phải như kẻ trắng tay chưa từng sáng tạo bất cứ cái gì trong suốt cuộc đời đi học đi dạy đi làm đi kiếm ăn của y đến độ phải cầu cứu vào chiếc quần tà lỏn như thằng tiến sĩ ấy.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Tham khảo:

Những Phân Tích Mới L‎ý Giải Vấn Nạn Bất Tương Thích Giữa Đào Tạo & Sử Dụng Nhân Lực Tình Độ Đại Học và Các Biện Pháp Cách Tân. 04-8-2013

Tết Mậu Thân 1968 28-01-2014

Trăm Trứng 29-10-2014

Cựu Nhà Giáo Hoàng Hữu Phước Viết Bức Tâm Thư Gởi Nhà Giáo Hiện Tại Và Tương Lai 09-4-2015

Pháp Luân Công 07-10-2015

Đám Cưới Của Tôi 09-12-2015

Trung Quốc Trong Sấm Trạng Trình 17-12-2015

Lại Thu Trúc 22-12-2015

Trình Độ Thạc Sĩ – Tiến Sĩ Việt Nam 30-12-2015

Tan tành xác pháo





Tác giả: Trần Kỳ Trung

Ông đến, ngạc nhiên, nhìn thằng “đệ”. Nét mặt thằng này não nề, cảnh nhà buồn hơn đưa đám. Ông hỏi:

– Có việc gì mà em gọi anh đến đường đột, gấp gáp như vậy? – Ông nhìn quanh – Mà sao nhà trông trống trơn thế này! Vợ con đâu?

Thằng “đệ” nói với ông, giọng khẩn cầu:

– Em nghĩ, chỉ có anh mới giúp được thôi! Chuyện gay go to.

– Chuyện gì?

– Vợ phát hiện em có bồ.

Ông ngạc nhiên:

– Thế em có bồ thật à !

Thằng “đệ” mếu máo:

– Em cố dấu, dấu tưởng rất kỹ…đến như anh còn không biết, thế mà vợ vẫn phát hiện ra…Bây giờ thế này – Thằng “đệ” thì thầm – Anh là người nghiêm chỉnh, vợ của em rất tin anh, thường lấy hình ảnh của anh làm gương cho em. Vậy em muốn nhờ anh đến gặp vợ của em…

– Để làm gì ?

– Anh phân tích cho vợ của em thấy, chuyện em có bồ, chẳng qua…cũng chỉ là một phút “nóng nực” cần một cơn gió mát…Rồi giả như trong nhà có “máy điều hòa” thì làm gì có chuyện em đi ra ngoài “hóng mát”…

Ông nghe thằng “đệ” nói thế, bực mình:

– Anh với em là lãnh đạo, quan trên trông xuống, người dân trông vào. Làm việc gì, cũng phải cân nhắc, trông trước, trông sau. Em hư quá! Anh đã khuyên bao lần rồi, hết sức cẩn thận trong việc này. Yêu gì! Lũ ấy nó nhìn em là nhìn vào túi tiền, nhìn vào chỗ “đào mỏ”… không những thế, chuyện lộ ra, còn mặt mũi nào mà dạy dỗ với thiên hạ…

Thằng “đệ” xoa tay ,xoắn xít:

– Em hiểu rồi… thấm rồi… nhưng may, chuyện này mới chỉ có vợ em biết, cũng biết giữ uy tín cho em. Bây giờ em nhờ anh đến, với uy tín của nhà lãnh đạo “ lớn” phân tích thiệt hơn và cũng nói cho vợ em biết rằng, em sẽ chấm dứt. Em tin, anh nói vợ em sẽ nghe. Chứ không ! Bây giờ không khí gia đình em như sắp “có bão”, căng thẳng quá…

Qua chuyện này, phải cho thằng “đệ “một bài học, ông rao giảng:

– Em phải biết, làm lãnh đạo, nếu không biết giữ gìn, chuyện nhỏ đã hỏng, thì chuyện lớn không thể nào làm tốt được. Nếu em không gương mẫu trong gia đình thì làm sao em gương mẫu ở ngoài xã hôi. Vợ con không phục em, thì hy vọng gì xã hội trọng vọng em. Em phải học anh, giữ gia đình yên ấm, mới “trị quốc” được!

– Em học anh thế nào được! Anh chỉ thiếu nước dân chưa hô “ muôn năm ” thôi! Nên thế, vợ em mới phục anh, anh nói chắc chắn vợ em nghe ra… – Ánh mắt thằng “đệ” nhìn ông cầu cứu – Anh đến, nói với vợ em, giúp em một tý…Em đội ơn anh!

– Thế bây giờ vợ em ở đâu?

– Vợ em giận xách túi đi "phượt" rồi. Em điện đâu có chịu nghe máy. Anh gọi nói giúp giùm em

– Anh sẽ nói giúp em, chưa biết kết quả như thế nào, nhưng anh nhắc lại, đây là lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng, anh giúp em chuyện này. Mình là lãnh đạo, lại là đảng viên tuyệt đối không hư hỏng, nhất là chuyện trai, gái! Em hiểu chưa?

– Dạ ! em nhớ – Thằng “đệ” tiễn ông ra cổng – Em vô cùng cảm ơn anh!

…Cho xe đến khách sạn khu du lịch , ông nhìn quanh…đi vào. Ông gõ cửa phòng, vợ thằng 'đệ" mở cửa, mặt mày chàu quạu.

- Anh làm gì mà ra trễ vậy?-

Ông bước vào phòng, lấy điện thoại , gọi cho thằng "đệ" :

- Anh vừa nói chuyện với vợ em xong. Em an tâm mai cô ấy sẽ về thôi!

Thứ Bảy, 3 tháng 6, 2017

Chuyện thằng Tây






.



Một thằng sinh viên Việt Nam du học ở châu Âu dẫn bạn là một thằng Tây về nhà chơi. Hai thằng đi bằng xe máy, thằng Việt Nam đưa cho thằng Tây cái mũ bằng nhựa mỏng dính nói thằng Tây đội vào, thằng Tây nói :
– Tao có mũ vải rồi.
– Không được, cái này gọi là mũ bảo hiểm, theo luật giao thông, nếu không đội mũ này mày sẽ bị phạt.
– Nhưng cái mũ này làm sao có tác dụng bảo hiểm ?
– Mày đúng là thằng Tây, tao có nói để bảo hiểm đâu, chỉ để khỏi bị phạt thôi.




Đi một đoạn, thấy mấy tay công an đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, thằng Tây hỏi :
– Luật giao thông Việt Nam không áp dụng cho công an à ?
– Có áp dụng.
– Vậy sao họ không đội, họ không lo bị phạt sao ?
– Vì đó là công an, không đội cũng không bị phạt, vì công an không ai lại đi phạt công an.


Đi tiếp, thấy mấy thanh niên không đội mũ bảo hiểm đi ngang qua cảnh sát giao thông cũng không bị phạt, thằng Tây hỏi :
– Đó cũng là công an à ?
– Mày lại hỏi đểu à, đó là bọn trẻ trâu, nó không bị phạt vì nó nhuộm tóc vàng và khoe hình xăm ở cánh tay, nó sẵn sàng bỏ chạy khi bị thổi còi, lâu dần nó không cần bỏ chạy cũng không bị phạt.
– Tại sao tóc tao cũng vàng, tay tao cũng có hình xăm mà mày bắt tao đội mũ bảo hiểm ?
Thằng Việt Nam bí quá nói đại :
– Tại tóc mày chỉ có một màu vàng, bọn kia tóc nó nhuộm hai màu. Mắt mày lại xanh, mũi lõ nên không giống mấy đứa đó được.


Đến ngã tư, có đèn đỏ thằng Việt Nam vẫn đi tiếp, thằng Tây kinh ngạc hỏi :
– Mày không nhìn thấy đèn đỏ à ?
– Có.
– Vậy sao mày không dừng ?
– Mày không hiểu cái gì hết, cần phải xem xe container đằng sau nó có dừng không, nếu nó vẫn lao nhanh thì phải chạy tiếp không nó húc chết.


Thằng Tây ngoái lại thấy một xe container lù lù chạy đằng sau, mặt xanh lét, vừa sợ vừa khâm phục kiến thức giao thông của thằng Việt Nam. Đến ngã tư khác, gặp đèn xanh, thằng Việt Nam dừng lại không đi, thằng Tây hỏi:
– Sao đèn xanh mày lại dừng ?
– Tại phải chờ cho các anh em nhân dân ở đường vuông góc với đường này nó vượt đèn đỏ xong đã rồi mới đi được, không nó húc chết.


Vừa nói xong thì một người nhân dân thiếu kinh nghiệm bị xe của làn vuông góc húc ngã vì liều lĩnh vượt đèn xanh. Thằng Tây lại càng khâm phục kiến thức giao thông của thằng Việt Nam. Xe vượt đèn đỏ gây tai nạn bỏ chạy, thằng Tây gọi thằng Việt Nam đến hỗ trợ người bị nạn, đỡ người, vẫy xe ô tô để chở nạn nhân đi viện nhưng không ai hỗ trợ, cũng không ai cùng vào giúp, thằng Tây hỏi :
– Tại sao không ai cùng giúp nạn nhân như chúng ta ?
– Tại người Việt Nam ai cũng bận.
– Người châu Âu không bận sao ?
– Nhưng người Việt Nam bận hơn người châu Âu, và cứu người cũng có thể gặp phiền phức, mà thôi không hỏi nữa, mày với tao chở nạn nhân vào viện bằng xe máy.


Hai thằng đến quá nửa đêm mới về đến nhà. Sáu giờ sáng hôm sau, đang ngủ, bị đánh thức bởi tiếng loa phường, thằng Tây hỏi:


– Tại sao loa không thông báo muộn hơn ?
– Tại muộn hơn thì mọi người đi làm, không có ai nghe.
– Vậy phát thanh sớm thì có người nghe không ?
– Cũng không có.
– Vậy tại sao phải phát thanh sớm ?


– Tại muộn hơn thì mọi người đi làm, không có ai nghe.


Sáng hôm sau, chỉ có thằng Tây và thằng Việt Nam ở nhà, hai thằng tổ chức nấu ăn. Thằng Việt Nam nấu, nhờ thằng Tây đi…đổ rác :
– Mày ra cổng, rẽ trái, đi 40 mét gặp một cái biển ghi chữ “Cấm đổ rác” thì đổ ở đó.
– Lạy Chúa, sao lại đổ rác ở chỗ cấm đổ rác ?
– Vì đó là chỗ duy nhất có thể đổ rác, cả tổ dân phố này đều ngầm quy ước đó là chỗ đổ rác.


Nấu ăn một lúc, thằng Việt Nam phát hiện ra không còn thực phẩm, nói thằng Tây trông nhà để đi chợ, thằng Tây nói :
– Mày ở nhà, để tao thử đi chợ, tao thử đi một mình xem sao, tao muốn trải nghiệm. Mà chợ chỗ nào ?
– Mày đi ra cổng, rẽ phải 300 mét, thấy một cái biển ghi…
– Ghi “Cấm họp chợ” phải không ?
– Đúng, mày thành người Việt Nam mất rồi. Đó, chợ ở ngay sau cái biển đó.


