Thứ Năm, 3 tháng 3, 2016

Kinh nghiệm về cái biết của tánh không?






 Phương Diệu



Từ chân tâm khởi lên niệm chân như, niệm vô niệm, tỉnh thức biết, thầm nhận biết, chánh niệm tỉnh giác.

Từ vọng tâm khởi lên những suy nghĩ, suy tư, tính toán, tư duy, biện luận, trí năng biện luận, phân biệt hai bên. Những niệm này, ta gọi là vọng niệm hay vọng tưởng. Thường được biểu hiện dưới hai dạng:
Nói thầm hay đối thoại thầm lặng
Những hình ảnh quen thuộc trong tâm do ký ức dài hạn và ký ức vận hành tạo nên những hình ảnh trong tâm (mental pictures).

Ở đây tôi chỉ nói về loại niệm khởi do vọng tâm, tức vọng niệm hay vọng tưởng.

Vọng tưởng là những tiến trình suy tư nghĩ tưởng vốn khởi phát từ trong não ta dưới dạng nói thầm hay đối thoại thầm lặng. Muốn chúng không khởi lên, ta phải làm chủ tâm ngôn, tức làm chủ sự nói thầm trong não.

Để ứng dụng cách phá tan đám rối tư duy, để trị những niệm khởi lăng xăng (distracting thoughts), tạp niệm (random thoughts), hay sự nói thầm (muttering), ta sử dụng những cách nhìn vô ngôn như:
Nhìn lướt trên các vật, không chọn lựa đối tượng.
Nhìn gần, nhìn chằm chằm, có chọn lựa đối tượng, thu hẹp chú ý.
Nhìn thẳng vào một đối tượng xa, phóng chiếu tầm nhìn xa có năng lực mạnh hơn.
Nhắm mắt nhìn thẳng.
Nghe nhưng không lập lại nội dung âm thanh.
Thiền hành vô ngôn.
Làm các công việc hàng ngày trong vô ngôn như: nhặt rau, rửa chén, lái xe, hút bụi…
Nhìn vào trong: đối tượng là Thọ (cảm thọ).
Nhìn thẳng niệm: đối tượng là niệm.
Dùng lời tắt lời: ra lệnh không nói.
Khởi ý không lời: làm trong vô ngôn.
Tỉnh thức biết: canh chừng niệm khởi.
Thầm nhận biết: chỉ biết thầm mà không nói trong não.

Trong lúc nhìn các vật đó, ta:
Chú ý trống rỗng
Không định danh đối tượng
Không nói thầm trong não

Vọng niệm khởi lên những hình ảnh, ta:
Không nói sự quan hệ giữa mình và hình ảnh đó
Không gọi tên hình ảnh đó
Không nói về màu sắc, kích thước, trọng lượng…

Áp dụng những chiêu thức trên ta có thể huấn luyện và làm chủ các tế bào hình tháp ở vùng ký ức dài hạng không cho tự động khởi lên những hình ảnh và ta có thể từ lần dẹp đuợc quán tính nói thầm trong não. Đó là những chiêu thức then chốt giúp ta có kinh nghiệm về cái biết thuần tịnh của Tánh Giác trong bước 1.

Thông thường của nhãn thức là khi nhìn thấy một vật gì trước mắt, nó liền kiến giải thành lời dựa trên sự phân biệt, so sánh và kinh nghiệm của nó. Bây giờ muốn phá vỡ hệ thống thông tin của tế bào não vùng nhãn thức để tâm được yên lặng, thanh tịnh, ta phải áp dụng cách kích thích tánh thấy ở vùng Kiến Giải Tổng Quát bằng cách nhìn mọi vật mà không nói thầm trong não. Bằng cách này, tánh thấy sẽ hiển lộ; vì nhìn mà nói, dù nói thầm hay nói ra lời cũng đều là cái nhìn của ý thức, không tác động được tánh thấy. Nay ta nhìn mà không nói, nhìn vô ngôn, Tánh Thấy sẽ có mặt, cũng như khi ánh sáng ló dạng, thì bóng tối phải lùi bước cho ánh sáng tỏa ra.

Khi ứng dụng các cách nhìn trên, ta sử dụng Tánh Thấy thuộc vùng thấy biết ở Khu Vực Kiến Giải Tổng Quát, chứ không phải bằng ý thức và ý căn, vì ta áp dụng kỹ thuật chú ý nhìn mà không định danh đối tượng, khống dán nhãn và không nói thầm trong não. Trong trường hợp này xem như không có người dụng công và không có pháp để dụng công. Còn nếu sử dụng ý thức hay ý căn để dụng công thì trong trường hợp này xem như có người dụng công và có pháp dụng công.

Tuy nhiên, vì chưa đạt được tánh giác, nên lúc ban đầu ta phải sử dụng trí năng để điều khiển hai mắt chú ý nhìn thẳng vào đối tượng, nhưng trong sự chú ý thấy này, ta không nói thầm trong não. Do đó dù là ta sử dụng trí năng để dụng công, nhưng ý niệm Ta không hiện ra trong tiến trình thực hành cách đánh thức Tánh Thấy. Cho nên trong tiến trình này không có mặt ý thức và ý căn. Trái lại chỉ có mặt Tánh Thấy nhìn đối tượng mà không nói thầm trong não.

Như vậy, nếu ta thực sự đạt được ‘không định danh, không dán nhãn đối tượng, hay chú ý trống rỗng’, xem như trong tiến trình dụng công này chỉ có Tánh Thấy (trong Tánh Giác) và đối tượng của Tánh Thấy, chứ không có ngươì thấy và vật bị thấy ở trong đó. Vì thế nên trên thực tế, tuy chính ta là người nhìn, nhưng vì nhìn bằng sự không nói thầm nên xem như không có ý niệm Ta hiện hữu trong tiến trình này, mà thực sự chỉ có Tánh Thấy và đối tượng của nó hiện hữu.

Như vậy, tiến trình thực hành Thiền này có thể nói là “không ngã, không pháp”, chỉ có một dòng Biết Không Lời hiện hữu là Tánh Biết mà thôi. Tuy nhiên vì ở mức độ dụng công chưa sâu, nên dòng Biết Không Lời này chưa được liên tục, có rồi mất, có rồi lại biến đi, vì còn những tạp niệm khởi lên phá tan trạng thái Biết Không Lời.

Tóm lại, để chiến thắng những tạp niệm này, ta nên kiên trì ứng dụng kỹ thuật thực hành Vô Ngôn, không nói thầm trong não cùng những chiêu thức sau:


Bước 1: Không định danh đối tượng, không dán nhãn đối tượng, chú ý trống rỗng, áp dụng trong 3 oai nghi: đi, đứng và ngồi (còn tư thế nằm, vì chúng ta còn là những thiền sinh sơ cơ, nên áp dụng cách nằm, chúng ta có thể ngủ), bằng cách:
Nhìn lướt
Nhìn chằm chằm
Nhìn thẳng mà gần
Nhìn xa
Nhắm mắt nhìn thẳng…

Bước 2: Tỉnh thức Biết (the awakening awareness). Đây là cái Biết Không Lời của Tánh Giác. Áp dụng trong khi tọa thiền với trạng thái tỉnh thức biết mà vô ngôn để canh chừng không cho niệm khởi lên. Nếu có một niệm khởi lên, sử dụng cái biết không lời, tự nhiên niệm liền tan biến đi. Ngoài ra, khi gặp những phản ứng của 6 mô thức tri giác riêng rẻ khởi lên, ta biết nhưng không dính mắc với chúng.

Bước 3: Thầm nhận Biết: có thể dùng trong 4 oai nghi. Kỹ thuật Thầm nhận Biết này tương đương với phương thức của đức Phật “Chánh Niệm Tỉnh Giác”. Khi đã đạt được Thầm Nhận Biết thì Tánh Giác đã hiện lộ thường trực và có thể trở thành nhân chứng đối với niệm.

Trên đây là những kỹ thuật chính và những chiêu thức mà tôi, một thiền sinh lớp 1 với những hiểu biết sơ cơ, thực tập để trị niệm khởi và có kinh nghiệm về cái Biết của Tánh Giác.

Phương Diệu

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2016

thơ Gió Phương Nam


thơ Gió Phương Nam






Hà Nội Thu Và Em

chậm về mùa cốm khéo thơm
heo may len mắt hồ…chơm chớm buồn
em cầm ngọt mát hơi sương
tay anh nghiêng cả con đường qua vai
liễu che ngực gió trăng cài
sóng Sông Hồng khẽ liêu trai vỗ bờ
em và thu sẽ bơ vơ
nếu như môi cốm quên chờ lá sen.

Lục Bát Cộng Trừ

một cộng với một bằng hai
em bây giờ cộng với ai bằng tình
mỗi ngày cộng một bình minh
mỗi đêm cộng một bóng hình thành đôi

buồn đầy thì khóc cho vơi
niềm vui cộng với nụ cười thành hoa
cộng anh, trừ hết người ta
trừ người ta, để anh là riêng em.

Gửi Huế

chạm vào mắt Huế mơ say
gió rêu phong dỗ đền đài ngủ yên
nón che nghiêng vạt Tràng Tiền
câu thơ xanh với nỗi niềm Sông Hương

mưa qua Thượng Tứ mưa buồn
nắng ngang tà áo nắng thường tương tư
giọt trăng Đỉnh Ngự ngọt lừ
tiếng chuông Thiên Mụ vọng từ trong sương.

Tình Yêu

lúc em biết gọi tên anh
là khi biển chẳng còn xanh một mình
cỏ hoa cũng đắm ân tình
núi sông cũng biết tượng hình trong nhau

vui buồn hạnh phúc khổ đau
núi cao ngồi dỗ sông sâu yếu mềm
như ngày bồi đắp cho đêm
tình yêu bồi đắp cho em trọn đầy.


.Con Gái Bạc Liêu

con gái Bạc Liêu lúc yêu
cũng dào dạt tựa sóng triều ấy thôi
nghiêng ghe lật úp cả trời
gióng câu vọng cổ sông ngồi ngẩn ngơ

con gái Bạc Liêu làm thơ
cũng đa cảm giữa đôi bờ nhớ mong
dịu dàng câu lục sang sông
díu dan câu bát phải lòng nông sâu.

Dịch Thơ Việt ra Thơ Việt





Lts: Quy luật phát triển của khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội tiến lên theo hình sin. Cái sau lặp lại cái trước ở một trạng thái cao hơn. Ví như thơ không vần, loài người làm từ thuở sơ khai, thuở tiếng nói chữ viết còn rất khiêm tốn; bây giờ tiếng nói chữ viết phát triển ở một bậc cao, thơ không vần lại xuất hiện. Không chỉ những tộc người có ngôn ngữ đa âm tiết lược bỏ vần điệu mà các tộc người tiếng nói đơn âm như phương Đông người ta cũng làm thơ không vần. Những bài thơ không vần thành công là một sự sáng tạo không ngừng nghỉ của loài người.
Tuy vây, cũng có người nhân danh cách tân đổi mới làm thơ không vần một cách lạm phát phá vỡ truyền thống thi ca của dân tộc, tạo ra một loại sản phẩm quái thai, vô giá trị như loại Vô lối xuất hiện tràn làn ở cõi Việt. Nhằm nhận dạng Vô lối và Thi ca, chúng tôi xin gới thiệu tiếp ba bài thơ dịch Thơ Việt ra Thơ Việt của nhà thơ Đỗ Hoàng để bạn đọc tham khảo.
vannghecuocsong.com



Dịch Thơ Vô lối ra Thơ Việt



Nguyễn Khoa Điềm
Nguyên bản:

HỒN NHIÊN

Có thể ngày mai bom đạn nổ
Sao nắng không biết điều ấy?
Nắng ngủ ngon trên mặt cỏ

Có thể một ngày nào mày phải vào nồi
Hỡi chó con, sao mày không biết điều ấy
Cứ cắn tai nhau, lăn tròn trên sân...

Có thể anh hay em sẽ khuất
Sau lưng thành phố, giữa ngọn đồi xanh
Sao em nặng lời với mặt bàn chưa sạch?...

Rồi tất cả đi qua
Như chim và như rác
Chỉ sự hồn nhiên ở lại
Trong nhớ thương, trên bóng ngày...

(*) In trong tạp chí Thơ - Hội Nhà văn Việt Nam số 1&2- 2016

BÌNH GIẢNG

Bài Vô lối Hồn nhiên gồm 13 dòng. Dòng nhiều nhất là 9 từ, dòng ít nhất 5 từ. Đây là kiểu viết bỏ hết vần điệu của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và nhiều khác sau hậu chiến 1975. Bài này có ba khổ đầu đặt ra ba câu hỏi nghi vấn. Một là nghi vấn nắng, hai là nghi vấn chó, ba là người (người thân). Ba nghi vấn đều không đúng với đối tượng được hỏi, mà lại sai cơ bản khi cái ác đang ngự trị trong vũ trụ. Và các câu nghi vấn thành ra dớ dẩn!
“Có thể ngày mai bom đạn nổ
Sao nắng không biết điều ấy?”...
Bom đạn nổ là cái ác do con người gây ra. Mà cái ác thì đến Phật cũng không biết nó xuất hiện lúc nào? Chỉ khi nó xuất hiện, Phật mới nói : “Ác lai, ác báo”. Làm sao nắng biết được tâm linh cái ác?
“Sông sâu còn có kẻ dò
Lòng người nham hiểm ai đo được nào”

(Ca dao)
Mặt trời cũng bất lực trước cái ác bóng đêm:
Sun of the Sleepless! melancholy star!
Whose tearful beam glows tremulously far,
That show’st the darkness thou canst not dispel,
(Byron - Thi hào Anh)

Mặt trời của những người thức khuya,
Ngôi sao buồn có nghìn tia sáng mảnh
Đêm ngày luôn tuôn dòng lấp lánh
Lung linh huyền không cản được ác dữ màn đêm

(ĐỗHoàngdịch)


Thì làm sao con chó con, cún con biết được khi nào cái ác xảy ra mà hỏi nó:
“Có thể một ngày nào mày phải vào nồi
Hỡi chó con, sao mày không biết điều ấy
Cứ cắn tai nhau, lăn tròn trên sân...”
Hồn nhiên là bài Vô lối hỏng cả lập ý, lập tứ và nhiều câu chữ thừa và dung tục:
“Sao em lại nặng lời với mặt bàn chưa sạch”
Nghe như người ta mắng nhau trong quán bán thịt chó ở các chợ nhà quê!
Hồn nhiên là một quái thai thơ Việt!

