Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016

Ai bảo… đi tù là khổ





Ai bảo… đi tù là khổ
Ở tù sướng lắm chứ… (*)

Thì cứ xem đây:


Theo điều 8 NĐ 117, chế độ ăn đối với phạm nhân, thủ tướng chính phủ kí năm 2012 :

„Phạm nhân được Nhà nước bảo đảm tiêu chuẩn định lượng mỗi tháng: 17kg gạo tẻ thường; 0,7 kg thịt, 0,8 kg cá; 0,5 kg đường loại trung bình; 01 kg muối; 15 kg rau xanh; 0,75 lít nước mắm; 0,1 kg bột bọt; chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than.

Ngày Tết Nguyên đán (bao gồm 01 ngày cuối năm và 03 ngày đầu năm âm lịch), ngày Tết Dương lịch (ngày 01 tháng 01), ngày Giỗ tổ Hùng Vương (ngày 10 tháng 3 âm lịch), các ngày lễ: 30 tháng 4, 01 tháng 5, 02 tháng 9, phạm nhân được ăn gấp 5 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.“

Nguồn: http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=27336

Còn năm 2013, trong phòng giam Cù Huy Hà Vũ có thêm „ ti vi, quạt mát suốt ngày, giá sách với nhiều loại sách được người thân đưa vào, giá vẽ tranh; có hệ thống vệ sinh khép kín, nước sinh hoạt, bếp nấu ăn…, rồi trước phòng giam có một sân nhỏ trồng nhiều cây cảnh xanh mướt, có nhiều cây nở hoa rất đẹp „.

Theo: http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/phap-luat/554217/can-canh-noi%C2%A0o%C2%A0cu-huy-ha-vu-tai-trai-giam-so-5.html#ad-image-2

Bố khỉ ! Giá mà dân mình biết trước cảnh “ nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại “ như thiên đường hạ giới ấy, thì dân lao động cày quần quật chạy gạo từng bữa mà vẫn bữa đói bữa no đua nhau vào tù…

Như mình ăn ít, mỗi bữa chỉ lưng hai bát cơm, ngày hai bữa là đủ, lại thích ăn rau… Kiểu nào ở tù mỗi năm cũng dư khẩu phần gạo thịt ra, bán cho đầu nậu kiếm thêm mớ tiền để cải thiện đời sống… ngoài tù. Biết đâu còn dành dụm được cho con ăn học, hay ích kỷ thì lo cho thân mình sung sướng. Nghe nói tù đại gia còn lo được chân dài vào khuây khỏa…

Vô tù chẳng mấy chốc mà trắng trẻo mập mạp hơn. Có khi hết hạn tù lại quyến luyến bịn rịn đòi ở lại. Ra nhà tù lớn làm gì cho nhọc thân.

Nói nôm na là chỉ có… ở tù mới thật sự được “ Đảng và Nhà Nước lo “ !

Phân tách tới đây, biết đâu thiên hạ thấy ở tù sướng quá rần rần đòi rủ nhau đi tù !

Các báo đài lề đảng như Tuổi Trẻ, VTV, ANTV vân… vân làm những phóng sự này chắc đã nhìn xa trông rộng, có cái tâm và cái tầm như cụ Nguyễn Đình Chiểu từng nói: “ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà… “. Vì lẽ:

Đi tù lúc này sẽ khiến vực dậy nền kinh tế Việt Nam đang ngắc ngoải chứ chẳng chơi !:

Dân nghèo kiếm ba bữa ăn không xong, kéo nhau đi tù để được ăn sung mặc sướng… Khi đó, cung sẽ không kịp đáp ứng cho cầu, dẫn đến hàng loạt nhà tù với kiến trúc sinh thái mới lạ mọc ra như nấm trên khắp Việt Nam.  Ngành xây dựng sẽ phát triển vượt bậc tạo biết bao công ăn việc làm cho thanh niên rỗi nghề từ nông thôn đến thành thị… Kéo theo là một ngành dịch vụ mới sẽ xuất hiện: “ Cò đi tù “.

Cũng như các loại “cò” khác, muốn được ở tù lâu, địa điểm đắc đạo thì phải chịu chi giá cao. Để tránh thất thoát nguồn lợi nhuận vô cùng to lớn, nhà nước nên quốc doanh hóa nghề này !

Mà biết đâu đến chừng đó, “ nhà nhà đi tù, người người vô tù “. Bởi ai cũng chạy chọt một chân… ở tù, lấy đâu ra người lao động bị bóc lột ?! Tỉ lệ thất nghiệp coi chừng xuống tới mức âm %… 


Huỳnh Minh Tú



(*): Xin lỗi sửa lời bài hát của cố Nhạc sĩ Phạm Duy

Ai mua thơ tôi bán thơ cho…




Cô cháu gái hỏi tôi: “ Bác viết văn hay lắm. Chắc bác làm thơ cũng hay”. Con bé này giỡn chơi, 22 tuổi đầu, thi đâu đậu đó, tưởng thơ văn là bài luận mẫu, dễ như nhón hạt điều cho vào miệng ăn vặt.


Tôi đáp: “ Trời đất ! Mấy ông nhà văn trí tuệ lắm. Họ tái hiện những ngóc ngách của đời sống, của con người qua tác phẩm. Họ có trí tưởng tượng phong phú, biết hư cấu, rành rẽ tâm lý nhân vật, cho sống là sống, bảo chết là chết. Quyền lực vô biên…Nhà văn phải sáng tạo, cháu à! Còn bác chỉ là thằng viết tạp, văn vẻ thì gọi là tùy bút, nghĩa là viết tùy tiện, tùy hứng. Bác không thể sáng tạo, phải có sự kiện bác mới viết được. Còn làm thơ? Bác tuyệt đối không có khả năng làm thơ. Mấy ông làm thơ còn vĩ đại hơn nhà văn. Cùng một đề tài, nhà văn phải viết tới chục ngàn, trăm ngàn chữ mới diễn đạt nổi, còn mấy ông thi sĩ chỉ cần vài chục chữ”
Tôi giải thích bằng một kiến thức “ngang hông” như thế, chẳng biết con bé có ngộ ra được cái tầm trọng đại của thế giới thơ văn không. Chuyện tôi không biết làm thơ là chân lý rồi, khỏi bàn, nhưng tôi giấu (dốt) con bé một điều tệ hại hơn nhiều, đó là trình độ thưởng thức thơ của tôi rất cọc cạch và kém cỏi.
Sự kém cỏi này không phải là không giải thích được. Hồi con đi học, nghe ông thầy giảng bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến, tới đoạn “ Sóng nước theo làn hơi gợn tí/ Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo”. Tôi ngứa miệng đưa tay phát biểu: “ Sóng nước gợn tí là gió rất nhẹ. Gió nhẹ không thể làm chiếc lá rơi cái vèo được. Em e rằng tác giả không đi câu, mà ngồi nhà bịa ra bài thơ này”. Thơ là bay bổng, là tận hưởng, mà lại ngập chìm theo cái kiểu… soi mói như thế thì nhã hứng thưởng thức thơ cọc cạnh là phải.
Thằng bạn tôi có cô bạn gái học Văn Khoa, dễ thương, lãng mạng và sính thơ văn, nhưng trình độ thơ văn của tên đó khá lắm cũng chỉ cỡ…tôi, mặc dù y rất giỏi toán lý. Cái thứ viết thư cho người yêu mà chỉ toàn gạch đầu hàng thì số phận mối tình có thể tiên đoán được. Chuyện gì đến thì phải đến… Tôi đến nhà y chơi, thấy trên bàn là tờ giấy nguệch ngoạc bài thơ. Chúa ơi! Y làm thơ. .. Lâu quá rồi, tôi không nhớ nội dung, hình thức bài thơ ấy thế nào, nhưng chắc chắn đó là bài thơ có vần điệu tán loạn nhất mà tôi từng đọc, một thứ văn xuôi chấm xuống hàng nhiều lần. Tôi kéo y đi nhậu, cả buổi tối ngồi nghe nó trút nỗi niềm… Tôi bảo nó: “ Ngày mai tao sẽ cho mày mượn tập thơ “Tâm tình hiến dâng” của Tagore. Bài thơ của mày gây cho tao cảm xúc mạnh, đến độ tao liên tưởng tới cái chuyện của tao rồi cũng kết thúc như vậy. Thơ của mày hay hơn thơ Tagore”.
Một tên mất căn bản về thơ như tôi thì không đủ tư cách để phát biểu như thế nào là một bài thơ hay. Kẻ dốt thơ mà thích thơ là chuyện không thể, nhưng khoái thơ thì chắc không ai (nỡ) cấm. Có những câu thơ cũng làm tôi tâm tư, nghĩ ngợi, thường là những bài thơ chữ nghĩa đơn giản, người khó tính không chừng cho đó là thơ con cóc cũng nên, chẳng hạn :


“Buổi chiều mẹ lên rẫy
Dưới bóng cây Kơ-nia
Bóng tròn che lưng mẹ
Về nhớ anh mẹ khóc”


Hay một câu thơ mà anh bạn tôi lêu lõng ở miền Nam Trung Bộ, nghe bà già 80 tuổi đọc lại:


“ Thò tay mà bứt ngọn ngò
Thương anh đứt ruột giả vờ ngó lơ”


Tôi khoái thơ Lý Bạch. Khoái không phải vì thơ ông hay (hiểu theo nghĩa hàn lâm, bác học) như người đời ca tụng, mà vì thơ ông có mùi…rượu. Những năm cuối đời Lý Bạch ghé Tuyên Châu, tại lầu Tạ Thiếu, ông làm thơ tiễn bạn


“ Bỏ ta ra đi, đó là ngày hôm qua, không thể giữ lại được
Làm rối loạn lòng ta, là ngày hôm nay, nhiều nỗi lo phiền
….
Lấy dao chém nước, nước lại trôi đi
Nâng chén khuây sầu, sầu lại thêm sầu…”
(Trần Trọng San diễn nghĩa)


Nghe cảm khái cách gì! Âm tiết Hán-Việt của bài thơ đọc nghêu ngao lên nghe cũng kêu lắm. Hình như bài thơ này đã được cải biên, thêm thắt dài ngoằng đưa vào phim Bao Công thì phải.
Thưởng thức thơ kém cỏi lại hay ngứa mồm thì khó lòng tránh khỏi vạ miệng. Đám bạn yêu thơ mỗi lần ngồi nhậu lại đem thơ ra tán, tự ngâm, tự khen và tự sướng. Tôi ngơ ngác chẳng hiểu gì cả, thấy họ như từ từ bay lên thành người…cõi trên. Nhớ lại thằng bạn thất tình làm thơ, mình có thể cảm nhận nỗi niềm của nó, còn ở đây kẻ cõi trên, người cõi dưới. Cái máu soi mói của tôi lại nổi lên. Thần khẩu hại xác phàm! Chúng xúm lại xỉ vả tôi là thằng hãm hiếp thơ ca. Tôi cúi đầu nhận tội. Có chơi có chịu. Còn chịu được là còn chơi. Chứng nào tật nấy, vài ba chén túy lúy rồi còn biết sợ ai. Khi say, tôi biến Tào Tháo thành đứa con hoang thai của Pak Chung Hi còn được cơ mà. Độc tài mà được việc như cha nội này coi bộ cũng có lý.
Người ta làm thơ có khi vì tức cảnh sinh tình, ý thơ lai láng, không “nhả” thơ ra không chịu được. Cũng có khi làm thơ chỉ để bày tỏ nỗi niềm riêng tư, viết cho mình, mặc ai hiểu mặc ai không hiểu, khen chê mặc kệ, Họ làm thơ để xả stress, chứ không phải chơi trò chữ nghĩa.
Tôi biết một gã lái buôn xe (hơi), gặp thời ế ẩm, cảm thán làm thơ kể chuyện vinh nhục của nghề. Y tự nhận mình “ như thằng trọc phú tiếp tay tú bà”, và khi hành nghề thì chẳng khác gì “Hàn Tín cúi người luồn trôn”. Lái buôn mà ví với Hàn Tín thì khẩu khí coi bộ quá đà. Sao không ví như mấy em bia ôm chiều khách cho nó… mượt? Cảm nhận thơ phú với tôi là chuyện khó khăn, nhưng với bài thơ “lựu đạn” này, chỉ với câu cuối “ Ta đem bán thứ nhiễu nhương làm giàu”, tôi có thể đoán được cái bụng của y, sớm muộn rồi cũng lại ngựa quen đường cũ. Cái nghiệp buôn xế ngấm vào tim phổi y rồi.
Lại có người làm thơ làm thơ diễu đời, phản ánh những bức xúc chung của xã hội. Thơ loại này giống như vè, tôi gọi đại là… “thơ sến”. Nhưng thú thiệt, tôi lại khoái thơ sến, và thường ê a bên bàn rượu. Đây này, đọc thử vài câu của Nguyễn Bảo Sinh nghe chơi.