Ăn xong, thằng Tây muốn đi ra trạm ATM rút tiền. Thằng Việt Nam nói :
– Chắc mày chuẩn bị muốn đi đến vùng không có máy rút tiền hả.
– Đúng, hôm trước tao rút mấy lần, có lần thì bị “nuốt thẻ”, có lần thì phải chờ gần nửa giờ chờ xong thì máy…hết tiền, nên tao muốn rút nhiều một chút đỡ phải đi rút.
– Để tao gọi taxi đi !
– Tao muốn đi xe máy, tao bắt đầu thích xe máy.
– Vậy mày cầm cái túi không quai này, ngồi sau tao chở đi rút tiền.
– Cái túi để làm gì vậy ? Đựng tiền hả ?
– Không, cái túi này không có gì, mày cứ cầm ngồi sau, cầm lỏng thôi để cho cướp giật nó giật.
– Không có quai để khi nó giật thì không bị ngã xe phải không ?
– Mày đoán như thần vậy.
– Còn tiền rút xong để đâu ?
– Mày để trong túi áo, túi quần chứ còn để đâu.


Trên đường về thì thấy một thằng ô tô biển xanh vượt qua các xe khác với tốc độ khoảng trên 100km/h ở làn đường chỉ cho ô tô chạy không quá 70km/h. Thằng Tây hỏi :
– Nó là xe ưu tiên à ?
– Không, như xe biển trắng thôi.
– Nhưng sao nó phóng vậy mà không bị “bắn” tốc độ, hay lái xe biển xanh nhuộm tóc vàng và xăm hình ở cánh tay ?
– Không phải, lái xe không nhuộm tóc xăm hình. Đó là xe của cơ quan nhà nước, tay sếp của cơ quan đó kiểu gì cũng quen biết bên cảnh sát giao thông, không quen trực tiếp thì quen gián tiếp. Cảnh sát giao thông có bắt thì lại phải nghe điện thoại “giải mã” rồi lại phải thả nên thà không bắt nữa cho khỏi mất thời gian.


Trên đường đi, thấy nhiều nơi ghi “Tất cả vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Thằng Tây hỏi :
– Ghi vậy làm gì mày?
– Khi mày đang rất đói thì mày muốn bàn chuyện đi đâu ?
– Tất nhiên là đi ăn.
– Đó, thiếu cái gì thì nói nhiều về cái đó.




( ST)

Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2017

QUAN CHỨC RA NƯỚC NGOÀI CHỮA BỆNH VÀ DU HỌC RỒI MẤT TÍCH !





Hậu quả của những câu chuyện “ôm tài sản khủng” bỏ trốn ra nước ngoài

Chưa có thời nào như thời nay, hiện tượng quan chức “ôm tài sản khủng” xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy, Lê Chung Dũng, Trần Vũ Quỳnh Anh… Không có đất nước nào như Việt Nam, quan chức tham nhũng, bòn rút ngân sách thậm chí thẳng tay vơ vét cướp đất của dân nghèo rồi “cao chạy xa bay” ra hải ngoại với ngàn lẻ một lý do. Hậu quả mà họ gây ra ai sẽ gánh chịu trách nhiệm, hay chỉ có người dân là nai lưng ra “đóng thuế” để bù đắp vào những thất thoát đó. Liệu đất nước có giàu lên, người dân có cơm no áo ấm hay không khi còn nhiều quan chức tham nhũng gây thất thoát ngân sách hàng ngàn tỷ rồi bỏ trốn ra nước ngoài?

Câu chuyện xin đi nước ngoài chữa bệnh không phải là hiếm ở Việt Nam, lạ một điều là các vị này công tác chưa bao lâu, với mức lương công chức nhà nước khoảng 100triệu/năm nhưng họ lại sở hữu khối tài sản khủng và mắc những căn bệnh lạ. Không biết khi đương nhiệm họ có đóng góp gì cho đất nước, giúp ích gì cho nhân dân hay chưa, chỉ thấy khi “có biến” họ lập tức xin ra nước ngoài chữa bệnh, thật tội! Mở đầu là ông Trịnh Xuân Thanh. Nói về nhân vật này có lẽ hầu như tất cả mọi người đều biết.

Thế nhưng tôi xin nhắc lại một chút, trong thời gian giữ chức chủ tịch HĐQT của Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) từ 02/2009-05/2013, ông Thanh đã làm thất thoát ngân sách nhà nước hơn 3.200 tỷ đồng. Sau đó, ông chuyển sang công tác tại Bộ Công thương rồi được đặt cách về tỉnh Hậu Giang giữ chức Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang một cách êm đẹp. Lẽ ra ông Thanh sẽ được yên vị, không ai dòm ngó tới nếu ông ta không làm lố dùng xe tư nhân Lexus LX570 giá 5 tỷ đồng để làm phương tiện đi lại nơi ông công tác. Khi Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46, Bộ Công an) khởi tố vụ tham nhũng ở PVC, thì ông Thanh nhanh nhẹn xin đi nước ngoài trị bệnh từ trước và từ đó đến nay không rõ tung tích. Hiện Bộ Công an phát lệnh truy nã quốc tế.

Nối tiếp ông Thanh là ông Vũ Đình Duy nguyên Tổng giám đốc Công ty cổ phần hoá dầu và xơ sợi dầu khí (PVTex) – chủ đầu tư nhà máy sản xuất xơ sợi polyeste Đình Vũ – Hải Phòng với vốn đầu tư 7.000 tỷ đồng. Trong khoảng thời gian công tác tại PVTex 2009-2014 ông Duy đã làm thua lỗ, thất thoát số tiền lên hàng ngàn tỷ đồng. Cũng tương tự như ông Trịnh Xuân Thanh, mặc dù kinh doanh thua lỗ liên tục nhưng ông Vũ Đình Duy vẫn được bổ nhiệm về làm Phó giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng, Phó Cục trưởng Cục kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương), Ủy viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) giữa tháng 4/2016. Khi báo chí phanh phui sai phạm của ông Duy, Thanh tra chính phủ vào cuộc, thế nhưng ông Vũ Đình Duy đã đi trước một bước bỏ trốn ra nước ngoài với lý do là “đi chữa bệnh”.

Có lẽ tất cả các bệnh viện trong nước, cùng với đội ngũ y bác sĩ hùng hậu cũng không ai có đủ năng lực để chữa căn bệnh “nan y” của những vị mà tôi đã nêu trên, họ phải vất vả lặn lội sang trời tây xa xôi tìm “thần y” chữa bệnh. Thế thì ngành y tế của bà Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nên coi lại việc này, chỉ có việc chăm sóc sức khỏe cho các quan chức cũng như người dân mà cũng không xong. Không biết công việc gặp những khó khăn gì, nhưng dạo gần đây ngành y gặp hàng loạt scandal như: mua sắm thiết bị y tế gây lãng phí khủng khiếp hàng trăm tỷ đồng, bệnh viện mặc bệnh nhân ung thư nằm chờ chết chứ quyết không “hạ giá thuốc đặc trị ung”, sau đó đem tiêu hủy vì hết hạn giá trị lên hàng chục tỷ đồng…

Liệu có phải do những nguyên nhân này mà các vị trên mới không dám giao sinh mạng của mình cho nhân viên của bà Tiến chăng? Bà Bộ Trưởng đã làm mất lòng tin của bệnh nhân, chắc rồi đây sẽ còn nhiều trường hợp “đi nước ngoài chữa bệnh”. Thế nên mong bà Bộ Trưởng xem xét xử lý dứt điểm những tồn tại trên mà lấy lại uy tín của ngành.

Không chỉ ra nước ngoài chữa bệnh, nhiều cán bộ với tài sản khủng còn nhanh chóng “du học” hoặc “định cư” ngay khi thông tin bất lợi vừa xuất hiện trên các trang báo và mạng xã hội, thậm chí trưởng đơn vị của các vị ấy còn không biết nhân viên mình đi khi nào, đang ở đâu khi được hỏi.

Đó là ông Lê Chung Dũng, thấy trước được sự nguy hiểm khi cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ những sai phạm tại các dự án mà ông quản lý thì ông này tìm mọi cách thoát thân. Trước khi làm Phó Tổng Giám đốc Điện lực Dầu khí (PV Power 01/2011), ông Dũng từng giữ chức Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Xây lắp Dầu khí (PVC). Ông Dũng được cho là có liên quan trách nhiệm đến những sai phạm trong triển khai dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 1, dự án Ethanol Phú Thọ khi ông này còn làm ở PVC, thời kỳ ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch và ông Vũ Đức Thuận làm Tổng giám đốc. Có lẽ đoán trước được tương lai nếu sự việc được đưa ra ánh sáng thì ông sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật, nên ông đã “xin sang Singapore học khóa dự bị MBA tại Trường ĐH SP Jain School Of Management”. Hiện tại thì ông Dũng vẫn “bặt vô âm tín” không ai liên lạc được với ông.

Tiếp đến là bà Trần Vũ Quỳnh Anh – hot girt Thanh Hóa được phong tặng danh hiệu tuổi trẻ tài cao. Từ một chân tạp vụ ở Liên đoàn lao động tỉnh đột nhiên được bổ nhiệm làm Phó rồi Trưởng phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản và ban chấp hành Đảng bộ của Sở Xây dựng Thanh Hóa không qua thi tuyển. Thậm chí với thu nhập 60triệu/năm nhưng hotgirt này sở hữu khối tài sản khổng lồ: Biệt thự cao cấp tại Khu du lịch FLC Sầm Sơn, nhà 150m2 phố Triệu Quốc Đạt, Quần thể sân tennis cho thuê tại khu vực hồ Đồng Chiệc, biệt thự tại quận Thanh Xuân – Hà Nội, xe ô tô dòng cao cấp Cadilac và Mercedes…chưa kể các tài khoản ngân hàng. Sau vụ lùm xùm về con đường quan lộ “thần tốc” và khối tài sản khủng bất thường, cơ quan ban ngành vào cuộc điều tra thì Quỳnh Anh xin nghĩ việc hiện cô cùng gia đình định cư bên New Zealand tươi đẹp, khiến dư luận trong cả nước vô cùng bức xúc. Chắc có lẽ vì là bồ nhí của Bí thư Thanh Hóa nên mới hạ cánh an toàn như thế?
Không có đất nước nào như Việt Nam, quan chức tham nhũng, bòn rút ngân sách thậm chí thẳng tay vơ vét cướp đất của dân nghèo rồi “cao chạy xa bay” ra hải ngoại với ngàn lẻ một lý do. Hậu quả mà họ gây ra ai sẽ gánh chịu trách nhiệm, hay chỉ có người dân là nai lưng ra “đóng thuế” để bù đắp vào những thất thoát đó. Liệu đất nước có giàu lên, người dân có cơm no áo ấm hay không khi còn nhiều quan chức tham nhũng gây thất thoát ngân sách hàng ngàn tỷ rồi bỏ trốn ra nước ngoài? Đó là câu hỏi của hơn 90 triệu dân cả nước, họ đang mòn mỏi mong chờ một câu trả lời thỏa đáng từng ngày từng giờ. Có lẽ cách tốt nhất ngăn chặn tình trạng trên hiện giờ là Bộ y tế nên thành lập “bệnh viện chữa bệnh tham nhũng” chăng?

(Blue)

THA THỨ...

Đây quả thật là một câu chuyện hy hữu chấn động tâm can, xúc động lòng người…




THA THỨ...


