Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Trong tay thánh nữ có đời tôi



Thơ Du Tử Lê, Hoàng Thanh Tâm phổ nhạc. Tuấn Anh ca



Trong tay thánh nữ có đời tôi là bài thơ nằm trong tập Ở chỗ nhân gian không thể hiểu của Du Tử Lê.



trong tay thánh nữ có đời tôi

hỏi Chúa đi rồi em sẽ hay
tôi buồn như phố cũ như tay
bàn chân từng ngón ngưng không thở
lạc mất đường đi. tạnh dấu bày
hỏi nắng đi rồi em sẽ hay
tôi gầy như lá nhẹ như mây
gió khuya thổi rớt ngàn tâm sự
thiên đàng tôi là người hay ai?
hỏi gió đi rồi em sẽ hay
cảnh tượng tôi un khói. bụi đầy
ai không ném đá tôi nào biết
riêng người vẫn bay trên ngọn cây
hỏi tóc đi! sông những buồn vui
như tôi qua gần hết cuộc đời
trí khô não kiệt. nghe từ đất
tiếng gọi trời xa. thánh nữ ơi
hỏi mắt đi sẽ thấy rừng cao
biển sâu dưới thấp. đêm quê nhà
con đường núi Sọ, không ai đợi
tôi hỏi tôi: này, đang ở đâu?
hỏi môi đi! môi còn muối mặn
xát ướp lòng tôi thì đã sao?
chỉ e chẳng kịp cho đời khác
cửa mở nhưng tôi chẳng thể về
hỏi tim đi! tim nói lời gì?
máu còn quy ẩn có đôi khi
chỉ cho em biết hồn tôi khuất
sau những hàng cây đã luống thì
hỏi Chúa đi! ngài sẽ trả lời
trong tay thánh nữ có đời tôi.

Ngoài bài thơ này, Hoàng Thanh Tâm còn lấy thêm bài Tay Người dùng cho phần điệp khúc

tay người 

sông chẳng thể không trôi về biển lớn
người bên bờ buông tóc thả cho mây
dẫu hết kiếp ta vẫn là đứa trẻ
buồn vui theo chiếc kẹo ở tay người.

Trước Hoàng Thanh Tâm, nhạc sĩ Trần Duy Đức cũng đã phổ nhạc bài thơ này thành ca khúc cùng tên tên Trong tay thánh nữ có đời tôi, nên về sau Hoàng Thanh Tâm đổi tên bài hát là Hạnh Phúc Buồn. nhưng tên cũ đã quen, nên thường mọi người vẫn dùng.

Bài của Trần Duy Đức phổ:




các bài thơ copy từ: dutule.com

Chuổi ngọc- giá 150k

Chuổi ngọc- giá 150k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


Hàng về Hà nội ( Liên)


MÙA THU CHẾT GIỮA LỠ LÀNG





Phố buồn chi dầm dề nước mắt
gió giận gì bứt lá vẩy vung
cho cô độc chẳng còn nơi trú ẩn
chôn đời mình vào những giấc mơ


Ta gàn dở nụ hôn bỏ lỡ
để em về lạnh tím bờ môi
đêm mù lòa dẫm bước chân côi
sợ hãi đến vực từng ký ức


Góc đời cư ngụ ngập tràn lá úa
giấc mơ hở hàng đón mảnh hồn oan
mùa thu chết giữa lỡ làng
trái tim vỡ vụn  đội tang lá vàng

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

Lý Do Tại Sao Tôi Không Chống Cộng





Đức Nguyễn


Sau hai mươi năm chiến tranh giữa hai miền Nam, Bắc với lý do vừa thống nhất đất nước, vừa chiến tranh ý thức hệ giữa hai phe Tự do tư bản và phe Cộng Sản.

Cuối cùng ngày 30/4/1975 phe CS thắng và CSMB thống nhất đất nước.

Đây là kết quả hiển nhiên thực tế, rõ ràng không thể chối cải và viện dẫn nhiều lý do để bào chữa.

Từ ngày CSVN chiến thắng và thống nhất đất nứơc đến nay đã trãi qua 41 năm rồi, một thời gian quá dài và VN cũng đã trải qua biết bao nhiêu sự việc trọng đại, thăng trầm như:



Phần 1:

- Chiến tranh với Pôn Pốt Campuchia

- Chiến tranh biên giới với TQ

- Chiến tranh biễn đảo với TQ

- Cởi trói, hội nhập, chuyển qua KTTT

- Gia nhập hiệp hội các nước Asian

- Bình thường hoá, bang giao với Mỹ

- Gia nhập hiệp thương WTO, EU

- Gia nhập quốc gia thường trực LHQ

- Được LHQ đề cử là một quốc gia có chân trong những quốc gia giám sát nhân quyền của LHQ.