“Tự do sướng nhất trên đời
Tự lừa lại sướng hơn mười tự do!”
Hay
“Muốn cho trộm khỏi vào nhà
Đề vào trước cửa, đây là nhà thơ”.


Tôi có người bạn là thi sĩ thuộc loại có số má, lại kiêm tiến sĩ văn học, nghĩa là có thừa kỹ năng chặt chém. Anh ta mới có cháu nội. Hôm thôi nôi thằng bé, anh tặng bè bạn tập thơ “Hạnh phúc làm ông”. Tôi trích đoạn một bài thơ của anh


“ Bé Gôn chưa đi được
Đã thích leo cầu thang
Được ông phía sau đỡ
Chân huơ như tướng tuồng…” (PQC)


Hình như khi người ta sướng quá, thì những ngôn từ bay bướm chạy đi đâu mất tiêu thì phải, chỉ còn lại chữ nghĩa mộc mạc thời hoang sơ, như bài thơ trong Kinh Thi “ Quan quan thư cưu, tại hà chi châu…”. Điều này làm tôi liên tưởng đến con vẹt của nhà văn Nhật Chiêu, nó rên rỉ theo tiếng kêu đang hồi sướng ngất của người đàn bà: “ Em chết mất…”. “Nguyên sơ” là thế! Con vẹt lập lại vô cảm, nhưng tôi là người, không phải vẹt, nên tôi có thể chia sẻ cảm xúc với “thằng ông nội” đang hồi “sướng ngất” vì có “thằng cháu nội”.
Một thằng bạn khác của tôi còn giữ lại những bài thơ tặng vợ hồi hai người chưa lấy nhau. Thơ tình thì “bốc” mát trời ông địa rồi. Hơn 30 năm đã trôi qua. Tôi hỏi nó: “ Thơ hồi đó mày làm tặng bả, bao nhiêu phần trăm là cảm xúc nhớ nhung, bao nhiêu phần trăm là chơi chữ lấy le”. Nó gãi đầu, không trả lời. Tôi lại hỏi: “ Thế dạo sau này, tụi mày có mang thơ này ra đọc cho nhau nghe không?”. Nó cũng gãi đầu… Già đầu rồi mà còn mắc cỡ với những rung động đầu đời. Rõ khỉ!


Một bài báo trên tờ “Người Giáo Viên Nhân Dân” cho rằng thôn Vỹ là một ổ điếm, và Hàn Mạc Tử đã có công «phản ánh kiếp sống giang hồ, tố cáo tệ đoan của xã hội cũ, trong một bài thơ hiện thực, nhân đạo, một tiếng thở dài đáng quý». Bó tay !
Thưởng thức thơ là điều khó khăn. Đâu dễ gì nắm bắt được cảm xúc thật của tác giả khi chữ nghĩa cô đọng, xúc tích như thế. Ba trăm năm sau có người khóc Tố Như hay không thì chưa biết, nhưng chắc chắn bây giờ thiên hạ đang phân phân tích, mổ xẻ từng đoạn, từng câu, từng chữ trong “Đoạn trường Tân Thanh” và gán cho nó những ý tưởng mà khi làm thơ chưa chắc gì Nguyễn Du đã nghĩ tới.
Ca từ trong nhạc Trịnh Công Sơn, nếu đem ngắt câu xuống hàng thì chẳng khác gì bài thơ. Thú thật có nhiều ca từ của ông tôi nghe thấy hay hay, nhưng chẳng hiểu gì cả. Cảm xúc khởi đầu từ ý và nốt nhạc trộn lẫn, rồi sau đó, vần điệu đẻ ra ý hay ý đẻ ra vần điệu đây? Đoạn ca từ nào trong bản nhạc là cảm xúc ban đầu? Nghe nói có người làm luận án về ca từ trong nhạc Trịnh. Tài thật! Là một nghệ sĩ tài hoa, TCS có những cảm xúc và tư duy về cuộc sống thể hiện qua nhạc phẩm của mình. Ông say xỉn tối ngày. Kể cũng lạ, nhiều bài viết lại tìm thấy tính thiền, tính Phật trong nhạc TCS.


Về bài thơ “Đây thôn Vỹ Dạ” của Hàn Mặc Tử, một bài báo trên tờ “Người Giáo Viên Nhân Dân” cho rằng thôn Vỹ là một ổ điếm, và Hàn Mạc Tử đã có công «phản ánh kiếp sống giang hồ, tố cáo tệ đoan của xã hội cũ, trong một bài thơ hiện thực, nhân đạo, một tiếng thở dài đáng quý». Bó tay !
Trong thưởng thức thơ ca, người ta suy diễn nhiều hơn suy luận, và có khi còn thích “ tự lừa còn sướng hơn mười tự do”.


Mới đây trên mạng hải ngoại có bài “ Trong thơ nên có…vú”. Dù tác giả đã cố công “ngược thời gian Trung cổ (Les Troubadours) tìm về La Mã, Hy Lạp để bàng hoàng trước cặp vú để trần của Propertius và Catullus, hoặc ngẩn ngơ trước đôi gò của người đẹp Sappho…”, thậm chí còn đi tìm vú trong kinh Cựu Ước. Rồi quay sang Đông phương, tìm trong văn hoá Khổng Mạnh và Tam giáo, trong Kinh Thi, rồi trong văn hóa Môn-Khờme và Mã Lai,… Thú thật, đọc đi đọc lại vài lần, tôi chẳng thấy cái vú trong thơ mang tính nhục cảm nó đẹp chỗ nào.


Cái vú có đẹp không? Đẹp chứ, dù đó là trái đào hay quả mướp. Khi tôi được 6 tháng tuổi. Mẹ tôi phải trải qua một giải phẩu lớn ở nhà thương. Tôi không chịu bú bình, sữa Guigoz hay Nestle gì cũng mặc, bú rình cũng chê. Mấy bà chị chăm tôi, đành phải mớm đồ ăn vặt của mấy bả cho tôi. Tôi sống sót nhờ…đậu đỏ bánh lọt. Mẹ tôi về nhà, làm gì còn sữa cho tôi bú, nhưng khi bà ôm tôi vào lòng, tôi lại chịu bú bình: tôi nhớ hơi mẹ. Có chuyện này, nói ra hơi…xấu hổ tí, đó là tối ngủ tôi cứ rúc vào lòng mẹ tôi và rờ …vú mẹ, mãi cho đến khi 8-9 tuổi, tôi mới bỏ thói quen này vì bị chọc quê nhiều quá. Mẹ tôi cũng chẳng phiền hà gì, có lẽ bà thương cảm cho thằng con mới 6 tháng tuổi đã bị cai sữa cưỡng bức
Lớn lên, mỗi khi nhìn hình ảnh em bé bú mẹ, tôi lại thấy tuyệt đẹp và thánh thiện quá. Nhân loại thái bình không phải ở bầu sữa mẹ sao? Lắm lúc tôi nghĩ, cần gì phải xử bắn hay treo cổ mấy tên diệt chủng. Bắt chúng về nhà bú sữa mẹ để chúng hiểu thế giới này cần an bình thế nào. Tôi cũng nghiệm ra một điều, những thằng sờ vú mẹ dai như thế suốt đời chẳng bao giờ trưởng thành nổi.
Đi tìm cái đẹp nhục cảm “trong thơ có vú” thì tôi chịu thua trước cho…cao cờ.
Cô đơn có thật, nỗi buồn có thật, nhưng nhiều khi qua thơ văn, nó bay bổng và gia vị nhiều quá, rồi trở thành cô đơn hoang tưởng, nỗi buồn hoang tưởng. Mấy ai kiếm sống được bằng thơ đâu. Ai mua thơ, tôi bán thơ cho. Rao bán nỗi niềm mà lắng nghe hụt hẫng thì buồn biết mấy.
Cách đây vài năm, sau một bữa tiệc kinh doanh, tôi được mời đến vũ trường giải trí tăng hai. Một cô gái đến mời tôi nhảy. Tôi ấp úng: “ Xin lỗi, chân tôi bị… vọp bẻ”. Tôi chỉ mới “bị vọp bẻ” ngay khi được mời nhảy. Ừ, không biết nhảy thì ngồi xem thiên hạ nhảy. Tiếng nhạc ầm ầm, ánh đèn chớp tắt theo điệu nhạc, vũ điệu quay cuồng, tất cả những thứ này dường như lệch pha, làm cử động của người nhảy trông như bị cà giựt, đứt quãng. Khuôn mặt của họ như bị biến dạng, tôi không biết họ đang cười, đang khóc, hay đang nói. Chỉ thỉnh thoảng lắm, tôi mới thấy được khuôn mặt thật của họ với những biểu cảm qua ánh chớp.
Bây giờ tôi đã tiến bộ, đã tập tành nhảy chút chút cho ra cái điều văn minh với người, cũng slow rock, cũng rumba,.. Nhảy đại, không dẵm chân ta, thì chân người, như tập dưỡng sinh vậy thôi. Nhưng tôi vẫn còn sợ ánh đèn vũ trường, sợ trong hàng ngàn ánh đèn chớp tắt liên tục, tôi bỏ lỡ cơ may trong muôn một, nhận diện được khuôn mặt đích thực của con người.
Cảm nhận về thơ của tôi cũng vất vả như thế. Tôi sợ sự ảo diệu của ngôn từ sẽ che khuất đi những cảm xúc thật sự.
Mỗi bài thơ là một bông hoa. Tôi như người mù, làm sao có thể chạm tay tới nỗi niềm của những bông hoa chỉ có sắc mà không có hương.
.
Vũ Thế Thành

Một cái tách




Quách Nhiên


Một cái tách, nhìn chưa biết bên trong chứa đựng nước gì. Đã là tách, thì thói quen cho là cà phê hay trà. Bởi chỉ ở xa nhìn, thói quen minh định theo cái nhìn bên ngoài, đôi lúc khiến gây nhiều hiểu lầm! Khó mà hiểu tâm tư ai, có lẽ khoan minh định để đỡ phiền cho tâm mình.


Nhìn được bên trong, thấy màu sắc, có thể đoán định, cũng chưa hẳn. Đôi khi màu sắc tương tự! Có thể là nước gạo rang, hay những thứ nước thuốc nào đó… Sống gần, nghĩ rằng hiểu nhau, nhưng chưa hẳn. Khi có một va chạm mới biết lâu nay mình chỉ nhìn bên ngoài nên chưa hiểu được tâm tình người đang giao tiếp.

