Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Con đường của trái tim




Từ courage (dũng cảm) rất hay. Nó bắt nguồn từ gốc Latin cor, có nghĩa là “trái tim.” Cho nên dũng cảm nghĩa là sống bằng trái tim. Và người yếu đuối, chỉ người yếu đuối thôi, mới sống bằng đầu; sợ hãi, họ tạo ra an ninh của logic quanh bản thân họ. Hoảng sợ, họ đóng mọi cửa sổ và cửa ra vào – bằng thượng đế học, khái niệm, từ ngữ, lí thuyết – và bên trong những cửa sổ và cửa ra vào đóng im ỉm đó, họ ẩn trốn.

Con đường của trái tim là con đường của dũng cảm. Đó là sống trong không an ninh; đó là sống trong tình yêu, và tin cậy; đó là đi vào trong cái không biết. Đó là việc rời bỏ quá khứ và cho phép tương lai hiện hữu. Dũng cảm là đi trên con đường nguy hiểm. Cuộc sống là nguy hiểm và chỉ kẻ hèn nhát mới có thể tránh nguy hiểm – nhưng thế thì họ đã chết rồi. Người sống, thực sự sống, sống sinh động, bao giờ cũng sẽ đi vào trong cái không biết. Có nguy hiểm ở đó, nhưng người đó sẽ nhận mạo hiểm. Trái tim bao giờ cũng sẵn sàng nhận mạo hiểm, trái tim là kẻ liều lĩnh. Cái đầu là doanh nhân. Cái đầu bao giờ cũng tính toán – nó tinh ranh. Trái tim không tính toán.

Từ tiếng Anh courage (dũng cảm) này thật hay, rất thú vị. Sống qua trái tim là khám phá nghĩa. Nhà thơ sống qua trái tim và, dần dần, trong trái tim ông ấy bắt đầu nghe thấy âm thanh của cái không biết. Cái đầu không thể nghe được; nó ở rất xa với cái không biết. Cái đầu chất đầy những cái đã biết.

Tâm trí bạn là gì? Nó là tất cả những điều bạn đã biết. Nó là quá khứ, cái chết, cái đã qua rồi. Tâm trí không là gì ngoài quá khứ được tích luỹ, kí ức. Trái tim là tương lai; trái tim bao giờ cũng hi vọng, trái tim bao giờ cũng ở đâu đó trong tương lai. Cái đầu nghĩ về quá khứ, trái tim mơ về tương lai.

Tương lai còn chưa tới. Tương lai còn chưa hiện hữu. Tương lai mới là khả năng – nó sẽ tới, nó đang tới rồi. Mọi khoảnh khắc tương lai đều trở thành hiện tại, và hiện tại trở thành quá khứ. Quá khứ không có khả năng nào, nó đã được dùng rồi. Bạn đã đi khỏi nó rồi – nó đã cạn kiệt, nó là thứ chết, nó giống như nấm mồ. Tương lai giống như hạt mầm; nó đang tới, luôn tới, bao giờ cũng đạt tới và gặp gỡ với hiện tại. Bạn bao giờ cũng chuyển động. Hiện tại không là gì ngoài việc chuyển vào tương lai. Nó là bước đi mà bạn đã lấy; nó đi vào tương lai.

MỌI NGƯỜI TRÊN THẾ GIỚI ĐỀU MUỐN LÀ THẬT bởi vì chỉ cái thật mới đem tới nhiều niềm vui thế và dư thừa thế của phúc lạc – sao người ta phải là giả? Bạn phải có dũng cảm để có cái nhìn sâu sắc hơn chút ít: Sao bạn sợ? Thế giới này có thể làm gì cho bạn? Mọi người có thể cười bạn; điều đó sẽ làm cho họ thoải mái – tiếng cười bao giờ cũng là thuốc, lành mạnh. Mọi người có thể nghĩ bạn điên… chỉ bởi vì họ nghĩ bạn điên, bạn đâu có trở thành điên.