- VN hiện nay được nhiều quốc gia trên khắp thế giới vào đầu tư, kinh doanh đủ mọi ngành nghề.

- Mới đây VN cũng được gia nhập vào các nứơc có hiệp thương TTP

- VN hiện nay cũng là đối tác toàn diện với Mỹ.



Cảnh trên Sapa, miền Bắc

Phần 2:

- Hạ tầng cơ sở của VN càng ngày càng phát triển một cách nhanh chóng như : điện nước, đường xá, cầu cống, sông ngòi, kênh rạch, giao thông vận tải đường hàng không, đường bộ, đường hỏa xa, đường thủy bệnh viện, trường học, địa ốc nhà cửa, chung cư, khách sạn, resort, nhà hàng mọc lên khắp nơi, mọi miền của đất nước .





Sài gòn "lên" như rạng đông

Phần 3:

- Mỗi năm Việt kiều về nước với đủ mọi lý do, thăm thân nhân, làm từ thiện, đi du lịch, hàng triệu lượt người và mang tiền về cho thân nhân, làm từ thiện, tiêu dùng, ăn xaì, du lịch có trên hàng chục tỷ đô.

Đây là sự thật hiển nhiên ai cũng biết ai cũng thấy, ai cũng có tham gia cả hàng mấy chục năm nay rồi mà nay lại còn có người cổ xướng kêu gọi Việt kiều không về, không gởi tiền về VN thì giống như cung đàn lạc điệu, là kẻ còn mơ ngủ, là những kẻ sống trong ảo tưỡng, hoặc tiếng kêu trong sa mạc! Thật là tội nghiệp!

- Có biết bao nhiêu bác sĩ, nha sĩ, dựợc sĩ Việt Kiều trí thức đem chuyên môn và kiến thức cuả mình về VN trị bệnh, giúp đở cho bà con nghèo khó, bệnh tật trong nước .

- Có biết bao nhiêu những nhà trí thức, khoa học, kỹ thuật, tin học Việt kiều đã về VN hợp tác, huấn luyện, truyền đạt những kiến thức khoa học của mình cho sinh viên VN.

- Có biết bao nhiêu Việt kiều đã về VN kinh doanh, làm ăn buôn bán ở VN.

- Càng ngày càng có nhiều người già về VN nghĩ Đông hoặc nghĩ hưu mỗi năm.



Phần 4:

- Thanh niên nam nữ độc thân, trung niên xồn xồn, mấy ông bà già goá vợ, goá chồng, ly dị, về VN lấy vợ, lấy chồng càng ngày càng đông.

- Công dân VN hiện nay đi du lịch nước ngoài, mua nhà sắm cửa, thăm cha mẹ, con cái, anh em, bà con, bạn bè dễ dàng như đi chợ, đi nhà hàng, shopping...

- Việt kiều muốn về VN lúc nào thì về, muốn ở lại VN chơi bao lâu cũng được, muốn trở lại nước sở tại lúc nào cũng chả sao miễn là có đủ điều kiện đầu tiên, thật là sướng như tiên.

Ngu dại gì mà về VN ở luôn, thế mà cũng có kẻ dại dột hỏi sao không về VN ở luôn, thật đúng là một câu hỏi của kẻ mang bệnh tâm thần!



Cảnh ở khu Phú Mỹ Hưng

Phần 5:

- VN ngày nay cái gì cũng có, chung cư cao cấp đủ mọi tiện nghi, đẹp đẽ sang trọng không thua bất cứ nước nào trên thế giới. Khách sạn, resort mấy sao cũng có, nhà hàng đủ loại thức ăn Nhật, Tàu, Tây, Mỹ, Âu, Á, Đại hàn, Thái, Mã cuả hầu hết các quốc gia trên thế giới.

- Muốn vui chơi, mua sắm thì vào shopping có đủ mọi thứ hàng hiệu, mặc sức mà vui chơi, mua sắm.

- Ăn Sáng ở Saigon, ăn trưa ở Đà Nẳng hoặc Huế, ăn tối ở Hà nội hoặc ngược lại.

- Ăn sáng ở Saigon, ăn Trưa ở Sing, ăn tối ở Thai lan, hoặc ngược lại.

