Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

“Tuy không có tiếng súng, nhưng thật là ám ảnh”




Tác giả: Lại Trọng Tình

.
Mấy hôm nay, nhiều tờ báo đều đưa tin về vụ việc mà công an quận Bắc Từ Liêm đang thụ lý, một người phụ nữ sinh năm 1985, viết tắt là N. đã thuê người chặt một phần ba tay và một phần ba chân của mình rồi nằm bên đường sắt giả hiện trường một vụ tai nạn để yêu cầu được bảo hiểm.

Bạn tôi, người phụ trách tờ An ninh thủ đô Điện tử, cơ quan báo chí đầu tiên đề cập vụ việc thốt lên trên trang facebook cá nhân: “Tuy không có tiếng súng, nhưng thật là ám ảnh”.

Tôi đoán chừng, thứ ám ảnh anh, cũng là thứ đang ám ảnh tôi, và mang lại rất nhiều năng lượng tiêu cực cho độc giả khi tiếp cận tin này, đó là sự day dứt về một nỗi tuyệt vọng. Điều gì đã đẩy N, đẩy M… bước qua giới hạn của sự chịu đựng mà một người bình thường chỉ nghĩ tới thôi cũng đã thấy không thể vượt qua?

Lý Thị Niên tại cơ quan công an (ảnh: CAND).


Trong một bài viết của hai nhà khoa học Nick Huband và Digby Tantam đăng trên Tạp chí Y học thần kinh uy tín của Anh Quốc (cung cấp online bởi Taylor&Francis) nghiên cứu về 213 trường hợp phụ nữ tự thương được ghi nhận ở các cơ sở y tế

Anh cho rằng, Tự thương (self-wounded) là những hành động có xuất phát từ những chấn thương tâm lý trong quá khứ như bị lạm dụng tình dục, đối xử thô bạo, hoặc bị bỏ rơi trong những tháng năm tuổi thơ. Liệu có một mối liên kết nào giữa những hành động đang bị soi chiếu dưới góc nhìn Bảo hiểm và những diễn biến tâm lý thần kinh phức tạp của một con người như đang xảy ra với N. Đó là câu hỏi ám ảnh tôi suốt ngày hôm nay, khi nghe tin, và tìm kiếm những câu chuyện tương tự, những kiến giải có chiều sâu của những cây viết khoa học trên các databases uy tín về học thuật.
Chúng ta – những người có hoàn cảnh sống ổn định, và có tư duy bình thường, rõ ràng đều cảm thấy hoang mang và tiêu cực, khi đọc tin về N. Bởi vì, chúng ta thấy một phần, dù rất nhỏ, hay rất sâu của mình trong đó. Trong đời người, tôi dám chắc, ít nhiều đều có những dư chấn ám ảnh từ sự cô đơn. Ít nhiều, ai cũng từng lạc vào một giấc mơ, mà ở đó các bạn, giống như tôi đã từng, rơi tự do trong một cái phễu tối đen vô định, chỉ kết thúc khi mình sực tỉnh khỏi cơn mơ.
Điều đáng sợ, là có một số người đang có hoàn cảnh sống cùng quẫn giống như những cơn mơ vô định đó. Cô gái “đã lấy chồng có hai con và đang sinh sống tại huyện Phúc Thọ, Hà Nội” này đang ở trong một cơn mơ-thực như vậy. Tôi không hiểu là người ta đã căn cứ vào kiểu cộng trừ cơ học nào để đưa ra con số hơn ba tỷ đồng mà cô ấy nghĩ rằng sẽ được bảo hiểm chi trả nếu cơn mơ thực của cô được bên bảo hiểm xác nhận. Tuy nhiên, việc mua bảo hiểm của ba công ty, việc thuê người và còn nói rõ là chỉ làm thương tay trái và chân trái, có nghĩa là N. đã có một mục đích ngay từ đầu, hoàn toàn tỉnh táo. Tỉnh táo trong sự cùng quẫn… và từ khi có “ý tưởng” nảy sinh, đến lúc nằm trơ trọi bên đường tàu chờ người đồng sự đi báo công an, N. và cậu thanh niên được cô nhờ cộng tác đã bị bọc trong một thứ “nhộng không khí” (Murakami) của sự khốn cùng, họ không còn sáng suốt để mà lo sợ về nỗi đau thể xác và nỗi sợ nếu bại lộ cơ mưu. Giống như một bước trượt… đã lao xuống dốc và quán tính cứ thế lôi họ về cuối hố sâu.
Tôi không thể trách khi nhiều người bình luận đây là “lòng tham”. Có thể N. đã có những toan tính, và có thể sự thiếu hiểu biết về quy trình kiểm soát trả bảo hiểm vô cùng khắt khe đã khiến dợm bước rồi trượt xuống. Nhưng xuất phát điểm của ý tưởng này, hẳn nhiên phải có xuất xứ từ một điểm không còn chỗ để thoái lui.
Kết quả điều tra ban đầu của Công an Bắc Từ Liêm đã giúp cơ quan bảo hiểm ngăn chặn được một trường hợp “trục lợi” tiềm tàng, nếu có thể cho là như vậy. Kinh doanh lạnh lùng và chặt chẽ là như vậy, khi khách hàng là những con số trên hợp đồng, thì việc chi trả cho từng vụ việc là hoàn toàn khách quan và đúng luật. Người phụ nữ tên N. bước ra từ một đường cùng và đi vào một ngõ cụt khác, thậm chí còn khốn khó hơn, khi mà chị phải đối diện với những sai lầm của mình. Điều mà các nhà Tâm lý học thần kinh kiến giải, nó đáng để hoang mang hơn nhiều… dư chấn của sự việc này, có lẽ không rớt cùng những phần cơ thể đã bị hoại tử, và những băng gạc có thể chữa lành da, nhưng khó chữa lành nỗi ám ảnh trong lòng.
Ba năm trước, ở ấp 5 xã An Xuyên thành phố Cà Mau, cũng có một người phụ nữ 48 tuổi tên N. với một nỗi khốn cùng vì sinh kế, đã để lại chồng và các con cùng lá thư tuyệt mệnh, với hy vọng khi mình chết đi, tiền phúng điếu, sẽ đủ để cho con trai lớn của chị trang trải học phí của một trường cao đẳng. “Đứt tay, xót ruột” chỉ một vết cứa nhẹ trên thân thể đủ khiến cho những người bình thường phải đớn đau. Những vết cứa tự thương của những chị N. cũng làm cho xã hội phải xót ruột và suy tư về cuộc sống của mình.
——————
http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tieudiem/323159/tuy-khong-co-tie-ng-su-ng-nhung-tha-t-la-a-m-a-nh.html

