Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015

MỘT SỐ TỔ CHỨC BÌNH PHONG CỦA CIA (MỸ) CHUYÊN VỀ CÁCH MẠNG MÀU VÀ BẠO LOẠN LẬT ĐỔ



Một số tổ chức bình phong của CIA chuyên về cách mạng màu và bạo loạn lật đổ


1. USAID (United States Agency for International Development) 


Mặc dù trên website của tổ chức này có những lời tự giới thiệu rất thiện chí là tiến bộ: thúc đẩy phồn vinh thịnh vượng chung; tăng cường dân chủ và quản trị tốt; bảo vệ nhân quyền; cải thiện y tế toàn cầu; theo đuổi an ninh lương thực và nông nghiệp; cải thiện ổn định bền vững môi trường; giáo dục đào tạo từ xa; giúp đỡ các tầng lớp xã hội ngăn chặn và khôi phục từ các cuộc xung đột…


Nhưng thực chất là công cụ của chính quyền Mỹ để can thiệp và gây rối vào công việc nội bộ các quốc gia Mỹ không ưa.


Là "tổ chức dân sự" dạy các đảng phái, phe đối lập muốn làm CM phương pháp quảng cáo, tiếp thị quần chúng, lập báo cáo tin tức, tìm chủ đề CM, tổ chức biểu tình, tổ chức nổi loạn quần chúng. Dưới vỏ bọc “hỗ trợ dân sự”, “trợ giúp phát triển” cho nước ngoài và hoạt động khắp thế giới. Tổ chức này vừa bị đóng cửa ở Nga vì tiền sử cung cấp tiền bạc và kích động phe đối lập. USAID do TT Kennedy lập năm 1961, mặc dù mang tiếng là tổ chức độc lập, nhưng không hề che đậy hoạt động dưới sự dẫn dắt của TT Mỹ, bộ ngoại giao và Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ.


2. IRI (International Republican Institute)


Viện cộng hoà quốc tế, lãnh đạo là quí ông lướt sóng hồ Trúc Bạch, diều hâu John McCain. IRI do TT Reagan thành lập năm 1982 nhằm phổ biến dân chủ, được cấp vốn từ chính phủ Mỹ cho các chương trình chính trị, các dự án dân chủ hóa. Có bề dày thành tích gây bạo loạn và lật đổ, ví dụ như phế bỏ TT dân bầu Aristide của Haiti, lập bù nhìn thân Mỹ, hay bạo loạn “mùa xuân Arabia” vừa qua, lật đổ TT Mubarak. Phần lớn tiền tài trợ IRI đến từ USAID, bộ ngoại giao và NED.


Hoạt động của IRI bao gồm cả đào tạo các “nhà dân chủ”, đặc biệt là Ai Cập và Tunisia. Trích wiki: "Một số các nhóm và các cá nhân trực tiếp tham gia vào các cuộc nổi dậy và những cải cách sâu rộng trong khu vực, trong đó có Phong trào thanh niên Ai Cập, Trung tâm Bahrain vì nhân quyền và các nhà hoạt động cơ sở như Entsar Qadhi, một thủ lĩnh trẻ ở Yemen, được đào tạo và cấp tiền từ IRI, NDI, FH… là các NGO có trụ sở tại Washington.”


Báo cáo của Bộ tư pháp về tài trợ nước ngoài của các tổ chức NGO ở Ai Cập đã tiết lộ rằng IRI ở Ai Cập đã nhận được tài trợ của khoảng 7 triệu đô la của USAID cho bầu cử Ai Cập 2011-2012. Các nhà lãnh đạo quân sự của Ai Cập coi tài trợ của IRI là can thiệp vào công việc nội của nước này.


3. NDI (National Democratic Insitute for International affairs)


Viện dân chủ quốc gia về quan hệ quốc tế có lãnh đạo là quí bà ngoại trưởng Medeleine Albright. Rõ ràng nhất là NDI cùng NED tài trợ phe đối lập Chavez cũng như bạo loạn hiện nay ở Venezuela. NDI từng đóng vai trò quan trọng trong việc Liên bang Nam Tư tan rã và bạo loạn Kosovo.NDI hoạt động ở cả Nga và Trung Quốc.


NGO này có trụ sở ở Washington và được thành lập bởi chính quyền Mỹ năm 1983 theo cùng 1 cách thức như NED để phổ biến dân chủ toàn cầu.


Theo sứ mệnh được tuyên, "NDI cung cấp hỗ trợ thực hành cho các lãnh đạo chính trị và dân sự để phát triển giá trị, thực hành và tổ chức dân chủ.” Nếu như IRI thuộc phe Cộng hòa thì NDI thuộc phe Dân chủ, mặc dù ranh giới nhiều khi không thật rõ ràng. Triển khai sứ mệnh, NDI bảo trợ hoạt động cho cả các tổ chức chính trị và dân sự ở 125 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm giám sát các cuộc bầu cử, cổ súy dân chúng các nước lập các đảng phái đối lập, các NGO thúc đẩy chính sách mở cửa, và chính phủ đa đảng phái. Sáu nhiệm vụ chính của NDI: sự can dự của công dân vào chính quyền, tiến bộ bầu cử, đảng phái chính trị, phụ nữ trong chính sách, dân chủ và công nghệ dân chủ, quản trị dân chủ.


Các nhà tài trợ rót tiền cho viện này là USAID và NED, là các đại gia dầu mỏ: Chevron, Exxon, Texaco and Enron. Dân chủ là công cụ để gây hỗn loạn và làm suy yếu các quốc gia độc lập để trục lợi, theo cách hiểu từ hoạt động của Viện dân chủ, không phải theo tuyên bố.


4. NED (National Endowment for Democracy)


Quĩ bảo trợ dân chủ quốc gia được Quốc hội Mỹ thành lập năm 1983 với sứ mệnh “phổ biến dân chủ”. Một trong những lãnh đạo NED là Vin Weber, cựu nghị sĩ tân diều hâu, người sáng lập "Empower America" với quan điểm chính trị đơn giản: Mỹ phải chiếm ưu thế tuyệt đối về sức mạnh quân sự để giải quyết các tranh chấp. NED cầm đầu các tổ chức khác như IRI, NDI, CIPE (Chamber of Commerce's Center for International Private Enterprise), ACLS (American Council of Learned Societies) hay AFL-CIO (American Center for International Labor Solidarity).


Tất cả số đó đều có quan hệ mật thiết với các tổ chức Phi chính phủ NGO khác. Chúng hoạt động trải rộng ở các nước thuộc thế giới thứ 3: Việt Nam, Myanmar, Cambodia, China, Nga… Năm 1980, bọn chúng can thiệp vào bầu cử Pháp, tài trợ nhóm cực hữu NIU và dùng chúng tấn công phe tả. Nhưng hoạt động của NED được biết rõ nhất là dưới sự điều khiển của CIA, người ta ví NED là con ngựa gỗ (Trojan Horse) của CIA. Allen Weinstein, một lãnh đạo NED phát biểu năm 1991: "Vô số những gì NED làm ngày hôm nay đã được CIA làm vụng trộm 25 năm qua." Bush tăng ngân sách gấp đôi cho NED năm 2004. 


Phạm vi hoạt động của NED và các chi nhánh của nó rất rộng, gây ảnh hưởng đến các tiến trình chính trị các quốc gia, từ gây tác động xã hội dân sự, truyền thông, nuôi dưỡng các nhóm doanh nhân, nuôi ăn các nhóm nhân quyền, cấp tiền và thuê mướn các lực lượng ủng hộ các đảng phái chính trị, các chính khách, theo dõi và tung tin đồn bầu cử gian lận nếu không vừa lòng. Đặc biệt NED thường o bế bảo kê giới đầu sỏ, doanh nhân, những kẻ theo đường hướng tân tự do, mở cửa.


Tuy nhiên, NED hầu hết cấp tiền qua các tổ chức trung gian như kể trên. Từ xung đột Kosovo – Nam Tư, cho đến các cuộc cách mạng màu: Hoa hồng ở Gruzia, cách mạng Cam ở Ukraine, Hoa Tuy-lip ở Kyrgyzstan, bạo loạn Tân Cương – Trung Quốc... đều được NED cấp tiền hết sức dồi dào.


Thành viên Ban quản trị NED hầu hết là các nhân vật đứng đầu chính quyền Mỹ: Henry Kissinger, Madeleine Albright, Frank Carlucci, Zbigniew Brzezinski, Wesley Clark, cựu giám đốc WB Paul Wolfowitz, thượng nghị, đại diện thương mại Bill Brock…


5. Freedom House 


Hội đoàn quyền tự do, lãnh đạo là cựu CIA James Woolsey, một tân diều hâu.