Và nếu bạn là đích thực về niềm vui của mình, nước mắt của mình, điệu vũ của mình, chẳng chóng thì chầy sẽ có những người bắt đầu hiểu bạn, những người có thể bắt đầu tham gia cùng đoàn lữ hành của bạn. Bản thân tôi đã bắt đầu một mình trên con đường, và thế rồi mọi người cứ tới và nó trở thành đoàn lữ hành toàn thế giới! Mà tôi đã chẳng mời ai cả; tôi đơn giản đã làm bất kì điều gì tôi cảm thấy đang tới từ trái tim tôi.

Trách nhiệm của tôi là hướng tới trái tim tôi, không hướng tới bất kì ai khác trên thế giới. Cho nên trách nhiệm của bạn chỉ hướng tới bản thể riêng của bạn thôi. Đừng chống lại nó, bởi vì chống lại nó là tự tử, là tự phá huỷ bản thân bạn. Và lợi lộc gì? Cho dù mọi người có kính trọng bạn, và mọi người coi bạn là người rất đúng mực, đáng kính, đáng tôn vinh, những điều này sẽ chẳng nuôi dưỡng được cho bản thể bạn. Chúng không cho bạn bất kì cái nhìn nào thêm vào trong cuộc sống và cái đẹp vô biên của nó.

Bao nhiêu triệu người đã sống trước bạn trên trái đất này? Bạn thậm chí chẳng biết tới tên họ; họ đã từng sống hay không cũng chẳng tạo ra khác biệt gì. Đã có các thánh nhân và có các tội nhân, và đã có những người rất đáng kính trọng, và đã có đủ mọi loại lập dị, gàn dở, nhưng họ tất cả đã biến mất – thậm chí chẳng dấu vết nào còn lại trên trái đất.

Mối quan tâm duy nhất của bạn nên là chăm nom tới và bảo vệ cho những phẩm chất mà bạn có thể đem theo mình khi cái chết phá huỷ thân thể bạn, tâm trí bạn, bởi vì những phẩm chất này sẽ là người bạn đồng hành duy nhất của bạn. Chúng là những giá trị thực duy nhất, và những người đạt tới chúng – chỉ họ mới sống; những người khác chỉ giả vờ sống.

Nhân viên KGB gõ cửa nhà Yussel Finkelstein một đêm tối mù mịt. Yussel mở cửa. Nhân viên KGB xổ ra một tràng, “Yussel Finkelstein có sống ở đây không?”

“Không,” Yussel đáp, đứng đó trong bộ quần áo ngủ sờn rách.

“Không à? Thế tên anh là gì?”

“Yussel Finkelstein.” Viên KGB đấm anh ta ngã nhào xuống đất và nói, “Anh vừa nói rằng anh không sống ở đây phải không?”

Yussel đáp, “Ông gọi thế này mà là sống à?”

Chỉ sống thì không phải bao giờ cũng là sống. Nhìn vào cuộc sống của bạn đi. Bạn có thể gọi nó là phúc lành không? Bạn có thể gọi nó là món quà không, món quà của sự tồn tại? Bạn có muốn cuộc sống này cứ được trao đi trao lại cho bạn mãi không?

ĐỪNG NGHE THEO KINH SÁCH – nghe trái tim riêng của mình. Đó là kinh sách duy nhất tôi qui định: lắng nghe rất chăm chú, rất có ý thức, và bạn sẽ không bao giờ sai. Và khi nghe theo trái tim riêng của mình, bạn sẽ không bao giờ bị phân chia cả. Khi lắng nghe trái tim riêng của mình bạn sẽ bắt đầu đi theo hướng đúng, thậm chí không nghĩ tới điều gì là đúng và điều gì là sai.