THƠ CỦA NGƯỜI ĐANG SAY...







*Sau những vòng rượu lễ. Hân hoan .
Hồn nghệ sĩ mở toang cánh cửa .
Bao nhiêu gió lòng chia em một nửa .
Hào phóng của bậc đại trượng phu !


*Sau những vòng rượu mời. Lãng du...
Tình bạn tình yêu bốc cao lửa ngọn .
Lúc ca sĩ khi triết gia…thâu tóm .
Trái ớt đỏ trên bàn – cũng là thơ !

*Sau những vòng rượu tạc. Lơ mơ .
Là giọt cuối tặng người say lầm lỡ .
Ti tiện gì trước hồi tim đã đang còn thở .
Ong tổ Hồ Trường làm phép khuyên răn…

*Sau những vòng rượu cạn. Lằng nhằng ...
Là men lửa đốt chén say tàn tiệc .
Hãy đọc mười điều cấm từng câu giả thiệt .
Trước khi con Ngọc Hoàng vỗ cánh phiêu du…

*Hết bảy còn ba…Đây người hùng có máu đặc thù .
Dẫu biết những lãng tử tài hoa đang thời thấm mệt .
Nhưng trái đất này không kẻ say nào hết...
Tình yêu và sự thế con người chật chội làm sao !

TTV.

SỰ KỲ DIỆU CỦA NGÔN NGỮ VIỆT




Xưa các cụ dạy rằng: “Chửi cha không bằng pha tiếng” nhưng ngày nay “nhái” tiếng các miền được coi như là truyền bá ngôn ngữ và còn được dùng để gây cười trong các chương trình hài trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại. Ví như: Ngoài Bắc gọi là “cái màn” trong Nam kêu là “cái mùng”; Ngoài Bắc gọi là “quần đùi” nhưng trong Nam lại gọi là “quần xà lỏn”; Ngoài Bắc gọi là “cái thuyền” trong Nam kêu bằng “cái ghe”; Ngoài Bắc gọi là “Lạc rang” thì trong Nam kêu là: “Đậu phộng chiên”, tất nhiên nếu đị lạc đường thì cả Nam lẫn Bắc không ai kêu rằng:" Tôi bị đậu phộng đường"cả...v.v và v.v…


Tiếng Nam Bộ là một dạng từ ngữ địa phương của vùng đất Nam Bộ. Nó thể hiện cách nói, cách sử dụng từ ngữ, kiểu phát âm riêng của con người Nam Bộ. Tiếng Nam Bộ còn là nơi chứa đựng các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, sinh hoạt xã hội của con người và vùng đất Nam Bộ. Tìm hiểu tếng Nam Bộ được thể hiện qua ca dao Nam Bộ là một cách nhằm khẳng định thêm tính độc đáo, sắc sảo, phong phú và đa dạng của con người Nam Bộ xưa trong việc sử dụng lời ăn tiếng nói của mình.


1. Ca dao Nam Bộ trước hết là ca dao của người Việt ở Nam Bộ nên nó mang đầy đủ yếu tố của vùng đất Nam Bộ, trong đó có việc sử dụng từ ngữ của con người ở đây. Sống giữa thiên nhiên hài hòa và đa dạng với rừng tràm bạt ngàn và một vùng sông nước bao la cho nên trong lời ăn tiếng nói của con người ở đây không khỏi ảnh hưởng của các hình tượng thiên nhiên này. Cho nên, có thể nói, giàu tính hình tượng là một đặc điểm trong cách dùng từ của ca dao Nam Bộ:

Chồng chèo thì vợ cũng chèo
Hai đứa cùng nghèo lại đụng với nhau




“Đụng” ở đây là “lấy”, “lấy nhau” hay nói cho văn hoa một chút là “kết duyên” nhau. Với các từ trên, người Nam Bộ có thể hoàn toàn sử dụng được, nhưng đôi khi con người ở đây không dùng những khuôn mẫu có sẵn đó, mà lại dùng từ “đụng” rất giàu hình tượng này để tạo điểm nhấn, mang sắc thái mạnh. Chính điều này đã làm phong phú thêm cho kho tàng phương ngữ Nam Bộ.

