Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

Vô ngã hay không có linh hồn




Một khoảnh khắc ý thức khởi lên có nghĩa là một khoảnh khắc ý thức khác diệt mất, và ngược lại.

Quan điểm Phật giáo về linh hồn và nghiệp báo
Linh hồn sau khi chết vẫn tồn tại?

Chúng ta cần phân biệt thuyết luân hồi sinh tử của Phật giáo với thuyết linh hồn tái sinh, thuyết linh hồn ngụ ý sự chuyển kiếp của một linh hồn và hình thức tái sinh không thay đổi của nó. Phật giáo phủ nhận sự hiện hữu của một linh hồn bất biến hay vĩnh cửu do Thượng đế hay thần ngã (Paramàtma) tạo ra.


Nếu linh hồn bất tử được giả định là bản thể của con người, thì nó phải vĩnh cửu, chứ không thể nào thăng trầm được. Ngoài ra, chúng ta không thể hiểu tại sao những linh hồn khác nhau được cấu tạo theo nhiều cách như thế ngay từ khởi thủy.


Để chứng minh có hạnh phúc vô tận trong thiên đường vĩnh cửu và sự đày đọa không cùng trong địa ngục miên viễn, tất nhiên cần phải có một linh hồn bất tử. Bằng không, thì cái gì bị trừng phạt trong địa ngục hay được ân thưởng trên thiên đường?


Bertrand Russell viết: “Phải nói rằng sự phân biệt xưa cũ giữa linh hồn và thể xác thực sự đã biến thành mây khói, vì vật chất đã mất cái tính cứng rắn của nó, cũng như tinh thần đã mất tính chất linh thiêng. Tâm lý học hiện đang bắt đầu có tính cách khoa học. Trong tình trạng tâm lý học hiện tại, niềm tin vào tính bất tử dù sao đi nữa cũng không được khoa học ủng hộ.”


Các Phật tử biểu đồng tình với Russell khi ông nói: “Có một số lý do hiển nhiên chứng tỏ rằng tôi hôm nay cùng là một người như tôi hôm qua, và thử lấy một ví dụ hiển nhiên hơn nữa, nếu tôi thấy một người và nghe y nói, điều đó phải được hiểu theo “cái tôi” đang thấy cũng là “cái tôi” đang nghe.”





Mãi cho đến gần đây các nhà khoa học đã tin chắc có một nguyên tử bất khả phân và bất khả hủy. “Do những lý do đầy đủ, các nhà vật lý học đã chuyển đổi nguyên tử này thành một tràng sự kiện. Vì những lý do tương tự khác, các nhà sinh lý học thấy rằng tâm không phải là một thể đồng nhất đơn thuần và liên tục mà là một chuỗi diễn biến được buộc vào nhau bằng những mối tương quan mật thiết nào đó. Do đó, vấn đề bất tử đã trở nên vấn đề có hay không những mối tương quan mật thiết giữa các diễn biến liên hệ với cái thân còn sống và những diễn biến khác xảy ra sau khi chết.”


Như C.E.M. Joad (1891-1953) nói trong cuốn “Ý nghĩa của đời sống”: “Từ nay vật chất đã tan rã thành từng phần ngay trước mắt chúng ta. Vật chất không còn cứng, không còn bền, không còn quy định bởi luật nhân quả bắt buộc. Và quan trọng hơn cả là, ta không còn biết được nó ra sao nữa.


Hình như những cái được gọi là nguyên tử đều mang tính chất “vừa khả phân vừa khả hủy”. Những điện tử âm và những điện tử dương tạo thành nguyên tử, có thể gặp gỡ nhau và hủy diệt lẫn nhau, trong khi độ bền của chúng hầu như chỉ là độ bền của một làn sóng không có biên giới nhất định, và ở trong một quá trình đổi thay liên tục vừa cả hình dáng lẫn vị trí hơn là độ bền của một vật thể (cố định).”


Giám mục Berkeley nêu rõ rằng cái được gọi là nguyên tử này là một vật giả tưởng của siêu hình học, và chủ trương rằng có một chất tâm linh được gọi là linh hồn.


Ví dụ Hume (1711-1776) nhìn sâu vào ý thức và nhận ra rằng không có gì ngoài những trạng thái tâm lý trôi qua nhanh, nên đã kết luận rằng “Cái ngã trường tồn được xem là có kia” vốn không có thật. Ông nói: “Có một số triết gia tưởng tượng rằng chúng ta lúc nào cũng có ý thức về cái gọi là “bản ngã của ta”, rằng chúng ta cảm nhận được sự hiện hữu của nó và tính liên tục hiện hữu của nó, và thế là chúng ta tin chắc cả tính đồng nhất toàn vẹn lẫn tính đơn thuần của “cái ngã”. Về phần tôi, khi tôi tiến thật sâu vào cái được gọi là “tự ngã”, tôi luôn luôn vấp phải một cảm giác đặc biệt nào đó như nóng hoặc lạnh, sáng hoặc tối, yêu hoặc ghét, buồn hoặc vui, chứ tôi không bao giờ nắm được cái “tự ngã”, và tôi không bao giờ quan sát được cái gì khác ngoài cảm giác ấy. Tôi cũng không quan niệm có cái gì cần thiết hơn làm cho tôi trở thành vô ngã hoàn toàn.”


Bergson (1859-1841) nói: “Tất cả tâm thức chỉ là sự hiện hữu của thời gian, và một trạng thái của tâm thức là một trạng thái luôn luôn thay đổi. Đó là một sự biến đổi không ngừng; khi sự biến dịch ngừng thì nó cũng ngừng hiện hữu; chính nó không gì khác hơn là sự biến dịch.”


Bàn đến vấn đề linh hồn, giáo sư William James (1842-1910): “Thuyết linh hồn thật là cái gì hoàn toàn thừa thãi cho đến khi nào những sự kiện của kinh nghiệm tâm thức có thể thực sự xác nhận được. Từ trước đến nay không ai bị bắt buộc phải thừa nhận thuyết ấy vì những lý do khoa học rõ ràng”. Để kết luận chương sách thú vị của ông về linh hồn, ông nói: “Trong quyển sách này giải pháp tạm thời mà chúng ta tìm được có thể là câu cuối cùng: những tư tưởng chính là những người tư tưởng.”


Watson (1878-1958) , nhà tâm lý học lỗi lạc, nhận định: “Chưa ai từng sờ mó linh hồn hay đã thấy được nó trong ống nghiệm, hoặc bằng cách nào đó giao tiếp với những đối tượng khác trong kinh nghiệm hằng ngày của họ. Mặc dù thế, nghi ngờ sự hiện hữu của linh hồn tức là trở thành kẻ tà đạo, và rất có thể vì thế mà bị mất đầu. Thậm chí ngày nay một người có địa vị xã hội cũng không dám đặt vấn đề đó nữa.”


Đức Phật đã biết trước sự kiện này cách đây 2500 năm. Theo Phật giáo, tâm chỉ là một kết hợp phức tạp của những trạng thái tâm lý trôi nhanh. Một đơn vị ý thức gồm có 3 giai đoạn: Hiện khởi hay phát sinh (uppàda), an trụ hay phát triển (thiti), và hủy diệt hay tan rã (bhanga). Giai đoạn sinh khởi của khoảnh khắc tư tưởng sau xảy ra ngay sau giai đoạn hủy diệt của khoảnh khắc tư tưởng trước. Mỗi ý niệm chớp nhoáng của tiến trình đời sống luôn biến dịch này, khi hủy diệt, truyền lại tất cả năng lực của nó, toàn bộ những ấn tượng đã được ghi lại không phai mờ cho ý niệm kế tiếp. Mỗi ý niệm mới sinh gồm những tiềm năng của những ý niệm trước nó cộng thêm với những gì khác nữa. Do đó, có một dòng ý thức liên tục như một dòng nước trôi chảy không ngừng. Khoảnh khắc tư tưởng kế tiếp không hoàn toàn đồng nhất với khoảnh khắc tư tưởng trước nó, vì cái tạo ra nó không giống hệt nó, và cũng không hoàn toàn khác nó mà là một tràng liên tục của nghiệp lực. Ở đây không có một cá thể đồng nhất mà chỉ có một tiến trình đồng nhất.


Mỗi khoảnh khắc đều có sinh và tử. Một khoảnh khắc ý thức khởi lên có nghĩa là một khoảnh khắc ý thức khác diệt mất, và ngược lại. Trong dòng đời, có sự tái sinh nhất thời mà không có linh hồn.


Không nên hiểu tâm thức bị chặt từng khúc và nối lại với nhau như một toa xe lửa hay một chuỗi dây xích. Mà trái lại, “tâm thức trôi chảy liên tục như một con sông tiếp nhận từ những phụ lưu giác quan những chất bồi thêm vào dòng nước của nó, và luôn luôn phân phối cho thế giới chung quanh những chất liệu tư tưởng mà nó đã thu lượm được trên đường đi”. Con sông phát sinh từ nguồn và kết thúc tại cửa sông. Dòng sông chảy mau lẹ đến nỗi khó có một tiêu chuẩn nào để đo lường được, dù chỉ là đại khái. Tuy nhiên, các nhà bình luận thích nói rằng khoảng thời gian kéo dài của một khoảnh khắc ý niệm còn ngắn hơn một phần tỷ thời gian của một tia chớp.


Ở đây, chúng ta thấy một sự nối liền những trạng thái ý thức vụt trôi qua, trái hẳn với sự chồng chất của những trạng thái ý thức kia, như một số người có vẻ tin tưởng. Không một trạng thái nào qua rồi còn trở lại nữa, nó cũng không đồng nhất với trạng thái trước đó. Nhưng, chúng ta là những phàm nhân bị lưới vô minh che khuất, vẫn lầm tưởng cái dòng liên tục bề ngoài này là một cái gì vĩnh cửu, và còn đi xa đến độ đưa vào một linh hồn bất biến, một cái ngã, và xem là chủ thể hành động vừa là nơi nhận mọi hành động vào cho dòng ý thức luôn biến dịch này.


“Cái gọi là tự ngã kia giống như một ánh chớp lóe sáng được phân tán ra thành một tràng tia sáng liên tục, cái nọ tiếp liền cái kia nhanh đến độ võng mạc phàm nhân không thể nào nhận thức được chúng một cách riêng lẻ, cũng như người ít học không thể nào quan niệm được một tràng tia sáng rời rạc như thế.” Như bánh xe lăn chạm vào mặt đất ở một điểm, cái tự ngã ấy cũng chỉ tồn tại trong một khoảnh khắc tư tưởng. Bao giờ nó cũng ở trong hiện tại mà nó vẫn mãi trôi về quá khứ không trở lại. Và trong tương lai ta sẽ trở thành ra sao đều do khoảnh khắc tư tưởng hiện tại này qui định.


Người ta có thể hỏi, nếu không có linh hồn thì cái gì tái sinh?


Phải, không có cái gì để tái sinh cả. Khi đời sống chấm dứt thì nghiệp lực tự cụ thể hóa trong một hình thức khác. Như Tỳ kheo Silacara nói: “Cái nghiệp lực vô hình đi bất cứ nơi đâu có những điều kiện thích hợp cho sự hiện hữu của nó. Ở chỗ này nó hiện hình như một con sâu bọ bé nhỏ, ở chỗ kia nó lộ diện trong ánh hào quang rực rỡ của một thiên thần hay một đấng thiên chủ. Khi một kiếp sống kết thúc, nó lại tiếp tục tái hiện ở những hoàn cảnh tinh tế hơn trong một tên khác, hoặc một hình thức khác.


Sinh là sự phát khởi của hiện tượng tâm sinh lý, và chết chỉ là sự kết thúc tạm thời của một hiện tượng thoáng qua.


Giống hệt như sự sinh khởi của một trạng thái vật lý được tạo nên bởi một trạng thái đi trước nó, như là nguyên nhân của nó, sự xuất hiện của hiện tượng tâm sinh lý cũng do những nguyên nhân có trước, tạo điều kiện để nó sinh ra. Như tiến trình của một quãng đời sống có thể thực hiện được mà không cần có một bản thể thường còn di chuyển từ thời niệm nọ đến thời niệm kia, cũng vậy, một chuỗi dòng đời có thể tiến triển mà không cần có một linh hồn bất tử truyền từ kiếp nọ sang kiếp kia.


Phật giáo không hoàn toàn phủ nhận sự có mặt của một cá nhân theo nghĩa thực nghiệm, mà chỉ chứng minh rằng cá thể ấy không có thực, trong một ý nghĩa cùng tột. Danh từ triết học của Phật giáo để chỉ một cá nhân là Santana, nghĩa là một dòng trôi chảy hay là một chuỗi liên tục. Nó bao gồm cả những yếu tố tâm lý và vật lý, nghiệp lực của mỗi cá nhân nối kết những yếu tố đó lại với nhau. Dòng biến dịch không gián đoạn hay chuỗi liên tục hiện tượng tâm sinh lý này do nghiệp tạo nên, và không chỉ bị giới hạn vào đời sống hiện tại, mà bắt nguồn từ quá khứ vô thỉ và còn tiếp tục trong tương lai, đó là từ ngữ của Phật giáo thay thế cho tự ngã thường hằng hay linh hồn bất tử của các Tôn giáo khác.

http://kienthuc.net.vn/thien/vo-nga-hay-khong-co-linh-hon-195743.html

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Quê hương là duyên hay định mệnh




TIẾN THÀNH

Miền Bắc đã vào hè. Cái nắng oi ả, dù chưa có tiếng ve và hoa phương nhưng cũng báo hiệu cho một mùa thi, một mùa chia ly. Vậy là đã 18 năm mình xa quê, ở một thành phố lạ. Bằng đúng thời gian mình sinh ra ở quê đến khi rời đi, nên bây giờ không biết mình là người ở đâu nữa.


Nhìn bạn bè ngày xưa củng học chia sẻ những hình ảnh “gia đình hạnh phúc” ở Tây Nguyên, Sài Gòn, rồi ở nước ngoài, biết những người xa quê đã mấy chục năm, mình hiểu người ta sẽ không về quê nữa. Nhà ở quê bán rồi, có người giữ nhưng ít về. Chợt một suy nghĩ thoáng qua trong đầu, không hiểu quê hương là duyên hay định mệnh?