Chính vậy khi muốn chứng minh điều gì đó trong tâm, người ta phải bày tỏ ra, để người bên cạnh hiểu rằng tâm mình nghĩ vậy!
Mình luôn đòi hỏi người bên cạnh phải chứng minh điều này điều kia trong tâm, nên mọi thứ được trình hiện để chúng ta yên tâm rằng sự thật là vậy!

Sự chân thành, đôi khi không cần đòi hỏi. Vì mọi chân thành luôn được thể hiện qua những điều rất vô hình mà chỉ tâm cảm nhận! Sự cảm nhận chỉ có khi tâm mình lắng lại, yên bình. Nếu tâm đang giao động thì chỉ nhận định qua những gì được trình hiện theo sự mong muốn của mình mà thôi.

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016

Lưu manh hóa trí thức




Tác giả: Tiểu Bối


.


Theo số liệu thống kê cho biết : Cả nước hiện có hơn 9. 000 Giáo Sư, 24.000 tiến sĩ, 101.000 thạc sĩ và 2.700.000 cử nhân đại học [1] . Một con số lý tưởng cho nền kinh tế tri thức. Việt Nam hiện nay có nhiều điều kiện để trở thành nước có nền kinh tế phát triển như : nguồn lao động trẻ, thuận tiện giao thông, có nhiều loại tài nguyên,…. Tuy vậy, nước ta vẫn trong cái vòng luẩn quẩn của nghèo nàn, lạc hậu. Nguyên nhân chính là ở yếu tố con người , do đất nước chúng ta không tôn trọng giá trị con người , không tôn trọng trí thức đích thực. Yếu tố con người chưa được quan tâm thích đáng trong khi nó mới là nhân tố chính cho sự hưng thịnh/ suy yếu của 1 quốc gia.




Một xã hội bảo thủ, trọng thành tích, hám danh sĩ diện với bằng cấp thường đi đôi với sự coi thường sự tiến bộ của khoa học , kỹ thuật đương nhiên sẽ tụt hậu. Và Việt Nam đã và đang tụt hậu.Cũng theo số liệu thống kế cho biết các chuyên gia WB tính toán “Việt Nam phải mất rất lâu nữa mới đuổi kịp các nước trong khu vực Đông Nam Á: 158 hoặc cũng có thể là 175 năm với Singapore, 95 năm với Thái Lan và 51 năm với Indonesia.”[2]


Vấn đề đầu tư vào giáo dục luôn quyết định hưng, suy của một quốc gia. Nền giáo dục của Việt Nam và cả xã hội Việt Nam làm nhân tài không có đất dụng võ. Với bằng cấp tràn lan, làm người Việt ảo tưởng về mình. Mỗi năm chúng ta có rất nhiều kỹ sư, cử nhân, tiến sĩ, giáo sư mới nhưng nền kinh tế của chúng ta lẹt đẹt. èo uột , đất nước chúng ta lạc hậu. Nếu tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản [3] . Và với số lượng hùng hậu GS, TS, Ths, Cử nhân đã nêu trên , Một con số lý tưởng cho nền kinh tế tri thức. Nhưng hiện vẫn đốt đuốc tìm lao động chuyên gia, thiếu hẳn những công trình khoa học – sáng tạo – sáng chế được ứng dụng vào thưc tiễn cuộc sống… Trong khi nền kinh tế sản xuất vẫn là nhân công giá rẻ, miệt mài với gia công phụ thuộc, công nghệ thì vẫn đang loay hoay ở trình… ” sản xuất mì tôm”.


Người Hàn Quốc họ có quyền tự hào vì họ xây dựng được những sản phẩm mang tính thương hiệu trên toàn cầu như : Sam Sung, Huyndai . Người Nhật có thể vỗ ngực tự hào với Sony, Toyota . Sing có quyền hãnh diện về hàng xuất khẩu điện tử của mình ra khắp thế giới,…Hoàn toàn thiếu một sản phẩm Việt sánh ngang tầm các quốc gia khác trên thế giới.


Thực tế này cho thấy, chất xám Việt đang bi lãng phí. Lãng phí từ khâu đào tạo ( đào tạo quá nhiều GS, TS, Ths giả và dỏm) , lãng phí cả khâu sử dựng ( Nhân tài thực sự chưa được tin dùng và sử dụng hợp lý và trọng dụng họ).


Người Việt, trí thức Việt, dân Việt trách móc Xã hội này đôi khi, nhưng nếu nhìn kỹ lại, thì chính họ chính chúng ta tạo nên Xã hội này. Trí thức Việt nói riêng , dân Việt nói chung nhiều lúc đôi khi có xu hướng, chờ đời mong mỏi một vị minh quân, 1 vị lãnh đạo tài ba xuất chúng nào đấy xuất hiện để đưa lối dẫn đường họ và lãnh đạo đất nước đang tụt hậu này, nhưng họ quên rằng không ai dẵn dắt và không ai hành động tốt hơn họ tự dẫn dắt mình định hướng cho mình. Đã đến lúc cả dân tộc này và giới trí thức Việt cần nhìn thẳng và nhìn thật vào chính mình, nhìn vào thực tế và tự gánh trách nhiệm cũng như vài trò của mình để tự thoát ra cái vòng luẩn quẩn này chứ không phải một ai đó, 1 vị cứu tinh nào đó hay 1 vị minh quân còn ẩn dật đâu đó.


Nghèo , dốt, thua kém người khác chưa hẳn là cái tội . Cái tội là ở chổ : nghèo, đói , lạc hậu , thua kém người khác nhưng lại không biết, hay biết mà không chiu thừa nhận và tệ hơn là phải phủ nhận mình nghèo bằng mọi giá vì cái sĩ , để rồi không chịu tìm tòi hướng đi, lối thoát cho mình . Và nếu chúng ta không khắc phục được sự yếu kém của đất nước nạn nhân cũng chính là chúng ta. Chúng ta là nạn nhân của chúng ta.


Bất cứ xã hội nào, trí thức và yếu tố con người mới là yếu tố hàng đầu để đưa đất nước đi lên. Nước Mỹ phồn vinh với giấc mơ Mỹ và là miền đất Hứa của biết bao người trên thế giới, Người Hàn Quốc chấp nhận “ăn mày chất xám” ở phương tây, tinh thần Samurai của Nhật…. Sao không để cho trí thức Việt được tự do trong sáng tạo, tự do trong tư tưởng, tự do trong lựa chọn của mình !? Để họ được cống hiến !?


Ở một góc độ nào đó, có thể nói và khẳng định rằng, đất nước không phát triển được như người ta là vì trí thức Việt chưa phát huy hết vai trò và sứ mệnh của mình. Và lại ở 1 góc độ nào đó, họ bị kiềm kẹp, bị cột, bị trói chặt tư duy, tư tưởng, và cả ý thức hệ, họ cũng muốn sống, muốn cống hiến lắm , muốn được hy sinh nhưng ý thức hệ, sự khác biệt trong tư duy và tư tưởng đã làm cho họ không được chọn, và họ bị cuốn vào vòng xoáy luẩn quẩn của giới trí thức Việt bao đời nay, vòng xoáy của một xã hội mà ngay cả đến trí thức cũng bị đẩy vào con đường “lưu manh hóa”, ở đó nhân phẩm của trí thức bị người khác chà đạp và tự mình chà đạp lên mà sống ,để rồi họ không kịp nhận ra họ vừa là “nạn nhân” mà còn đồng thời là “thủ phạm” . Họ hành hạ nhau và dẫm đạp lên nhau mà sống:


– Một bác sĩ với mức lương èo uột, 3 đồng 3 cọc , chết đói, anh ta tìm đủ cách làm khó bệnh nhân để được nhận “lót tay”. Nhưng khi anh ta sử dụng các dịch vụ khác, anh ta lại bị làm khó lại.


– Một thương gia ( doanh nhân) vì chạy theo lợi nhuận và tham đồng tiền bẩn không ngại bán rẻ lương tâm mình sản xuất ra những hàng hóa chất lượng kém, đọc hại tới sức khỏe của người tiêu dùng, miễn sao lợi nhuận nhiều xả chất thải độc hại ra môi trường, nhưng rồi chính anh ta hủy hoại môi trường chung anh ta đang sống trong đó và sẽ ra sao nếu anh ta mua phải những sản phẩm độc hại khác do người khác cũng vì tham lam mà sản xuất ra như anh ta.


– Từ Vụ sập cầu Cần Thơ, cho đến sập cầu cống, hàng loạt công trình thủy điện quốc gia công trình dân sự khác,.. những kỹ sư làm việc trên công trình đó đã làm hại hoặc tiếp tay cho người khác làm hại rất nhiều người. Sẽ ra sao nếu như những kỹ sư này đứng dưới công trình của chính họ thiết kế và xây dựng .


– Một nền giáo dục thay vì dạy con người ta cách học, nó chỉ dạy con người ta cách tin và phải đặt niềm tin vào đấy, kết quả tạo ra khg phải 1 thế hệ mà nhiều thế hệ cứ bắt thế hệ nối tiếp sau cứ tiếp tục đặt niềm tin. Bởi lẽ thế hệ này tiếp tục “dẫn dắt” ( chăn dắt!?) thế hệ kia.


– Một công chức, phải bỏ ra 1 khoản tiền lớn để mua chạy chức, hốii lộ cho người này, cho cơ quan kia để có cái ghế, cái chức. Khi có cái ghế, cái chức rồi lại quay lưng ra cướp phá, cướp bóc , hạch sách nhũng nhiều người khác để lấy lại những thứ mà mình từng bỏ ra . Và xem điều đó là lẽ đương nhiên và cái vòng luẩn quẩn ấy cứ tiếp diễn


– Một nhà báo, nhà văn, người cầm bút vì lợi ích cá nhân riêng, có thể nhẫn tâm bẻ cong ngoài bút, viết láo và viết liều để nhận được những đồng tiền bẩn tưởng chừng như chỉ làm tổn hại tới người đọc nói riêng và nền văn báo chí văn hóa nước nhà nói chung nhưng anh ta cũng đang tự biến mình thành trò bỉ ổi và lố bịch trong mắt người đọc, vì người đọc bây giờ đủ thông minh để nhận biết đâu đúng , đâu sai. Bởi trước khi hốt bùn để ném vào mặt người khác, thì bàn tay anh ta cũng đã lấm bùn trước rồi….


Và cứ thế , mỗi người trong xã hội cứ tự hại mình và hại người khác. Có thể nói trí thức Việt Nam nói riêng và người Việt nói chung vừa tự hại mình và hại người , nạn nhân của nhau.


Trong một xã hội, khi “sự thật” bị bóp méo, bị bẻ cong Trí thức Việt từ chổ ” người sáng” cũng trở thành “người mù” , người thẳng cũng thành “còng lưng” . Hoặc im lặng, cúi đàu chấp nhận để mà sống yên ổn thay vì cất tiếng nói phản kháng rồi bị vùi dập.


Với mức giá, mức lương hiện tại , Xã hội còn nhiều trí thức không sống được vói mức lương thực của mình. Người lao động trí thức bị bần cùng hóa và bị đẩy đến chỗ không còn có thể nghĩ gì khác ngoài việc làm sao kiếm cho đủ tiền để sống. Đây chính là một trong những lý do làm nên sự tha hóa, biến chất của giới lao động trí thức, thay vì đầu tư vào nghiên cứu , nâng cao chuyên môn,phát minh ra cái này, khám phá ra cái kia họ lao đầu vào kiếm tiền, kiếm sống làm sao phải sống được cái đã. Chính điều này dẫn họ tới kết quả làm nhiều việc trái nghề, trái lương tâm, trái đạo đức xã hội.