- Ăn Sáng ở Hà nội, ăn trưa ở Hong kong, ăn tối ở Nhật, Soul, hay Đài loan, hoặc ngược lại.

Nói như thế có nghĩa là ở VN ngày nay đi trong nước hay nứơc ngoài rất dễ dàng và tiện lợi không phải khó khăn hay xin phép như thời bao cấp.

- Việt kiều nếu về VN mà có mua bảo hiễm travel ins cover tai nạn, bệnh tật thì khi hữu sự vào điều trị tại các bệnh viện quốc tế nổi tiếng như Việt Pháp, Medic, Úc, Singapore, Việt Đức, Úc, Mỹ....



Phần 6:

Sau khi chiến thắng và thống nhất đất nước 30/4/75, CSVN áp dụng chế độ Xã Hội Chũ Nghĩa, độc tài chuyên chính vô sản lên khắp cả nước. Quốc hữu hoá tất cả tài sản của nhân dân miền Nam, đưa dân miền Nam đi kinh tế mới, cấm không cho dân chúng buôn bán làm ăn, hạn chế quyền tự do đi lại, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận. Đưa sĩ quan và công chức VNCH vào các trại cải tạo tập trung, làm cho toàn thể nhân dân miền Nam vô cùng khổ sở, khốn đốn. Nhiều người phải bỏ nước liều chết ra đi, tạo nên một làn sóng người vượt biên vĩ đại trong lịch sữ thế giới loài người.

Trong thời gian từ 1975 đến 1987 kinh tế VN suy sụp, kiệt quệ gần đi đến khánh tận nên CSVN cũng kịp thời tuyên bố cởi trói, đổi mới và bãi bỏ chế độ bao cấp.

Cho người dân đựơc tự do kinh doanh, làm ăn, sinh sống, buôn bán nhỏ lẽ, cho tự do đi lại, cư trú thoải mái hơn trước.

Trong thời gian 1987 đến 1995 mặc dù VN còn bị Mỹ cắm vận nhưng vẫn mở cửa cho Đài loan, Hồng Kông , Singapore, Mã lai vào đầu tư những dự án may mặc, địa ốc văn phòng, khách sạn.

Sau khi Mỹ bải bỏ cấm vận, bang giao và bình thường hoá quan hệ ngoại giao với VN năm 1995, thì VN mở cửa hội nhập với thế giới và có nhiều quốc gia trên thế giới vào VN đầu tư, kinh doanh.

Cứ thế nền kinh tế VN mỗi năm cứ phát triển đều đặn, đời sống ngừơi dân VN càng khá lên, đất nứơc mỗi năm mỗi xây dựng, phát triển thêm nhiều cộng trình, dự án mới.

Rồi tuần tự VN lại được gia nhập vào WTO, hàng hoá của VN sản xuất, được xuất cảng đến nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Do đó VN cũng thu được nhiều ngoại tệ.

Hiện nay VN được gia nhập vào hiệp thương TTP và liên minh hợp tác với Mỹ càng ngày càng gắn bó, thân thiện hơn. Hai bên đã trở thành đối tác toàn diện.

VN đang có nhiều dự án to lớn, sẽ dành nhiều ưu đãi cho Mỹ vào đầu tư trong nay mai.

Trong tưỏng lai không xa VN sẽ bắt kịp nhiều nước trong vùng ĐNA.

Trong một nước đang phát triển thì lẽ đương nhiên VN cũng phải gặp nhiều trở ngại, khó khăn như vệ sinh môi trường, giải tỏa bồi thường đất đai, xây dựng hệ thống pháp luật cho phù hợp với nền kinh tế thị trừơng để theo kịp trào lưu hội nhập với thế giới. Rồi còn phải giải quyết những quốc nạn cán bộ, cộng an, nhân viên công quyền tham nhũng, hối lộ, tham ô, hà sách, nhũng nhiễu làm khó dễ dân.

Đây cũng là những vấn đề rất phức tạp không dễ giải quyết một sớm một chiều vì nó có giây mơ, rể má chằng chịt, mọc gốc, mọc rể khắp nơi mà chế độ nào cũng gặp phải.

Vì ai có quyền hành trong tay không hách dịch, ai thấy tiền nhiều không ham! Do đó mà dễ sanh ra lạm quyền, tham nhũng, hối lộ.

