Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

NHữNG BàI HọC NôNG THôN

Tác giả: Nguyễn Huy Thiệp

Mẹ tôi là nông dân,
còn tôi sinh ở nông thôn...

(Người kể chuyện)


Năm 17 tuổi, sau khi học xong trung học, tôi về nghỉ hè ở nhà một người bạn học cùng lớp tên là Lâm ở xóm Nhài, thôn Thạch Đào, tỉnh N. Xóm Nhài nằm bên sông Canh, con sông nhỏ, mùa nước cạn, người lội qua sông được, chỗ sâu nhất chỉ ngập đến ngực thôi. Nhà Lâm ở cuối xóm, sâu trong ngõ nhỏ có hàng rào trồng cây khúc tần. Nhà lợp rạ, tường đất, ba gian hai chái. Đồ đạc trong nhà chẳng có gì. Giữa nhà kê một hòm gian dựng thóc, hai bên bốn cái gường tre, quần áo vắt trên sào buộc dọc tường. Trang trí duy nhất trong nhà là bức tranh lụa cổ vẽ hình ba ông Phúc, Lộc, Thọ với dăm dứa trẻ dâng đào. Tranh lồng trong khung kính chăng đầy mạng nhện. Lâu ngày mặt kính mờ đi, đầy vết cứt ruồi.


Nhà Lâm chẳng có nhiều người. Ba Lâm đã già. Bố mẹ Lâm làm ruộng. Anh trai Lâm đi bộ đội, có vợ là chị Hiên, chị Hiên làm dâu nhà Lâm mới được nửa năm. Lâm có hai đứa em: cái Khanh mười ba tuổi, còn thằng Tiến bốn tuổi. Nhà tôi ở thành phố. Tôi ít có dịp về ở nông thôn nên lần này về nhà Lâm tôi thích lắm. Cha tôi dạy học, mẹ tôi (xuất thân từ một gia đình quan lại phong kiến cũ) ở nhà nội trợ, “trợ giáo” cho cha tôi. Cha mẹ tôi muốn tôi được học lên nữa. “Có học thì mới đỡ khổ con ạ”. Mẹ tôi bảo thế. Đây là lần đầu tôi đi xa nhà. Mẹ tôi dặn Lâm: “Em nó còn ít tuổi, có gì cháu giúp nó nhé”. Tôi nhìn Lâm cười. Lâm còn ít tuổi hơn tôi, Lâm đẻ sau tôi bốn tháng, nhưng nhìn bề ngoài Lâm to cao hơn tôi.

Gia đình Lâm đón tôi chân tình. Chị Hiên dọn hai mâm cơm. Mâm bưng lên hè dành cho hai bố con Lâm và tôi. Mâm bày ở sân dành cho bà Lâm, mẹ Lâm, chị Hiên, cái Khanh với thằng Tiến. Canh cua nấu rau dút, cà pháo, tôm rang... Mâm của chúng tôi thêm vài củ lạc và hai quả ổi xanh cho bố Lâm uống rượu.

Chị Hiên mời: “Các cụ xơi tự nhiên”. Thằng Tiến đòi: “Cho em làm các cụ với!” Mẹ Lâm gạt đi: “Hỗn nào! Chim bằng quả ớt thế thì làm các cụ ra sao?” Cái Khanh bụm miệng cười. Tôi đỏ mặt. Bà Lâm thở dài: “Các cụ toàn chim to... “ Mọi người cười lăn, chỉ có bố Lâm không cười. Khuôn mặt ông sạm đen, vất vả, nhưng không buồn tý nào, bình thản, vô sự. Thằng Tiến khóc. Chị Hiên dỗ nó: “Nín đi! Chị cho Tiến cái càng cua này”. Thằng Tiến lắc đầu: “ứ ừ... càng cua bé tí”. Chị Hiên bảo: “Ngày mai chị đi chợ, chị mua cho Tiến bộ tam cúc nhé”. Mẹ Lâm bảo: “Cờ bạc là bác thằng bần. Đừng mua tam cúc cho nó. Lớn lên nó ham chơi thì chết! Cứ mua cho nỏ cái roi” Thằng Tiến lại khóc: “Mua tam cúc cơ”. Chị Hiên đưa mắt sang mẹ Lâm, giấu cái nhìn đồng lõa: “ừ mua tam cúc”. Bà Lâm bảo: “Ngày xưa có ông Hai Chép lái đò ham đánh tam cúc ăn tiền, đầu tiên mất tiền, rồi mất ruộng, mất đến nhà, vợ nó cũng bỏ đi nốt. Thế là đến đêm ra thuyền ngồi khóc. Giận đời, lại muốn chuộc tội, ông Hai Chép lấy dao cắt phăng hai hòn dái của mình vứt xuống sông. Vợ nó cũng chẳng quay lại”. Mẹ Lâm bảo: “Đàn bà thế là bạc”. Bà Lâm bảo: “Bạc gì? Có hai hòn dái là của quý thì mất rồi còn đâu?” Chị Hiên cười: “Gớm, chuyện của bà cứ rợn rợn là”.

Bữa cơm qua nhanh. Cái Khanh vét nồi quèn quẹt. Chị Hiên hỏi tôi: “Hiếu ăn có no không?” Tôi gật đầu: “Em ăn được bốn bát. ở Hà Nội em chỉ ăn ba bát”. Mẹ Lâm bảo: “Trai tráng ăn bốn bát thì hèn. Ông nhà tôi phải chín bát lèn chặt. Tôi cũng sáu bát mới đủ no”. Chị Hiên bảo: “Con chịu u. Con chỉ ba bát là hết nước”. Bà Lâm bảo: “ăn đi con ạ. Đàn ông nó chẳng thương mình đâu. Rượu thì nó ngồi mâm trên. Ngủ thì nó đè lên mình”. Bố Lâm gắt: “Bà lão hay nhỉ!” Bà Lâm lẩm bẩm: “Hay con mẹ mày! Tao tám mươi tuổi đi nói sai à?”

Chiều. Bố Lâm bảo tôi: “Cậu với thằng Lâm có thích xem diều không?” Mẹ Lâm bảo: “Tôi lạy ông. Xay cho tôi mấy thúng thóc”. Chị Hiên bảo: “Kệ bố. Để con xay cho. Chẳng mấy khi nhà có khách”. Bố Lâm lấy ở góc bếp xuống cái diều to bằng cái thuyền thúng bồi giấy “dó”, dây diều là cuộn song to bằng ngón tay trỏ của tôi. Lâm lấy cát đánh bóng bộ sáo diều bằng đồng cho nó sáng tinh lên. Bố Lâm ngâm cuộn dây song xuống ao. Chờ cho tắt nắng, chúng tôi ra đồng. Cánh đồng đã gặt hết, còn trơ gốc rạ. Phía chân trời, mây cuồn cuộn rực hồng một màu lửa. Mặt rưộng nứt nẻ. Cả cánh đồng hực lên mùi hương đất nồng nàn. Trẻ con trong xóm chạy ùa theo. Mấy ông già đang phơi rạ trên bờ ao cũng bỏ việc đấy đứng nhìn. Có ai bảo: “Lão Ba Đình lại phởn”. Người khác lại bảo: “Hôm nay được gió, diều kêu phải biết”.

Bố Lâm cởi trần, mặc quần đùi, bắp thịt cuồn cuộn. Ông khoác cuộn dây song to tướng lên vai. Tôi với Lâm lễ mễ khênh diều. Bố Lâm bảo: “Lên gò mối Đầm Tiên mà thả”. Lâm bảo tôi: “Mày đứng mà xem”. Lâm đứng trên gò mối cao, lựa hướng gió, tay đẩy diều lên cáo, trông như người múa. Tôi chạy theo bố Lâm, ông ngã người ra đằng sau, giật mạnh dây diều. Chiếc diều chao lượn xuống. Bố Lâm chạy vọt sang phải, nhảy qua các bờ ruộng. Chiếc diều rạch chéo một đường trên không. Bố Lâm lại chạy sang trái. Chiếc diều lại rạch một đường chéo nữa. Rập rình giây phút, chiếc diều bồng bềnh bốc lên thẳng đứng. Bố Lâm thả cuộn dây song. Mồ hôi từng giọt đọng lại trên tấm lưng trần. Ông thở hồng hộc. Chạy. Ngã. Lại chạy. Lại ngã. Tôi chạy theo bố Lâm mệt muốn đứt hơi. Ông băng qua các thửa ruộng đang gặt, lội qua mương lặng lẽ, hùng hục, vất vả, chịu đựng, tựa như một người biết rõ công việc đang làm là gian khó lắm, phải chuyên tâm lắm. Cuộn dây song thả dần ra, chiếc diều lên được độ cao tuyệt đích, ở đấy không còn những thứ gió quẩn khốn nạn, hiểm nguy và đầy bất trắc nữa; ở đấy là thứ gió khác tử tế, cao thượng, độ lượng, bao dung mà bình ổn. Nó nghiêng một cái như để khinh bỉ mặt đất, hay để chào mặt đất, rồi đứng im thổi sáo một mình.

Này là tiếng sáo, tiếng sáo
Có ai biết thê nào là hát ca không
Chỉ một sợi dây mảnh ràng buộc với đất
Đứt lúc nào chẳng hay
Mà dám lượn chao tự do
Bởi chỉ có diều thôi, diều ơi
Cảm được sự nhẹ tênh của cuộc đời
Mà không làm hại ai
Giữa chông chênh trong xanh
Làm cái tiêu nhỏ nhoi
Để chúng nhìn trời
Những đớn đau, thậm chí cả vinh quang nữa
Chỉ làm chú mày nhạy cảm hơn
Cứ hát ca đi
Cho thỏa lòng
Bởi số phận đã định rồi:
Diều nào mà chẳng đứt dây một lần

Chiếc diều đã có khoảng dao động ổn định. Sợi dây song chùng như cánh cung. Bố Lâm lên bờ đê xuôi đường dẫn diều về làng. Tay cầm sợi dây, ông lầm lũi đi, giống như người vừa đi chăn trâu về, thậm chí cũng chẳng ngoáỉ lại nhìn đằng sau nữa. Cả bầu trời ngập trong tiếng sáo. Tôi ngắm thân hình ướt đẫm bê bết bùn đất của ông khâm phục, tôi ước tính khoảng cách ông vừa vượt qua dễ đến chín mười cây số.

Đến đầu làng, bố Lâm buộc ghì đầu sợi dây song vào cái cọc tre đóng sẵn, bấy giờ ông mới ngước mắt nhìn trời, ngắm nghía chiếc diều đứng im trên cao, vẻ hài lòng. ít phút sau, ông bỏ mặc đấy, rẽ xuống sông. Ông cởi trần truồng, buộc túm chiềc quần lên cổ, một tay ôm lấy hạ bộ rồi lội xuống nước, lặn thẳng một hơi đến giữa sông mới nhô đầu lên. Ngừng giây lát, tôi chắc chắn khi đó ông có nhìn diều, ông kêu lên một tiếng gì đó, rồi lần này, lặn thẳng một hơi mất hút. Mặt sông nhòa đi, bóng tối bắt đầu phủ trùm cảnh vật. Tôi đi một mình trên con đường lạ vào thôn. Bóng tối chập choạng. Không gian tràn ngập một thứ tình cảm dịu dàng mà bí ẩn. Cây lòa xòa bên đường. Tôi không xác định được thời gian sống hiện tại của mình. Trong tôi không hề có hình ảnh nào của thành phố tôi hằng sống, thậm chl tôi quên mất cả khuôn mặt thân yêu của bố mẹ tôi. Cả đến chuyến tàu chở tôi và Lâm từ thành phố về buổi sáng nay nữa, tôi cũng quên biến. Thế mà đây là lần đầu tôi đi xa nhà... Quên cả chiếc diều...



Thôi quên đi, quên đi

Đêm xuống - cái cú xóa vĩ đại của thời gian
Xóa trước hết cái ngẫu nhiên sinh ra tôi
Xóa môí ràng buộc của tôi với đồ vật
Xóa tất cả những vô tích sự
và tủi hổ của một ngày trơ trẽn
Hãy xóa... hãy xóa đi
Hãy buộc lại những sợi dây trong tim
Bởi thế nào cũng phải phiêu du trong đêm
Trong giấc ngủ, hồn phải lang thang một mình
Không hành lý
Không đến thân xác nữa
Những luân hồi nào chờ đợi.
Và những khoảng không gian nào chứa đựng.



Trong nhà Lâm, mẹ Lâm đang sàng gạo ngoài sân. Bà Lâm nằm võng ru thằng Tiến. Cái Khanh ngủ trên chõng tre. Bố Lâm ngồi chẻ lạt. Mẹ Lâm bảo: “Thằng Lâm chờ cậu đi đánh vó tôm mãi. Nó đi rồi”. Chị Hiên đang giã gạo dưới nhà ngang. Chị bảo tôi: “Hiếu, không bận thì xuống đỡ chị”.


Tôi vào trong nhà ngang. Bớng tối mờ mờ.

Trong nhà chỉ thắp mỗi ngọn đèn dầu bé tí. Cối gạo làm bằng cây gỗ nặng dài hai mét rưỡi, đầu cối có vỏ bịt sắt, ở giữa có cái chốt để người đứng giã dùng sức mạnh chân mình đè lên. Chị Hiên hỏi: “Hiếu giã gạo bao giờ chưa?” Tôi bảo: “Chưa“. Chị Hiên bảo: “Đứng lên đây. Tay bím vào sợi dây thừng”. Tôi bảo: “Giã gạo cũng dễ nhỉ “ C hị Hiên cưòi: “ Hiếu bao nhiêu tuổi rồi?” Tôi bảo: “ Em mười bảy, bằng tuổi Lâm”. Chị Hiên thở dài: “Tôi hơn Hiếu ba tuổi. Thế là già rồi đấy. Đàn bà chỉ có một thì. Tôi sợ lắm... Hiếu đổi chỗ cho tôi. Giã gạo, ai đàn ông lại đứng trước đàn bà bao giờ?” Chị Hiên cười. Tôi thót mình bởi mùi mồ hôi rất gần và cảm giác mềm mại của đôi vú chị Hiên áp vào lưng tôi.

Chị Hiền thủ thỉ: “ở nhà quê buồn lắm. Tôi mới được ra Hà Nội mỗi một lần. Hồi ấy chưa lấy chồng, vui vui là, nhưng cứ sợ. Người Hà Nội ai trông cũng ác. Hôm ấy, ở bến xe, có ông đeo kính, để râu con kiến, tuổi bằng bố tôi bảo: “Cô em ơi, cô em đi với anh đi”. Tôi sợ quá, tôi bảo: “Ông này hay nhỉ?” Ông ấy cười: “Xin lỗi nhé, tôi tưởng em là bò lạc”. Tôi chẳng hiểu bò lạc là gì. Sau đó anh Tân (tức là chồng tôi đấy) đi lại, ông này chuồn mất. Tôi kể với anh Tân. Anh Tân sầm mặt lại, bảo: “Bọn thành phố toàn quân mất dạy”. Tôi không biết thế nào, những người thành phố ai nói cũng hay, hơi tí thì xin lỗi”.