Đỗ Hoàng dịch
HỒN NHIÊN

Có thể ngày mai bom lại nổ
Nắng hồng, nắng biết làm sao?
Hồn nhiên ngủ ngon lành trên mặt cỏ
Giữa trời đất giông gió gầm gào!

Có thể một ngày cầy con bị thịt.
Hỡi cún yêu làm sao biết điều này(!)
Vẫn nô đùa cạnh bên cái chết
Mắt mở nhìn muôn vật thơ ngây!

Có thể anh hay em sẽ khuất
Giữa thị thành hay giữa đồi xanh
Đừng nặng lời với mặt bàn chưa sạch?
Và nhiều điều chưa được tân thanh.

Rồi tất cả sẽ đi qua
Như mãng xà tinh và cái ác
Chỉ sự hồn nhiên không đổi khác
Ở lại trong nhớ thương, trên bóng ngày...


Hà Nội ngày 29 - 2 - 2016
Đ - H



Nguyễn Bình Phương
Nguyên bản:

VƯỜN KHUYA

Cánh rất mỏng những bông quỳnh nở chậm
Trong nhụy hoa vàng mơ có tiếng nói thầm

- Anh đã hẹn em chiều thứ Năm
Cúc đang sáng chập chờn bên tay áo
Không ai vượt qua ngày thứ Tư

Nở như người ác ngồi tư lự
Nở như nỗi buồn đi mang làn môi xanh
Nở như ngọn đèn trôi êm ru từ bãi tha ma về
Sau tình yêu con đường lạnh

Hôn anh em làm anh mòn mỏi
Ta sẽ chết trong nhụy hoa những cánh hoa khép lại
Lời thì thầm đêm đêm nhắc nhở

- Kiêu hãnh không thắng nỗi thờ ơ.


(*) Bài in trên tạp chí Thơ - Hội Nhà văn Việt Nam số 1&2 - 2016

BÌNH GIẢNG

VƯỜN KHUYA - MỘT KIỂU VIẾT VÔ LỐI NGU TỐI

Cha ông ta nói: “Dốt hay nói chữ”, đầu bò sát mà làm ra vẻ đầu Niuton, điều nay rất đúng với Nguyễn Bình Phương khi đẻ ra hàng loạt bài Vô lối đánh đố, tắc tỵ, quái thai:
- Anh đã hẹn em chiều thứ Năm
Cúc đang sáng chập chờn bên tay áo
Cúc nào đây? Cúc áo hay hoa cúc, hay một cô Cúc mắt bị thẹo nào? Một sự đánh đố quá vô lối, quá ngu tối!
Việc gì không viết cúc áo đang sáng chập chờn? Bây giờ có kiều viết bắt người ta đoán mò thế mới cho là thơ khó, thơ thế mới hay, mới siêu. Toán khó rồi thơ khó mới là sang!
Thật ra thơ khó, người xưa làm lâu rồi:
“Lồn tròn thì cặc cũng tròn
Đâm vô thì cặc càng mòn, càng hao”!
(Ca dao)
Rồi tác giả lại khẳng định cũng vô lối nốt :
“Không ai vượt qua ngày thứ Tư”
Có chắc không? Tôi vượt qua ngày thứ tư thì sao? Cô ca ve vượt qua ba ngày thứ tư thì sao?
Rồi ví von, so sánh rất ác độc. Ai đem hoa quỳnh nở so với cái ác, so với ma quỷ:
Nở như người ác ngồi tư lự
Nở như nỗi buồn đi mang làn môi xanh
Nở như ngọn đèn trôi êm ru từ bãi tha ma về

Những câu viết về tình yêu cũ hơn trái đất:
Hôn anh em làm anh mòn mỏi
Ta sẽ chết trong nhụy hoa những cánh hoa khép lại

Ông hoàng thơ tình Xuân Diệu đã viết nhiều rồi:
Yêu là chết ở trong lòng một ít”
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu?
Cho rất nhiều, song nhận chẳng bao nhiêu:
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết...

Xuân Diệu học nhà thơ Edmond Harucourt ( 1856 - 1941 )
Partir, c’est mourir un peu,
C’est mourir à ce qu’on aime :
On laisse un peu de soi-même
En toute heure et dans tout lieu.
(Rondel De L?adieu)
Đi là chết ở trong lòng một ít.
Nỗi chết riêng mang cho người đắm yêu thương:
Còn để lại chút gì như thể vấn vương.
Trong mỗi giờ, mỗi nơi, mỗi bước.

(Khúc ca ly biệt)
Nguyễn Bình Phương hay dùng quy nạp không hoàn toàn, quy nạp như thế thì bao giờ cho đủ, cho hết ý:
Sau tình yêu con đường lạnh
Người ta có thể viêt:
Sau tình yêu con gái sinh ra...
Viết như thế này mới đúng và đủ nghĩa:
“Sau tình yêu con đường lạnh và N sự việc hiện tượng xảy ra!”
Có lẽ không nên mất thì giờ với kiểu viết ngu tối như thế này!


Đỗ Hoàng dịch:

VƯỜN KHUYA

Cánh mỏng mảnh bông quỳnh nở chậm
Nhụy vàng mơ có tiếng thĩ thầm
Chiều thứ Năm như lời anh hẹn
Mới thứ Tư anh đã lỡ, lầm!

Hoa quỳnh nở như người thiền tư lự
Như nỗi buồn mang làn môi xanh
Như ngọn đèn trôi qua mồ lạnh
Sau tình yêu con đường vắng tanh!

Nụ hôn em làm anh mòn mỏi
Rồi sẽ tan trong nhụy hoa vàng
Lời thầm thì đêm đêm nhắc mãi
Nỗi thờ ơ thắng sự kiêu hùng!


Hà nội ngày 29 - 2- 2016
Đ - H


LÊ VĂN NGĂN

NHỮNG NGƯỜI TRỒNG HOA

Những người trồng hoa nơi thị xã ấy
bây giờ còn sống chăng
Bao nhiêu năm cách xa, tôi vẫn còn nhìn thấy những khu vườn
trắng xóa màu sương muối
những cơn mưa đá thỉnh thoảng dạt về
đốt cháy mầm non bằng hạt giá rét.

Trên khuôn mặt các em, những người thiếu nữ trồng hoa
tôi đọc ra nhiều sự thật
Để hoa tăng phần nhan sắc
người trồng hoa phải chịu giảm bớt nhan sắc mình.
Vì thế, có lúc hoa nở một mình trong phòng vắng
vẫn không vì thế mà cô đơn
Chung quanh hoa
thấp thoáng bóng con người.
Trên bóng dáng các em đẩy xe hoa về thị xã mỗi đêm khuya tôi đọc thấy đường đi của vẻ đẹp
Con đường ấy, trước khi đến với bình minh rực rỡ những cửa hàng hoa đã làm bằng những cuộc đời lặng lẽ
làm bằng mồ hôi, những vòng xe quay nặng nhọc.

Những người trồng hoa nơi thị xã ấy
bây giờ còn sống chăng
xa xôi, tôi vẫn tựa vào quá khứ
để sống cho ra con người
để biết những người chưa bao giờ viết một dòng thơ
vẫn tham dự vào những gì tôi viết
(*) Bài in trên tạp chí Thơ - Hội Nhà văn Việt Nam số 1&2 - 2016

Lê Văn Ngăn mất rồi nên không bàn!

Đỗ Hoàng dịch:
NHỮNG NGƯỜI TRỒNG HOA

Những người trồng hoa nơi phố ấy
Đến bây giờ họ còn sống hay không?
Bao năm xa tôi vẫn còn nhìn thấy
Giá rét về thiêu cháy mầm non.

Những người đẹp trồng hoa gương mặt ngọc
Tôi ngộ ra nhiều sự thật thần tình
Để cho hoa thêm phần rạng rỡ
Bao người xinh nhường sắc đẹp của mình!

Khi hoa nở âm thầm trong phòng vắng
Vẫn không hề cảm thấy cô đơn
Bởi xung quanh đời thường sống động
Người yêu hoa ngày một nhiều hơn!

Khi người xinh đưa hoa về phố thị
Tôi thấy thêm vẻ đẹp của bình minh
Và vẻ đẹp của người cần lao tần tảo
Giữ cho sắc hoa rực rỡ xuân tình!

Những người xinh trồng hoa thuở ấy
Đến bây giờ phiêu lãng nơi nao?
Trong xa cách muôn trùng tôi vẫn nhớ
Họ cho tôi bao thi tứ dạt dào!

Hà Nội ngày 29 - 2- 2016
Đ - H

Tác động vật chất của ý thức tập thể được đo đạc trong thí nghiệm lớn kéo dài 17 năm



Tác giả: Tara MacIsaac | Dịch giả: An Nhiên



(iLexx/iStock)

Năm 1998, các nhà khoa học bắt đầu thí nghiệm để tìm hiểu xem liệu họ có thể sử dụng công cụ vật lý để phát hiện ra sự thay đổi trong ý thức toàn cầu qua các sự kiện gây cảm động trên quy mô lớn chẳng hạn như thiên tai hay không. Tháng 12 năm 2015, họ kết thúc giai đoạn thu thập dữ liệu từ 40 quốc gia trên toàn thế giới trong tổng cộng 500 sự kiện lớn.

Tiến hành thí nghiệm
Dữ liệu được thu thập từ các máy tạo sự kiện ngẫu nhiên (random event generator (REG)). Đây là các máy liên tục tạo ra các bit thông tin (0 và 1) ngẫu nhiên mỗi giây. Nó giống như lật đồng xu: có 50% cơ hội lật một mặt này hay mặt kia.

Trước đó, Các thí nghiệm của Đại học Princeton đã gợi ý rằng ý định của con người có thể ảnh hưởng tới các bit thông tin khiến nó sai lệch khỏi kỳ vọng. Nói đơn giản, nếu ai đó muốn xuất hiện bit 1, thì khả năng để xuất hiện bit 1 là cao hơn.

Tiến sỹ Roger Nelson điều phối thí nghiệm của Đại học Princeton trong hơn 20 năm. Ông tiếp tục chỉ đạo Dự án Ý thức Toàn cầu (không liên kết với Đại học Princeton), áp dụng cùng các nguyên tắc trên nhưng ở một quy mô rộng lớn hơn.


Dự án thiết lập các máy REG trên toàn thế giới để xem liệu chúng có lệch khỏi kỳ vọng trong những sự kiện quan trọng toàn cầu hay không. Nelson và các đồng nghiệp quyết định sau 500 sự kiện lớn thì giai đoạn đầu tiên của nghiên cứu sẽ chấm dứt.

Sự kiện đầu tiên trong chuỗi 500 sự kiện lớn là vụ ném bom Đại sứ quán Mỹ tại Nairobi và Tanzania năm 1998. Sự kiện cuối cùng là một “sự kiện” phức tạp diễn ra vào ngày 12 tháng 12 năm 2015. Hai sự kiện lớn đã xảy ra đồng thời: một hiệp định đã được ký kết trong hội nghị thượng đỉnh về thay đổi khí hậu toàn cầu tại Paris và cùng ngày đó, một trong những sự kiện thiền định lớn nhất toàn cầu đã diễn ra.

Trong khi các nhà nghiên cứu khảo sát “tác động” của các sự kiện đơn lẻ như hai sự kiện này thì chính dữ liệu thống kê từ nhiều năm và nhiều sự kiện mới là điều thật sự quan trọng.

Kết quả
Nelson viết trong một bài blog của Dự án Ý thức Toàn cầu (Global Consciousness Project – GCP) như sau: “Kết quả là sự xác nhận chắc chắn đối với giả thiết chung… rằng các sự kiện lớn trên thế giới khiến nhiều người quy tụ trong cùng một ý nghĩ và có tình cảm đồng bộ sẽ có liên hệ với những thay đổi trong biểu hiện của mạng lưới các nguồn phát sự kiện ngẫu nhiên của chúng tôi”.

Ông cũng giải thích trên trang web GCP như sau: “Có nhiều sự lặp lại các sự kiện hoặc loại sự kiện như Năm Mới, ngày nghỉ lễ tôn giáo, các cuộc thiền định tập thể được tổ chức ở quy mô khổng lồ, và cả các đợt tấn công khủng bố và thiên tai. Vì vậy, chúng tôi có nhiều sự trùng lặp, và thực ra chúng tôi thấy rằng tín hiệu mờ nhạt mà lẽ ra bị chìm mất và bị xem là nhiễu thống kê lại thật sự xuất hiện nổi bật trên nền nhiễu ấy và tạo ra kết quả thống kê rất thuyết phục”.

Năm ngoái, tại một hội nghị của Hiệp hội Khám phá Khoa học, ông báo cáo rằng tỷ lệ đạt được cấu trúc trong các con số là 1 phần hàng ngàn tỷ.


Tỷ lệ đạt được cấu trúc trong các con số là một phần hàng ngàn tỷ

GCP tiến vào giai đoạn tiếp theo trong năm nay, khảo sát sâu hơn nữa về các mối liên hệ được phát hiện trong dữ liệu REG.
Lý giải khác cho sự bất thường?

Trong một bài báo xuất bản năm 2010 nhan đề “Khám phá Ý thức Toàn cầu”, Nelson giải thích về cách xem xét của GCP đối với những lý giải khác cho phương sai lớn bất thường.

“Người ta có thể cho rằng kết quả này là do lỗi thí nghiệm như thiếu sự cách ly đầy đủ các [REG] đối với các trường điện từ xung quanh hoặc sự thiên sai vì lỗi phương pháp luận.

“Thiết kế của RCP giải quyết các sự tình này thông qua cách ly vật lý các máy tạo số ngẫu nhiên (Random Number Generator – RNG) khỏi các trường điện từ và bằng các toán tử logic trong phần mềm để triệt tiêu thiên sai đầu ra do ảnh hưởng của môi trường”.

Nhóm của Nelson chọn những sự kiện lớn, sau đó xem xét sự chênh lệch khỏi tỷ lệ 50:50 trong thời gian đó, chứ không nhìn vào những sự sai lệch hay tăng đột ngột trên REG rồi mới tìm kiếm một sự kiện toàn cầu phù hợp với nó.

Phương pháp sau (nhìn vào những sự sai lệch hay tăng đột ngột trên REG rồi tìm kiếm sự kiện phù hợp với nó) có thể dẫn tới sự lựa chọn thiên kiến – nhà nghiên cứu có thể tìm được một vài sự kiện toàn cầu vào một ngày nào đó để phù hợp với sự tăng đột ngột trên REG.

Ý thức ảnh hưởng thế nào tới máy móc?