Nhìn những cuộc “di cư” hàng năm của người Trung Quốc, Việt Nam về quê ăn tết, ta hiểu với rất nhiều người quê hương vẫn là định mệnh. Nước Mỹ, đại diện cho các nước hiện đại cũng làm rất nhiều phim nói về đầm ấm gia đình, quây quần bên người thân trong dịp tết. Nhưng thử hỏi, một vài ngày như thế có ích gì?

Là một đất nước bước ra từ chiến tranh, người Việt Nam hiểu nỗi đau của chia ly. Chiến tranh kết thúc, hàng triệu người ly hương, người Việt Nam thấm hiểu niềm vui, nỗi buồn của chuyện hợp tan. Chả thế mà bài hát “Nối vòng tay lớn” của Trịnh Công Sơn lại được yêu thích đến vậy.

Ngày xưa giao thông và viễn thông chưa phát triển, thành ra ta thấy quả địa cầu này lớn lắm. Đi từ Hà Nội đến Sài Gòn có khi còn mất cả tháng, nữa là đi từ Sài Gòn ra nước ngoài. Cho nên ngày xưa nỗi nhớ là lớn lắm, tình cảm là lớn lắm.



Bây giờ nhớ nhau chỉ một cuộc điện thoại là được. Nhớ quá thì mua vé máy bay, xa mấy cũng chỉ nửa ngày là gặp được nhau. Cuộc sống hiện đại tiện lợi hơn nên mọi vất vả về thể xác và tâm hồn đã được lược bớt.

Ngày xưa lý tưởng và tình yêu là lớn lắm, lớn đến nỗi chỉ có hai thứ đó là người ta đã cho mình là giàu. Ngày nay nhà nhà, ai ai cũng có điện thoại, tivi, tủ lạnh, xe cộ; thành phố nào cũng có siêu thị điện máy, siêu thị tiêu dùng… Đồ đạc, của cải lan tràn xã hội mà ai ai cũng cho mình là nghèo. Rồi ganh đua, dẫm đạp lên nhau chạy theo những điều vớ vẩn.

Ngày xưa biên giới quốc gia là quan trọng lắm. Độc lập, tự chủ là ở đó. Cho nên người ta có thể hy sinh tất cả vì nó. Ngày nay ta hiểu biên giới còn nằm trong trong văn hóa, ở truyền thống dân tộc. Người dân còn giữ truyền thống văn hóa thì đất nước còn. Chứ có biên giới đó, mà người dân cứ chạy theo văn hóa nước khác thì cũng vô nghĩa. Ngày xưa nhìn thấy người Mỹ (giặc lái) thì ghét lắm, ngày nay đon đả mời người ta sang đầu tư, du lịch…

Quay lại chủ đề của bài, quê hương là duyên hay định mệnh? Tại sao trên đời có bao nhiêu cuộc hợp tan, gặp gỡ rồi chia ly, nào là thời phổ thông hay lên đại học, nào là chuyển công tác hay chia tay trong tình yêu; cuộc sống có bao nhiêu cuộc di dời nơi chốn, mà ta vẫn coi “nơi” quê hương là quan trọng nhất? Chả lẽ việc ta sinh ra ở đâu lại quan trọng thế sao?

Xin trả lời là quê hương cũng là duyên, và chả có nơi nào là định mệnh cả. Định mệnh là do ta tạo ra, trong các sự lựa chọn của mình. Mà thứ gì ta tạo ra là thứ ta có thể thay đổi được. Nên hãy “thiết kế” định mệnh cho mình theo sở thích để sống vui. Quan trọng là luôn nhớ: tất cả đều là duyên!

Hồ sơ hủy hoại môi trường của Formosa trên thế giới !





 Ts Trần Bắc Hải (Trí thức trẻ)

.Formosa nhận giải “Hành tinh đen” năm 2009. Đây là một giải do Ethecon – tổ chức bảo vệ môi trường ở Đức dành cho những cá nhân/tổ chức “đóng góp” vào việc phá hủy môi trường..





Đừng vào hùa ném đá Formosa chỉ vì “bài Hoa”. Formosa là tập đoàn công nghiệp hàng đầu của Đài Loan, là nhà sản xuất sản phẩm hóa dầu hàng đầu thế giới. Được biết Formosa đầu tư khoảng 10 tỷ Mỹ kim vào dự án Vũng Áng – Hà Tĩnh, và dự án được cả các bên thứ ba quan tâm đầu tư.

Công ty JFE, nhà sản xuất thép lớn thứ hai của Nhật, tuyên bố có thể tham gia đầu tư khoảng 27 tỷ yên (220 triệu Mỹ kim) vào dự án này (Reuter, 30/7/2015).

Đó là dự án quy mô rất lớn ở Việt Nam. Không thể phủ nhận ý nghĩa của dự án này đối với kinh tế Việt nam, nhưng để có thông tin đa chiều, bài viết này tập hợp các thông tin về vi phạm môi trường của Formosa trên phạm vi thế giới.

Công nghiệp hóa, với nhiều nước đang phát triển, nhất là Trung Quốc, thường đi liền với tàn phá môi trường. Nhưng xét rộng ra thì ở đâu cũng vậy, nhiều tập đoàn tư bản thường sẵn sàng hy sinh môi trường, hy sinh lợi ích của cộng đồng vì lợi nhuận của mình.

Vấn đề là cộng đồng phải có các cơ chế (luật pháp, chính quyền, báo chí, các tổ chức xã hội dân sự…) để ngăn ngừa, giảm thiểu sự tàn phá môi trường do công nghiệp hóa gây ra và tự bảo vệ mình.

Tôi mong muốn bất kỳ nhà đầu tư nào từ nước ngoài đến Việt Nam cũng phải trình bày được những “hồ sơ môi trường” sạch sẽ, bất kể họ đến từ nước nào.

Ethecon, một tổ chức bảo vệ môi trường ở Đức, đã lập ra các giải hàng năm “Hành tinh xanh” tặng cho các cá nhân/tổ chức có thành tích vượt trội trong bảo vệ môi trường thế giới.

Song song với đó là giải “Hành tinh đen”, cho những cá nhân/tổ chức đóng góp nhiều vào việc phá hủy môi trường thế giới.

Trong danh sách nhận giải “Hành tinh đen” có mặt các nhân vật nổi trội như công ty Monsanta (tác giả của chất độc da cam), Công ty điện lực Tokyo (chủ của nhà máy điện hạt nhân Fukushima bị vỡ cách đây mấy năm)…


Tập đoàn Formosa, tên tiếng Anh là Formosa Plastics Group (FPG), là một tổ hợp công nghiệp đa ngành của Đài Loan (hóa dầu mỏ, chất dẻo, công nghệ sinh học, nhà máy phát điện, máy móc điện tử, quang sợi, công nghiệp ô tô…).

Cùng với các thành tựu rất lớn đóng góp vào công nghiệp hóa Đài Loan, tập đoàn này cũng mang nhiều tai tiếng về vi phạm môi trường tại chính Đài Loan cũng như một số nước khác.

Tại Đài Loan, các nhà khoa học ĐH Quốc Gia Đài Loan đã công bố về ô nhiễm các chất gây ung thư và phá hủy mô gan, do công nghệ cracking dầu mỏ của Formosa tại Yulin.

Trụ sở của Formosa từng bị người biểu tình phản đối vi phạm môi trường (Nhật báo Đài Bắc, 24/2/2014).

Tại Hoa Kỳ, ở các bang Texas và Louisiana, các nhà máy của Formosa bị phát hiện xả các chất độc như 1,2-dichloroethane (EDC), dioxin và chroroform… vào đất và nước ngầm, kể cả xuống sông Mississippi.

Năm 2009, Formosa bị EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ) “phạt dân sự” số tiền là 2,8 triệu Mỹ kim, đồng thời bị buộc phải bỏ ra 10 triệu Mỹ kim để khắc phục các vấn đề gây ô nhiễm môi trường tại các bang Texas và Louisiana.

Hồ sơ môi trường của Formosa cộm cán đến nỗi đã trở thành ví dụ minh họa trong bộ sách giáo khoa Luật Môi trường của Barry Hill tại Hoa Kỳ (Environmental Justice, Legal Theory and Practice, Barry Hill, 3rd Edition, 2014).

Tại Campuchia năm 1998, Formosa dính dáng đến một cả một vụ bạo loạn chết người. Năm đó, Formosa “xuất khẩu” sang Campuchia 3000 tấn rác nhiễm thủy ngân, do tàu Chang-Shun vận chuyển vào cảng Sihanoukville.

Rác gồm những khối nén, bọc trong bao nhựa khá dày. Người dân quanh vùng đổ xô đến bãi rác, thấy những tấm nhựa này có thể dùng làm tấm lợp nhà. Họ dùng dao, dùng tay, thậm chí dùng răng cắn bóc các bao nhựa nhiễm độc.

Chỉ vài ngày sau, nhiều người bị sốt, tiêu chảy. Một công nhân bến cảng làm việc dọn dẹp hầm tàu Chang-Shun phải nhập viện và chết ngay trong ngày. Khi tin tức lộ ra rằng rác này chứa thủy ngân, người dân trong vùng tức giận đập phá các công sở.

Chất thải độc hại của Formasa Plastic được đựng trong những thùng chứa thô sơ, không được rào chắn ở một bãi rác thải tại Sihanoukville, Campuchia năm 1999. Ảnh: Internet.

Hàng chục ngàn người hoảng sợ rời bỏ thành phố trong đó khoảng 10000 người định tiến về Phnom Penh. Cuộc bạo loạn này đã làm chết thêm 5 người nữa.

Trong vụ này, Việt Nam đã cấp tốc viện trợ cho Campuchia 500 bộ quần áo và mặt nạ phòng độc để giúp tẩy độc. Formosa sau đó bị buộc phải nhận lại toàn bộ số rác nhiễm độc thủy ngân này.

Đáng chú ý, Formosa là nhà sản xuất nhựa PVC lớn nhất thế giới. Do sử dụng thủy ngân trong quá trình sản xuất ra chất xút để dùng cho sản xuất PVC, họ có thể đã tích lũy lại hàng ngàn tấn rác độc mà không nơi nào nhận chứa chấp.

Và cũng đáng chú ý nữa, là trong các vụ scandal môi trường ở nước ngoài, lãnh đạo Formosa đã tìm cách che giấu hoặc giảm nhẹ các tai họa do họ gây ra cho dân địa phương, thậm chí mua chuộc các nhà chức trách địa phương.

Tại Mỹ, trong vụ kiện ở tiểu bang Louisiana, nhóm luật sư thay mặt cư dân khu vực bị thiệt hại vạch rõ Formosa không những đã không cảnh báo người dân về tác hại của các chất thải với môi trường và sức khỏe.

Mà họ còn dấu nhẹm rằng trước đó họ đã bị phạt nhiều triệu Mỹ kim vì các vụ vi phạm bên bang Texas.

Trong vụ Sihanoukville ở Campuchia, người phát ngôn Formosa nói rằng rác gửi theo tàu Chang-Shun chỉ nhiễm thủy ngân “hơi vượt mức quy định một chút” (0,2 PPM).

Nhưng khi Campuchia gửi mẫu đi xét nghiệm tại nước ngoài, tất cả cả mẫu đều cho kết quả nhiễm thủy ngân ở mức nguy hiểm.

Kết quả xét nghiệm tại Hong Kong cho thấy chỉ số này là 10971 PPM! Chính phủ Campuchia cũng tố cáo Formosa đã đút lót số tiền tổng cộng là 3 triệu Mỹ kim cho các quan chức địa phương, và có khoảng 30 vị đã bị chính phủ treo giò trong vụ này.

http://cafef.vn/ho-so-huy-hoai-moi-truong-cua-formosa-tren-the-gioi-kinh-khung-nhu-the-nao-20160425164430363.chn

VĨNH HẰNG VÀ Ý NGHĨA CUỘC SỐNG






Trần Mỹ Duyệt





Từ “vĩnh hằng” hay “đời đời” mới nghe qua cũng đủ thấy nó mang tính chất tâm linh và triết học.

Thông thường khi nghe nói đến đời đời, vô cùng, mãi mãi, vô tận, hay một hình thức nào đó để diễn tả cái không cùng, không tận của thời gian và không gian, tự nhiên trí khôn con người cảm thấy như ngừng đọng, và nhỏ bé lại. Ngay cả các cổ thụ triết học lẫy lừng như Plato, Socrates, Aristotle thì cũng chỉ đề cập đến cái tận cùng kia qua sự diễn đạt rất giới hạn của trí khôn và cũng rất mông lung trìu tượng qua triết học. Đối với những khoa học gia nổi tiếng như Einstein, thì cũng chỉ đến thuyết “tương đối” là cùng. Như vậy có nghĩa là gì? Có nghĩa là trí khôn con người không có thể đo lường được cái vô cùng, hay vĩnh cửu. Điều này chỉ có Thượng Đế mới có câu trả lời và định nghĩa đầy đủ về vĩnh hằng, đời đời, và trường sinh. Vì Ngài vô cùng từ nguyên thủy. Ngài hiểu thế nào là vĩnh hằng, thế nào là đời đời, và thế nào là vĩnh cửu.