Tôi thử hỏi quý vị, nếu quý vị có chức có quyền trong tay mà con cháu ruột, bà con ruột thịt, họ hàng gần, bạn bè thân thiết của quý vị nhờ quý vị giúp đở vậy quý vị có giúp không? Nếu quý vị trả lời không thì quý vị không thể sống trong xã hội này rồi, vì quý vị bị cô lập, bị rủa sả, bị trách móc, giận hờn, nhất là quý vị từ chối thân nhân bà xã của quý vị thử coi !

Do đó có câu tục ngữ người đời thường nói: "Một kẻ làm quan cả họ được nhờ".

Phần 7:

Một câu hỏi nửa là nếu quý vị có chức, có quyền, nhà đầu tư nước ngoài hay trong nước nói với quý vị rằng: xin ông chấp nhận cho tôi đầu tư dự án nầy, tôi sẽ biếu cho ông tiền huê hồng cho dự án này là 10%. Giả sữ dự án là 100 triệu đô. 10% là 10 triệu đô thì quý vị nghĩ sao ? Hãy trả lời cho thành thật đi !

Nếu những dự án mang bạc Tỷ đô thì sao ? Cha cha cha hấp dẫn quá đi!

Và còn rất nhiều, rất nhiều trường hợp tương tợ giống như những câu hỏi trên mà chúng ta sẽ gặp hàng ngày, như nào là đền ơn đáp nghiã vì mình đã giúp cho ngừơi ta, rồi ngừơi ta nhớ ơn nên muốn đền ơn. Nên nhớ chúng ta là ngừơi chứ không phải là Thánh hay Phật đâu nha và nhất là ở một đất nước Á Châu chưa phát triển như các nước Âu Mỹ.

Nói vậy, chứ ở các nước như Âu Mỹ, tuy nói vậy chứ không phải như vậy đâu nha! Họ cũng là con người chứ không phải thần thánh gì, họ chỉ sợ pháp luật sờ gáy thôi. Nhưng trong chốn kín đáo, chỗ riêng tư, nào ai biết được. Chỉ khi nào đổ bể ra thì chúng ta mới biết mà thôi!

Nói, phê bình, chửi bới thì dễ nhưng khi đối đầu thật với sự việc thì mới biết đá biết vàng, lúc đó biết đâu mình sẽ trở thành một tay hạm trưởng há mồm tài ba, gạch, ngói, Cát, đá, xi măng, gang, thép gì cũng nuốt gọn và chuyên chở hết ráo.

Vì những lý do tôi đã nêu trên, và nhận thấy cá mè một lứa không khác gì nhau, nên tôi không muốn chống Cộng, vì hạ anh Cộng này xuống thì có anh Hạm khác lên cũng same same.

Đức Nguyễn

Loạt bài về sự lừa đảo của VTV và PV Lê Bình







DỐI TRÁ

FB Luân Lê

———-

VTV đã lấy tiền thuế của dân và đưa cô Lê Bình sang tận Syria để làm một bộ phim tài liệu với tên gọi: Ký sự Syria, Góc nhìn từ phía trong cuộc chiến.

Thật không may, đến nay người ta đã tìm ra được một bộ phim tài liệu được thực hiện từ tháng 08/2014 bởi các phóng viên người Nga, và điều đặc biệt là nó giống gần như tất tần tật các nội dung, phân đoạn, hoạt cảnh, lời dẫn với ký sự mà cô Lê Bình đã ba lần hút chết mới dựng lên được.

Khi sự dối trá đã trở thành một thói quen và là sự thật hiển nhiên trong lòng một xã hội, người ta sẽ không còn niềm tin vào bất kể thứ gì người ta nhìn thấy hay nghe được nữa.

Lấy tiền thuế của dân, mà rồi đưa cho một con người sang Syria làm những thứ mà chính cô ta còn “không biết nó (tức cuộc chiến đó) thực sự là gì”.

Và thật trớ trêu, là người ta phải lắc đầu ngán ngẩm, khi nhìn cái cảnh cô ta mang theo túi xách, nữ trang, đeo kính râm, đội nón và mặc áo sáng màu, quần bò đứng khóc rưng rức giữa nơi mà cô ta đặt tên là “chiến trường khốc liệt” một cách thản nhiên không run sợ.

Xuý Vân giả dại cũng không bao giờ đỉnh cao bằng diễn xuất của những phóng viên với tâm hồn nhân loại rộng mở nhưng không bao giờ nhỏ một giọt nước mắt nào cho đồng bào là những người dân khốn khổ đang phải giành giật sự sống từng ngày “trong những cuộc chiến thực sự khốc liệt đang diễn ra trong lòng đất nước của chính mình”.