Sự liên hệ giữa một máy REG và ý thức con người không hề rõ ràng. Nó là phần mà GCP hi vọng sẽ có điều tra thêm, nhưng Nelson quả quyết rằng: “Mối tương quan có liên hệ rõ ràng với ý thức theo cách nào đó và có khả năng liên hệ với cái mà chúng tôi xác định là “ý thức toàn cầu”.

Ông mới đưa ra suy đoán, nhưng hình dung rằng ý thức có thể là một trường có tính cố kết lớn hơn trong những sự kiện toàn cầu. Ông cho biết: ý thức có thể “là nơi diễn ra trường thông tin phi cục bộ tích cực”, lưu ý rằng đây không phải là một cơ cấu vật lý tiêu chuẩn được định nghĩa rõ ràng.

“Một trường như vậy vì một lý do chưa xác định có thể được dung nạp bởi những thiết bị REG”, ông nói, “từ đó cho thấy những quy luật [thống kê] mà đáng lẽ ra không thể có”.

Đây mới thực là cao nhân chân chính!


Tác giả: Theo NTDTV | Dịch giả: Minh Nữ




Cao nhân chân chính, chính là có thể thắng nhưng không nhất định phải thắng, có thể đánh bại kẻ khác nhưng không nhất định phải đánh bại. (Ảnh: NTDTV)

Thế nào gọi là cao nhân? Tương truyền, Tả Tông Đường rất thích chơi cờ vây, hơn nữa còn là một cao thủ, gần như không có ai là đối thủ của ông.

Có một lần, Tả Tông Đường cải trang trước khi xuất chinh đánh trận, trên đường bỗng nhìn thấy một ngôi nhà tranh, trên xà nhà có treo tấm biển “Thiên hạ đệ nhất kỳ thủ”. Tả Tông Đường thấy thế thì trong lòng không phục, liền đi vào trong để cùng chủ nhân ngôi nhà đánh ba ván cờ.

Vị chủ nhà đánh ba ván đều thua, Tả Tông Đường cười nói: “Ông nên tháo tấm biển kia xuống đi!”

Nói xong, Tả Tông Đường tràn đầy tự tin, cao hứng bừng bừng mà rời đi.


Không lâu sau, Tả Tông Đường thắng trận trở về, lại đi ngang qua ngôi nhà ấy, thấy tấm biển “Thiên hạ đệ nhất kỳ thủ” vẫn chưa được gỡ xuống, Tả Tông Đường tức giận đi vào trong nhà để cùng vị chủ nhân tỷ thí ba ván cờ nữa.

Lần này, Tả Tông Đường thua cả ba ván.

Tả Tông Đường vô cùng kinh ngạc, liền hỏi vị chủ nhân tại sao lại như vậy.

Vị chủ nhân đáp: “Lần trước, ngài tuy mặc thường phục nhưng ta đã sớm biết ngài là Tả Công, ngài mang trên mình nhiệm vụ đánh giặc, ta không thể dập tắt nhuệ khí chiến đấu của ngài. Lần này, ngài đã chiến thắng trở về, ta đương nhiên toàn lực ứng phó, việc đáng làm thì ắt phải làm, không thể nhượng bộ!”

Cao thủ chân chính trên thế gian, chính là có thể thắng nhưng không nhất định phải thắng, có thể đánh bại kẻ khác nhưng không nhất định phải đánh bại, ấy là vì có tấm lòng khiêm nhượng, thiện tâm với người.



Cuộc sống chẳng phải là như vậy sao?

Thông minh không nhất định là có trí tuệ, thế nhưng trí tuệ thì nhất định bao quát thông minh.

Người thông minh tâm nặng chuyện được mất, người trí tuệ có thể dũng cảm xả bỏ.

Tai thính thật sự thì có thể nghe được tiếng lòng, mắt sáng thật sự thì có thể nhìn thấu tâm linh.



Chứng kiến, không có nghĩa là nhìn thấy.

Nhìn thấy, không có nghĩa là nhìn rõ.

Nhìn rõ, không có nghĩa là hiểu được.

Hiểu được, không có nghĩa là hiểu rõ.

Hiểu rõ, không có nghĩa là đã thông suốt.


Chúng ta vẫn thường nghe nói: “Không có văn hóa thì thật đáng sợ!”. Thế nhưng “văn hóa” ấy rốt cuộc là cái gì vậy? Là bằng cấp? Là kinh nghiệm? Hay là sự từng trải?

Đáp án: Tất cả đều không phải!

Ngày hôm nay, coi như chúng ta đã được thấy một lời giải thích thuyết phục, “văn hóa” ấy chính là biểu đạt bởi bốn điều sau đây:

Đào sâu vào tu dưỡng nội tâm.
Tự giác không cần nhắc nhở.
Lấy ước thúc làm tiền đề cho tự do.
Suy nghĩ lương thiện vì người khác.

Phía sau những tờ đô la ...



Phía sau những tờ đô la con gửi về...phía sau những câu nói" mày thiếu gì tiền " mà bạn bè vẫn ban tặng cho con...

Vui lòng chia sẻ để mọi người ở việt nam có cái nhìn chính xác hơn về cuộc sống xa xứ, biết giữ gìn, quý trọng những đồng tiền mà ae lao động gửi về. Có nhiều ae đi làm mấy năm về người thân ở nhà xây nhà to cửa rộng quá. Và cuối cùng là con số 0. Tiền làm ra mới khó chứ tiêu thì nhanh lắm.

Hình ảnh này là thật, nhưng không đại diện cho tất cả ae lao động ở nươc ngoài. Chúng tôi cũng không phải than vãn gì cả bởi vì cs làm ở đâu cũng vậy. Có làm mới có ăn. Đi làm thuê kiếm tiền thì sao đòi hỏi gì nhiều. Cái mà chúng tôi muốn gửi đến là một khía cạnh khác, không phải cuộc sống xa hoa như mọi người vẫn nghỉ, và rồi từ đó gia đình bạn bè ở vn biết giữ gìn, trân trọng đồng tiền chúng tôi gửi về hơn.
Và ae nào đang có dự định đi làm việc tại nước ngoài cứ yên tâm mà đi. Cuộc sống luôn là sự đánh đổi.
Chúc tất cả mọi người luôn may mắn và thành công.
Có ai về bên kia đất nước
Thở giùm tôi hơi thở quê hương
Con én lạc bầy nơi viễn xứ
Vẫn đêm khóc lệ tha hương.
Cảm ơn



https://web.facebook.com/nguoivietxaxuvn/?pnref=story.unseen-section

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

THỰC TẠI LÀ GÌ?






Lê Huy Trứ (2-17-1016)




Theo Phật Giáo, tâm tư duy (Tâm phan, như vệ tinh quả đất, định tinh mặt trời, và vô lượng thiên hà) có thể sinh ra trong không gian thời gian, nhưng linh ảnh tâm (Lòng Bồ Đề, vũ trụ) vượt thời gian không gian. Như đã nói ở trên, trong Thuyết Tương Đối Tổng Quát Suy Rộng của Einstein, không-thời gian và vũ trụ không tồn tại độc lập với nhau. Govinda cũng nói, “Linh ảnh nằm trong một không gian nhiều chiều hơn và vì thế nó phi thời gian.” Không-thời gian của vật lý tương đối cũng là một không gian phi thời gian, có chiều cao hơn, trong đó mọi phản ứng đều liên hệ với nhau, nhưng mối tương quan không có tính nhân quả. Sự tương tác các hạt (particles) chỉ có thể lý giải trong khái niệm nguyên nhân- kết quả ghi trên biểu đồ không gian - thời gian và được đọc theo nguyên tắc chỉ định, thí dụ từ dưới lên trên, từ trái qua phải. Nhưng một khi những dữ kiện này được quan niệm trong một cấu trúc bốn chiều, không có một hướng thời gian nhất định, thì không có cái trước, cái sau và vì thế không có nguyên nhân và hậu quả (nhân quả) để tư nghị.


Trong các bài thuyết giảng Upanishad: Nơi có nhị nguyên, là nơi có một cái thấy một cái khác; một cái ngửi một cái khác, một cái nếm vị một cái khác… Nhưng nơi mà tất cả đã trở về tự tính của nó, thì cái gì thấy và cái gì bị thấy? Cái gì ngửi và cái gì bị ngửi? Cái gì nếm và cái gì bị nếm? Cái gì cảm nhận? Tất cả từ tâm tưởng, lời của Heraclitus: “Cái lạnh sẽ nóng dần lên, cái nóng nguội đi, cái ướt khô dần, cái khô thành ướt.” Sách Bích Nham Lục nói, “Tất cả càn khôn đại địa chỉ là cái chính mình. Lạnh thì khắp trời đất lạnh. Nóng thì khắp trời đất nóng…”


Trang Tử nói: Mối liên hệ của tôi với thân và các phần tử của thân đã tan biến. Giác quan của tôi đã bị dẹp bỏ. Tôi cứ để cho thân tâm đi ngao du, tôi thành một với cái đại khối xuyên suốt. Tôi gọi nó là an tọa và quên mọi chuyện. Đó là sự nắm bắt cuối cùng sự nhất thể mọi sự. Theo trình bày của các nhà đạo học thì ta đạt tới nó trong dạng một tâm thức, trong đó cá thể con người đã tan vào một nhất thể vô phân biệt bỏ lại đằng sau thế giới của cảm thọ và nội dung của “vật thể.”


Trong Đạo của Vật Lý, Fritjof Capra viết: Trong khoa học, khi nghiên cứu những mô hình của vật lý hạ nguyên tử, được thấy chúng luôn luôn phát biểu bằng nhiều cách khác nhau, dẫn đến một kiến giải duy nhất: đó là các thành phần vật chất và những hiện tượng tham gia, tất cả đều nằm trong một mối liên hệ với nhau và phụ thuộc lẫn nhau; chúng không thể được xem là đơn vị độc lập, mà là thành phần bất khả phân của một cái toàn thể. Trước hết tôi xin trở lại sự phân biệt giữa cơ cấu toán học của một lý thuyết và cách lý giải bằng ngôn từ của nó. Cơ cấu toán học của thuyết lượng tử đã được nhiều thí nghiệm khẳng định và được thừa nhận là nhất quán và chính xác để mô tả tất cả các hiện tượng nguyên tử. Thế nhưng cách lý giải bằng ‘ngôn từ ngữ’ của nó, tức là ý nghĩa triết học của thuyết lượng tử lại chưa có một cơ sở vững chắc. Thực tế là nhà vật lý suốt hơn bốn mươi năm qua chưa đưa ra được một mô hình triết lý rõ rệt về nó. Chúng chỉ là sự lý tưởng hóa; trên thực tiển thì chúng có ích, nhưng không có ý nghĩa đích thực.


Tất nhiên nền vật lý hiện đại làm việc trong khuôn khổ hoàn toàn khác và không thể đi xa như thế trong việc chứng thực tính nhất thể của mọi sự. Nhưng trong vật lý nguyên tử, nó đã đi một bước dài về hướng của thế giới quan phương Đông.


Trong vật lý lượng tử, Niels Bohr nói, “Các hạt vật chất độc lập chỉ có trong sự trừu tượng, tính chất của chúng chỉ có thể định nghĩa và quan sát trong tương tác với các hệ thống khác.” Những câu sau đây của David Bohm, một trong những người chống lại trường phái Copenhagen , khẳng định hùng hồn thực tế này: Ta phải tiến đến khái niệm của một cái toàn thể bất khả phân, nó phủ nhận ý niệm cổ điển chuyên nghiệp phân tích thế giới ra những thành phần độc lập và cách ly… Ta quá bảo vệ quan điểm cũ về những hạt cơ bản, cho nó là thực tại đích thực của thế giới, và mọi hệ thống chỉ là dạng hình khác nhau chứa đựng những hạt đó. Đúng hơn, thực tại cơ bản là mối liên hệ lượng tử, không cách ly được của một cái toàn thể, và những thành phần tương đối độc lập chỉ là những dạng đặc biệt nằm trong thể chung đó.


Trong Vũ Trụ Tự Thức: Làm Thế Nào Ý Thức Tạo Ra Thế Giới Vật Chất (The Self-Aware Universe: How Consciousness Creates the Material World,) Giáo sư vật lý tại Đại học Oregon và là thành viên của Viện Khoa Học Lý Thuyết, Tiến sĩ Amit Goswami: Thế giới quan của khoa học ngày nay cho rằng tất cả mọi thứ được tạo ra từ vật chất, và tất cả mọi thứ có thể được tối giảm thành các hạt cơ bản của vật chất, thành phần cơ bản, khối tạo dựng, của vật chất. Và nguyên nhân phát sinh từ sự tương tác của các khối tạo dựng cơ bản đó, hạt cơ bản tạo ra nguyên tử, nguyên tử tạo ra phân tử, phân tử tạo ra tế bào, và tế bào tạo ra não bộ. Tuy nhiên, tận cùng thì nguyên nhân cơ bản luôn luôn là sự tương tác giữa các hạt cơ bản. Đây là niềm tin cho rằng tất cả các nguyên nhân bắt nguồn từ các hạt cơ bản. Đây là những gì chúng ta gọi là “nhân quả hướng lên.” Vì vậy, trong quan điểm này, những gì mà chúng ta nghĩ là ý chí tự do không thực sự tồn tại. Nó chỉ là một hiện tượng phụ, thứ cấp, đứng sau sức mạnh nhân quả vật chất. Và bất cứ ý định nào liên quan đến kiểm soát vật chất bằng ý thức chỉ là một ảo tưởng. Đây là mô hình nhận thức thực tại.


Thực tại, chân không, có thể hiểu đại khái, Tạng Luận tư nghị về triết lý, nhân sinh quan và xum la vạn tượng trong vũ trụ. Chi tiếc hơn, Tạng Luận đưa ra các cách luận giải và phân tích các hiện tượng trên phương diện vũ trụ học, triết học, siêu hình học, tâm lý học, nhận thức học, v.v... nhằm giúp chúng ta có chút khái niệm về bản chất của vũ trụ và con người. Tóm lại, chủ đích của Tạng Luận là mang lại cho chúng ta một trí tuệ hiểu biết, sâu sắc, tinh khiết, và cao siêu nhất vượt lên trên những sự nhận thức vô minh bị chi phối bởi bản năng phàm tục, giới hạn vận hành quy ước và nhị nguyên của tâm thức.


Trong Sự Phát Triển Của Đại Thừa, Tiết IV A Lại Da Duyên Khởi Luận, “Thuyết Thật Tướng của hai ngài Mã Minh và Long Thọ, thể hiện nghĩa Chân Không của Như Lai Tạng. Qua đến thời đại Pháp Tướng Học, hai ngài Vô Trước và Thế Thân, lại thuyết minh Như Lai Tạng bằng nghĩa [thực tại] chân như diệu hữu.