2. Giàu tính so sánh và cụ thể cũng là một đặc điểm của ca dao Nam Bộ. Nam Bộ là một vùng sông nước, có hệ thông sông ngòi chằng chịt nên hình ảnh chiếc ghe, con đò, con cá, con tôm, cần câu, cái lờ... là những vật rất quen thuộc đối với người dân nơi đây. Quen thuộc đến mức đã đi vào tâm thức của họ và được thể hiện qua lời ăn tiếng nói hằng ngày, cũng như đã âm thầm đi vào ca dao:

Thân em như cá trong lờ
Hết phương vùng vẫy không biết nhờ nơi đâu

“Cá - lờ” là một hình tượng cụ thể, tác giả dân gian đã lấy hình tượng cụ thể này để làm đối tượng so sánh với con người, cụ thể ở đây là cô gái. Trường hợp này, ta cũng sẽ bắt gặp rất nhiều trong ca dao Nam Bộ.


3. Một đặc điểm nữa trong việc sử dụng phương ngữ Nam Bộ trong ca dao Nam Bộ là tính giàu cường điệu, khuếch đại. Đây là cách nói thể hiện rõ nét sự lạc quan và tính cởi mở của con người Nam Bộ. Tính giàu cường điệu, khuếch đại này được con người Nam Bộ sử dụng mang tính chất phác, mộc mạc, độc đáo, gây được ít nhiều cảm xúc cho người đọc:

Anh than một tiếng nát miễu xiêu đình
Cây huệ kia đang xanh lại héo, cá ở ao huỳnh vội xếp vi


Rõ ràng, chỉ than có một tiếng mà “nát miễu xiêu đình” thì quả là nói quá. Nhưng chính cách nói quá này mới tạo được ấn tượng, gây được cảm xúc, tạo được sự chú ý cho đối phương.

Hay để bộc lộ tình thương của mình, người Nam Bộ không ngại nói thẳng, nói quá, nói cường điệu, nói khuếch đại. Họ nói cốt sao cho hết cái thương đang cháy bỏng trong lòng mình:

Anh thương em,
Thương lún, thương lụn,
Thương lột da óc,
Thương tróc da đầu,
Ngủ quên thì nhớ,
Thức dậy thì thương



4. Giàu tính dí dỏm, hài hước cũng là một trong những đặc điểm trong cách sử dụng từ ngữ trong ca dao Nam Bộ. Ca dao Nam Bộ, ngoài những cách nói cường điệu, giàu hình tượng, đôi lúc có phần thâm trầm, sâu lắng còn có những cách nói mang tính hài hước, dí dỏm. Đây là tinh thần lạc quan trong tính cách của con người Nam Bộ. Chính tinh thần lạc quan này đã tiếp thêm cho họ sức mạnh trong việc chống chọi lại với thiên nhiên khắc nghiệt, với thú dữ hoành hành. Tuy là nói dí dỏm, hài hước nhưng không hẳn là một cách nói chơi, mà là có ngụ ý, ngụ tình. Đó cũng là kiểu nói: “nói chơi nhưng làm thiệt”:

Bên dưới có sông, bên trên có chợ
Hai đứa mình kết vợ chồng nghen


Rõ ràng, đây là cách nói mang tính chất vừa nói chơi lại vừa nói thiệt. Bông đùa đấy nhưng cũng là thật đấy. Nếu đối phương không chịu thì bảo là “nói chơi”. Còn nếu ưng thuận thì tiếp tục lấn tới tán tỉnh. Và trong bài ca dao sau, cũng không hẳn là dí dỏm, hài hước, nói cho vui một cách đơn thuần:

Trời mưa cóc nhái chết sầu
Ễnh ương đi cưới nhái bầu không ưng
Chàng hiu đứng dựa sau lưng
khều khều móc móc cứ ưng cho rồi

5. Có cách nói hài hước, dí dỏm, lại có cách nói cường điệu, khuếch đại, ca dao Nam Bộ cũng có những cách nói rất giản dị, chân tình. Trong hoàn cảnh tự tình với nhau, đôi khi họ không dùng những từ hoa mỹ, không nói những từ chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa, mà chỉ nói một cách mộc mạc, bình dân, cốt sao bày tỏ được lòng mình:

Anh về em nắm vạt áo em la làng
Phải bỏ chữ thương chữ nhớ giữa đàng cho em

Quả là mộc mạc, quả là chân tình. Trong từng câu từng chữ không có gì khó hiểu cả, tạo được sự cảm thông và gây được cảm xúc cho người đọc.

Hay:

Anh tưởng giếng sâu anh nối sợi dây cụt
Ai dè giếng cạn nó hụt sợi dây
Qua tới đây không cưới được cô hai mày
Qua chèo ghe ra biển đợi nước đầy qua chèo trở vô

Tiếng Nam Bộ ra đời tuy có muộn hơn so với các vùng khác, nhưng không vì thế mà nó nghèo nàn, hời hợt, mà trái lại nó rất đa dạng, phong phú và sâu lắng. Nó chứa đựng các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán cùng tính cách của con người Nam Bộ.