Tha thứ cho bản thân mình có lẽ là một việc không mấy dễ dàng khi người ta cứ dằn vặt và đau khổ mãi về quá khứ đau thương. Câu chuyện xúc động dưới đây sẽ cho bạn hiểu, ai cũng có thể thay đổi nếu chưa trút hơi thở cuối cùng.
Vào những ngày cuối năm 2002, trên các trang báo của Ý đã xuất hiện một thông báo tìm người rất đặc biệt:


Ngày 17/5/1992,
Ở bãi đậu xe đường số 5, khu thương nghiệp
thành phố Avenue, một người phụ nữ da trắng bị một chàng trai da đen cưỡng hiếp. Không lâu sau, người phụ nữ kia đã sinh ra một bé gái da đen. Hiện tại cô bé bị bệnh máu trắng, cần phải làm phẫu thuật cấy ghép tủy gấp, ba ruột của cô bé chính là niềm hy vọng duy nhất để cứu sống cô, hy vọng người năm xưa sau khi đọc được lời nhắn này, hãy mau chóng liên hệ với bác sĩ Adrew làm việc tại bệnh viện Elizabeth.
Bản tin đã nhanh chóng tạo ra một chấn động trong dư luận.
Đây là một câu chuyện có thật, và nó sẽ có kết cục như thế nào? Đối diện với một kẻ cưỡng bức… Bạn có tha thứ cho anh ta không? Xin hãy xem tiếp…
Cô bé bị bệnh máu trắng liên quan đến một bí mật …


Ở một khu dân cư thuộc thành phố Foyer nước Ý, Marda 35 tuổi là người phụ nữ luôn bị mọi người xì xào bàn tán, bởi cô và chồng cô Peter đều là người da trắng, nhưng trong hai đứa con của họ lại có một đứa là da đen.
Điều này đã khiến cho những người hàng xung quanh không khỏi cảm thấy tò mò, Marda luôn cười nói với họ rằng, do bà nội của mình là người da đen, ông nội là người da trắng, nên đứa con gái Monica mới xuất hiện sự lại giống như vậy.

Và bí mật đã không thể che đậy được nữa…
Mùa thu năm 2002, cô bé da đen Monica bị chẩn đoán mắc bệnh máu trắng, biện pháp chữa trị duy nhất là làm phẫu thuật cấy ghép tủy. Hết thảy những người thân họ hàng hai bên đều đến bệnh viện làm xét nghiệm nhưng không có ai thích hợp cả.
Một buổi tối, bác sĩ Andrew đang trực ban thì có tiếng gõ cửa, là vợ chồng Marda. Và ông đã được nghe bí mật mà hai vợ chồng họ chôn giấu bao năm nay.

“Chuyện xảy ra vào tháng 5/1992, lúc đó là 10h tối, trời mưa rất to. Marda vừa tan ca làm. Khi cô đi ngang qua một bãi đậu xe bị bỏ hoang, Marda nghe thấy sau lưng có tiếng bước chân; cô sợ hãi quay đầu lại nhìn, là một chàng trai da đen đang đứng phía sau cô. Anh ta tay cầm một khúc cây, đánh cô ngất đi, và làm nhục cô. Không lâu sau đó, Marda phát hiện mình đã mang thai. Họ đã vô cùng sợ hãi, lo sợ rằng đứa con này chính là của người da đen kia. Marda muốn phá bỏ cái thai, nhưng Peter đã ngăn cản cô bởi anh vẫn hi vọng đứa bé trong bụng chính là con của họ.

Cứ như vậy, họ đã thấp thỏm chờ đợi…
Tháng 3/1993, Marda hạ sinh một bé gái, là da đen. Họ đã hoàn toàn tuyệt vọng, và quyết định sẽ đem đứa bé cho cô nhi viện, nhưng mỗi lần nghe thấy tiếng khóc của nó thì lại không nhẫn tâm. Và cuối cùng họ quyết định sẽ nuôi nấng cô bé này như con gái….
Mắt Peter bắt đầu nhòe đi, anh tiếp tục nói:
Dù sao thì Marda cũng đã mang thai nó, đứa bé không có tội gì cả. Nó xứng đáng được sống và yêu thương.
Sống mũi bác sĩ Andrew cũng đã cay cay, ông im lặng một lúc rồi cuối cùng mở lời: “Ông bà phải tìm được cha ruột của Monica, nói không chừng tủy xương của anh ta, hoặc tủy xương của con cái anh ta có thể thích hợp với Monica”.
“Nhưng… ông bà có bằng lòng để cho anh ta xuất hiện trong cuộc đời mình lần nữa hay không?”
Marda nói: “Vì Monica, chúng tôi bằng lòng tha thứ cho anh ta, nếu như anh ta chịu bước ra để cứu đứa bé, tôi hứa sẽ không khởi tố”.
Bác sĩ Andrew không khỏi chấn động sâu sắc bởi tấm lòng lòng thương con của người mẹ này.
Marda và Peter suy nghĩ hết lần này đến lần khác, quyết định dùng hình thức giấu tên, để đăng một bản tin tìm người trên báo.

Tháng 11/2002, trên hầu hết các tạp chí thành phố Foyer đều đăng một bản tin tìm người. Nhưng trong biển người mênh mông, huống hồ chuyện đã nhiều năm như vậy, biết đi đâu để tìm tên cưỡng dâm năm xưa?
Tình mẫu tử cảm động lòng người đã tình cờ giúp đỡ nhiều bệnh nhân bất hạnh…..
Câu chuyện này đã làm cảm động rất nhiều người, một làn sóng hiến tủy lan khắp cả nước, không ít người tự nguyện làm xét nghiệm tủy để xem mình có thích hợp hay không. Và điều đó đã cứu được rất nhiều bệnh nhân bị bệnh máu trắng, nhưng Monica lại không nằm trong số những người may mắn.
Bản tin cũng truyền đến tai những tội phạm da đen năm đó. Rất nhiều người đã tự nguyện trình báo để làm xét nghiệm xương tủy, hi vọng có thể hiến tủy cho Monica. Cả những tù nhân da trắng cũng bị cảm động trước tình mẫu tử của Marda, họ bày tỏ sự quan tâm chân thành đến cô và cung cấp nhiều manh mối hỗ trợ cảnh sát và gia đình tìm ra kẻ cưỡng gian năm xưa.

Nhưng đáng tiếc thay, họ vẫn không thể tìm ra cha ruột của Monica. Hơn hai tháng trôi qua, người đàn ông da đen kia vẫn không xuất hiện… Marda và Peter vẫn hồi hộp lo lắng chờ đợi phép màu sẽ đến với con gái của họ.
Người đàn ông bí ẩn…dần hé lộ
Sau khi bản tin tìm người này xuất hiện trên trang báo ở thành phố Napoli, trong lòng ông chủ của một nhà hàng cao cấp là Achlia bắt đầu dậy sóng.
Ngày 17/5/1992, trong cuộc đời anh đã trải qua một đêm gió bão bùng tựa như ác mộng, anh rất có thể là người được nhắc đến trong câu chuyện trên.
Không ai có thể ngờ được rằng triệu phú Achlia của ngày hôm này từng là một người rửa chén thuê trong một nhà hàng ở thành phố Foyer. Cha mẹ mất sớm, anh phải nghỉ học, lăn lộn kiếm sống ngoài xã hội. Trớ trêu thay, ông chủ của anh lại là một kẻ phân biệt chủng tộc. Dẫu anh có cố gắng làm việc chăm chỉ thế nào thì vẫn luôn phải chịu sự đánh đập chửi mắng từ ông ta.
Đó là sinh nhật lần thứ 20 của Achlia. Anh dự định sẽ nghỉ làm sớm để đón mừng sinh nhật của mình, không ngờ trong lúc loay hoay đã vô tình làm rơi một cái đĩa, ông chủ túm chặt lấy cổ anh bắt anh phải nuốt hết những mảnh vỡ đó. Achlia phẫn nộ cho ông ta một đấm, rồi xông ra khỏi quán.
Anh quyết tâm báo thù người da trắng. Buổi tối hôm đó trời mưa tầm tã, trên đường dường như không có một bóng người đi lại, trên bãi đậu xe anh gặp Marda, căm phẫn dâng trào trong anh về sự phân biệt chủng tộc, lòng căm thù đối với người da trắng đã khiến anh phạm phải tội ác lớn nhất trong cuộc đời mà đến tận bây giờ anh vẫn không thể tha thứ cho chính mình: anh đã cưỡng bức người phụ nữ vô tội đó.

Hối hận vô cùng, anh đã mua vé xe lửa đến thành phố Napoli, rời xa khỏi thành phố này trong đêm hôm đó, hi vọng có thể quên đi cảm giác tội lỗi mà anh đã gây ra.
Về sau, Achlia đã tìm được công việc thuận lợi ở nhà hàng của một người Mỹ, đôi vợ chồng đó rất quý sự cần cù của anh, còn đem cô con gái Lina gả cho anh, về sau còn giao cho anh quản lý toàn bộ công việc kinh doanh của nhà hàng.
Mấy năm trở lại đây, anh đã phát triển nhà hàng thành một nhà hàng cao cấp sang trọng. Anh và Lina cũng có với nhau ba đứa trẻ vô cùng đáng yêu. Đối với mọi người, Achlia thật sự là một ông chủ tốt, người chồng tốt và người cha tốt.
Achlia vẫn không sao quên được tội ác năm xưa. Anh luôn cầu nguyện Thượng Đế, xin Người hãy phù hộ người phụ nữ đã từng bị anh làm hại kia, hy vọng cô có thể bình an vô sự sống một cuộc sống hạnh phúc, và không bị tổn hại bởi tội lỗi anh đã gây nên. Nhưng anh trước giờ chưa từng đem bí mật trong lòng này nói với bất kỳ ai.
Buổi sáng hôm đó, Achlia đã đọc đi đọc lại bản tin đó đến mấy lần, trực giác mách bảo rằng anh chính là kẻ cưỡng gian được tìm trên tờ báo đó. Anh không bao giờ nghĩ rằng, người phụ nữ đáng thương đó đã mang thai và đã nuôi dưỡng đứa con vốn không thuộc về mình.
Cả ngày hôm đó, Achlia đã gọi điện thoại cho bác sĩ Andrew mấy lần, nhưng điện thoại còn chưa quay xong anh liền vội cúp máy. Trong lòng anh đang giãy giụa đau đớn. Nếu như đứng ra thừa nhận tất cả, mọi người sẽ biết được quá khứ xấu xa của anh, những đứa con sẽ không còn yêu thương anh nữa, anh sẽ mất đi gia đình hạnh phúc và người vợ xinh đẹp, cũng sẽ mất đi sự tôn trọng của xã hội đối với mình. Anh đã rất khó khăn để có một cuộc sống như ngày hôm nay, anh không thể để hạnh phúc tuột mất được.
Bữa tối hôm đó, mọi người trong nhà đều bàn luận về những tin tức có liên quan đến Marda trên báo chí như những lần trước. Người vợ Lina nói:
“Em thật sự rất khâm phục người phụ nữ này. Nếu như đổi lại là em, em sẽ không đủ can đảm để nuôi dưỡng con gái đã được sinh ra vì bị cưỡng hiếp. Em càng khâm phục chồng của cô ấy, anh ta quả thật là một người đàn ông đáng được tôn trọng, có thể chấp nhận một đứa con như thế”.
Achlia im lặng hồi lâu rồi hỏi: “Vậy em nhìn nhận kẻ cưỡng hiếp đó như thế nào?”
Lina căm phẫn nói: “Em tuyệt đối không thể tha thứ cho hắn ta được. Năm xưa đã làm sai rồi, vào thời khắc then chốt của bây giờ, hắn ta lại rụt cổ trốn tránh. Hắn ta thật đúng là quá đê tiện, quá ích kỷ, thật là quá ghê tởm! Hắn ta là con quỷ hèn nhát!”
Nghe Lina nói vậy, Achlia càng không dám nói ra sự thật với vợ. Anh trằn trọc suốt đêm không sao ngủ được, cảm giác bản thân như bị đày đọa dưới địa ngục, những khung cảnh trong đêm mưa gió tội ác đó không ngừng xuất hiện trước mắt. Anh dằn vặt tự hỏi: “Mình rốt cuộc là người tốt, hay là người xấu?”