Từ trước, hàng Tiểu Thừa chỉ thành lập có sáu thức là: Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân và Ý Thức. Song sáu thức là những tâm lý sanh diệt, vô thường. Như năm thức trước chỉ do sự kích thích của ngoại giới mà tả tượng vào nội tâm. Chúng không có những tác dụng tinh thần như: so sánh, suy luận hoặc truy niệm cảnh quá khứ. Có đủ những tác dụng ấy và chiếm được địa vị trọng yếu, duy có thức thứ sáu mà thôi. Nhưng ý thức cũng là một thứ tâm lý có gián đoạn một chiều (serial,) niệm trước đã qua, niệm sau mới đến chứ không phải nhiều niệm đến cùng một lúc. Cơ thể chúng ta được cấu tạo bởi ngũ uẩn với tương quan một chiều; chúng ta chỉ có khả năng thực thi một chiều chứ không có thể xử lý đa dạng và khi chúng ta chết rồi thì ý thức đó cũng tiêu tan? Nếu không tiêu tan, thế thì cái gì duy trì nghiệp lực làm cho nó không gián đoạn sau khi chúng ta chết? Ta thấy nhiều người giảng thuyết về vấn đề này rồi. Nghe để là nghe như vậy thôi chứ ‘thực tại’ có biết, có thấy voi ở đâu mà mò?


Lý do trên là nguyên nhân thành lập ra A Lại Da Thức của phái Đại Thừa. A Lại Da có nghĩa: Hàm Tàng Thức hoặc Chủng Tử Thức, là một tâm thể chứa đựng tất cả chủng tử của vạn hữu, làm cội gốc duy trì và mở mang ra hiện tượng giới, có đủ ngàn hình muôn trạng bao la. Sáng lập ra thuyết A Lại Da Duyên Khởi là giáo phái Pháp Tướng, cũng gọi giáo phái Duy Thức. Ngoài sáu thức của Tiểu Thừa, phái nầy lập thêm hai thức nữa: Mạt Na (Màna) thứ bảy, và A Lại Da (Alaya) thứ tám. Mạt Na có nghĩa: Chấp ngã, một tâm lý lầm nhận cái ta (ngã) là thực tại có thật.


Theo nhà Duy Thức, nếu nói Chân Như làm duyên khởi cho vạn hữu, là không hợp lý. Bởi Chân Như thì bình đẳng đồng nhất, mà vạn hữu thì muôn hình sai biệt. Vậy căn nguyên phát khởi các hiện tượng muôn vàn sai biệt ấy, tất phải do muôn vàn chủng tử sai biệt. Nơi chứa đựng các chủng lượng tử nầy là thức A Lại Da, và A Lại Da làm nhân duyên phát khởi các pháp, nên gọi là A Lại Da Duyên Khởi. Chính thức A Lại Da nầy cũng do nhân duyên mà thành. Từ vô số kiếp đến giờ, do nghiệp nhân lành dữ huân tập, nó vẫn luôn luôn sanh khởi không gián đoạn, chứa đựng tất cả mọi chủng tử và có khả năng vô hạn để phát hiện ra hữu tình giới và khí thế giới. A Lại Da có hai: Chúng sanh A Lại Da Thức và Như Lai A Lại Da Thức. A Lại Da của chúng sanh có tính ‘cách biệt.’ A Lại Da của Như Lai có tính ‘cách đồng.’ A Lại Da của chúng sanh vô thủy hữu chung. A Lại Da của Như Lai vô thủy vô chung. A Lại Da của chúng-sanh thuộc Biến Kế Chấp Tánh. A Lại Da của Như Lai thuộc Viên Thành Thật Tánh.


Duy Thức Tông lập ra ba tánh: Biến Kế Chấp, Y Tha Khởi và Viên Thành Thật. Y Tha Khởi là các pháp do nhân duyên sanh khởi, đứng địa vị trung tâm. Trên Y Tha Khởi mà lầm nhận có không, đoạn thường, sanh diệt, quay cuồng theo hiện tượng là Biến Kế Chấp. Trên Y Tha Khởi mà tiêu diệt những quan niệm ấy, là Viên Thành Thật. Trong A Lại Da Thức của chúng ta chứa đủ chủng tử mê và ngộ.


Tóm lại, thuyết A Lại Da Duyên Khởi đứng về mặt diệu hữu mà thuyết minh Như Lai Tạng. Thể tướng A Lại Da nầy làm nhân duyên cho nhau sanh khởi vô cùng; trong vô thường ẩn lý chân thường, trong sanh diệt ẩn lý phi sanh diệt, mê cùng ngộ chỉ bởi nơi người mà thôi. Cho nên lời văn trong bài tựa Kinh Lăng Già nói, “Tâm không rời thức, hằng niết bàn nơi sự diệt sanh; thức chẳng lìa tâm, uổng sống chất trong vòng thường trụ” là chỉ cho ý nghĩa nầy vậy.


Theo truyền thống thì Tạng Luận bắt đầu được hình thành từ thời kỳ Đức Phật còn tại thế và Ma Ha Ca Diếp đã lập lại trước khi kết thúc Đại Hội kết tập Đạo Pháp lần thứ nhất, thế nhưng nếu căn cứ vào văn phong, và các cách lập luận thì Tạng Luận chỉ có thể được trước tác rất muộn về sau này mà thôi. Điều này thật hiển nhiên và cũng đã được chứng minh trên thực tế: các bài bình giải trong Tạng Luận là do nhiều vị đại sư trước tác, và các Tạng Luận do các học phái khác nhau đưa ra cũng không hoàn toàn thống nhất. Đây là chuyện lịch sử, điều may mắn cho chúng sinh là nhờ tiền nhân đã cố sức duy trì, nhờ vào văn minh của khoa học hiện đại và nhất là nhờ internet với sự đóng góp tích cực của nhân loại trên thế giới mà chúng ta có được những tài liệu Phật Pháp quý giá để tham khảo, học hỏi, và tư nghị nhưng dù có học từ nhiều kiếp cũng không học hết nỗi.


Trong Đạo của Vật Lý của Fritjof Capra, Tiến Sĩ Nguyễn Tường Bách viết trong phần Lời Người Dịch: Đặc trưng của nền vật lý hiện đại trong thế kỷ 20th là sự tìm kiếm nguồn gốc khởi thủy của vật chất, cố tìm ra những "hạt cơ bản" cuối cùng tạo nên nguyên tử. Thế nhưng, khi đến cánh cửa cuối cùng mở ra để thấy bộ mặt thật của vật chất, nhà vật lý phát hiện vật chất hình như không phải do những hạt cứng chắc tạo thành nữa, mà nó chỉ là dạng xuất hiện của một thực tại khác. Vì thế mà vật chất mang những tính chất hầu như đối nghịch nhau, nó vừa liên tục vừa phi liên tục, vừa hữu hiện vừa phi hữu hiện, dạng xuất hiện của nó tùy theo cách quan sát của con người. Những tính chất lạ lùng đó đưa ngành vật lý vào thẳng cửa ngõ của triết học: nền vật lý hiện đại vừa thống nhất và lý giải nhiều khái niệm cơ bản của triết học, vừa đề ra những câu hỏi lớn của loài người mà các nhà đạo học từ xưa tổng kết. Và kỳ lạ thay, những phát hiện hiện nay của nền vật lý hiện đại không khác bao nhiêu so với những kết luận của các thánh nhân ngày xưa. (Cuốn sách là bản dịch Việt Ngữ của "The Tao of Physics" [Đạo của vật lý] của tác giả Fritjof Capra, bản in lần thứ ba, do Flamingo xuất bản năm 1982, dịch giả Nguyễn Tường Bách.)


Trong Thế Giới Quan Phật Giáo, Cư Sĩ Truyền Bình diễn tả rất trung thực, “Phật giáo thật ra không có thế giới quan, bởi vì đã nói thế giới là không có thật, chỉ là do chúng sinh vọng tưởng, thì làm gì có thế giới quan. Vậy nói thế giới quan là nói theo vọng tưởng của chúng sinh, mục đích là để phá chấp thật chứ không phải để mô tả chân lý. Nói “thế giới quan Phật giáo” tức là đã nói không hoàn toàn đúng sự thật, không đúng thực tướng của vấn đề, vì “động niệm tức quai” (动念即乖 có động niệm, tức khởi lên ý tưởng thì không còn đúng với thực tế nữa.) Cũng giống như Phật Giáo thường nói : phàm cái gì có thể dùng lời nói, ngôn ngữ để diễn tả thì đều không có nghĩa thật.”


Tính chất và sự hiện hữu của tất cả vật thể trong vũ trụ xuất phát từ những phản ứng (reactions) và mối tương quan của nhân duyên mà ra. Tự nó không có gì cả, từ không ra có rồi từ có trở về không. Cho nên, nếu chúng ta hiểu rõ thực tại: Nhân lẫn Pháp đều như huyễn, vô tự tánh, vô sắc tướng thì không còn bị quay cuồng mê chấp theo xum la vạn tượng. Lúc đó, tâm thức sẽ bình yên, an tịnh; phiền não sẽ được tiêu diệt đưa đến giải thoát khỏi khổ đau; rồi từ đó lần lần sẽ sanh ra giác ngộ. Vậy thực tại từ mê đến ngộ thực ra rất đơn giản chỉ là sự thay đổi quan niệm của tâm ý thức.


Do đó, mục đích đầu tiên trong truyền thống Phật Giáo là điều chỉnh lại đầu óc cho đúng với mục đích thực tại, bằng cách thiền quán và tĩnh lặng. Từ Sanskrit của thiền quán là Samadhi, có nghĩa sự thăng bằng tâm linh. Nó nói đến trạng thái, trong đó con người chứng thực được sự nhất thể với vũ trụ: Khi giác ngộ và hội nhập cái biết và thấy của Phật (Khai, Thị, Ngộ, Nhập Phật tri kiến,) thể nhập được tâm thanh tịnh thì Bồ Tát chứng được tâm bất nhị của Pháp Giới và chữ Không của vũ trụ, đạt ngộ tri kiến Phật viên mãn.


Thiền Vipassanā gọi trở về thực tại là chánh niệm, và Thiền Tông gọi là Thân Tâm Nhất Như hay vô niệm. Tâm có chánh niệm thì không lang thang hướng ngoại hay không bỏ quên thực tại thân tâm, tức không rơi vào thất niệm, tạp niệm hay vọng niệm.

Chánh niệm là yếu tố có sẵn trong bản chất của tâm, nhưng vì cái ta ảo tưởng chạy theo vọng niệm nên mới thất niệm. Do đó, khi buông cái ta ảo tưởng xuống thì lập tức chánh niệm trọn vẹn với thực tại hiện tiền.

Khi tâm rỗng lặng hồn nhiên, không ý niệm, thì chánh niệm là trọn vẹn với thực tại “không là gì cả” tức tánh không (suññatā) của pháp.

Khi tâm an nhiên tự tại, ở trong pháp mà không dính mắc pháp nào, thì chánh niệm là trọn vẹn với thực tại toàn diện (sabbatthatā) vĩ mô của pháp.

Khi tâm đang chú ý vào một sự kiện nổi bật đang diễn ra nơi thân-tâm-cảnh thì chánh niệm là trọn vẹn với thực tại như thị (sabhāva) vi mô của hiện tượng danh sắc.



Tuy nhiên, không nên chủ quan để mong được viên diệu với thực tại tánh không (suññatā) hoặc thực tại toàn diện (sabbatthatā) vĩ mô, vì cho rằng tâm đó “thâm diệu” hơn tâm trọn vẹn với thực tại như thị (sabhāva) vi mô đang diễn ra nơi thân-thọ-tâm-pháp. Vì đó là tùy cảm nhi ứng của tâm có khả năng tùy duyên thuận pháp, chứ không phải là tâm còn phân biệt nhị nguyên có không. Chánh vô niệm chính là tâm trọn vẹn với pháp ngay tại ‘không hiện tại’ mà không khởi một niệm phân biệt nhị nguyên nào, bởi vì một niệm khởi lên là đã phân ra thiện ác, đúng sai, hữu vô, cao thấp, đốn tiệm... của lý trí vọng thức, đó chính là lúc hình thành cái Ngã ảo tưởng.


Ví như nghe ‘tiếng vỗ của không bàn tay’ thì ngay lúc đó thì cứ yên lặng mà nghe với tánh nghe chứ không cần phải chấm dứt tiếng vô thanh, vì khi ta khởi tâm muốn chấm dứt tiếng ‘yên tỉnh’ thì tâm ta không còn ‘an tĩnh’ nữa!


Trở lại sự kiện thực tế, chúng ta thử xem xét một vài tình luống điển hình: Khi ta đang quán niệm hơi thở, đó là một hoạt động hoàn toàn vô ngã của thực tại thân tâm ngay đây và bây giờ, vậy cứ để yên cho hoạt động thở diễn ra một cách tự nhiên như nó đang là (being,) đừng cố gắng kiểm soát hay làm chủ nó vì như vậy là đã xen cái tâm viên ý mã của ta vào rồi. Hãy để bộ phận hô hấp làm công việc tự nhiên sở trường của nó. Nếu chúng ta tập kỹ thuật thở theo bất cứ dưỡng sinh, yoga, thiền hay khí công gì đó tùy nhu cầu thiết thực của riêng ta cũng điều tốt cả, nhưng nếu chúng ta xem đó là tu tập chánh niệm thì không hẳn đã đúng, dù lúc đó tâm ta có thể ổn định cao nhưng không hẳn là tâm đang trọn vẹn với thực tại, vì tâm định vẫn còn bị các tưởng sắc và vô sắc che ám, nhất là khi ta luyện tập thiền định với ham muốn đạt được một trạng thái lý tưởng. Khi tâm ta đã mở ra trí tuệ Phật thấy thực tánh pháp thì ta sẽ không còn xem bất kỳ trạng thái nào là lý tưởng nữa. Điều tối quan trọng, nên nhớ rằng những phương pháp trên đây chỉ là phương tiện tạm bợ chứ không phải là chân lý vĩnh hằng. Đó chính là diệu ý tối thượng của câu “Ưng vô sở trụ!”


Chánh niệm cũng còn có nghĩa là không phải là từ bỏ thuận dòng đời bên ngoài để chỉ an trú ngược dòng đạo bên trong. Thực tại, đời sống là một sự tương giao với nhân duyên gắn bó không phân biệt trong ngoài. Nếu ta sở trụ vào bên ngoài thì bỏ mặc bên trong, nhưng nếu sở trụ vào bên trong thì lại quên mất bên ngoài. Như vậy là ta đánh mất tánh toàn diện của thực tại, để tự cô lập mình trong một đời sống phân ranh, đơn điệu.