Chị Hiên lại thủ thỉ: “ở nhà quê sợ nhất là buồn chán. Công việc chẳng sợ. Nhiều khi buồn chán quá, người cứ bã ra. Hồi ấy anh Tân đi bộ đội, tôi đã định tự tử vì buồn chán quá. Tôi nằm một mình ở ruộng ngô, giữa tổ kiến vàng. Tôi tưởng kiến vàng đốt thì nhất định chết. Thế mà không chết. Nó thương mình hay sao chứ? Chắc nó thấy tôi trẻ quá mà chết thì phí”. Chị Hiên cười. Lòng tôi tê tái cảm giác đau xót. Tôi nhớ đến bố tôi bố tôi để râu con kiến, cũng hay đeo kính. Còn mẹ tôi, nếu mẹ tôi nằm ở tổ kiến thì nhất định chết, mẹ tôi chúa hay cựa quậy. Giống kiến vàng không thích người ta cựa quậy...

Chị Hiên bảo: “ở nhà quê cũng có khi vui. Khi có chèo hay tuồng thì vui ghê lắm. Tôi nhớ có lần diễn Tần Hương Liên xử án, tôi rang một túi châu chấu mang đi. Châu chấu rang ngon lắm. Tôi này, cái Lược này, cái Thu này, ba đứa vừa đứng xem vừa ăn. Cái lão Trần Sĩ Mỹ bạc tình, làm quan rồi chẳng coi vợ ra gì. May mà đời còn có Bao Công. Nếu không có Bao Công thì đời người ta cứ còn ngang trái mãi à?” Chị Hiên ngừng một lát rồi bỗng bật cười: “Có mấy tay thanh niên ở bên Duệ Dông đứng sau chúng tôi. Một tay dí chim vào đít cái Lược. Cái Lược bảo: “Làm gì thế?” Tay này cũng dơ, nói thản nhiên: “Làm chủ nhiệm hợp tác”. Cái Lược mắng: “Thôi đi chứ”. Tay này lại bảo: “Nhân dân tín nhiệm thì tôi còn làm”. Xung quanh cười ồ. Cái Lược chạy ra ngoài, đằng sau quần ướt đẫm. ả sợ quá, chỉ sợ chửa thì chết, thế là vể nhà vứt ngay cái quần xuống ao. Tần Hương Liên với Trần Sĩ Mỹ”.

Chị Hiên bảo: “Hiếu đừng thở thế. Hít thật sâu vào... rồi thở từ từ. Thở giống như ông thiếu tá tập Cốc Đại Phong ở làng tôi ấy. Ông này tên Bá, về hưu rồi, béo lắm. Sáng nào cũng mặc quần đùi chạy vòng quanh làng, hô to: “ l, 2, 3, 4... Khỏe! “ Có lần, tôi với cái Thu đi cấy. Mới bốn giờ sáng đã thấy ông Bá chạy ở trên đường. Quần đứt giải rút, bố ấy ôm quần chạy. Cái Thu bảo: “Bố ơi, bố sáu mươi tuổi còn khỏe làm gì?” ông Bá bảo: “Khỏe để bảo vệ gia đình. Các cô không biết vợ tôi mới bốn mươi tuổi thôi à?” ấy thế mà tốt. Tính hay giúp người... Nghe nói về hưu không phải vì già mà là vì ngốc. Nghe nói nhà nước bây giờ chỉ nhận biên chế những người trẻ tuổi với có học thôi”. Chị Hiên lại bảo: “Sao đàn bà cứ phải lấy chồng: Như tôi đây, chồng đi xa, lấy chồng cũng như không. Hiếu bảo lấy chồng mà bỏ chồng thì có tốt không?” Tôi bảo: “Không”. Chị Hiên bảo: “Phải rồi. Nứa trôi sông không giập cũng gãy. Gái chê chồng không chứng nọ cũng tật kia”. Tôi hỏi: “Thế là thế nào hả chị?” Chị Hiên bảo: “Thế là đàn bà không ra gì. Nhưng đàn ông cũng nhiều người không ra gì. Lấy chồng phải anh nghèo, bất tài mà lại cao thượng thì hãi lắm. Nó làm tan nát đời người đàn bà như bỡn”. Tôi hỏi: “Sao chị nghĩ thế”

Chị Hiên bảo: “Không phải tôi đâu. Đây là thầy giáo Triệu. Thầy giáo Triệu dạy bổ túc văn hóa ban đêm, thầy giáo bảo đàn bà không cần lòng cao thượng. Đàn bà cần cảm thông với vuốt ve, cần giúp dỡ bằng tiền mặt. Đấy là tình yêu. Lòng cao thượng chỉ dành cho nhà chính trị. Chính trị mà không cao thượng thì hãi lắm, chính trị là chỗ người ta nhìn vào để yên tâm sống”.

Tôi buồn ngủ rã rời. Tôi chẳng nhớ tôi đã đi ngủ khi nào. Khi tỉnh dậy tôi thấy bàng hoàng vì sự tĩnh lặng tuyệt vời của căn nhà vắng. Chẳng ai có nhà. Tôi đi rửa mặt rồi đi ngó nghiêng khắp cả mọi nơi. Dưới nhà ngang, mấy thúng gạo trắng xếp chồng lên nhau bên cối giã gạo. Chiếc diều vứt lăn lóc, cánh rách bươm, chẳng thấy sáo cũng chẳng thấy cuộn dây song đâu cả. Trong bếp có đĩa khoai lang luộc với dăm quả cà chắc dành cho tôi. Tôi ăn khoai với cà rồi lên nhà ngồi. Bức tranh vẽ ba ông Phúc, Lộc, Thọ với dăm đứa trẻ dâng đào là tranh thuốc nước, in hàng loạt, có ghi chú bằng chữ Trung Quốc. Tôi thích ông Lộc hơn cả, râu đen, má phính, thân hình cường tráng, mắt như biết nói. Nếu nói, ông Lộc nói rằng: “Thôi tôi biết tỏng ra rồi. Các vị phải bình tĩnh chứ, chúng ta cùng thỏa thuận, đừng có lừa tôi”.

Ngoài sân có mấy con gà mổ thóc. Tĩnh lặng. Không một tiếng động.



Hãy dừng lại đi, dừng lất cả

Dẹp mọi âm thanh cuộc sống xô bồ
Dừng một chút
Lắng nghe sự tĩnh lặng tuyệt đôí

Sẽ thấy mình bé bỏng thê nào
Ta chl là một hạt thiện bé tí
Với một tí thiện, làm sao sinh lợi được
Với một tí thiện, làm sao chống chọi được

Cái vốn mẹ để dành còi cọc
Nấp kín trong xó tôí ăm
Cái xó tôí tăm lủơng lri ấy
Ngày đêm khản tiếng khóc thầm...

Khoảng độ mười giờ thì bà Lâm, cái Khanh với thằng Tiến về. Bà Lâm bảo: “Ba bà cháu đi chùa, sư cụ cho oản, cái Khanh, mày đưa cho cậu Hiếu một cái để cậu Hiếu nếm cho biết mùi”. Tôi bảo: “Bà ăn đi chứ, cháu ăn khoai rồi”. Bà Lâm bảo: “Tôi chẳng ăn. ăn mãi rồi. Tám mươi tuổi mà cứ tham ăn thì khó chết lắm. Bốn năm nay tôi không dám ăn cái gì bổ béo vào người mà không chết được”. Bà cụ thở dài: “Già quá hóa giặc cậu ạ. Sao mà tôi kinh tuổi già đến thế. Sáng nào tôi cũng đi chùa, lạy Phật tổ Như Lai cho chết mà Ngài cứ lắc đầu, Ngài chưa nhận. Chung quy vì tôi mải lam mải làm, đáng lẽ ngày xưa tôi phải chơi vung tàn tán thì đâu đến nỗi. ở làng, những đứa con gái cùng lứa tuổi với tôi, đứa nào hồi trẻ thập thành thì Ngài cho lên tiên sớm, chẳng phải đợi đến tuổi thất thập, thế là sống cũng sướng mà chết cũng sướng. Còn tôi, cả đời chỉ biết mỗi một con b..., mang tiếng thủy chung đức hạnh,. chẳng biết báu cho ai, chỉ biết về già sống lâu khổ con khổ cháu”.


Tôi cười đau đớn: “Bà ơi, bà đừng nói thế”. Bà Lâm lắc đầu: “ Cậu còn trẻ lắm, cậu cứ sống đến tám mươi tuổi đi đã xem nào. Đức Phật tổ cho mỗi người một ít của cải, ai cũng như nhau, người tám lạng, kẻ nửa cân. Sức khỏe, đức hạnh cũng là của cải. Có của thì phải biết tiêu. Chứa nhiều rồi nó hóa tinh ra chứ. ở bên Duệ Đông, có ông nhà giàu chứa vàng trong nhà những mấy chục cân, thế là vợ hóa điên, con hóa dại, cháu chắt chẳng ai sống được đến ba mươi tuổi”.

Hai bố con Lâm đi cày về. Bố Lâm hỏi: “Trưa rồi, mấy bà cháu chưa nấu cơm à?” Cái Khanh trong bếp bảo: “Con đang nấu”. Bố Lâm lên nhà, ông rót nước ra bát mời tôi. Ông bảo: “Không đi đâu à? Cứ nghe bà lão nhà tôi chuyện trò rồi cậu phát điên có ngày”. Bà Lâm bảo: “Phải. Tôi ngu ngốc”. Bố Lâm bảo: “Không ngu nhưng ác”. Bà Lâm bảo: “ác tâm mới sợ chứ ác khẩu có gì mà sợ”. Bố Lâm bảo: “Trẻ nhỏ như giếng nước trong, bà cứ toàn thả những ba ba với thuồng luồng vào, kinh cả người”. Bà Lâm nói dỗi: “Thôi con ạ, mẹ mười đốt thì tám đốt là quỷ, đốt rưỡi là ma, có nửa đất là người. Nghe được tí nào thì nghe, không cứ bỏ ngoài tai”.

ăn cơm trưa xong có thầy giáo Triệu đến chơi. Anh còn trẻ, chỉ khoảng trên ba mươi tuổi, người gày gò, điệu bộ như kẻ chán đời. Tôi thoáng thấy chị Hiên co người lại trước cái nhìn bình thản của anh. Anh Triệu hỏi tôi: “Về nhà quê chú có thích không?” Tôi bảo: “Thích”. Anh Triệu cười: “Tôi hỏi một câu ngu quá, chú là khách, nếu nói là không thích thì bác Ba Đình mời chú cuốn xéo”. Bố Lâm bảo: “Tôi không dám”. Anh Triệu bảo “Bác Ba Đình ạ, ông khách của bác thẹn thò như con gái ấy Tôi thấy tướng thông minh nhưng nhiều bất hạnh. Nghe tôi nói nhé: lớn lên chú đừng sa vào con đường văn chương chữ nghĩa. Thế nào chú cũng ăn đòn. Người ta sẽ nguyền rủa đấy. Chú không chống nổi sự ngu dốt của bọn có học đâu. Tôi đây này, tôi hiểu sâu sắc sự ngu dốt của bọn có học tai hại thế nào, vừa phản động, nó vừa nguy hiểm, lại vừa mất dạy. Sự ngu dốt của bọn có học tởm gấp vạn lần so với ở người bình dân”. Tôi hỏi: Vì sao?” Anh Triệu bảo: “Vì chúng giả hình. Chúng nhân danh lương tâm, đạo đức, mỹ học, trật tự xã hội, thậm chí nhân danh cả dân tộc nữa. Chính trị không cao siêu sẽ nhầm lẫn”. Tôi hỏi: “Nhân dân không cần tri thức sao?” Anh Triệu bảo: “Trẻ em rất cần. Còn khi trưởng thành, tôi nói là nhân dân ấy, cần một thứ còn hơn cả tri thức nữa: sự bình ổn để sống tự nhiên hài hòa. Tuổi già cũng cần tri thức nhưng ở dạng khác, đấy là tôn giáo. Khái niệm nhân dân của tôi không có trẻ con, người già. ở tuổi cường tráng, bản thân đời sống nhân dân là tri thức rồi”.

Anh Triệu bảo chị Hiên: “Bế giảng rồi. Cô được lên lớp tám. Bài toán cô được tám điểm, bài văn được ba điểm, tôi cứ nâng bừa lên năm điểm”. Chị Hiên đỏ mặt: “Em dốt văn lắm”. Anh Triệu bảo: “Chẳng sao đâu. Dân mình giỏi võ là được. Tôi thấy buồn vì văn học của ta ít giá trị thật. Nó thiếu tín ngưỡng và thẩm mỹ thực”. Anh Triệu ra về. Tôi nói: “Anh ấy hay nhỉ?” Bố Lâm bảo: “Tốt lắm đấy. Trẻ con làng này học anh ấy cả, chúng tôi thì học ông ngoại anh ấy là cụ giáo Đạt”.

Trời bỗng sầm lại. Lát sau thì mưa. Mưa to quá, nước tràn ngập sân. Cái Khanh reo: “Cá rô kìa! Cá rô!” Cái Khanh băng ra ngoài sân bắt cá. Tôi cũng đội mưa ra theo. Cái Khanh gọi: “Chị Hiên! Lấy nơm cho em”. Chị Hiên đứng trên hè, ngó trông trời rồi bảo bố Lâm: “Giở giời đấy. Bố ơi, mang chài ra sông đi”. Cái Khanh reo to: “Ra sông! Ra sông!” Bố Lâm vác chài. Tôi cầm nơm. Chị Hiên cầm rổ. Cái Khanh cầm giỏ cua. Tất cả đi ra sông. Mưa như trút. Cá nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Chị Hiên bảo: “Bố xem kìa, có nhiều cá không?” Bố Lâm lội xuống nước, ngập đến ngang lưng mới quăng chài. Rất nhiều tép. Có những con cá to bằng bàn tay. Chị Hiên, tôi với cái Khanh gỗ chài. Cá đổ cả lên bãi cát. Bố Lâm liên tục quăng chài, cứ thế đến chục lần, lần nào cũng được cá, có cả nhửng con cá nheo to bằng bắp chân người, loại cá này tròn và nhớt vì không có vảy.

Mưa vẫn to. Tôi bắt đầu thấy lạnh. Chị Hiên và cái Khanh răng cũng đánh lập cập. Vừa mệt, vừa rét nhưng cả ba chị em đều thích.

Bố Lâm quăng chài hai lần liền nhưng không được cá. Ông bèn rũ chài rồi bảo chúng tôi: “Tao về trước còn đi tháo nước ở chân ruộng mạ. Chị em chúng mày về sau”.

Chị Hiên dồn cá vào đầy rổ rồi bảo cái Khanh: “Xuống tắm đi”. Hai chị em đều bơi giỏi. Tôi lưỡng lự giây lát rồi cũng xuống theo. Nước rất ấm, tôi mới tập bơi nên không dám ra xa. Chị Hiên bảo: “Hiếu kém thế!”