Gần đây, Nietzsche (1844-1900) đã lếu láo cấp giấy khai tử cho Thượng Đế khi tuyên bố “Thượng Đế đã chết”. Thế nhưng chưa thấy Ngài chết, mà Nietzsche thì đã ra người thiên cổ từ lâu rồi. Thượng Đế chưa chết, vĩnh hằng, đời đời, và trường cửu vẫn còn đó. Vũ trụ, trăng, sao, vẫn đều đều vận hành theo đúng chu kỳ và qui luật của thiên nhiên do Ngài sáng tạo. Khi tìm tài liệu để viết bài này, tôi đã vào thư viện và đọc một nghiên cứu về vũ trụ. Điều làm tôi ngạc nhiên rất nhiều là các nhà thiên văn học khi phải đo lường kích thước của vũ trụ đã phải dùng đến đơn vị là năm ánh sáng. Một năm ánh sáng thì đường dài của nó khủng khiếp đến như vô tận, vì chiều dài không gian của nó đo được 5.878.000.000.000 dặm. Thế mà khi nhìn từ đầu này đến đầu kia của một ngân hà gần nhất đối với trái đất, các thiên văn gia đã đo được khoảng cách là 10 triệu năm ánh sáng. Mười triệu năm ánh sáng cho một chiều dài của ngân hà, nhưng trong vũ trụ này lại có hàng tỉ, tỉ ngân hà. Chỉ duy cái nhìn sơ khởi như thế cũng đủ cho thấy cái vĩ đại, bao la của đời đời, và của vĩnh hằng, vì cái mà con người có thể đo đếm được mà đã không làm được, thì cái mà con người không thể đo đếm được sẽ mãi mãi là vĩnh hằng. Đến đây, ta chắc phải nhớ lại 2 câu thơ vừa cay cú vừa ngạo đời của một thi sĩ Việt Nam:

“Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy
Cảnh phù du trông thấy cũng nực cười”.

Cái phù du của kiếp người nay còn mai mất, chỉ đo đếm trong vòng ba vạn, sáu ngàn ngày, thế mà đối với nhiều người đã tưởng chừng như thiên thu, nhưng có sánh gì với hai chữ vĩnh cửu, đời đời, hay vĩnh hằng. Đến đây thì triết học, tâm lý học, hay khoa học phải dừng lại và nhường bước cho niềm tin, cho tôn giáo, cho đạo đức để nói chuyện đời đời, chuyện vĩnh cửu, và chuyện trường sinh bất tận. Vì ngoài ý nghĩa của tôn giáo và qua cái nhìn tôn giáo, cả triết học, tâm lý học, hay khoa học cũng thất bại khi diễn tả hai chữ vĩnh cửu. Đã có ông hay bà triết gia, tâm lý gia, hay khoa học gia nào đến được vĩnh hằng rồi về lại trái đất mà viết thành sách đâu. Ngay cả Tông Đồ Phaolô, người cho mình đã lên đến tầng trời thứ ba, nhưng khi ông nói về điều này, thì cũng chỉ như một trẻ em ấp úng, với vài nét đan thanh như sau: “Mắt chưa hề xem, tai chưa hề nghe, lòng trí chưa hề tưởng tượng” (1 Cor 2:9).

Vì thế, khi trình bày về vĩnh hằng, về đời đời thì niềm tin là cốt lõi. Chỉ có niềm tin, chỉ có tôn giáo mới giải thích được vĩnh cửu, đời đời như thế nào. Thật vậy, các tôn giáo bao giờ cũng đề cao vĩnh cửu, và con đường các đạo giáo bao giờ cũng là con đường dẫn về vĩnh hằng. Vĩnh hằng, trường cửu trở thành một niềm mơ ước của kiếp người cho cả kẻ khổ sầu lẫn người hạnh phúc. Người đau khổ mong thoát khỏi cảnh lầm than mà đến nơi cực lạc. Người hạnh phúc mong sao cho niềm vui và hạnh phúc mình có kéo dài đến bất tận. Tóm lại, ai cũng mong được hạnh phúc, nhất là được đời đời hạnh phúc. Toma A’quinas, một triết gia và thần học gia bậc thầy của thế giới, đã diễn tả đời đời và trường cửu bằng một thí dụ rất đơn sơ nhưng cũng thâm thúy như sau:

Giữa tôi và bạn là hai người đang có những tư tưởng đối nghịch về đời đời. Tôi tin là có đời đời, còn bạn thì không tin. Nhưng mình hãy đánh cá với nhau về niềm tin ấy. Và nếu xẩy ra như những gì tôi và bạn đang tin tưởng, thì tôi sẽ có một đời đời hạnh phúc; còn bạn, bạn sẽ phải chịu một đời đời bất hạnh trong hỏa ngục.

Hãy cho rằng tôi là người thua cuộc trước. Vậy khi tôi thua bạn về niềm tin của mình, thì tôi thua bạn những gì, và bạn được tôi những gì. 100 năm hạnh phúc của trần gian thôi. Hãy cứ cho là tôi thua bạn 100 năm hạnh phúc trần gian, nhưng có phải là bạn không gặp đau khổ, buồn phiền, bệnh tật trong cái thời gian 100 năm ấy đâu. Và chắc chắn rằng bạn cũng không được hưởng tất cả những gì bạn muốn trong 100 năm ấy. Ngược lại, tôi cũng không phải là mất tất cả, và không bao giờ được hưởng một hạnh phúc nào trong suốt 100 năm.

Nhưng nếu tôi thắng, thì lúc ấy sự thay đổi sẽ là vô cùng khác nhau. Bạn hãy nhớ tới hai chữ đời đời, hoặc hai chữ vĩnh cửu. Như vậy thì tốt hơn là tôi tin. Tôi tin có vĩnh cửu, có đời đời bên kia thế giới.

Tư tưởng của Toma cho ta một suy tư về cuộc đời, về vĩnh hằng, và về giá trị cuộc sống của con người. Con người ngày nay, có lẽ phần đông đang muốn chối bỏ cái ý nghĩ vĩnh cửu để tự chôn bám vào cái tạm bợ của 100 năm trần thế. Nhưng như Toma đã phân tách, nào có được hưởng trọn vẹn và tuyệt đối cái hạnh phúc 100 năm ấy đâu, vậy sao đành bỏ mặc và không bao giờ nghĩ tới vĩnh cửu, nghĩ tới đời đời. Điều làm cho con người ngày nay không muốn nghĩ tới vĩnh cửu, nghĩ tới đời đời phải chăng vì họ đang bị cuốn hút vào cái mù mịt và độc hại của thứ văn minh sự chết như Đức Gioan Phaolô II đã từng cảnh cáo. Vậy ta hãy sống trọn vẹn với thân phận con người trong tâm tưởng và hành động hướng về chân, thiện, mỹ, và suy nghĩ để tìm gặp vĩnh hằng trong những giá trị thực tiễn của kiếp người.

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016

Những câu trả lời đầy minh triết của Đức Lama










Tất cả sự tồn tại, dù nội tại hay ngoại tại, đều không phải ngẫu nhiên mà có; tiềm năng của tất cả hiện tượng nội tại và ngoại tại là phụ thuộc lẫn nhau. Ví dụ, năng lực cơ thể của bạn có mối quan hệ với năng lực cơ thể cha mẹ bạn; năng lực cơ thể của họ có mối quan hệ với năng lực cơ thể cha mẹ của họ v.v Sự tiến triển đó là nghiệp.

Hỏi: Phật giáo luôn luôn nói về nghiệp. Vậy, nghiệp là gì?

Lama: Nghiệp là những kinh nghiệm của thân và tâm. Bản thân từ nghiệp (Karma) là tiếng Sanskrit; nó có nghĩa là nguyên nhân và kết quả. Các kinh nghiệm của bạn về hạnh phúc hoặc khổ đau thuộc tâm sinh lý là kết quả của các nguyên nhân chắc chắn, nhưng chính những kết quả đó trở thành nguyên nhân của các kết quả trong tương lai.

Một hành động nào đó gây ra phản ứng lại tức là nghiệp. Cả triết học và khoa học phương Đông giải thích rằng tất cả vật chất đều tương quan lẫn nhau; nếu không hiểu điều đó, bạn sẽ không hiểu cách mà nghiệp tạo tác. Tất cả sự tồn tại, dù nội tại hay ngoại tại, đều không phải ngẫu nhiên mà có; tiềm năng của tất cả hiện tượng nội tại và ngoại tại là phụ thuộc lẫn nhau. Ví dụ, năng lực cơ thể của bạn có mối quan hệ với năng lực cơ thể cha mẹ bạn; năng lực cơ thể của họ có mối quan hệ với năng lực cơ thể cha mẹ của họ v.v Sự tiến triển đó là nghiệp.

Hỏi: Niết Bàn là gì và có nhiều người chứng đạt nó không?

Lama: Khi phát huy các năng lực thiền định của mình đến nỗi có thể hợp nhất tâm mình tập trung vào một điểm duy nhất, thì bạn sẽ dần giảm bớt các phản ứng cảm xúc của bản ngã cho đến khi nó hoàn toàn biến mất. Tại thời điểm đó, bạn thoát khỏi bản ngã của mình và phát hiện một trạng thái tâm hạnh phúc an vui tuyệt đối. Đó là những gì chúng ta gọi Niết Bàn. Nhiều người đã chứng đạt trạng thái này và nhiều người hơn nữa đang trên đường đến đó.

Hỏi: Ở Niết Bàn, Ngài chấm dứt sự tồn tại sắc thân; con người biến mất?

Lama: Không, bạn vẫn có một sắc thân, nhưng không có một hệ thống thần kinh bông lung như chúng ta bây giờ. Đừng lo lắng, khi đạt được Niết Bàn, bạn vẫn tồn tại nhưng tồn tại trong một trạng thái hạnh phúc hoàn toàn. Vì vậy, hãy nổ lực chứng đạt Niết Bàn càng sớm càng tốt.

Hỏi: Đức Phật vốn không nói rằng Như Lai sẽ không bao giờ tái sanh một khi đã chứng đắc Niết Bàn?

Lama: Có lẽ, nhưng đức Phật muốn nói gì? Đức Phật muốn nói rằng Ngài không tái sanh trong tình trạng buông lung bị năng lực mạnh mẽ của bản ngã thúc ép, đó là con đường mà tất cả hữu tình chúng ta luân hồi trong sanh tử. Thay vào đó, Ngài có thể tái sanh với sự chế ngự hoàn toàn, mục đích duy nhất của Ngài là cứu độ chúng sanh.

Hỏi: Ngài trình bày quá nhiều về an vui và hạnh phúc, và tôi đang cố gắng dùng tâm trí để phân biệt rõ ràng giữa hai điều này. Vậy, chúng giống nhau? Có thể một ai đó nắm bắt được an vui nhưng không nắm bắt hạnh phúc?

Lama: Chúng đều giống nhau và chúng ta cần nắm bắt cả hai. Những gì chúng ta nên nhắm tới là kinh nghiệm an vui mà không có chấp thủ; chúng ta nên thưởng ngoạn các cảm giác hạnh phúc của mình trong khi hiểu rõ bản chát của của chủ thể, tâm, đối tượng và các cảm giác của chúng ta. Một ai đó đãchứng đạt Niết Bàn là có thể thực hiện điều này.

Hỏi: Tôi muốn làm sáng tỏ ý nghĩa thiền của Phật giáo. Vậy, tôi có quyền giải thích nó như “hãy quan sát sự chuyển biến của tâm bạn”?

Lama: Vâng, bạn có thể nghỉ về nó theo cách đó. Như tôi đã trình bày trước đây, thiền Phật giáo không có nghĩa phải cần thiết ngồi kiết già và nhắm mắt lại. CHỉ đơn giản quán chiếu cách tâm bạn đang phản ứng lại thế giới cảm giác như chăm lo công việc của mình—đi đứng, nói chuyện, mua sắm hay bất cứ việc gì—thì có thể là thiền định hoàn hảo thực sự và mang lại một kết quả tuyệt vời.

Hỏi: Đối với tái sinh, nó có nghĩa là gì?

Lama: Khi chết, ý thức của bạn tách rời khỏi thể xác, nhập vào trạng thái trung ấm, và từ đó nó được sinh ra trong một sắc thân khác. Chúng ta gọi đó là tái sanh. Năng lực tâm sinh lý đều khác biệt nhau. Năng lực sinh lý là vô cùng giới hạn, nhưng năng lực tâm lý luôn luôn tương tục.

Hỏi: Liệu rằng ý thức có thể phát triển ngay trong trạng thái sau khi chết hay nó chỉ tiến triển trong đời sống đã hình thành?

Lama: Suốt trong quá trình chết, ý thức của bạn thường xuyên tuôn trào, giống như dòng điện, nó bắt nguồn từ máy phát nhưng lại chuyển tải qua nhiều nhà khác nhau, nhiều thiết bị khác nhau v.v và chiếm cứ những đồ dùng khác nhau. Do đó, ý thức có thể phát triển trong trạng thái trung ấm.

Hỏi: Như vậy, tâm không cần một cơ thể vật lý để phát triển?

Lama: Vâng, có một trạng thái thân trung ấm, nhưng nó không giống như cơ thể của chúng ta; nó là trạng thái thân rất nhẹ và nhanh nhẹn.

Hỏi: Khi trì chú, Ngài luôn luôn tập trung vào bất kỳ một trong các cơ quan cảm giác nào của thân hoặc chỉ chú ý vào tâm của mình? Ngài có thể tập trung vào các luân xa[1] của mình hoặc chỉ chý ý đến trọng tâm năng lực?

Lama: Điều đó có thể xảy ra, nhưng bạn phải nhớ rằng có những phương háp khác nhau cho những mục đích khác nhau. Đừng nghỉ đức Phật vốn chỉ giảng dạy một phương pháp duy nhất. Đạo Phật bao gồm hàng ngàn, có lẽ thậm chí vô số phương pháp thiền định, tất cả đều được chỉ dạy nhằm thích ứng với thiên hướng và tâm tính khác nhau của vô vàn chúng sanh riêng biệt.

Hỏi: Liệu ý thức phát triển trong đời sống của chúng ta và biến mất khi chúng ta tê liệt một phần của ý thức siêu nhiên nào đó? Giống như Thượng Đế hoặc ý thức vạn năng?

Lama: Không, đó là tâm rất đổi bình thường, đơn giản và tương tục trực tiếp với tâm mà bạn đang có ngay bây giờ. Điều khác biệt là nó đã tách rời khỏi cơ thể của bạn và đang tìm kiếm một thân khác. Tâm thuộc trạng thái trung ấm này nằm dưới sự kiểm soát của nghiệp, đồng thời nó trở nên bị kích động, xung đột và xáo trộn. Bạn không thể gọi nó là cao cả hơn hoặc tối thượng.

Hỏi: Quan điểm của Ngài có giống với các khái niệm về đại ngã và tiểu ngã[2] của Ấn Độ giáo?