Freedom House tự tuyên truyền mình là “tiếng nói trong sạch vì tự do dân chủ khắp thế giới”. Là tổ chức già đời được thành lập cách đây hơn 60 năm bởi Wendell Willkie và Eleanor Roosevelt (vợ) , 2 thủ lĩnh liberals Mỹ. Hội đoàn tự do cổ vũ mạnh giá trị dân chủ và kiên quyết chống cả cực tả lẫn cực hữu. Nó bênh vực kế hoạch Marshall tái thiết châu Âu sau WW-II, các phong trào dân sự ở Mỹ thập kỷ 50 và thuyền nhân Việt Nam cuối thập kỷ 70, phong trào Đoàn kết ở Ba Lan và phe đối lập dân chủ ở Phillippines thập kỷ 80 cùng rất nhiều phong trào dân chủ khác. Đặc biệt Freedom House chống lại độc tài Pinoche, tay sai bù nhìn Mỹ ở Chile, chủ nghĩa apartheid ở Nam Phi, đàn áp Mùa xuân Praha, LX đưa quân vào Afghan, vi phạm nhân quyền ở Cuba, Burma, China, và Iraq.


Freedom House bênh vực mạnh cho các hoạt động dân chủ, tự do tôn giáo, tự do báo chí, các liên minh thương mại và tự do thị trường.


6. Open Society Institute


Viện xã hội Mở của tài phiệt George Soros. Hắn còn lập một số tổ chức để tài trợ các viện tự do, các nhà báo, sinh viên, các đoàn thể chuyên nghề biểu tình, các hội thảo "khoa học" xã hội... Viện xã hội mở của Soros đã chi tiêu và hoạt động mạnh ở Đông Âu thập kỷ 80-90. Ngoài ra, Soros còn cấp tiền và thao túng Human Right Watch, bản thân hắn là giám đốc điều hành HRW.


7. CMD (Center for Media and Democracy)


Trung tâm Truyền Thông và Dân Chủ thì lộ rõ là "Can thiệp dân chủ" như Ron Paul buộc tội, chúng tác động đến các kết quả và các tiến trình CT ở các quốc gia bằng con đường vừa công khai vừa vụng trộm. Trung tâm này và nhiều tổ chức kể trên lại không được phép hoạt động trên đất Mỹ.


Hầu hết các nhà thuyết giáo Dân Chủ, là cỗ máy tuyên truyền, cỗ máy ăn tiền được CIA cấp vốn, thường là trực tiếp từ quyền lực tối cao Washington. Chỉ có Viện xã hội Mở của George Soros là độc lập với Washington nhưng chức năng thì tương tự: tuyên truyền quảng cáo những cái dơ dáy bẩn thỉu đểu giả DÂN CHỦ MỸ được tô trát son phấn đẹp đẽ và xức nước hoa thơm lừng.


Một nguồn tham khảo: http://www.sourcewatch.org/index.php

Không có thông tin, dân mới suy đoán, đồn thổi



Tác giả: Duy Chiến (thực hiện)


Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có phát biểu đáng chú ý về việc phải chủ động đưa thông tin chính xác, định hướng cho tốt trước các luồng dư luận trên mạng xã hội. Là nhà khoa học xã hội, ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương, ông đón nhận thông điệp này thế nào?

Chỉ đạo của Thủ tướng về việc đổi mới cách cung cấp thông tin là việc làm rất cần thiết, không thể muộn hơn. 

Việc này đáng lẽ phải làm từ lâu lắm rồi.
GS. TSKH, Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Nga, ông Trần Ngọc Thêm.




Có hai tiêu chí để xác định giá trị thông tin. Thứ nhất là thông tin đúng, thứ hai là kịp thời.

Cách ứng xử của chúng ta với thông tin từ trước vẫn chịu chi phối bởi hai yếu tố đó là ảnh hưởng của văn hóa làng xã và tư duy xã hội thời bao cấp.

Văn hóa làng xã là văn hóa dựa trên quan hệ tình cảm trong phạm vi một cộng đồng xã hội khép kín, luôn cố gắng quan hệ tốt với nhau để hỗ trợ, nhờ vả nhau. Đó là thứ văn hóa âm tính, chủ quan. Từ đó dẫn đến lối ứng xử “Tốt đẹp phô ra, xấu xa che lại”, với chủ trương “Không vạch áo cho người xem lưng” cái gì sai thì “Đóng cửa bảo nhau”, v.v.

Truyền thống văn hóa ấy tạo ra thói quen thông tin thiếu trung thực. Nói khác đi, không phải là đúng sự thật hay không mà là “thông tin tốt hay xấu”, “thông tin có lợi hay không”.

Thời bao cấp, chúng ta từng cấm dân “nghe đài địch”, ấy vậy mà không cấm được hoàn toàn. Nhiều người vẫn thức đêm chờ đến giờ để dò tìm sóng với âm lượng vừa đủ nghe.

Thời bao cấp đã qua, thế giới đã trở nên phẳng từ lâu, do vậy cách quản lý xã hội kiểu cũ không còn phù hợp. Nhà quản lý không thể tiếp tục muốn nắm độc quyền thông tin. Đó là cách vận hành phụ thuộc vào ý chí chủ quan. Hệ quả là thiếu dân chủ và tác dụng ngược là khiến cho xã hội vận hành không bình thường.

Trong khi đó, quyền được thông tin là một trong những quyền cơ bản của con người, được ghi nhận trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 và trong Điều 69 của Hiến pháp nước ta năm 1992.

Vậy chúng ta đã từng bước có sự điều chỉnh ra sao thưa ông?

Trong thế giới phẳng, thông tin lan tràn như hiện nay thì cách quản lý kiểu xin – cho không còn phù hợp. Nếu không chủ động cung cấp trước thì mặt trận thông tin chính thống sẽ bị bỏ trống. Có khoảng trống thì dân chúng phải nghe ngóng, suy đoán, đồn thổi. Thông tin vỉa hè, mạng xã hội có cơ hội lên ngôi. Các thế lực chống đối cũng nhân đó mà ùa vào tuyên truyền, lũng đoạn thông tin. Rất tai hại.

Không nên tái diễn tình trạng cứ đến lúc mọi người đồn thổi ầm ĩ lên rồi, báo chí chính thống mới đưa tin. Kết quả là nhiều khi chuyện không có gì đáng phải giấu giếm mà kết cục mọi thứ trở nên rối loạn không đáng.

Lực lượng báo chí rất hùng hậu, rất đông đảo chưa phát huy được vai trò và sức mạnh đặc thù. 

Chỉ đạo của Thủ tướng có nói cái ý đó. Tức là, đừng để rơi vào thế lúng túng, cái gì cũng đánh giá là “nhạy cảm”, cũng gán cho chữ “mật” càng chỉ khiến cho chúng ta bất lực trước sự bùng phát mạnh mẽ, khuynh đảo mặt trận thông tin của các mạng xã hội…

Hiện nay giới báo chí rất dè chừng khái niệm “nhạy cảm”, dù khái niệm này không nằm trong bất cứ văn bản pháp quy nào. Là nhà khoa học xã hội, xin GS cho biết khái niệm “nhạy cảm” từ đâu ra và vì sao nó có thể đi trên pháp luật như vậy?


Khởi đầu, “nhạy cảm” chỉ là khái niệm chỉ mức độ dễ phát sinh cảm xúc mạnh của các bộ phận trên cơ thể (vùng nhạy cảm), từ này dần dần được chuyển sang chỉ những khái niệm mang tính tinh thần nhiều hơn như “tâm hồn nhạy cảm”, và cuối cùng, như ta thấy, nó được dùng để chỉ tất cả những gì mà người ta muốn… tránh né.

Phải chăng đây là dấu hiệu của sự tùy tiện. Chúng ta đã biết một thực trạng rất phổ biến trong quản lý xã hội là cái gì không quản được thì “cấm”. Cấm cho an toàn. Lý do dễ nhất là vin vào từ “nhạy cảm”.

Thế nào là “nhạy cảm”? Chẳng có luật lệ nào định nghĩa thế nào là “nhạy cảm” cả. Khái niệm “nhạy cảm” là một sản phẩm rất điển hình của nền văn hóa nông nghiệp âm tính trọng tình của chúng ta. Rất mơ hồ, rất chung chung, hiểu sao cũng được. Một khi đã mơ hồ, không rõ ràng thì đó chính là mảnh đất tốt nhất cho những suy diễn, phán đoán. Không có đủ thông tin nên không có gì làm chuẩn mực, đúng sai không phân định được rạch ròi… Những khái niệm kiểu như thế này cần phải xóa bỏ vĩnh viễn.

Không còn chỗ cho tin vỉa hè

Thông điệp vừa rồi của Thủ tướng cũng đã xác định rõ ràng yêu cầu chủ động thông tin, đặc biệt quan tâm đến hiệu ứng của mạng xã hội. Theo GS, đi vào cụ thể, nên lưu ý những giải pháp nào?

Phải lấy nguyên tắc minh bạch, công khai làm đầu. Thông tin phải đúng sự thật và kịp thời. Xem việc cung cấp thông tin đúng sự thật và kịp thời cho dân là nhiệm vụ, trách nhiệm chứ không phải là đặc quyền “ban phát”.