Khi biết thế nào là chánh niệm thì dù thực tại đó là hơi thở, là đi, đứng, ngồi, nằm, là tất cả thân hành; là những cảm giác hay cảm xúc khổ, lạc, hỷ, ưu, xả; là những trạng thái của tâm, là cái “không... là gì cả” hay là cái “tất cả” thì chiếu kiến được thực tại chỉ là tùy nhân duyên, không có gì quan trọng, tự thân chánh niệm mới là một trong những yếu tính cốt lõi của tâm thiền. Tâm chánh niệm lặng lẽ trên mọi đối tượng mà không dừng lại ở bất kỳ đối tượng nào.


Cho nên, đừng quá quan tâm chú niệm vào những trạng thái thân, thọ, tâm, pháp, với tham vọng trụ tâm, với nỗ lực tìm kiếm điều gì trong đó, hoặc với mong cầu qua đó sẽ đạt được những sở đắc lý tưởng, vì như thế tâm ta lại bị dính vào một đối tượng hay một mục đích khiến ta phải phân tâm hay ngưng trệ, nghĩa là làm như vậy ta không thể có được một tâm chánh niệm trọn vẹn với thực tại hiện tiền, ‘Nhi sinh kỳ tâm!’

Như đã đề cập ở trên, trở về trọn vẹn với thực tại hiện tiền chủ yếu là không để tâm phan, lang thang hướng ngoại tìm cầu một cách mê muội trong tình trạng vong thân, tha hoá, chứ không phải là trở về mải mê tìm lại cái tự ngã bên trong để cô lập mình với thế giới bên ngoài.


Trong Trở Về Thực Tại, Viên Minh diễn giải về phương pháp thiền định rất tuyệt vời: Dù ta đang làm điều gì mà cũng không quên thực tại thân tâm ngay trong công việc đó thì thật là tuyệt vời. Được như vậy, ta có thể ung dung, tự tại, giữa đạo và đời và khi làm gì cũng không ra ngoài chánh niệm nơi thực tánh pháp tự nhiên. Ba yếu tố tinh tấn, niệm và định thuộc về định phần trong Bát Chánh Đạo. Yếu tố tinh tấn thuộc về động, yếu tố định thuộc về tĩnh, còn chánh niệm vừa động trong tĩnh, vừa tĩnh trong động, cho nên chánh niệm có khả năng ổn định một cách uyển chuyển tự nhiên, không cần dụng công tọa thiền hay nhập định gì cả mà tâm vẫn an nhiên tự tại.


Theo tôi, đây là cái thâm diệu vô cùng vô tận của Phật Giáo Thiền so với những phương pháp thiền khác. Tuy nhiên, bất cứ phương pháp thiền nào của ngoại đạo cũng đều có kết quả tốt đẹp cho sức khoẻ tâm thân tùy theo căn cơ, nhân duyên và nhu cầu thích hợp của hành giả thiền. Dĩ nhiên, Phật Giáo không chống đối hay phủ nhận sự ích lợi bản thân của tu thập thiền nhưng đã là Phật Tử dù tu tập bất cứ loại thiền định nào thì nên nhớ rằng: Đức Thế Tôn lúc mới tầm đạo đã học qua những phương pháp tu thiền này, Ngài đã thành đạt tứ thiền cao nhất và trước cả các bật thầy đã dạy mình nhưng không thấy đó là thực tại rốt ráo nên tự mình đi tìm chân lý, đại giác ngộ và trở lại giảng dạy và chỉ điểm cho những bật tu sĩ đã dạy mình lúc trước. Những phương pháp thiền khác dễ có kết quả mau chóng hơn phương pháp thiền tông Phật Giáo vì bướt đầu nhờ dựa vào tha lực. Tuy nhiên, những phương pháp thiền này có thể giúp ta an tâm, bớt khổ đau đạt tới ngũ thông nhưng không thể đạt được lục thần thông, nên khó mà phá nổi vòng thập nhị nhân duyên, tận nhân quả, và giác ngộ thành Phật.


Tôi không muốn đi sâu và đề cập đến vấn đề huyền diệu này nhưng gần đây có một số độc giả đã liên lạc và hỏi tôi làm sao cho thể ‘bổ xung trí tuệ và áp dụng tạng quang minh’ vào trong thiền định để khỏi bị tẩu hoả nhập ma? Tôi không có đủ tài đức, trí tuệ và đức độ để giảng về điều này mà chỉ xin hồi hướng tới các bật chân tu và thiện tri thức từ bi chỉ dạy cho nhân sinh vấn đề này.


Tuy nhiên, tôi đã không biết mà lại không chịu vòng tay ưa dựa cột mà nghe, lại hình như ‘nghe’ được cái vô thanh như ‘lôi dã’ và tưởng tượng ‘thấy’ được cái vô sắc tướng của tạng quang minh (bức xạ ảnh) trong chân không rồi lầm tưởng là ‘biếthết’ nên xin thưa thốt: Cái bí mật là nếu chúng ta biết được vũ trụ thở ra, hút vào, co dãn như thế nào mà bắt chước tập y chang theo như vậy thì may ra sẽ luyện được tuyệt kỷ công phu của tri kiến Phật?


Cũng như tôi đã viết trong cuốn sách Phật Giáo và Vũ Trụ Quan, 08/12/2015: Quán Tự Tại Bồ Tát ‘hành thâm diệu viên giác’ Bát Nhã Ba La Mật Đa thời, ‘chiếu kiến vũ trụ giai không’ mới ngoài tâm và ngoài cả Tri Kiến Phật. Khi đó mới ‘như thị viên giác’ (thấy rốt ráo với phi tánh sáng suốt tròn đầy) được tâm tướng là tâm không; không tâm là tướng tâm! Dĩ nhiên là câu ‘Độ nhất thiết khổ ách’ của Ngài Trần Huyền Trang thêm vào trong Bát Nhã Tâm kinh không cần thiết nữa.


Ghi chú: Những điều này bất khả tư nghị, bất khả lậu cho nên xin đọc giả cứ xem như là tôi khéo tưởng tượng, viết ra như là tiểu thuyết (fiction,) đọc để giải trí cho vui trong vài trống canh. Xin hảy từ bi hỷ xả đừng bắt ngộ dại mà khai ra, vì ngộ không dám khai.


Như thảo luận ở những phần trên, trở về trọn vẹn với thân (niệm thân) tuyệt đối dễ. Trở về trung thực với những cảm giác (niệm thọ) tương đối khó hơn. Vì khi cảm giác khổ dấy lên ta thường muốn chấm dứt nó ngay, càng sớm càng tốt nhưng lại vô tình làm gia tăng và kéo dài cái cảm giác khổ ấy. Khi có cảm giác an lạc ta thường muốn níu giữ nó lại càng lâu cáng tốt, vì vậy, biến nó thành nỗi khổ của cái tâm lo sợ sự mất mát, biến hoại quá vô thường. Tâm phan càng lăng xăng, lo lắng giải quyết làm sao bám trụ hay loại bỏ thực tại với những cảm giác một cách chủ quan hời hợt bên ngoài thì bên trong những cảm giác ấy lại càng gia tăng áp lực mà ta không đủ tịnh tĩnh và tỉnh ngộ tại để nhận ra. Cho nên, ta chỉ vô tình bóp méo hoặc cố ý điều chỉnh những cảm giác theo ái dục của riêng ta hơn là trọn vẹn với bản chất thực tại của những tâm giác ấy.


Chánh niệm đối với tâm (niệm tâm) chính là trở về với thực tánh của tâm chứ không để tâm chạy theo đối tượng của ảo tưởng. Tuy nhiên, không để tâm phan duyên lang thang theo đuổi đối tượng bên ngoài không có nghĩa là ta bắt tâm dừng lại (định,) và cũng không nên quá quan tâm xem xét trạng thái tâm một cách đơn điệu như một đối tượng chọn lựa, vì như vậy ta không thấy được tâm trong tình huống tự nhiên của nó. Ta chỉ cần trở về ngay nơi hiện trạng diễn biến của tâm ngay khi nó đang sinh khởi hay hoại diệt là được, tự nó đến đi, không cần phải dụng công lo ra cho trạng thái tâm đó cả. Lúc đó, có thể ta sẽ thấy ra tự tánh pháp (sabhāva dhamma) ngay nơi thực tại với thân tâm huyễn hóa này. (Trở Về Thực Tại, Viên Minh)


Đó là lý do vì sao đức Phật dạy hãy trở về mà thấy sự thật (Ehipassiko) ngay nơi thực tại hiện tiền (Sandiṭṭhiko,) bởi vì ngoài bản tâm thanh tịnh không còn tìm đâu ra mảnh đất bình an trên cõi đời vô thường tạm bợ này để làm nơi nương tựa:

“Nương tựa nơi chính mình, không nương nhờ ai khác.
Tâm thuần tịnh mới là nơi nương nhờ khó được” (PC. 160)


Chức năng của chánh niệm là đưa tâm trở về thực tại, hay nói cách khác là giải thoát tâm ra khỏi những hệ lụy do đánh mất chính mình trong điên đảo mộng tưởng (saññāvipallāsa.)


Trong Trở Về Thực Tại, Viên Minh viết, cụ thể là chánh niệm trong thiền định giúp ta:

* Hóa giải mọi ràng buộc: Tất cả ràng buộc đều do vọng niệm xuất phát từ cái ta ảo tưởng hay còn gọi là bản ngã vô minh ái dục.

* Chánh niệm là trở về với thực tánh pháp (sabhāva) nên không còn bị trói buộc trong tưởng điên đảo (viparita saññā) hay tâm ảo hóa (vipallatta citta) cùng với những phóng ảnh không thực của nó nữa.

* Sống an nhiên tự tại: Nguyên nhân của tâm bất an, bất tại, quên mất chính mình, là do thất niệm hay tán tâm tạp niệm, nghĩa là tâm bị lôi cuốn về quá khứ, hướng vọng đến tương lai hoặc đắm chìm trong hiện tại. Khi chánh niệm trọn vẹn với thực tại ở đây và bây giờ thì mọi ý niệm thời gian đều tự động biến mất không còn dấu vết. Ngay đó tâm hoàn toàn tự do, thoát khỏi mọi áp lực của thời gian tâm lý. Vì vậy, người sống trọn vẹn với thực tại luôn được thanh thản, thoải mái, an nhiên, tự tại.

* Trí nhớ ít suy giảm: Khi bị căng thẳng hay dính mắc vào một điều gì người ta thường hay quên, hay đãng trí. Trái lại, người có chánh niệm ít bị áp lực của sự dính mắc, căng thẳng, nên tâm được khinh an thư thái nhờ đó trí nhớ sẽ tốt hơn. Tất nhiên trí nhớ còn tùy thuộc vào sự lão hóa của tế bào não, nhưng chính sự phân tâm, căng thẳng thúc đẩy tế bào não suy thoái nhanh hơn.

* Tâm định được dễ dàng: Tâm định là tâm không bị chi phối bởi ngoại cảnh, nghĩa là dù ở trong ngoại cảnh tâm vẫn bất loạn. Khi tâm đang bận rộn trong ham muốn, bực tức, tán loạn, trì trệ hay phân vân lưỡng lự thì rất khó mà an ổn để chú tâm vào một việc gì trong hiện tại. Còn khi tâm có chánh niệm thì việc chú tâm vào thiền định hay chuyên chú vào công việc là chuyện rất dễ dàng.

* Bảo toàn được nguyên khí: Chánh niệm chính là nguyên lý “Tinh thần nội thủ” trong y học cổ truyền phương Đông. Theo nguyên lý này thì khi tâm trở về trọn vẹn với chính nó thì chân khí không những không bị phân tán, mà còn được bảo toàn nguyên vẹn, tức là ý chánh niệm thì khí cũng quy nguyên.

* Làm chủ được thân tâm: Người tinh thần bị phân tán đã không thể chú tâm thì làm sao có thể làm chủ được thân khẩu ý. Giống như một người lái xe bị ngoại cảnh chi phối không thể điều khiển tốc độ hay hướng đi thích ứng được nên rất dễ gây ra tai nạn. Còn người chánh niệm không cần cố gắng vẫn có thể tự chủ một cách dễ dàng tự nhiên.



Thực tại là một rừng 84000 kinh điển và sách vỡ thảo luận của khoa học hiện đại, tóm lại họ đã nhất trí về những gì Phật Giáo đã định nghĩa từ ngàn xưa đó là: Vô thường (impermanent,) thay đổi (uncertainty,) vô sở (non-locality,) vô trụ (no-space,) tính linh (virtual intelligent,)...với những lối giải thích logic khoa học, dể hiểu và thích hợp hơn cho kiến thức và suy tư của chúng ta bây giờ.


Dễ hiểu, thích hợp hơn chứ chưa chắc là đúng với thực tại, theo tôi dùng kiến thức tích lũy dựa trên dụng cụ đo lường của ngũ uẩn để khám phá thực tại và dùng ngôn ngữ diễn tả thực tại là đã sai rồi. Càng nói càng sai, càng sai càng viết, càng viết càng sai. Dĩ nhiên, độc giả và những khán thính giả càng nghe, càng đọc, càng thấy, càng không biết thực tại là cái quái gì nữa vì nó cứ ‘sai trang, chạy quàng.’


Vì bản thể là một thực tại tuyệt đối, nên thực tại tuyệt đối luôn luôn là bất khả thuyết, nhưng ngay bản chất giới hạn của ngôn ngữ biểu tượng cũng là bất khả thuyết, cho nên có một sự tương ứng giữa tiến trình biểu tượng và tiến trình bản thể thực tại, chúng không những không đánh mất tinh thể của ngôn ngữ, mà còn mang lại cho ngôn ngữ một giá trị như là một con đường đi đến tuyệt đối của bản thể qua giả danh. Có nghĩa là nói nghĩa như vậy chứ không phải nghĩa như vậy. Nghe như vậy chứ không phải âm thanh như vậy. Thấy như vậy chứ không phải giống như vậy. Như vậy, cho nên thấy như vậy dường như thực tại là như vậy! Đó là như thị tri kiến thực tại.


Cho nên, theo tôi, thực tại là không phải con khỉ khô gì cả; Con khỉ khô gì cả không phải là thực tại. Đó là thực tại!