Ba Tỉnh & BTV.Vũ Thanh Nhàn BT theo Trần Phỏng Diều

Sẽ báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ về khối tài sản của ông Hoàng Sỹ Bình




Tác giả: Quốc Toản


Đây là khẳng định của ông Ngô Văn Khánh – Phó tổng Thanh tra Chính phủ trước thông tin phản ánh về tài sản “khủng” của nguyên Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa.

Ông Hoàng Sỹ Bình – nguyên Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa vừa bị phát hiện tuyển dụng hàng nghìn cán bộ trái quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, dư luận còn phát hiện vợ, chồng, con cái ông Bình sở hữu khối tài sản lớn, nằm tại những vị trí “đất vàng” ở thành phố Thanh Hóa.

Ông Hoàng Sỹ Bình – nguyên Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa(ảnh: Báo Thanh tra).


Tính sơ qua khối tài sản “khủng” đứng tên vợ chồng ông Hoàng Sỹ Bình đã là 5 lô “đất vàng”, có diện tích lên đến hàng nghìn mét vuông.

Đặc biệt, ngôi biệt thự được xây 4 tầng, tọa lạc trên diện tích 410m2, thuộc lô R1, khu 2, Khu Đô thị Bình Minh đứng tên ông Hoàng Vân (SN 1985, con trai ông Hoàng Sỹ Bình – nguyên Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa và bà Trần Thị Phương) vừa bị phát hiện cũng giá trị tới cả chục tỷ đồng. Hiện tại, căn biệt thự đang trong quá trình hoàn thiện…

Ngôi biệt thự được xây 4 tầng, tọa lạc trên diện tích 410m2, thuộc lô R1, khu 2, Khu Đô thị Bình Minh đứng tên con trai ông Bình (Ảnh: Chí Nhân).




Trước sự việc có liên quan, chiều 24/8, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Ngô Văn Khánh – Phó Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, sẽ báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ, xin ý kiến chỉ đạo vụ việc.


Tài sản đất đai, nhà của thuộc sở hữu của vợ chồng ông Bình gồm: Lô đất 03/09-MB 65, phường Trường Thi, diện tích 70m2, cấp GCNQSDĐ ngày 17/01/2003; 3 lô đất tại Khu Đô thị Bình Minh gồm lô đất liền kề 456, diện tích 120m2, khu 2, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa; lô 455, diện tích 120m2, khu 2, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa.

Cả 2 lô đất này được cấp GCNQSDĐ ngày 27/8/2015; 1 lô đất biệt thự thuộc lô F5, khu 2, Khu đô thị Bình Minh, phường Đông Hương, TP Thanh Hóa, diện tích 318,25m2, cấp GCNQSDĐ ngày 25/1/2016.

Ngoài ra, tại ô 12, Khu Đô thị Đông Bắc Ga, phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa vợ chồng ông Bình cũng đứng tên lô đất 243,88m2, cấp GCNQSĐ ngày 2/6/2007.

Tính sơ qua khối tài sản “khủng” đứng tên vợ chồng ông Hoàng Sỹ Bình đã là 5 lô “đất vàng”, có diện tích lên đến hàng nghìn mét vuông.

Phải tìm sự thật xem nó như thế nào để xử lý theo quy định của pháp luật.

Mặt khác việc làm rõ sự việc còn để cho công luận thấy rằng việc làm của cơ quan nhà nước là rất khách quan và kịp thời.

Tôi sẽ yêu cầu Cục địa bàn báo cáo sớm sự việc. Chắc chắn sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh, sáng mai (25/8) tôi sẽ báo cáo với đồng chí Tổng Thanh tra Chính phủ để xin chỉ đạo, xem xét vụ việc.

Hiện tại, thông tin phản ánh vụ việc thì có rồi, vấn đề phải xem các cơ quan quản lý nhà nước đang tiến hành xử lý vụ việc tới đâu?”, ông Khánh thông tin.

Trả lời băn khoăn của phóng viên về việc xử lý tài sản của nguyên Giám đốc Sở Y tế Thanh Hóa nếu phát hiện không minh bạch(?), ông Ngô Văn Khánh cho biết nếu phát hiện vi phạm sẽ xử lý theo luật phòng, chống tham nhũng.

“Bây giờ nói chuyện gì thì cũng hơi sớm. Nếu trường hợp thanh tra, kiểm tra làm rõ những vi phạm này, vi phạm khác, lúc đó mới gắn với câu chuyện chứng minh, xử lý tài sản theo luật phòng, chống tham nhũng.

Tôi cho trong sự việc này chúng ta cần thận trọng trong việc xử lý thông tin, để định hướng dư luận cho chính xác”, ông Khánh cho biết.

———

http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Se-bao-cao-Tong-Thanh-tra-Chinh-phu-ve-khoi-tai-san-cua-ong-Hoang-Sy-Binh-post170390.gd

trà phúc kiến- giá 100k

trà phúc kiến- giá 100k-ĐT 0974548883. STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746


Bông giấy mỹ- giá 150k

Bông giấy mỹ- giá 150k-ĐT 0974548883. STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746



Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016

Khác biệt giữa phụ nữ ngu ngốc và thông minh





1. Phụ nữ ngu ngốc chăm chăm vào khuyết điểm của đàn ông.

2. Phụ nữ thông minh tán thưởng ưu điểm của đàn ông.

3. Phụ nữ ngu ngốc cãi nhau với đàn ông mọi lúc mọi nơi, khiến cho đàn ông mất mặt.


4. Phụ nữ thông minh giữ thể diện cho đàn ông trước mặt người ngoài.

5. Phụ nữ ngu ngốc không ngừng bới móc quá khứ.

6. Phụ nữ thông minh cùng đàn ông tạo dựng tương lai.

7. Phụ nữ ngu ngốc hạ thấp đàn ông. Cô ta quên rằng hạ thấp đàn ông cũng chính là hạ thấp bản thân.

8. Phụ nữ thông minh tán thưởng đàn ông. Cô ta hiểu rằng tán thưởng đàn ông cũng chính là tán thưởng bản thân.

9. Phụ nữ ngu ngốc tự cho mình nhìn thấy bản chất đàn ông.

10. Phụ nữ thông minh sẵn lòng thông cảm tha thứ cho đàn ông.

11. Phụ nữ ngu ngốc sẽ nói: ”Anh cút đi”

12. Phụ nữ thông minh sẽ nói: ”Anh không được phép rời bỏ em”

13. Phụ nữ ngu ngốc xem đàn ông như cung tên, kéo càng căng, mũi tên bay càng xa.

14. Phụ nữ thông minh xem đàn ông như cánh diều, thong thả giữ lấy dây diều trong tay.

15. Phụ nữ ngu ngốc quá đề cao cái tôi của mình.

16. Phụ nữ thông minh khôn khéo gửi gắm và dựa dẫm.

17. Phụ nữ ngu ngốc không rời đàn ông nửa bước.

18. Phụ nữ thông minh hiểu được lúc gần lúc xa.

19. Phụ nữ ngu ngốc chỉ biết giặt giũ nấu ăn, nhưng quên mất làm đẹp bản thân.

20. Phụ nữ thông minh cũng biết giặt giũ nấu ăn, nhưng không quên làm đẹp bản thân.

21. Phụ nữ ngu ngốc mang đến cho đàn ông áp lực và kiềm nén.

22. Phụ nữ thông minh đem đến cho đàn ông động lực và hứng thú.

23. Phụ nữ ngu ngốc khiến đàn ông thất bại trong những giọt nước mắt của cô ta.

24. Phụ nữ thông minh khiến đàn ông thành công trong nụ cười rạng rỡ của cô ta.

25. Phụ nữ ngu ngốc đả kích đàn ông. Phụ nữ thông minh cổ vũ đàn ông.

(sưu tầm)

Không có gì tử tế trên nền văn hóa kém




Tác giả: Hoàng Hạnh (Thực hiện)- Phụ nữ Today

.
 

Chúng ta chưa có kinh nghiệm mô tả sự thật.

PV: –Tuần vừa rồi, bài phát biểu ngắn kết thúc năm học của một giáo viên Trường trung học Wellesley, bang Massachusetts, Mỹ đã được dư luận Mỹ tiếp nhận như một lời nói thật, một cảnh báo giáo dục: “Các em chẳng có gì đặc biệt cả”. Xin ông hãy lý giải, tại sao một đất nước tôn trọng tư duy độc lập cá nhân như Mỹ, lời nhận xét trên đáng lẽ là bình thường nhưng lại được tiếp nhận một cách cầu thị nồng nhiệt đến vậy?Ông Nguyễn Trần Bạt: – Điều đó thể hiện người Mỹ đã thức tỉnh. Từ xưa tới nay, họ luôn luôn coi mình là tiêu chuẩn, nước Mỹ luôn là “miền đất hứa”.


Mặc dù sống khá lâu trong sự thành đạt nhưng khủng hoảng kinh tế và tài chính hiện nay đã khiến họ bỗng nhận ra tính bình thường của xã hội mình.

Và đấy là một dấu hiệu vĩ đại của nước Mỹ khi nó còn giữ được năng lực thức tỉnh, nhận ra chính mình, biết đón chào một ý kiến như vậy.

Tôi hoan nghênh nước Mỹ, hoan nghênh thái độ ấy và hoan nghênh cả ông thầy dám đưa ra tuyên bố trái với thói quen vốn có của người Mỹ.

Tôi rất thích ví dụ bạn đưa ra và tôi thích câu hỏi này. Tôi đề nghị trong chừng mực nào đó, báo chí các bạn giúp cho những ông bố và bà mẹ Việt Nam nên có thái độ này, những cô giáo thầy giáo Việt Nam nên có thái độ này và các nhà lãnh đạo Việt Nam nên có thái độ này.

Chúng ta cũng nên chào đón thái độ khiêm nhường đó của các nhà lãnh đạo, của các thầy các cô như người Mỹ đang làm. Đây là một ví dụ tốt, là một ví dụ mà tôi rất thích, một ví dụ rất đẹp về giáo dục.

PV: – Người Việt mình có câu “thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng”, theo ông, trên thực tế chúng ta có thói quen nói thật và nghe được lời nói thật hay không? Tại sao những lời nói thật hay những phản biện lại khó lọt tai đến thế, trong khi ai cũng tưởng rằng mình cởi mở, sẵn lòng nghe góp ý dù có… trái với mình đến đâu đi nữa?


Ông Nguyễn Trần Bạt: – Tôi vừa mới thảo luận với con trai tôi về sự thật và tính hiệu quả của việc mô tả sự thật. Tôi nghĩ, chúng ta có thể không chê bai sự thật, có thể tôn thờ sự trung thực nhưng chưa biết cách mô tả sự thật một cách hấp dẫn để con người biết yêu mến sự thật.