Lama: Trong khi triết học Ấn Độ giáo chấp nhận có linh hồn (atman) thì Phật giáo không thừa nhận nó. Chúng ta hoàn toàn phủ nhận một “ cái tôi” tồn tại, hoặc một linh độc lập miên viễn. Mọi khía cạnh thuộc thân và tâm của bạn đều là vô thường: luôn luôn thay đổi và thay đổi. Các Phật tử cũng phải nên phủ nhận quan điểm có một địa ngục tồn tại miên viễn. Mọi khổ đau và hạnh phúc mà chúng ta kinh qua đều nằm trong một trạng thái của dòng chảy tương tục, quá tạm bợ, quá vô thường, luôn luôn thay đổi chứ không bao giờ trường cữu.

Do đó, phải nhận thức bản chất vô thường của hiện hữu chúng ta và từ bỏ thế giới mà trong đó các đối tượng cảm giác tức thời tiếp xúc với các cơ quan cảm giác tức thời để tạo ra các cảm thọ tức thời, không có điều gì có giá trị để nắm bắt, chúng ta tìm kiếm các nhận thức an vui đời đời, vĩnh viễn của giác ngộ hoặc Niết Bàn.

Hỏi: Ngài nghỉ rằng lễ nghi trở nên quan trọng đối với người phương Tây đang thực tập Phật giáo cũng như người phương Đông, ai có cảm giác đối với nó?

Lama: Điều đó phụ thuộc vào những gì bạn muốn. Thực chất, thiền của Phật giáo không đòi hỏi bạn phải mang theo các đối tượng vật chất; điều duy nhất có ý nghĩa là tâm của bạn. Bạn không cần phải đánh chiêng hay khua trống. Đó là những gì bạn muốn nói về lễ nghi? Rất tốt, vì vậy, bạn không cần phải lo lắng và điều đó đều áp dụng cho phương Đông lẫn phương Tây. Tuy nhiên, một số người cần những điều này; tâm khác nhau nên cần những phương pháp khác nhau.

Ví dụ, bạn đeo mắt kính. Nó không phải là một điều quan trọng nhất, nhưng một số người cần đến nó. Tương tự, có nhiều tôn giáo khác nhau trên thế giới chỉ dạy nhiều phương pháp khác nhau tùy theo khả năng và trình độ cá nhân của các tín đồ khác nhau. Do đó, chúng ta không thể nói “đây là con đường thực sự duy nhất. Mọi người nên đi theo con đường của tôi”.

Hỏi: Có những phương pháp mới mẽ cần phải có ở phương Tây?

Lama: Không. Không có bất kì phương pháp mới mẽ nào được yêu cầu. Tất cả các phương pháp đều đã có sẳn, bạn chỉ cần khám phá chúng thôi.

Hỏi: Tôi đang nổ lực tìm hiểu mối quan hệ giữa tâm và thân theo quan điểm của Phật giáo. Vậy, tâm quan trọng hơn thân? Ví dụ, trong trường hợp các tu sĩ thực tập thiền quán với kết hợp với việc đọc tụng thần chú, nhất định họ phát triển một phần cơ thể của mình để đọc tụng, như vậy, thân quan trọng như thế nào?

Lama: Tâm là điều quan trọng nhất, nhưng có một số phương pháp thực tập thiền được tăng tiến bởi các bài tập luyện yoga đích thực. Ngượ lại, nếu cơ thể mắc bệnh, thì có thể ảnh đến tâm của bạn. Do đó, việc giữ gìn thân thể khỏe mạnh cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ chú trọng đến thân và xao lãng việc nghiên cứu thực tại của nội tâm, thì điều đó cũng không phải là cách khôn khéo; nó không quân bình và thiếu thực tế.

Vì vậy, tôi nghỉ tất cả chúng ta nên đồng ý rằng tâm quan trọng hơn thân, nhưng trong cùng một thời điểm, chúng ta không thể hoàn toàn lãng quên thân. Tôi đã từng thấy người phương Tây đến phương Đông để nghiên cứu giáo lý, và khi nghe về những vị thầy Du-già của Tây Tạng sống trên những ngọn núi cao mà không có thức ăn, họ liền suy nghỉ “ồ, thật kỳ bí! Tôi muốn trở thành như người siêu việt”. Đó là một quan niệm sai lầm. Nếu sinh ra ở phương Tây, cơ thể của bạn thường thích nghi với các điều kiện chắc chắn riêng biệt, vì thế, để giữ cho thân mạnh khỏe, bạn cần phải tạo ra một môi trường hữu ích. Bạn không thể thực hiện một cuộc du ngoạn đến dãy Hi-mã-lạp sơn. Hãy khôn khéo, đừng quá cực đoan.

Hỏi: Có thực sự khi một người mới chào đời thì tâm của người ấy hoàn toàn trong sáng và thuần khiết?

Lama: Như tất cả chúng ta biết, khi mới sinh ra, tâm của bạn không bị các vấn đề rắc rói thuộc trí óc chiếm hữu quá mức. Tuy nhiên, khi bạn lớn hơn và biết suy nghỉ, nó bắt đầu tràn ngập quá nhiều thông tin, triết lý, cái này, cái kia, cái này tốt, cái kia xấu, tôi nên có cái này, tôi không nên có cái kia…đến nổi bạn tri thức hóa quá mức khiến các thứ phiền não rác rưởi chứa đựng đầy tâm của mình. Điều đó nhất định khiến tâm bạn trở nên tồi tệ hơn nhiều.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa bạn sinh ra vốn hoàn toàn thuần khiết và chỉ sau khi có sự hiểu biết thì bạn mới trở thành bất thiện. Nó không có nghĩa đó. Tại sao không? Trên cơ bản, bởi vì nếu bạn đã thoát khỏi vô minh và chấp thủ, thì bất cứ phiền não nào xuất hiện trong bạn đều sẽ không tồn tại. Tiếc thay, chúng ta không phải như vậy. Về cơ bản, không những chúng ta rộng mở bất cứ phiền não trí óc nào đến từ cuộc sống của mình, mà còn biểu lộ một triệu chứng thú vị lớn lao.

Do đó, trong từng giây phút, càng ngày càng nhiều phiền não lấp kín tâm của chúng ta. Bởi vậy, bạn không thể nói tâm của trẻ con mới chào đời là hoàn toàn thuần khiết. Điều đó là sai lầm. Những đứa bé khóc bởi vì chúng có các cảm giác. Khi một cảm giác khó chịu sanh khởi—có lẽ chúng thèm bú sữa mẹ—nên chúng khóc.

Hỏi: Chúng ta có khái niệm này về ý thức luân hồi từ thân này đến thân khác, từ đời sống này đến đời sống khác, nhưng nếu có một ý thức tương tục, thì tại sao chúng ta không nhớ các kiếp trước của mình?

Lama: Có quá nhiều siêu thị thông tin bủa vây lấy tâm khiến chúng ta quên đi các kinh nghiệm trước đây của mình. Khoa học thậm chí cho rằng não bộ bị giới hạn vì nhiều thông tin mới đè nén thông tin củ. Họ nói vậy, nhưng điều đó không phải hoàn toàn đúng chính xác. Về cơ bản, thực chất những gì đang xảy ra, tâm của con người hầu như trở nên vô thức, mê mờ, và bị những kinh nghiệm mới chiếm hữu đến nổi nó quên đi những kinh nghiệm củ.

Hãy nhìn lại một tháng qua: chính xác là những gì đã xảy ra, đích thực là những cảm giác gì bạn đã kinh qua trong mỗi ngày? Bạn không thể nhớ ra, có đúng không? Do đó, hãy nhìn lui quá khứ xa hơn, hoàn toàn trở lại thời gian khi bạn vốn chỉ là một vài tế bào nhỏ bé nằm trong bào thai mẹ, rồi hãy quay lại xa hơn thời điểm đó: nó rất khó, phải vậy không? Nhưng nếu thực tập từ từ, liên tục quán sát tâm mình, cuối cùng bạn sẽ ngày càng nhớ ra những kinh nghiệm trước đây của mình.

Nhiều người trong chúng ta có thể có kinh nghiệm phản ứng rất kỳ lạ đối với một số việc đã xảy ra và trở nên bối rối trước phản ứng của mình, điều dường vốn không hiện hữu dựa trên bất cứ kinh nghiệm nào trong cuộc sống này: “nó thật phi thường. Tại sao tôi đã phản ứng như vậy? Tôi không biết điều đó xuất phát từ đâu”. Điều đó xảy ra bởi vì dựa trên kinh nghiệm của kiếp trước. Các nhà tâm lý học hiện đại không thể lý giải những phản ứng như vậy bởi vì họ không hiểu sự tương tục của tâm thức, bản chất bất biến của tâm mỗi cá nhân con người. Họ không hiểu rằng các phản ứng tâm thức bắt nguồn từ các động lực thúc đẩy được tạo ra cách đây hằng nghìn năm. Tuy nhiên, nếu duy trì việc quán sát tâm mình bằng thiền định, thì rốt cuộc bạn sẽ hiểu rõ tất cả những điều này qua chính kinh nghiệm của mình.

Hỏi: Có thể trở nên tiêu cực khi nhận ra các kiếp trước? Nó có thể trở thành bất ổn?

Lama: Vâng, nó có thể là một kinh nghiệm tích cực hoặc tiêu cực. Nếu bạn nhận thức rõ các kiếp trước của mình, thì nó sẽ trở nên một kinh nghiệm tích cực. Sự bất ổn xuất phát từ vô minh. Bạn nên nổ lực nhận thức rõ bản chất đặc thù của tiêu cực. Khi bạn nhận thức rõ, thì vấn đề ấy sẽ được giải quyết. Việc hiểu biết bản chất của tiêu cực chính là chấm dứt các vấn đề mà nó mang đến.

Bởi vậy, hiểu biết đúng đắn là giải pháp duy nhất cho các vấn đề thuộc tâm sinh lý. Bạn nên thường xuyên quan sát thật cẩn thận cách mà bạn sử dụng năng lực của mình: nó sẽ khiến bạn trở nên hạnh phúc hoặc không hạnh phúc. Đó là trách nhiệm lớn lao, bạn không nghỉ vậy? Đó là sự lựa chọn của bạn: con đường của trí tuệ hoặc con đường của vô minh.

Hỏi: Khổ đau có nghĩa là gì?

Lama: Sự kích động của tâm thức là khổ đau; sự bất mãn là khổ đau. Thực chất, rất quan trọng để hiểu rõ các mức độ tinh vi khác nhau của khổ đau, nếu không, con người sẽ cho rằng “tại sao Phật giáo nói dến khổ đau của mọi người? Tôi đang hạnh phúc mà”. Khi nói về khổ đau, đức Phật vốn không chỉ đến cập đến sự đau đớn của thương tích hoặc nổi khổ của tâm thức mà chúng ta thường kinh qua.

Chúng ta cho rằng mình có hạnh phúc, nhưng nếu quan sát kỉ lưỡng hơn về hạnh phúc ấy, chúng ta sẽ nhận thấy vẫn còn tràn đầy bất mãn trong tâm mình. Theo quan điểm Phật giáo, trên thực tế, việc chúng ta không thể kiểm soát tâm mình chính là khổ đau thuộc tâm thức. Điều đó còn tồi tệ hơn những khổ đau thân xác khác mà chúng ta kinh qua. Bởi vậy, khi Phật giáo nói về khổ đau, thì nó đang nhấn mạnh đến mức độ tâm thức nhiều hơn là thân xác, và đó là lý do tại sao, trong những điều kiện thực tiễn, về cơ bản, giáo lý Phật giáo được áp dụng cho lãnh vực tâm lý. Đạo Phật chỉ dạy bản chất của khổ đau ở mức độ tâm thức và các phương pháp diệt tận khổ đau.

Hỏi: Tại sao chúng ta kinh qua khổ đau và học được gì từ khổ đau?

Lama: Điều đó quá đơn giản, không phải vậy? Tại sao bạn khổ đau? Bởi vì bạn quá bị cuốn hút vào hoạt động của vô minh và chấp thủ. Bạn học hỏi từ khổ đau bằng cách nhận thức rõ nó xuất phát từ đâu và chính xác nó là gì mà phải khiến bạn chịu khổ đau.

Trong vô vàn kiếp trước của mình, chúng ta đã từng có quá nhiều kinh nghiệm nhưng chúng ta vẫn không học hỏi được gì nhiều. Nhiều người nghỉ họ đang học hỏi từ những kinh nghiệm của mình, nhưng họ không bao giờ học được. Có vô vàn kinh nghiệm ở quá khứ trong vô thức của họ, nhưng họ vẫn không biết gì về bản chất đích thực của chính họ.

Hỏi: Tại sao chúng ta có cơ hội để bị ràng buộc?

Lama: Bởi vì chúng ta đang gợi lên ảo tưởng; chúng ta không thấy được thực tại của chủ thể hoặc đối tượng. Khi bạn hiểu rõ bản chất bám chấp của đối tượng, thì tâm chủ thể bám chấp tự nhiên biến mất. Nó là tâm mơ hồ, tâm bị cuốn hút vào một đối tượng và vẽ ra một kế hoạch xuyên tạc trong nó khiến bạn chịu khổ đau. Đó là tất cả. Nó thực sự hoàn toàn đơn giản.

Hỏi: Tôi đã thấy những biểu tượng hung dữ của các vị thần ở Tây Tạng, tuy nhiên, mặc dù họ trông có vẽ hung tợn, nhưng không xấu ác. Điều đó khiến tôi tự hỏi Phật giáo có nhấn mạnh về cái ác và những điều xấu hay không?

Lama: Phật giáo chưa bao giờ nhấn mạnh về sự tồn tại của cái ác bên ngoài. Cái ác là một biểu hiện trong tâm của bạn. Nếu cái ác tồn tại, thì nó ở ngay trong chính bạn. Không có cái ác bên ngoài để sợ hải. Hình tượng các vị thần phẩn nộ là hiện thân của trí tuệ giác ngộ và giúp cho những người có nhiều tức giận không kiềm chế được. Trong thiền định, người tức giận chuyển hóa sự phẩn nộ của mình thành trí tuệ, điều được hình dung như là một vị thần phẩn nộ; vì vậy, năng lực tức giận của người ấy được trí tuệ chuyển hóa. Nói chung, đó là cách mà phương thức thể hiện.