Tắm độ mười phút thì lên bờ. Quần áo ướt dính chặt vào người chị Hiên với cái Khanh. Tôi cứng người vì thấy thân hình chị Hiên với cái Khanh đều tuyệt đẹp. Những đường cong cân đối gợi cảm lạ lùng. Máu rần rật dồn đầy ngực tôi. Chị Hiên gọi. “Hiếu lại giúp tôi”. ánh mắt chị Hiên gặp mắt tôi. Thoáng nhanh, tôi thấy một nét nanh nọc hớn hở trên khóe mắt ấy. Tôi đi lom khom, tôi định nâng rổ cá lên thì chị Hiên như vô ý xáp lại để đùi chạm vào người tôi. Tôi bủn rủn, hàm cứng lại. Một thoáng, tôi thấy chị Hiên nhìn sâu vào đáy mắt tôi rồi đỏ bừng mặt. Tôi không thở được nữa, chân khuỵu xuống bãi cát, người run bắn lên. Chị Hiên đặt tay lên đầu tôi, mặt tái đi lúng búng nói một câu gì không rõ nghĩa rồi bỗng chạy tế lên đuổi kịp cái Khanh đang cầm nơm đi trước. Tôi nghe tiếng hai chị em cười ròn rã.

Tôi thở dốc, nằm lăn lộn trên bãi cát ướt. Hai viên tinh hoàn và dương vật tôi nặng trĩu, rất đau.

Rổ cá đổ văng ra. Tôi nằm úp người giữa đám cá tôm mà phóng tinh, miệng ngoạm đầy cát. Tôi không biết tôi có nuốt cát vào bụng không. Một nỗi sợ hãi lẫn khoan khoái trào dâng lòng tôi. Tôi biết từ nay tôi đã trở thành người lớn.

Vĩnh biệt nhé, tuổi thơ

Tôi đã trưởng thành
Từ nay tôi phải gánh
trách nhiệm với tôi, với mọi người
Tôi bắt đầu một chuỗi sơ suất liên tiếp nhau

Ôi tuổi thơ
Khi trong tôi còn là một khôí nguyên dương
Tiền tài, danh vọng, luật pháp đều bay quả tôi
Trùm lên tôi là đôi cánh mỏng tang của mẹ

Ôi tuổi thơ
Đâu rồi nụ cười vô tư
Những truyện cổ tích lạ kỳ
Con đường nhỏ đến trường
Và nỗi sợ hãi bị bỏ rơi...
Tôi đã trưởng thành
Trước mắt tôi là trùng điệp đam mê
Tâm hồn tôi đục ngầu
Tôi săn lùng danh tiếng
Săn lùng tiền tài
Hạnh phúc và nghĩa vụ hành hạ tôi
Cái chết mỉm cuởi chờ tôi cuôí đường
ở đâý có lôí rẽ xuống hỏa ngục

Ôi tuổi thơ
Tuổi thơ trắng trong
Tuổi thơ nghèo, cô đ, u buồn
Tuổi thơ thảm hại
Ta biết cười hay khóc với mày
Thôi vĩnh biệt!

Tôi về đến nhà. Mẹ Lâm bảo: “May kịp chợ chiều, để bác mang cá đi bán”. Mẹ Lâm để vài con cá to nhất ở nhà, dặn dò cái Khanh vài câu rồi bươn bả cắp rổ đi chợ. Cái Khanh mang dao thớt ra cầu ao làm cá. Lúc này không còn mưa nữa nhưng trời vẫn còn âm u. Tôi buồn ngủ rã rời. Tôi lên giường ngủ. Tôi chợp mắt được một lúc lâu thì choàng tỉnh dậy vì nghe ở ngoài sân có tiếng rúc rích cười. Cái Khanh với thằng Tiến ngồi ở bờ hè đang chơi chuyền thẻ. Cái Khanh rải que xuống đất, vừa hát vừa tung sỏi. Thằng Tiến quỳ xuống chân chị nó lắp bắp nhại theo. Tiếng cái Khanh lảnh lót.


“Chuyền chuyền một

Một đôi
Chuyền chuyền khoai

Hai đôi
Chuyền chuyền cà
Ba đôi
Chuyền chuyền từ

Tư đôi
Chuyền chuyền tằm
Năm đôi
Sang bàn chống... “



Bà Lâm ngồi ở trên giường, những giọt nước mắt lăn trên gò má răn reo. Tiếng cái Khanh vẫn lảnh lót:


“Vào làng
Xin thịt
Ra làng
Xin xôi
Đi bên sông
Về bên sông
Trồng cây cải
Bơi đò ngang
Một đò ngang
Hai ngang đò...“

Tôi đi ra ngoài ngõ. Bầu trời bỗng sáng lòa một sắc mỡ gà đẹp lạ lùng. Tất cả trời, đất, cây cối, đồ vật hiện rõ mồn một dưới một sắc mầu huyền ảo rực rỡ. Màu mỡ gà trùm lên tất cả, đến cả những bông hoa dâm bụt có màu đỏ tía cũng bạc cả đi, thành thứ màu khác, hồng như môi người. Tôi thót tim lại vì sợ hãi. Một thế giới khác, cụ thể khủng khiếp, chi tiết đến kinh dị hiện ra ở trước mặt tôi. ít phút sau, bầu trời sầm lại. Tất cả trở về như cảnh sắc cũ trước đây. Tôi rùng mình, đau đớn, nhận ra thế giới xung quanh tôi nhợt nhạt, tội nghiệp quá. Tôi phải đứng im một lúc rất lâu mới định thần được.


Trên trời cao, có mấy con cò bay qua, tiếng kêu khàn khàn nghe rất hãi hùng. Những giọt nước mưa đọng trên lá cây bỗng rơi rào rào xuống người tôi Tôi đi dọc theo cái ngõ nhỏ rụng đầy lá tre, loanh quanh một lúc trong làng vì lạc đường. Mấy đứa trẻ con chạy táo tác. Có nhà ai bị mất gà đang lớn tiếng chửi láng giềng, tiếng chửi nghe rất tục tằn, ngoa ngoắt. Tôi vòng lên ra chỗ bờ đê. Phía xa xa, một cánh buồm nâu chậm rãi đi ngược dòng sông hoàn toàn vô sự.

Anh Triệu ngồi ở bờ đê đọc sách. Tôi lại gần anh, thấy chỗ anh ngồi có những khóm hoa mầu tím, cánh hé mở ra trông như môi người. Tôi ngắt một bông đưa lên mũi ngửi, thấy mùi thơm ngát. Anh Triệu cười: “Chú có biết hoa này không?” Tôi lắc đầu. Anh Triệu bảo: “Hoa này lạ lắm, trông y như cái miệng cười, vớ vẩn có chú muỗi nào rơi vào là nó khép ngay cánh lại. Nó có cái lạ là cứ để yên thì chẳng làm sao, nhưng hễ đụng đến là thơm lựng lên. Người ta đặt tên là hoa cỏ đĩ. Y hệt đàn bà, để yên thì là hạnh kiểm phi thường, đụng vào tan nát như chơi, đầu tiên nát tiền, đến nát tâm hồn, rồi tan gia đình, tan cơ nghiệp”. Tôi cười:

“Anh có vợ chưa?” Anh Triệu bảo: “Chưa. Vợ người thì đẹp, vợ mình lại tử tế. Khốn thế!”

Anh Triệu nằm ngả trên bãi cỏ xanh. Anh bảo: “Nằm xuống đây. Chú ở thành phố, thế chú có khinh người nhà quê không?” Tôi bảo: “Không”. Anh Triệu bảo: “ừ, đừng khinh họ. Với nông thôn, tất cả bọn dân thành phố và bọn có học vấn chúng ta đều mang tội trọng. Chúng ta phá tan phá nát họ ra bằng nhừng lạc thú vật chất của mình, cả giáo dục lẫn khoa học giả cầy, hành hạ bằng luật lệ lừa bịp bằng tình cảm, bóc lột tận xương tủy, chúng ta đè dí nông thôn bởi thượng tầng kiến trúc với toàn bộ giấy tờ và những khái niệm của nền văn minh... Chú có hiểu không? Tim tôi ứa máu. Bao giờ tôi cũng nói rằng: “Mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ở nông thôn... “ Anh Triệu im lặng. Một lát, anh bỗng ngồi dậy buồn bã bảo tôi: “Chú chẳng bao giờ hiểu nổi những điều anh nói có nghĩa gì đâu”. Tôi bảo: “Anh không tin em phải không?” Anh Triệu bảo: “Không phải thế. Chỉ vì chú còn trẻ. Lỗi ở tự nhiên chứ không phải chú”.

Tôi bị kiến đốt nên phải ngồi dậy. Dưới chân tôi những con kiến đen xúm xít rất đông xung quanh xác một con chuồn chuồn màu đỏ. Tôi bảo: “Kiến nhiều quá”. Anh Triệu bảo: “Đấy. Tất cả dân chúng cũng đông như thế. Họ sống như kiến cả thôi, xắng xở, loanh quanh, kiếm ăn chẳng được là bao. Chú hãy để con chuồn chuồn ra khỏi chỗ khác xem”. Tôi làm theo lời anh Triệu. Anh Triệu bảo: “Chú có thấy kiến bu ra chỗ đấy không?” Tôi bảo: “Có”. Anh Triệu bảo: “Dân chúng nhẹ dạ nông nổi cũng như thế đấy. Các nhà chính trị, các thiên tài là kẻ có khả năng xô dạt dân chúng về cả một phía. Dân chúng cầu lợi. Chỉ cần tí lợi là họ sẽ a dua nhau bu đến. Họ không biết rằng điều ấy chất chứa toàn bộ sự vô nghĩa trong đời sống của họ. Họ sinh ra, hoạt động, kiếm ăn, cứ dạt chỗ nọ rồi dạt chỗ kia mà chẳng tự định hướng cho mình gì cả. Chỉ đến khi nào dân chúng hiểu rằng không được cầu lợi, mà có cầu lợi thì cũng chẳng ai cho, người ta chỉ hứa hẹn suông để bịp bợm thôi, thảng hoặc có cho thì cho rất ít, lợi bất cập hại. Lợi phải do chính dân chúng tạo ra bằng sức lao động của mình. Họ cần hiểu rằng phải cầu một thứ cao hơn thế nữa, đấy là giá trị chân chính cho toàn bộ cuộc sống của mình, quyền được tự mình định đoạt cuộc sống, tóm lại là tự do”.

Anh Triệu thở dài, suy nghĩ một lát rồi chậm rãi nói: “Còn điều này nữa, đã nói thì nói cho xong. Thời loạn dứt khoát phải có một nền thống trị bá đạo. Còn thời bình, đường lối chính trị bá đạo sẽ đưa dân tộc đến thảm họa. Chỉ có một nền chính trị vương đạo, dân chủ, tín nghĩa và văn hóa đạo đức cao mới làm cho đất nước phồn vinh”. Chúng tôi lặng im. Anh Triệu bảo: “Hiếu này! Chú đừng nghe tôi. Tôi nông cạn và sai lầm lắm. Mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ở nông thôn”. Tôi nhìn anh thương xót, tự dưng nước mắt tôi ứa cả ra. Tôi úp mặt xuống bờ cỏ để anh khỏi thấy rằng tôi đang khóc.

Anh Triệu đứng lên đi xuống vệ đê. Bỗng lúc ấy có những tiếng kêu ầm ĩ trên đồng. Một con trâu bê bết bùn đất đang phi điên cuồng về phía chúng tôi. Ngay lúc ấy tôi nghe thấy có tiếng gọi: “Anh Hiếu về ăn cơm!” Trông ra tôi thấy thằng Tiến đang đứng ngơ ngác ở dưới chân đê gọi tôi, con trâu đang lao thẳng đến chỗ thằng Tiến. Tôi hốt hoảng, chưa kịp định thần đã thấy anh Triệu nhảy đến chắn ngay trước mặt thằng Tiến. Chỉ nghe tiếng rú thất thanh khủng khiếp. Con trâu lao thẳng vào người anh Triệu với một sức mạnh kinh người. Tôi thấy anh Triệu như bị đôi sừng của nó nhấc bổng lên cao. Anh Triệu chết ngay trước mặt tôi. Đầu anh ngật sang một bên, máu ộc ra đầy miệng, gan ruột lòng thòng. Con trâu điên thản nhiên gặm cỏ ở bên. Thằng Tiến tái xanh tái tử bị anh Triệu gạt ngã xuống bờ ruộng đang lồm cồm bò dậy. Nhiều người chạy đến, có cả vài người mang súng. Một anh dân quân xả súng bắn như điên vào đầu con vật. Người trong xóm đổ ra rất đông. Bà Lâm dắt thằng Tiến vừa khóc vừa lạy anh Triệu. Bố Lâm, mẹ Lâm cũng khóc, quỳ xuống bờ ruộng lạy như tế sao. Mấy ông già trong xóm bàn bạc, cuối cùng bảo với mọi người đưa xác anh Triệu ra gốc cây trôi cổ thụ đã sống hơn chín trăm năm, trông xa tán xòe như mâm xôi, vòng gốc phải bốn người ôm mới xuể. Đêm xuống. Trên trời sao giăng chi chít. Tôi bỗng hoảng hốt y hệt buổi chiều khi ráng mỡ gà đột nhiên phản chiếu. Tôi nhận ra thế giới bao la vô cùng vô tận, bản thân tôi, sự sống và ngay cái chết đều là bé nhỏ và không có ý nghĩa gì.

Người ta đóng quan tài cho anh Triệu ngay bên gốc trôi. Lâm và mấy thanh niên trong xóm mang hương án lập bàn thờ. Trên bàn thờ có ảnh, bát hương, ngũ quả, cau trầu... Cả làng đổ ra bên gốc cây trôi. Có ai lại mang chiếu hoa ra trải trên đất để cho các cụ bà ngồi têm trầu. Dân quân đến gác, mang cả súng. Một bầu không khí vừa trang nghiêm, vừa thương xót, lại lo sợ nữa trùm lên tất cả. Người ta nhập quan anh Triệu vào lúc nửa đêm, đèn đuốc sáng rực một vùng. Mọi người đều chít khăn tang. Mẹ Lâm cũng đưa cho tôi một chiếc khăn tang. Tôi đoán chiếc khăn xé ra từ chiếc màn cũ ở nhà, trên khăn có vết khâu díu chỉ đen. Kèn trống tưng bừng, các bà, các chị và các em nhỏ khóc ròng. Tôi cũng đã khóc. Nhập quan xong, Lâm và mấy thanh niên về nhà bắt lợn, thổi xôi, thịt lợn, nấu nướng ngay bên gốc trôi. Khi trời sáng bạch thì xong mọi việc. Lễ tang anh Triệu tiến hành lúc tám giờ sáng. Lúc này mặt trời lên cao rực rỡ, ánh nắng chan hòa khắp cả cánh đồng. Các cụ ông, cụ bà và người trong xóm đứng xúm xít quanh quan tài. Học sinh xếp hàng ở trước mặt họ. Ông Miêu hiệu trưởng đọc điếu văn, người cứ run bắn lên. Tôi lắng nghe, hết sức ngạc nhiên khi biết anh Triệu không phải là người làng này. Bố mẹ anh ở Hà Nội, bố anh là bộ trưởng, mẹ anh sinh ra trong một gia đình trí thức tiếng tăm. Anh sống độc thân, đã ở làng này chín năm, anh chẳng bao giờ về thăm gia đình mình ở thành phố, nghe nói bố mẹ anh đã “từ” anh, bản thân anh chỉ là một giáo viên cấp một bình thường. Người ta chôn anh Triệu trong bãi tha ma của làng.