Mua quan, bán chức, mua vị trí công tác diễn ra đều đặn trong giới lao động trí thức trong Xã hội để rồi khi lên nắm quyền thì Vua quan thi nhau chia chác, nhũng nhĩu, quan liêu, thằng lên sau thì dốt hơn nhưng lưu manh, khốn nạn hơn thằng trước. Khốn khổ cho một xã hội !


Chưa dừng lại ở đó ,Giới lao động trí óc ở Việt Nam không những bị bần cùng hóa về đời sống vật chất, mà còn bị bần cùng hóa hay tự bần cùng hóa cả về tư duy đời sống tinh thần khác. Hiện tượng này đang thành ra phổ biến : những người, lẽ ra , phải làm việc với sách vở lại rất ít đọc sách, không quan tâm đến các vấn đề xã hội. Họ tự phủ nhận vai trò và trách nhiệm xã hội của họ. Hoặc học nhiều đọc nhiều, có bằng này bằng nọ chỉ để tự hào, để khoe khoang, để lên lớp nhau, để mơn trớn nhau vì cái tính sĩ diện hảo. Và cách người Nga đáp trả: Mày giỏi (giáo dục cao, học giỏi …) sao mày không giàu (sao mày không thể bán chút kiến thức để kiếm tí tiền tiêu cho sang trọng). Có lẽ câu nói đó hơi sống sượng. Nó hơi chợ búa. Nhưng nó chỉ ra một thứ rất đáng nghĩ rằng: nếu như kiến thức của bạn không mang lại giá trị cho chính bản thân bạn thì bạn cần kiến thức đó làm gì. Để trang trí hả? Để khoe mẽ hả? Nói thẳng ra, nó hơi chợ búa, nhưng đấy là cách nghĩ của một con buôn chứ không phải 1 trí thức.


Mặt khác , một số đông trí thức và tự nhận mình là trí thức lại cố định , cột chặt và để người khác cột, trói chặt tư duy và suy nghĩ của mình bằng những định kiến có sẵn, những quan điểm tâm lý đám đông và những quy luật bất thành văn khác về tư duy và quan điểm của họ . Điều này dẫn đến họ không tự do tư duy, không có tính bức phá không có khả năng phán xét đâu đúng đâu sai , họ chỉ biết nghe, biết chấp nhận những điều từ người khác mớm cho, từ trên đưa xuống không cần phán xét coi nó đúng hay sai, lợi hại ra sao. Sự bần cùng hóa tinh thần là một trong những nguyên nhân khiến giới lao động trí óc ở đây đánh mất sức mạnh, đánh mất khả năng phân biệt đúng sai, phải trái, và khiến họ có thể vi phạm các chuẩn mực đạo đức mà vẫn cảm thấy yên ổn lương tâm. Họ tìm sự yên ổn bằng cách sử dụng các lý lẽ mang tính ngụy biện để bào chữa hoặc hợp pháp hóa cho sự vi phạm đạo đức hay sự vi phạm pháp luật. Họ đã dùng cái sai này để ngụy biện bao che, phủ lấp cái sai khác, trong khi những giải pháp đúng đắn, khoa học đã không được lựa chọn.


Chính sự bần cùng và tự bần cùng hóa về tư duy, đạo đức và tinh thần, đời sống, trí tuệ đã khiến cho trí thức Việt Nam bị tha hóa nhiều mặt, mất cả năng lực làm việc trong lĩnh vực chuyên môn của mình, mất luôn cả bản lĩnh văn hóa, cả ý thức về sự đúng sai, cả phẩm chất đạo đức công dân. Để tự giữ cho mình trong sạch, chuẩn mực còn khó, nói chi đến chuyện dám đứng lên bảo vệ công lý, bảo vệ sự thật ! Chính vì thế nhiều người còn chút lương tri họ chấp nhận cắn răng chiệu đựng và thõa hiệp với cái ác và cái xấu để yên ổn mà sống.


Họ dối trá, tiếp tay cho sự dối trá, họ lừa lọc, tiếp tay cho sự lừa lọc, họ sĩ diện và tiếp tay cho sự sĩ diện. Tất cả nó làm nên dung mạo của nền trí thức bị “lưu manh hóa”.


Đất nước này đã phải trả cái giá quá đắt cho tệ nạn “lưu manh hóa trí thức” này rồi, bây giờ đã đến lúc chúng ta phải biết tự đứng dậy, dám nhìn thẳng, nhìn thật vào sự thật, nhìn vào thực tế,… tự bản thân mình thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn ấy, đừng tự hại mình và hại người nữa.


Chú Thích


[1] Số liệu Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (ĐH New South Wales, Úc) đưa ra.


[2] Tính toán của các chuyên gia WB dựa trên báo cáo củ WB năm 2007


[3] Theo TS Nguyễn Khắc Hùng, nguyên Chuyên viên Đối ngoại, Học viện Hành chính Quốc .

CHÂN TRỜI MÀU LAM




LÊ KHÁNH MAI


Cứ tin
phía trước là chân trời
và trái đất chẳng mênh mông
như ta hằng nghĩ


Một mình
trong vô cùng hành hương lặng lẽ
chân trời màu lam.
một mình
gắng gỏi với thời gian
sứ mệnh nhọc nhằn đặt lên số phận
đã giơ vai đón nhận
có mong gì nhẹ vơi.

Phía trước là chân trời
cứ tin như thế
như vốn tin vào những điều nghịch lý trong đời.

Nỗi đau mỉm cười
niềm vui bật khóc.
riêng trái tim vẫn thì thầm hát
chân trời màu lam

Bạch ngọc-giá 250k

Bạch ngọc-giá 250k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


TỔ QUỐC MÙA HOA CAU



Mạc Phong Tuyền




Tổ quốc trong con...
Bé bằng viên bi khi chập chững biết đi
Bằng quả cam bập bẹ ngày học nói
Tròn qủa bưởi lúc lên năm khu vườn thu nắng rọi
Vòm đồi tuổi thơ hè tóc chỏm sang mười

Tổ quốc trong con cứ lớn dần theo tiếng hát mẹ đưa nôi
Truyện cổ tích đêm đêm bay ra từ áo yếm của bà
Ấm trà đỏ đục của cha trên chiếc chõng tre ướp mùa hương ổi chín
Lúng liếng hoa cà ông rắc tím bên sông

Tổ quốc trong con vào một mùa đông
Mẹ dệt chiếc áo bông mặc cho cha sớm heo may mài tóp cả cánh đồng
Ông mang chiếc lược ngà đo sợi thời gian tóc bà bồng mây trắng
Bếp lửa rơm nồng ủ khói tỏa hương xôi

Tổ quốc trong con bây giờ ...
Bàn tay cha Long Quân đắp đất nên non
Chân mẹ Âu Cơ dẫn sông ra biển
Bà triệu cưỡi voi , vua Ngô giong thuyền
Quang Trung áo bào khét súng
Những đòan quân trùng trùng gánh đất nước thế kỷ tuổi hai mươi

Tổ quốc trong con ghép mảnh vùng miền có tên quê hương
Dòng sông hồng hồng phù sa khoe má hường mười sáu
Non non vầng trăng ngủ trên triền đê , khoác yếm đòng nồng nàn thơm tháng tám
Mái đình rêu phong sương gío thõng lưng còng

Tổ quốc trong con bây giờ..thoảng tà áo em bay
Người con gái con thương...
Đêm đêm chải tóc quỳnh hương chấm môi son lên vườn
Có bức thư xăm trên lá trầu thẹn thùng cài cửa ngõ
Lối ấy xuân về cau trắng trổ nhành thương...

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016

Văn hóa truyền thống Đông Á: có hay không các giá trị nhân quyền?




Vũ Công Giao

Bực tức trước việc các quốc gia Châu Á đề cao và khẳng định các giá trị nhân quyền trong truyền thống văn hoá của châu lục, gần đây, một số người phương Tây đã chỉ trích rằng, văn hoá truyền thống ở phương Đông nói chung, ở Đông Á nói riêng chủ yếu bao hàm những tư tưởng độc tài, phi dân chủ, tàn bạo mà không hoặc chứa đựng rất ít những giá trị nhân quyền, và cái "truyền thống tồi tệ" đó là nguồn gốc sâu xa của những "vi phạm nhân quyền" ở nhiều quốc gia trong khu vực này ngày nay.

Vậy thực sự của vấn đề là như thế nào?



Trước hết, văn hoá truyền thống Đông Á là khái niệm chỉ nền văn hoá của các quốc gia ở khu vực Đông và Đông Nam Châu Á (sau đây gọi chung là Đông Á), mà ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc và Việt Nam... có vị trí tiêu biểu. Đó là một phức hợp đa tầng của nhiều trường phái tư tưởng và tôn giáo, tín ngưỡng, tuy nhiên Phật giáo, Nho giáo và Hồi giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất. Vì vậy, khảo sát các giá trị nhân quyền trong văn hoá truyền thống Đông Á, cơ bản phải dựa trên ba trụ cột này.

Xét Phật giáo

Ra đời ở Ấn Độ nhưng Phật giáo có ảnh hưởng rất sâu rộng đến các dân tộc ở Đông Á. Loại trừ những hạn chế của nó, có thể thấy Phật giáo rất coi trọng con người và bảo vệ nhân quyền, thể hiện ở các khía cạnh cơ bản sau:

Thứ nhất, Phật giáo chủ trương cấm sát sinh (với mọi động vật). Điều đó đồng nghĩa với việc triệt để bảo vệ quyền sống - một quyền con người cơ bản đã được ghi nhận trong tất cả các văn kiện quốc tế về nhân quyền. Học giả Thái Lan Saneh Chamarik còn cho rằng, việc cấm sát sinh còn thể hiện việc thừa nhận sự bình đẳng về nhân phẩm và các quyền của con người trong đạo Phật.

Thứ hai, Phật giáo khuyên con người sống khoan dung. Trong số 14 điều răn của Đức Phật, có một điều rằng: "Lễ vật lớn nhất của đời người là khoan dung.” Trong số 10 điều tâm niệm của Đức Phật, có một điều rằng: "Oan ức không cần bày tỏ, vì bày tỏ là hèn nhát, mà trả thù thì oán đổi kéo dài". Điều này phù hợp với luật quốc tế về nhân quyền bởi trong đó, khoan dung được coi là một trong những nguyên tắc nền tảng (Liên hợp quốc đã lấy năm 1995 là Năm quốc tế về sự khoan dung và cũng năm này, UNESCO đã ra một văn kiện có tên là tuyên bố về các nguyên tắc về sự khoan dung). Dù vậy, so sánh với tư tưởng khoan dung của Phật giáo, những quy định có liên quan trong luật quốc tế về nhân quyền còn kém xa về tính quảng đại và độ sâu sắc.

Thứ ba, Phật giáo khuyên con người phải biết thương yêu, giúp đỡ đồng loại (từ bi) để tích cực. Trong số 14 điều răn của Đức Phật, có một điều rằng: "An ủi lớn nhất của đời người là bố thí". Trong số 10 điều tâm niệm của Đức Phật có một điều rằng: "Thi ân đừng cầu đền đáp, vì cầu đền đáp là thi ân có mưu tính". Những điều này cho thấy rằng tư tưởng từ bi trong Phật giáo hết sức sâu sắc Việc quan tâm và bảo vệ những nhóm xã hội dễ bị tổn thương trong luật quốc tế về nhân quyền trùng hợp, nhưng không thể sâu và rộng bằng tư tưởng từ bi của Phật giáo.