Mấy ngày sau, Achlia không cách nào im lặng được nữa, tình thương của người cha đã bùng lên từ nơi sâu thẳm trong tâm hồn anh, anh muốn cứu con gái mình. Anh đã phạm sai lầm một lần rồi, bây giờ không thể phạm sai lầm tiếp nữa. Anh gọi cho bác sĩ Andrew bằng điện thoại công cộng.
Cũng trong tối hôm đó, anh lấy hết can đảm để nói với vợ tất cả. Lina bật khóc, cô không thể nào có thể chấp nhận được người chồng rất mực yêu thương cô lại chính là một tên tội phạm. Cô chạy ào ra khỏi cửa, lái xe đi suốt đêm trong vô vọng, cô chưa từng trải qua đêm nào khủng khiếp như vậy trong cuộc đời. Sau một đêm dằn vặt đau khổ, cô đã quyết định trở về. Achlia ra mở cửa, hai mắt đỏ hoe. Lina kiên định nói: “Achlia, anh hãy đến chỗ bác sĩ Andrew! Em sẽ đi cùng với anh!”
Trong tuyệt vọng luôn xuất hiện ánh sáng hy vọng….
Ngày 8/2/2003, vợ chồng Achlia đã đến bệnh viện Elizabeth và làm xét nghiệm ADN, kết quả anh thật sự chính là cha ruột của Monica.
Khi biết được người đàn ông da đen từng làm nhục mình cuối cùng đã dũng cảm bước ra, những giọt nước mắt hạnh phúc không ngừng lăn dài trên má Marda. Cô đã căm hận trong suốt 10 năm, nhưng thời khắc này đây cô vô cùng cảm động.

Tất cả đều được tiến hành cực kỳ bí mật, bệnh viện đã không tiết lộ thân phận của người trong cuộc cho báo chí mà chỉ thông báo với ký giả rằng đã tìm được cha ruột của Monica. Thông tin này đã khiến người dân cả nước quan tâm, họ không ngừng gọi điện thoại và viết thư cho bác sĩ Andrew, nhờ ông gửi sự tha thứ và lòng tôn kính của họ đến người da đen này: “Anh ấy từng là tội nhân, nhưng giờ đây anh ấy là một anh hùng!”
Ngày 18/2, dưới sự sắp xếp bí mật, Marda gặp Achlia trong phòng khách của bệnh viện. Khi nhìn thấy Marda, bước chân Achlia nặng nề, sắc mặt tái nhợt. Marda và chồng bước đến, nắm chặt lấy tay anh, ba người nhìn nhau khóc không thành tiếng, nước mắt hòa lẫn vào nhau.
Rất lâu sau, Achlia nghẹn ngào nói: “Xin lỗi, xin lỗi, xin hãy tha thứ cho tôi! Câu nói này tôi đã chôn sâu trong lòng suốt hơn 10 năm nay rồi, hôm nay cuối cùng đã có cơ hội để nói với chị. Tôi thực sự hi vọng Monica và anh chị sẽ sống hạnh phúc bên nhau. Tôi rất cảm ơn Monica, con bé đã cho tôi một cơ hội để chuộc tội và có thể sống thanh thản trong nửa đời còn lại. Đây chính là món quà mà con bé đã ban tặng cho tôi.
Marda nói: “Cảm ơn cậu đã có thể bước ra. Cúi xin Thượng Đế phù hộ, tủy xương của cậu đã cứu sống con gái tôi!”
Ngày 22/2/2003, thời khắc mà mọi người chờ đợi từ lâu cuối cùng đã đến, xương tủy của Achlia được cấy ghép vào trong thân thể của Monica. Một tuần sau đó, Monica khỏe mạnh xuất viện. Vợ chồng Marda đã hoàn toàn tha thứ cho Achlia…

Đây quả thật là một câu chuyện hy hữu chấn động tâm can, xúc động lòng người…


Có lẽ bạn cũng đã từng làm sai, đi lầm đường, nhưng chỉ cần có lòng sửa lỗi thì bạn có thể “bình thản mà đối mặt với tương lai”. Bởi chỉ khi ta thành thật với bản thân mình, dũng cảm chấp nhận con người mình dù là những điều xấu xa nhất, chúng ta mới có thể nhìn thấy ánh sáng của sự tốt đẹp. Trong tận cùng của cái ác chính là bản tính lương thiện bị che giấu. Đừng ngại ngần đối diện với nó mà vươn lên, đó mới là sự tốt đẹp chân chính và vĩnh hằng trong cuộc đời.
Tham khảo Cmoney
Linh An

QUYỀN LỰC THẬT CỦA CHU HẢO, GIÁM ĐỐC NXB TRI THỨC





I. Những sự thật về giáo sư Chu Hảo mà ít người để ý

Là thành viên quan trọng của một nhóm lợi ích trong hệ thống chính quyền
Chu Hảo là con ông Chu Đình Xương, cán bộ cao cấp của ngành công an, từng giữ chức Giám đốc Sở Công an Bắc Bộ năm 1945, Phó Giám đốc Sở Công an Trung Bộ, Giám đốc Sở Công an Nam Trung Bộ, sau chuyển ngành làm Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa. . Vì vậy, không đáng ngạc nhiên, khi cậu ấm Chu Hảo được chính quyền biệt đãi về đường học hành. Đọc tiểu sử, sẽ thấy cuộc đời Chu Hảo là một chặng đường thăng tiến thẳng tắp, không chướng ngại, thông qua những trường lớp, bằng cấp và chức vụ chính thống trong hệ thống Xã hội Chủ nghĩa. Mọi đặc ân và vị thế trong đời Chu Hảo đều được hệ thống ban cho. Vì lí do này, ông Hảo không tránh khỏi việc tham gia vào một nhóm lợi ích trong chính quyền, có thể với vai trò thiết yếu.

Khi tham gia phong trào đối lập, Chu Hảo không những không phải trả giá, mà còn thăng tiến trong phong trào nhanh, đều và vững như khi ông làm quan. Trong khi Chu Hảo, người kiểm soát nguồn tiền, nguồn quan hệ và nguồn ô dù của tổ chức, mới là người thật sự có quyền ra quyết định trong Viện IDS. Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh và các tổ chức con, cho tới giờ, hầu hết tội vạ của các tổ chức này vẫn bị hệ thống chính quyền trút hết lên đầu Quang A và Nguyên Ngọc, là hai gương mặt bị đẩy ra làm người phát ngôn công khai, rồi bị cả hai phe dùng làm bia bắn.

Là người có năng lực chuyên môn yếu kém
Chu Hảo làm luận án Tiến sĩ năm 1979. Ông được phong hàm Giáo sư năm 1983. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng từ đó đến nay, ông không hề có một công trình nghiên cứu có giá trị nào trong ngành vật lí, là lĩnh vực chuyên môn của mình. Trong tiêu chuẩn của giới học thuật, một người dành nửa đời để đi học, nhưng không cho ra được công trình nghiên cứu hoặc sáng tạo có giá trị nào thì chỉ đáng được coi là một cậu học sinh, chứ không phải là một trí thức.

Là một trong những người phải chịu trách nhiệm về tình trạng yếu kém của nền khoa học – công nghệ Việt Nam
Năm 1985, Chu Hảo làm Viện trưởng Viện nghiên cứu Công nghệ Quốc gia. Ngoài ra, còn làm ở Viện Vật lý Kỹ thuật, và làm Viện phó Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ. Năm 1996, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ kiêm Giám đốc Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Từ 2005 đến giờ, ông là thành viên Hội đồng Trung ương của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam. Như vậy, Chu Hảo đương nhiên đứng đầu danh sách những người phải chịu trách nhiệm về tình trạng yếu kém của nền khoa học và công nghệ Việt Nam. Ông cũng phải chịu trách nhiệm về tình trạng của Khu Công nghệ cao Hòa Lạc và những vụ tham nhũng đằng sau, khi mà cho đến giờ, 9 năm sau khi dự án được triển khai, khu đất này vẫn giống một mảnh đất hoang để cho thuê hơn là một “thành phố công nghệ” như dự tính. Vậy mà suốt bao năm nay, trong khi toàn bộ phong trào đối lập vẫn không ngừng phê phán sự yếu kém của nền khoa học – công nghệ Việt Nam, nó không hề đặt câu hỏi về trách nhiệm của Chu Hảo. Thay vào đó, Giáo sư Chu Hảo – người không đưa ra được một công trình nghiên cứu hoặc bài báo học thuật có giá trị nào trong đời, cũng là người thất bại trong mọi vai trò quản lí mà ông từng đảm nhiệm, lại được dư luận ca ngợi như một trí thức lớn, tiến bộ, yêu nước thương dân.

Chuyên cứu thế giới bằng tiền của người khác

Hiện nay, trong mắt dư luận, Chu Hảo hiện diện dưới cương vị Giám đốc NXB Tri Thức, thành viên trong ban lãnh đạo Viện Phan Chu Trinh, Đại học Phan Chu Trinh (vừa giải thể), và Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh. Ông thể hiện mình là một nhà hoạt động và nhà yêu nước mẫn cán, khi liên tục đi từ Bắc chí Nam để vận động tài chính cho những tổ chức này. Tuy nhiên, ít ai biết rằng khi Đại học Phan Chu Trinh phải đóng cửa vì thua lỗ, và NXB Tri Thức liên tục than vãn về tình hình tài chính khó khăn, Nguyên Ngọc sống dựa vào một căn hộ tập thể xập xệ, cũ nát và cơ sở vật chất của trường, nhiều tác giả và dịch giả hợp tác với NXB Tri Thức được trả nhuận bút bằng… sách, thì Chu Hảo vẫn đang chơi golf hằng tuần, đồng thời sở hữu nhiều biệt thự ở Đà Nẵng và Hà Nội.

Bây giờ, nếu dư luận đề nghị NXB Tri Thức minh bạch hóa tài chính, chưa chắc ông Chu Hảo dám thông qua.

Từ tất cả những đặc điểm trên, có thể kết luận rằng Chu Hảo không phải là một trí thức, cũng không phải là một người yêu nước. Ông chỉ là một nhân vật con ông cháu cha, hưởng mọi sự đãi ngộ của chế độ, rồi giữ vị trí quan trọng trong một nhóm lợi ích. Nhóm lợi ích đó, phe Nguyễn Thị Bình, chuyên dùng các trí thức giả và thật để giành tính chính danh. Trong việc dán nhãn trí thức của phe này, Chu Hảo giữ một vai trò chủ chốt.



II. Quyền lực của Chu Hảo

Vì sao nói Chu Hảo là một nhân vật đặc biệt quan trọng của phe Nguyễn Thị Bình, với ảnh hưởng bao trùm lên Viện IDS, Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh, Viện Phan Chu Trinh, trang Bauxite Việt Nam, cùng một loạt các hội đoàn dân sự liên quan đến phe này?