_____
Dân trí giờ cao lắm, chớ có đùa!

FB Hằng Thanh

————


Định không nói gì về ký sự “Syria: Góc nhìn từ phía trong cuộc chiến” của nhóm Lê Bình, nhưng sau cuộc họp báo hôm nay về bộ phim, thấy không thể không nói băn khoăn của mình.

1. Ngay hôm nghe quảng cáo rầm rộ là ekip bỏ cuộc phỏng vấn Tổng thống Bashar al-Assad để đi làm phóng sự này, mình đã bảo với con trai: Hẹn làm việc với Tổng thống đâu có dễ mà nói bỏ như chuyện trẻ ranh ý!

Hôm nay, trước câu hỏi của PV về việc Lê Bình bịa chuyện này, cô trả lời không thuyết phục.

2. Trong phim, Lê Bình thì thào rằng quân địch ở cách 20m và rằng, phải tách nhóm ra vì sợ địch nghe thấy tiếng bước chân, nhưng nghe rõ trong phim tiếng giày của các em gõ thình thịch Chắc lính IS bị điếc nên cách 20m không nghe thấy tiếng giày gõ như đầm nền nhà thế, nhất là khi cả 2 đều trong lòng đất?

Cả nhóm đi vào cái đường hầm ấy để làm gì, mà khi gặp địch lại quay lại? Định tả đường hầm thì VN có địa đạo Củ Chi cũng hoành lắm nha!

Trong hầm, lúc có tiếng súng nổ, Lê Bình kêu lên CỐ TỎ ra sợ hãi, 2 binh sĩ ĐỨNG XEM cạnh đấy nhìn cô cười

Cảnh trên đường giữa 2 dãy nhà đổ nát, mấy em phóng viên cúi người chạy (chả biết tránh cái gì) trong khi 2 binh sĩ dẫn đường đi trước rất bình thản và quay lại nhìn hơi ngạc nhiên. Cúi người “tránh” trong khi áo, mũ trắng lốp -là mầu dễ lộ nên thời chiến thường không dùng!

Trong phim Lê Bình cho biết đã “đối diện với cái chết” tại thành phố Homs, nhưng họp báo, cô cho biết “Homs là nơi an toàn vì chỉ có một phần chiến sự ở phía bên kia thôi. Nơi chúng tôi đến hiện đang an toàn và vì thế nên chính phủ mới dẫn chúng tôi đến.”

Nghĩa là, sự nguy hiểm và “thoát chết” chỉ là chém gió!

Cũng không thấy hình ảnh quân địch để có cảm giác chiến sự một tẹo nhể!

3. Cảnh đổ nát vì chiến tranh thì thế hệ bọn mình chả thấy có gì lạ. Hà Nội, đặc biệt là Khâm Thiên, tháng 12.1972 còn tan nát hơn thế nhiều!

Với bọn già đã lớn lên trong chiến tranh và đã xem các bộ phim về chiến tranh từ lúc còn “truổng cởi” như mình, thì nói thật là phim diễn quá mức qui định mà diễn xuất lại kém, nên không thuyết phục.

Làm phim chiến tranh kiểu này, các cụ vốn là phóng viên điện ảnh quân đội thời chiến cười cho đấy. Vì họ trải nghiệm thật, nên hơi thở chiến tranh trong từng mi li met phim, chứ không phải là làm phim du ngoạn xong tự gọi là phim chiến tranh dư lày.

4. Một vấn đề rất lớn của bộ phim là quan điểm chính trị. Chính Lê Bình cho biết “thực sự là không biết nên nghe theo hướng nào vì bên nào cũng có cái lý của họ”. Thế mà cũng đi làm phim? Vì thế, phim không làm rõ được ai chính, ai tà, nên người xem thấy rất mơ hồ.

Vậy thì không thể không đặt ra câu hỏi: Ai đã tài trợ cho nhóm Lê Bình đến đây để làm phim này và nhằm mục đích gì? Xem ký sự, lại nhớ đến Duy Nghĩa -PV của VTV thường trú ở Nga- từng sang Syria mấy lần và thấy đều đề cao vai trò của Nga trong cuộc chiến ở đây.

Đặc biệt, như bác Tống Phước Trị phát hiện, nhóm Lê Bình đi “có tới 2 ông tướng Syri tháp tùng”, buộc mình phải nhớ đến năm trước, PV Duy Nghĩa mặc quần áo của lính Nga, đi cùng lính Nga vào vùng chiến sự Nga – Ukraina để “phản ánh” và hình ảnh đó đã bị cả người Ukraina lẫn VN phản ứng trên mạng xã hội.