TINH THẦN CỞI MỞ KHOAN DUNG CỦA ĐẠO PHẬT




Thích Phước Sơn



Đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào Việt Nam và hiện hữu với dòng lịch sử dân tộc gần 2000 năm. Trong thời gian ấy, có lúc Phật giáo đưọc các vua chúa ủng hộ, mà cũng có lúc bị một số người bài xích. Nhưng chung cục, Phật giáo vẫn chịu đựng được những thử thách ấy để mà tồn tại. Như thế, chứng tỏ Phật giáo phải tiềm tàng nhiều khả tính, mà một trong những khả tính có sức cảm hóa con người mạnh mẽ nhất, đó là đức tính từ bi bao dung của đạo Phật.

Trong kinh Pháp Hoa, phẩm Đề Bà Đạt Đa, đức Phật kể lại tiền thân của Ngài từng có mối liên hệ với Đề Bà Đạt Đa. Chính Đề Bà đã là yếu tố trợ duyên để Ngài tinh tấn tu hành, chóng thành chánh quả. Do thế, đối với Đề Bà, đức Phật xem như một ân nhân, một thiện hữu trí thức, nên dù triết hiện tại có ác tâm làm hại Phật, sau khi chết phải đọa vào địa ngục trong một kiếp, Phật vẫn thọ ký cho ông trong tương lai sẽ thành Phật hiệu là Thiên Vương Như Lai.

Đọc qua đoạn này, chúng ta cảm thấy vô cùng thống khoái, bởi lẽ, những gì uẩn khúc giữa đức Phật và Đề Bà Đạt Đa được hóa giải hoàn toàn và khai thông một cách triệt để.

Tấm gương của đức Phật thường được các đệ tử noi theo. Vào đời Đường ở Trung Quốc, Hàn Dũ (768-824) vốn là một nhà Nho bảo thủ, từng có thành kiến với Phật giáo nên đã phản đối việc rước Xá lợi Phật của vua Đường Hiến Tông, và bị Hiến Tông đày đến Triều Châu. Trong lúc ở đây, có thì giờ nhàn rỗi, ông bắt đầu tìm hiểu Phật giáo, rồi thọ giáo với Hòa thượng Đại Điền, được Đại Điền tận tình hướng dẫn và cuối cùng ông đã hướng về chánh pháp, lấy đạo giải thoát làm chỗ nương thân cho đến chung cục cuộc đời.

Tương tự như Hàn Dũ là trường hợp Trương Hán Siêu (?-1314) đời Trần ở Việt Nam. Khi soạn bài Kỳ Tháp Linh Tế ở núi Dục Thùy và bài bia chùa Khai Ngiêm, ông chỉ trích Phật giáo và đề cao Nho giáo, đại ý nói: "Những cảnh u nhã thanh kỳ trong nước, chùa chiền chiếm mất một nữa "...." vả lại ngày nay thánh triều muốn mở mang giáo hóa để sửa đổi phong tục suy đồi thì dị đoan phải trút bỏ, chánh đạo phải được phục hưng v.v..". Thế nhưng, khi cuối đời, ông lại về cất nhà ở núi Dục Thúy và sống nếp sống thanh tịnh u nhàn mà trước kia ông cho là mối dị đoan cần phải trút bỏ. Ông còn làm một bài thơ tả cảnh núi Dục Thúy rất nổi tiếng, và được học giả Trần Văn Giáp dịch như sau:

"Non xanh xanh vẫn như xưa
Du nhân đi mãi vẫn chưa thấy về
Sóng in bóng tháp Bồ Đề
Mở toang cửa động liền kề chân mây

Đời lênh đênh trước khác nay
Thân nhàn mới biết trước ngày lầm to
Mênh mông trời đất năm hồ
Vòm râu cũ, kiếp thăm dò nơi đâu".


Có lẽ về già, Trương Hán Siêu đã thắm thía những nỗi thăng trầm trong chốn hoạn trường như Nguyễn Công Trứ đã phàn nàn:

"Ra trường danh lợi vinh liền nhục,
Vào cuộc trần ai khóc lộn cuời".

Nhờ vậy, ông mới ý thức được kiếp sống thực mỏng manh, thân phận con người vô cùng bé bỏng. Do đó, đứng trước hình ảnh từ bi của đức Phật, qua cuộc sống ung dung bình dị của các Thiền sư, dường như đó là chỗ nương tựa cần thiết cho những ai từng gặp nhiều phong ba bão tố của cuộc đời. Vả lại, bản chất của người trí thức là luôn luôn khát khao tìm đến những giá trị siêu việt. Thế nhưng, trong cuộc sống đời thường, ông và Nguyễn Công Trứ đều là những người tích cực phụng sự đất nước, và chưa ai dám bảo họ là những kẻ trốn đời tiêu cực bao giờ.

Vào khoảng đầu thế kỷ 19, ở miền Nam, có một nhà khoa bản nổi tiếng là thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa (1807-1972), khi soạn bốn tuồng Kim Thạch Kỳ Duyên, có đôi chỗ ông bỡn cợt các nhà sư. Thế nhưng, lúc ông qua đời, bài vị của ông lại được mang về thờ ở chùa, và chính các nhà sư là người lo việc hương khói cho ông. Chứng kiến cảnh tượng ấy, hẳn có người sẽ bảo, các nhà sư kia thật là mù mờ lẩn thẩn, không phân biệt được ai là tà chánh, bạn thù. Nhưng họ có biết đâu chính các ngài đã thể hiện đức độ bao dung mở rộng tấm lòng Bồ tát, xử sự theo tinh thần từ bi hỷ xả mà đức Phật đã truyền dạy. Vả lại, nếu như đạo Phật không biểu lộ được tấm lòng bao dung, thì đạo Phật cũng chẳng còn là đạo Phật nữa.

Đến đầu thế kỷ 20, trong lúc dân tộc ta đang tìm đủ mọi cách đánh đuổi thực dân Pháp để giành lại độc lập, các chùa cũng tích cực góp phần vào sự nghiệp chung giải phóng đất nước, xem đó như những bổn phận thiêng liêng của mọi người công dân yêu nước. Tuy vậy, khi bác sĩ Yersin từ trần tại Nha Trang năm 1943,thì chính hai chùa Long Sơn và Long Tuyền đã đem linh vị của bác sĩ về thờ tại chùa, rồi làm lễ giỗ kho ông rất long trọng. Bởi lẽ, họ hiểu rằng Yersin là một nhà nhân bản, một tâm hồn chỉ biết xả thân phụng sự nhân loại, ông từng giúp ích cho dân chúng Nha Trang rất nhiều, và hoàn toàn khác xa với một tên thực dân. Việc làm đó nói lên tinh thần trí tuệ sáng suốt của đạo Phật, cân nhắc chính xác, phân biệt đâu là tà chánh một cách rõ ràng, chứ không có thái độ cực đoan mù quáng, hễ thấy bất cứ thứ gì liên quan đến người Pháp thì liền xóa sổ sạch trơn.

Năm 1963, chính quyền Ngô Đình Diệm kỳ thị tôn giáo, Phật giáo lâm vào cơn pháp nạn. Các nhà lãnh đạo Phật giáo yêu cầu Chính phủ tôn trọng tự do tín ngưỡng, đối xử công bằng với các tôn giáo, nhưng hoàn toàn vô hiệu. Không có cách nào khác, Bồ tát Quảng Đức đã dùng nhục thân làm đuốc để soi sáng lòng người, thức tỉnh lương tâm những người có trách nhiệm. Nhưng lương tâm đã không đuợc đánh thức mà bóng tối lại bùng lên bằng lời tuyên bố mỉa mai của bà Ngô Đình Nhu: "Họ đã nướng thịt người, và nếu như có thiếu xăng thì tôi sẽ cho thêm". Lời phát biểu ấy đã làm chấn động dư luận trong và ngoài nước. Thế mà,hàng giáo phẩm Phật giáo không ai treo giá tính mạng của bà Nhu một đồng nào như một số giáo chủ khác đã làm khi có kẻ xúc phạm đến tôn giáo mình. Có chăng thì chỉ là lời từ con rất cảm động của Đại sứ Trần Văn Chương đối với đứa con ngỗ ngược của mình: "Nó đã dùng những lời lẽ vô lễ xúc phạm đến các bậc tôn túc giáo phẩm Phật giáo, tôi không nhìn nhận nó là con tôi nữa". Thế rồi, việc gì đến phải đến. Và mọi sự đều chuyển biến theo luật nhân quả "thiện ác đáo đầu chung hữu báo" (lành dữ rồi cũng đều có trả).

Năm 1988, giáo sư Nguyễn Tài Thư viết về lịch sử Phật giáo Việt Nam với một ý niệm dễ dãi, có đôi chỗ lệch lạc tinh thần đạo Phật. Vậy mà các bậc tôn túc giáo phẩm Phật giáo không ai than phiền lời nào. Tuy nhiên, cuộc đời cũng không phải hoàn toàn đơn giản, bởi lẽ, hễ điều gì trái với sự thật, xúc phạm đến lương tâm con người thì sẽ có người lên tiếng để bảo vệ sự công bằng và bênh vực lẽ phải. Đó là giáo sư Vũ Ngọc Khánh. Ông chỉ nhân danh lương tri của một người trí thức chính trực mà lên tiếng, chứ không phải lên tiếng với tư cách là một người Phật tử.

Thái độ viết lịch sử Phật giáo của giáo sư Nguyễn Tài Thư thật khác xa với thái độ khiêm tốn của thi hào Nguyễn Du (1765-1820) khi ông nói về lòng ngưỡng mộ kinh Kim Cương của mình đến nỗi đọc hơn nghìn lần mà vẫn chưa hiểu nổi ý kinh:

"Ngã độc Kim Cương thiên biến linh,
Kỳ trung áo chỉ đa bất minh,
Cập đáo phân kinh thạch đài hạ,
Tài tri vô tự thị chân kinh"

(Ta từ nghìn bận đọc Kim Cương
Yếu chỉ đa phần chẳng tỏ tường
Đến lúc sắp kề bên mộ huyệt.
Biết kinh không chữ mới chơn thường)

Tinh thần khiêm tốn ấy cũng được thể hiện nơi bậc tiền bối khác là nhà bác học Lê Quí Đôn (1726-1784) khi ông bàn về đạo Phật: "Đạo Phật thanh tịnh vô vi, cao siêu tịch diệt, không hệ lụy đến sự vật, đấy cũng là đạo giáo của bậc cao minh dùng để tu dưỡng bản thân. Đến những lời bàn luận sâu rộng về đạo đức, về tinh thần, không có điều gì là không có ý nghĩa mầu nhiệm. Nhà Nho chúng ta cứ giữ thành kiến nọ kia, thường hay bắt bẻ, như thế có nên chăng?...Không gian bao la, sự vật biến hiện, dù có tài ngang dọc cũng không thể biết hết, huống gì kiến văn còn có nhiều chỗ chưa thấu đáo, thế mà hễ thấy sách có chép về những sự việc ly kỳ, đều nhất thiết không tin, thậm chí chê bai cả Tiên Phật, sao mà hẹp hòi thế? Than ôi! Ngựa trắng chở kinh sang Đông độ, có lẽ đã hơn ngàn năm nay rồi mà giáo hóa huyền vi, pháp thuật mầu nhiệm, thực là cùng trời đất bất hủ. Cho nên đã từng trải qua các vua chúa anh minh, khanh tướng danh vọng không biết bao nhiêu lần bài bác, dẹp trừ, nhưng chung cục vẫn không hủy bỏ được. Thế thì sao chúng ta lại lắm lời chê bai để phải rước lấy vạ miệng?" (Kiến Văn Tiểu Lục, q.9.tr.I)

Qua hai tấm gương của Lê Quí Đôn và Nguyễn Du trên đây, chúng ta có thể học được một bài học về đức khiêm tốn và sự cẩn trọng để ứng dụng mỗi khi phải trình bày về lịch sử của tiền nhân.

Tóm lại, kinh nghiệm cho chúng ta thấy, chỉ có những kẻ đạt nhân, túc học mới biểu lộ tấm lòng khiêm hạ một cách chân thành, cũng như chỉ có những bậc bi trí viên dung mới mở rộng cõi lòng bao dung tất cả.

Buồn Bã Với Những Môi Hôn



Tất cả bài nhạc của Trịnh Công Sơn đều ngắn hoặc rất ngắn. Riêng một bài duy nhất mang dáng dấp một trường ca : bài Đoá Hoa Vô Thường. Với nhạc dạo đệm trước mỗi đoản khúc, bài hát kể một tình sử triết lý qua cách hiểu của Trịnh Công Sơn về chữ " ái " và chữ " tâm ".

Đây không phải là lần đầu vô thường đi vào lời ca của Trịnh Công Sơn. Vô thường bàng bạc trong nhạc Trịnh Công Sơn từ thuở đầu, nhưng không mấy ai để ý. Lời ca của anh hay quá, thơ quá, hát lên nghe đã bâng khuâng rồi, đâu cần hiểu ý nghĩa, chỉ mang máng thấy lời thơ có một chiều sâu triết lý thiếu vắng hẳn trong nhạc Việt Nam. Có lẽ chính tác giả cũng chưa ý thức được rõ ràng điều mình cảm nhận, và chính nhờ thế mà tính cách mông lung của lời ca làm rung động lòng người, khác với lời văn sáng sủa. VớiĐóa Hoa Vô Thường, Trịnh Công Sơn nhạc hoá lý thuyết và lý thuyết hoá nhạc. Anh còn chua thêm giải thích ở mỗi chuyển mạch để ý của nhạc được hiểu rõ hơn. Đoạn thứ nhất là đi tìm tình, nhịp thong dong. Đoạn thứ hai là gặp tình, đưa tình về, nhịp hớn hở,mùa xuân trên những mái nhà, có con chim hót tên là ái ân. Đoạn thứ ba là bốn mùa yêu nhau trong lẽ vô thường của trời đất. Sau đó, nhạc bắt đầu hiu hắt, một thời yêu dấu đã qua, ôi áo xưa em là một chút mây phù du. Rồi nhạc mạnh và êm dịu lại để đi vào đoạn kết : từ đó ta là đêm nở đoá hoa vô thường. Tại sao nhạc êm dịu lại ? Anh giải thích : tình do tâm ta mà sinh, có khi tình mất mà tâm còn động vọng, đến lúc tâm bình an thì tình kia cũng đoạn nỗi.