Để có câu trả lời, hãy điểm lại lịch sử NXB Trí Thức, do Chu Hảo làm giám đốc, để thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa chức năng dán mác, phong thần của cơ quan này với sự nổi lên của các hội nhóm.

Năm 2005. Chu Hảo bất ngờ nghỉ hưu sớm.

Cùng năm này, ông trở thành thành viên Hội đồng Trung ương của Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA).

Tháng 09/2005, NXB Tri Thức được thành lập, trực thuộc VUSTA, và đặt văn phòng ở ngay trụ sở VUSTA.

Ngày 07/12/2005, VUSTA ra Quyết định số 1417/QĐ-LHH, về việc thành lập Quỹ Dịch thuật Việt Nam, thứ được đổi tên thành Quỹ Dịch thuật Phan Chu Trinh vào ngày 09/01/2007, rồi đổi tên thành Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh vào tháng 11/2008.

Cũng trong tháng 12/2005, NXB Tri Thức xuất bản những cuốn sách đầu tiên của mình. Nhuận bút cho dịch giả của những cuốn sách này cũng chính là khoản chi đầu tiên mà Quỹ Dịch thuật Việt Nam xuất.

Tháng 12/2006, các bản dịch của NXB Tri Thức bắt đầu được tài trợ của Trung tâm Văn hóa và Hợp tác Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ Xuất bản Nguyễn Văn Vĩnh. Không đáng ngạc nhiên, vì Chu Hảo là Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt-Pháp từ 1996 đến nay.

Từ tháng 01/2007, tại trụ sở VUSTA, số 53 Nguyễn Du, Hà Nội, NXB Tri Thức bắt đầu tổ chức định kì “một loạt các buổi tọa đàm về sách và đọc sách”. Trong thực tế, đa số các “buổi tọa đàm” này có bản chất là buổi diễn thuyết, nơi diễn giả mượn sách để tuyên truyền chính trị. Trong những buổi sinh hoạt này, Chu Hảo thường xuyên giữ vai trò điều phối.

Tháng 02/2007, ngay sau khi Quỹ Dịch thuật Việt Nam đổi tên thành Quỹ Dịch thuật Phan Chu Trinh, thể hiện rõ sự chi phối của phe Nguyễn Thị Bình, NXB Tri Thức khởi động kế hoạch xây dựng lực lượng sinh viên, bằng buổi diễn thuyết đầu tiên trên giảng đường, tại Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội.

Ngày 18/10/2007, Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) được Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội cấp giấy phép hoạt động khoa học và công nghệ. Từ 07/12/2007, Viện IDS đã liên tục cùng NXB Tri Thức tổ chức các “buổi tọa đàm” ở trụ sở VUSTA. Cho đến hết tháng 07/2008, 16 thành viên của Viện IDS chỉ nhận tổng cộng 3 đề tài nghiên cứu, và không đưa ra được một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào. Trong khi đó, cũng trong khoảng thời gian này, Viện tổ chức trung bình 2 “buổi tọa đàm” một tháng. Với kết quả nghiên cứu quá ít và mật độ “tọa đàm” quá dày, khó có thể nói Viện IDS và một viện nghiên cứu nghiêm túc hay một công ty tổ chức sự kiện.

Tháng 06/2008, NXB Tri Thức xuất bản cuốn sách đầu tiên của Đặng Phong, người mà họ tôn vinh là “sử gia kinh tế số một của Việt Nam”. Năm 2008, tiến sĩ kinh tế Nguyễn Đức Thành, thành viên Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh, bắt đầu làm giảng viên Đại học Kinh tế – ĐHQGHN. Ngày 07/07/2008, Nguyễn Đức Thành thành lập Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế & Chính sách (VEPR) trực thuộc Đại học Kinh tế – ĐHQGHN, và lập tức giữ chức Giám đốc Trung tâm. Tháng 12/2008, NXB Tri Thức phối hợp với VERP và đại sứ quán Pháp tổ chức buổi hội thảo về sách kinh tế đầu tiên của mình. Tháng 05/2009, NXB Tri Thức trở thành đơn vị hợp tác chính thức về xuất bản với VEPR, chịu trách nhiệm xuất bản mọi ấn phẩm của VEPR. Tháng 12/2009, ở Đại học Kinh tế – ĐHQGHN, NXB Tri Thức phối hợp với Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh và VEPR tổ chức một buổi tọa đàm về kinh tế, với sự tham gia của Đặng Phong. Năm 2010, Đặng Phong mất.

NXB Tri Thức cũng là cơ quan bảo trợ cho việc xuất bản và tổ chức sự kiện cho các ấn phẩm và hoạt động của ông Phạm Toàn. Cần lưu ý rằng hầu hết những hợp tác sôi động giữa NXB Tri Thức và Phạm Toàn được tiến hành trong hai năm 2009 và 2010, khi trang Bauxite Việt Nam do ông này tham gia điều hành đang là tâm điểm của phong trào chính trị đối lập. Nhìn vai trò của nhóm trí thức cầm đầu Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh trong trang Bauxite Việt Nam, và thái độ của trang này đối với nhân vật Phan Chu Trinh, dễ đoán trang này chỉ là một cổng truyền thông của phe Nguyễn Thị Bình.

Còn Đại học Phan Chu Trinh và Viện Phan Chu Trinh, như bài trước đã chỉ ra, thì chỉ là cái vỏ để Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh chiếm đất công, tiếp cận sinh viên, và công khai qui tụ các tổ chức. Tất nhiên, trong tất cả các tổ chức này, Chu Hảo đều giữ vai trò quan trọng, cả trên danh nghĩa lẫn hiện thực.

Nhìn toàn bộ tiến trình thời gian, có thể thấy các chân rết của phe Nguyễn Thị Bình đã chỉ công khai ra mắt, hoặc hoạt động sôi động, sau khi được NXB Tri Thức cung cấp tính chính danh. NXB Tri Thức có vai trò như một loại bảng phong thần của phe này. Nó khoác cái vỏ “trí thức”, “chính thống”, “được công nhận” cho mọi hoạt động của người trong phe – dù là hoạt động tuyên truyền chính trị hay hoạt động kinh doanh, trong những đường dây bán tranh và tác phẩm nghệ thuật chất lượng thấp cho giới giàu sổi ngoại quốc.

Cần nhớ rằng NXB Tri Thức không phải là vũ khí duy nhất của Chu Hảo. Với cương vị Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt-Pháp từ năm 1996 đến nay, Chu Hảo là người cầm cân nảy mực ở tòa nhà L’espace Tràng Tiền, không gian sinh hoạt văn hóa được coi là sang trọng và đắt giá nhất miền Bắc Việt Nam. Trong cái thường gọi là giới học thuật và nghệ thuật Việt Nam, ai được tổ chức sự kiện ở NXB Tri Thức và L’espace, người đó có tên tuổi được công nhận, và tiền đồ có cơ cất cánh.

Bằng năng lực phong thần của mình, Hảo thu về dưới trướng không chỉ những trí thức già nua hay những “nhà hoạt động” xu thời, mà cả nhiều nhóm thanh niên có nhiều tham vọng kèm chút chữ nghĩa. Nổi bật gần đây là HopeLab – một hội đoàn tự xưng là “Academic Team”, nhưng không có các sản phẩm học thuật. Nhóm này chỉ có hai hoạt động: diễn thuyết để quảng bá triết học chính trị, và tài trợ tủ sách – đa phần là sách chính trị – cho các quán café. Tiền mua sách không rõ nguồn, nhưng lượng quán café đã thâm nhập được cho là rất lớn. HopeLab kiểm soát hai tụ tiểm, là quán TranQuil và Tổ Chim Xanh. Trong đó, TranQuil là một điểm đến thường xuyên của Đoan Trang và những người bạn.

Năng lực phong thần, dán nhãn của Chu Hảo và NXB Tri Thức có tầm quan trọng thế nào với các hoạt động đối lập bề nổi hiện nay? Cần nhớ rằng các cuộc thảo luận chính trị trên mạng đã chỉ trở nên hỗn loạn sau sự ra đời của trang Bauxite Việt Nam, được quản lí bởi các “trí thức” phe Nguyễn Thị Bình, và giành được chính danh bằng một bản kiến nghị có chữ kí của Nguyễn Thị Bình cùng các “trí thức”. Việc biểu tình đã chỉ được chính đáng hóa sau khi các “trí thức” lên tiếng, kí tên hoặc tham gia.

Và trong khi cả đám đông trực tiếp xuống đường, các “nhà hoạt động” nhận tiền, lẫn những trí thức quá nhiều nhiệt tình cách mạng đều phải trả giá cho lựa chọn của bản thân, Chu Hảo tiếp tục nấp trong nhà xuất bản của mình, đợi những vị thần cũ chết đi, để phong thêm những vị thần mới.

Nguồn : Những Nhà dân chủ độc tài

Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

Nghệ thuật biểu đạt cây thế cổ Việt Nam





Các thế cây đã định hình đều rất đẹp về hình thể và đều biểu đạt một chủ đề về đạo đức truyền thống của dân tộc.