Tư duy quản lý phải thay đổi tận gốc rễ. Cách quản lý kiểu “ban phát” là không hiệu quả nếu không nói là phản tác dụng.

Đừng để như vừa qua, đó là chỉ cần xuất hiện một thông tin giật gân mang tính “thâm cung bí sử” trên một vài mạng xã hội là làm cho dư luận rúng động.

Họa hoằn lắm có cơ quan quản lý chính thức lên tiếng thì cũng đã muộn, người đọc đâu còn tin nữa. Chính cái sai lầm trong tư duy quản lý đã gây ra tai hại đó, chẳng khác gì ta tự trói chân trói tay, mặc cho đối thủ tha hồ tung hoành.

Tôi tin khi chúng ta thay đổi, tôn trọng nguyên tắc, quy luật của thông tin thì tình hình sẽ khác. Khi xảy ra sự cố nào đó, cần cung cấp thông tin đúng sự thật và kịp thời ngay lập tức. Khi đó sẽ không còn chỗ cho các thông tin “vỉa hè”, thông tin đơm đặt, thông tin mờ mờ ảo ảo vừa có đúng có sai tha hồ hoành hành, chi phối.

Quan trọng hơn là sự minh bạch sẽ có thúc đẩy xã hội đi lên. Thay đổi sẽ đến từ nhà quản lý các cấp. Không ai còn có thể ỷ vào chủ trương chung là “Không vạch áo cho người xem lưng” vì mọi chuyện đúng – sai đều phải công khai cho nhân dân biết.

Tôn trọng sự thật, thông tin khách quan còn giúp cho quản lý Nhà nước tránh cách làm tùy tiện, chủ quan. Báo cáo lúc nào cũng thổi phồng kết quả, che dấu cái sai, thất bại.

Người dân và xã hội được thông tin đầy đủ, chính xác sẽ hiểu rõ những chủ trương, chính sách, việc làm của các cấp chính quyền. Phải hiểu rõ thì họ mới tin tưởng, đồng hành, ủng hộ.

Tôn trọng sự thật, thông tin khách quan và kịp thời còn giúp cho mọi thứ trở về đúng chức năng của nó. Một khi báo chí chính thống luôn thông tin khách quan và kịp thời rồi thì các mạng xã hội, facebook sẽ không còn làm nhiệm vụ thông tin xã hội nữa mà trở về đúng chức năng của mình là thúc đẩy sự liên kết xã hội, tìm kiếm bạn bè, tạo lập quan hệ phục vụ các sở thích cá nhân, những mối quan tâm của các nhóm xã hội.

Xin hỏi thêm ông, thông tin báo chí và tự do báo chí có quan hệ hệ chặt chẽ với nhau song chúng ta phải có tiêu chí như thế nào để xác định “lằn ranh” để không đi từ thái cực này qua thái cực khác? Ví dụ gần đây nhất là câu chuyện tờ báo châm biếm của Pháp Charlie Hebdo?

Phải phân biệt thông tin phục vụ nhu cầu cuộc sống với việc buôn dưa lê, xoi mói, can thiệp chuyện người khác. Thông tin là để phục vụ những nhu cầu cần thiết, chính đáng của người dân. Đó là quyền được biết về những gì đang diễn ra có liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần của mình.

Nói cách khác là người dân phải biết họ đang sống trong môi trường như thế nào, xung quanh đang diễn ra những gì. Khi có dịch sởi xảy ra họ cần được biết để chuẩn bị, để đề phòng chứ không phải vì “nhạy cảm” mà giấu giếm như vừa qua.

Những thông tin về bí mật quốc gia thì tất nhiên cần phải giữ. Nhưng bí mật quốc gia cũng cần phải có quy định và danh mục cụ thể và phải tuân thủ đàng hoàng. Những thông tin liên quan đến cuộc sống mà không nằm trong danh mục đó phải cung cấp công khai cho dân chúng.

Quyền được thông tin là được biết những gì cần cho cuộc sống của mình. Tự do báo chí là trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến mình với điều kiện phải tôn trọng người khác, nền văn hóa khác, quốc gia khác chứ không phải là tự do muốn nói gì thì nói.

Không ai được phép tự cho mình quyền nhân danh tự do để xúc phạm người khác, nền văn hóa khác, tôn giáo khác. Đó chính là chỗ nhầm lẫn của những người chủ trương tạp chí Charlie Hebdo. Không phải ngẫu nhiên mà sau khi bình tĩnh lại, đã có 42% người Pháp phản đối việc Charlie Hebdo in tranh biếm họa nhà tiên tri Muhammad.

Còn phải phân biệt thông tin chính với thông tin phụ. Thông tin đúng sự thật còn đòi hỏi phải đúng với thực tế cả về mức độ chính/ phụ của nó nữa. Cách quản lý cũ về thông tin gây phản tác dụng ở nhiều mặt. Một mặt, nó đôi khi che chắn, không cho công bố những thông tin cần thiết. Mặt khác, nó lại để cho những thông tin lá cải, tầm thường lan tràn. Thông tin về dịch sởi thì người dân không được biết, trong khi thông tin bịa đặt về người mẫu nào giàu có thế nào, ca sĩ nào có bao nhiêu chiếc áo, đôi giày, cặp bồ với ai… thì lại tràn lan. Đây là điều cần khắc phục và chấm dứt.

———-

Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

Lòng nhân ái thật sự

hoathuytinh

Một cơn bão vừa tàn phá thị trấn nhỏ gần thành phố của chúng tôi làm nhiều gia đình phải sống trong cảnh khốn khó.
Tất cả các tờ báo địa phương đều đăng hình ảnh và những câu chuyện thương tâm về một số gia đình mất mát nhiều nhất. Có một bức ảnh làm tôi xúc động. Một phụ nữ trẻ đứng trước ngôi nhà đổ nát của mình, gương mặt hằn sâu nỗi đau đớn.
Đứng cạnh bà là một cậu bé chừng 7 hay 8 tuổi, mắt nhìn xuống. Đứa con gái nhỏ bám chặt quần mẹ, nhìn chằm chặp vào máy ảnh, mắt mở to vẻ bối rối và sợ hãi.
Bào báo đi kèm cùng kêu gọi mọi người giúp đỡ những người trong gia đình đó. Tôi nhận thấy đây sẽ là một cơ hội tốt để dạy các con mình giúp đỡ những người kém may mắn hơn.
Tôi đưa tấm ảnh gia đình đó cho các con tôi xem, giải thích nỗi khổ của họ cho hai đứa con trai sinh đôi 7 tuổi và đứa con gái 3 tuối. Tôi bảo chúng: “Chúng ta có quá nhiều trong khi những người này bây giờ không còn gì cả. Chúng ta hãy chia sẻ với họ những gì mình có".
Tôi và hai con trai chất vào thùng cứu trợ nào đồ hộp và xà bông, mì gói… Tôi cũng khuyến khích chúng chọn ra một số đồ chơi mà chúng không chơi nữa. Đứng nhìn hai anh sắp xếp mọi thứ, con gái tôi có vẻ nghĩ ngợi.
Tôi nói với con: "Mẹ sẽ giúp con tìm một thứ gì đó cho em bé trong ảnh”.
Trong lúc hai anh mình đặt những món đồ chơi cũ chúng đã chọn vào thùng, con gái tôi đi vào, tay ôm chặt con búp bê cũ kỹ nhạt màu, tóc rối bù, nhưng là món đồ chơi nó yêu thích nhất.
Nó ôm hôn con búp bê lần chót trước khi bỏ vào thùng. Tôi nói: "Con không cần phải cho nó, con thương nó lắm mà".
Con gái tôi gật đầu nghiêm trang: "Nó đem lại niềm vui cho con mẹ ạ, có lẽ nó cũng sẽ đem lại niềm vui cho bạn kia”.
Tôi nhìn sững con, chợt nhận ra rằng bất cứ ai cũng có thể đem cho những thứ mình bỏ đi, nhưng lòng nhân ái thật sự là đem cho những gì mình yêu quí nhất… 