Thứ tư, Phật giáo đặc biệt chú trọng đến đào luyện nhân cách (tu nhân). Trong mười bốn điều răn của Đức Phật, có rất nhiều điều răn về nhân cách, chẳng hạn: "Ngu dốt lớn nhất của đời người là dối trá", "Thất bại lớn nhất của đời người là tự đại", "Bi ai lớn nhất của đời người là ghen tỵ", "Tội lỗi lớn nhất của đời người là bất hiếu.”..Trong mười điều tâm niệm của Đức Phật, ít nhất có hai điều về vấn đề này, đó là: "Giao tiếp đừng mong lợi mình, vì lợi mình thì mất đạo nghĩa","Thấy lợi thì đừng nhúng tay vào, vì nhúng tay vào thì hắc ám tâm trí"...Chủ trương "bát chính đạo" của Phật giáo cũng liên quan đến vấn đề này. Ngoài ra, thuyết "nhân quả" của Phật giáo, cho rằng con người phải tự chịu trách nhiệm về những hành vi của mình theo luật nhân quả, cũng là một yếu tố thúc đẩy việc hoàn thiện nhân cách.

Mặc dù luật quốc tế về nhân quyền ít đề cập trực tiếp đến vấn đề rèn luyện nhân cách, tuy nhiên, rèn luyện nhân cách không hề xa lạ với nhân quyền. Nó chắc chắn là nền tảng sâu xa cho việc thúc đẩy nhân quyền, bởi lẽ chỉ khi có nhân cách tốt đẹp, con người mới ý thức đúng đắn được quyền và nghĩa vụ của bản thân cũng như biết tôn trọng và bảo vệ quyền của người khác.

Thứ năm, Phật giáo khuyên con người kiềm chế (thậm chí tiêu diệt) tham, dục vọng. Quan điểm này phản ánh tâm lý tiêu cực, thoát ly thực tại của Phật giáo, tuy nhiên, ở một góc độ nào đó, nó cũng có tác dụng đào luyện nhân cách, từ đó kiềm chế những vi phạm nhân quyền.

Thứ sáu, Phật giáo khuyến khích việc học tập, mở mang trí tuệ. Trong 14 điều răn của Đức Phật, có hai điều rằng: "Tài sản lớn nhất của đời người là sức khoẻ và trí tuệ" và "Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết". Dù rằng, sự học ở đây chủ yếu hướng về nhận thức tâm linh, song việc tiếp thu những tư tưởng nhân bản của Phật giáo chắc chắn có ích cho việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền.

Xét nho giáo

Là một học thuyết chính trị, đạo đức xuất phát từ Trung Quốc nhưng Nho giáo có ảnh hưởng hết sức sâu đậm, là đấu kết nối chính tạo ra sự tương đồng trong nền văn hoá của các dân tộc ở khu vực Đông Á.

Tương tự như Phật giáo, bên cạnh những hạn chế, Nho giáo cũng chứa đựng những tư tưởng sâu sắc về nhân quyền, thể hiện ở các khía canh cơ bản sau:

Thứ nhất, Nho giáo đề cao nhân đức (lòng nhân), coi đó là triết lý cốt lõi. Lòng nhân, theo Khổng Tử đó là “yêu thương mọi người” (Luận Ngữ). Có người cho rằng, khái niệm “nhân đạo” mà sau này được sử dụng ở phương Tây và trong các văn kiện quốc tế về nhân quyền bởi nó cùng dựa trên cơ sở yêu thương mọi người, tuy nhiên trên thực tế “nhân đức” trong Nho giáo có phạm vi rộng và ý nghĩa sâu sắc hơn"nhân đạo" rất nhiều. Nếu như "nhân đạo" chủ yếu mang tính hướng ngoại (yêu thương loài người) thì "nhân đức" mang tính cả hướng ngoại và hướng nội. "Nhân đức" trước hết là kính yêu, chăm sóc cha mẹ và những người thân trong gia đình (hướng nội). Về hướng ngoại, theo Khổng tử, người nhân đức là người mà "... khi tự lập cho mình thì đồng thời giúp người khác tự lập, khi cố gắng để thành công thì đồng thời giúp người khác thành công," là người mà: "những điều mình không muốn thì không làm cho người khác" (kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân). Như thế, có thể thấy, "nhân đạo" chỉ là một thuộc tính trong nội hàm của "nhân đức".

Thứ hai, từ việc đề cao nhân đức, Nho giáo chủ trương "đức trị".Khổng Tử cho rằng, một vị vua tất phải là "cha mẹ của dân", phải hết lòng chăm lo cho hạnh phúc của dân. ông còn cho rằng: "Cai trị dân mà dùng mệnh lệnh, đưa dân vào khuôn phép mà dùng hình phạt thì dân có thể không có hành động tội lỗi, nhưng không biết liêm sỉ. Cai trị dân mà dùng đạo đức, đưa dân vào khuôn phép mà dùng lễ thì dân sẽ biết liêm sỉ và thực lòng quy phục..."

Quan điểm về "đức trị" trong Nho giáo có ảnh hưởng rất sâu sắc đến tư cách của vua chúa, quan lại và cách thức cai trị của các triều đại ở các Quốc gia Đông Á trong hàng ngàn năm dưới chế độ phong kiến (dù rằng không phải triều đại nào cũng áp dụng "đức trị" một cách triệt để), bởi lẽ nó đòi hỏi vua chúa, quan lại phải tự sửa đổi, trau dồi đạo đức của bản thân để làm gương cho giáo hoá dân… Cho dù chủ trương"đức trị" của Nho giáo nhằm mục đích cuối cùng là duy trì sự thống trị của vua chúa, nhưng xét trong tính lịch sử của nó, quan điểm này vẫn có ý nghĩa to lớn trong việc giữ cho xã hội bình an, bảo vệ và thúc đẩy cuộc sống và các quyền của người dân. Loại trừ vài yếu tố không còn phù hợp, "đức trị” vẫn là một nội dung cốt lõi trong hoạt động quản lý Nhà nước, quản lý xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Thực tế là một lý thuyết tương tự không thấy nảy nở trong các xã hội phương Tây thời phong kiến.

Thứ ba, từ quan điểm về đức trị, Nho giáo đề cao con người, đề cao nhân dân. Khổng Tử cho rằng, trong muôn loài, con người là đáng quý nhất. Mạnh Tử xếp nhân dân cao hơn xã tắc và vua chúa toàn vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh). Ông thậm chí còn xem "ý dân là ý trời".Theo Mạnh tử: "Yêu thương và bảo vệ nhân dân, bằng cách đó không có sức mạnh nào có thể ngăn một người giành được địa vị đế vương". Nho giáo coi nhân dân là nền tảng của đất nước, nếu nền tảng vững chắc thì đất nước mới thái bình và phát triển, người cai trị giống như con thuyền, nhân dân giống như nước, nước có thề chở thuyền và cũng có thể lật thuyền. Người cai trị có thể giữ được quyền hành khi nào còn vì dân và sẽ bị đào thải khi không còn vì dân... Như vậy, ngay từ rất sớm, Nho giáo đã chủ trương "lấy dân làm gốc".

Cùng với "đức trị", có thể bắt góp tư tưởng "lấy dân làm gốc" trong nền văn hoá của hầu hết các nước trong khu vực Đông Á. Mặc dù tương tự như “đức trị", việc "lấy dân làm gốc" trong Nho giáo cũng nhằm mục đích duy trì sự thống trị của giai cấp phong kiến, tuy nhiên, trong tính lịch sử của nó, tư tưởng này có tác dụng rất tích cực đến việc bảo đảm nhân quyền. Nó là điểm cốt lõi cho phép kiềm chế tính độc đoán của vua chúa và quan lại, tạo điều kiện cho nhân dân được hưởng thụ các quyền và tự do trong một giới hạn nhất định. Tư tưởng "lấy dân làm gốc" từ lâu vẫn là một nguyên tắc nền tảng trong tổ chức và hoạt động của các nhà nước (chỉ khác về mục đích so với Nho giáo) và đã được ghi nhận trong luật nhân quyền quốc tế.

Thứ tư, Nho giáo lấy quần thể làm bản vị, đặt lợi ích của tập thể lên trước lợi ích cá nhân. TheoNho giáo, không có cá nhân trừu tượng mà mỗi cá nhân luôn gắn liền với một tập thể (cộng đồng, dân tộc, gia đình). Tách rời tập thể, không chỉ nhân cách bị mai một mà bản thân cá nhân cũng không thể tồn tại cá nhân tồn tại trong tập thể nên quyền lợi của tập thể cũng là quyền lợi cá nhân. Vì vậy, Nho giáo kêu gọi mọi người tôn trọng và hy sinh lợi ích, thậm chí cả tính mạng cho tập thể và coi đó là một hành động đạo đức cao cả. Tinh thần này thể hiện sinh động nhất trong câu nói của Phạm Trung Ngôn - một nhà Nho đời Tống ở TrungQuốctheo đó, người quân tử là người: "Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ".

Điều cần lưu ý là Nho giáo nhấn mạnh và đặt quyền, lợi ích tập thể lên trước quyền, lợi ích cá nhân nhưng không triệt tiêu quyền và lợi ích cá nhân mà ngược lại, nó tìm cách trung hòa hai loại quyền và lợi ích này theo nguyên tắc: "Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người". Tư tưởng chủ đạo Nho giáo trong vấn đề này là một người càng cống hiến nhiều cho xã hội, cho tập thể thì người ấy sẽ càng được xã hội, tập thể tôn trọng, đề cao giá trị và dành cho nhiều quyền lợi.

Một khía cạnh khác có liên quan là Nho giáo coi trọng nghĩa vụ, coi việc thực hiện nghĩa vụ là tiền đề đạt được quyền lợi. Điều đó thể hiện ngay trong ngũ luân. Trong ngũ luân, nghĩa vụ của các chủ thể được đề cập rất cụ thể (vua phải thương dân, tôi phải trung với vua, cha mẹ phải bao dung với con cái, con cái phải hiếu đễ với cha mẹ, chồng phải ngay thẳng, vợ phải nhẫn nhịn, anh phải đại lượng, em phải kính nhường, bạn bè phải thành thật và tôn trọng lẫn nhau...), trong khi quyền lợi chỉ được hiểu một cách gián tiếp theo nghĩa vụ của chủ thể cũng chính là quyền lợi của chủ thể tương ứng và ngược lại.

Những quan niệm trên khác với chủ nghĩa cá nhân vị kỷ thống trị trong văn hoá phương Tây nhưng không hề mâu thuẫn với tiến bộ về nhân quyền. Đúng là các văn kiện quốc tế về nhân quyền hiện đại chủ yếu đề cập đến các quyền và tự do của cá nhân mà ít đề cập đến nghĩa vụ của cá nhân và các quyền tập thể, tuy nhiên, cần phải hiểu là bởi chúng được xây dựng nhằm mục đích hạn chế và xoá bỏ tình trạng vi phạm nhân quyền, chứ không phải là những tuyên bố về mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ và giữa các loại quyền. Mặt khác, ít đề cập song không có nghĩa là các văn kiện đó phủ nhận nghĩa vụ của cá nhân và các quyền tập thể. Minh chứng là trong điều 29 (khoản l,2) của Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (1948) đã nêu rõ: (1) “Mọi người đều có nghĩa vụ với cộng đồng mà trong đó nhân cách của bản thân họ có thể phát triển tự do và trọn vẹn. (2) Mỗi người, trong khi hưởng thụ các quyền và tự do cá nhân còn phải chịu những hạn chế do luật định nhằm mục đích bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng với các quyền và tự do của người khác và những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và sự phồn vinh chung trong một xã hội dân chủ...". Nguyên tắc này sau đó còn được tái đề cập và cụ thể hoá trong điều 17 và 18 của Tuyên ngôn về quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, các nhóm và các tổ chức xã hội trong việc thúc đẩy và bảo vệ xác quyền và những quyền và tự do đã được thừa nhận rộng rãi (1998). Đặc biệt, các nước trong lục địa châu Phi đã khẳng định rõ sự gắn kết giữa quyền các cá nhân và quyền tập thể ngay trong tiêu đề của văn kiện quan trọng nhất về nhân quyền của khu vực, đó là Hiến chương về quyền của con người và quyền của các dân tộc (do tổ chức thống nhất Châu Phi thông qua năm 1981).