Xuất xứ là xã hội phong kiến và tác giả là các nhà nho nhưng cây thế cổ Việt Nam không bị áp đặt một cách máy móc tư tưởng phong kiến: thế phụ tử không bị trói vào đạo tam cương, thế mẫu tử không bị trói vào đạo tam tòng, trong phép tắc ngũ luân của phong kiến thì cây thế cổ chỉ có “tứ luân” tức là bốn thế biểu đạt mối bằng hữu chứ không có thế quân thần. Ngược lại, trong phép ngũ luân không đề cập quan hệ mẫu tử và tỷ muội thì trong thế cây thế lại có. Đó là tinh thần trọng nữ của văn hóa gốc Việt, khác tư tưởng phong kiến.
Cây thế cổ Việt Nam mang đầy đủ tính chân, thiện, mỹ. Dầu chủ yếu là truyền miệng qua nhiều đời nhưng bất kỳ ai, ở đâu, lúc nào dựng cây thế cũng theo những quy chuẩn thống nhất như nhau, nhiều người đã gọi là luật. Luật tạo dựng cây thế cổ nói chung và từng thế cây nói riêng rất chặt chẽ, từ rễ, gốc, thân, cành, ngọn đến lá như niêm luật thơ cổ vậy.
Xin lần lượt giới thiệu những quy chuẩn tạo dựng các bộ phận của cây thế cổ Việt Nam.
1. Mâm rễ cây thế cổ:
Gốc cây phải như một cái bệ, các rễ phải to, nổi, rễ nào ra rễ ấy một cách tự nhiên, không để quá nhiêu rễ chồng chất, rối tinh. Bộ rễ lộ căn mới thể hiện là cây cổ thụ vì do lâu đời, cây to, rễ phải lớn, mặt khác mưa nhiều đã rửa trôi đất nên bộ rễ lộ ra và nổi lên cao. Đấy là đỉnh cao của nghệ thuật và kỹ thuật để biểu đạt sự trường thọ và một thế đứng vững vàng. Cây thế mà như một khúc gỗ cắm xuống đất là kém giá trị. Vậy nên việc tạo mâm rễ nghệ thuật là rất quan trọng.
Cây thế cũng như các loại hình cây cảnh nghệ thuật khác được xếp vào các loại đẹp thì ngoài các tiêu chuẩn khác, nhất thiết phải phô một hệ thống rễ nghệ thuật vươn ra hợp lý với từng dáng, thế cây. Cây dáng trực rễ phải tỏa đều quanh gốc và có 4 kiểu sau:
- Kiểu rễ hình hoa thị: gốc cây là trung tâm, từ đó các rễ mọc đều ra xung quanh và bám sát mặt đất tạo cảm giác vững vàng, biểu đạt tinh thần kiên định, thường được coi là kiểu rễ cơ bản dựng cho nhiều thế, rất hợp với các thế như độc trụ kình thiên (một cột độc lập chống trời, biểu tượng người anh hùng có chí lớn) quân tử chính trực (người quân tử ngay thẳng, có đức nhân chân chính)
- Kiểu mâm rễ phân nhánh: Các rễ tỏa đều xung quanh nâng gốc cây cao hơn mặt đất, cuối các rễ phân ra nhiều nhánh nhỏ dích dắc, rậm nhưng không rối tung, nó không những tạo cảm giác vững vàng mà còn thể hiện sự dồi dào sinh lực. Kiểu này hợp với những thế như nghinh phong (đón gió – thể hiện người có nhân cách vững vàng, luôn giữ thế chủ động); ngũ phúc (năm điều tốt lành: giầu, sang, sống lâu, mạnh khỏe và bình yên)….
- Kiểu rễ hình chân nơm: Các rễ tỏa đều xung quanh, nâng hẳn gốc cây lên cao, tạo ấn tượng cây cổ thụ sống giữa vùng mưa xối lũ tràn nên đất bị rửa trôi mạnh rễ cây ngày càng bị trồi lên cao mà cây vẫn vững vàng đứng thẳng, biểu đạt tư chất ung dung tự tại. Kiểu này thích hợp với những cây có dáng dấp thanh mảnh như thế văn nhân (người có học, thường là nhà thơ nhà văn), thế nguyệt đảo (trăng nghiêng – biểu tượng vẻ đẹp thơ mộng của người phụ nữ phong lưu, thanh thản)…
- Kiểu rễ vặn xoắn: Các rễ đứng cao và cuộn tròn xung quanh trục tưởng tượng, thẳng với thân cây như bện thừng chão, thể hiện sự dẻo dai, bền chặt. Kiểu này hợp với các thế như mẫu tử tương thân (mẹ con thương yêu, gắn bó), tỷ muội tương ái (chị em gái nghĩa tình sâu đậm …)
Các dáng xiêu, hoành, huyền cây đổ về một phía nên phải tạo bộ rễ gốc khác cây dáng trực:
- Kiểu rễ lệch hướng: Đa phần bộ rễ nổi phóng trái vế với hướng cây vươn, tức là rễ tập trung nhiều về một bên tạo cảm giác cân bằng vững chãi cho cây, và về mặt thẩm mỹ mới thuận mắt người thưởng ngoạn. Kiểu rễ này biểu đạt sức mạnh tự thân, thắng mọi hoàn cảnh bất hạnh, luôn giữ thế ổn định.
Ngoài bộ rễ gốc, một số cây như sanh, si, đa, đề còn có hệ thống rễ phụ tức là rễ khí sinh phun ra từ thân, cành, có 2 loại như sau:
+ Rễ biến thành thân phụ: Rễ khí sinh phun ra từ thân cây bám xuống đất rồi lớn thành những thân phụ, nhiều khi thân chính ở giữa lũa hết. Các thân phụ bám xung quanh lâu ngày dính liền vào nhau thành một thân, có thể trong rỗng, cây vẫn sống bình thường, biểu đạt sức sống vĩnh cửu, dễ dàng tạo dựng thế thông tâm hữu trạch (Lòng rồng thành nhà – biểu đạt biến rủi thành may); một loại rễ khí sinh buông từ các cành rồi tiếp xuống đất cũng làm thành thân phụ năng đỡ cho các phần tán rộng của cây, biểu đạt sự phát triển, càng vươn rộng, vươn xa, càng vững vàng, loại cây hợp với nhiều kiểu tạo hình, kể cả tạo dựng cây mang hình tượng văn học như “cây cao bóng cả”, “cây đa Tân Trào”…cũng rất đẹp. Loại rễ phụ này tạo nên thưa thoáng mới đẹp.
+ Rễ phụ buông rủ: lớp rễ khí sinh không bao giờ tiếp đất, lúc nào cũng chỉ “lơ thơ tơ liễu buông mành” tạo cảm giác thanh bình, tĩnh lặng.
Cây nào tạo được hai loại rễ phụ trên cũng đều đẹp, đặc biệt là dựng cây thế long cuốn thủy thì không còn gì hơn.
Tạo được một thế cây hay một cây cảnh nghệ thuật tự nhiên có mâm rễ lộ căn và hệ thống rễ phụ như trên đòi hỏi nghệ nhân phải có tay nghề và đức kiên nhẫn.

2. Thân cây thế cổ:
* Thân cây phải “gốc bồ ngọn chỉ”:
Gốc phải thật to, ngọn phải thật nhỏ, cây càng lùn càng đẹp. Nhưng thân phải được thu nhỏ dần theo tỉ lệ hợp lý như cây tự nhiên, không cho phép chuyển hai khúc to nhỏ chênh lệch quá rõ. Không nên dựng một cây thế mà có thân “đầu đuôi bằng nhau”. Bởi vậy, người làm cây thế cổ đã phải có kỹ thuật cắt chuyền thân cây qua nhiều năm mới được.
* Cây thế cổ Việt Nam đa phần là dáng trực nhưng không thẳng đuỗn:
Chứng tỏ ông cha ta tự ý thức rõ ràng về phẩm chất của con người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam: chính trực trung kiên, bất khuất, giữ đạo nhân của người quân tử. Tuy vậy, bất kì thế gì, kể cả thế quân tử chính trực thân cây cũng không được thẳng đuỗn, nhìn đơn điệu, xấu. Về mặt ý nghĩa, thế cây đây là thế người. Một con người tuy được sống trong môi trường thuận lợi đến đâu cũng không phải cứ tự nhiên mà tuồn tuột lên người một cách dễ dàng, nhất định phải gặp trắc trở. Thân cây cũng nói lên ý tưởng đấu tranh. Con đường đấu tranh dù có thăng trầm gập ghềnh khúc khuỷu đến đâu, con người vẫn vươn tới chiến thắng, vẫn “nở ngành sinh ngọn”. Tùy theo mỗi thế mà đường vươn của thân cây được tạo dựng khác nhau. Những cây thế biểu tượng của phái nam, thân cây có đường nét cương nghị, dứt khoát. Những cây biểu tượng của phái nữ, thân cây cần uốn uyển chuyển, dịu dàng. Những thế cây biểu tượng người già, thân cây thường phải cúi xuống như lưng còng. Những cây biểu tượng tình huynh đệ, thân cây to phải như nghiêng xuống dìu dắt, thân cây nhỏ phải ngả vào quấn quýt bám sát cây to. Các cây thế long, thân cây phải uốn lượn bay bướm, mềm mại v.v …Đây là cả một quá trình tạo hình thân cây rất công phu.
* Thân cây thế cổ không được nhẵn thín:
Nhìn xấu và không có vẻ cổ thụ. Thân cây phải thể hiện cái khắc khổ mà vươn lên kiêu hãnh, cái dấu tích đau thương nếm trải của một cuộc đời mà vẫn bất diệt. Như vậy,thân cây phải gồ ghề, u bướu, sần sùi, vặn xoắn, hang hốc, mấu nguyệt (nguyệt là nhát cắt to nhỏ cộng với thời gian dài ngắn mà hình thành nguyệt tỏ hay mờ ảo. Có những nguyệt lâu ngày, vỏ cây đùn ra kín miệng rất đẹp). Vỏ cây nhiều chỗ bị khô và bong mất từng mảng thể hiện cây rất già. Đặc biệt có chỗ thân lũa một phần hay toàn phần chỉ còn chút ít vỏ mà cây vẫn nảy nở xanh tươi, biểu hiện sự bất tử. Vậy nên các tác giả thường phải áp dụng các biện pháp lão hóa thân cây.

3. Cành và ngọn thế cây cổ: Gọi chung là bông tán:
* Số lượng bông tán:
Cành và số ngọn gộp lại để tính số lượng bông tán của một cây. Cành cây chữ Hán là chi, dân ta còn gọi là ngành. Chi hoặc ngành còn có ý nghĩa là các dòng con cháu của ông tổ phân ra. Như vậy cành cây là biểu tượng cho con cháu. Ngọn cây chữ Hán là mạt, nghĩa bóng chỉ sự vươn lên của một gia tộc. Bởi vậy cây không có cành là sự tuyệt tự, cây không có ngọn là sự tuyệt vọng, các cụ không chơi.

“Cây có gốc mới nở ngành sinh ngọn
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu
Người ta nguồn gốc từ đâu
Có tổ tiên trước rồi sau có mình”.

Không những cây thế phải có cành, có ngọn mà còn được quy định cả số lượng bông tán. Cây không tạo một hoặc hai bông tán mà phải tạo từ ba trở lên vì “nhất chi độc, nhị chi bần, tam chi đa”. Ngoài ra còn phải kiêng số chẵn là số âm. Những cái gì ức chế, đen tối, hướng xuống, thụt lùi, lạnh lẽo, nhu nhược, tiêu cực, yếu đuối, hèn nhát, thiếu thốn, nợ nần...đều thuộc âm. Cây để bông tán rơi vào số âm là gở cho chủ. Những cái gì có tính linh hoạt, hưng phấn, sáng tỏ, nồng nàn, cứng rắn, tích cực, hướng lên, phát triển, mạnh mẽ, hoành tráng, dư thừa...đều thuộc dương. Vì vậy, bông tán cây thế phải để số dương, tức là số lẻ. cụ thể là một cây chỉ được tạo dựng 3, 5, 7 hoặc 9 bông tán. Những con số đó là biểu tượng cho những ước mơ tốt đẹp của con người: tam đa, ngũ phúc, thất hiền, cửu đức; thông thường là dựng 3 và 5 bông tán mỗi cây. Các cây nói chung là 5 còn các cây tử là 3. Thí dụ thế phụ tử thì tạo “con tam đa cha ngũ phúc”. Bởi vì ở Việt Nam số 3 và số 5 được dùng phổ biến trong mọi nơi, mọi việc, như bày lễ 3 quả cau, 3 lá trầu, 5 quả cam, dâng 3 tuần rượu, bái 5 bái, vái 3 vái. Ngày Tết các gia đình bày mâm ngũ quả để thờ, làng hoặc đình chùa xây cổng tam quan, Hà Nội xưa xây 5 cửa ô. Nguyên nhân sâu xa là Việt Nam theo 3 đạo chính (tam giáo đồng nguyên). Đạo nào cũng lấy hai số ấy làm trọng. Đạo Phật là tam quy (quy phật, quy pháp, quy tăng) ngũ giới (không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không uống rượu, không nói dối). Đạo khổng có tam cương (quan hệ vua tôi, cha con, vợ chồng) ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, chí, tín). Đạo Lão có tam nguyên (Ba vị: Thiên, Địa, Nhân) ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ).
Tổng số bông tán không được vượt quá số 9. Một nét văn hóa cổ phương Đông con số 9 là số giới hạn cuối cùng ở mọi sự vật. Trên trời có 9 tầng mây (cửu trùng). Dưới âm phủ có 9 suối (cửu tuyền). Ruột trong bụng con người cũng có 9 khúc, chín chiều “Khi tựa gối, khi cúi đầu, Khi vò chín khúc khi chau đôi mày” (truyện Kiều); “chiều chiều ra đứng ngõ sau, Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều” (ca dao). Cơ thể con người cũng chỉ có 9 cửa thông với không gian: “Vũ trụ vô biên nhân cửu khổng”(2 lỗ mũi + 2 lỗ tai + 2 con mắt + 1 mồm + 1 đường tiểu tiện + 1 đường đại tiện = 9). Phụ nữ nhiều vía hơn nam giới cũng chỉ là 9 (3 hồn 9 vía). Xưa vua phong phẩm hàm cũng chỉ dừng lại ở cửu phẩm (từ nhất phẩm triều đình đến cửu phẩm ở các làng xã). Trong phép độn giáp cũng chỉ có 9 vì sao (cửu tinh) bày làm chín cung (Thiên phùng, Thiên nhâm, Thiên xung, Thiên bổ, Thiên anh, Thiên cầm, Thiên nhuế, Thiên trụ, Thiên tâm). Công lao của cha mẹ đối với con bằng trời bằng bể, kinh thi cũng quy vào “cửu tự cù lao” (sinh: đẻ, cúc: nâng đỡ, phủ: vỗ về âu yếm, súc: cho bú, cho ăn, trưởng: chăm cho lớn, dục: dạy dỗ và cho học hành, cố: trông mom, phục: che chở, con dại cái mang, phúc: sống để phúc ấm cho con). Quy định phạm vi trong tôn ty nội tộc để gắn bó, cúng giỗ cũng chỉ có 9 đời (cửu tộc) bao gồm 4 đời trên là cao, tằng, tổ, phụ (kỵ, cụ, ông, cha), đời thứ 5 là chính mình, bốn đời dưới mình là tử, tôn, tàng tôn và huyền tôn (con, cháu, chắt, chút). Vậy nên mới có tục “Ngũ đại mai thần chủ”, nghĩa là cứ đời thứ 5 trên mình thì đốt bài vị thờ kỵ đi rồi chuyển dịch các bài vị dưới lên một bậc, lúc nào cũng chỉ có bài vị bốn đời trên mình để thờ làm giỗ hàng năm. Còn từ đời thứ 5 trở lên mỗi khi cúng mới thỉnh chung…
Tất cả nói lên người xưa coi số 9 là số của trời, hình như có gì thần kì trong đó. Cây thế cổ có luật chơi nghiêm ngặt và người chơi cây thế thường có hiểu biết rộng nên không thể bất chấp cả trời.