Chữ " ái ", đó là chỗ mà ai cũng thấy nơi Trịnh Công Sơn, chiếc nôi trong đó chúng ta nằm nghe anh ru từ mấy chục năm nay. Chữ " tâm " là cánh cửa mới mở ra trước Trịnh Công Sơn, nơi anh có cảm tưởng đang đến, kết thúc một đời rong chơi. Từ " ái " đến " tâm ", Đóa Hoa Vô Thường trình bày một quá trình chuyển hoá trong đó chuyện đời cũng như chuyện tình diễn biến dưới hình thức đối nghịch của từng đôi, từng cặp như tôi với em : tìm/gặp, gặp/mất, mất/còn, có/không. Vô thường, trong Trịnh Công Sơn, không có gì khác hơn là cái có đi vào cái không. Có thể ý tưởng về quá trình đối nghịch đó đã nằm trong vô thức của Trịnh Công Sơn từ trẻ. Hát lại Trịnh Công Sơn từ khi anh mất, trực nhận của tôi chợt bắt gặp vô thức của anh. Tôi sẽ nói ở đây những đối nghịch đó mà tôi nghĩ luôn luôn là nét chính trong nhạc Trịnh Công Sơn. Tôi sẽ trích khá nhiều ví dụ, nhưng tôi phải tự kiềm chế tôi, nếu không thì hát hoài không dứt.

Tôi muốn bắt đầu bằng một đối nghịch trong cách vẽ tranh của Trịnh Công Sơn. Chẳng tại sao cả. Chỉ vì nói đến nhạc Trịnh Công Sơn mà bắt đầu bằng triết lý chắc là không ổn, vì anh là thi sĩ. Phải bắt đầu bằng người đẹp, người đẹp nhất trong tất cả những người đẹp nhất từ hai trăm năm nay : Thúy Kiều.

Gió sẽ mừng vì tóc em bay
Cho mây hờn ngủ quên trên vai


Tại sao gió sẽ mừng ? Vì tóc em là gió. Gió đùa với gió, làm sao gió không vui ? Tại sao mây lại hờn ? Vì tóc em là mây. Mây thua nước tóc, làm sao mây không dỗi ? Em là giai nhân toàn bích. Thế nhưng một nhan sắc toàn bích không làm Trịnh Công Sơn rung động. Giữa toàn bích, anh chấm một nét hỏng, và chính nét hỏng đó là cái duyên làm say lòng người.

Cho mây hờn ngủ quên trên vai
Vai em gầy guộc nhỏ
Như cánh vạc về chốn xa xôi


Tất cả những người đẹp của Trịnh Công Sơn đều có vai gầy. Vai gầy, có thể đẹp. Nhưng gầy guộc thì nhất quyết là hỏng. Thì thiếu da thơm quả ngọt mùa xuân. Vậy mà khi thả giọng trầm xuống chữ guộc, tôi tưởng như nghe có cánh con vạc bất chợt vỗ nước bay vào đêm thâu. Đêm vắng sâu hơn và Thúy Kiều đẹp hơn.

Đối nghịch là nét nhạc riêng của Trịnh Công Sơn. Anh nói một điều rồi anh nói điều trái lại. Như nét hỏng nằm giữa toàn bích. Bài hát này của anh đối nghịch với bài hát kia, lời một đối nghịch với lời hai, câu sau nghịch với câu trước, thậm chí hai hình ảnh nghịch nhau trong cùng một câu, trong vòng đôi ba chữ.

Tôi lấy ví dụ Trịnh Công Sơn hát cô đơn. Anh là người cô đơn cùng cực :

Trời cao đất rộng một mình tôi đi
Một mình tôi đi
Đời như vô tận một mình tôi về
Với tôi.


Anh cô đơn với. Chữ với làm tôi rờn rợn. Như câu sau này :

Một ngày thấy bóng em qua nơi này / một lần với bóng tôi
Một ngày đã có em xa nơi này / một ngày với vắng tôi

Với vắng tôi. Em chỉ với khi nào không có tôi. Em cộng với con dấu trừ. Cho nên chúng ta chỉ có cái bóng của nhau.
Trịnh Công Sơn hát cô đơn thảm sầu như vậy, nhưng hát đôi lứa cũng nồng nhiệt vời vợi. Anh cổ vũ :

Hãy ru nhau trên những lời gió mới
Hãy yêu nhau cho gạch đá có tin vui...
Hãy kêu tên nhau trên ghềnh dưới bãi
Dù mai nơi này người có xa người


Trịnh Công Sơn hát tuyệt vọng. Anh nằm chết lịm trong tuyệt vọng, tuyệt vọng rơi rất gần rơi xuống trong tôi như hoa tiễn đưa rơi trên mộ. Nhưng anh lại đánh trống thúc quân đừng tuyệt vọng tôi ơi đừng tuyệt vọng. Anh đang nằm xuống hay anh đã đứng dậy ?

Trịnh Công Sơn nhìn đời buồn tênh. Buồn tênh !

Sống có bao năm vui vui buồn buồn người người ngợm ngợm
Sống chết mong manh như thân cỏ hèn mọc đầy núi non


Nhưng Trịnh Công Sơn yêu đời thắm thiết. Anh quỳ xuống, tạ ơn đời đã cho anh hạnh phúc lẫn thương đau :

Dù đến rồi đi tôi cũng xin / tạ ơn người tạ ơn đời
Tạ ơn ai đã cho tôi còn những ngày / quên kiếp sống lẻ loi
Dù đến rồi đi tôi cũng xin / tạ ơn người tạ ơn đời
Tạ ơn ai đã cho tôi tình sáng ngời / như sao xuống từ trời


Tôi biết có người sẽ nói : thì Trịnh Công Sơn cũng như mọi nghệ sĩ khác, có vui có buồn, có yêu thương, có tuyệt vọng. Không phải thế ! Trong nhạc Trịnh Công Sơn, vui đi cặp đôi với buồn, hạnh phúc sóng bước với thương đau trong cùng một bài, trong cùng một câu. Đây là hai vế trong cùng một bài, vế thứ nhất là thương đau :

Tình yêu như nỗi chết cơn đau thật dài
Tình khâu môi cười / hình hài xưa đã thay / mặn nồng xưa cũng phai
Tình chia nhau gian dối / tình đày tình đôi nơi


Vế thứ hai là hạnh phúc :

Một mai thức dậy / chợt hồn như ngất ngây / chợt buồn trong mắt nai
Rồi tình vui trong mắt / rồi tình mềm trong tay

Hạnh phúc tưởng như thiên thu :

Tình cho nhau môi ấm / một lần là trăm năm

Cũng hai vế đối nhau như thế trong hai đoạn, tôi hát thêm bài nữa. Đoạn trước là phụ bạc, nợ nần :

Hai mươi năm xin trả nợ dài
Trả nợ một đời em đã phụ tôi
Em phụ tôi một thời bé dại
Thơ dại ra đi không nhớ gì tôi
Thơ dại ra đi quên hết tình tôi

Đoạn sau là tha thứ lau xoá oán trách, yêu thương vẫy gọi yêu thương :

Bao nhiêu năm vẫn lại nhiệm mầu
Trả nợ một lần quên hết tình đau
Hai mươi năm vẫn là thuở nào
Nợ lại lần này trong cõi đời sau

Đó là hai vế nghịch nhau trong một bài. Bây giờ là hai vế nghịch nhau trong cùng một đoạn. Như thế này là có hay không :

Tiếng thì thầm từng đêm nhớ lại
Ngỡ chỉ là cơn say
đóa hoa vàng mỏng manh cuối trời
Như một lời chia tay


Như thế này là xa hay gần :

Tình như nắng vội tắt chiều hôm
Tình không xa nhưng không thật gần


Như thế này là rộng hay hẹp :

Tình yêu như biển biển rộng hai vai
Tình yêu như biển biển hẹp tay người
Biển hẹp tay người
Lạc lối.


Như thế này là có hay không, mưa hay nắng, đông hay xuân, khứ hay hồi :

Ngoài hiên vắng giọt thầm cuối đông
Trời chợt nắng vườn đầy lá non
Người lên tiếng hỏi người có không
Người đi vắng về nơi bế bồng


Như thế này là sống hay chết, tàn hay nở :

Chìm dưới cơn mưa một người chết đêm qua
Chìm dưới đất kia một người sống thiên thu
Chìm khuất trong ta một lời nói vu vơ
Chìm dưới sương thu là một đóa thơm tho

Như thế này là ngày hay đêm, lên hay xuống :

Gió cuốn đi cho mây qua dòng sông
Ngày vừa lên hay đêm xuống mênh mông

Đó là hai vế nghịch nhau trong cùng một đoạn, hoặc giữa câu trước với câu sau. Nhưng lại rất lắm khi nghịch với thuận, không với có, trộn lẫn với nhau, buồn xen trong vui, mông lung không biết đâu là vui đâu là buồn. Mưa là buồn chăng ? Không hẳn, mưa trong Trịnh Công Sơn rất hồng, vì mưa trong nắng, mưa khi trời ươm nắng cho mây hồng. Nắng là vui chăng ? Không hẳn, lung linh nắng thủy tinh vàng, nhưng nắng lên mà chợt hồn buồn dâng mênh mang. Mưa Huế rất nặng hột, vậy mà mưa cứ như thì thầm dưới chân ngà. Nắng được trời gọi lên, nhưng trời cũng chẳng biết đó là nắng của mưa hay mưa của nắng :

Gọi nắng cho cơn mưa chiều nhiều hoa trắng bay
Nắng qua mắt buồn lòng hoa bướm say

Bao nhiêu nụ hồng trong Trịnh Công Sơn, lạ quá, đều là nụ hồng tàn : em gọi nụ hồng vừa tàn cuối sân ; đóa hoa hồng tàn hôn lên môi em ngày tháng dài. Có một chút của cái này và một chút của cái kia. Có một chút của cái này trong một chút của cái kia. Có một chút xuôi trong ngược. Trăm năm trong xuân thì. Chân như trong hạt lệ :

Bước tới hư vô khoác áo chân như
Long lanh giọt lệ / long lanh giọt lệ / giọt lệ thiên thu

Phôi pha cũng vậy. Trong nhớ đã có quên, trong quên vẫn cứ nhớ, tưởng vơi mà đầy, trong con nước rút đi có hồng thuỷ dâng lên :

Tình ngỡ đã phôi pha nhưng tình vẫn còn đầy
Người ngỡ đã xa xăm bỗng về quá thênh thang
Ôi áo xưa lồng lộng đã xô dạt trời chiều
Như từng cơn nước rộng xoá một ngày đìu hiu

Đến đây, e không còn nói đối nghịch được nữa. E phải nói đối hợp. Vẫn nghịch như trời với đất, nhưng sương phủ mênh mông nối đất với trời. Chỉ còn mông lung sương. Rõ ràng nhất là cặp vợ chồng đi-về. Không bao giờ Trịnh Công Sơn nói đi mà không nói về. Hễ có đi là có về, hễ về là lại đi, không bao giờ câu trên đi mà không có câu dưới về, thậm chí đi về nằm ôm nhau trong một câu, trong hai chữ, trong một cõi, một cõi đi về.

Trong khi ta về lại nhớ ta đi
đi lên non cao đi về biển rộng

Vừa đi vừa về như thế, đôi chân loanh quanh không biết xoay sở thế nào, tự hỏi, thắc mắc : đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt. Bốn mùa cũng loanh quanh như thế : mùa xuân chưa qua mùa hạ đã đến, mùa thu chưa đi, mới đầu thu thôi chân ngựa đã về. Mà chỗ về của Trịnh Công Sơn cũng lạ : không phải về nơi đây mà về chốn xa. Con người ra đi, tưởng đi đến đâu, ô hay chỉ làm một vòng xinh rồi trở về nơi cũ, như nằm mộng thấy mình đi :

Đường chạy vòng quanh một vòng tiều tuỵ
Một bờ cỏ non một bờ mộng mị
Ngày xưa.


Tôi nghe có người nói một câu hay khi đến thăm một người rất danh tiếng vừa chết : chỉ có ông ta không biết ông ta chết. Tôi nghĩ Trịnh Công Sơn không nói như vậy. Chắc anh vẫn đang thấy anh, vẫn đang thấy mọi người tiếp tục chạy vòng quanh. Tiếp tục đi, tiếp tục về. Tôi nghe như anh đang hát thế này với các người đẹp đến khóc anh : Này em,

Không có đâu em này không có cái chết đầu tiên
Và có đâu bao giờ đâu có cái chết sau cùng

Không có đầu tiên, không có sau cùng, không đầu không đuôi, làm sao chết được, bởi vì làm sao bước ? Phải có cái bước đầu tiên mới có cái bước thứ hai, mới có cái bước sau cùng, mới chết, mới có người khóc, mới có văn tế. Vì bước không được, cho nên Trịnh Công Sơn chỉ lăn, và anh đã nghêu ngao như thế rồi. Anh ngồi giữa con phố, nhìn những gót chân thon đi ngược, nhìn những gót chân hồng đi xuôi, và anh í a tôi xin làm đá cuội và lăn theo gót hài. Anh lăn như thế nhiều lần với ám ảnh tử sinh. Sống chết là bánh xe lăn tròn, vô thuỷ vô chung. Trịnh Công Sơn không nói bánh xe, nhưng anh lăn theo những hòn sỏi, hòn đá, vốn là những hình ảnh quen thân của anh từ những bái hát đầu :

Hòn đá lăn bên đồi / hòn đá rớt xuống cành mai
Rụng cánh hoa mai gầy / chim chóc hát tiếng qua đời


Trước đây, khi hát những bài đó, tôi không để ý đến ý niệm bánh xe, nhưng gần đây, Trịnh Công Sơn làm tôi ngạc nhiên khi anh đưa đối hợp có-không, một-hai, vào lời nhạc của anh một cách rõ rệt, thú vị, tinh quái. Anh khóc như thế này :

Còn hai con mắt khóc người một con
Còn hai con mắt một con khóc người

Lối khóc rất ngộ này tóm tắt cách nhìn đời của Trịnh Công Sơn trong suốt nhạc phẩm của anh. Với một con mắt anh nhìn người. Với một con mắt anh nhìn anh. Một con mắt, anh nhìn tình phai. Một con mắt, anh nhìn anh thở dài. Nhưng cùng một con mắt kia, anh vừa nhìn thấy em yêu thương, vừa thấy em thú dữ. Cùng một con mắt này, anh vừa thấy đêm tối tăm, vừa thấy đêm nồng nàn. Chẳng biết mắt nào là mắt còn lại, chỉ biết rằng con mắt còn lại nhìn một thành hai. Chỉ biết rằng :

Con mắt còn lại nhìn đời là không
Nhìn em hư vô nhìn em bóng nắng
Con mắt còn lại là con mắt ai

Trịnh Công Sơn làm tôi giật mình. Bóng nắng là một chữ trong kinh, và, như anh nói, từ khi trời là trời trăng là trăng câu kinh đã bước vào đời. Con mắt còn lại là con mắt ai ? Tôi không muốn nghĩ như thế, nhưng tôi cảm thấy câu trả lời nằm trong đoạn kết củaĐoá Hoa Vô Thường mà anh đã soạn rất khúc chiết với nhập đề, thân bài, kết luận, với quá trình tìm em - gặp em - mất em - an nhiên.