Trên mộ chỉ có mỗi vòng hoa trắng. Sau này, tôi đã dự nhiều đám ma người khác nhưng tôi hiểu rằng đây là đám ma duy nhất để lại trong tôi ấn tượng không thể phai mờ.

Người ta phải cảm ơn anh

người thầy giáo nông thôn

Anh là người khai hóa vĩ đại của nhân dân tôi
Đây mới là kiến thức tinh khiết
Cho dù nó vừa thô sơ,.vừa sai lầm,
lại vừa ấu trĩ nữa

Nó là a, b, c
ơi anh giáo làng

Anh phải làm việc với bọn ranh con thò lò mũi
Chúng không biết thế nào là tay phải, tay trái
Anh sẽ dạy chúng, phải không,
anh sẽ dạy chúng.

Tay phải thì vung cao
Còn tay trái đặt lên trái tim....
Anh sẽ dạy chúng, phải không, sẽ dạy chúng:
Đây là số không, là số một

Cờn mẹ thì không bao giờ được quên
Phía trước là chân lý
Rất có thể có nạn hồng thủy
Mà ngoài trái đất là thiên hà

Buổi chiều hôm ấy chỉ có Lâm mang trâu đi bừa, còn mọi người đều ở nhà. Mẹ Lâm làm cơm cúng anh Triệu. Chị Hiên vừa vặt lông gà vừa khóc, trên đầu vẫn vấn khăn xô. Mẹ Lâm bảo: Hiên này, mày bỏ khăn ra đi. Mình lòng thành, để tang anh ấy trong lòng. Còn người thiên hạ trông vào, chồng mày ở xa, tao trông cái khăn hãi lắm”. Chị Hiên bỏ khăn la khóc: “Lạy thầy giáo, thầy giáo sống khôn chết thiêng, phù hộ phúc đức cho gia đình em”. Bà Lâm bảo: “Thằng Tiến nhà này được ông giáo thế mạng. Tuy là người dưng nhưng hóa thần thánh trong nhà. Người đâu mà quý hóa thế?” Ông Miêu đang ngồi uống nước với bố Lâm. Ông Miêu bảo: “Anh ấy là cháu cụ giáo Đạt có chân trong nhóm văn thân ngày xưa, người bên Ninh Xá. Dòng họ ấy nhiều người hào kiệt lắm”. Bà Lâm bảo: “Khốn nạn con gái làng này, thế không đứa nào thương ông giáo à? Người thế mà chết không ai nối dõi thì có phí không?” Chị Hiên bảo: “Nghe nói trước có để ý đến cái Thu nhưng bị nó chê là lạnh lùng, triết lý, không tình cảm”. Bà Lâm bảo. “ Cha bố con đĩ, để tí nữa nó đến đây tao bảo. Các cô bây giờ chỉ thích nước sơn hào nhoáng, rồi rơi vào tay Sở Khanh mới biết thân”. Ông Miêu bảo: “Dòng máu hào kiệt ở nước mình cứ cạn dần vì mỹ nhân toàn rơi vào tay bọn Sở Khanh với Khuyển ưng cả. Tiếc lắm thay! “ Bố Lâm bảo: “Tôi cũng không thích triết lý”. Ông Miêu bảo: “Người ta triết lý để chết thì cũng phải bỏ qua thôi. ở nước mình, những cái chết ngẫu nhiên đáng sợ lắm. Mọi người đều phải vội vàng cả. Vội vàng như chẳng kịp... Đấy là thân phận anh Triệu”.


Cuối giờ chiều, cỗ bàn vừa xong thì bà Hợp bên hàng xóm đến kéo theo mấy bà mấy cô bên đội cấy. Bà Hợp gào thét từ ngoài ngõ. Bà Hợp bảo: “Ông Ba Đình ơi, ông ra mà xem con trai ông cày bừa ngoài đồng. Cày thì cày lỏi, bừa thì bừa dối. Chúng tôi mang mạ đến bắt đền ông đây”. Lâm từ trong nhà chạy ra đỏ bừng mặt. Bố Lâm hỏi: “Không cấy được à?” Bà Hợp bảo: “Cấy được thì chị em chúng tôi chẳng phải dến bắt đền ông”. Lâm bảo: “Cháu xin lỗi, cháu ham về ăn cỗ quá”. Bố Lâm quát: “Nằm xuống đây! Tao đánh ba roi để nhớ. Bà Hợp ạ, để tôi bảo cháu nó ra bừa lại cho bà”. Bố Lâm rút cái dây mây trên nóc nhà xuống. Lâm nằm phủ phục ở sân. Mọi người xúm lại ngăn. Bố Lâm bảo: “Các bà đi ra đi, để tôi dạy cháu. Làm ăn không cẩn thận, đánh để nhớ. Nó còn ra ngoài thiên hạ kiếm cơm, rồi quen thói lừa lọc thì ra làm sao”. Mẹ Lâm níu tay bố Lâm: “Tôi xin ông, đánh con nó nhẹ tay thôi”. Bố Lâm cầm roi bảo Lâm: “Tao đánh ba roi cho nhớ. Hai roi phải nhớ làm ăn cẩn thận. Một roi phải nhớ là con lão Ba Đình, đừng để bố mày bị thiên hạ chửi vào mặt”. Chiếc roi vút lên không trung, Lâm nảy người lên ba lần. Mẹ Lâm giằng roi trong tay bố Lâm mắng: “Rõ đồ vũ phu”

Lâm lồm cồm bò dậy chắp tay: “Con lạy bố”. Bố Lâm lầm lũi xuống bếp tháo trâu, vác bừa đi ra ngoài ngõ.

Chập tối, cái Khanh chạy về bảo: “Anh Lâm ơi, anh Hiếu có thư đây này”. Tôi ngạc nhiên, hóa ra thư của bố tôi. Bố tôi viết:

“Con thân yêu! Bố rất bực mình vì bố đi vắng thì mẹ tự tiện thả con về nông thôn. Tao xin báo cho mày biết, đồ chó, rằng nhà mày ở thành phố, tương lai của mày ở đấy!

Con ơi, con hãy nghe bố, con phải về ngay. Bố mẹ sẽ mở rộng cửa đón mày như đón đứa con nhẹ dạ, nhẹ dạ quá mức...

Bố của con”

Tôi sững người. Tôi đưa cho Lâm đọc thư. Lâm bảo: “Hiếu ơi, thôi mày về đi. Bố mày không đánh ba roi như bố tao đáu, với lời lẽ thế này thì ông ấy giết. Sáng mai có tàu năm giờ sáng đấy”. Sớm hôm sau, Chị Hiên dậy nấu cơm nếp rồi gói lá chuối cho vào túi tôi. Lâm hỏi: “Mày đi một mình được không?” Tôi gật đầu. Mọi người trong nhà đều như bận việc, có vẻ như không một ai để ý đến tôi. Tôi biết, tôi có quyền gì đòi hỏi mảy may lưu luyến ở họ: ở bà Lâm, bố Lâm, mẹ Lâm, Chị Hiên, cái Khanh, thằng Tiến...

Tôi rời thôn xóm ra đi. Trời còn tối lắm. Cánh đồng mờ mịt hơi sương. Tôi tự hỏi vì sao bố tôi lại đi coi tôi là người nhẹ dạ?

Sự nhẹ dạ của lòng người.
Tôi nhẹ dạ, anh nhẹ dạ, chị nhẹ dạ
Và em nữa, em thân yêu
Em nhẹ dạ quá chùng
Chúng ta đều nhẹ dạ ở cõi đời này
Tôi đã nhẹ dạ tin theo bố tôi
Tôi nhẹ dạ tin anh, tin chị
Và em nữa, em thân yêu
Em nhẹ dạ quá chừng
Trái tim em trong trắng thế
Và đôi môi em tinh khiết thế
Đôi mắt em buồn tái tê

Niềm tin kia...
Niềm tin chẳng giả thiết gì, chẳng điều kiện gì
Còn nếu tôi là quỹ dữ
Anh là quỹ dữ, Chị là quỷ dữ
Bố mẹ tôi là quỷ dữ
Sự nhẹ dạ của lòng người
Có chắp cánh cho chúng ta bay lên
Thiên đường không

Tôi cứ đi, đi mãi. Tôi băng qua cánh đồng, qua dòng sông. Mặt trời bao giờ cũng ở phía trước mặt tôi.
Tôi còn nhớ mãi... Năm ấy tôi mười bảy tuổi.

Xóm Nhài, thôn Thạch Đào, Tỉnh N.

Chuyện quý bà " Mua dâm"- Phần 4



Không thể chấp nhận được
Là một phụ nữ, chuyên gia tư vấn tâm lý Nguyễn Thị Kim Bắc (tổng đài 1088 TP.HCM) khá gay gắt khi đề cập tới việc phụ nữ mua dâm. Bà Bắc nói: “Vì nhu cầu tình dục mà đánh đổi phẩm hạnh của người phụ nữ thì không thể chấp nhận được”.
Theo bà Kim Bắc, ở góc độ người phụ nữ, bà cũng nhận thấy nhu cầu tình dục của nữ giới cao không kém nam giới. Dù người mua dâm là nam hay nữ đều đáng lên án. Tuy nhiên, nữ giới mua dâm không phù hợp với lối sống, văn hóa của người phụ nữ Á Đông. Trước ý kiến cho rằng, xã hội hiện nay, sự phân biệt giới tính đã giảm dần, phụ nữ có quyền bình đẳng như nam giới. Vậy tại sao đàn ông có thể đi mua dâm giải quyết nhu cầu sinh lý, còn phụ nữ thì không?
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Kim Bắc tỏ ra không đồng tình. Bà Bắc cho hay, dường như trong xã hội chúng ta luôn có sự mặc định rằng trai năm thê bảy thiếp chuyện thường, gái chính chuyên chỉ có một chồng... Những quan điểm này không còn phù hợp trong thời buổi hiện nay.
“Nhưng nếu một ngày phụ nữ đều “muốn ăn - bóc bánh - trả tiền” như đàn ông, thì còn đâu đạo đức, nhân phẩm người phụ nữ” , bà Bắc bày tỏ quan điểm. (http://us.eva.vn/tinh-yeu-gioi-tinh/khat-tinh-vo-cap-bo-voi-trai-tre-c3a130516.html; http://us.eva.vn/tinh-yeu-gioi-tinh/vang-nha-3-thang-vo-da-ngu-voi-trai-c3a130252.html)



Vì khát tình, vợ tôi cặp bồ với người đáng tuổi con, cháu mình (Ảnh minh họa) Khác với một số ý kiến lên án phụ nữ mua dâm, nhà tâm lý học Trịnh Trung Hòa cho rằng: “Cả người mua dâm và bán dâm đều sai pháp luật. Nhưng tôi không lên án người phụ nữ nặng nề hơn đàn ông mua dâm”, ông Hòa nói.
Vị chuyên gia tâm lý này cũng nhận định, đây chỉ là một việc cá biệt, không phản ánh bản chất người phụ nữ cũng như bản chất xã hội.
Theo BS Dương Đình Phúc, Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện 354, trong gia đình, nữ giới tuổi từ 35- 45 nhu cầu tình dục tăng cao, do hóc môn nữ giới tăng cao và hóc môn buồng trứng tiết ra nhiều trong khi đó nhu cầu tình dục của nam giới trong độ tuổi này giảm. Do đó, nhu cầu tình dục của hai vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn từ trong nội bộ và người phụ nữ có xu hướng tìm cách giải quyết nhu cầu tình dục.
Đáp ứng nhu cầu “tình một đêm” của “khách làng chơi” vốn là những quý bà sồn sồn lắm tiền và “máu” tình, “chợ tình” online xuất hiện với “bên bán” là “phi công” tuổi đời còn rất trẻ.
Nhộn nhịp “chợ tình” online
Theo tìm hiểu của chúng tôi, các quý bà có nhiều địa điểm để săn “hàng” nhưng thông thường họ có thể tìm “đối tác” ở quán bar hoặc tuyển “hàng” trực tiếp từ các web “đen”. “Chợ tình” online một mặt nhằm thỏa mãn cao hơn nhu cầu của quý bà, mặt khác nhằm qua mặt các cơ quan chức năng để dễ hoạt động hơn.
Sở dĩ quý bà thường xuyên lên mạng để săn “tình” vì “phi công” là “món” mới lạ, “đối tác” trẻ, khỏe lại biết cách chiều chuộng hơn những ông chồng đã lẩm cẩm, yếu ớt không đủ “đô”. Hơn nữa, sự vụng dại của các “phi công” đôi lúc tạo ra những trải nghiệm mới lạ kích thích sự tò mò của quý bà.
Thông thường, trước khi bước vào những “hợp đồng” tình ái, các đối tác thường trải qua giai đoạn làm quen, tìm hiểu nhau bằng những cuộc chuyện trò, tán tỉnh. Thậm chí là những lời mời chào, gạ gẫm “khó đỡ” tại những địa chỉ online.
Lượn qua một vòng thế giới ảo, chúng tôi thấy rất nhiều trang web được các quý bà quan tâm. Trong đó, các trang: Henho…, timbantinh…, tinhmotdem…thu hút hàng ngàn thành viên quý bà truy cập. Tại những địa chỉ này, nhiều cuộc nói chuyện mùi mẫn xen lẫn những màn ngã giá diễn ra sôi động như “chợ tình”.
Dưới tên tài khoản không có địa chỉ rõ ràng nên tất cả các cuộc nói chuyện của “phi công” và quý bà rất thoải mái. Chúng tôi tạo một tài khoản Nickname “Play_boy” và topic: “Tìm các chị ở TP.HCM để tâm sự, chia sẻ, không ràng buộc, giá rẻ, phục vụ nhiệt tình cả ngày và đêm. Không vui không tính tiền”.
Trang tin này đăng lên được ít phút, ngay lập tức có hàng chục tin nhắn gửi sang kèm theo số điện thoại, địa chỉ online để liên hệ gặp mặt. Ngay sau khi đăng đàn, một số điện thoại lạ gọi đến máy chúng tôi với nội dung hẹn hò ngay trong đêm, lúc này đã là 23 giờ 30 phút.