Như vậy, nhấn mạnh và đặt các quyền tập thể và nghĩa vụ lên trên các quyền và lợi ích cá nhân không hề là một cái gì đó sai lầm, đặc biệt khi việc đó không những không triệt tiêu các quyền cá nhân mà ngược lại, để đảm bảo tất hơn các quyền cá nhân. Trên phương diện nhân quyền, việc đặt yếu tố nào lên trên yếu tố nào thuộc về phạm trù tính đặc thù, bắt nguồn và phụ thuộc vào văn hoá. Về vấn đề này, ngài Tommy Kok, cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Singapore tại LHQ, trong một bài báo đăng trên tờ The Strait Times (14/12/1993) đã viết rằng: "Người Á Đông không tin vào hình thức tột cùng của chủ nghĩa cá nhân như nó được diễn ra ở phương Tây. Chúng tôi đồng ý rằng mỗi cá nhân là quan trọng, tuy nhiên, cá nhân đó không thể là một thực thể tách biệt mà là một thành viên của mỗi gia đình, một bộ tộc, cộng đồng, quốc gia và dân tộc. NgườiÁ Đông tin rằng, bất kỳ họ nói hay làm gì, họ phải nhớ đến quyền lợi của những người khác. Không giống với xã hội phương Tây, nơi mà một cá nhân đặt những quyền lợi của mình cao hơn của người khác, trong xã hội Châu Á, cá nhân thường cố gắng cân bằng quyền lợi của mình với quyền lợi của những người khác hay gia đình và xã hội...". Lời phát biểu trên có thể coi là một câu trả lời ngắn gọn và xác đáng đối với những chỉ trích của phương Tây về cái gọi là "sự phủ nhận các quyền cá nhân" trong văn hoá truyền thống và hiện tại của các nước Đông Á.

Thứ năm, Nho giáo đề cao sự hoà hợp và tôn ti trật tự. Về sự hoà hợp, Khổng Tử cho rằng: " Khi thực hiện nguyên tắc chính trực, sự hoà hợp là quý" (hoà vi quý), và khuyên mọi người "hãy đối xử với người khác như đối xử với chính mình". Theo Mạnh tử: "Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hoà". TuânTử cho rằng:"Hoà hợp là đạo của vũ trụ. Bản thân nguyên tắc kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân cũng phản ánh quan điểm về sự hoà hợp trong Nho giáo....”

Như vậy, sự hoà hợp có vị trí nổi bật trong tư tưởng Nho giáo. Trên thực tế, nó là sự mở rộng của tư tưởng đề cao con người và quyền con người của Nho giáo. Bởi con người là cao quý nên mọi người cần phải đối xử với nhau trên tình thân thiện, yêu thương, tôn trọng phẩm giá và các quyền của nhau, giải quyết các mối quan hệ trên tinh thần hiểu biết, cảm thông và tôn trọng lẫn nhau. Quan điểm này có thể liên hệ với các nguyên tắc khoan dung, cùng chung trong hoà bình, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau trong luật quốc tế về nhân quyền hiện đại, tuy nhiên, nó rộng và sâu sắc hơn các nguyên tắc này, bởi lẽ sự hoà hợp trong Nho giáo mang tính toàn điện, không chỉ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể, mà còn giữa con người với tự nhiên.

Một xã hội có tôn ti trật tự là mục tiêu của Nho giáo. Để tạo lập một xã hội như vậy, chuẩn mực hành vi của mỗi cá nhân được Nho giáo đề cập rất cụ thể, rõ ràng trong ngũ luân, tam cương và ngũ thường, theo đó, ứng với mỗi một vị trí trong xã hội, con người cần phải có những cách thức cư xử nhất định.

Một xã hội có tôn ti trật tự ảnh hưởng như thế nào đến nhân quyền? Không ai có thể phủ nhận là xét ở góc độ chung, đó là một trong những yếu tố nền tảng để đảm bảo nhân quyền. Luận điểm này đã được chứng minh trong thực tiễn cũng như được thừa nhận trong các văn kiện quốc tế về nhân quyền. Vấn đề là hình thức và tính chất của mỗi dạng tôn ti trật tự.

Cho dù có điểm hạn chế thể hiện sự phận biệt đối xử (về đẳng cấp và giới), nhưng ý tưởng về một xã hội có tôn ti trật tự của Nho giáo vẫn chứa đựng những ý nghĩa tích cực với nhân quyền. Trước hết, nó bảo đảm cho xã hội ổn định, qua đó mọi người có thể hưởng thái bình. Mặt khác, sự phân biệt đối xử về đẳng cấp và giới trong Nho giáo, nếu xét mối quan hệ với các tư tưởng về đức trị, "lấy dân làm gốc", đề cao tập thể, sự hòa hợp và nghĩa vụ thì sẽ thấy nó không tồi tệ như một số người phương Tây giàu trí tưởng tượng nhưng thiếu tư duy biện chứng từng miêu tả. Trong xã hội đó, mặc dù đứng trên nhân dân, nhưng vua chúa luôn phải tu dưỡng đạo đức để giáo hoá nhân dân, xứng đáng là"phụ mẫu của dân”, mặc dù vợ phải phục tùng chồng, nhưng chồng cũng phải luôn cố gắng để trở thành một trụ cột cho vợ cả về vật chất và tình cảm... Như vậy, do tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với những tư tưởng tất đẹp khác, ý tưởng về tôn ti trật tự xã hội của Nho giáo tỏ ra sâu sắc và tiến bộ hơn rất nhiều so với trật tự độc đoán của nền quân chủ phương Tây truyền thống.

Quan niệm về xã hội có tôn ti trật tự của Nho giáo có đồng nghĩa với sự tôn sùng quyền lực như một số người phương Tây nhận định hay không? Trên thực tế, văn hoá truyền thống Đông Á không "ưu ái"quyền lực bằng văn hoá phương Tây truyền thống, do những người nắm quyền lực trong các xã hội Đông á luôn bị chế ước bởi các phạm trù đạo đức, ấy dân làm gốc", nghĩa vụ... trong khi đó, suốt thời kỳ Trung cổ ở phương Tây, quyền lực của giáo hội và vua chúa là tuyệt đối. Cái trật tự khắc nghiệt và tuyệt đối đó bắt đầu bị phá vỡ kể từ khi ban hành bản Đại hiến chương Anh (1215), vậy nhưng, xét bản chất, các quyền của nghị viện Anh nêu ra trong văn bản này (và Bộ luật về quyền) cũng chỉ dành cho một nhúm quý tộc và nhà giàu, còn dân thường hầu như không được hưởng. Một dẫn chứng là vào thế kỷ XVIII, ở nước Anh có 4 trường luật đào tạo những người ra làm quan, nhưng chỉ con cái những nhà quý tộc mới được ghi tên vào học. Trong khi đó, tại Trung Quốc, Việt Nam và nhiều nước Đông Á khác từ khi có chế độ khoa cử, bất cứ ai cũng đều có thể ra thi để làm quan. Thêm vào đó, trong các xã hội Đông Á thời phong kiến, thần dân nếu oan ức có thể chặn xe của vua quan để đưa đơn kiện cáo hoặc đến công đường đánh trống xin phân xử... những điều này ở xã hội phương Tây truyền thống không thấy đề cập.

Xét Hồi giáo

Đông Á là điểm cuối của “dải cầu vồng Hồi giáo" vắt qua toàn bộ bán cầu Bắc tính từ Marốc ở phía Tây đến quần đảo Inđônêxia phía Đông. Ngoài Inđônêxia, nước có số tín đồ Hồi giáo đông nhất thế giới hiện nay, khu vực này còn có Malaysia, Brunây và một số nước khác có tỷ lệ tín đồ Hồi giáo đông đảo.

Hồi giáo từ lâu đã bị một số người phương Tây coi là một tôn giáo phản nhân quyền. Họ chê trách tôn giáo này ở vô số điều, từ những hình phạt khắc nghiệt theo luật charia, sự phân biệt đối xử với phụ nữ, tính "hiếu chiến", khủng bố, thiếu dân chủ… cho đến cả tục cắt cơ quan sinh dục của phụ nữ. Nhưng khách quan mà xét, Hồi giáo có đáng phải chịu sự chỉ trích như vậy hay không?

Trước hết, nói về vấn đề bình đẳng giới, đúng là phụ nữ phải chịu những hạn chế khá khắt khe trong một xã hội Hồi giáo, nhưng địa vị của phụ nữ trong xã hội phương Tây trong truyền thống cũng tồi tệ chẳng kém. Cần nhớ rằng, Bộ luật dân sự Napoleon, một biểu tượng của nền pháp luật phương Tây, lúc đầu còn không thừa nhận phụ nữ là con người và có những nước phương Tây cho đến giữa thế kỷ XX vẫn chưa thừa nhận các quyền chính trị của phụ nữ. Một ví dụ khác, đúng là luật Hồi giáo cho phép đàn ông lấy tối đa bốn vợ mà chỉ cho phụ nữ lấy một chồng nhưng trong các xã hội truyền thống ở phương Tây, cả đến khi giai cấp tư sản lên nắm quyền, chế độ đa thê đâu đã được xoá bỏ? Xét ở một góc độ nhất định, tình trạng của phụ nữ ở các xã hội phương Tây còn bi thảm hơn các xã hội Hồi giáo bởi có sự dung túng cho tệ ngoại tình và nạn mại dâm, trong khi ở các xã hội Hồi giáo, những tệ nạn này bị cấm triệt để. Điều đó rõ ràng có lợi cho việc bảo vệ nhân phẩm của phụ nữ. Riêng về tục cắt bỏ cơ quan sinh dục nữ, nó không hề được quy định cả trong kinh Kôran lẫn luật charia. Đó đơn giản chỉ là một thủ tục tồn tại nhiều trong các cộng đồng Hồi giáo, chứ không liên quan đến giáo luật hoặc giáo lý của tôn giáo này.

Xét các yếu tố khác như "hiếu chiến", khủng bố, thiếu dân chủ...về cơ bản, cũng xuất phát từ những suy nghĩ mang tính định kiến và phiến điện của một số người ở phương Tây chứ hoàn toàn không phải là bản chất của Hồi giáo. Rất nhiều học giả về Hồi giáo đã chứng minh rõ điều này.

Ví dụ, Jacques Rolieet, một nhà thần học theo Thiên chúa giáo đã khẳng định trong cuốn Tôn giáo và chính trị của ông là: "...đạo Hồi không chứa đựng bạo lực...Nếu tôi không nhầm thì kinh Kô-ran quy định rất rõ rằng người Hồi giáo nên tôn trọng người Cơ đốc giáo và người Do thái để họ không chống đối các luật của đạo Hồi".

S.S.Husain, trong tác phẩm Đạo Hồi và nhân quyền viết: "Người Hồi giáo tin rằng, tự do không hạn chế của một người sẽ dẫn đến tước đoạt tự do của người khác. Nhân quyền là kết quả của nghĩa vụ hơn là tiền đề của nghĩa vụ. Tín đồ Hồi giáo có nghĩa vụ với thánh A la và các loài vật trên trái đất, trong đó có các đồng loại của họ. Đổi lại, họ sẽ được A la trao cho quyền con người và tự do."