Hỏi: Ngài nghỉ gì về một người giết người khác để tự vệ? Ngài có nghỉ con người có quyền bảo vệ chính họ, thậm chí trả giá bằng sinh mạng của kẻ xâm hại mình?

Lama: Hầu hết trong các trường hợp giết người để tự vệ, thì đó là sự phẩn nộ không kiềm chế được. Bạn nên bảo vệ chính mình theo cách tốt nhất có thể nhưng không giết hại người khác. Ví dụ, nếu bạn tấn công tôi, thì tôi có thể bảo vệ chính mình nhưng không giết bạn.

Hỏi: Nếu giết tôi là cách duy nhất để bạn tồn tại, thì bạn có làm không?

Lama: Nếu vậy, thì bạn nên giết tôi là tốt hơn.

Vâng, nếu không còn câu hỏi nào nữa, thì chúng ta dừng ở đây. Cám ơn các bạn rất nhiều về mọi thứ.
________________________________

[1] Luân xa: Trong Ấn Độ giáo và một số nền văn hóa châu Á được cho là một dòng chảy của năng lượng tâm linh hay sinh lý ẩn trong cơ thể con người. Từ nguyên thủy trong tiếng Sanskrit cakra mang ý nghĩa là "bánh xe" hay "vòng tròn", và đôi khi được dùng để chỉ đến "bánh xe của luân hồi", đôi khi còn được gọi là Luân xa theo âm Hán Việt. Một số truyền thống miêu tả 5 hay 7 luân xa, một số khác là 8.

Các luân xa được miêu tả như là xếp thành một cột thẳng từ gốc của cột sống lên đến đỉnh đầu. Mỗi Luân xa liên quan tới một số chức năng tâm sinh lý, một khía cạnh của nhận thức, một phần tử cổ điển (nước, lửa, khí, đất), một màu sắc nào đó và nhiều đặc điểm khác. Chúng thường được hình tượng hóa bằng các hoa sen với số cánh khác nhau cho mỗi luân xa.

Các luân xa được cho là đem lại năng lượng cho cơ thể và có liên quan đến các phản ứng của cơ thể, tình cảm hay tâm lý của một người. Chúng được xem là các điểm chứa năng lượng sống, hay là prana, (cũng còn được gọi là shakti, hay khí), được cho là lưu chuyển giữa các điểm đó dọc theo các đường chảy gọi là nadis. Chức năng của các chakra là xoay tròn để thu hút vào Năng lượng sống từ vũ trụ để giữ cân bằng cho sức khỏe về tâm linh, tâm lý, tình cảm và sinh lý của cơ thể.

Các luân xa được đặt ở các tầng lớp khác nhau của các mức độ tinh vi của tâm linh, với Sahasrara (Luân xa vương miện) tại đỉnh đầu liên quan đến nhận thức thuần túy, và Muladhara (Luân xa gốc) tại điểm đáy liên quan đến vật chất, được xem đơn giản như là nhận thức đã được làm thô hóa.

[2] Đại ngã và tiểu ngã: Đại ngã (Brahman) là nguyên lý siêu việt, thường tại, vô thủy vô chung, là quỹ đạo chi phối vạn vật theo một trật tự như là điều lý có sẵn. Trong khi đó, vạn vật là những thực tại hữu thủy, hữu chung, được điều lý và định hướng trong Brahman.

Đại ngã (Brahman) là một thực tại đồng nhất, vượt ngoài các ý niệm, các tổng số ý niệm; nhưng để lý giải cho những người chưa có trình độ thực nghiệm tâm linh thì phải mượn những ý niệm. Vì thế, Taittiriya Upanishad đã hình tượng hóa đại ngã như một cái tổ chim có ba con chim nhô cái đầu ra là Viraj, Hiranya Garbha và Ishvara: “Khi tuyệt đối được quan niệm là độc lập, tự hữu thì gọi là đại ngã. Khi được coi là hiện thân thành vũ trụ thì gọi là Hiranya garbha, khi được coi là thượng đế sáng tạo hữu ngã thì gọi là Ishvara. Ishvara trở thành Brahman, Vishnu và Shiva khi ba chức phận của Ngài được phân biệt”

Không thể miêu tả đại ngã, nhưng Mundaka Upanishad đã lấy hình tượng con nhện giăng tơ để miêu tả hành động sáng tạo và thu hồi của đại ngã như sau: “Cũng như con nhện giăng tơ và rút tơ về, cũng như cỏ sinh trên mặt đất, cũng như lông mộc trên thân người sống, thì nơi đây trong vũ trụ, phàm cái hữu tồn là xuất tự Bất di bất dịch”.

Bất lực trong việc miêu tả đại ngã Brihad Aranyaka Upanishad dùng toàn bộ những chữ “không” để nói: “đại ngã không lớn, không nhỏ, không ngắn, không dài, không rực rỡ, không tối tăm, không mùi, không vị, không mắt, không tai, không tiếng nói, không hơi thở, không trong, không ngoài, không tiêu hủy mà cũng không bị tiêu hủy”.

Mặc dù không thể miêu tả được đại ngã là gì, nhưng đại ngã vẫn có những tính thiết yếu là: Thực hữu (Chat), Ý thức (Chit), An lạc (Ananda). Đại ngã là thực hữu vì không phải là hư không, Đại ngã là ý thức vì là nguồn gốc của mọi nhận biết, Đại ngã là an lạc vì đó là hạnh phúc vĩnh hằng.

Mandukya Upanishad cho rằng con người chỉ có thể cảm nhận đại ngã bằng trực giác tâm linh (Turiya). “Turiya là bản chất của ý thức về tự ngã duy nhất, nơi mà tất cả muôn vật trong thế giới đều trở về, yên vui, thanh tịnh, không hai”.

Tiểu ngã (Atman) là một thực thể nội tại trong mỗi cá nhân. Hơi thở là nguồn sống vật chất thì Atman là hơi thở siêu nhiên, là nguồn sống thiêng liêng. Tiểu ngã là thực thể làm cho con nguời vượt lên trên vạn vật. Có thể nói Atman là thành phần của Brahman trong con người. Dại ngã là cái ngã vũ trụ đại đồng, còn tiểu ngã là cái ngã cá nhân. Braman chỉ có một, Atman là số nhiều, nhưng cái nhiều ấy chỉ là giả tưởng vì bản chất cả hai chỉ là một. Cho rằng khi thân xác chết thì tiểu ngã lại trở về hợp nhất với Đại ngã (Brahman).

Tiểu ngã không phải là lý trí, tình cảm và giác quan, nhưng Atman là nguồn cội của các sinh hoạt tinh thần ấy. Không có tiểu ngã, tất cả sinh hoạt tinh thần và thể chất đều chấm dứt. Nhưng ngay khi cả sinh hoạt tinh thần và thể chất chấm dứt thì Atman vẫn tồn tại bất diệt. Với nhiều nỗ lực, nhưng Upanishad cũng không thể nói rõ về tiểu ngã, cho nên luôn cảnh giác rằng tự ngã không thể hiểu được, tự ngã phải cần được thực hiện. Katha Upanishad nói: “tiểu ngã không thể nhận biết được bởi sức mạnh của trí óc, cũng không thể nhận biết được bởi giác quan”.

Lama Thubten Yeshe, Minh Chánh chuyển ngữ

Học Phật bằng cách nào?










Phương pháp học Phật tức là ba môn Huệ học: Văn huệ, Tư huệ, và Tu huệ. Bởi vì muốn vào cửa giác ngộ không trí huệ thì không sao vào được. Phật pháp là chân lý, là những sự thật, nếu không có ngọn đuốc trí huệ soi sáng, làm sao chúng ta thấy mọi sự thật ở chung quanh, không cần trí huệ, chỉ dùng lòng tin đến với đạo Phật, để học Phật pháp, thật là sai lầm lớn lao. Đây là chứng bệnh trầm trọng của Phật tử hiện thời. Cần chữa lành bệnh này, chúng ta phải ứng dụng triệt để ba môn huệ học vào công trình tu học Phật pháp.

Thế nào là Văn huệ?
Văn là nghe, do nghe giáo lý Phật pháp, trí huệ mở sáng, gọi là Văn huệ. Chúng ta nghe Phật pháp qua lời giảng dạy của chư tăng, của thiện hữu tri thức đã tu học trước ta. Những lời giảng dạy ấy xuất phát từ kinh điển của Phật, trong đó chứa toàn lời lẽ chân chánh, chỉ bày mọi sự thật cho chúng sanh. Càng nghe, trí huệ chúng ta càng sáng. Hoặc chúng ta trực tiếp đọc kinh sách Phật, khiến mở mang trí huệ cũng thuộc Văn huệ. Chịu khó nghe giảng dạy, chịu khó nghiên cứu kinh sách Phật, đó là người biết từ cửa Văn huệ tiến thẳng vào ngôi nhà Phật pháp.

Thế nào là Tư huệ?

Tư là suy xét phán đoán, do suy xét phán đoán những lời dạy trong Phật pháp, trí huệ càng tăng trưởng. Chúng ta được nghe lời chỉ dạy của thầy bạn, dẫn từ trong kinh Phật ra, song nghe rồi tin liền là chưa đủ tư cách học Phật. Buộc chúng ta phải dùng trí phán đoán xem đúng hay sai, nếu quả thật đúng, từ đó chúng ta mới tin. Có thế mới thực hành đúng câu "các người phải tự thắp đuốc lên mà đi, thắp đuốc lên với chánh pháp" trong kinh Pháp Cú. Chúng ta muốn mở mang trí huệ, song tự mình làm sao mở được, phải mồi ngọn đuốc trí huệ của mình với ngọn đuốc chánh pháp của Phật, trí huệ mới phát sáng.

Mồi bằng cách nào?

Ví như chúng ta nghe vị Sư giảng rằng: "Tất cả thế gian đều là vô thường." Sau đó phải dùng trí huệ của mình phán đoán xem đúng hay không. Chúng ta tự đặt câu hỏi: tất cả thế gian đều là vô thường, có sự vật nào thoát ngoài luật lệ ấy chăng? Nếu có, câu nói này chưa phải chân lý. Bằng không, mới thật đúng chân lý, chúng ta sẽ hoàn toàn tin. Thế rồi, ta tự khảo sát :

Con người có phải vô thường không? Từ ông bà đến cha mẹ chúng ta đều có sanh ra, lớn lên, bệnh hoạn, già yếu rồi chết. Kể luôn cả ta, khi nào còn nhỏ bé, lớn lên, bệnh hoạn, già yếu, rồi cũng sẽ chết. Trong gia đình thân tộc chúng ta đã thế, ngoài xã hội cũng thế, cả nhân loại trên thế giới cũng thế; ngàn xưa là thế, mãi sau này cũng thế. Quả là con người vô thường.

Đến những sự vật, nào nhà cửa, bàn ghế, xe cộ... có bị vô thường không? Chính cái nhà của mình, khi mới cất thì tốt đẹp lành lặn, qua vài ba năm thấy cũ dần, đến năm mười năm thì hư sập. Cái bàn viết cũng thế, khi mới đóng, xem bóng loáng tốt đẹp, dùng mấy năm thấy đã cũ, tróc sơn khờn mặt, rồi đây sẽ mục nát hư hoại. Chiếc xe đạp khi mới mua đem về mới toanh, chạy được một năm vỏ đã rách, cổ lỏng, các con ốc lờn... vài năm nữa sẽ hư. Thế là, nhà cửa, bàn ghế, xe cộ... những vật cần dùng bên cạnh chúng ta thảy bị vô thường chi phối. Cho đến trăm ngàn vật khác, nếu khảo sát đều thấy đồng một số phận như nhau.

Chúng ta có thể kết luận rằng: "tất cả thế gian là vô thường", quả thật là chân lý. Ta tin chắc lẽ này, dù có ai nói khác đi, cũng không làm lay động được lòng tin của ta. Bởi lòng tin này đã được gạn lọc qua sàng lý trí, nên nó vững chắc không dễ gì làm lung lay.

Lại một thí dụ, chúng ta nghe vị Sư giảng lý luân hồi, bảo rằng: "Muôn vật ở thế gian đều xoay quanh vòng luân hồi." Ta tự đặt câu hỏi: Tại sao muôn vật đều luân hồi? Có vật nào không luân hồi chăng? Chúng ta bắt đầu xét từ thực vật: Cây cối thành hình bắt nguồn từ hạt, hạt nẩy mầm tăng trưởng thành cây, nở hoa, kết trái; trái sanh hạt, hạt lại nẩy mầm... lộn đi đảo lại không cùng. Song đó là sự lộn đi đảo lại từ cây này sang cây khác, ngay bản thân cây ấy có đảo lộn vậy không? Cũng lộn đi đảo lại như thế. Thân cây hiện sống đây, do châm rễ hút đất nước... nuôi dưỡng mới được sanh trưởng, dần dần thành đại thọ. Rễ hút đất nước nuôi dưỡng thân cành lá, lá rụng biến thành phân đất, cành gãy mục cũng thành phân đất, thân cây ngã mục cũng trở về đất nước. Thân cây nhờ đất nước sanh trưởng, khi ngã mục lại trở về đất nước.

Nước do ánh nắng bốc thành hơi, hơi lên cao gặp khí lạnh đọng lại, rơi xuống thành nước; nước lại bốc hơi... mãi mãi không cùng. To như quả địa cầu vẫn quay tròn quanh cái trục, sáng rồi tối, tối lại sáng. Căn cứ vào sự quay tròn của nó, người ta chia ra ngày giờ tháng năm, thời tiết xuân hạ thu đông, xoay vần thế mãi không cùng. Do sự khảo sát trên, chúng ta khẳng định rằng "muôn vật ở thế gian đều xoay quanh vòng luân hồi", là sự thật không còn gì phải nghi ngờ.

Trên đây tạm cử vài thí dụ làm căn bản cho công cuộc suy xét phán đoán Phật pháp. Căn cứ vào đây, chúng ta phán xét những lời Phật dạy, hoặc chư tăng dạy trong những trường hợp khác. Có thế, mới phân biệt được chánh tà và mới đúng tinh thần người học Phật.