Toàn thể nghệ thuật cho nhân loại mới sẽ bao gồm trong bí mật của việc lắng nghe theo trái tim một cách có ý thức, tỉnh táo, chăm chú. Và đi theo nó, đi tới bất kì chỗ nào nó đưa bạn tới. Vâng, đôi khi nó sẽ đưa bạn vào nguy hiểm – nhưng nhớ lấy, những nguy hiểm đó là cần để làm cho bạn trưởng thành. Đôi khi nó sẽ đem bạn đi lạc lối – nhưng lại nhớ, đi lạc lối đó là một phần của trưởng thành. Nhiều lần bạn sẽ ngã – lại đứng dậy, bởi vì đây là cách người ta thu lấy sức mạnh, bằng việc ngã và lại vươn lên. Đây là cách người ta trở nên được tích hợp.

Nhưng đừng theo các qui tắc bị áp đặt từ bên ngoài. Không qui tắc áp đặt nào đã bao giờ có thể đúng được – bởi vì các qui tắc được đặt ra do những người muốn cai trị bạn! Vâng, đôi khi đã có những người rất thông minh nữa – Phật, Jesus, Krishna, Mohammed. Họ đã không trao các qui tắc cho thế giới, họ đã đem cho tình yêu của mình. Nhưng chẳng chóng thì chầy các đệ tử tụ tập lại với nhau và bắt đầu làm ra qui tắc ứng xử. Một khi Thầy qua đời, một khi ánh sáng tắt rồi và họ đang trong bóng tối sâu sắc, họ bắt đầu dò dẫm tìm các qui tắc nào đó để theo, bởi vì bây giờ ánh sáng mà họ có thể thấy được đã không còn đó nữa. Bây giờ họ sẽ phải lệ thuộc vào các qui tắc.

Điều Jesus đã làm là việc thì thầm của trái tim ông ấy, còn điều người Ki tô giáo cứ làm là không thì thầm từ trái tim riêng của họ. Họ là những kẻ bắt chước – và khoảnh khắc bạn bắt chước, bạn xúc phạm tính nhân bản của mình, bạn xúc phạm Thượng đế của mình.

Đừng bao giờ là kẻ bắt chước, bao giờ cũng là nguyên bản. Đừng trở thành bản sao. Nhưng đó là điều đang xảy ra trên khắp thế giới này – toàn các bản sao với bản sao.

Cuộc sống thực sự là điệu vũ nếu bạn là nguyên bản – và bạn được ngụ ý là nguyên bản. Nhìn Krishna khác biệt làm sao với Phật. Nếu Krishna theo Phật thì chúng ta đã bỏ lỡ mất một trong những người đẹp nhất trên trái đất này. Hay nếu Phật theo Krishna, ông ấy sẽ chỉ là một mẫu vật nghèo nàn. Cứ thử nghĩ Phật đang thổi sáo mà xem! – ông ấy sẽ quấy rối giấc ngủ của nhiều người, ông ấy đâu có phải là người thổi sáo. Cứ thử nghĩ Phật đang nhảy múa; điều đó trông kì cục thế, ngớ ngẩn.

Và cùng điều đó cũng hệt như trường hợp với Krishna. Ngồi dưới gốc cây mà không có sáo, không có vòng mũ lông công, không có quần áo đẹp – chỉ ngồi như kẻ ăn xin dưới gốc cây với mắt nhắm nghiền, chẳng ai nhảy múa xung quanh ông ấy, chẳng điệu vũ nào, chẳng bài ca nào – và Krishna sẽ trông đáng thương thế, nghèo nàn thế. Phật là Phật, Krishna là Krishna, và bạn là bạn. Và bạn theo bất kì cách nào cũng không kém hơn bất kì ai khác. Kính trọng bản thân mình đi, kính trọng tiếng nói bên trong riêng của mình và tuân theo nó.