Tôi muốn kể với bạn câu chuyện như thế này. Có hai anh em nhà nghèo bữa ăn chỉ có cơm không, không có thức ăn gì. Hai anh em bảo nhau, bây giờ em ăn trước, nhưng để em ăn cho ngon thì anh mô tả sự ngon ngọt của thức ăn để em có cảm giác ăn ngon.

Cậu anh mô tả con gà quay lên như thế nào, món bò xào như thế nào, món cá kho như thế nào… Người em tiết hết dịch vị ra và ăn bát cơm không rất ngon lành. Người em ăn xong, đến lượt người em mô tả cho người anh ăn. Người em ăn no rồi cho nên chỉ nói một câu đơn giản: ước gì có một con bò để làm thịt cho anh ăn.

Đấy là hai cách tiếp cận khác nhau đối với một sự thật là người ta cần phải được hỗ trợ kỹ thuật để ăn cho ngon một bữa cơm nghèo. Một ví dụ khác: Một vị nhà giàu đi tuyển người thuyết phục người làm như sau: “Bác ở với người ta, sáng ăn rồi mãi đến chiều mới được ăn. Chứ bác đến ở với nhà em là cứ sáng ăn – chiều ăn, sáng ăn – chiều ăn”. Sáng ăn và chiều ăn là một sự thật nhưng ở hai cách mô tả này hoàn toàn khác nhau.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, cách mô tả nào hấp dẫn hơn.Sự thật không phải là một khái niệm đơn giản, sự thật là một khái niệm phức tạp, có nội hàm phong phú và nó là một trong ba khía cạnh của cái đẹp,chỉ có điều chúng ta không được rèn luyện, không đủ bản lĩnh, không đủ kinh nghiệm để mô tả sự thật.

Chúng ta vẫn thường bảo là “thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng”. Sự thật mà biến nó, sắp xếp nó, cân đong đo đếm nó tương đương với thuốc đắng thì chúng ta là kẻ ngốc nghếch không biết giá trị của sự thật và không biết cách thể hiện sự thật. Chúng ta phải rèn luyện khả năng biết mô tả sự thật để làm cho người ta “xơi” nó mà không cảm thấy vị đắng của thuốc.

Thật không dễ nghe khi sự thật được nói ra xâm phạm tới lợi ích của người đối thoại. Trong trường hợp này, phải làm rõ, lợi ích của người đó có chính đáng hay không, nếu có, thì người nói ra sự thật đó có lỗi.

Nếu lợi ích ấy không chính đáng, việc người đó có nghe hay không là phụ thuộc vào nghệ thuật mô tả của người nói. Nếu lời nói thật được mô tả một cách hấp dẫn, có văn hóa thì khả năng được tiếp nhận của nó sẽ cao hơn.

Tất nhiên, cũng không loại trừ khả năng, người phải nghe sự thật có văn hóa thấp mà lại là người mạnh. Chúng ta không bao giờ nên đối thoại với những người như thế, phải dùng một cách khác, không phải là tiếp cận văn hóa mà là tiếp cận sức mạnh, sức mạnh của số đông chính nghĩa.

Vì sao phụ huynh Việt Nam tự “đánh lừa” mình?

PV: –Ở Việt Nam, có một nghịch lý đang tồn tại trong việc giáo dục các cô các cậu học trò nhỏ: Trong nhà thì bố mẹ ông bà ra sức chăm sóc, chiều chuộng…thầm hy vọng con mình sẽ là “thiên tài” hoặc có tài năng độc đáo….nhưng ra ngoài xã hội thì chính họ lại rất sợ cụm từ “học trò cá biệt”, “học sinh đặc biệt”… Hiện tượng này phản ánh điều gì vậy, thưa ông? Liệu nó có ảnh hưởng gì đến chuyện trẻ con không có tư duy độc lập, mà thường bị hòa vào đám đông?

Ông Nguyễn Trần Bạt: – Xã hội nào cũng thế. Xã hội của bầy thú cũng thế. Nó sống được, tự tin được làvì vẻ đẹp riêng của chính nó và vì những giá trị mà nó nghĩ rằng nó có. Nhưng nó tồn tại được, thoát chết được bằng sự kín đáo của nó.

Hai trạng thái ấy chính là hai trạng thái khuyến khích hình thành bản lĩnh của con người: yêu mình, tự tin vào bản lĩnh, sức mạnh, sự hoành tráng của mình với kín đáo, khôn khéo, đi, bò, trườn dưới tên bay đạn lạc.

Về khía cạnh thứ hai, tư duy độc lập và nói ra tư duy độc lập tùy thuộc môi trường vĩ mô. Nếu từ nhỏ không được diễn đạt tư duy độc lập, nếm trải cái đúng và cái sai của nó, nếm trải sự ném đá và sự hoan hô trước mỗi một tư duy độc lập được diễn đạt ấy, thì người ta sẽ không có kinh nghiệm.

Và nếu phải phê phán, hãy phê phán môi trường vĩ mô khiến trẻ con không biết nói tiếng nói độc lập của mình, chứ không thể dồn sai lầm đó vào khuyết tật có tính nhân chủng học của người Việt.

PV: –Như ông nói, đó là phản ứng tự nhiên. Vậy nguyên nhân nào về mặt xã hội khiến phụ huynh Việt Nam hành xử theo cách như vậy?