Bà Lão và Những Đồng Tiền Vàng


Ngày xưa ở một làng quê hẻo lánh nọ có một bà lão. Bà ta không có ai thân thích và rất là nghèo.
Mặc dù vậy bà ta là một người rất sùng đạo. Mỗi buổi tối, người ta thường thấy bóng của bà qua ngọn đèn dầu, quỳ tụng kinh trước một trang bàn thờ nhỏ.
Tiếng bà tụng kinh êm êm hòa với tiếng mõ vang đều đi khắp xóm. Khi gà gáy canh một thì lời tụng hồi hướng công đức của bà cũng đã vang sâu vào trong tâm tưởng của những người dân làng.
Cho đến một đêm nọ, khác hơn mọi đêm, căn nhà nhỏ của bà lão tối om chẳng chút ánh sáng của ngọn đèn dầu. Im lặng bao trùm cả xóm. Những người láng giềng lấy làm lạ và trở nên lo âu.
Chẳng chờ đợi được nữa, họ rủ nhau đến nhà bà lão để hỏi thăm. Một người gõ cửa và hỏi: “Thưa cụ, cụ có khỏe không? Mọi việc đều như thường cả chứ?
Bà lão chỉ trả lời:
Không tôi không sao cả, cám ơn các cô chú”.
Những người láng giềng nghe thế cũng lấy làm an tâm và trở về nhà, mặc dù họ chẳng hiểu lý do gì mà bà lão không còn tụng kinh như thường lệ!
Thế rồi bốn năm đêm liên tiếp trôi qua, vẫn không nghe tiếng bà lão tụng kinh trở lại.
Căn nhà nhỏ của bà vắng đi ánh sáng leo loét của ngọn đèn dầu. Những người láng giềng không còn chịu đựng nổi sự thắc mắc, lại rủ nhau đến nhà bà lão.
Một người hỏi: “Thưa cụ, chúng con đã quá quen với tiếng gõ mõ tụng kinh của cụ mỗi đêm. Bây giờ mất đi tụi con đâm ra thấy nhớ, như thiếu thốn một cái gì. Xin cụ cho biết vì cớ gì mà cụ lại chẳng còn tụng kinh như xưa nữa?
Bà lão thở dài đáp: “Này các cháu ơi, cả đời của ta, ta để dành dụm được năm đồng tiền vàng. Nhưng mấy ngày trước đây, trong lúc ta vắng nhà, có tên trộm vô tâm nào đã vào lấy cắp mất cả. Ta buồn rầu vì tiếc của quá nên chẳng còn lòng dạ nào mà tụng niệm gì nữa hết!”
Những người dân làng nghe thấy động lòng, vội vàng rủ nhau đi gom góp tiền bạc.
Chẳng phút chốc là đã có đủ năm đồng vàng để đến đưa cho bà lão.
Buổi tối hôm sau, dân làng âm thầm rủ nhau đến tụ họp trước nhà bà lão để nghe bà tụng kinh.
Mọi người hân hoan chờ đợi… Nhưng thất vọng thay, đêm khuya dần mà vẫn không thấy bà lão đốt đèn tụng kinh.
Cho đến khi gà gáy canh một thì họ vội gõ cửa và hỏi: “Này cụ, bây giờ cụ đã có đủ năm đồng tiền vàng rồi, vì cớ gì mà cụ vẫn chưa tụng kinh!"
 Bà lão thở dài não nuột và nói: “Này các cháu ơi, nhờ lòng thương của mọi người mà ta đã có lại năm đồng vàng. Nhưng ta vẫn chẳng còn lòng dạ nào mà tụng niệm. Đầu óc ta cứ mãi nghĩ, phải chi đừng có tên trộm tham lam ấy thì bây giờ ta đã có tới mười đồng vàng rồi!” 
Duy Nhiên

TẬP THƠ ĐƯỜNG “THUẬN NGHỊCH ĐỘC” CỦA TIẾN SỸ ĐẶNG VĂN PHÚ


Trần Vân Hạc

 Tiến sỹ hóa học Đặng Văn Phú là một nhà cảm xạ bậc thầy, một lương y cao cấp, lương y chuyên sâu tài hoa và thật bất ngờ khi biết ông còn là một nhà thơ. Tập thơ: “Trăng ngàn” - nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành năm 2009 là tập mới nhất của ông. Đặc biệt đây là tập thơ Đường, theo lối “thuận nghịch độc”. Đây là thể thơ vô cùng độc đáo, vì mỗi bài có thể đọc ngược, xuôi thành nhiều bài, có bài của tiến sỹ Đặng Văn Phú có thể đọc thành 20 bài. Khó là vậy nên từ xưa, người làm một vài bài thì nhiều, nhưng cả tập 50 bài thì chưa từng có, khiến ai duyên may có tập thơ này đều thực sự thích thú và khâm phục.
Ông tiến sỹ yêu thơ này đã từng in chung 17 tập thơ và có bài trên 30 thi san các loại. Tập thơ “Trăng ngàn” là tập thơ “thuận nghịch độc” đầu tay, nhưng đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượng khó phai. Ông đang chuẩn bị cho in tiếp tập “Vườn đào” cũng theo thể “thuận nghịch độc”.
50 bài thơ của tiến sỹ Đặng Văn Phú, mỗi bài đều không chỉ là một bài thơ, mà hơn thế đấy là một kỳ công tuyệt tác của trí tuệ, cảm xúc và sáng tạo được cộng hưởng, thăng hoa như trong “Người đa tài”của Đức Anh:
“Đa tài hiếm có ở nhân gian
Trí não thông minh đến tuyệt trần”.
Đề tài phong phú: nhiều mảng cuộc sống được phản ánh một cách trung thực và hồn nhiên. Nguồn xúc cảm dồi dào phát khởi từ một trái tim yêu đời, yêu thiên nhiên, tha thiết với cuộc sống. Bằng nhiều tìm tòi sáng tạo trong thể hiện nghệ thuật với những hình ảnh và biện pháp tu từ độc đáo, kỳ công trong việc đãi vàng trong muôn tấn quặng chữ, tác giả vẫn giữ được cái chất hàn lâm của thơ Đường mà vẫn đậm đà hương vị Việt, tạo ra một không gian đa chiều, khơi nguồn cảm xúc thẩm mỹ cho người đọc… Đó là cảm nhận đầu tiên của người viết bài này khi đọc xong tập “Trăng ngàn” của tiến sỹ Đặng Văn Phú.
Cảm xúc chủ đạo của tập thơ là tình yêu cháy bỏng với quê hương đất nước, tình yêu gia đình dạt dào nồng thắm, tấm lòng của một lương y như từ mẫu, những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời… Đề tài không mới, nhưng sự tìm tòi trong cách thể hiện đã đem lại một hơi thở, một diện mạo đặc biệt cho những mệnh đề tưởng chừng muôn thuở ấy. Đó là một thứ giống như một phép đảo thế nhiệm mầu của ngôn từ, đưa người đọc đi từ bất ngờ này tới sự thú vị khác. Bởi vậy đọc thơ ông trong trò chơi trí tuệ cao cấp, sang trọng ấy không dễ, ý tại ngôn ngoại, nhưng khi hiểu, đã đồng cảm được thì thật là thú vị, lôi cuốn đến say lòng.
 Đây là cảnh nên thơ ở bài “Trăng ngàn”:
“Sương mây quyện lẫn núi ngàn xa
Gió nhẹ, trăng lùa chim hót ca
Hương thỏang đâu đây mùi chín quả
Sắc loang nơi ấy vị ngon trà…”.
Cái tài của ông là sự biết điều tiết cảm xúc và thể hiện rất giản dị, nhưng không kém phần thơ mộng và các bạn thử đọc ngược mấy câu ấy thôi, chắc sẽ không khỏi ngạc nhiên trước thi tứ mới đầy bất ngờ.
Trong tập thơ của ông mỗi bài đều long lanh một thứ ánh sáng diệu kỳ, có những bài người đọc không thể không thưởng thức với nhiều góc độ khác nhau, bởi  cũng như thưởng lãm một viên kim cương, người ta không thể chỉ đứng ở một góc độ. Đấy là những bài: Hoa sen, Hưng Đạo Vương, Suối, Chợ Hoa, Viếng mộ liệt sỹ…Dù là thơ thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú, ngũ ngôn tứ tuyệt…thì với tay nghề cao như của người thợ kim hoàn tài hoa, ông đã tạo nên những công trình tuyệt diệu bằng ngôn ngữ. Ông vẫn tuân theo qui định ngặt nghèo của thơ Đường, nhưng với tài năng và sự sáng tạo của mình,  mỗi bài, mỗi câu, mỗi ý cứ dư ba trong lòng người đọc những gợn sóng đến vô cùng.
Thiên nhiên trong “Trăng ngàn” được thể hiện tài tình qua “Tây Hồ”: 
“Vân in gợn sóng nước xanh hồ
Gió nhẹ lay đưa lá liễu bồ”.
Đọc xuôi đã thấy cảnh trời mây non nước Tây Hồ sao mà thơ mộng, nhưng khi đọc ngược:
 “Bồ liễu lá đưa lay nhẹ gió
Hồ xanh nước gợn sóng in vân”,
ta chợt sững sờ trước vẻ đẹp thường ngày của Tây Hồ vừa quen, vừa lạ. Tuy cũng là sóng, gió, trời, mây…nhưng như có hồn, sống động. Còn trong “Rừng sớm”:
“Xa kia sẫm bóng ngút ngàn cây
Sớm phủ sương dăng lãng đãng dày”.
Nếu chỉ cảm nhận rừng cây đầy sức sống, xanh ngút ngàn, sương dăng chỗ dày đặc, nơi lãng đãng đã thấy cái đẹp của thiên nhiên qua tài năng của ông, nhưng khi đọc ngược:
“Dày lãng đãng dăng sương phủ sớm
Cây ngàn ngút bóng xẫm kia xa”,
người đọc chợt mỉm cười thích thú với những hình ảnh mới lạ với một không gian mở. Là người từng phấn đấu, đóng góp không mệt mỏi tài sức của mình trong công cuộc xây dựng đất nước, ông thốt lên từ đáy lòng mình “Mừng Đảng” vững tay chèo lái, làm cho dân giầu , nước mạnh:
 “Mừng Đảng tiếp sang xuân
Lái chèo vững triệu lần
Bừng lên dân tiếp bước
Hưng vượng giàu sang dân”.
Đây là đề tài khó, thường dễ sa vào việc hô khẩu hiệu, với ông, bằng cách thể hiện mộc mạc, chân thành như cảm nhận tất yếu của mọi người dân đất Việt. Những từ: “tiếp”, “bừng”, “hưng vượng”… làm cho bài thơ có hồn. Trong bài: “Bác Hồ với thiếu niên”:
 “Yêu quí chăm lo đến thiếu niên
Gắng công rèn rũa đức tài hiền
Thêu hoa nhiệt huyết niềm mơ ước
Nêu bật non sông đẹp dải liền”.
Tâm  nguyện của Bác gửi gắm, hy vọng vào thế hệ mai sau xây dựng đất nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu được thể hiện sao giản dị mà tài tình đến nhường vậy. Là một lương y chuyên sâu, ông thấm nhuần và phát huy cái đạo từ ngàn xưa “lương y như từ mẫu”. Nếu như trong sự nghiệp y dược cứu người ông từng chữa cho bao người khỏi bệnh nan y và thường xuyên khám bệnh miễn phí cho người có hoàn cảnh khó khăn, thì trong bài “Đông y Việt Nam”:
“Truyền tải đông y Việt Nam ta
Tiếp theo báu quí của ông cha
Hiền tài cứu chữa nhiều thay đổi
Tốt tình chăm lo lắm chạm va…”.
Đây phải chăng là tuyên ngôn, là tiêu chí và cũng là những chiêm nghiệm của một lương y tài cao tâm sáng.
Trong tập “Trăng ngàn”, nhiều bài, nhiều câu, đọc thuận hay ngược đều đáng khâm phục như: Thơ hồn nối nhịp thích và mơ – Mơ và thích nhịp thổi hồn thơ (Sáng tỏa). Suối nước in non vẽ đất trời – Trời đất vẽ non in nước suối (Tụ hội). Nắng vàng hong ấm gió đưa hương – Hương đưa gió ấm hong vàng nắng (Tết đến)… Đặc biệt bài: “Chợ hoa” có thể đọc được thành 20 bài khác nhau, mỗi bài đều đem đến cho người đọc một thi cảm đầy bất ngờ trước vẻ đẹp của hoa, xuân, con người cùng thiên nhiên qua sự sáng tạo tuyệt vời:
“Gần tết chợ hoa đủ loại mầu
Nụ đào nhành cúc quất bày mau
Thân mai gốc sứ khoe hình dáng
Khóm trúc cành cau nối nhịp cầu
Xuân đón bướm vờn vui nhẩy múa
Gió hong chim đuổi thú đan khâu
Hân hoan dạo phố đèn trưng sáng
Giàn nhạc thâu đêm điểm trống chầu”.
Tiến sỹ Đặng Văn Phú là người đầu tiên có một tập thơ Đường theo thể “thuận nghịch độc”. Được biết ông sáng tác tập thơ này trong một thời gian không dài, với 22 bài thất ngôn bát cú, 28 bài tứ tuyệt. Đây quả là một kỳ công chưa từng có. Song cũng  do đây là tập thơ đầu tay theo thể loại “khó chơi” này nên  có đôi từ đọc ngược còn chưa sáng nghĩa, nhuần nhị, hoặc còn thô cứng. Đó là điều không tránh khỏi, bởi nói như dân gian: Ngọc nào mà không có vết. Nếu không tỳ vết thì người ta còn phải phấn đấu, gọt rũa để làm gì nữa. Bởi vậy chúng ta đón nhận tập “Trăng ngàn” với một sự khâm phục và trân trọng, sự thành công của tiến sỹ Đặng Văn Phú góp phần làm phong phú thêm thi đàn Đường luật. Và chúng ta đón đợi tập: “Vườn đào” với những thành công mới.
Gấp cuốn sách lại, người đọc gặt hái được biết bao cảm xúc thấm đẫm tình người và tình đời và cảm thấy tâm hồn mình trong sáng hơn, yêu đời hơn, do những thi tứ và cách thể hiện độc đáo đem lại, tôi cứ tự hỏi: Những người làm cuốn sách Kỷ lục Giness Việt Nam đã biết đến tập thơ Đường luật “thuận nghịch độc” của tiến sỹ Đặng Văn Phú hay chưa? Và nếu biết, họ có định đưa vào cuốn sách đó hay không, vì các bạn cứ tìm thử mà xem, từ xưa đến nay đã có nhà thơ nào có hẳn một tập 50 bài theo thể “thuận nghịch độc” như tiến sỹ Đặng Văn Phú?