Có gì “lan quyên” giữa 2 nhóm phóng viên của VTV ở 2 vụ đều liên quan đến chiến tranh và đều liên quan đến Nga không nhỉ?

Thiết nghĩ, làm báo, càng liên quan đến vấn đề chính trị, càng phải rành mạch, không thể lập lờ “nhân danh” cái gì được chứ nhỉ!

Dân trí giờ cao lắm, chớ có đùa!

_____
Phụ nữ News
Nhà báo Lê Bình và VTV đã ‘qua mặt’ khán giả truyền hình như thế nào?

Tác giả: Trương Nguyễn Thạch

———–


Sau khi nhà báo Lê Bình cùng các cộng sự thực hiện ký sự Syria phát sóng trên chương trình VTV24, cử nhân luật Trương Nguyễn Thạch phân tích trên báo Giao thông chỉ ra 3 điểm sai sự thật.

Ký sự Syria: Góc nhìn từ phía trong cuộc chiến là bộ phim tài liệu phát sóng trong khung giờ VTV Đặc biệt của Đài Truyền hình Việt Nam, do ê-kíp phim của Trung tâm Tin tức VTV24 gồm nhà báo Lê Bình, quay phim Ngọc Phức và hai phóng viên Vân Anh, Phương My thực hiện. Phóng sự được phát vào tối 23/7 đã thu hút sự chú ý, tranh cãi của cộng đồng, có nhiều ý kiến trái chiều.

“Chiến tranh là sự kế tục của chính trị bằng phương tiện bạo lực. Đó là một chân lý mà đáng lẽ ra bất cứ người nào nghiên cứu và phân tích về một cuộc chiến cần phải biết và bắt buộc phải biết. Có hai loại chiến tranh, một là chiến tranh phi nghĩa, đối nghịch lại đó là chiến tranh chính nghĩa.

Tổng thống Al – Assad đã rất nhiều lần khẳng định với thế giới rằng người Syria đang chiến đấu chống khủng bố chứ không phải là đất nước của họ đang đánh nhau. Họ chiến đấu để chống lại những tội ác ghê tởm của IS và của lực lượng đứng đằng sau giật dây. Nói theo ngôn ngữ quân sự, người Syria đang chiến đấu chống cuộc xâm lược thông qua bàn tay của người khác.

Nhà báo Lê Bình có chia sẻ: “Chúng tôi đã rơi rất nhiều nước mắt vì sự đau khổ của những người phụ nữ nông dân, họ căm phẫn và tuyệt vọng khi không hiểu vì lý do gì, người thân, chồng, cha, con mình lại chết một cách oan uổng”. Hay khi được hỏi về “màu sáng của chiến tranh Syria”, Nhà báo Lê Bình chia sẻ: “Chiến tranh không thể có ánh sáng và hy vọng”, “chiến tranh có máu, nước mắt, có nỗi đau tận cùng, có những tội ác khủng khiếp, còn với ánh sáng, tôi lại chưa nhìn thấy. Đó là bản chất của chiến tranh”.

Tôi không thể tin được chị Bình lại có thể phát biểu một câu vô lý tới mức như vậy. Chiến tranh có phi nghĩa và cũng có những cuộc chiến tranh chính nghĩa. Hy sinh cho tổ quốc sẽ không thể là cái chết oan uổng như chị nói.

Chi tiết sai lầm trong tác nghiệp

Ảnh 1: Anh lính thuộc quân đội chính phủ giữ đại liên PKM trên lỗ châu mai, nhà báo Lê Bình mặc cái áo đỏ ghé đầu vào chỉ trỏ. Đây là hành động dại dột trên chiến trường, cái áo đỏ của chị Bình có thể lọt ngay vào mắt của một tay hoa tiêu thuộc IS nào đó đang lượn ống nhòm khắp nơi để tìm hoả lực của quân chính phủ. Khi bị lộ cứ điểm thì hoả lực tập trung vào đó, pháo, cối sẽ nã tới cái chỗ mà phóng viên Bình đang đứng. Vô hình chung, phóng viên Bình có thể hại cả đoàn phim cùng tiểu đội đang chiến đấu.