* Tên gọi các bông tán:
Ta đã biết, cây thế cổ chỉ được dựng 3, 5, 7, 9 bông tán. Vậy 5 bông tán (4 cành 1 ngọn) là trung bình lại dễ bố trí cành chia đủ 4 mặt nên đạt được cái đẹp cân đối. Về ý nghĩa 5 bông tán biểu tượng cho ngũ phúc. Ông cha ta gọi tên các bông tán như sau:
- Cành đầu tiên là cành hồi âm, có giá trị tạo cảm giác cho phần gốc có hậu, vững trãi, ấm cúng. Hồi âm nghĩa là đền đáp lại phía âm. Cây vươn lên hướng dương (trời) nhưng không quên hướng âm (đất), nơi cội nguồn đã sinh ra mình và nuôi mình. Cũng như con người, nơi ấy chính là quê hương đất nước, là họ tộc là cha mẹ đẻ đầy nghĩa tình sâu nặng, ta cần biết báo đáp ơn nghĩa.
- Tiếp đến là cành tế thân – đối phía với cành hồi âm, tạo cho bố cục cân đối. Tế nghĩa là trợ giúp, thân là thân cây (thân phụ, thân mẫu). Cành là con, thân là bố mẹ đẻ. Con phải thương yêu bố mẹ, gắn bó máu thịt với bố mẹ, luôn đem đến sự ấm áp, chu toàn để cho thân phụ, thân mẫu khỏi bị trơ trọi, trống trải và hở lạnh. Đó là đạo lý cao đẹp của người con có hiếu.
- Trên là hai cành tả và cành hữu, bố trí đối phía nhau, vuông góc với hai cành dưới. Như vậy là có đủ bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc tạo thế cân bằng, góp phần cho bố cục tổng thể chặt chẽ, chỉnh thể, đầy đủ, không bị khuyết trống. Tả hữu nghĩa đen là bên trái bên phải, nghĩa ẩn là có anh có em, có nam có nữ (nam tả, nữ hữu), “Đông có Tây, mây có sao”, “tả phù, hữu bật”.
Thật là một nhà đầy đủ, có sức mạnh, tình nghĩa ấm cúng, thế vững vàng, sống sung sướng và hạnh phúc.
Các cành đều sửa thành bông tán tròn, phẳng, đầy đặn như mâm xôi. Trong tâm thức của người Việt, sự vuông tròn và đầy đặn luôn là hình ảnh của những ước vọng tốt đẹp.
Riêng hai thế hạc lập và phượng vũ, cành tế thân đưa lên trên hai cành tả hữu và gọi là cành hầu hay cành ức, tượng trưng cho yết hầu của chim.
- Trên cùng là ngọn vẫn tồn tại và giữ vai trò hướng đạo như nhà có nóc, như các con có cha. Cha luôn dìu dắt giáo dục con cái nên người. Ngọn được tạo thành hình búp tròn như nụ sen đang hé nở và gọi tên bông ngọn là quả phúc. Ông bà ta coi trên là có trời, có thần thánh, tiên tổ nên cổ ngọn không được chọc thẳng lên mà phải vặn xoắn một chút. Mặt khác ngọn bao giờ cũng phải hướng về gốc và nếu một thế có từ hai cây trở lên thì ngọn của các cây đều phải hướng vào nhau.
4. Lá cây thế cổ:
Theo người xưa truyền lại thì lá cây thế cũng phải nhằm biểu đạt tư tưởng của con người. Vậy nên lá phải đạt được những yêu cầu sau:
* Cây thế nhất thiết phải có lá:
Trong quá trình tạo bông tán, có lúc nghệ nhân phải cắt tỉa cây thật đau để cành, nhánh nảy dăm mạnh hoặc bứt hết lá để mầm non toàn cây nhú đều cùng một lúc cho đẹp và để cây thay bộ lá mới nhỏ hơn.
Đấy là một trong các biện pháp kỹ thuật làm cây thế. Ngoài ra, không kể tới những cây mùa đông trút hết lá, trơ toàn cọng. Còn đã gọi là cây thế để trang trí và thưởng ngoạn thì nhất thiết phải có lá. Thậm chí lá còn dày đặc, tạo nên những bông tán tròn, đầy. Lá cây thế là biểu đạt cho sự sống và sức phát triển của cây, cũng tức là con người. Nếu cành cây chỉ phơi cọng trụi thui lủi thì khác gì một cây chết. Nếu chưa chết thì cũng là một cây cực suy, hết thời kỳ phát lộc rồi. Một cây không có lá, giống hệt cây chết như vậy đặt trước nhà có khác gì một biểu tượng của câu tục ngữ đáng buồn: “Cây khô không lộc, người độc không con” vận vào nhà mình.
* Lá cây thế càng nhỏ càng đẹp và càng có giá trị tư tưởng cao:
Cây thế phải là cây cổ thụ thu nhỏ. Cây cổ thụ tất phải cằn cỗi. Bởi vì mầu mỡ của đất trong phạm vi cây vươn rễ ăn lâu ngày nên đã cạn kiệt. Đường dẫn nhựa sống để nuôi lá cũng bị hạn chế tới mức tối đa vì cả thân gỗ và vỏ cây đều bị khô cằn, bong, nứt. Tất nhiên lá phải nhỏ. Lá càng nhỏ thể hiện cây càng cổ thụ. Cây cổ thụ là biểu đạt cho ước vọng sống lâu của con người. Từ xưa, người ta coi chữ thọ là đứng đầu trong ngũ phúc: “Thiên hữu tứ thời xuân tại thủ, nhân sinh ngũ phúc thọ vi tiên” (câu đối cổ). Nghĩa là trời có bốn mùa, mùa xuân đứng đầu, người ta sống có năm điều phúc (phú, quý, thọ, khang, ninh) thì thọ là sung sướng nhất.
Thật vậy một con người, một gia đình, một đất nước có tuổi thọ cao tất con người ấy, gia đình ấy, nhân dân nước ấy phải có một cuộc sống toàn diện. Một chi tiết lá nhỏ của cây thế cũng góp tiếng nói về nhân sinh sâu sắc.
* Lá cây thế cằn nhưng không được có biểu hiện tàn lụi:
Lá nhỏ nhưng mặt lá vẫn phẳng, màu lá vẫn xanh. Đấy là sức sống khỏe, cuộc sống tươi tắn và sự tiềm ẩn cái phúc đức của một gia đình:

“Cây xanh thì lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để đức cho con”.
(Ca dao)

Lá cong co, vàng vọt là điểm sự héo tàn nên người xưa kiêng không chơi.
Giữa hệ thống lá già, cây thế cần phải có điểm xuyết chồi lộc báo hiệu niềm vui, hạnh phúc dồi dào.
Tóm lại mỗi cây thế đều có một chủ đề tư tưởng riêng, ngoài ra còn phải thể hiện được một ý tưởng chung bao trùm mọi thế cây là sự nối tiếp truyền thống của các thế hệ:
- Gốc rễ là cội nguồn tiên tổ, là nền nhân cốt nghĩa của gia tộc nên phải nổi lên bề thế và vững vàng bám đất.
- Thân cây là biểu trưng cha mẹ, thế hệ chuyển tiếp nên đường đi không bao giờ thẳng tuột mà phải có những bước ngoặt bởi đã vượt qua cam go, bất trắc. Mặt khác, thân cây không được nhẵn thín, trái lại đầy dấu tích của sự nếm trải nhưng vẫn vươn lên kiêu hãnh và nở ngành sinh ngọn. Đó là nhân cách của cha mẹ.
- Hệ thống cành là biểu trưng con cháu nên không được đơn bạc, khuyết trống, chi trên không đè chi dưới, các chi không được tranh giành, chen lấn nhau mà phải biết nhường nhịn. Đó là đạo lý làm người của thế hệ con cháu.
- Ngọn là quả phúc mà các thế hệ đã vươn tới một cách mãn nguyện. Ngọn phải hướng về cội nguồn, biết ơn cội nguồn.
- Lá cây thế là sức sống, sức phát triển của gia đình nên không được héo hon, úa vàng, tàn lụi mà phải là lá xanh chồi biếc đầy hứa hẹn, rực sáng tương lai.
Thưởng ngoạn cây thế như vậy, trong lòng ta rung lên một xúc cảm sung sướng: mạch nguồn trường tồn xuân sắc của gia đình ta, họ tộc ta, quê hương ta và đất nước ta mãi mãi phát triển, mãi mãi thịnh vượng.
Cho nên người Việt Nam ta chơi cây thế là phải có gốc rễ, có thân, có cành, có ngọn. Gốc rễ và thân không nổi bật là không có truyền thống, không có cành là tuyệt tự, không có ngọn là tuyệt vong. Rồi ngọn mà chọc thẳng lên trời là phạm tội bất kính. Những ý tưởng mà ông cha ta gửi gắm vào cây cảnh thật là sâu sắc.
(- Sưu tầm -)

Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

BONSAI VĂN PHÒNG

-Hàng giao tận nhà thông qua dịch vụ
bưu chính Vietel trên phạm vi toàn quốc
-Giao dịch sau 3 ngày bên mua chưa chuyển tiền xem như giao dịch thất bại, bên bán sẽ không bán tiếp và bán cho người mua khác
-Chỉ giao hàng nhận tiền sau đối với khách quen
-Giá đăng không gồm phí vận chuyển
- Trong quá trình vận chuyển nếu cây bị gãy cành, bể chậu bên mua có quyền trả lại và bên bán sẽ hoàn trả tiền và phí vận chuyển
- Mua hàng 1 triệu đồng được giảm giá 10%, từ 2 triệu đồng trở lên giảm 15%


-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 109001573199 Vietinbank Tây ninh


địa chỉ Febook : https://web.facebook.com/giangtieuho/








Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2017

Người Việt Nam từ đâu đến?