Và nhớ, tôi không đảm bảo với bạn rằng điều đó bao giờ cũng dẫn bạn đi đúng đâu. Nhiều lần nó sẽ dẫn bạn đi sai, bởi vì để đi tới cánh cửa đúng người ta trước hết phải gõ lên nhiều cánh cửa sai. Đó là cách nó thế đấy. Nếu bạn ngẫu nhiên loạng choạng vớ phải cánh cửa đúng, bạn sẽ không thể nào nhận ra được rằng nó là đúng. Cho nên nhớ, trong quyết toán tối thượng không nỗ lực nào bị phí hoài cả; mọi nỗ lực đều đóng góp cho đỉnh cao tối thượng của trưởng thành của bạn.

Cho nên đừng ngần ngại, đừng lo nghĩ quá nhiều về việc đi sai. Đó là một trong các vấn đề: mọi người đã được dạy đừng bao giờ làm bất kì cái gì sai, và thế rồi họ trở nên ngần ngại, sợ hãi, kinh hoàng khi làm điều sai, đến mức họ trở nên bị mắc kẹt. Họ không thể chuyển động được, cái gì đó sai có thể xảy ra. Cho nên họ trở thành giống như tảng đá, họ đánh mất mọi chuyển động.

Cứ phạm thật nhiều sai lầm có thể có, chỉ cần nhớ một điều: đừng phạm phải cùng một sai lầm mãi. Và bạn sẽ trưởng thành. Đi lạc lối là một phần của tự do của bạn; thậm chí đi ngược lại Thượng đế cũng là một phần của chân giá trị của bạn. Và đôi khi ngay cả việc đi ngược lại Thượng đế cũng là điều hay. Đây là cách bạn sẽ bắt đầu có xương sống; bằng không, có hàng triệu người, không xương sống.

Quên mọi điều bạn đã từng được bảo, “Cái này đúng và cái này sai.” Cuộc sống không cố định như vậy. Điều là đúng hôm nay có thể sai ngày mai, điều sai vào khoảnh khắc này có thể đúng vào khoảnh khắc tiếp. Cuộc sống không thể bị phân loại như vậy; bạn không thể dán nhãn cho nó dễ dàng thế, “Cái này đúng và cái này sai.” Cuộc sống không phải là cửa hiệu của nhà hoá học nơi mọi cái chai đều được dán nhãn và bạn biết cái gì là cái gì. Cuộc sống là điều bí ẩn: khoảnh khắc này cái gì đó khớp và thế rồi nó đúng; khoảnh khắc khác, bao nhiêu nước đã trôi xuôi qua sông Hằng đến mức nó không còn khớp nữa và nó sai.

Định nghĩa của tôi về đúng là gì? Cái hài hoà với sự tồn tại là đúng, còn cái không hài hoà với sự tồn tại là sai. Bạn sẽ phải rất tỉnh táo từng khoảnh khắc, bởi vì điều đó phải được quyết định từng khoảnh khắc tươi mới. Bạn không thể phụ thuộc vào những câu trả lời đã làm sẵn về cái gì đúng và cái gì sai. Chỉ người ngu mới phụ thuộc vào các câu trả lời làm sẵn bởi vì thế thì họ không cần thông minh, không có nhu cầu. Bạn đã biết cái gì là đúng và cái gì là sai, bạn có thể nhớ danh sách đó; danh sách đó không to lớn gì.

Mười lời răn – đơn giản thế! – bạn biết cái gì là đúng và cái gì là sai. Nhưng cuộc sống cứ thay đổi liên tục. Nếu Moses quay lại, tôi cho rằng ông ấy sẽ không cho bạn cùng mười lời răn đó đâu – ông ấy không thể cho được. Sau ba nghìn năm, làm sao ông ấy có thể cho bạn cùng những lời răn đó được? Ông ấy sẽ phải phát minh ra cái gì đó mới.

Nhưng hiểu biết riêng của tôi là thế này, rằng bất kì khi nào lời răn được trao, chúng tạo ra khó khăn cho mọi người bởi vì vào lúc chúng được trao thì chúng đã lạc hậu rồi. Cuộc sống chuyển động quá nhanh; nó năng động, nó không tĩnh tại. Nó không phải là cái ao tù đọng, nó là sông Hằng, nó cứ tuôn chảy. Nó chưa bao giờ là như nhau cho hai khoảnh khắc kế tiếp. Cho nên một điều có thể đúng vào khoảnh khắc này, và có thể không đúng vào khoảnh khắc tiếp.