CHỢ HOA:
MỘT BÀI TÁCH ĐƯỢC HAI MƯƠI BÀI:

I . ĐỌC XUÔI:
(Một bài đọc xuôi đã có ở trên)

2 .  Gần tết chợ hoa đủ loại mầu
Nụ đào nhành cúc quất bày mau
Thân mai gốc sứ khoe hình dáng
Khóm trúc cành cau nối nhịp cầu

3 . Xuân đón bướm vờn vui nhảy múa
Gió hong chim đuổi thú đan khâu
Hân hoan dạo phố đèn trưng sáng
Giàn nhạc thâu đêm điểm trống chầu

4 . Thân mai gốc sứ khoe hình dáng
Khóm trúc cành cau nối nhịp cầu
Xuân đón bướm vờn vui nhảy múa
Gió hong chim đuổi thú đan khâu

5 . Gần tết chợ hoa đủ loại mầu
Nụ đào nhành cúc quất bày mau
Hân hoan dạo phố đèn trưng sáng
Giàn nhạc thâu đêm điểm trống chầu

6 . Chợ hoa đủ loại mầu
Nhành cúc quất bày mau
Gốc sứ khoe hình dáng
Cành cau nối nhịp cầu
Bướm vờn vui nhẩy múa
Chim đuổi thú đan khâu
Dạo phố đèn trưng sáng
Thâu đêm điểm trống chầu

7 . Chợ hoa đủ loại mầu
Nhành cúc quất bày mau
Gốc sứ khoe hình dáng
Cánh cau nối nhịp cầu

8 . Bướm vờn vui nhẩy múa
Chim đuổi thú đan khâu
Dạo phố đèn trưng sáng
Đêm thâu điểm trống chầu

9 . Gốc sứ khoe hình dáng
Cành cau nối nhịp cầu
Bướm vờn vui nhẩy múa
Chim đuổi thú đan khâu

10 . Chợ hoa đủ loại mầu
Nhành cúc quất bày mau
Dạo phố dèn trưng sáng
Thâu đêm điểm trống chầu


II. ĐỌC NGƯỢC:

11 . Chầu trống điểm đêm thâu dàn nhạc
Sáng trưng đèn phố dạo hoan hân
Khâu đan thú đuổi chim hong gió
Múa nhẩy vui vờn thú đón xuân
Cầu nhịp nối cau nhành cúc khóm
Dáng hình khoe sứ gốc mai thân
Mau bày quất cúc nhành đào nụ
Mầu loại đủ hoa chợ đến gần

12 . Chầu trống điểm đêm thâu nhạc giàn
Sáng trưng đèn phố dạo hoan hân
Khâu đan thú đuổi chim hong gió
Múa nhẩy vui vờn bướm đón xuân

13 . Cầu nhịp nối cau cành trúc khóm
Dáng hình khoe sứ gốc mai thân
Mau bày quất cúc cành đào nụ
Màu loại đủ hoa chợ tết gần

14 . Khâu đan thú đuổi chim hong gió
Múa nhẩy vui vờn bướm đón xuân
Cầu nhịp nối cau cành trúc khóm
Dáng hình khoe sứ gốc mai thân

15 . Chầu trống điểm đêm thâu giàn nhạc
Sáng trưng đèn phố dạo hoan hân
Mau bầy quất cúc cành đào nụ
Mầu loại đủ hoa chợ tết gần

16 . Điểm đêm thâu nhạc giàn
Đèn phố dạo hoan hân
Thú đuổi chim hong gió
Vui vờn bướm đón xuân
Nối cau cành trúc khóm
Khoe sứ gốc mai thân
Quất cúc nhành đào nụ
 Đủ hoa chợ tết gần

17 . Điểm đêm thâu nhạc giàn
Đèn phố dạo hoan hân
Thú đuổi chim hong gió
Vui vờn thú đón xuân

18 . Nối cau cành trúc khóm
Khoe sứ gốc mai thân
Quất cúc nhành đào nụ
Đủ hoa chợ tết gần  