Học giả HammudahAbdalati, trong tác phẩm Học thuyết Hồi giáo cho biết: "Theo Hồi giáo, mỗi cá nhân có trách nhiệm đối với hạnh phúc và sự thịnh vượng của xã hội mà người đó trong. Với tư cách là thành viên của xã hội hoặc của một đất nước, mỗi cá nhân phải đặt những quyền lợi của mình sao cho phù hợp với quyền lợi của đa số, miễn là quyền lợi của đa số không trái với luật của thánh A la".

Những điều trên chứng tỏ Hồi giáo chủ trương cân bằng mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa quyền và nghĩa vụ. Điều này trái với văn hoá phương Tây nhưng tương tự quan điểm của Nho giáo và phù hợp với luật quốc tế về nhân quyền. ông Mazaffar, Chủ tịch Quỹ vì một thế giới công bằng Malaysia (FWF), trong một bài viết trên Tạp chí Foreign Broadcast Monitor số 301 năm 1994 đã khẳng định: "Quan niệm về sự cân bằng, không còn nghi ngờ gì nữa, là một quan niệm rất quan trọng trong Đạo Hồi... Điều quan trọng là phải duy trì được sự cân bằng hài hòa giữa các cá nhân và cộng đồng, giữa trật tự và tự do.”

Tuyên ngôn quyền con người của thế giới Hồi giáo (Tuyên ngôn Cairô, năm 1990) đã khẳng định, các quyền và tự do cơ bản cũng là một phần của học thuyết Hồi giáo. Không ai có quyền tước đoạt toàn bộ hay một phần các quyền tự do của người khác, đó là luật lệ của thánh A la và luật lệ đó mang tính quyền lực nghiêm khắc. Bản tuyên ngôn còn liệt kê các quyền con người như: quyền bình đẳng, quyền sống, quyền được bảo đảm an ninh cá nhân, quyền được đối xử nhân đạo trong thời chiến, quyền được kết hôn, quyền bình đẳng giữa nam và nữ, quyền của trẻ em, quyền được tỵ nạn, quyền có việc làm, quyền sở hữu tài sản và quyền có mức sống thích đáng... và nêu rồ rằng, các quyền và tự do nói tới ở trên xuất phát từ và chỉ giải thích trên cơ sở học thuyết Hồi giáo.

Từ những phân tích trên, có thể khẳng định rằng, bên cạnh những điểm vũ công Giao hạn chế lịch sử, cả Phật giáo, Nho giáo, Hồi giáo - những trường phái tư tưởng chính ảnh hưởng đến văn hoá truyền thống của các nước vùng Đông Á đều chứa đựng những tư tưởng sâu sắc về nhân quyền. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, những tư tưởng đó đã hòa quyện trong tâm lý, ý thức của các dân tộc vùng Đông Á, tạo nên những giá trị truyền thống về nhân quyền của các dân tộc trong khu vực này mà hiện vẫn được các dân tộc trong khu vực kế thừa và phát triển cũng như đã thừa nhận trong luật nhân quyền quốc tế.

Vậy tại sao một số người phương Tây lại định kiến với văn hoá truyền thống của các nước Đông Á như vậy? Sự định kiến sâu sắc đến nỗi khiến cho Samuel Huntington, trong cuốn Cuộc xung đột giữa các nền văn minh, đã dự đoán, thế kỷ XXI sẽ diễn ra cuộc xung đột giữa văn minh phương Tây (dựa trên nền tảng Thiên chúa giáo) với văn minh phương Đông (dựa trên nền tảng Phật giáo, Hồi giáo và Nho giáo). Nhưng cũng chính Huntington trong cuốn sách này đã giải thích nguyên nhân của sự việc khi viết rằng: "ở cấp độ cơ bản, các quan mềm của phương Tây khác xa với những quan niệm phổ biến tại các nền văn minh khác. Những ý tưởng của phương Tây về chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tự do, tính hợp hiến, những quyền con người, sự bình đẳng, tự do, pháp quyền, dân chủ, thị trường tự do, sự tách biệt giữa các giáo hội và nhà nước, thường ít gây được tiếng vang trong các nền văn hoá của những nước theo Đạo Hồi, Nho giáo, Nhật Bản, các xã hội của người Hindu, các nước theo Phật giáo và Chính thống giáo". Chính vì vậy: "Các nỗ lực của phương Tây nhằm quảng bá các ý tưởng này làm nảy sinh một phản ứng chống lại chủ nghĩa đế quốc về nhân quyền" và một sự tái khẳng định các giá trị bản địa.

Và học giả này kết luận: "Niềm tin của phương Tây về khả năng phổ cập nền văn hoá của họ có ba sai lầm: Nó giả dối, vô đạo đức, nguy hiểm. Có lẽ phải thừa nhận rằng mọi sự can thiệp của phương Tây vào công việc cửa các nền văn minh khác là nhân tố nguy hiểm nhất gây mất ổn định.”

Có lẽ không cần bình luận gì thêm trong vấn đề này, bởi lẽ những nhận định của học giả phương Tây kể trên đã là quá đủ. Chỉ xin nhắc lại một câu nói của ông Tổng Thư ký LHQ Kofi Anna trong Thông điệp nhân ngày nhân quyền thế giới năm 1997 để thay cho lời kết: "Nhân quyền là biểu hiện của truyền thống khoan dung. Trong tất cả các tôn giáo và các nền văn hoá, nó là cơ sở của hoà bình và tiến bộ. Nhân quyền là giá trị chung của mọi nền văn hoá..."

Vũ Công Giao

Nguồn:Tạp chí Nghiên cứu con người (2006)

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Hãy suy nghĩ lại về dân chủ






Nguồn: Dani Rodrik, “Rethinking Democracy,” Project Syndicate, 11/07/2014.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
Xét trên nhiều khía cạnh, thế giới chưa bao giờ dân chủ hơn bây giờ. Hầu như chính phủ nào cũng ủng hộ dân chủ và nhân quyền, ít nhất là bằng lời nói. Mặc dù bầu cử có thể không được tự do và công bằng, thao túng bầu cử trên quy mô lớn lại ít xảy ra, và cái thời mà chỉ có nam giới, người da trắng, hoặc những người giàu mới có thể bỏ phiếu đã qua lâu rồi. Các cuộc khảo sát toàn cầu của tổ chức Ngôi nhà Tự do (Freedom House) cho thấy tỉ lệ các quốc gia “tự do” đã tăng một cách ổn định từ năm 1970 – một xu hướng mà nhà khoa học chính trị quá cố ở Đại học Harvard là Samuel Huntington gọi là “làn sóng thứ ba” của dân chủ hóa.

Việc phổ biến các chuẩn mực dân chủ từ các nước phương Tây tiên tiến tới phần còn lại của thế giới có lẽ là những lợi ích quan trọng nhất của toàn cầu hóa. Tuy nhiên, không phải mọi thứ đều tốt với dân chủ. Các chính phủ dân chủ ngày nay hoạt động kém, và tương lai của họ vẫn còn đáng ngờ.

Ở các nước tiên tiến, sự bất mãn với chính phủ xuất phát từ việc các chính phủ bất lực trong việc đưa ra các chính sách kinh tế hiệu quả cho tăng tưởng và giúp người nghèo cũng được hưởng lợi (inclusion). Trong các nền dân chủ mới của thế giới đang phát triển, không đảm bảo được các quyền tự do dân sự và tự do chính trị là một nguồn bổ sung gây nên sự bất mãn.

Một nền dân chủ thật sự, nơi có sự kết hợp giữa nguyên tắc đa số với tôn trọng các quyền lợi của các nhóm thiểu số, cần có hai loại thể chế. Thứ nhất, các thể chế đại diện – chẳng hạn như các đảng phái chính trị, quốc hội, và hệ thống bầu cử – là cần thiết để đưa ra những lựa chọn phổ biến và biến chúng thành hành động chính sách. Thứ hai, dân chủ yêu cầu có các thể chế kiểm soát, chẳng hạn như một nền tư pháp và truyền thông độc lập, phát huy các quyền cơ bản như tự do ngôn luận và ngăn chặn chính quyền lạm dụng quyền lực. Đại diện mà không có giới hạn – bầu cử mà không có nền pháp quyền – là nguyên liệu cho sự chuyên chế của số đông.

Dân chủ theo ý nghĩa này – điều mà nhiều người gọi là “dân chủ tự do” – chỉ phát triển mạnh mẽ sau khi xuất hiện các quốc gia – dân tộc (nation-state), và sự nổi dậy và huy động quần chúng tạo ra bởi cuộc Cách mạng Công nghiệp. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi cuộc khủng hoảng của nền dân chủ tự do mà nhiều nước dân chủ lâu đời nhất hiện đang trải qua phản ánh áp lực mà mô hình quốc gia – dân tộc phải đối mặt.

Các quốc gia – dân tộc bị tấn công từ cả bên trên và bên dưới. Toàn cầu hóa kinh tế đã làm các công cụ chính sách kinh tế quốc gia bị cùn đi và các cơ chế truyền thống về trợ giúp tài chính cho người nghèo và tái phân phối để củng cố công bằng xã hội bị suy yếu. Hơn nữa, các nhà hoạch định chính sách thường dùng áp lực cạnh tranh (dù thật hay tưởng tượng) xuất phát từ nền kinh tế toàn cầu để biện minh cho việc không đáp ứng các yêu cầu của người dân, và viện dẫn chính những áp lực tương tự khi thực hiện các chính sách không được lòng dân như thắt chặt tài khóa.

Một hậu quả là sự nổi lên của các nhóm cực đoan ở châu Âu. Đồng thời, các phong trào ly khai như ở vùng Catalonia (Tây Ban Nha) và Scotland đang thách thức tính chính danh của các quốc gia – dân tộc trong hình hài hiện tại khi tìm cách phá vỡ các quốc gia này. Cho dù họ làm được quá nhiều hay quá ít, nhiều chính phủ các nước đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng về tính đại diện.

Ở các nước đang phát triển, các thể chế kiềm chế thường không hoạt động. Những chính phủ được bầu lên thường trở nên tham nhũng và thèm khát quyền lực. Họ lặp lại hoạt động của các chế độ dành cho giới tinh hoa mà họ thay thế, kiểm soát chặt chẽ báo chí và tự do dân sự, và làm suy yếu (hay kiểm soát) các cơ quan tư pháp. Kết quả là điều đó tạo ra các nền “dân chủ phi tự do” hoặc “chủ nghĩa chuyên chế cạnh tranh.” Venezuela, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, và Thái Lan là một số ví dụ điển hình gần đây của loại hình này.

Khi dân chủ không mang lại thành công về kinh tế hay chính trị, có lẽ chúng ta cũng đoán được rằng một số người sẽ tìm kiếm các giải pháp ở chế độ độc tài. Và đối với nhiều nhà kinh tế, phương pháp gần như luôn được ưa thích hơn là giao chính sách kinh tế cho các cơ quan kỹ trị để tách chúng khỏi “đám đông điên loạn.”

Với sự độc lập của ngân hàng trung ương và các quy tắc tài khóa của mình, Liên minh châu Âu đã tiến xa trên con đường này. Các doanh nhân ở Ấn Độ đang nhìn một cách nuối tiếc về phía Trung Quốc và mong các lãnh đạo của họ có thể hành động mạnh dạn và quyết liệt như vậy – nghĩa là độc đoán hơn – để giải quyết những thách thức về cải cách của đất nước này. Ở các nước như Ai Cập và Thái Lan, sự can thiệp của giới quân sự được xem như một điều cần thiết tạm thời nhằm chấm dứt sự thiếu trách nhiệm của các lãnh đạo dân cử.