Thế nào là Tu huệ?

Sau khi phán xét lời Phật dạy là đúng, chúng ta đem áp dụng trong cuộc sống hằng ngày của mình, khiến chánh lý càng bày hiện sáng tỏ, là tu huệ. Ví như, đã biết rõ "tất cả thế gian là vô thường", chúng ta ứng dụng sự vô thường vào đời sống của mình, trong những trường hợp như sau:

Đã biết rõ thế gian là vô thường, khi gặp vô thường đến với bản thân, với gia đình ta, ta vẫn giữ bình tĩnh không hốt hoảng hãi sợ. Vì biết chắc điều đó ở thế gian không ai tránh khỏi, sợ hãi kinh hoàng chỉ làm rối thêm vô ích. Bởi không sợ nên tâm ta bình tĩnh sáng suốt, giải quyết mọi việc một cách tốt đẹp. Chúng ta vẫn đủ sáng suốt để khuyên giải cho những người đồng cảnh ngộ bớt đau khổ.

Biết rõ thế gian là vô thường, mọi sự tranh giành danh lợi, tài sắc... lòng ta nguội lạnh. Tranh giành những thứ tạm bợ ấy làm gì, để rồi chuốc khổ về mình, gây đau khổ cho người, rốt cuộc chỉ thành việc mò trăng bắt bóng. Lòng tham lam giành giật dục lạc thế gian, do đây dứt sạch.

Do thấy rõ lẽ vô thường, chúng ta không thể ngồi yên chờ chết. Phải cố gắng làm mọi việc lành, nếu cơn vô thường đến, chúng ta có muốn làm cũng không sao làm được. Lại biết quý tiếc thời giờ, một ngày qua rồi không tìm lại được, phải cấp bách nỗ lực làm lợi mình lợi người, không thể chần chờ.

Đó là ba trường hợp do biết "thế gian vô thường", chúng ta khéo ứng dụng tu hành trong cuộc sống hiện tại của mình. Bao nhiêu sự lợi ích tốt đẹp sẽ theo đó mà tăng trưởng. Sự tu hành ấy, đi đôi với tâm trí tỉnh táo sáng suốt, nên gọi là "Tu huệ".

Ví dụ khác, chúng ta nhận rõ "muôn vật luân hồi", liền ứng dụng lý luân hồi vào cuộc sống của mình. Nếu phải luân hồi, chúng ta chọn cái luân hồi nào tốt đẹp an ổn hơn. Ví như, biết các loài thảo mộc từ hạt nẩy mầm, sanh trưởng thành cây, đơm hoa, kết quả; hạt lại nẩy mầm... Chúng ta nên chọn lựa hạt tốt giống ngon đem ương, để sau này kết quả ngon, cho ta và mọi người được thưởng thức vị ngon. Cũng thế, trong vòng luân hồi bản thân ta cũng không thoát khỏi, ta cần tạo những nhân tốt, nhân an vui, để mai kia có lăn lộn cũng lăn lộn trong chỗ tốt, chỗ an vui.

Đã biết muôn vật luân hồi, chúng ta phải tìm xem nguyên nhân nào lôi cuốn vào trong ấy. Biết rõ nguyên nhân rồi, phải tìm cách thoát ra ngoài vòng luân hồi. Không đầu hàng khuất phục, để chịu lăn mãi trong luân hồi. Như các nhà khoa học nghiên cứu biết sức hút của quả đất, sau đó tìm cách chế phi thuyền đủ sức mạnh vượt ra ngoài vòng hút của quả đất, đi thẳng vào quĩ đạo v.v... Biết luân hồi để tìm cách thoát ra, chính là tinh thần "Tu huệ".

Văn huệ, Tư huệ rất cần thiết, song Tu huệ lại càng quan trọng hơn. Nếu có văn huệ, tư huệ mà thiếu tu huệ thì chỉ là huệ rỗng, không lợi ích thiết thực cho đời sống con người. Nhờ tu huệ mới thẩm định được giá trị văn, tư ở trên và giúp cho văn, tư được kết quả viên mãn.

Vì thế, đức Phật dạy hàng Phật tử đi chùa là cốt gặp Sư tăng, Sư ni, gặp Tăng ni rồi cần phải thưa hỏi Phật pháp, thưa hỏi xong phải ghi nhớ, ghi nhớ rồi cần phán xét, phán xét rồi phải tiến tu. Được vậy mới đúng tinh thần Phật tử (Phỏng theo bài kinh Ma-ha-nam trong Tập A-hàm). Bồ-tát Quán Thế Âm cũng trình với Phật, thuở quá khứ lâu xa Ngài gặp Phật dạy tu phương pháp văn, tư, tu được vào chánh định và cho hiệu là Quán Thế Âm (Kinh Lăng Nghiêm). Chính trong giới Bồ-tát, Phật cũng dạy dù ở xa trăm ngàn dặm, nghe có người nói kinh luật, người mới thọ giới Bồ-tát cũng phải mang kinh luật đến đó học (Kinh Phạm Võng). Quả nhiên đức Phật không chấp nhận đệ tử tu hành tối dốt, phải đầy đủ ba môn huệ học, mới xứng là đệ tử của Ngài.

Ba môn huệ học này hoàn toàn thích hợp với tinh thần khoa học hiện nay. Bất luận môn học nào, trước tiên học lý thuyết, kế phê bình lý thuyết, sau thí nghiệm hay thực hành lý thuyết. Lý thuyết tức là văn huệ, phê bình tức là tư huệ, thí nghiệm tức là tu huệ. Có như vậy môn học mới tiến bộ và phát minh những điều mới lạ.

Tuy nhiên, về mục tiêu chánh yếu Phật học vẫn khác khoa học. Khoa học cốt phát minh mọi sự thật của ngoại giới, chinh phục giành quyền làm chủ thiên nhiên, bắt thiên nhiên làm theo ý muốn con người, để tạo vật chất dồi dào sung túc cho nhân loại. Phật học xoay lại ngự trị bản thân mình, gạn lọc đào thải những tâm thức nhơ xấu, kiến tạo một tâm hồn trong sáng an vui tự tại.

Bởi khoa học gây tạo điều kiện vật chất dồi dào, nên con người dễ tranh đua giành giật kình chống lẫn nhau, Phật học cốt xây dựng tâm hồn trong sáng, nên người biết tu theo, lòng sẽ mở rộng thương yêu bảo bọc lẫn nhau.Vì thế, ba môn huệ học đều đặt căn cứ trên nguyên tắc "xem lại chính mình". Nắm vững nguyên tắc này, đọc kinh sách Phật, chúng ta nhận định phán xét không bị sai lẫn.

Được trích từ sách: BƯỚC ĐẦU HỌC PHẬT
HT. Thích Thanh Từ

Con chó Hơn cả yêu Thương- Bà Lão Vui Tính- Từ Tâm Nguyễn- Nguyễn Tất Toàn



Lâu nay con chó Hơn Cả Yêu thương-Bà Lão Vui Tính- Từ Tâm Nguyễn- Nguyễn Tất Toàn...và vân vân vẫn luôn giả mạo danh người khác. thỉnh thoảng con chó này lại đưa lên vài tấm ảnh,và đặc biệt là những tấm ảnh chỉ đơn thân có một mình. Có lần con chó này đã dùng tấm ảnh của nhà thơ Lương Toán bị tôi phát hiện và hắn đã cố ghép hình chung với một người nhưng kỷ thuật ghép hình của hắn quá ấu trĩ nên cũng bị tôi vạch mặt. Nhiều lần hắn đưa những tấm hình "họp lớp trường Đống Đa" và cố tình làm nhòa ảnh đi. Lần này hắn xuất hiện cũng với tấm hình một mình và cố gắng tạo ra một nhân thân : Nguyễn Tất Toàn.

Hắn có phải là Nguyễn Tất Toàn hay không với tôi  không quan trọng,đó là việc của cơ quan an ninh. Hi hi...với tôi thì hắn chỉ là một con chó, bịp bợm khoác lác, chuyên bịa, đặt vu khống, xuyên tạc ... đảng và chính phủ Việt nam. Lâu nay, con chó này cũng làm nhiều G+ giả, lôi kéo nhiều người vào mục đích chống phá, gây rối, bôi xấu,chửi bới Đảng và chính phủ Việt nam. Cái G+ mà gần đây nhất tôi biết là Miền nắng lạnh và nó cũng bị tôi khiến nó phải đóng lại. Con chó này và đồng bọn đã liên tục tạo ra nhiều cái G giả, Blog giả đăng những bài xuyên tạc, vu khống chế đạo. lãnh đạo Đảng và Nhà nước với cái tên Phạm đình Trúc Thu, nhưng ...lũ chó đó cũng không cắn được Phạm Đình Trúc Thu thật.


Đây là tấm ảnh được chụp lại trên FB Bạn trường Đống Đa.




Mọi người xem chơi cho biết có phải gương mặt của con chó Nguyễn Tất Toàn- Hơn cả yêu thương- Bà lão vui tính- Từ Tâm Nguyễn. Ha ha...


Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2016

Tâm sự của một Việt Kiều Mỹ về cuộc sống 'bóc lột' khủng khiếp nơi xứ người







Dù ở Việt Nam bạn đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học hay hơn thế nữa, nhưng khi tới Mỹ thì bạn như là người mù chữ. Việc tìm được một công việc phù hợp với bằng cấp đã học ở Việt Nam sẽ là điều không thể, vì vậy khi đặt chân tới mảnh đất thiên đường này, việc bạn phải trở thành thành phần lao động chân tay sẽ là điều tất yếu.

Đối với thành phần lao động này ở Mỹ thì phải nói là vô cùng vất vả. Tất nhiên, ở Mỹ không ai ép buộc mình phải làm việc nhiều giờ cả, nhưng vì cuộc sống và bạn muốn có tất cả mọi thứ nên phải làm việc cộng lái xe 11-13 giờ/ngày, 7 ngày/tuần. Với mức vật giá đồ ăn người Việt ưa thích tương đối đắt đỏ: 8 USD cho một kg rau muống, 1,29 USD cho 3 nhánh sả hoặc rau thơm các loại, 12 USD một kg nhãn tươi, 3,99 USD một trái đu đủ, hoặc thơm, 20 USD cho một hộp chôm chôm 36 trái... thì với mức lương khiêm tốn 1500-2500 USD/tháng chưa xài đã hết. Vì vậy đa số thành phần lao động chi tiêu hết sức tiết kiệm và dĩ nhiên là rất nhiều người không dám bỏ tiền để mua bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm ở Mỹ rất mắc. Ngay bản thân tôi, gia đình gồm 8 người và nhiều bạn bè của tôi hầu như không ai có bảo hiểm. Cũng vì điều này nên tôi đã chứng kiến nhiều cảnh đau lòng. Chẳng may bạn mắc bệnh, đi khám bác sỹ dù bác sĩ không chữa được bệnh cho bạn nhưng cũng lấy 120-150 USD và bác sĩ đó giới thiệu tới một bác sĩ khác mà bác sĩ đó cũng bó tay luôn thì cũng lấy một khoảng tương tự. Ở Mỹ chữa bệnh vô cùng đắt đỏ, một ca phẫu thuật nhiều khi trả cả đời không hết. Cũng vì lý do này nên nhiều người dù mang bệnh trong người nhưng điều kiện kinh tế eo hẹp nên cứ chịu đựng để lâu ngày dẫn đến bệnh nặng và tử vong cũng là chuyện thường xảy ra.



Theo tờ Miami Herald, cộng đồng người Việt ở Mỹ đã trở thành lực lượng kiểm soát gần như hoàn toàn nghề làm móng (nail) ở nước này.


Tuy nhiên, làm nail cũng có những đắng cay mà người trong nghề mới hiểu hết.

Hầu hết ở Mỹ ai cũng phải làm việc nhiều giờ, nên không còn thời gian để chăm sóc bản thân, gia đình và con cái. Đi làm về đến nhà đã đau nhừ toàn thân, ăn cũng không muốn ăn chứ đừng nói là làm cơm tối cho gia đình và tất nhiên là cũng chẳng còn mặn mà tới chuyện chăn gối nữa vì phải giữ sức để mai đi cày.

Đối với chị em, khi đến Mỹ cứ nghĩ mình là số một, nhưng tôi thấy chị em chẳng sung sướng tí nào cả. Nhiều khi họ còn phải làm việc vất vả hơn cánh đàn ông ấy chứ. Chỉ đơn cử việc sinh đẻ thôi cũng đã là một thiệt thòi lớn. Thông thường ở Mỹ sau khi sinh, chỉ ở lai bệnh viện 48h. Chồng thì cũng chỉ nghỉ 2-3 ngày sau đó là chị em phải tự lo cho bản thân và con nhỏ, 1-2 tuần nhiều lắm là 4 tuần lại phải đi làm. Con nhỏ chưa đầy tháng tuổi phải gửi trẻ 11-12h/ngày. Nhiều khi nhìn con còn quá bé mà phải đưa đi gửi cả ngày ứa cả nước mắt, nhưng biết làm sao bây giờ. Nghỉ ở nhà để lo cho con ư? Lấy tiền đâu ra để mà sống? Ai lo cho đống hóa đơn hàng tháng? Đến khi con đi học thì cả tuần không thấy mặt con ấy chứ.

Ở Mỹ, hầu hết thực phẩm đều là đông lạnh có khi hàng tháng. Đồ ăn thì nấu một lần cho 2-3 ngày. Ăn thì chẳng bao giờ đúng bữa, mà cũng chẳng còn kịp nhai nữa, nuốt cho đầy bụng để mà làm việc. Bữa sáng thì ăn ở trên xe, bữa trưa thì ăn ở chỗ làm, rỗi lúc nào thì ăn lúc đó, nhiều hôm bận quá chẳng có thời gian để mà ăn phải uống sữa trừ cơm. Rất nhiều hôm bữa tối, cơm canh đổ đầy một tô, hâm nóng bằng lò vi sóng, chồng lái xe vợ vừa ăn vừa đút cho chồng ăn vội vã tới đón con kẻo trễ bảo mẫu than phiền. Đọc đến đây thôi thì nhiều bạn đã đặt câu hỏi: Tại sao không về Việt Nam mà sống?