19 . Thú đuổi chim hong gió
Vui vờn bướm đón xuân
Nối cau cành cúc khóm
Khoe sứ gốc mai thân

20 . Điểm đêm thâu giàn nhạc
Đèn phố dạo hoan hân
Quất cúc nhành đào nụ
Đủ hoa chợ tết gần




Trần Vân Hạc

Tâm Sự Khi Mẹ Ngủ


Lý Thái Xuân

Ngày, tháng.. hôm nay:...
Hôm nay tiễn Mẹ đi về BW Funeral Home, nhưng con cứ nghĩ Mẹ không ở đó. 
Ngày, tháng.. hôm nay:...
3 ngày sau khi người ta chôn Mẹ trong tường đá, dù con đã ra thăm mộ 2 lần, và sẽ đi đến đó chiều nay nhưng con vẫn hoang mang không biết Mẹ thực sự ở đâu.
nơi mộ Mẹ
Ngày, tháng.. hôm nay:...
Tính đến hôm nay Mẹ đã mất hai tuần. Con giờ như trở lại lúc còn 4, 5 tuổi, khi bắt đầu biết ý thức được sự cần thiết có mẹ. Con sướt mướt trong nước mắt và nghẹn cứng nơi ngực với cơn ho thỉnh thoảng nổi lên. Có lẽ đó là do mấy ngày nay con bị cảm như chưa bao giờ bị cảm. Từ nhiều năm qua, con đã không còn nhớ “bị cảm” ra sao.
Nói ra thiên hạ sẽ chê cười. Ai cũng cho là Mẹ đã thọ lắm và tốt lắm rồi. Và con bây giờ là bà già 65 tuổi rồi chứ đâu phải là một đứa trẻ, huống chi lại giống như đứa trẻ 4, 5 tuổi, nôn nóng chờ mẹ đi chợ về ! Mấy ngày nay con như mất phương hướng, không còn thấy mục đích của cuộc đời như những năm tháng trước ngày mẹ mất. Mẹ đã sống ngót nghét một thế kỷ.  Mẹ để lại không biết bao nhiêu là kỷ niệm với con. Có lẽ con đã trở thành một người hay dựa dẫm vào tình mẹ mà con chưa hề ý thức điều đó cho đến hôm nay.  
Mẹ có lẽ lắc đầu như đã từng như thế: “Bậy nào! Con đã trưởng thành từ lúc 15 tuổi, đi học xa, chịu đựng những khổ nhọc để có thể học qua bậc tú tài. Con cũng bắt đầu giúp tiền nuôi gia đình từ lúc làm cô giáo nhỏ, mới 19 tuổi. Chính Mẹ mới ân hận để con vất vả” – Nhưng không Mẹ ơi, đó là niềm tự hào nho nhỏ của con mà thôi.  Năm 1975 con lại đi biệt xứ, mấy năm trường có giúp gì được cho gia đình trong thời loạn ly đâu. Mãi đến lúc chúng ta đoàn tụ lại, thì con tiếp tục được nuông chiều trong tình mẫu tử. Con thấy Mẹ hân hoan trong mỗi cái con “được”, Mẹ bực bội trong những lần con “mất”. Cái mừng của con nhân lên, cái buồn của con giảm bớt.
Bây giờ nghĩ lại, thực ra từ trước tới nay con chưa bao giờ “mất” vì mãi đến hôm nay con mới biết “mất” là thế nào.  Bởi vì kể từ đây, niềm vui nào cũng chẳng còn được nhân lên, và đau khổ nào cũng khó thể vơi đi được nữa. Nếu không có thêm người bạn đời của con ở bên cạnh, có lẽ con không còn động lực nào khác để vui sống.  Như thế chẳng phải là từ trước tới nay con đã dựa dẫm vào tình mẫu tử của Mẹ thì là gì? 
Trước đây, năm 2001, con có viết một bài tựa đề “Tự Do Cho Mẹ” (*) trong đó con muốn cuộc sống thật đối với Mẹ, không bắt Mẹ làm một bà thánh để con chấp nhận những điều tích cực lẫn tiêu cực của Mẹ mà không làm Mẹ và con phải ân hận điều gì khi xa nhau. Nhưng rồi khi Mẹ thực sự ngủ một giấc dài thì chính con lại không tránh khỏi ân hận, vì con chưa làm hết những điều con muốn làm cho Mẹ.
Con nói thật, Thiên Chúa mà Mẹ tin cũng chẳng thể thay thế tình mẫu tử trong lòng con. Nhưng con rất mong Mẹ tìm được nơi Mẹ muốn đến. Chị em con sẽ đồng thanh đáp ngay không chần chờ: “Sao nói phạm thượng như thế? Thiên Chúa là trên hết, Thiên Chúa sinh ra mọi sự, cả tình mẫu tử.” Con sẽ nhỏ nhẹ đáp: Vâng, nếu thực sự có Thiên Chúa như thế. Nhưng con không tin vì thực tế không hề có.  Những câu nói “Chúa Là Tình Yêu, Đức Mẹ là nơi an ủi,..” đều là những lời mà giáo hội muốn nhồi sọ chúng ta, họ tuyên truyền, quảng cáo cho đạo, con cho là gian dối. Tất cả các chị em khác của con luôn trung thành với con đường “Phúc cho ai không thấy mà tin” của nhà thờ mà Cha Mẹ đã dẫn dắt. Chỉ có con bây giờ. Con cần được chứng minh những gì con nghe nói.
Con bây giờ, giống như Mẹ ngày xưa, chỉ hơi ngược lại mà thôi. Mẹ cởi bỏ truyền thống ông bà để đi theo đạo Chúa, tổ tiên mới của Mẹ là hai vợ chồng Adam Eva. Con thì cởi bỏ nếp sống con chiên của Chúa để trở về với truyền thống ông bà bên ngoại, tổ tiên Lạc Hồng.
Mẹ từ một gia đình đạo ông bà, thờ Phật, nhưng chưa hề có ai giải thích cho biết nền tảng của đạo Phật, hay đạo ông bà là gì. Mẹ đi theo đạo Chúa vì gặp được sự yêu thương đùm bọc của một gia đình người Tây, lẽ đương nhiên là theo đạo Chúa. Nếp sống của họ là mỗi ngày ca tụng và cám ơn Chúa trong từng việc, xem đó là phong cách ứng xử của một con người văn minh, đạo đức và lễ độ. Lại thêm, những giá trị  nhân bản của nền văn minh Tây Phương mà gia đình ấy đối đãi với Mẹ, như không bao giờ rầy la mắng nhiếc những người giúp công, hơn hẳn những cọ xát thô lỗ trong xã hội quê mùa chậm tiến của dân Việt mình. Mẹ lại được xem như là một người thân trong gia đình người ta, được đi Tây,... Mẹ nghĩ là tất cả những tốt đẹp đó là nhờ đạo Chúa.
Thế là Mẹ như từ cõi tục bước lên chốn thiên đàng. Mẹ mang ơn gia đình ấy cả đời và mê mẫn cho tới chết cái nếp sống và những ngày tháng trong gia đình đó. Mỗi tuần Mẹ được mặc áo quần sạch sẽ bảnh bao, đi nhà thờ mỗi sáng, nghe “thánh” nhạc với gia đình người ta. Không còn gì sang trọng bằng! Chưa kể, người ta là những người có quyền thế đối với dân thuộc địa. Dân có đạo đến đâu cũng được sắp đặt, được kết nối, được ưu tiên. Làm sao không hấp dẫn được người đời. Mẹ tôi cũng chỉ là một một phụ nữ yếu đuối, bơi lội, bươn chải trong vận mệnh của một nước thuộc địa, tìm kế sinh nhai và bị hấp dẫn, cũng như vô số những người khác bị hấp dẫn trong nhiều trường hợp tương tự như thế mà thôi.
Thế là Mẹ theo đạo Chúa. Và gặp Cha cùng đi một nhà thờ. Rồi Mẹ kết hôn. Rồi Mẹ làm cô giáo cho đến tuổi hưu. Còn bên nội của con là đạo dòng, nên mọi việc “take it for granted”, đương nhiên là thế. Xưa nay con chưa hề nghe kể lại người đầu tiên trong họ bên Cha theo đạo như thế nào. Chẳng ai còn biết người cải đạo đầu tiên trong dòng họ ra làm sao, và trong trường hợp như thế nào.
Kết quả là con cũng đã theo con đường của Cha Mẹ. Con vẫn đi nhà thờ miệt mài cho đến gần cuối cuộc đời. Cứ tưởng rằng mình thánh thiện đạo đức, như những tiếng “thánh thiện”, “đạo đức” cứ nhồi nhét hàng ngày vào trong tai con, rồi tư tưởng của con, từ bé thơ, qua lời kinh, qua lời giảng, qua lời hát,...Chưa hề có ai nói cho biết những điều vô lý, cao ngạo, và hết sức ấu trĩ của nó.
Mẹ biết rõ. Thuở nhỏ, con vâng lời Cha Mẹ trong việc đi nhà thờ mặc dù con rất tiếc thì giờ. Con đã bị mất thêm giờ làm việc trong nhà người ta vì ở trọ mà không tốn tiền, nên không còn giờ làm bài vở ở trường. Hơn nữa, con cảm thấy, nếu Chúa "toàn thiện" thì không thể là kẻ thích tâng bốc, nịnh bợ. Sao ta cứ cà kê những câu chúc tụng, ngợi khen, hết ca Chúa, rồi ca Đức Mẹ mỗi ngày như thế. Con cũng cố vâng lời các ma soeurs dạy giáo lý, các cha cố, mặc dù con không mấy  phục họ lắm.  Nhưng với đầu óc non trẻ, con chấp nhận họ là những người con cần phải kính trọng, vì con được dạy bảo như thế. Nhiều lúc con say sưa trong dòng nhạc rất du dương, hát lên để chúc tụng Chúa, và lòng đầy phấn khích. Con được trang bị đầy đủ những thiết bị mà nền giáo dục của đạo Chúa đã chuẩn bị cho con trong những bài kinh, những bài giảng, và xem đó là “lương tâm Công Giáo”, là “đức tin không hề lay chuyển” của một người ngoan đạo. Ai nói động đến đạo Chúa thì con chỉ muốn “ăn thua đủ”, hoặc tử vì đạo. Sao cuồng thế nhỉ?
Lấy chồng, con cũng độc tài với chàng nữa trong việc “thờ Chúa”. Con từng không thể dằn lòng được trước những quyển sách chống lại đạo Chúa, và đã từng xé rách bìa một quyển sách như thế trước mặt chồng con. Con không cần biết, và không công nhận bất cứ những gì người ta viết, vì xem đó là “lời lẽ của Satan”. Con nổi điên lên khi nghe những lời lẽ “xúc phạm” đến giáo hội. Và con hãnh diện vì cho đó là con “chiến đấu” chống lại những cái xấu ác của “thế gian”, như một “chiến sĩ của đức tin”.
Rồi va chạm, rồi giận hờn, rồi bực tức, cứ thế mà con bị trầy trụa tâm hồn. Con lớn lên trong thương tích như thế. Nhưng cũng nhờ đó mà con được có cơ hội nghe, biết và  bắt đầu hiểu rõ một vài chỉ trích của những người ngoài đạo. Thế là con bắt đầu biết lắng nghe nhiều hơn. Trong những cuộc trao đổi với bạn đồng nghiệp ở sở làm, hoặc đọc sách, để ý, tương phản, quán chiếu, nhất là được nghe những lời nói của những người bạn thuộc bậc thầy đáng kính, con mới biết nhận ra rằng cái “tính khí” ngày xưa của con thật đáng xấu hổ thay vì hãnh diện, những cái đó thuộc về những kẻ “mê cuồng” và trẻ con, chứ không phải là người đạo đức.
Những ý tưởng này con chưa hề dám nói cho Mẹ nghe vì con chưa đủ tài ba để làm cho Mẹ hiểu những điều con muốn nói.
Cuối đời con, qua nhiều lần sắp “tử vì đạo”, (nhưng may mắn là con chưa dại dột như thế) nhiều lần quằn quại đối diện với những sự thật của nó được thấy trong vài quyển sách hiếm hoi, hay được nghe qua những trao đổi nhá lửa với một vài người bạn khả kính, con mới nhận ra chân giá trị là gì.  Chuyện này con suy nghĩ mấy năm trường trước khi quyết định. Sau đó con từ tốn và thẳng thớm đứng lên.  