Nhiều trang web được các bà quan tâm, tại những địa chỉ này, nhiều cuộc nói chuyện mùi mẫn xen lẫn những màn ngã giá diễn ra sôi động như “chợ tình”. Đầu dây bên kia là giọng nói trong trẻo của một phụ nữ luống tuổi: “Em à! Chị em mình gặp nhau luôn nhé! Chị ở nhà một mình buồn quá, không biết tìm ai tâm sự. Em biết nhà thờ Đức Bà không?, chị em mình gặp nhau ở đó nha!”
Tôi lấp lửng: “Khuya rồi chị ơi, ngày mai mình gặp nhau được không?. Em đang ở gần Suối Tiên đi lại xa quá”. Chị ta nằng nặc: “Em cứ ra đó, chị không để em thiệt đâu. Ngoài những khoản thỏa thuận, chị sẽ “bo” thêm. Đến nơi gọi chị nhé!. Chị đang chờ…”.
Lộ mặt quý bà “ăn nem”
Nửa đêm, chúng tôi trong vai “phi công” đến gặp quý bà N.T.T. ở công viên gần nhà thờ Đức Bà. Vừa dừng xe, chị ta tiến đến gần hỏi khéo: “Em đến tâm sự với chị hả?”, tôi đáp: “Nhận được điện thoại, sợ chị đợi lâu tụi em lên xe liền. Bây giờ mình đi đâu tâm sự hả chị?”. “Đi đâu đó làm vài ly rồi đến khách sạn nhé!”, chị ta trả lời gọn lỏn.
Sau màn chào hỏi, chị ta quay sang phàn nàn: “Nhìn em “dây” thế này sao đáp ứng được nhu cầu của chị?”. Tôi trấn an: “Người gầy là thầy… chị cứ yên tâm. Em làm đâu ra đó, đủ “phê” là được chứ gì. Em đã thỏa thuận online, nếu không vui không tính tiền rồi mà!”. Chị ta cảm thấy yên tâm hơn với “hợp đồng” mua bán tình chớp nhoáng.
Trước khi bước vào “cầm lái”, các quý bà thường tìm đến các địa điểm ăn chơi “nạp” một số loại nước uống có cồn để “tăng ga” cho cuộc chơi thêm thú vị. Dẫn chúng tôi vào một quán ở quận 1, chị ta kêu bia và khui mấy lon cho màn dạo đầu đầy thơ mộng.
Sau khi đã chếnh choáng hơi bia, chị ta bắt đầu câu chuyện buồn: “Nói về kinh tế, chị chẳng thiếu gì. Sống trong nhung lụa hóa lại buồn tẻ. Ông xã nhà chị thường xuyên đi xa, lâu lâu mới về một lần. Ông ấy lớn tuổi mỗi lần chị muốn “yêu” thì ông tỏ ra khó chịu và bất lực. Nhiều lần như vậy, chị chán chường, cái “tuổi nó đuổi xuân đi” trong sự khao khát mỏi mòn”.
Để đem lại sự an toàn và thoải mái trong tình trường, các quý bà thường tìm đến những “phi công” để “ký kết” với đối tác theo kiểu “ăn bánh trả tiền”: “Nhiều lần chị muốn tìm mấy ông đứng tuổi để “yêu” nhưng sợ gặp rắc rối cho gia đình cả hai bên. Hơn nữa, mấy ổng cũng yếu xìu không đem lại cảm giác mới lạ, hấp dẫn. Vậy nên tìm đến mấy em là an toàn hơn cả”.
Thấy chị ta đã tây tây, hừng hực, chúng tôi lấy cớ nghe điện thoại từ một người bạn và được anh bạn giải cứu khỏi “lưới tình” của quý bà trong đêm vắng.
Không chỉ có những quý bà thích “ăn bánh trả tiền” với “phi công” trẻ mà trong những góc khuất tại các công viên, quán quán bar luôn có nhiều quý bà chờ sẵn để thực hiện các “hợp đồng bay đêm” với “phi công”. Theo ghi nhận của chúng tôi, tại khu vực phố Tây (quận 1, TP.HCM) các tuyến đường Bùi Viện, Đề Thám, Phạm Ngũ Lão… có hẳn những “đội quân” da đen gốc Phi chuyên phục vụ nhu cầu sinh lý cho quý bà hám của lạ.

Khóc cười khi “phi công trẻ" lái "máy bay bà già”


Khi yêu bà chị già Thúy Hường hơn mình tới 5 tuổi, anh Sơn (Hà Đông, Hà Nội) rất lo ngại. Tuy nhiên, chứng kiến không ít cặp đôi phi công - bà già sống rất hạnh phúc bên nhau, anh Sơn tạm yên lòng và hạ quyết tâm cưới người tình trong mộng.


Anh chia sẻ: “Tôi là người thực dụng. Tôi kết hôn với Hường vừa vì yêu, vừa vì hài lòng với bài toán cuộc sống. Hường hơn tôi 5 tuổi, cô ấy có sự nghiệp rất vững chắc. Chẳng cần đến đồng tiền của tôi, thu nhập của cô ấy thừa sức lo lắng được cho gia đình và có một khoản không nhỏ gửi tiết kiệm. Hơn nữa, cô ấy rất chững chạc, không nhõng nhẽo, ỉ ôi như mấy nàng xì tin khác. Ở bên cô ấy, tôi có cảm giác rất yên tâm và thoải mái”.


Và anh tin chắc rằng, một “bà già” như Hường sẽ mang lại cho anh cuộc sống hạnh phúc, êm ấm và đầy đủ. Điều anh mong muốn cuối cùng cũng đã đến. Tuy nhiên, đi kèm với nó là bao rắc rối nảy sinh.


Từ khi lấy vợ, anh sợ nhất là mỗi lần giỗ Tết. Khi ấy, cả họ hàng tụ tập ở nhà bác trưởng. Thế là bao tình huống dở khóc dở cười xảy ra. Khổ nhất là cậu bé vài tuổi cũng có thể “hành” được anh.


Hôm đó, thằng bé 8 tuổi con nhà ông chú họ đang gặm đùi gà. Thấy anh, cu cậu vội chạy ra chào “Anh về rồi ạ?”. Sau đó, cu cậu quay sang vợ anh: “Cháu chào cô. Cô là dì anh Sơn ạ?”.


Câu hỏi vô tư của thằng bé khiến anh choáng váng. Làm sao cậu nhóc có thể nhầm vợ anh thành dì ghẻ của anh được cơ chứ (Bố anh mới lấy vợ hai được vài tháng). Sau sự nhầm lẫn của cậu bé, được thể, thanh niên trong họ lại ùa vào trêu chọc anh chị.


Anh Thảo (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng gặp phải nhiều rắc rối khi lái "máy bay bà già". Nhưng rắc rối này lại phát sinh từ chị Thoa - vợ anh.


Trước khi yêu và lấy nhau, anh vốn là cấp dưới của vợ nên với chị, anh luôn như một cậu nhân viên chân ướt chân ráo bước vào công ty. Chính vì vậy, tư tưởng “bắt nạt” luôn thường trực trong đầu chị.


Ở nhà, chị suốt ngày chỉ đạo anh phải làm cái nọ, cái kia trong khi chị rung đùi xem ti vi. Anh “phát biểu ý kiến” thì chị gạt phăng đi với lý lẽ: “Em làm bao nhiêu việc, mệt rồi, có còn trẻ trâu như anh đâu. Anh còn sức khỏe, anh phải đỡ đần vợ chứ”.


Thế là dù ấm ức nhưng anh vẫn lụi cụi đi lau dọn nhà cửa. Nhưng dẫu sao, cục tức này cũng dễ nuốt. Điều anh cáu hơn cả chính là khi ở nhà, chị xưng anh em ngọt xớt. Nhưng khi ra đường, chị quay ngoắt thái độ. May mắn lắm thì chị gọi tên, còn lại, chị toàn nói trống không: “Lấy hộ cái mũ với”, “Đi đường thẳng ấy”…Anh hiểu cảm giác của chị. Vì chị già hơn anh nên ở cơ quan, mọi người hay trêu đùa. Những câu kiểu như “Thoa ơi, em mày đến rồi” hay “Thảo ơi, tao mượn ''máy bay' đi du lịch vài hôm nhé…”.

Gặp kiều nữ chồng con đề huề vẫn bán dâm tiền triệu

Không thuộc hàng “chân dài” non trẻ, song bù lại Nguyễn Thị Diễm Hương có một làn da trắng mịn cùng gương mặt cuốn hút. Thế nên dù đã có chồng con, cô nàng ấy vẫn kiếm tiền triệu sau mỗi lần bán dâm.





Thiếu phụ bán dâm giá cao, kiêm môi giới lúc tòa nghị án.

Hôm qua (22-5), tại trụ sở UBND phường Giang Biên, TAND quận Long Biên đã mở phiên tòa xét xử lưu động đối với Nguyễn Thị Diễm Hương (SN 1982, trú ở phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), bị VKSND cùng cấp cáo buộc phạm tội “Môi giới mại dâm”, quy định tại khoản 1, Điều 255-BLHS. Bị cáo đến hầu tòa trong bộ dạng khá sành điệu và không phải chịu sự dẫn giải của lực lượng cảnh sát tư pháp.


Cáo trạng truy tố thiếu phụ này thể hiện, tối 28-1 vừa qua, Đỗ Hữu Cường và Đỗ Đức Tiến (đều trú ở Kim Động, Hưng Yên) hùn tiền, rủ nhau đi tìm “gái” để thỏa mãn nhu cầu. Vì quen biết với Nguyễn Thị Diễm Hương từ trước nên Tiến gọi điện và nhắn tin đặt vấn đề mua bán dâm. Hương đồng ý và rủ thêm Nguyễn Thị Phương (SN 1991, cũng trú ở quận Hai Bà Trưng) cùng tham gia. Thế rồi, Hương bảo khách mua dâm đến thuê phòng trước tại một khách sạn thuộc phường Ngọc Lâm, quận Long Biên và sau đó thông báo lại số phòng cụ thể cho cô ta biết. Ngay khi đón taxi đến địa điểm hành lạc, Hương ra giá với khách, bản thân cô ta sẽ chỉ nhận 3 triệu đồng, còn Phương thì được hưởng “3 vé” (300USD) cho lần “vui vẻ” này.


Nhận được tin nhắn từ số điện thoại của Tiến, 23h cùng ngày, Hương cùng cô bạn đã tìm đến khách sạn mà khách mua dâm đang chờ sẵn. Gặp nhau tại phòng 201 của khách sạn, Tiến cùng Cường trả cho Phương “3 vé”, tương đương 6 triệu đồng và trả cho Hương 3 triệu đồng phí mua dâm. Ngoài ra, vì Hương có công chắp mối cho Cường và Phương thành một cặp nên được Tiến thưởng thêm cho 3 triệu đồng nữa. Cất tiền vào túi, Phương ưỡn ẹo dắt tay Cường sang phòng bên cạnh, còn Hương và Tiến thì ở lại phòng 201 để quan hệ tình dục với nhau. Tuy nhiên, giữa lúc hai cặp đôi này đang “mây mưa” thì bị lực lượng CAQ Long Biên kiểm tra, phát hiện đưa về trụ sở làm rõ.


Tại phiên tòa, bị cáo Hương không thành khẩn thừa nhận việc được hưởng lợi khoản tiền dẫn dắt cô bạn đồng nghiệp ở vụ án này với lý do đó là tự Tiến thưởng thêm. Việc Phương đi bán dâm cùng bị cáo là do cô gái kia chủ động đề nghị Hương cho đi theo, bởi vào thời điểm Tiến đặt vấn đề mua bán dâm, Hương và Phương đang đi xem phim cùng nhau. Cũng theo trình bày của bị cáo, cô ta và Tiến tình cờ quen biết nhau trước khi hành vi phạm tội diễn ra chừng 2 ngày. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, Hương luôn được vị khách hứa hẹn tặng quà, rủ đi ăn uống và mua sắm đồ dùng cá nhân. Trước vành móng ngựa, Nguyễn Thị Diễm Hương luôn quanh co nhằm chối bỏ vai trò môi giới mại dâm. Chỉ đến khi HĐXX công bố tất cả các lời khai của những người liên quan đến vụ án và của cả bản thân bị cáo tại CQĐT thì thiếu phụ bán dâm giá cao mới thừa nhận hành vi phạm pháp. Nói lời sau cùng, Hương khẩn khoản: “Hiện bị cáo đang nuôi con nhỏ, không công ăn việc làm và đang sống ly thân với chồng nên cầu mong tòa án xem xét, mở lượng khoan hồng”.


Trước tòa, nhân thân của bị cáo cũng được làm rõ. Năm 2007, Hương từng bị CATP Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn xử phạt hành chính về hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy. Tại thời điểm phạm tội, bị cáo có con đẻ 12 tuổi và người chồng không hôn thú. Bày tỏ quan điểm tại phiên xử, đại diện VKS cho rằng tuy bị cáo không hoàn toàn nhận tội, song căn cứ vào lời khai của những người liên quan cùng các chứng cứ thu thập có đủ cơ sở để khẳng định Nguyễn Thị Diễm Hương đã phạm tội như cáo trạng truy tố. Sau khi cân nhắc mọi tình tiết liên quan, TAND quận Long Biên đã quyết định tuyên phạt Nguyễn Thị Diễm Hương 18 tháng tù về tội “Môi giới mại dâm”.(Tên người liên quan đã thay đổi)


Theo Minh Long - An ninh thủ đô

Kỹ nghệ bán dâm online của gái miền Tây
Khắp miền Tây, từ Long An đến Cao Lãnh, Rạch Giá - Phú Quốc.., kỹ nghệ bán dâm của gái miền Tây đã ngày càng phát triển, đang lan rộng một cách âm thầm tại nhiều địa phương do thói ăn chơi đua đòi và nhu cầu hưởng thụ tăng cao mà gái miền Tây lại ngày càng trở nên dễ dãi hơn, thoáng hơn trong chuyện tình dục.Hầu hết gái mại dâm ở Saigon + VN hiện nay là gái miền Tây.
1,5 triệu đồng/lượt, “tú ông” Tạ Ngọc Nam (SN 1975, trú quận 3) chỉ trả cho gái bán dâm… 350.000 đồng, số còn lại các “chân rết” trong đường dây này ăn trọn. Đây là thông tin được Công an quận 3 TP.HCM khám phá sau khi phát hiện, triệt phá một đường dây môi giới bán dâm ngày 7.3. Hồ sơ ban đầu xác định, Nam làm bảo vệ cho một phòng trà ở quận 3. Quá trình làm việc, Nam quen biết nhiều người sẵn sàng chi tiền triệu để mua dâm những cô gái mới lớn, trẻ đẹp. Vì vậy, Nam thành lập thêm 4 “chân rết” khác để tuyển chọn, thu nạp những cô gái từ miền Tây lên TP.HCM bán dâm.

Quản lý, triệt xóa mại dâm vẫn là bài toán khó đối với TP.HCM Theo Minh “Toét” - một tay anh chị khu vực quận Gò Vấp, quận 12, sở dĩ bọn Nam bị bắt vì “non nghề”, lại ăn “bẩn”, gái bán dâm bị hành hạ nhiều nên “xì”, chứ đám “rau xanh” 18-19 tuổi, nếu động viên tiếp khách chu đáo, tiền bo hay cà phê với khách, chủ lấy ít, gái bán dâm này chẳng dại gì… đập vỡ nồi cơm.
Minh “Toét” cho biết thêm: "Ở Sài Gòn có những đường dây 'cò' tại các bến xe, khu nhà trọ gần các KCN, các nhà máy, công ty đông lao động phổ thông. Đám này làm “xe ôm” có nhiệm vụ dụ dỗ những cô gái từ quê lên TP.HCM xin việc, hay những cô chán lao động chân tay lại thích kiếm nhiều tiền, ăn mặc đẹp... Lúc đầu 'đào' chỉ có mỗi việc ghi thực đơn, bưng bê trong quán, sau thì chuyển sang ăn mặc hở hang, khách trêu ghẹo, dần dễ dãi, thế là đưa chân vào… mại dâm".