Xin thưa với các bạn, có rất nhiều nguyên nhân.

Khi đi thì tìm mọi cách đi cho bằng được giờ về sợ xấu hổ, con cái học hành dở dang, khả năng kinh tế không cho phép, nhà ở Việt Nam giờ quá mắc. Nếu ngày xưa ai có nhà mặt phố bán để ra đi thì đừng bao giờ về tìm hiểu xem căn nhà đó bây giờ bao nhiêu, nếu không bạn sẽ không ngủ được đâu. Về Việt Nam lại phải bắt đầu lại từ đầu...

Riêng bản thân tôi thì, mình đã quá hèn mọn, không làm được gì cho dân tộc thôi thì hy sinh chút sức mọn này cho gia tộc. Chỉ mong những người thân trong gia tộc tôi nói riêng và những người ở Việt Nam có thân nhân ở nước ngoài nói chung thực sự hiểu được giá trị của đồng tiền mồ hôi nước mắt mà người con tha hương gủi về.

Nói chung, người Việt chúng ta rất cần kiệm. Đa số sau khi định cư ở nước ngoài 2-3 năm thì ai cũng bắt đâu dư dả 40.000-50.000 USD hay hơn thế nữa. Nhưng những ngày đen tối lại bắt đầu từ đây. Lúc đã có tiền , bạn bắt đầu nhìn lại cuộc sống. Với suy nghĩ, mình không thể ở mãi trong một căn hộ chật hẹp, phức tạp, đi một chiếc xe cũ kĩ như thế này được... Một ngày, bạn tới gặp chuyên viên ngân hàng, người nhân viên này đã từng ăn học ở trường hàng năm để dụ dỗ mọi người. Nào là: bạn không phải ở nhà mướn, thực sự làm chủ căn nhà của mình, là tài sản lớn, là khoản đầu tư sinh lời cao, sau khi bạn trả xong căn nhà bạn sẽ có một khối tài sản lớn... Sau khi gặp môi giới xem một loạt nhà và tất nhiên là bạn không thích một căn nhà cũ, nhỏ trên dưới 100.000 USD. Kết quả là bạn quyết định mua trả góp 30 năm cho một căn nhà 300.000-400.000 USD ở cho sướng tấm thân. Lúc này bạn cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Đất nước Mỹ đã cho mình quá nhiều cơ hội. Rõ ràng là, chỉ cần 5000 USD để mua một chiếc xe 40-50.000 USD; 10-20.000 USD để mua một căn nhà 400.000 USD. Thậm chí bạn chỉ cần có công việc ổn định chẳng cần đồng nào cũng mua được nhà, xe...

Nhưng theo sự hiểu biết của tôi thì bạn đã chui vào một cái bẫy tài chính hết sức tinh vi mà các chuyên gia kinh tế hàng đầu tạo ra. Tại sao vậy? Vừa ký mua căn nhà thì bạn đã mất đi 6% giá trị của căn nhà cho "tiền môi giới", mà nhiều người cho rằng người bán trả, nhưng theo tôi thì người mua đưa tiền cho người bán trả. Nếu không tin thì bạn bán ngay căn nhà vừa mua thì sẽ biết là mình mất bao nhiêu %. Chẳng hạn, bạn mua một căn nhà 400.000 USD, cứ cho là trả trước 100.000 USD thì ngân hàng phải trả cho chủ đầu tư 300.000 USD, tức bạn mượn 300.000 USD tiền mặt thế chấp bởi căn nhà với lãi suất 4,99-7,99 %/năm tùy tín dụng từng người. Bên cạnh đó, bạn phải trả thuế tài sản 1,75-4 %/năm tùy từng khu và thành phố mình ở.




Những ngôi nhà được bán với giá 500 hay 1.000 USD đăng tải trên báo chí Việt Nam rất phổ biến tại Mỹ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu không am hiểu luật pháp của Mỹ, nhà đầu tư có thể bị mất cơ hội và... mắc cạn.

VD: với một căn nhà 400.000 USD trả trước 100.000 USD thì phải trả hàng tháng: tiền gốc 1000-1200 USD, tiền lời ngân hàng 1500-2000 USD, tiền thuế tài sản 600-800 USD cộng tiền vệ sinh khu vực 300-600 USD/năm, tiền bảo hiểm... Tính ra mỗi ngày ngủ dậy thì có một ai đó đã rút ra từ hầu bao của bạn 100-150 USD/ngày, sau 30 năm bạn phải trả 1,2 - 1,5 triệu đô cho một căn nhà 400.000 USD.

Sau khi dọn tới căn nhà mới, bạn thấy căn nhà trống trơn, lúc này thì túi tiền cũng đã vơi và bạn lại nhớ tới "lệnh bài " mà Hoàng Đế Obama ban tặng. Mà nó cũng giống lệnh bài thật, cứ tới bất cứ trung tâm mua sắm nào, chỉ cần kéo cái rẹc là có thể khuân về bất cứ thứ gì, từ cái mở nắp chai rượu đỏ tới TV, tủ lạnh... Bạn lại thấy vô cùng sung sướng là mình không còn thiếu bất cứ thứ gì chỉ có thiếu nợ đến mức không thể thiếu nhiều hơn được nữa. Đến thời điểm này thì bạn và vợ con đã nhiễm loại virus mua sắm, loại virus này ở Mỹ chưa có thuốc chữa.

Nhưng xin thưa với các bạn là loại thẻ tín dụng mua trước trả tiền sau này chẳng khác gì một lưỡi dao cắt cổ. Với lãi suất 14,99-24,99 % năm, tính ra cũng xấp xỉ mượn tiền nợ nóng ở tiệm cầm đồ ở Việt Nam. Khoảng 20 ngày sau thì hóa đơn đòi nợ tới gõ cửa nhà bạn mà không bao giờ biết mệt mỏi. Tôi cam đoan là sau khoảng 2-3 năm lo trả tiền nhà, thẻ... tóc của bạn không còn kịp bạc nữa mà nó rụng ráo trọi. Có nhiều anh chàng kỹ sư, chuyên gia theo được 5-7 năm nhưng đùng một cái mất việc. Bạn thử nghĩ những người này trụ được bao lâu? 3-6 tháng là mất nhà => mất vợ, con. Vì vậy cho nên, lâu lâu lại nghe tin, có một anh chàng tầm 35-40 tuổi vác súng tới chỗ làm sát hại đồng nghiệp, vợ con rồi đặt dấu chấm hết cho cuộc đời. Mà cứ cho là có nhiều người leo đến 30 năm để trả hết nợ nhà đi chăng nữa thì lúc này bạn cũng sắp trở thành người của thế giới bên kia, còn nhà thì sắp sập.

Nếu bạn muốn sang căn nhà cho con cái thì con của bạn lại phải đóng một khoản thuế rất cao. Nếu chẳng may bạn qua đời thì tất cả chủ nợ, đặc biệt là nợ tiền bệnh viện đến phong tỏa căn nhà và toàn bộ tài sản của bạn kể cả tiền tiết kiệm trong ngân hàng. Lúc này chủ nợ sẽ bán đấu giá từ căn nhà đến đôi bông tai, cho đến khi đủ số tiền bạn nợ mới thôi. Nếu không đủ, họ có quyền thu hồi những tài sản mà trước đây bạn đã cho tặng con cái trong vòng 7 năm. Đau quá phải không các bạn? Tôi nghĩ, ở Mỹ họ áp dụng chính sách "xẻo dần", người có nhiều xẻo nhiều, kẻ có ít xẻo ít, xẻo đến chết thì thôi không xẻo nữa, mà bưng sạch luôn.

Cũng vì những lý do kể trên, dù tôi đã ở Mỹ lâu năm nhưng tôi lại thuê phòng hoặc căn hộ để ở. Bao nhiêu tiền làm ra tôi đều đầu tư về Việt Nam, vừa xây dựng quê hương đất nước vừa thắng lợi lớn. Hiện tại có những bất động sản của tôi ở Việt Nam đã lên giá 30 lần vì tôi mua từ năm 1998. Hàng tháng tôi vấn có thu nhập từ tiền thuê nhà, còn hơn cả thu nhập ở Mỹ. Và nhất định một ngày không xa tôi sẽ về Việt Nam để sinh sống.

Theo cách nghĩ của riêng tôi, nếu như một ngày nào đó các bạn ở Việt Nam qua Mỹ để du lịch, thấy cuộc sống ở Mỹ quá hào nhoáng mà bỏ một triệu đô để mua đứt một căn nhà thì bạn đã thuộc thành phần đại gia. Mà đại gia thì sống ở Mỹ làm gì cho buồn mà chủ yếu là lo cho con cháu. Mà lo cho con cháu thì phải tính 20 -30 năm hay hơn thế nữa, thì bạn không chỉ bỏ một triệu, mà phải chuẩn bị thêm ngót nghét một triệu nữa để đóng thuế. Cho nên tôi thiết nghĩ, đại gia thì không dại gì đầu tư một cách thiếu khôn ngoan như vậy. Thà bỏ tiền ra làm từ thiện hay xây cho liệt tổ liệt tông một căn nhà thờ còn để lại tiếng thơm ngàn đời cho con cháu.

Thật ra thì còn nhiều điều phải nói lên nữa nhưng thời gian không cho phép và sự hiểu của tôi về xã hội Mỹ còn rất khiêm tốn. Qua đây cũng cầu xin những ai hiểu biết về xã hội Mỹ, đặc biệt là về khía cạnh luật sở hữu và thừa kế tài sản, hãy viết lên một bài để cộng đồng người Việt chúng ta ở nước ngoài có thêm kinh nghiệm để bảo toàn tài sản của mình.



Danny Nguyen
nuocmy.info / Nước Mỹ (Tổng hợp)

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

Chử Đồng Tử – tác giả của Đạo Đức Kinh và Đạo giáo.( Lão Tử là Chữ Đồng Tử)?



Trong truyền thuyết Việt nói đến Chử Đồng Tử sinh thời vào đầu thời Hùng Vương thứ XVIII, (Theo Truyền thuyết Hùng Vương – Thần Thoại Vĩnh Phú), nhà nghèo rất khổ sở . Tình cờ lấy công chúa Tiên Dung. Hai vợ chồng tự lập, Chử Đồng Tử đi ra biển, được truyền đạo. Khi về thuyết phục công chúa Tiên Dung cùng học đạo. Hai vợ chồng bỏ cơ nghiệp đi tu. Trên đường đi tìm thấy học đạo, gặp trời mưa, Chử Đồng Tử bèn lấy cậy gậy cắm xuống đất và đậy lên đầu gậy chiếc nón. Phút chốc hóa ra thành quách, cung điện, lâu đài, lập một cõi riêng của mình. Vua Hùng đem quân đến thì chỉ trong một đêm, toàn bộ thành quách, cung điện biến mất. Vùng đất của Chử Đồng Tử, Tiên Dung biến thành cái đầm và tương truyền chính là đầm Dạ trạch ở Hưng Yên ngày nay. Câu chuyện được người viết tóm tắt như vậy.
Chung ta đều biết rằng: Chử Đồng Tử chính là một trong Tứ Bất Tử trong truyền thống văn hóa tín ngưỡng Việt. Bốn vị thánh bất tử trong văn hiến Việt, gồm:
1/ Tháng Gióng. Kỳ tích của Ngài là hiển linh chống giặc Ân cứu nước.
2/ Chử Đồng Tử. Kỳ tích của Ngài là người đầu tiên đắc đạo tu tiên ở Việt Nam.
3/ Tản Viên Sơn Thánh. Kỳ tích của Ngài là khuyên vua Hùng nhường ngôi cho An Dương Vương, để giữ gìn sinh lực của Việt tộc bảo vệ lưu truyền những giá trị căn bản của nền văn hiến Việt.
4/ Công chúa Liễu Hạnh. Kỳ tích của Bà là bảo vệ chân lý, ổn định xã hội.
Ở đây chúng ta bàn sâu về Thánh Chử Đồng Tử.

III. 1/ Về niên đại xuất hiện của Ngài Chử Đồng Tử.

Truyền thuyết ghi rõ vào đầu thời Hùng Vương thứ XVIII. Căn cứ theo Hùng Triều Ngọc Phả của cụ Biệt Lam Trần Huy Bá ghi như sau:

“18. Chi Quý: Hùng Duệ Vương, sinh năm Canh Thân (421 tr. TL), lên ngôi khi 14 tuổi, truyền không rõ mấy đờI vua (có lẽ 3 đời) vì ở đình Tây Đằng, huyện Ba Vì – Hà Nội có bài vị « Tam Vị Quốc Chúa », ở ngôi tất cả 150 năm, từ năm Quý Dậu (408 tr. TL) đến năm Quý Mão (258 tr. TL). Ngang với năm thứ 17 đời Uy Liệt Vương, đến năm thứ 56 đời Noãn Vương nhà Đông Chu Trung Quốc”.
Như vậy, chúng ta thấy có điểm tương đồng về niên đại Ngài Chử Đồng Tử xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ V, hoặc đầu thế kỷ thứ IV Trc CN. Đây là thời điểm tương đương với truyền thuyết về Lão Tử theo cổ thư chữ Hán.


III.2/ Về lai lịch xuất xứ

Theo Sử Ký thì Lão Tử xuất thân từ “làng Khổ, nước Sở”. Theo truyền thuyết Việt Nam thì Ngài Chử Đồng tử cũng rất “khổ sở”, đói rách, đến “cái khố không có mà mang”.

III.3/ Về nội dung liên quan đến Đạo giáo.