Nhưng khi con tách ra khỏi đạo để trở về với dân tộc, ánh mắt gia đình đối với con không giống như khi Mẹ bước ra khỏi ngưỡng cửa thờ cúng ông bà. Con biết một điều chắc chắn là ông ngoại bà ngoại và các cậu các dì vẫn luôn dành cho Mẹ những ánh mắt trìu mến và ấm cúng không đổi thay với Mẹ từ đầu đến cuối. Mẹ xem, người lương, họ hiền hậu như thế.  
Người đạo Chúa thường nghĩ rằng những người bên lương dốt nát quê mùa, cho nên khi nghe người thành thị, nói tiếng Tây như gió, thì nói gì họ cũng phải nể. Con thì cho rằng, chỉ vì người lương vốn đã hiền hòa theo văn hóa lương thiện của ông bà mình để lại mà thôi. Nhưng xét cho cùng, kết quả thì cũng như nhau. Hiền quá hóa ngu, thê là ông bà ta dung dưỡng hoặc thờ ơ cho những việc quay lưng với ông bà một cách dễ dàng và công khai  như thế mà vẫn không có đên một lời phê phán.
Trường hợp con, cũng giống như biết bao trường hợp của những người trở về với dân tộc. Họ đều bị khổ nạn cả. Con thừa biết, giáo dân được nhồi sọ rằng Chúa là trên hết. Thế cho nên ai “rửa tội” (cái tội không hề có) để vào đạo Chúa đều là những người được tung hô, được đón chào nồng nhiệt, được ấm áp về cả vật chất lẫn tinh thần. Nhưng nếu ai đó, đã biết Chúa rồi mà quay đi thì chẳng những không đáng coi trọng, mà còn bị khinh bỉ, bi cô lập, hay bị xem là ...đáng chết nếu điều kiện cho phép. May là Cha đã mất hơn 20 năm trước. Nếu không, con chẳng biết con phải làm sao với quyết định này mà gia đình không rách nát. Mẹ thì dẽ dãi và thông cảm với con hơn.
Ông cựu thẩm phán Charlie Nguyễn (http://sachhiem.net/CHARLIE/CNdir.php) bị gia đình và bạn bè ruồng rẩy tàn nhẫn vô cùng, chỉ vì ông quay về với dân tộc, viết lên những điều chướng tai gai mắt trong đạo Chúa đã nung nấu tâm sự của ông. Gia đình ông ấy là những người ngoan đạo đấy.  Chỉ vì tin bậy bạ rằng những người không tin Chúa là vô thần (với nghĩa xấu như là Quỷ Satan) đáng bị tiêu diệt. Như vậy người ngoan đạo sẽ trở nên ác độc mà không hay biết. Ai đã dạy cho những con chiên ngoan đạo như thế, nếu không phải do những lời kinh, những bài giảng, những bài “thánh ca”?  Vậy nếu con mới chỉ có mất đi sự ấm cúng trong ánh mắt của thân quyến thì con đã có phúc lắm rồi. Con không đòi hỏi gì hơn.
Dù sao, con cũng rất tự hào vì sự “lựa chọn khác” của con hoàn toàn không vì những ân nghĩa, không vì tình cảm, không vì những nét hào nhoáng, hấp dẫn bên ngoài, không vì lời mê hoặc, hay những điệu hát du dương, không vì những tiếng nói “đạo đức” thánh thiện” mà tưởng mình cũng thánh thiện, đạo đức. Tuy nhiên Mẹ của con thì đương nhiên thánh thiện, dù cho Mẹ đã cải đạo, hay nếu Mẹ không cải đạo thì có lẽ còn thánh thiện hơn thế nữa. 
Con “lựa chọn khác” vì con thích cái gì khoa học, thực tiễn, chứ không thích mê tín.  Con không hề sợ động chạm đến Mẹ trong những ý tưởng này, vì Mẹ biết tỏng, thời của con may mắn được học khoa học nhiều hơn thời xưa. Vả lại con thích khoa học thì có gì là sai phải không Mẹ? Mẹ chẳng thể hiểu, nhưng Mẹ vẫn đã từng nghe con nói.  Con nói để con nghe, và Mẹ cũng vẫn chỉ tin có Chúa sanh ra muôn loài, đơn giản thê thôi.  Nhưng nếu Mẹ có thể hiểu tất cả những điều con nói, chắc chắn Mẹ sẽ tán thành con mà thôi.
Con thích công bằng trên căn bản đại quần chúng chứ không phải công bằng chỉ với con Chúa, hay công bằng theo góc nhìn của những người có sứ mạng “mở rộng nước Chúa”. Cái chỗ này người theo đạo Chúa không thể cảm nhận được vì họ xem những người không tin Chúa là không xứng đáng cái gì cả, ngay cả không đáng sống trên đời, huống chi là một quốc gia, một miếng đất, hay một tòa nhà.
Con thích bác ái vô vị lợi, chứ không phải bác ái có móc câu. Con không dám động chạm đến Mẹ khả yêu của con. Nhưng con thấy quá nhiều người đang bị móc câu trôi vào cả ruột rồi mà vẫn bênh vực cho kẻ thả câu. Mẹ có biết không, con chưa thấy hành động bác ái hay cơ quan bác ái nào của đạo Chúa mà không đi theo cây thánh giá và những câu chúc tụng, nạp ơn vào cho Chúa, cho rằng tất cả đều do Chúa. Vậy kẻ nhận của bố thí phải cám ơn Chúa. Nhưng muốn “cám ơn Chúa” thì phải để họ chỉ dạy cho biết cách. Sau đó thì kẻ chịu ơn dần dần thấy rằng chỉ có con đường theo Chúa là con đường duy nhất để tiếp tục được no đủ. Và con khinh chê kẻ làm phước kiểu như thế.
Con thích lý luận để tìm lẽ phải theo chân trời mà con có thể thấy được, theo mớ kiến thức mà con có được do học hỏi mỗi ngày qua việc đọc các bài viết của những người khác, chứ không thích nghe người nào chỉ bảo con đâu là lẽ phải một cách độc đoán.
Con thích khiêm nhường đối với người đời, chứ không phải chỉ có khiêm nhường với Chúa, mà đại diện là các linh mục, các phẩm trật trong Giáo Hội mà đối với con họ chỉ là những người chỉ biết mê hoặc, gạt gẫm giáo dân mà thôi. Chưa kể, con biết quá nhiều việc dơ bẩn của họ lắm, từ tòa nhà Vatican xuống dưới, đáng khinh hơn đáng kính. Con thích khiêm nhường thực sự chứ không phải chỉ giả dối ngoài môi, hoặc đấm ngực trong nhà thờ. Con rất khó chịu khi nghe những câu kinh hay bài hát mâu thuẫn với đức khiêm nhường như “dân riêng của Chúa”,  “Vua của các Vua,” “giáo hội duy nhất thánh thiện,...”.... Ngày trước, những mâu thuẫn này con chưa hề nhận ra. 
Con thích đạo đức trên căn bản đối nhân xử thế, giữa người và người, chứ không phải đạo đức trên hai tay chắp lại và đôi mắt nhắm nghiền trước ảnh tượng Chúa, hay đạo đức tính theo số ngày giờ đến nhà thờ quì gối, hoặc số kinh Kính Mừng, Lạy Cha trên xâu chuỗi nắm trong tay, thậm chí đạo đức tính trên số tiền đóng góp cho nhà thờ. Con khinh lờn những bậc thang giá trị đó. Con không hề nghĩ Mẹ nằm trong đám người này, vì con biết Mẹ chỉ theo thói quen, và thích có kinh đọc ê a. Mẹ tôi đơn giản và vô tư như thế.
Đối với con, đây là hình ảnh mê tín chứ không phải là đạo đức.
Con thích triết lý có thể thực nghiệm chứ không phải triết lý theo mạc khải, theo mầu nhiệm. Khi đọc “Chúa cứu chuộc nhân loại,” “ơn Chúa cứu rỗi” thì con phải biết Chúa cứu lúc nào và cách nào. Câu trả lời thường là “những khi mình được ai giúp thì đó là Chúa sắp đặt.” Con cho là câu trả lời xạo, hay đúng hơn, là gian xảo. Bởi vì con có thể nói như thế cho bất cứ ông thần bà thần nào đó mà con nghĩ ra.  
Đạo Chúa không đáp ứng cho con bất cứ chỗ nào trong những những vấn đề thuộc phạm trù nhân văn như trên. 
Con quyết định phải lớn lên và trở thành con người, đứng vững trên đôi chân, đôi chân không phải do Chúa mà là do Cha và Mẹ tạo dựng. Con cũng  không còn thích quì lạy cầu xin mỗi lần con cần giúp đỡ tinh thần hay vật chất. Con đã từng thố lộ cho Mẹ biết một phần những tư tưởng của con như thế.  Mẹ không hề buồn khi nghe con nói những chuyện này.  Nhưng người khác thì con không dám thố lộ.  Nhưng thế nào rồi  họ cũng sẽ “dứt phép thông công với con”.  Họ chỉ biết giận dữ và tự ái, đáng sợ lắm, không như những gì ông bà ngoại và các dì các cậu đối với Mẹ khi Mẹ trở thành “con Chúa”.
Reng reng, reng reng... ...  
- Có anh Phạm gọi bà nè! Tiếng ông xã con gọi lanh lảnh.
Anh này học cùng trường với con, Mẹ đã từng nói chuyện trên điện thoại với anh ta năm trước, chắc Mẹ còn nhớ. Anh ấy nói rằng con thật có phúc vì được kề cận Mẹ đến những 50, 60 năm trong khi anh ấy chưa hề có cơ  hội nào được đáp lễ hay hiếu kính cho Mẹ anh vì bà bị chết lúc anh ta chỉ mới 7 tuổi. Phạm đã từ lâu theo và thấm nhuần tư tưởng và triết lý đạo Phật. Trao đổi với anh ấy một lúc thì con cảm thấy được vơi bớt xúc cảm.
Phạm bảo con, nếu chị hiểu triết lý nhà Phật thì chị không nên buồn. Phạm nói, Mẹ chẳng mất đi đâu cả, tại sao lại bi lụy? Đó là vì khi Mẹ sanh ra con thì trong người con đã có một phần của Mẹ rồi. Thân hình các con cũng như những cây non mọc lên từ  một cây già cỗi mục nát. Cụm cây già sẽ từ từ tan biến vào lòng đất làm chất đạm nuôi nấng cây con. Rồi đây chính các thân cây này có một ngày cũng lại sẽ mục nát đi để nuôi dưỡng các cây non khác nữa. Đó chẳng phải là sự thật hay sao?
Vậy là Mẹ đã chẳng đi đâu cả, Mẹ đã luôn có trong con. Bây giờ, Mẹ và con mình sống trong nhau. Con đang nghe từng hồi dòng máu trong con đang luân chuyển, đó là một phần của Mẹ đang sống với con đấy mà. Thật là chí lý!
Mẹ thấy không, con cần những cách “cứu rỗi” như thế, chứ con không cần hứa hẹn một ngày biệt mù xa tít nào đó không ai biết, sẽ đoàn tụ với Mẹ trong “vinh quang Chúa”, những từ ngữ thật viễn vông, chẳng ai hiểu là như thế nào, nhưng vẫn cứ nói cho ra vẻ người hiểu biết “lẽ đạo.”  Bây giờ Mẹ có thể hiểu một số điều con nói ở trên rồi đấy.
Kỳ sau con sẽ kể tiếp cho Mẹ nghe. Bắt đầu bằng những ngày con đi học xa, những điều mà con không dám kể khi Mẹ còn thức.
Lý Thái Xuân