Những phản ứng độc tài này cuối cùng cũng tự chuốc lấy thất bại bởi vì chúng làm sâu sắc thêm tình trạng bất ổn dân chủ. Tại châu Âu, chính sách kinh tế cần tính chính danh dân chủ nhiều hơn chứ không phải ít hơn. Điều này có thể đạt được bằng cách tăng cường đáng kể sự thảo luận thấu đáo và trách nhiệm giải trình dân chủ ở cấp EU, hoặc bằng cách tăng quyền tự chủ của các quốc gia thành viên trong việc thiết lập chính sách kinh tế.

Nói cách khác, châu Âu đang phải đối mặt với một sự lựa chọn giữa liên minh chính trị nhiều hơn hoặc liên minh kinh tế ít hơn. Chừng nào châu Âu còn trì hoãn việc chọn lựa thì dân chủ còn bị ảnh hưởng.

Ở các nước đang phát triển, can thiệp của quân đội vào chính trị quốc gia sẽ làm suy yếu triển vọng lâu dài cho dân chủ, bởi vì nó cản trở sự phát triển của các “văn hóa” cần thiết, bao gồm những thói quen ôn hòa và thỏa hiệp giữa các nhóm dân sự cạnh tranh. Chừng nào quân đội vẫn còn là trọng tài chính trị cuối cùng thì các nhóm này sẽ tập trung chiến lược của họ vào giới quân sự chứ không phải vào nhau.

Các thể chế kiểm soát có hiệu quả không xuất hiện qua một đêm; và có vẻ như giới cầm quyền sẽ không bao giờ muốn tạo ra chúng. Nhưng có một khả năng là khi ta bị thất cử và phe đối lập lên cầm quyền, thì các thể chế này sẽ bảo vệ ta khỏi bị trù dập vào ngày mai tương tự như khi chúng bảo vệ những người đó khỏi bị ta trù dập hôm nay. Vì vậy, triển vọng mạnh mẽ cho cạnh tranh chính trị bền vững là một điều kiện tiên quyết quan trọng để nền dân chủ phi tự do dần dần trở thành nền dân chủ tự do.

Những người lạc quan tin rằng các công nghệ và phương thức quản trị mới sẽ giải quyết tất cả các vấn đề và kéo các nền dân chủ vào trung tâm của quốc gia – dân tộc như là ngựa kéo cỗ xe. Những người bi quan lo ngại rằng nền dân chủ tự do hôm nay sẽ không đủ sức đáp lại các thách thức bên ngoài tạo ra bởi các quốc gia phi tự do như Trung Quốc và Nga với nền chính trị thực dụng cứng rắn. Nhưng dù lạc quan hay bi quan, nếu dân chủ muốn có một tương lai thì nó sẽ cần phải được xem xét lại.

Dani Rodrik là Giáo sư Khoa học xã hội tại Viện nghiên cứu cao cấp Princeton, New Jersey. Ông là tác giả cuốn One Economics, Many Recipes: Globalization, Institutions, and Economic Growth và gần đây nhất là cuốn The Globalization Paradox: Democracy and the Future of the World Economy.

- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2015/07/22/hay-suy-nghi-lai-ve-dan-chu/#sthash.KPS1jZRs.dpuf

Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tự do








Nguồn: Ross Douthat, “The Crisis for Liberalism,” The New York Times, 19/11/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016 là một cuộc khủng hoảng đối với chủ nghĩa bảo thủ; hậu quả của nó là một khủng hoảng của chủ nghĩa tự do. Cánh hữu, bất ngờ giành được quyền lực, đang tạm dừng nhìn lại mình trong lúc chờ xem chủ nghĩa Trump có ý nghĩa như thế nào trên thực tế. Cánh tả, bất ngờ mất đi quyền lực, không còn lựa chọn nào khác ngoài việc bắt đầu tranh luận họ đã mất phương hướng như thế nào.

Rất nhiều lập luận đó đã xoay quanh khái niệm “chính trị bản sắc,” được dùng để tóm gọn tầm nhìn về chủ nghĩa tự do chính trị như một liên minh của các nhóm khác nhau – người đồng tính, da đen, gốc Á, gốc Tây Ban Nha, phụ nữ, người Do Thái, người Hồi giáo, v.v. – gắn kết với nhau trong một cuộc chiến chung chống lại bá quyền mục nát của người Mỹ Cơ Đốc giáo da trắng.

Tầm nhìn này đã có một sức hấp dẫn dễ nhận thấy trong kỷ nguyên Obama, khi nó giành được Nhà Trắng hai lần và dường như hứa hẹn giành được đa số chính trị lâu dài trong tương lai. Và chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 đáng lẽ phải củng cố lời hứa đó, vì nó là cuộc đối đầu giữa liên minh đa dạng của chủ nghĩa tự do với tầm nhìn rõ ràng phản động của Donald Trump.

Nhưng thay vào đó, năm 2016 lại phơi bày hai điểm yếu của chủ nghĩa tự do: người da trắng theo đuổi một nền chính trị bản sắc của riêng mình, và phụ nữ và các nhóm thiểu số không sợ Trump như mà đa số nhà tự do chủ nghĩa dự đoán, và không thống nhất bầu cho Hillary.

Vì thế, giờ đây chủ nghĩa tự do bản sắc phải hứng chịu chỉ trích từ hai hướng. Từ trung tả, nó bị phê phán là một thế lực phi tự do và gây phân rã, đẩy những người da trắng, có thiên hướng tình dục đúng với sinh học, và dị tính luyến ái có thiện chí sang cánh hữu và ngăn cản chủ nghĩa tự do nói ngôn ngữ của giá trị chung. Từ cánh tả, nó bị phê phán là một biểu hiện của đặc quyền giai cấp, ít quan tâm đến công bằng kinh tế miễn là người Hồi giáo dòng Sufi đồng tính da đen được góp mặt trong show truyền hình siêu anh hùng mới nhất trên Netflix.

Cả hai phê phán này đều có những điểm có lý. Nhưng tôi không chắc chúng nắm bắt được đầy đủ sức kéo của một nền chính trị bản sắc, nguồn năng lượng đưa nó lên trên những tầm nhìn dựa trên giai cấp và mang tính hình thức về chủ nghĩa tự do.

Đúng là nền chính trị bản sắc thường phi tự do, cả trong việc chú trọng vào những trải nghiệm nhóm hơn là chủ nghĩa cá nhân, lẫn trong mạng lưới của những điều tuyệt đối về đạo đức –những từ cấm kỵ, những người phát ngôn linh thiêng, những tranh luận bị cấm đoán – mà nó tìm cách giăng lên diễn ngôn của chủ nghĩa tự do cánh tả. Đúng là nó cũng đề cao siêu hình hơn vật chất, đề cao sự công nhận hơn sự tái phân phối.

Nhưng các xã hội tự do luôn phụ thuộc vào nền tảng phi tự do hoặc “tiền tự do” (pre-liberal) để đáp ứng những nhu cầu đa dạng của con người – ý nghĩa, sự thân thuộc (trong một cộng đồng), một chiều dọc về cuộc sống con người, một hy vọng về sự bất tử – mà cả John Stuart Mill lẫn Karl Marx đều không giải quyết thỏa đáng.

Trong lịch sử nước Mỹ, nền tảng đó có nhiều hình thức: Những mối quan hệ của đời sống gia đình, quyền lực của tôn giáo (thường là Tin Lành), một chủ nghĩa yêu nước cuồng nhiệt, và một nền văn hóa Anglo-Saxon mà người nhập cư được kỳ vọng là phải đồng hóa theo.

Mỗi nền tảng trong số này thường thể hiện những điều tệ hại của chủ nghĩa phi tự do: bất khoan dung tôn giáo, phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa sô vanh, sự đàn áp quyền lực cá nhân và gia đình. Nhưng chúng cũng cung cấp những nền tảng chung về đạo đức, văn hóa và siêu hình mà các nhà cải cách chính trị – những người theo chủ nghĩa bãi nô, những người truyền bá phong trào Tin mừng xã hội (Social Gospellers), những người theo Chính sách Kinh tế mới (New Dealers), những người đấu tranh cho dân quyền – dựa vào để mở rộng hứa hẹn của chủ nghĩa tự do.

Ngược lại, phần lớn nền chính trị cánh tả sau thập niên 1960 là một thử nghiệm trong việc cắt đứt các xã hội phương Tây khỏi những nền tảng đó, như lời bài “Imagine” (Tưởng tượng) của John Lennon. Không thiên đường hay tôn giáo, không quốc gia hay biên giới hay lòng trung thành địa phương dưới bất kỳ hình thức nào – đây thường là những giá trị của phe trung tả và cực tả, của các nhà tân tự do vốn mong quản lý nền kinh tế tư bản toàn cầu, và của các nhà tân Marxist vốn mong vượt qua.

Không may là những giá trị của “Imagine” đơn thuần là không đáp ứng đủ những nhu cầu của đời sống con người. Con người có một ước vọng đoàn kết mà chủ nghĩa thế giới không thể thỏa mãn, những lợi ích phi vật chất mà sự tái phân phối không thể đáp ứng, và sự khao khát những điều linh thiêng mà chủ nghĩa thế tục không thể trả lời.

Vì thế, khi tôn giáo hao mòn, gia đình suy yếu, và lòng yêu nước phai nhạt, các hình thức nhóm bản sắc khác chắc chắn sẽ tự khẳng định mình. Không phải ngẫu nhiên mà nền chính trị bản sắc đặc biệt mạnh mẽ ở các trường đại học ưu tú, những thể chế hậu tôn giáo và hậu dân tộc chủ nghĩa tự ý thức nhất; cũng không phải ngẫu nhiên mà những làn sóng gần đây của các cuộc biểu tình ở các trường đại học và hoạt động xã hội và đạo đức hóa tình dục thường xuyên gợi nhớ về phong trào tái thức tỉnh tôn giáo. Sinh viên đại học hiện nay sống trọn vẹn nhất trong xã hội không tưởng kiểu Lennon mà chủ nghĩa tự do hậu thập niên 1960 tìm cách xây dựng, nhưng thường thấy nó không thoải mái: Người sinh viên ấy muốn có cảm giác thuộc về một cộng đồng, một nền tảng đạo đức cá nhân, và một tiêu chuẩn về công lý cao hơn tiêu chuẩn mà một nền chính trị cả hình thức đơn thuần lẫn vật chất tuyệt đối cung cấp.

Vì vậy, với chủ nghĩa tự do ngày nay, vốn phải đối mặt với một chủ nghĩa dân tộc cánh hữu và những mâu thuẫn nội bộ của chính mình, việc giải quyết những yếu kém chính trị của chính trị bản sắc bằng cách trở nên dân túy và bớt đúng đắn chính trị hơn có thể sẽ không đủ. Cả hai điều này sẽ là những thay đổi đáng muốn, nhưng chúng vẫn không thể đáp ứng được nhiều nhu cầu của con người. Với những nhu cầu đó, một tầm nhìn sâu sắc hơn chủ nghĩa tự do đơn thuần vẫn là cần thiết – một cái gì đó như “vì Chúa và gia đình và đất nước,” dù nghe có phản động.

Nó phản động, nhưng nó chính là những điều nền tảng, lâu đời hơn mà chủ nghĩa tự do ngày nay đã đánh mất. Cho đến khi tìm lại được chúng, nó sẽ phải đối mặt sự phân lập trong nội bộ liên minh của mình cũng như chủ nghĩa Trump từ bên ngoài, và nó sẽ đấu tranh để chế ngự cả hai.

Ross Douthat, cây viết xã luận của The New York Times, là tác giả cuốn Bad Religion: How We Became a Nation of Heretics (New York: Free Press, 2012)

- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/12/09/cuoc-khung-hoang-cua-chu-nghia-tu/#
sthash.EX1JWkob.dpuf