Trịnh Công Sơn làm tôi giật mình. Anh bắt tôi phải hát lại những bài hát trước trong cảm nhận mới đó của tôi về chập chờn bóng nắng trong tâm thức của anh. Con mắt còn lại hiện ra, và đây là một mà hai :

Từ lúc đưa em về
Là biết xa nghìn trùng


Nghìn trùng nằm ngay nơi giây phút tao ngộ. Và đây là hai mà một :

Từ trăng thôi là nguyệt một hôm bỗng nghe ra
Buồn vui kia là một như quên trong nỗi nhớ
Từ trăng thôi là nguyệt tôi như giọt nắng ngoài kia
Từ em thôi là nguyệt coi như phút đó tình cờ

Buồn vui là một, quên nhớ là một, phút tình cờ chụp bắt được điều đó hiện ra đây đó khá nhiều, có điều là Trịnh Công Sơn hát lên nhẹ nhàng như thơ, người hát nghe giọng thơ nhiều hơn là nghe ý tưởng. Nếu để ý, câu hát sâu thẳm. Lại ví dụ :

Lòng thật bình yên mà sao buồn thế
Giật mình nhìn tôi ngồi khóc bao giờ

Thật bình yên. Mà buồn ! Buồn nằm sẵn trong bình yên ? Nếu không, tại sao anh khóc từ bao giờ ? Anh khóc từ trước, rồi anh mới giật mình, trong một phút tình cờ, thấy mình đang khóc. Ai không tin ở cái giật mình đó, hãy nghe Trịnh Công Sơn giật mình một lần thứ hai :

Dù thật lệ rơi lòng không buồn mấy
Giật mình tỉnh ra ô nắng lên rồi

Thật lệ rơi. Mà không buồn ! Giật mình : nắng lên. Thế thì nắng đã nằm sẵn trong giọt lệ ? Là một với giọt lệ ?

Tôi bắt gặp chớp nhoáng thần bí đó trong cả cách dùng tĩnh từ của Trịnh Công Sơn : môi em hồng như lá hư không. Lá hư không là thế nào ? Là môi em vừa có dáng như ngọn lá vừa có dáng không như ngọn lá ? Là có màu vừa hồng vừa không phải hồng ? Có một cái gì vừa thật vừa không thật ? Nghĩ cho thật kỹ, đúng là môi em tôi như thế. Đúng như tôi nghĩ là như thế. Nói như ngọn lá, như màu hồng là sai.

Lại một tĩnh từ khác trong rất nhiều ví dụ như vậy :

Nhìn cỏ cây ráng pha màu hồng
Nhìn lại em áo lụa thinh không

Ráng chiều có thật nhưng sắp đi vào hư ảo rồi, chớp nhoáng thôi. Nhìn hư trong thực như thế, giật mình nhìn lại em tôi... ôi thần kỳ hai chữ thinh không ! Lụa nhẹ như khói đang tan, em cũng vậy, như thực như huyễn, chỉ còn là nét đẹp diễm ảo, mong manh đó thôi.

Tôi không muốn đóng khung Trịnh Công Sơn trong một triết thuyết nào cả. Anh tuyên bố chỉ muốn làm kẻ rong chơi và chấp tay van vái chỉ xin được như thế mà thôi. Nhưng khi anh mất, tôi không khỏi nghĩ đến những mong manh đã ám ảnh anh những năm gần đây và tôi giật mình chợt thấy anh đã là thi sĩ của mong manh như vậy từ lúc đầu, từ bao giờ ? Đây là đoá quỳnh của thuở xuân xanh :

Đêm này đêm buồn bã với những môi hôn
Trong vườn trăng vừa khép những đoá mong manh

Tại sao môi hôn mà buồn bã thế ? Buồn nằm trong hạnh phúc ? Là một với nhau ? Nhưng quả thật đoá quỳnh đã hôn đêm trăng như thế. Hãy xem hoa nở :

Ta mang cho em một đoá quỳnh
Quỳnh thơm hay môi em thơm
Em mang cho ta một chút tình
Miệng cười khúc khích trên lưng

Hoa đang nở trên lưng một cuống lá dài như môi ai cười trên lưng một người tình. Nhưng cũng môi đó, mới cười với trăng đã hôn từ giã đêm trăng với những cánh đang khép, đang úa, buồn bã. Tôi giật mình : đoá quỳnh của thuở xuân xanh chính là đoá hoa vô thường nở trong tâm của anh ở khoảng cuối đời. Anh đi với đoá quỳnh, anh đến với đoá quỳnh, khép lại một chu kỳ vòng quanh. Anh là đêm trăng của ngày xưa đã hôn nhau buồn bã với đoá quỳnh mong manh và từ đó dòng nhạc của anh róc rách những mong manh như thế cho đến khi anh chơt nhận ra ta là đêm nở đoá hoa vô thường.

***

Còn lại chuyện cuối cùng phải nói : vậy thì tôi với em là một hay hai ? Là một chăng ? Thì đấy, Trịnh Công Sơn đã có lần hăng hái :

Em là tôi và tôi cũng là em

Chẳng ai tin. Người không tin nhất chính là anh. Đừng tin !

Đừng nghe tôi nói lời tăm tối
Đừng tin tôi nhé vì tiếng cười
Tôi như là người ngồi trong đêm dài
Nhìn tôi đang quá ngậm ngùi


Tôi với em không thể là một được bởi vì em là muộn phiền và muộn phiền thì đối nghịch với hồn nhiên mà tôi mơ ước. Hồn nhiên lấp lánh như mặt trời trong lắm bài. Trịnh Công Sơn mơ ước trở về với hồn nhiên như trở về với bản chất của anh, như trở về với con chim thuở nhỏ, với hoa trên đồng xanh một sớm mai rất hồng. Anh muốn trở về với thật thà, với khờ dại, với ngây ngô, anh ngẩn ngơ nhìn người kia, dường như chờ đợi thật ra đang ngồi thảnh thơi, anh nhìn đứa bé. Đứa bé ! đó mới thật là một của Trịnh Công Sơn, bởi vì đó là hồn nhiên, đó là cội nguồn, đó là quê nhà nằm sâu trong tiềm thức của anh. Hồn nhiên có khi trở về lồng lộng trong cả bài hát như cánh diều lồng lộng trong không, có khi âm thầm, văng vẳng, thiết tha, sâu lắng trong một câu, trong một chữ. Những lúc đó, Trịnh Công Sơn hân hoan :

Hôm nay tôi nghe có con chim về gọi
Về giữa trời về hót giữa đời tôi
Hôm nay tôi nghe tôi cười như đứa bé
Mới lớn lên giữa đời sống kia


Trịnh Công Sơn là người thi sĩ duy nhất của tình yêu không cho chữ em đi sóng đôi một cặp ngọt ngào với chữ anh. Chữ em mồ côi chữ anh trên lưỡi. Chữ em mù loà đi tìm chữ anh. Gặp vớ vẩn một hai lần trong một hai bài hát đầu, nhưng nhạt nhẽo, vô duyên lắm. Còn thì Trịnh Công Sơn chỉ tôi với em, em với ta, như thử hai người yêu là hai người ở trọ gần nhau.

Có lẽ vì thế mà tôi hát Trịnh Công Sơn với hạnh phúc tràn trề. Bởi vì tôi hát sự thực trong lòng tôi, trong lòng người, trong lòng đời. Có bao giờ ai một với ai trong cuộc tình ? Cứ xa xa mà tôi khiêm tốn như thế, hoạ may tưởng mình có lúc đến gần làm một. Như thế là hạnh phúc. Đến gần, giọt nắng thủy tinh có khi là giọt lệ.



Cao Huy Thuần

Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Thư gửi Hoa nhài

Hoa nhài,tình yêucủa anh!


Anh hiểu em ấp ủ nhiều tâm trạng khó tỏ bày thành ngữ ngôn. Em đeo mang ấp ủ đó như chính anh cũng đang trằn trọc với những suy tư của riêng mình. Anh đã không thể tỏ bày điều anh đang hướng tới thì anh cũng trân trọng những ước mơ chính đáng của riêng em. Đôi khi chúng ta sẽ gặp gỡ, đôi lúc chúng ta sẽ lệch pha... nhưng sợi dây duy nhất có thể đưa chúng ta đến gần nhau, cho đến lúc này, có lẽ anh chỉ biết lắng nghe và chia sẻ. Anh cảm nhận được nỗi niềm của em, lắng nghe em chia sẻ, và ôm em vào lòng khi em cần điều đó. Một sợi dây mỏng manh mà anh đang hạnh phúc được giữ gìn.


Và em ơi, ước mơ của em là rất chính đáng. Anh tôn trọng ước mơ của em như của chính anh. Nhưng em biết không, ước mơ chỉ đẹp vì chúng chỉ là ước mơ. Thực tại diễn bày cho ta nhiều thứ khác mà cái ước mơ đẹp đẽ của ta chưa thể suy nghĩ tận tường, ngay cả khi mong muốn của ta được toại thành. Giả như có người mua vé số thì họ chỉ ước trúng độc đắc thôi, nhưng nếu trúng số rồi thì đầy dẫy những vấn đề phát sinh sau đó mà khi ta mua vé số chưa lường hết được. Tệ cho anh, vì suy nghĩ quá nhiều, nên đâu có dám mua vé số, và vì thế mà chấp nhận luôn cả việc cả đời sẽ chẳng bao giờ trúng số độc đắc. Đấy, suy nghĩ quá nhiều cũng là một dạng bệnh.


Hoa nhài ơi?


Hạnh phúc là một mong muốn của bất cứ ai. Nhưng chúng lại cực kỳ đa nghĩa, tùy thuộc vào chỗ đứng và tầm nhận thức của mỗi người. Đôi khi hạnh phúc chỉ là một dạngcảm xúcthời tiết, đôi khi hạnh phúc lại là kết quả của một quá trình nỗ lực được đền đáp và đôi khi hạnh phúc lại giản đơn như chấp nhận những gì đang hiện tồn. Tùy vào từng người, tùy vào từng cảm nhận, tùy vào từng nhu cầu mà hạnh phúc trong mỗi chúng ta khác nhau.


Có rất nhiều người ước mơ được sang sinh sống tại Bhutan, quốc gia hạnh phúc nhất thế giới. Ở đó không có bon chen, giành giật, vất vả vì mưu sinh, môi trường tự nhiên lành mạnh... Thế nhưng, cứ đưa họ sang Bhutan sinh sống xem, anh đoán ít nhất 99% sẽ đòi về. Vì nơi đó, họ không có smartphone, không internet, không tivi, không có trò vui chơi giải trí, không có thế giới showbiz để họ buôn chuyện thị phi...những thứ mà bây giờ họ coi như tình nhân của họ. Đấy, em thấy không, ước mơ hạnh phúc là rất thật, mà từ bỏ một thói quen thì còn khó khăn hơn gấp bội.


Hoa nhài thân yêu của anh!


Trong mỗi một hoàn cảnh, anh nghĩ rằng, để có được hạnh phúc, chúng ta cần phải tập thích nghi với môi trường mà chúng ta đang sống. Nếu ở Bhutan, người ta có thể lấy việc canh tác làm vui, tối về tụ tập hàng xóm quanh đống lửa ca hát là hạnh phúc... thì tại sao chúng ta không thể tập thích nghi ngay tại nơi chúng ta đang sống bằng việc hết mình với công việc tại công ty và tối về vui vầy hạnh phúc bên gia đình? Chúng ta vẫn có thể xài smarphone mà không nô lệ cho điện thoại, chúng ta vẫn có thể dùng facebook mà không biến mạngxã hộitrở thành nơi hơn thua câu like rẻ tiền, chúng ta vẫn có thể xem tivi nhưng không biến tivi trở thành thứ ngăn cách tình cảm giữa người với người khi ngồi bên nhau? Có thể không? Anh nghĩ là có thể! Đất nước nào cũng có thể là Bhutan, nếu chúng ta biết đem cái tinh hoa của đất nước kia về thích nghi ngay tại nơi mà chúng ta đang sống.


Thay đổi là bản chất của cuộc sống. Chẳng có cái gì là bất biến hay vĩnh cửu cùng thời gian cả. Vật hữu hình tất sẽ hữu hoại, mà vật vô hình thì bản chất cũng vận động theo thời gian. Chuyện thay đổi là chuyện hằng hữu. Nhưng anh nghĩ rằng, chúng ta không nhất thiết phải đánh đổi tất cả để đạt được điều chúng ta mong muốn. Có những thứ cần phá đi để xây lại từ đầu nhưng cũng có những thứ chúng ta chỉ cần thay đổi thái độ tiếp cận là có ngay được niềm vui. Nhiều khi lách mình nhẹ nhàng một chút là có thể đến đích, hơn là đi một đường vòng mà cái đích vẫn chẳng thấy đâu. Em thấy không, đất nước Bhutan họ hạnh phúc không phải vì kinh tế phát triển, mà đơn giản là họ hạnh phúc với những gì họ đang có. Anh tin chúng ta cũng đang hạnh phúc, chỉ là cách nhìn của chúng ta chưa được đúng hướng, nên mới thấy có vất vả, khó khăn và vô số áp lực mà thôi.


Em thân yêu!


Anh nhìn thấy những bông hoa cải vàng lơ thơ trong nắng, trên"đồi Thảnh thơi",sau những tháng ngày mưa gió rét buốt. Những bông hoa nho nhỏ xinh xinh hiên ngang lừng lững xuất hiện trên cái đồi cát hoang tàn. Anh cảm nhận thấy mùa xuân, thấy sức sống, và thấy nét đẹp đang hiện hữu quanh chúng ta.


Anh cũng nhìn thấy có em đang hiện hữu trong đó, trên bông hoa cải, trên cánh chiều tím, trên đóa hồng thắm đỏ, trên giò lan trắng trong... Trong khu "vườn Tự tại",nơi nào anh cũng thấy có em. Anh thấy em đang cười, đang tràn trề sức sống của tuổi trẻ, đang vươn mình đón nắng, đang thách đố mọi phong ba. Và vì thế, em ơi, em còn rất trẻ, em còn rất xuân, và em chỉ cần vươn mình lên khoe sắc. Việc tưới nước và ngắm hoa, anh xin suốt đời được đảm nhiệm


Chúc em một ngày 29 tháng 2 tràn đầy thương yêu
Anh yêu em, hơn cả những gì em nghĩ


Trích
Read more:http://www.suynghiem.vn/2016/02/thu-gui-hoa-nhai-29.html#ixzz41cvOemtf