Ảnh 2: Trong công sự tối, chị Bình đeo kính râm như đang đi nghỉ mát ở Sea Links resort. Cạnh đó, chị nói “Mình làm lại nhé” với đồng nghiệp cho thấy chị đang làm đạo diễn. Đây là bộ phim tài liệu, cái tôi cần, mọi người cần là sự lột tả bản chất thật chứ không phải là sự diễn xuất.

Về 3 lần đối mặt với cái chết, có đúng sự thật?

Lần đầu “đối diện với cái chết” như quảng cáo của VTV là tại thành phố Homs. Nhà báo Lê Bình tản bộ trên một cái phố vắng người, phát biểu: “Đây là Homs, thành phố mới chỉ được giải phóng có một phần, phía bên kia IS vẫn đang chiếm đóng!” Thực chất, hướng Tây – khu vực duy nhất trong nội thành còn tồn tại phiến quân mà quân chính phủ chưa kiểm soát được, nằm trọn trong tay của lực lượng FSA (Quân đội tự do Syria) và Al – Nusra (Al – Qaeda chi nhánh Syria) chứ không phải IS.

Nội thành thành phố Homs gần như đã yên bình dù đổ nát, nghĩa là đó là vùng an toàn, cũng có nghĩa lần “đối diện với cái chết thứ 1” như giới thiệu của VTV là đã sai thông tin và nơi này không còn nguy hiểm đến tính mạng.

Lần thứ 2 “đối diện với cái chết”, theo ê-kíp chia sẻ, họ rời đi 30 phút thì quả bom cài sẵn phát nổ ngay tại tu viện họ từng đến phỏng vấn.

Được biết, Maaloula là thị trấn của người Cơ Đốc giáo. Đi đường cao tốc Damas – Aleppo theo hướng Bắc lên độ 40km, đi xuyên qua Ayn At Tina thì đến. Vùng này nằm trọn trong vùng mà lực lượng thân chính phủ Syria đang kiểm soát, tức là vùng an toàn, mà an toàn thì làm gì có chuyện đối diện với cái chết.

Và trong khoảng thời gian qua, tôi đã tìm kỹ, không có một vụ tấn công nào nhằm vào tu viện Cơ Đốc Giáo tại khu vực này trong thời gian qua cả. Có thể nói, lần “đối diện với cái chết” lần thứ 2 này không đến nỗi như lời mà chị và VTV đưa ra.

Khu vực có phiến quân gần nhất cũng là phía “đối lập ôn hòa” của Mỹ và đám Al – Nusra chi nhánh Syria đóng về phía Tây, cách đó tầm 60km gần biên giới Lebanon, chứ hiện tại thì không hề có một bóng quân IS nào ở đó.

Jobar là khu vực cách 2km về phía Đông Bắc thủ đô Damascus. Chỗ này, quân chính phủ giao tranh cùng với lực lượng “phe đối lập ôn hòa” FSA và Al – Nusra chứ cũng không có IS như nhiều người tưởng. Tình hình khu vực chiến trường nơi mà chị Lê Bình đang tác nghiệp, theo tôi quan sát thấy khá yên tĩnh. Một khu vực giao tranh căng thẳng phải có tiếng nổ của cối, B-41, tiếng lựu đạn, tiếng súng máy bắn áp chế liên hồi, tiếng người chỉ huy hò hét đốc thúc binh sĩ chiến đấu đánh trả địch, tiếng kêu gào của thương binh.

Trong cái phóng sự, tất cả mọi người ở khu vực chiến sự (kể cả binh lính và sĩ quan Syria) đều có vẻ thong thả khoan thai thay cho cái vẻ hối hả gấp gáp thường thấy của chiến trường. Thi thoảng lại vang lên vài tiếng súng, chị Bình giật mình rú lên. Xin thưa đó mới là lính chốt bắn vài loạt ngắn cầm chừng hoặc bắn thăm dò, rõ ràng nhất là anh lính giữ trung liên M-249 cũng chỉ mới kê súng bắn vài viên, khi giao tranh thật sự thì cái khẩu trung liên đó phải nhả đạn liên hồi, đạn áp chế lên đầu địch chứ không phải là bắn vài viên như trong phim đâu.

Anh lính Syria còn bắc ghế nhựa ra ngồi bắn súng: Vậy thì nguy hiểm tính mạng, đối diện cái chết là chưa xác thực. Vài 3 phát đạn, anh quay phim cho rung máy quay hết cỡ, làm ký sự như này nói không ngoa thì ai làm cũng được.