Chính suy nghĩ lệch lạc này đã khiến KA, trong phút buông thả, đã đăng thông tin của mình lên Zorpia (ảnh minh họa) Không chỉ mấy cô ít học, KA, một cô gái học ĐHKT hẳn hoi, thông minh và xinh đẹp. Song như KA than thở: “Đẹp mà nghèo thì làm sao khi ra trường, kiếm được việc…”. Chính suy nghĩ lệch lạc này đã khiến KA, trong phút buông thả, đã đăng thông tin của mình lên Zorpia: Da trắng. dễ thương. SV năm 3, đang ở trọ Q3. Tính tình vui vẻ, hòa đồng. Sở thích: phiêu lưu, tự do, không thích ràng buộc. Tìm bạn nam không phân biệt tuổi tác. Yêu cầu tôn trọng riêng tư cá nhân. Rất mong được làm quen cùng các anh có nhu cầu kết bạn tâm sự. LH: nkasg2013@gmail.com...
Và KA đã bước vào nghề bán dâm chuyên nghiệp trong đường dây chuyên núp bóng dịch vụ massage GSGcoporation… với lịch tiếp 2-3 khách/ngày. Tuy nhiên sau này phát hiện đám phụ trách đường dây chẳng làm gì mà vẫn “chặt” 50%, KA quyết định “làm ăn riêng” với các mẩu tiếp thị trên nhiều trang mạng xã hội. Khác với KA, TM - một cô gái 21 tuổi, xinh đẹp, có học thức lại chọn cho mình cách… tiếp thị thân xác rất… cao thủ. TM dò những số điện thoại trên các trang báo và tìm vài doanh nhân trẻ, rồi điện thoại làm quen. Nguyễn Văn Thắng, một chủ thầu xây dựng ở quận Gò Vấp kể lại: Một lần đi làm về mệt, thì nhận được cuộc điện thoại bất chợt: “Em là M, anh có nhớ em không? Anh em mình gặp nhau nhé. Em muốn đi chơi cùng anh…”.
Thắng bảo, lúc đầu thấy hay hay, cũng “tám” cho đỡ buồn; khi gặp, cô này đúng là rất thú vị, song sau khi đường ai nấy đi, mấy tháng sau, cứ nửa đêm thì M điện thoại dựng Thắng dậy, đang đi chơi với người yêu cũng bị quậy phá… M từng tâm sự với Thắng, được những chàng trai trẻ, giỏi giang như Thắng cặp bồ, vừa nhiều tiền, không sợ bệnh tật, không sợ những đứa “phàm phu tục tử” hành hạ mà vẫn có cuộc sống an nhàn… Thế mới biết, khi đã “dính” với những cô gái ăn sương lắm trò, nhiều chiêu tiếp thị đến tận buồng ngủ kiểu này, đâu dễ tay chơi nào thoát được dư vị thèm của lạ, và khi đã bị giăng bẫy, khó lòng thoát, có khi tan cửa nát nhà.
Tăng cường quản lý cách nào?
Ông Lê Văn Quý, Phó Chi cục trưởng Chi cục Phòng chống TNXH TP.HCM cho biết: Sau khi Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực, quy định không quản lý hay đưa người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh đã dẫn đến, tệ nạn mại dâm ở thành phố phức tạp trở lại. Với hơn 15.000 gái mại dâm “hành nghề” và đa số họ thường ở các tỉnh khác đến TP.HCM, lại thường xuyên thay đổi chỗ ở nên rất khó tuyên truyền giáo dục. Bên cạnh đó, tỷ lệ mù chữ của gái bán dâm chiếm gần 40%, 65% bị các bệnh xã hội, HIV/AIDS nên dù họ có “đoạn tuyệt” với nghề, cũng rất khó kiếm việc làm.
Vấn đề là tìm ra biện pháp hỗ trợ, giải quyết việc làm cho những người từ bỏ nghề thông qua sự liên kết của tất cả các tỉnh, thành phố từ Nam Trung bộ đến Tây Nam bộ chứ không phải chỉ là công việc riêng của TP.HCM… Bà Nguyễn Thị Huệ, cán bộ Ủy ban Phòng chống AIDS TP.HCM chia sẻ: "Với 30.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội như vũ trường, karaoke, nhà hàng, khách sạn, xông hơi xoa bóp, hớt tóc thanh nữ, spa… chưa kể khoảng 5.000 cơ sở kinh doanh không có đăng ký, tệ nạn mại dâm ở TP.HCM đang ngày càng trở nên khó kiểm soát, phức tạp và tinh vi hơn. Việc 'gom' các điểm kinh doanh 'nhạy cảm' vào một vài khu vực nhất định có thể là giải pháp tăng cường quản lý chặt chẽ đối với người mại dâm. Song song đó là sự kết hợp đồng bộ các giải pháp hỗ trợ các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe phòng ngừa giảm tác hại… nhằm góp phần ngăn chặn tệ nạn mại dâm hoạt động tràn lan ngoài cộng đồng". Chuyên gia tâm lý Lý Thị Mai - Viện KHXH&NV TP.HCM cũng cho biết, những biến tướng trong các mục kết bạn, CLB làm quen, cộng đồng… trên vài tờ báo thương mại ở TP.HCM, hay trên các trang mạng xã hội, với sự tiếp thị công khai của gái bán dâm đã làm méo mó những nét văn hóa và nhân văn trong các chuyên mục kết bạn mà vốn dĩ đã là góc tâm hồn không thể thiếu trong cuộc sống. Đừng vì lợi nhuận mà để những thông tin khêu gợi, thậm chí dung tục này đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó, các ban, ngành liên quan cần nghiên cứu đưa ra quy chế kiểm soát thông tin, tuyên truyền nâng cao giáo dục cho cộng đồng về những chiêu thức mới, mánh khóe mại dâm để xã hội cùng lên án, bài trừ và tìm cách triệt xóa những hiện tượng xã hội không lành mạnh này: "Máy bay bà già" 67 tuổi kết hôn với chàng "phi công" 29 tuổi (http://afamily.vn/chuyen-la/may-bay-ba-gia-67-tuoi-ket-hon-voi-chang-phi-cong-29-tuoi-2013041204393154.chn); “ông ăn chả, bà ăn nem”(http://giadinh.net.vn/gia-dinh/tham-cung-bi-su-317-ong-an-cha-ba-an-nem-20120227082133604.htm); Nữ giáo viên đòi “quan hệ tình cảm” với học sinh mới 15 tuổi,Chồng ngủ với gái, tôi ngủ với trai (http://us.eva.vn/eva-tam/chong-ngu-voi-gai-toi-ngu-voi-trai-c66a134964.html),Vợ ngoại tình với hai người đàn ông(http://us.eva.vn/eva-tam/vo-ngoai-tinh-voi-hai-nguoi-dan-ong-c66a80654.html),etc...

Tôi nhắm mắt để vợ đi... mua dâm

Cho dù đau khổ nhưng tôi đã nhắm mắt làm ngơ để vợ mình đi với trai bao. Chỉ vì muốn bảo toàn gia đình. Vợ tôi là một phụ nữ đẹp...

Tuy ngoài 40 nhưng cô ấy vẫn còn cân đối, rắn rỏi. Cô ấy cũng là người năng nổ, tháo vát, giúp đỡ tôi trong việc làm ăn buôn bán. Chúng tôi đã cưới nhau 22 năm, có 2 đứa con đã vào đại học. Gia đình nhìn bề ngoài thì vô cùng hạnh phúc, đầy đủ.


Tuy nhiên, tôi và cô ấy đều âm thầm gánh nỗi đau suốt 5 năm nay. Tôi rất cao to, khỏe mạnh nhưng điều trị đái tháo đường đã 10 năm nay, đã thế còn bị huyết áp cao. Do uống thuốc điều trị cả hai bệnh dài ngày nên chuyện giường chiếu của tôi ngày càng yếu. Thời trai trẻ, tôi có thể hừng hực mỗi ngày một lần, thưa vắng cũng “giao ban" với vợ tuần vài ba bận.




ôi chấp nhận vợ tôi đi với trai bao vì muốn bảo toàn gia đình (ảnh minh họa).



Nhưng từ khi có bệnh, tôi chỉ có thể “góp gió thành bão” vài tuần một lần, đạn bắn cũng èo uột, lúc nổ, lúc xịt, lúc chưa bóp cò đã hết sức. Không ít lần, vợ tôi cứ lén lén quay mặt vào tường thở dài. Cô ấy cũng thường xuyên cáu giận tôi vô cớ. Bệnh tật khiến ham muốn của tôi cũng giảm, nên tôi không có những cơn bức bối dày vò. Nhưng lòng tự ái của đàn ông cũng khiến tôi cảm thấy bị xúc phạm. Tuy hiểu nỗi khổ sở của vợ khi tuổi xuân còn phơi phới nhưng không ít lần tôi lăng mạ, chửi bới cô ấy là “đàn bà lăng loàn”. Nhưng sau đó, tôi lại ôm vợ tôi khóc lóc, hối lỗi, cầu xin cô ấy đừng bỏ tôi, khiến con cái phải xẻ đàn tan nghé. Còn vợ tôi hết khóc lại cười, nói rằng cô ấy vẫn yêu tôi nhưng cô ấy khá bức bối, khổ sở vì không được thỏa mãn.


Một thời gian sau, tôi thấy vợ tôi đỡ buồn bực, cô ấy vui vẻ, hay cười, hay hát, còn chăm sóc chồng con hết sức chu đáo. Còn tôi thì lại thấy ngờ vực, tôi rất lo lắng vợ tôi đi cặp bồ, say mê tình yêu mà bỏ bố con tôi. Thế là một ngày, khi thấy vợ ăn mặc đẹp, bảo tôi đi gặp bạn bè, tôi lẳng lặng đi theo cô ấy. Tôi thấy cô ấy đến một quán café cùng với một người bạn gái, một lúc sau thì đi ra cùng với một người đàn ông. Hai người dẫn nhau vào nhà nghỉ.


Thú thật, trong lòng tôi mặn đắng. Tối đó, tôi đã tát vợ, lăng mạ cô ấy đủ điều. Vợ tôi khóc ngất, quỳ sụp xuống dưới chân tôi. Khi tôi bình tĩnh lại, cô ấy gạt nước mắt mà bảo: “Em chỉ đi với trai bao thôi. Bóc bánh trả tiền. Em vẫn muốn sống với anh và các con, vẫn muốn gia đình được yên ấm. Em không muốn cặp bồ mà chỉ coi đó như giải pháp để xoa dịu cơn khát trong lòng. Rồi lại về với chồng con. Nếu anh hiểu thì hãy để em sống như vậy. Còn nếu anh ghê sợ, thấy em bẩn thỉu, không đáng tha thứ, chúng ta chia tay”. Cô ấy cũng hứa sẽ không làm vậy nữa, nhưng tôi phải tin cô ấy.


Chắc mọi người cũng biết giải pháp của tôi. Tôi cũng không tin rằng vợ tôi sẽ không bao giờ “bóc bánh trả tiền” nữa, nhưng tôi cũng “mũ ni che tai”, giả vờ không biết. Tôi chấp nhận vợ mình đi gặp trai bao mỗi tháng vài lần, sau đó trở về làm một người vợ đảm đang, dịu hiền.


Tôi khổ, nhưng tôi biết vợ tôi cũng khổ. Nhưng làm gì có giải pháp gì cho gia đình của tôi bây giờ. Tôi thà như thế còn hơn để vợ tôi cặp bồ, yêu đương với người đàn ông khác, dâng cả hồn cả xác cho hắn ta. Dù gì, tôi vẫn có được tâm hồn, được tấm lòng của cô ấy. Tôi cũng vì hạnh phúc của cô ấy và hạnh phúc của tôi. Tôi nghĩ, chẳng ai muốn phải đi mua dâm, nhưng mỗi nhà mỗi cảnh.
 
Nguồn: Dân Việt

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Vụ Trương Duy Nhất & tư duy của các "nhà dân chủ"


Bức ảnh chúng tôi đăng dưới đây là hình chụp 1 bài viết trên trang Dân Luận với tiêu đề Các blogger nghĩ gì về vụ bắt giam blogger Trương Duy Nhất? Đây là trang web khá nổi tiếng do TS Nguyễn Công Huân (hiện đang sống ở Đan Mạch) sáng lập và điều hành. Bài viết này cũng do chính TS Nguyễn Công Huân tổng hợp trên cơ sở lựa chọn những ý kiến của các "nhà dân chủ" trên mạng. Hẳn là không phải ngẫu nhiên khiến vị tiến sỹ chủ trang này lại trịnh trọng đặt 2 ý kiến của 2 "nhà dân chủ" lên đầu danh sách? Chắc đó là những ý kiến phù hợp nhất, tâm đắc nhất với vị tiến sỹ- chủ trang Dân Luận? Bài tổng hợp này cũng được Đài BBC, blog quechoa và nhiều blog đăng lại. Đây, hình chụp 2 ý kiến ấy của 2 "nhà dân chủ" Nguyễn Anh Tuấn (Nam Mô) và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm):



Thật lạ kỳ với lý luận, với tư duy của các "nhà dân chủ"!? Tại sao các vị lại có thể "không quan tâm ông Nhất viết đúng hay sai" và "dù ông Nhất viết cái gì đi chăng nữa" nhưng khi chính quyền bắt giam ông Nhất thì chắc chắn là chính quyền sai?
Vậy các vị giải thích sao đây khi ở Mỹ- một đất nước với "nền tự do" chắc không còn "non trẻ", vừa mới đây thôi, có cu cậu học sinh trung học chỉ vì mấy câu rap nghêu ngao vớ vẩn, "chém gió" trên mạng internet, vậy mà cu cậu bị cảnh sát Hoa Kỳ tống giam, hiện đang đối mặt với bản án 20 năm tù?
Phải chăng "chẳng cần biết đúng hay sai" nhưng cứ chửi chính quyền cái đã mới đúng "chất" dân chủ? Vậy có người từng nhận xét đây là chứng bệnh "hoang tưởng chính trị", người khác lại cho đó là chứng "rân trủ bại não"... liệu có oan hay không? Và, một khi vị tiến sỹ- chủ trang Dân Luận lại tâm đắc nhất với những ý kiến này thì có nên xếp TS hải ngoại Nguyễn Công Huân ngang cơ với TS quốc nội Nguyễn Xuân Diện hay không nhỉ?
Lê Hương Lan

Tư liệu : MỘT SỐ BÀI VIẾT CỦA TRƯƠNG DUY 1 TRÊN TTXVA

  Trương Duy Nhất vi phạm Đ.258 BLHS?