Lửa Từ Bi


Kính Bồ tát Quảng Ðức
Lửa! lửa cháy ngất tòa sen!
Tám chín phương nhục thể trần tâm
hiện thành THƠ, quỳ cả xuống.
Hai Vầng Sáng rưng rưng
Ðông Tây nhòa lệ ngọc
chắp tay đón một Mặt-trời-mới-mọc
ánh Ðạo Vàng phơi phới
đang bừng lên, dâng lên.

Ôi! Ðích thực hôm nay trời có mặt;
giờ là giờ Hoàng đạo nguy nga!
Muôn vạn khối sân si vừa mở mắt
nhìn nhau: tình Huynh đệ bao la.

Nam mô Ðức Phật Di Ðà
Sông Hằng kia bởi đâu mà cát bay?
Thương chúng sinh trầm luân bể khổ
NGƯỜI rẽ phăng đêm tối đất dày
bước ra, ngồi nhập định, hướng về Tây;
gọi hết lửa vào xương da bỏ ngõ,
Phật Pháp chẳng rời tay.

Sáu ngả Luân hồi đâu đó
mang mang cùng nín thở,
tiếng nấc lên ngừng nhịp Bánh xe quay.
Không khí vặn mình theo
khóc òa lên nổi gió;
NGƯỜI siêu thăng
giông bão lắng từ đây.
Bóng NGƯỜI vượt chín tầng mây,
nhân gian mát rợi bóng cây Bồ Ðề.

Ngọc hay đá, tượng chẳng cần ai tạc
lụa hay tre, nào khiến bút ai ghi;
chỗ NGƯỜI ngồi: một thiên thu tuyệt tác
trong vô hình sáng chói nét Từ Bi.

Rồi đây, rồi mai sau, còn chi?
ngọc đá cũng thành tro
lụa tre dần mục nát
với Thời gian lê vết máu qua đi.
Còn mãi chứ! Còn Trái-Tim-Bồ-Tát
gội hào quang xuống tận ngục A-tỳ.

Ôi ngọn lửa huyền vi!
thế giới ba nghìn phút giây ngơ ngác
từ cõi Vô minh
hướng về Cực lạc;
vần điệu của thi nhân chỉ còn là rơm rác
và chỉ nguyện được là rơm rác,
THƠ cháy lên theo với lời Kinh
tụng cho Nhân loại hòa bình
trước sau bền vững tình Huynh đệ này.

Thổn thức nghe lòng trái Ðất
mong thành quả Phúc về cây;
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật;
đồng loại chúng con
nắm tay nhau tràn nước mắt,
tình thương hiện Tháp-Chín-Tầng xây.
(Sài-gòn tháng 5, Phật lịch 2507, tháng 6-1963)
VŨ HOÀNG CHƯƠNG