Ngài Chử Đồng Tử đắc đạo với tư cách là một đạo sĩ với quyền năng pháp thuật, đã tạo ra một cõi riêng của mình. Dấu ấn của Ngài là cây trượng và cái nón, chính là hình ảnh cây nêu của người Việt cổ còn lại đến ngày nay. Cõi riêng của Ngài ở đây chính là Đạo giáo, một tín ngưỡng phổ biến của người Việt cổ ở Nam Dương Tử, cội nguồn của truyền thống lên đồng ở Nam Triều Tiên, Nhật Bản hiện nay và ở Việt Nam, những di sản còn lại chính là tín ngưỡng Ngũ phủ Công Đồng, 36 giá đồng và đạo thờ Tứ Phủ trong văn hóa truyền thống Việt. Truyền thống này không phổ biến ở Bắc Dương Tử cho đến ngày hôm nay. Trong các bản văn chữ Hán thì Lão Tử được tôn vinh là Thái Thượng Lão Quân, có một cõi riêng trên Thiên Đình và là Thượng Đẳng thần chỉ sau có Ngọc Hoàng Thượng Đế. Hiện tượng này tương đương truyền thống văn hóa Việt coi Ngài Chử Đồng Tử là một trong bốn vị thần bất tử của người Việt. Vì Ngài đã tạo ra một tín ngưỡng cho Việt tộc, để giữ hồn Việt qua hàng ngàn năm thăng trầm của Việt sử.



III.4/ Hình tượng của Lão tử.





Trong truyền thuyết từ các bản văn chữ Hán thì Lão Tử cưỡi trâu.Đây là một sinh vật không hề có ở Bắc Dương Tử, chí ít nó cũng không phổ biến ở Bắc Dương Tử thời Xuân Thu Chiến quốc. Hình tượng Lão Tử cưỡi trâu xanh, phải chăng chính là một sự nhắc nhở về cội nguồn Việt tộc ở Nam Dương Tử?



III. 5/ Nội dung huyền vĩ của Đạo Đức Kinh.
Nếu bốn nội dung trên chỉ là những hiện tượng tương đồng và chưa cho chúng ta một chứng cứ chắc chắn về luận điểm xác định Lão Tử chính là Chử Đồng Tử, vị thánh bất tử của Việt tộc, thì chính nội dung cuốn Đạo Đức Kinh lại đầy đủ khả năng chứng tỏ điều này. Trong truyền thuyết về cội nguồn Việt tộc và chính thức trong cuốn Việt Sử lược, đã nói về thời đầu lập quốc của Việt tộc, là “chính sự dùng lối thắt nút” – thì – trong Đạo Đức Kinh đã nhắc tới điều này. Có thể nói, trong bản văn cổ Đông phương thì chí có ba bản văn, mô tả “chính sự dùng lối thắt nút”. Đó là : Việt sử Lược; Kinh Dịch và Đạo Đức Kinh. Việt sử lược viết về sử Việt thì điều đó đã rõ ràng. Sự xác định của các bản văn cổ kinh Dịch và Đạo đức Kinh cũng nhắc tới điều này, cho thấy chúng hoàn toàn liên hệ đến cội nguồn Việt sử.
Trong nội dung bản văn của Đạo Đức Kinh cũng nhắc tới Âm Dương: “vạn vật cõng Âm, bồng Dương”. Âm Dương là khái niệm xuất hiện trong bản văn cổ nhất chính là kinh Dịch và các học giả Trung Quốc đã thừa nhận thuyết Âm Dương thuộc về Việt tộc (Thông tin về cuộc Hội thảo tại Bắc Kinh với sự tham dự của giáo sư Trần Ngọc Thêm).
Nhưng ngay cả những dấu ấn gần gũi chỉ thẳng đến cội nguồn cuốn Đạo Đức Kinh thuộc về Việt tộc, cũng chưa phải là kết luật cuối cùng.

Kết luận cuối cùng của người viết xác định rằng: Chỉ có truyền thống văn hóa sử Việt, nền tảng đích thực làm nên nội dung cuốn Đạo Đức Kinh, mới có thể mô tả được sự huyền vĩ của nó.
Người viết trân trọng hứa với quý độc giả sẽ mô tả nội dung huyền vĩ của Đạo Đức Kinh, bí ẩn từ hàng ngàn năm qua, sau khi Việt sử trải gần 5000 năm văn hiến, một thời huy hoàng ở miến nam sông Dương Tử, cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương được sáng tỏ tính chấn lý.
Xin cảm ơn sự quan tâm của quý vị và anh chị em.


Nguồn: http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/33778-dao-giao-chu-dong-tu/=================
Tài liệu tham khảo:
1/ Hầu hết những cuốn Đạo Đức Kinh và liên quan đến Lão Tử, đã được in ra tiếng Việt.
2/ Thần tiên truyện. Nxb Đồng Nai 1996.
3/ 100 câu chuyện về Đạo Giáo.
4/ Sử Ký Tư Mã Thiên.
5/ Các sách của chính tác giả.

Một bức thư khiến toàn nước Mỹ rúng động về chiến tranh Việt Nam



Bằng cách thẳng thắn vạch trần sự thật đen tối trong cuộc thảm sát Mỹ Lai do lính Mỹ gây ra, bức thư của Ronald Ridenhour đã khiến cả đất nước cờ hoa rúng động.




Lần đầu tiên Ronald Ridenhour nghe nói về cuộc thảm sát Mỹ Lai – nơi mà lính Mỹ vẫn gọi là “Pinkville” là cuối tháng 4/1968 – hơn 1 tháng sau ngày xảy thảm họa.

Một năm sau, vào tháng 3/1969, ông bắt đầu gửi thư cho một số quan chức chính phủ trong đó có cả tổng thống Mỹ khi đó là Richard Nixon.

Những gì ông viết trong thư, chủ yếu là miêu tả lại sự việc kinh hoàng xảy ra với người dân Mỹ Lai nói riêng và cuộc chiến tranh ở Việt Nam do lính Mỹ gây ra.

“Ridenhour dù không tận mắt chứng kiến sự việc nhưng ông đã được nghe những người bạn – những người có mặt trong cuộc thảm sát đó kể lại”, tạp chí Time cho hay.



Ronald Ridenhour - nhà báo, cựu binh Mỹ đã thẳng thắn vạch trần sự thật đen tối trong cuộc thảm sát Mỹ Lai.

Tờ tạp chí này khi đó thậm chí còn nhầm lẫn tên của “Ronald” thành “Richard” khi tường thuật lại tin tức nóng hổi này một cách công khai cho công chúng Mỹ. “Ban đầu Ridenhour đã hoài nghi về cuộc thảm sát nhưng sau đó, ông ấy đã thực sự bối rối”.

Nội dung bức thư

Lá thư của Ronald Ridenhour nhanh chóng thay đổi cách mà người Mỹ nghĩ về chiến tranh Việt Nam. Dưới đây là lá thư cựu binh Mỹ viết về cuộc thảm sát Mỹ Lai:

Một làng quê đặc biệt khó khăn và dường như bị tàn phá bởi những bẫy người và bóng dáng binh lính kẻ thù. Ngôi làng ấy nằm cách thành phố Quảng Ngãi khoảng 10km về phía Đông Bắc.

Đó là một khu vực khét tiếng và những người lính thuộc Lực lượng đặc nhiệm Baker đã đặt cho nơi này một cái tên đặc biệt: “Pinkville”.

Vào một buổi sáng trung tuần tháng 3, Lực lượng đặc nhiệm Baker nhận lệnh tập trung toàn bộ hỏa lực hướng vào “Pinkville”, nhiệm vụ của họ là: Phá hủy hoàn toàn cứ điểm rắc rối này và toàn bộ người dân trong làng.

Khi “Butch” nói với tôi về điều này, tôi đã không hoàn toàn tin rằng điều anh ta nói là sự thật. Nhưng anh ta đã khẳng định chắc chắn và còn miêu tả lại những gì đã xảy ra.

Hai nhóm biệt kích khác đã tiến hành phong tỏa ngôi làng để một nhóm khác có tên gọi “Charlie” có thể dễ dàng phá hủy nhà cửa và giết hại dân thường.

Bất cứ ai tháo chạy khỏi sự truy quét của “Charlie” đều bị các nhóm khác chặn đứng. Tôi đã hỏi “Butch” vài lần về việc phải chăng tất cả người dân đều đã bị giết hết và anh ta nói rằng, những người bị hại có cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em.

Anh ta nhớ lại cảnh mình nhìn thấy một bé trai chừng 3-4 tuổi đang đứng trên đường mòn với một vết thương do bị đạn bắn vào tay.

Cậu bé dùng bàn tay lành lặn nắm chặt cánh tay bị thương, máu chảy đầm đìa qua các kẽ tay. Nó nhìn cảnh tượng xung quanh mình trong sự kinh hãi tột độ.

“Cậu bé đứng đó, đôi mắt nhìn xung quanh, không hiểu, không tin vào điều đang xảy ra. Sau đó, một vị Đại úy thuộc lực lượng thông tin đã dùng khẩu M-16 chĩa thằng vào nó và bắn”.

Một người lính khác có tên Gruver kể lại rằng, sự việc đó thật tồi tệ. Anh ta đã chọn cách tự bắn vào chân mình để không phải đến khu vực chết chóc kia và nhờ đó, anh ta không phải tham gia vào cuộc thảm sát này.

Mặc dù không tận mắt chứng kiến vụ việc nhưng Gruver cũng được người mà anh cho là đáng tin cậy kể lại. Đó là Trung úy Kally (tên có thể không chính xác) – một trong những thành viên của nhóm biệt kích tham gia vào cuộc bao vây làng.

Anh ta đã đi một vòng quanh Mỹ Lai và xả súng máy vào họ. Theo câu chuyện này, Gruver ước tính ngôi làng này có khoảng 300-400 dân và rất ít người may mắn sống sót.

Sau khi nghe câu chuyện trên, tôi thực sự không thể chấp nhận. Bằng cách nào đó, tôi không tin những người lính trẻ Mỹ lại trở thành những tên sát nhân đầy man rợ đến vậy nhưng đó là lệnh của những người chỉ huy.




Thay đổi cách suy nghĩ của người Mỹ về chiến tranh Việt Nam

Bức thư được biết đến rộng rãi ngày nay dài khoảng 2.000 chữ và nó là những bằng chứng có giá trị rất lớn trong việc vạch trần “sự thật đen tối” đã xảy ra trong năm 1968.

Sau khi sự thật được công khai, phóng viên Seymour Hersh đã thực hiện một cuộc điều tra kỹ càng hơn về vụ thảm sát Mỹ Lai và đăng lên tờ Tin tức Washington sau khi tạp chí Life từ chối xuất bản bài báo này.

Vào mùa thu năm 1969, một trong những lính chỉ huy có tham gia vào vụ thảm sát có tên là Calley đã phải ra hầu tòa vì cáo buộc sát hại dân thường. Một số binh lính và chỉ huy khác của Mỹ cũng bị buộc tội tương tự.

Tuy nhiên, nhiều binh sĩ phủ nhận tội trạng với lập luận rằng, họ chỉ làm theo mệnh lệnh cấp trên yêu cầu.

Đã có không ít những khó khăn về mặt pháp lý trong việc theo đuổi một vụ kiện chống lại những kẻ đã nhúng tay vào cuộc thảm sát đẫm máu ở Việt Nam, một phần vì không có nguồn hậu thuẫn.

Tạp chí Time đã từng thực hiện một cuộc khảo sát với người dân Mỹ và nhiều người không tin vào câu chuyện của Ridenhour hoặc họ đơn giản chỉ nghĩ rằng, giết chóc là kết quả tất yếu của chiến tranh.


Hình ảnh kinh hoàng về thảm sát Mỹ Lai qua ống kính phóng viên Mỹ.

Dù vậy, các phiên tòa phẫn diễn ra. Năm 1971, Calley đã bị khép tội và đây là kẻ duy nhất bị kết án dù sau đó, cũng đã có vài trường hợp bị đưa ra xét xử. Nhưng, bản án này không thể chặn đứng dư âm về cuộc thảm sát kinh hoàng ở Mỹ Lai.

Trong một cuộc biểu tình diễn ra tại New York, ngoại trường của Mỹ hiện nay John Kerry khi đó đã phát biểu rằng:

“Tất cả chúng ta ở đất nước này đều có tội vì đã để chiến tranh xảy ra. Chúng tôi mong nước Mỹ nhận ra rằng không thể đem Calley ra làm người thí mạng cho những tướng lĩnh, ngài Tổng thống và cả lối sống khuyến khích Calley làm những việc anh ta đã làm.

Và nếu bạn dùng Calley làm tốt thí thì vào cùng một lúc nào đó, tất cả những tướng lĩnh, những ông Tổng thống và binh sĩ chịu trách nhiệm cho việc này cũng phải chịu kết cục tương tự. Đất nước này cũng sẽ phải chịu trách nhiệm cho thực tế đã xảy ra.”


Phát biểu của John Kerry về chiến tranh Việt Nam.

Phát biểu của John Kerry khi đó đã chia cắt nước Mỹ trong cách nhìn nhận về cuộc thảm sát Mỹ Lai.

Một nhóm người cho rằng những người chịu trách nhiệm trong cuộc thảm sát xảy ra vào tháng 3/1968 ở Việt Namm, dù là chỉ huy cấp cao hay binh sĩ cũng đều phải đưa ra xét xử và nhận hình phạt thích đáng.

Trong khi đó, nhóm đối lập thì cho rằng lên án binh sĩ vì tội giết người trong chiến tranh là một trò hề.

“Cuộc khủng hoảng lương tâm gây ra bởi vụ xử Calley thậm chí đã trở nên trầm trọng hơn cả vụ ám sát Tổng thống Kennedy”, tạp chí Time bình luận.“Về mặt lịch sử, vụ việc này có tính quan trọng hơn rất nhiều”.

Mặc dù Mỹ đã bị chia rẽ vào thời điểm đó nhưng lịch sử đã chứng minh một cách rõ ràng về người đúng, kẻ sai trong vụ thảm sát Mỹ Lai.


Lính Mỹ đốt cháy nhà cửa của người dân Mỹ Lai.

Cụ thể là vào năm 1998, ba người lính từng quay đầu súng, chĩa vào chính những người đồng đội máu lạnh thay vì sát hại dân thường được vinh danh tại thủ đô Washington. Đáng tiếc là vài tháng sau đó, tác giả bức thư Ronald Ridenhour qua đời vì đau tim ở tuổi 52.

Vào năm 2009, Calley cũng đã lên tiếng xin lỗi về những gì mình đã gây ra cách đây gần 50 năm. "Không một ngày nào trôi qua mà tôi không cảm thấy hối hận", cựu binh Mỹ nói.