Lời dẫn: Về vụ Trương Duy Nhất, có ý kiến cho rằng cơ quan an ninh có thể có những chứng cứ khác, ví dụ như bằng chứng v/v blogger này nhận tiền để làm theo chỉ đạo của Việt Tân chẳng hạn. Tuy nhiên, theo chúng tôi, suy diễn này không có cơ sở vì nếu vậy thì Trương Duy Nhất đã bị khởi tố về tội danh khác. Chúng tôi cho rằng, chính những bài viết của Trương Duy Nhất trên blog "Một góc nhìn khác" của ông ta đã đủ làm bằng chứng v/v ông ta vi phạm Điều 258 Bộ luật Hình sự. Vì blog "Một góc nhìn khác" hiện không truy cập được nữa, theo yêu cầu của bạn đọc Google.tienlang, chúng tôi xin chép về từ blog Canhsat4sao đường link một số bài viết của Trương Duy Nhất. Tất nhiên, trong số các bài viết của ông Nhất có một số bài đáng đọc, ví dụ như bài về vụ Mỹ Lai gần đây... ******


Chữ ký Nguyễn Thiện Nhân
Sinh nhật cụ Hồ

Chuyện lạ Mỹ Lai
Stop Nguyễn Bá Thanh
Bá Thanh, tướng Hưởng, con gái Thủ tướng và chân dài Ngọc Trinh
Tổng Bí thư và Thủ tướng nên ra đi
Đà Nẵng hậu Bá Thanh
Quốc hoa, đại sứ hay chuyện đái ỉa?
Từ Đồng Nọc Nạn đến Đoàn Văn Vươn
Thơ và cờ cho ngư dân
cú tát vỗ mặt trên trận chiến truyền thông
Khi Bộ trưởng Thăng răn dạy về “danh dự và xấu hổ”
Có một thứ rác khác: CÂY LÃNH TỤ!
Những điều ông Hồ Xuân Mãn học từ ông Hồ Chí Minh?
Thủ tướng viết chưa sạch lỗi chính tả
Băng rôn khẩu hiệu: một giá trị khác
Thủ tướng và quả bom 3000 tỷ Đà Nẵng
Có một ngành mang tên “Hồ Chí Minh học”
Góc nhìn : Miễn phí Mác Lê
Hãy đè đầu ông Thăng mà thu phí!
BÁO DỊCH BẬY BẠ: Đà Nẵng có phải là 1 trong 20 đô thị sạch nhất thế giới ?
Chỉ thị đảng dành riêng cho Tổng Bí thư?
Hội chứng “đồng chí X”
Nhà quê bàn chuyện nhóm lò và văn hóa dị
Chủ tịch nước và Thủ tướng lại phớt lờ không thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư ĐCS
Đất nước tôi
Những lời nói hay đã không còn hay nữa
Viết sau 3 cuộc làm việc với công an
STOP! Nhà tưởng niệm Hồ Chí Minh trên đền Hùng
Tập dân chủ 2: Bỏ “ơn đảng ơn chính phủ”
Bóng đá & đảng


- Tư liệu : TRƯƠNG DUY NHẤT TRẢ LỜI LỜI CẢNH BÁO CỦA TOM CAT

Nguồn: Chép từ blog Canhsat4sao

=====


Trích Bộ luật Hình sự:




Điều 258. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Lê Hương Lan

BẤT TUÂN DÂN SỰ HAY LÀ “PHẢN ĐỘNG”

Bài này sẽ nói với các bạn về một hình thức hoạt động chính trị mà trên nguyên tắc, ai cũng tham gia được, nhưng trong bối cảnh văn hoá chính trị Việt Nam, nên hay không nên ủng hộ, theo đuổi nó, là một quyết định cực kỳ khó khăn.


* * *


BẤT TUÂN DÂN SỰ HAY LÀ PHẢN ĐỘNG

Bối cảnh của bài viết này: Ở Long An vừa diễn ra một phiên toà thu hút sự chú ý của công luận, tại đó, hai em Uyên và Kha bị kết án tù vì tội tuyên truyền chống phá Nhà nước. Trong cáo trạng, hành vi cấu thành tội của các em bao gồm việc dán một lá cờ vàng ba sọc đỏ kèm khẩu hiệu kêu gọi chống cộng.

Dưới góc độ luật pháp, hành vi dán cờ vàng của Uyên và Kha không vi phạm bất cứ điều khoản nào của Bộ luật Hình sự. Dưới góc độ nhân quyền, việc hai em làm hoàn toàn thuộc phạm vi của quyền tự do biểu đạt. Dưới góc độ công lý, việc áp đặt một án tù rất dài lên hai thanh niên còn rất trẻ, lại chỉ vì những hành vi hoàn toàn không gây hại cho cộng đồng – so với việc kết án nhẹ hoặc bao che cho nhiều kẻ lạm quyền, tham nhũng, giết người v.v. – thể hiện sự tăm tối, tệ hại của công lý ở Việt Nam.

Nhưng, đặt luật pháp, nhân quyền và công lý sang một bên, xét trong bối cảnh văn hoá chính trị Việt Nam, hành động dán cờ vàng của Uyên và Kha có thể gây phản cảm cho “một bộ phận dư luận”, bất chấp động cơ yêu nước của hai em.  

Ở bài trước, các bạn đã biết rằng văn hoá chính trị hiểu đơn giản là môi trường tâm lý-xã hội mà trên đó nền chính trị vận hành. Khó mà mô tả văn hoá chính trị ở Việt Nam chỉ trong vài dòng viết, nhưng có thể thấy một trong các đặc điểm của nó là tâm lý nể sợ chính quyền, quan niệm rằng chính quyền luôn đúng, và mọi hành vi phản kháng, chống đối thì đều là “phản động”, “phản cảm”, “gây rối”, “có dụng ý xấu”, “phá hoại”. Mặc dù pháp luật không quy định cấm sử dụng cờ của chế độ cũ, nhưng dường như ai cũng nghĩ rằng dán cờ vàng ba sọc đỏ là hành động chống Đảng Cộng sản Việt Nam, chống Đảng thì tức là chống chính quyền, chống chính quyền thì… đi tù!

Nếu Mahatma Gandhi ở Việt Nam…

Vào những năm đấu tranh giành độc lập cho Ấn Độ, nhà hoạt động nổi tiếng, người mà toàn dân Ấn Độ tôn xưng là “Thánh” – Mahatma Gandhi (1869-1948) – đã phát triển một phương pháp đấu tranh mà ông gọi là “bất tuân dân sự phi bạo lực”, “bất bạo động” (tiếng Anh: nonviolent civil disobedience, tiếng Ấn: satyagraha). Đây là một hình thức hoạt động chính trị theo đó, người dân từ chối tuân thủ luật pháp của nhà cầm quyền để tỏ thái độ phản kháng và buộc chính quyền phải thay đổi chính sách hay một đạo luật cụ thể nào đó; sự bất tuân này hoàn toàn ôn hoà, không sử dụng vũ lực. 

Các biểu hiện của bất tuân dân sự khá đa dạng, tuỳ sự sáng tạo của người tiến hành. Như các bạn có thể đã thấy, nó bao gồm cả đình công, tẩy chay, biểu tình. Còn có việc bất hợp tác với cơ quan chính quyền, chẳng hạn, bằng cách nhất định không tuân theo đạo luật hoặc chính sách mà mình phản đối. Rosa Parks (1913-2005), người phụ nữ nổi tiếng của phong trào đòi quyền cho người da đen ở Mỹ, đã thể hiện sự bất tuân của mình đối với chính sách phân biệt chủng tộc bằng cách từ chối đứng dậy nhường ghế cho một người da trắng trên xe buýt – dù theo luật pháp Mỹ lúc đó thì xe buýt có quy định chỗ ngồi riêng cho dân da đen và dân da trắng. 

Bạn thấy đấy: Bản chất của bất tuân dân sự là chống lại những đạo luật, chính sách mà ta cho là bất hợp lý, bất công. Nói cách khác, đã thực hiện bất tuân dân sự, nghĩa là phải có hành vi vi phạm pháp luật. Như ở ta, gần như chắc chắn nó sẽ đi ngược với đường lối-chủ trương của Đảng, Nhà nước, và sẽ được gọi là phản động”.

Tại Ấn Độ trong những năm tháng giành độc lập, phong trào đấu tranh bất bạo động do Gandhi khởi xướng được hưởng ứng nhiệt liệt: Hàng nghìn người tuần hành, biểu tình ngồi, từ chối đóng thuế (để phản đối luật muối của chính quyền thực dân)... Khi bị cảnh sát đàn áp, họ vẫn nhất quyết giữ tinh thần phi bạo lực: Không chống cự, chấp nhận vào tù càng đông càng tốt. Mục đích của họ là thu hút chú ý và giành sự ủng hộ của cộng đồng. Cảnh sát càng hành xử tàn bạo thì sự ủng hộ dành cho phong trào bất bạo động càng có khả năng cao hơn. 

Tương tự, sự đàn áp của cảnh sát đối với những người phụ nữ đòi quyền bỏ phiếu đầu thế kỷ 20, với những người da đen chống phân biệt chủng tộc thập niên 1960, đã khiến cho ngày càng có thêm dư luận cảm thông và ủng hộ sự nghiệp của những nhà đấu tranh nhân quyền. Tác giả bài viết này cũng tin rằng, làn sóng phản đối chiến tranh Việt Nam hẳn là đã dâng cao ở Mỹ, khi các kênh truyền hình phát đi hình ảnh cảnh sát Mỹ cầm roi vụt toé máu một người biểu tình. 

Thế nhưng, nếu so với Việt Nam, thì ở đây có hai vấn đề: Thứ nhất là vai trò của hệ thống truyền thông (báo chí – truyền hình có được tuỳ ý lựa chọn thông tin, hình ảnh mà họ muốn sử dụng không?); thứ hai là… văn hoá chính trị (tâm lý xã hội có ủng hộ hoặc ít nhất là tôn trọng những người quan tâm đến chính trị không?).

Bạn hãy thử nghĩ về một ví dụ giả tưởng: Nếu Mahatma Gandhi ở Việt Nam thời nay và tham gia biểu tình ngồi trước cổng Quốc hội hay Toà án Nhân dân Tối cao, liệu hình ảnh ông có được phản ánh một cách đẹp đẽ trên truyền hình? Và liệu ông có được đông đảo người dân ủng hộ?

"Xin lỗi vì đã gây ra sự bất tiện này. Chúng tôi đang cố gắng thay đổi thế giới". 
(Ảnh không rõ nguồn trên Internet)

Bất tuân dân sự ở Việt Nam

Những năm gần đây, ở Việt Nam, có nhiều chính sách và đạo luật bất hợp lý hoặc gây tranh cãi, mà nếu ở trong một không gian văn hoá chính trị khác, rất có thể bất tuân dân sự đã xảy ra. Ví dụ như chính sách “toàn dân đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy”, được cụ thể hoá bằng Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày 19/6/2007 của Chính phủ.

Không bàn đến tính đúng đắn hay bất hợp lý của Nghị quyết này, ta có thể thấy đây là một chính sách gây tranh cãi. Ở trong một nền văn hoá chính trị khác, bất tuân dân sự hoàn toàn có thể xảy ra khi một nhóm người (ví dụ: những người kinh doanh mũ lưỡi trai, nón lá…) nhất định không đội mũ bảo hiểm khi ra đường, nếu bị công an bắt thì nhất định không nộp phạt, và viết bài, xuất hiện trên báo chí-truyền hình để tỏ thái độ phản đối.

Gần đây hơn, vào năm 2012, Bộ Công an ra Thông tư 27/2012 quy định áp dụng mẫu chứng minh thư nhân dân mới trong đó công dân phải khai báo cả tên cha mẹ. Đây là một chính sách không chỉ bất hợp lý mà còn thiếu nhân văn và đe doạ xâm phạm quyền riêng tư. Nếu ở trong một nền văn hoá chính trị lành mạnh, bất tuân dân sự hoàn toàn có thể xảy ra khi các công dân (ví dụ những người là con nuôi, con ngoài giá thú, con của bố/mẹ đơn thân) nhất định không làm chứng minh thư mới, hoặc nếu làm thì dán kín phần tên cha mẹ lại. Đó cũng là một hành động thể hiện sự phản kháng đối với một chính sách mà họ thấy không thể chấp nhận. 

Thật may là cuối cùng, Bộ Công an đã dừng “sáng kiến” này lại, nhưng đó không phải là vì kết quả của một phong trào bất tuân dân sự nào. 

Một ví dụ rõ hơn và đã xảy ra trên thực tế, là câu chuyện của “sinh viên tự thú” Nguyễn Anh Tuấn. Ngày 26/4/2011, ba tuần sau phiên sơ thẩm xét xử Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ vì tội “tuyên truyền chống phá Nhà nước”, anh Tuấn, lúc đó là sinh viên năm thứ ba Học viện Hành chính Quốc gia, đã gửi đơn cho Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao khẳng định anh có “tàng trữ” tài liệu mang nội dung chống đối Nhà nước và do đó cũng cần phải bị truy tố với cùng tội danh như ông Vũ. Trong trường hợp này, anh Tuấn thể hiện sự phản kháng đối với một điều luật xâm phạm tự do ngôn luận: Điều 88 Bộ luật Hình sự. 

Bên cạnh những ý kiến ủng hộ, anh Tuấn cũng nhận được một làn sóng lăng mạ trên mạng, cho rằng anh “thần kinh”, “hoang tưởng”, “thích chơi trội, đánh bóng tên tuổi” v.v.

Văn hoá chính trị có thay đổi được không?

Đến đây thì hẳn các bạn đã thấy là bất tuân dân sự chỉ có thể đạt kết quả nếu những người tham gia thu hút được sự chú ý và ủng hộ từ dư luận, mà muốn như thế thì lại cần hai điều kiện: 1. Hệ thống truyền thông độc lập (tương đối); 2. Nền văn hoá chính trị chấp nhận sự phản biện, phản kháng đối với chính quyền.

Và từ đó đi đến kết luận mà bài viết này hướng tới: Những nhà hoạt động ở Việt Nam, trong mọi lĩnh vực như tổ chức công đoàn, bảo vệ môi trường, bảo vệ nhân quyền, chống tham nhũng v.v. đều phải cân nhắc đến yếu tố “văn hoá chính trị” trước khi tiến hành bất cứ công việc nào có liên quan đến cộng đồng. Dù đó là biểu tình, khiếu kiện, đình công, tẩy chay. Dù đó là đi bộ diễu hành, đạp xe phản đối tăng giá xăng, tẩy chay công cụ tìm kiếm Cốc Cốc, hay dã ngoại nhân quyền, chặn cổng Quốc hội và Toà án Nhân dân để gửi đơn kiện. Suy cho cùng, làm chính trị là thực hành khả năng thuyết phục và vận động người khác, khả năng thu phục số đông.

Nhưng giả sử văn hoá chính trị hủ lậu đến cùng cực thì sao, không lẽ vẫn phải “điều chỉnh” theo nó? Cá nhân tác giả tin rằng văn hoá chính trị là cái có thể thay đổi, và “cân nhắc đến yếu tố văn hoá chính trị” không hề đồng nghĩa với chấp nhận thoả hiệp, né tránh. 