Chị Bình kết luận: “Người Syria đang dùng súng của Nga, Mỹ, Israel để bắn vào nhau”, chị không nắm được bản chất của cuộc chiến Syria, nơi mà quân đội chính phủ, những người đã bảo vệ các phóng viên khi mặc áo đỏ đeo kính râm đi lại thảnh thơi trong công sự, những người đang được Nga hỗ trợ chứ không phải được nhấn nhứ mạnh mẽ như là một bên gây ra chiến tranh đang cố gắng chống lại Chủ nghĩa khủng bố.

Chủ nghĩa khủng bố ấy vốn được Mỹ và Israel nhúng tay vào hỗ trợ. Chúng là lực lượng vẫn chặt đầu, ăn thịt người như các bạn khóc than trong đoạn đầu phóng sự. Các bạn cho rằng đó là “nội chiến”. Nó không còn là nội chiến khi mà Syria đã trở thành nơi tập hợp tất cả các chiến binh thánh chiến từ khắp nơi và nơi đan xen nhiều lực lượng từ Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, đặc nhiệm các nước như Nga, Iran, Hezbollah,…

Có một đoạn phỏng vấn tôi thấy anh lính trả lời rất hay. Phóng viên hỏi:

– Khi bắn anh có bao giờ run tay không?

– Tôi không bao giờ run tay, bởi vì tôi biết mình chiến đấu để bảo vệ cho Tổ quốc và nhân dân của mình.

Cách mà anh trả lời, đúng như một người lính có tình yêu, có hậu phương thân yêu và lý tưởng, đã khiến tôi nhìn thấu sự tương phản về nhân cách của hai con người trong khung hình lúc ấy.

Siêu mini Hồng ngọc- giá 150k

Siêu mini Hồng ngọc- giá 150k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh


Hàng về Huế( Búp)


Kimgiòn siêu mini-giá 150k

Kimgiòn siêu mini-giá 150k-ĐT 0974548883.
STK Phạm Đình Trúc Thu 711ab2332746 Vietinbank Tây ninh



Thứ Ba, 26 tháng 7, 2016

PHỐ QUỶ







Một chiều vữa nắng
Em vùi chân dưới lớp hoàng hôn bên dòng sông bình lặng
Thổi lớp sóng không mang hình của sóng,
về phía bờ bên kia
Nơi tôi đang ở
Thành phố dụi đầu vào mùa heo may thay lá
Những mái nhà bá vai những mái nhà
Bầy thiên di móc trong ngực cây chùm quả
Bón cho nhau tiếng hót nhân tình


Tôi cãi nhau với sự thinh lặng
Bình thản kéo một bản nhạc bằng chiếc đàn violon không dây
Chảy theo dòng suy nghĩ vào chiếc bao tử bình hoa mimosa còn ngậm hương chưa nở
Tưởng niệm lá cuống tử nạn
rữa mục hình hài trong thớ nước
Tôi ngạt thở ngoi ngóp chui ra
Thẩm cảm mùi hương phảng phất trên cánh,phiến
Ngộ ra chân lý biến dị
Đó là cách mà lòai người vẫn làm :
Mặc niệm chỉ là....để mặc niệm
Trên tấm bia đá,siêu nhiên thời gian cấy lớp rêu phong nhoè dòng tên đỏ
Từ xác thân người nằm xuống hóa thịt thành Đất, hóa máu thành Nước
mọc ra một loài cây bất tử năm cánh lá vàng
Mỗi độ tháng bảy mọng vòm quả chín
Có kẻ nào đó lẩm nhẩm câu kinh nguyện che mắt thế nhân
Rồi vội vàng khép miệng hái ngậm chùm qủa...
Bản chất của một lời cầu kinh ???

Tôi nghi hoặc về những lùm mây đội nón che lấp khỏang trời
Và dội mái tóc mưa trắng bạc ngang thưng ô cửa sổ
Bên kia đường...
Gió tát người đàn bà ụp đổ
Đằng sau,
thằng bé xụp quỳ thét lên tiếng khóc động lòng lòai ma quỷ.
Nhưng ngay cạnh
bên bức vách, những tiếng hoan ca chúc tụng vẫn vang lên
Họ không nghe tiếng khóc của con người mà loài quỷ cũng thấu ?!

Tôi điên dại chạy ra bờ sông
Phía bờ bên kia
Trời xanh như tóc em
Tóc em xanh như mầm lá hạt mạch
Tôi thổi lớp sóng không mang hình của sóng
Hòa vào sóng em !!!

2016/ Mạc Phong Tuyền