Ông Nguyễn Trần Bạt: – Việc quảng bá quá nhiều về tài năng, luôn luôn “nhắc nhở” các bậc phụ huynh rằng hiền tài là nguyên khí quốc gia, đã làm hỏng người Việt. Coi nhân tài là “nguyên khí” dẫn đến việc phụ huynh sẽ cố gắng để trong nhà mình có chút “nguyên khí”.

Và họ đành tự đánh lừa mình để yên tâm mà sống. Chúng ta nói quá nhiều chuyện hiền tài là nguyên khí quốc gia, trong khi quên mất rằng con người mới là nguyên khí của đời sống.

“’… Chúng ta đang biến vô đạo đức trở thành sản phẩm giáo dục”?

PV: – Dư luận đã lên tiếng khá nhiều về sự vô cảm thậm chí nhẫn tâm với đồng loại như nạn thực phẩm bẩn, độc hại tràn lan ngày càng nhiều và không có dấu hiệu suy giảm. Cái quả đắng này phải chăng nảy sinh từ những vấn đề cơ bản trong giáo dục thế hệ tương lai hiện nay: nạn chạy trường, chạy điểm, không chú ý giáo dục nhân cách sống…?



“Con người đang chế tạo ra những sản phẩm phi đạo đức một cách rất có trình độ. Những người không học tốt về hóa rất khó để có thể cho melamine vào sữa. Phải có trình độ khoa học và năng lực nhất định mới có thể tạo ra trạng thái sữa có melamine, xay thịt trộn mắm tép thơm lừng để ngụy trang thịt xúc vật chết. Chúng ta đang chểnh mảng trong việc giáo dục đạo đức cho nên các hiện tượng vô đạo đức đã lẻn vào đời sống của nhà trường và đời sống của xã hội”.
Nguyễn Trần Bạt


Ông Nguyễn Trần Bạt: – Ngay cả nơi đào tạo tốt nhất như trường Havard thì thái độ, nhận thức, văn hóa cũng vẫn còn có hạn chế, đầu ra của nó cũng không phải luôn luôn là sản phẩm tốt. Đó là điều khiến người Mỹ thức tỉnh và hoan nghênh phát biểu: “Các em chẳng có gì đặc biệt cả”.

Nói như vậy để thấy, những hiện tượng bạn nói ở trên không phải là hệ quả trực tiếp của giáo dục. Chúng là hệ quả của một thứ quan trọng hơn giáo dục, là cha đẻ của giáo dục: VĂN HÓA.

Nạn thực phẩm bẩn, độc hại tràn lan, lấy thịt lợn chết làm mắm tép chưng thịt là một biểu hiện “rực rỡ” về sự thoái hóa đạo đức, thoái hóa văn hóa của con người.

Nhưng điều đáng báo động hơn là, chúng không phải là trạng thái hoang dã mà là trạng thái có giáo dục của tính hoang dã, trạng thái phát triển ổn định và bền vững của trạng thái phi đạo đức của con người.

Con người đang chế tạo ra những sản phẩm phi đạo đức một cách rất có trình độ. Những người không học tốt về hóa rất khó để có thể cho melamine vào sữa.

Phải có trình độ khoa học và năng lực nhất định mới có thể tạo ra trạng thái sữa có melamine, xay thịt trộn mắm tép thơm lừng để ngụy trang thịt xúc vật chết. Chúng ta đang chểnh mảng trong việc giáo dục đạo đức cho nên các hiện tượng vô đạo đức đã lẻn vào đời sống của nhà trường và đời sống của xã hội.

Chúng ta rất đau khổ vì nền kinh tế của chúng ta những năm trước tăng trưởng 7-8% mà năm nay có khi chỉ tăng được 5% thôi, nhưng chúng ta không hề xấu hổ, không đau khổ trước việc chúng ta chế biến thịt súc vật chết để bán cho mọi người. Chúng ta chỉ xấu hổ vì nghèo đi mà chúng ta quên mất xấu hổ vì sự xấu đi về mặt đạo đức. Chuyện đó là chuyện quan trọng hơn tất cả những gì chúng ta bàn ở trên.

Vậy mà cho đến thời điểm này, chưa có một tiếng kêu cứu có chất lượng nhà nước nào, tổ chức nào, đặc biệt là tổ chức giáo dục. Tôi mong các vị lãnh đạo ở các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông… hãy nghe tiếng kêu cứu này.

PV: –Trong một bài phỏng vấn mới đây, GS Hoàng Tụy cho rằng: “Không thể nào có một nền kinh tế tăng trưởng lành mạnh dựa trên một nền văn hóa suy đồi. Người ta lý giải chuyện đó là sự lệch pha giữa văn hóa và kinh tế”. Ý kiến của một chuyên gia kinh tế như ông như thế nào?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Tôi thích câu nói ấy của bác Hoàng Tụy. Tôi khái quát vấn đề của bác Hoàng Tụy lên là: Không thể xây dựng được bất kỳ cái gì tử tế trên cái nền đồi bại của văn hóa.

PV: –Theo cá nhân ông, làm thế nào để khắc phục được vấn đề trên?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Câu hỏi đó phải đi thường xuyên với con người, với tư cách là một nỗi niềm của mỗi một con người. Rằng chúng ta đang làm đồi bại một nền văn hóa hay chúng ta là thành viên của một nền văn hóa đồi bại.