Khi tiến hành đấu tranh bất bạo động, Gandhi có bao giờ bị “một bộ phận dư luận” phản ứng miệt thị không? Chắc là có chứ, nhưng bạn hãy nhớ câu này của ông: “Đầu tiên họ phớt lờ bạn, sau đó họ cười nhạo bạn, sau nữa họ đánh bạn, và rồi bạn chiến thắng”.
 
( theo Blog Nhà báo)

Chuyện Quý bà " mua dâm"- Phần 3

20 USD/giờ
Nằm tại trung tâm TP.HCM, khu công viên 23-9 thuộc phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, từ lâu được biết đến là phố hành nghề mại dâm nam của một số thanh niên gốc Phi đang... lưu lạc ở TP.HCM.
21h đêm, khu phố Tây Phạm Ngũ Lão gần đó lên đèn rực rỡ; tuy nhiên một góc công viên 23-9, đoạn tiếp giáp với đường Phạm Ngũ Lão vẫn... tối thui, ánh đèn đường không lọt tới.
Khi chúng tôi đến đây, thấy có 2 nhóm gồm 7 người, đều là thanh niên da đen gốc Phi từ 20 - 30 tuổi, đang ngồi tán gẫu. Phút chốc có 1 “quý bà” đi xe tay ga tấp vào lề đường, 1 gã trai tách nhóm tiến đến. Họ nói với nhau đôi ba câu gì đó, ngay lập tức gã trai leo lên xe rồi vụt mất.

Một góc phố Tây ở TP.HCM .
Ông Hồ Nhất V, 54 tuổi, có thâm niên hành nghề “xe ôm” ở khu công viên trên gần 10 năm nay xác nhận, “đó là mấy gã thanh niên gốc Phi đang hành nghề bán dâm cho các bà và những người đồng tính”.  Ông V cũng cho biết, hằng đêm hành nghề ở đây, ông chứng kiến rất nhiều cảnh các quý bà đến mua dâm các gã trai ngoại quốc. Ở công viên 23-9 này có trên 10 thanh niên gốc Phi hành nghề mỗi đêm, với mức “đi khách” khá rẻ từ 15 - 20 USD/lần. Còn quý bà mua dâm thường đến đây bắt khách từ 21h đêm đến tầm 1-2h sáng, thường từ hơn 40 tuổi, thậm chí có người trên 60 tuổi. Theo sự hướng dẫn của ông V, chúng tôi ngồi phục kích bên lề đường Phạm Ngũ Lão. Chỉ 10 phút sau, một “quý bà” tầm 45 tuổi đi xe tay ga, ăn vận khá sang trọng, son phấn lòe loẹt, tấp đến. Cạnh đó nhóm 3 thanh niên gốc Phi đang trò chuyện rôm rả bỗng im bặt, 1 kẻ tách nhóm đến đứng trước đầu xe quý bà. Tuy nhiên quý bà này lập tức lắc đầu, chỉ vào 1 trong 2 gã trai đang ngồi phía trong. Gã thanh niên gốc Phi vừa đi bộ ra, như hiểu ý là không được chọn nên thất thểu quay lại, nhường khách cho đồng nghiệp. Người đồng nghiệp của anh ta tiến đến gần quý bà, họ trò chuyện mà chúng tôi nghe rõ được với nội dung đại ý rằng, quý bà hỏi giá bao nhiêu, anh ta nói “30 USD sẽ có 2 người”. Tuy nhiên quý bà nói chỉ cần 1 người, anh ta nói chắc “20 USD”. Lập tức bà này buông tiếng “ok”.
Gã thanh niên gốc Phi leo lên xe rồi quý bà phóng vọt đi. Chúng tôi đeo bám theo thì phát hiện 2 người họ đi vào khách sạn ở trên đường Cống Quỳnh, cách đó chỉ vài con phố ngắn. Một giờ sau khi chúng tôi còn “phục kích” ở công viên 23-9 thì thấy gã thanh niên gốc Phi quay lại với vẻ mặt bơ phờ, tiếp tục chờ đi khách.
Từ sân cỏ... ra công viên
Theo anh Nguyễn Văn H (nhân viên một khách sạn lớn đối diện công viên 23-9) thì quý bà mua dâm trai gốc Phi ở công viên này khá nhiều, không dưới 10 người/đêm. Hầu hết những thanh niên gốc Phi hành nghề ở công viên 23-9 là những người nhập cảnh vào Việt Nam bằng con đường du lịch để tìm kiếm cơ hội thành ngôi sao sân cỏ với thể lực dồi dào.
Thế nhưng cuộc chơi không như họ mong muốn, ban đầu khi bị các câu lạc bộ bóng đá không tiếp nhận sau vài tháng thử việc, họ sống bám vào các đồng nghiệp đi trước. Tuy nhiên được một thời gian, chính các đồng hương cũng… buông nên họ lang thang ra công viên 23-9 để kiếm sống bằng nghề bán… vốn tự có. Có trường hợp các gã trai này quá hạn thị thực, lưu trú nhưng vẫn lén lút ở lại Việt Nam để hành nghề một cách bất hợp pháp.Ông V còn kể cho chúng tôi nghe rất nhiều câu chuyện mà ông chứng kiến những thú quái đản của các quý bà. Ông kể, cách đây chưa đầy 3 tuần, trong khi đang chờ bắt khách như thường ngày, 1 bà tầm 50 tuổi đi xe máy đến tấp sát ông, trình bày… muốn vui với những gã trai gốc Phi đang túm tụm buôn chuyện gần đó, khổ nỗi bà không biết tí gì về ngoại ngữ. Thế là nhờ ông V với vốn tiếng bồi học được trong gần chục năm hành nghề ở phố Tây làm thông dịch viên bất đắc dĩ. Điều làm ông V nhớ mãi, quý bà nhờ ông thông báo… cần 2 gã trai đi vui vẻ, phục vụ một mình bà. 2 gã ra giá 45 USD, ông chuyển lời lại thì bà này đồng ý lập tức. Sau đó bà chở 1 gã, còn nhờ ông chở 1 gã đến ngay khách sạn nằm ở đường Bùi Viện cách đó 1 con phố. Lần đó ông được trả công 100.000 đồng. Ông V cũng kể, rất nhiều trường hợp là người đồng tính nam tìm đến đây mua vui, mà lượng quý bà cũng không ít. 2h sáng, khi chúng tôi còn lang thang ở công viên 23-9 thi thoảng cũng chứng kiến quý bà tầm 40 - 50 tuổi, đi xe tay ga đắt tiền tấp vào, có dấu hiệu đã uống rượu bia hay vui chơi ở nơi khác rồi mới đến đây. Sau vài câu xã giao, quý bà chở gã trai mất hút vào con phố Tây đông đúc gần đó.
Những “cung đường tình" quý bà
Theo tìm hiểu của P.V VietNamNet, hiện nay những cung đường nổi tiếng về mại dâm nam ở Sài Gòn phải kể đến là: Phạm Hữu Chí, Hồng Bàng, Triệu Quang Phục, Lương Nhữ Học, Nguyễn Chí Thanh, Hùng Vương (Q.5), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1), Hồng Hà (giáp ranh giữa Q.Tân Bình và Q.Phú Nhuận)...Ghi nhận tại những nơi này, hàng đêm từ 19h trở đi đến tận 2 - 3h sáng, trung bình có trên 10 gã trai tuổi đời từ 18 - 30 đứng bắt khách, đặc biệt tại đường Hùng Vương, có đêm trên dưới 30 gã trai đứng đường. 
quý bà; mua dâm; trai trẻ; sàn nhảy
2 thanh niên đang "gạ gẫm" 2 phụ nữ đi xe tay ga đắt tiền đi chơi ở đường Hùng Vương, Q.5, TP.HCM.
Theo tìm hiểu, giá bán dâm của những gã trai ở những khu trên khá rẻ, từ 200 - 300 ngàn đồng/lần đi khách.Trong đêm khi chúng tôi đi dọc đoạn đường Hồng Hà, hàng loạt các gã trai đứng huýt sáo hoặc mút miệng "chùn chụt" ra ám hiệu mời gọi. Thậm chí khi chúng tôi chạy xe sát vào lề đường, 1 gã trai chưa tới 20 tuổi gạ "đi chơi không anh?". Hỏi giá, gã nói chắc, "300 ngàn đồng 1 giờ".Ông T. (nghề xe ôm góc đường Hồng Hà - Hoàng Minh Giám) tiết lộ: "Chợ mại dâm nam tồn tại ở đây  nhiều năm lắm rồi…Khách mua dâm 80 - 90% là người đồng tính nam, thỉnh thoảng có các bà, các cô đứng tuổi".Riêng tại “chợ tình” trên đường Hùng Vương - được coi là khu mại dâm nam lớn nhất Sài Gòn hiện nay - xuất hiện cả gái bán dâm từ 17 - 18 cho đến hơn 50 tuổi, xen lẫn những gã trai chuyên nghề bán thân nuôi miệng. Khi chúng tôi tấp xe vào, 3 gã trai đứng rải rác cách nhau khoảng 10 - 20m, đổ xô lại giành giật, mời chào "đi chơi với em không anh?".Hỏi giá, cả 3 gã trai đều lần lượt nói rõ "250 ngàn". Giả vờ kỳ kèo trả giá 150 ngàn đồng, 1 trong 3 gã trai do dự rồi "ok" luôn. Hỏi chuyện mới biết gã này tên Q., 24 tuổi có thâm niên gần 2 năm đứng bắt khách dọc đường Hùng Vương. Q. cho biết, chuyên phục vụ những người đồng tính nam lẫn các quý bà. Tuy nhiên với quý bà, Q. và đồng nghiệp thường ra giá cao hơn từ 300 - 400 ngàn đồng/giờ.
Đến sàn khiêu vũ…ăn chơi: Theo lời  H, gã thanh niên từng có thời gian làm vũ công tại sàn khiêu vũ ở đường 3/2, Q.10 thì: “ra đường mua dâm, đó là những quý bà thường thường, muốn biết quý bà “săn tình” như thế nào thì nên đến những câu lạc bộ khiêu vũ”. 
quý bà; mua dâm; trai trẻ; sàn nhảy
Những quý bà tay trong tay với trai trẻ ở sàn nhảy và sau đó tàn cuộc là “vui vẻ” ở khách sạn
Theo chỉ dẫn của H., chúng tôi đã tìm hiểu về kiểu quý bà săn tình ở những điểm vui vẻ về đêm này.22h, sàn khiêu vũ nằm ở góc trung tâm văn hóa lớn trên đường 3/2, Q.10 vẫn hoạt động sôi nổi. Vừa bước vào, cảnh tượng trước mắt chúng tôi là gần 20 quý bà, tuổi từ gần 40 đến xấp xỉ 60, ôm sát rạt những vũ công 20 – 30 tuổi nhảy nhót nhiệt tình. Hết giai điệu nhẹ nhàng, nhạc công chuyển sang điệu nhạc sôi động khác. Quý bà từ ôm eo, tay trong tay với các trai nhảy, lập tức chuyển “tông” sang kiểu “bốc lửa”. Đáng nói có những bà, về tuổi có lẽ đã lên chức…bà ngoại, bà nội nhưng vẫn ăn vận mát mẻ, áo trễ lộ nửa ngực, váy ngắn chỉ gang tay, mỗi bước di chuyển theo điệu nhảy đều thấy lồ lộ… cả nội y.23h đêm, khi sàn nhảy vừa đóng cửa, chúng tôi thấy những quý bà và trai trẻ - từng cặp ra khỏi nơi này. Bám theo, phát hiện có những cặp đi vào khu khách sạn đường Sư Vạn Hạnh, nằm cách đó vài con phố. Theo H. thì hầu hết các vũ công làm ở các sàn khiêu vũ này đều kiêm luôn nhiệm vụ “đi khách” với các quý bà lớn tuổi, với mức trung bình thì từ 500 ngàn – 1 triệu đồng/lần. H. xác nhận trước đây cũng làm vũ công và không thoát được “cám dỗ” nên có 1 thời gian trở thành trai bao.Còn tại sàn khiêu vũ khác nằm trong khuôn viên 1 trung tâm văn hóa ở Q.5, đa phần là các quý bà người Hoa, có người trên 60 tuổi.Ở ngoài cổng trông khá quê mùa; ăn mặc thì xềnh xoàng; thế nhưng chưa đầy 5 phút vào nhà vệ sinh ở góc sàn nhảy, quý bà "lột xác" với áo váy bốc lửa và son phấn lòe loẹt.Sau giờ giải lao giữa suất nhảy 1 (từ 19 – 21h) và suất 2 (sau đó đến 23h đêm), tại hành lang là những câu chuyện gạ tình công khai của các quý bà với những gã trai trẻ bằng tuổi con mình. Một quý bà tầm 45 – 47 tuổi nói với một gã trai “đêm nay nhảy xong đi chơi…overnight với chị nhé, chồng chị lại đi công trình xa rồi !”. Gã trai chỉ đáp gọn “ok chị”. Đêm đó, khi sàn nhảy vừa tàn, quý bà và gã trai trẻ vọt lên taxi đi ăn khuya, rồi tiếp tục đến 1 khách sạn ở đường Nguyễn Trãi...H. giải thích việc thương lượng mua bán dâm của các quý bà và vũ công diễn ra rất nhanh gọn, thường là thời điểm “tay trong tay” dìu theo điệu nhạc hoặc giờ giải lao. Còn đối với các quý bà sành chơi, chỉ cần khi ra về, níu tay vũ công kéo đi là ắt hiểu chuyện gì sau đó! 
quý bà; mua dâm; trai trẻ; sàn nhảy
Chàng trai bán dâm cho quý bà bị cơ quan chức năng bắt quả tang đêm 19/5 ở địa bàn Q.5, TP.HCM.
Cũng theo H., các quý bà hay đến các sàn nhảy thường chọn cho mình 1 vũ công ‘ruột’ để dìu nhảy và đi vui vẻ tới bến, đến khi ‘chán chê’ thì mới đổi.H. tiết lộ mỗi vũ công sau mỗi bài nhảy được các quý bà “boa” 20 – 50 ngàn đồng, nếu đi khách thì mỗi đêm thu nhập tầm 1,5 – 2 triệu đồng là bình thường. Những vũ công này hầu như không có lương bổng hay bất kỳ khoản nào khác từ câu lạc bộ đang làm việc.Theo tìm hiểu, hiện ở Sài Gòn có nhiều sàn khiêu vũ chỉ để các quý bà và trai trẻ vui vẻ từ bước nhảy trên sàn đến khách sạn.Ngoài những sàn trên, phải kể đến là các sàn như: ở đường Kỳ Đồng (Q.3), đường Nguyễn Thị Minh Khai (Q.1), đường Trường Sơn (Q.Tân Bình)…Ở đó, có những cuộc “mua bán tình” vừa kín đáo nhưng cũng không kém phần công khai giữa các quý bà và những trai trẻ hư hỏng vì tiền…