Trương Thái Du 


Đất phát tích của văn minh Việt Nam hiện đại là châu thổ sông Hồng. Trước công nguyên nó vốn hoang sơ, vì cách đó 2.000 năm toàn bộ gánh lúa bắc bộ nằm dưới mực nước biển. Hồ Lãng Bạc, nơi Hai Bà Trưng quyết chiến với Mã Viện chắc chắn đã được sa bồi trong hoàn cảnh nước rút để tạo ra nền móng cho Hà Nội.

Người Việt Nam ngày nay chủ yếu là con cháu cư dân hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân. Cuối thời Tây Hán dân số hai nơi đó là 120.230 + 166.013 = 286.243 người. Năm 1932 Tản Đà viết: “Dân hai nhăm triệu ai người lớn. Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con.” Có tài liệu khác dẫn con số nhỏ hơn là 17,702 triệu người. Nghĩa là sau 1932 năm, dân số Việt Nam tăng từ 61,8 đến 87,33 lần. Theo một tài liệu tổng hợp nghiên cứu lịch sử dân số Trung Quốc[1], tỉ lệ tăng của họ trong khoảng tương đương với Việt Nam chỉ là 8,3 lần (500 triệu/60 triệu).

Mặt khác tỉ lệ tăng dân số Việt Nam sau hơn 2000 năm thấp hơn 3,5 lần tỉ lệ tăng dân số của quận Nam Hải thời Tây Hán, tức Quảng Đông ngày nay.
Đối tượng so sánh Dân số thời Tây Hán Dân số năm 2015 Tỉ lệ tăng
Việt Nam 286.243 92.000.000 321,4 lần
Quảng Đông 94.253 108.500.000 1.151,1 lần


Nếu ở Quảng Đông người ta chắc chắn sự tăng dân số kinh khủng như vậy là do dòng nhập cư bắt đầu từ đời Hán, 94.253 khẩu Tây Hán, đã vọt lên 250.212 khẩu thời Đông Hán. Con số ở Việt Nam phức tạp hơn, đòi hỏi các nghiên cứu sâu rộng và chính xác hơn, cũng như tham khảo kỹ lưỡng khoa học di truyền. Quyển sách này chỉ xin gợi ý vai trò của người di cư với cơ cấu dân số nói riêng và văn hóa lịch sử Việt Nam nói chung.

Dân gian Việt Nam hay nói: “Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu”. Điều này không chắc đã sai, dù từ lúc Hai Bà Trưng bỏ mình đến khi Ngô Quyền xưng vương là chưa đến 900 năm. Nó đơn giản chỉ là thứ ca từ của dòng nhạc sến rẻ tiền, rên rỉ, sản phẩm của tư duy âm tính yếm thế, nhược tiểu. “Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu” khóc lóc gợi ý sự thương hại của tha nhân trên cơ sở bản ngã yếu hèn. Do đó đầu tiên nó phản bội Trưng Trắc và Trưng Nhị, hai bà mẹ kiêu hùng của lịch sử Việt Nam, thà chết chứ không đầu hàng cường tặc. Bất cứ sử gia hạng bét nào trên thế giới cũng có thể đặt câu hỏi: Tại sao không phải là một ngàn năm đánh đuổi giặc Tàu?

Tuy vậy “nô lệ” hay “đánh đuổi” thực ra đều phiến diện. Nếu từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ mười, mảnh đất Việt Nam không dang tay bác ái với những người di cư yêu tự do và lao động, với các vị Hán quan lương thiện đã chọn quận Giao Chỉ và Cửu Chân làm quê hương, không tiếp thu Phật giáo đến từ biển, không học hỏi văn minh Hán; họ có thể tự cường để giành độc lập và kiến quốc được không?

Một lần nữa chúng tôi xin nhắc đến thuyết âm dương cổ điển, hay nhị nguyên đối lập như ngày nay người phương Tây định nghĩa: Nhân loại thích gọi thời gian có mặt ngắn ngủi của mỗi cá nhân trên địa cầu là đời sống, mặc dù sống là hành trình đi đến cái chết, chết vô biên mà sống thì hữu hạn. Người lạc quan và có tiền đồ thấy nửa ly nước sẽ bảo nó đầy một nửa, kẻ bế tắc luôn khẳng định đã vơi gần hết.

Theo quan điểm của chúng tôi, người Kinh ở Việt Nam hiện nay hình thành bởi ba nguồn gene và văn hóa:

1. Từ Dạ Lang, liên minh các bộ tộc Lạc Việt trong địa bàn các tỉnh Quảng Tây, Quý Châu, Hồ Nam và Vân Nam hiện nay. Ở đỉnh cao nhất trong lịch sử phát triển của mình, thủ lĩnh Dạ Lang đã xưng vương, xây dựng thành quách, cung điện và những cơ cấu chính trị xã hội tiền phong kiến. Xung đột Dạ Lang và Ba Thục ở Hoa nam trước Công nguyên đã phản ánh vào truyền thuyết An Dương vương. Bắt nguồn từ Dạ Lang, ngôn ngữ Việt gọi quốc gia là nước, ký ức xa nhất là 3.400 năm từ thời bị giặc Ân đánh ở Hồ Bắc và Hồ Nam vẫn tồn tại trong truyện cổ tích Thánh Gióng. Người bản địa Lạc Việt ở châu thổ sông Hồng và người Dạ Lang ở Cửu Chân được ghi nhận rất rõ ràng trong Hán sử. Nó chứng thực về mặt chủng tộc và văn hóa, người Việt cổ và người Dạ Lang rất gần gũi. Truyền thuyết Dạ Lang cho rằng một trong những dòng vương hầu của họ có cùng tổ tiên với các vua Sở, mười tám đời vua Hùng bước ra từ đây. Âm Hùng chính là họ của vua Vàng thần thoại Trung Hoa và cũng là họ gốc của cao tổ hoàng gia Sở quốc.

2. Từ nước Việt thời Chiến Quốc. Sau khi suy tàn, quý tộc nước Việt một thời xưng bá ở Trung Nguyên trôi dạt dần về phương nam, đến Mân Việt (Phúc Kiến) rồi Nam Việt (Quảng Đông). Sau năm 111 BC họ lại tiếp tục những cuộc hải hành khó khăn đi về phương nam tìm kiếm tự do và ghé vào trước hết là Cửu Chân, sau đó mới đến quận Giao Chỉ. Họ mang theo totem rái cá và tục thờ chó xa xưa của tổ tiên mình, xâm mình, nhuộm răng đen và ăn trầu theo đó mà đi vào văn hóa Việt Nam. Lịch sử chủng Việt Chiến Quốc kéo dài từ 2.500 đến 3.000 năm.

3. Từ chính Trung Hoa, nguồn gene và văn hóa Hán trong quan binh viễn chinh, tù chính trị bị lưu đày. Họ trấn đóng ở quận Giao Chỉ và Cửu Chân đời này sang đời khác hơn một ngàn năm. Chưa kể quan lại Bách Việt gốc Hoa và người lai giữa Hoa tộc với Bách Việt tộc di cư xuống. Họ khiến ngôn ngữ Việt xuất hiện rất nhiều từ đẳng lập Hán Nôm như Chia Ly, Thân Mình, Hiền Lành, Quái Gở… Hơn nữa, những đợt di dân cách nhau hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm sẽ làm phát sinh những từ ghép đẳng lập Hán Việt – Hán Việt nhưng một âm là Hán cổ đã Việt hóa và biến đổi giọng đọc, và một âm Hán trung đại, như Hận Thù, Tranh Đấu, Hoan Hỉ[2]… Đáng kể nhất là tiềm thức của gene Hán có đúng 4.000 năm lịch sử! Nó sẽ phủ nhận bằng trực giác và cảm tính bất cứ luận chứng nào cho rằng lịch sử mảnh đất Việt Nam không thể dài đến mức ấy.

Lịch sử Việt Nam nên được nhìn bằng tư duy tích cực và thấu hiểu bản chất tương hợp biện chứng của văn hóa và di truyền. Sử học giành độc lập dân tộc đầu thế kỷ 20 đã thần thoại hóa cổ sử để xây dựng các biểu tượng siêu nhiên, nhằm động viên đại chúng và trao cho nhân dân sức mạnh tinh thần của cha ông họ. Tuy là bước lùi so với Khâm Định Việt Sử của nhà Nguyễn, nhưng nó đã giúp người Việt đồng lòng đứng dậy cởi ách nô lệ. Đáng lẽ sử học Marxist sau đó phải trở về với hiện thực, song họ không làm thế. Học thuyết thoát Hán (de-Sinicization) đã được thiết kế công phu bởi nhu cầu địa chính trị, tầm nhìn chỉ năm bảy chục năm. Sách sử tiếp tục huyền thoại hóa, bản địa hóa, tín ngưỡng hóa cổ sử, bất chấp mọi hậu quả. Phong trào bài Hoa – thoát Trung điên cuồng ngoài xã hội hiện nay là gì, nếu không phải sản phẩm của sử học chính thống Việt Nam, bắt đầu bằng Trần Trọng Kim – một trí thức uyên bác nhưng chấp nhận làm tay sai thực dân và sau đó là con rối của Phát Xít Nhật. Việt Nam Sử Lược là quyển sử bằng quốc ngữ đầu tiên nhưng hết sức phi khoa học và thiếu trung thực: Đưa hết truyền kỳ cổ tích hoang đường vào cổ sử, kéo lịch sử Việt Nam đến tận năm 2.897 BC. Trắng trợn biện hộ cho quá trình xâm lược Việt Nam của người Pháp, bẻ cong tất cả những sự kiện liên quan đến các quan Tây dù mới chỉ xảy ra vài chục năm.

Những sử gia chân chính và các nhà chính trị có tầm nhìn nên hiểu nguy cơ tự cô lập, bế quan tỏa cảng từ thời Minh Mạng – Tự Đức đang có khả năng hồi sinh ít nhất là trong dư luận xã hội. Biết đâu một lần nữa nó lại đưa cả dân tộc trở về những năm tháng đen tối, nếu không kịp thời hóa giải.

Cách đối xử với quá khứ của mỗi dân tộc sẽ định hình tương lai chính họ. Nếu yêu chuyện cổ tích hơn các bài học thực tế, họ sẽ chỉ gặt hái được những giả tưởng và ảo ảnh mà thôi./.

——————————————————————–

[1] http://www.china-profile.com/data/fig_pop_0-2050.htm

[2] Tham khảo: http://dvtuan63.blogspot.com/2013/07/nguon-goc-tu-kep-han-viet-viet-ong-nghia.html