Ra khỏi sự đồi bại về văn hóa bằng cách nào? Điều gì là động lực của sự đồi bại hóa của nền văn hóa đến như vậy? Truyền thông có nghĩa vụ phải làm thế nào để ý kiến của GS Hoàng Tụy đã được tôi khái quát hoá lên thành một câu hỏi có mặt trong từng bữa cơm, giấc ngủ, từng nụ hôn của con người.

Tôi không khái quát hóa việc ra khỏi sự đồi bại về văn hoá như thế nào? Vì mỗi người góp phần vào sự đồi bại hóa của nền văn hóa một cách khác nhau, với những “công nghệ” khác nhau. Chúng ta chỉ cần thức tỉnh, rút các yếu tố làm đồi bại nền văn hóa của mình ra khỏi xã hội, tự nhiên xã hội sẽ sạch sẽ.

—————

http://chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/khong_co_gi_tu_te_tren_nen_van_hoa_kem.html

Cây Càri lá-giá 150k

Cây Càri lá-giá 150k-ĐT 0974548883. STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746


Cây cà ri


Cây cà ri (curry) có tên khoa học Murraya koenigii, họ Rutaceae. Cây có dạng bụi, cao khoảng 1 – 2m, lá mọc đối xứng từ 17 – 21 đôi, hình giống như trái xoan nhưng không đều, mép hơi có răng. Hoa nhỏ màu trắng, mọc thành ngù ở ngọn. Thân và lá có lông mịn; lá có vị đắng nhẹ và rất thơm. Quả mọc thành chùm, khi chín mọng có màu tím sẫm, bên trong có một, hai hạt. Người ta dùng lá, quả, vỏ và rễ cây cà ri làm gia vị, thực phẩm và làm thuốc.



Trái cây cà ri – Ảnh Wikipedia

Theo y học cổ truyền Ấn Độ, lá cà ri được xem như một loại thuốc bổ, tăng cường hoạt động của bao tử và đôi khi còn được dùng như một loại thuốc xổ nhẹ. Người ta cũng thường lấy lá cà ri trộn với một vài thảo dược có tính ấm như đinh hương, nghệ, hồ lô ba, rau mùi, gừng, quế, thảo quả, hồi, ngò… để làm gia vị ướp thực phẩm. Mỗi ngày dùng 15g lá cà ri ép lấy nước, cho thêm một ít bơ sữa sẽ có một loại xốt để trộn với rau cải.


– Trị chứng tiêu chảy: lá cà ri dồi dào chất alkaloid carbazole đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh tiêu chảy. Để điều trị bệnh này, bạn chỉ cần giã nát lá cà ri rồi vắt lấy nước uống trực tiếp.

– Khó tiêu, buồn nôn: lá cà ri còn có thể khắc phục chứng khó tiêu và buồn nôn rất hiệu quả. Bạn chỉ cần ép lấy nước cốt lá cà ri trộn với nước ép chanh tươi và đường vào rồi uống.

– Lá cà ri cũng rất hữu ích trong việc cải thiện thị lực, ngăn chặn đục thủy tinh thể mắt vì nó chứa nhiều vitamin A.


– Lá cà ri rất có lợi cho việc chăm sóc tóc: Bạn chỉ cần lấy nước ép lá cà ri thoa vào tóc và massage da đầu, sau đó gội lại bằng nước sạch thì tóc rất óng mượt, không bị bạc sớm.

– Lá cà ri cũng có khả năng kiểm soát lượng cholesterol xấu trong máu và giúp cơ thể loại bỏ chất béo không có lợi cho sức khỏe. 
Lá và hoa cà ri- Ảnh Wikipedia

– Một lợi ích khác nữa của lá cà ri là có thể làm giảm các tác dụng phụ có thể xảy ra khi bệnh nhân bị ung thư điều trị bệnh bằng phương pháp hóa trị, xạ trị.

– Lá cà ri cũng là thức ăn tốt cho bệnh nhân tiểu đường, kiểm soát lượng đường trong máu, làm giảm lượng triglycerid và cholesterol trong máu, giúp người bệnh giảm cân

– Lá cà ri có khả năng ngăn ngừa ung thư nhờ chất ancaloit và chất chống ôxy hóa mạnh mẽ đồng thời, bảo vệ tế bào gan và tăng cường thải độc cho gan, cải thiện hệ tiêu hóa. Dịch chiết từ rễ cây cà ri còn có tác dụng bổ thận, chữa các chứng đau và các rối loạn có liên quan tiết niệu và sinh dục.

– Đối với phụ nữ mang thai bị nghén, hãy trộn một muỗng cà phê nước ép từ lá cà ri với một muỗng cà phê mật ong cùng nửa muỗng cà phê nước cốt chanh để kiểm soát cơn buồn nôn.

– Ngoài ra, bạn cũng có thể vò nát lá cà ri để làm thuốc đắp lên chỗ bị bỏng và vết bầm tím sẽ giúp mau lành vết thương.

Chú ý: Không nên nhầm lẫn cây cà ri với một cây khác cũng được gọi là cây cà ri hay điều nhuộm có tên khoa học Bisa orellana, họ Bixaceae, trái màu đỏ lớn như trái chôm chôm thường dùng để làm màu tự nhiên trong thực phẩm.