Thế thì phải làm gì? Điều có thể duy nhất là làm cho mọi người nhận biết rằng bản thân họ có thể quyết định được cách đáp ứng với cuộc sống thay đổi.

Một câu chuyện Thiền:

Có hai ngôi chùa, đối kháng nhau. Cả hai vị thầy – họ phải đã là những người được gọi là thầy duy nhất, phải thực sự là các sư – chống đối lẫn nhau nhiều đến mức họ bảo các tín đồ của mình đừng bao giờ ngó sang ngôi chùa kia.

Từng sư đều có một chú tiểu phục vụ mình, đi kiếm mọi thứ về cho ông ta, làm việc vặt. Sư của chùa thứ nhất bảo với chú tiểu của mình, “Chớ bao giờ nói với chú tiểu kia đấy. Những người đó là nguy hiểm.”

Nhưng trẻ con vẫn cứ là trẻ con. Một hôm chúng gặp nhau trên đường, và chú tiểu của ngôi chùa thứ nhất hỏi chú tiểu kia, “Đằng ấy đi đâu đấy?”

Chú tiểu kia trả lời, “Tới bất kì đâu gió đưa tớ tới.” Nó phải đã lắng nghe những điều nói về Thiền lớn lao trong chùa; nó nói, “Tới bất kì đâu gió đưa tớ tới.” Một phát biểu vĩ đại, Đạo thuần khiết.

Nhưng chú tiểu thứ nhất lại rất lúng túng, bực mình, và nó lại không thể tìm được cách trả lời chú tiểu kia. Thất vọng, tức giận, và cũng thấy mặc cảm… “Thầy mình đã dặn đừng có nói với những kẻ này. Những người này thực sự nguy hiểm. Bây giờ, đây là loại câu trả lời gì? Nó làm bẽ mặt mình.”

Nó đi tới thầy nó và kể với thầy điều đã xảy ra: “Con rất ân hận là con đã nói với nó. Thầy đúng lắm, những người đó thật là kì lạ. Đây là loại câu trả lời gì vậy? Con đã hỏi nó, ‘Đằng ấy đi đâu đấy?’ – một câu hỏi đơn giản, chính thức – và con biết nó cũng đi ra chợ, cũng như con đi ra chợ. Nhưng nó lại nói, ‘Tới bất kì chỗ nào gió đưa tớ tới.'”

Thầy nói, “Ta đã dặn con rồi, mà con không chịu nghe. Bây giờ nghe đây, ngày mai, con đứng ở cùng chỗ đó lần nữa đi. Khi nó tới, hỏi nó, ‘Đằng ấy đi đâu đấy?’ và nó sẽ nói, ‘Tới bất kì đâu gió đưa tớ tới.’ Thế thì con cũng triết lí thêm một chút nữa. Nói, ‘Nếu đằng ấy không có chân, thì sao?’ – bởi vì linh hồn là vô thân thể và gió không thể đem linh hồn đi bất kì đâu được – ‘Thế thì sao?’”

Chú tiểu này muốn tuyệt đối sẵn sàng; cả đêm chú lặp đi lặp lại câu trả lời đó mãi. Rồi sáng hôm sau từ rất sớm chú đã ra đó rồi, đứng ở ngay chỗ đó, và vào đúng giờ chú tiểu kia tới. Chú tiểu này sướng lắm, bây giờ nó sẽ cho cậu kia biết triết lí thực là gì. Thế là nó hỏi, “Đằng ấy đi đâu đấy?” Và nó chờ đợi…

Nhưng chú tiểu kia lại nói, “Tớ đi chợ mua rau đây.”

Bây giờ, phải làm gì với triết lí mà chú tiểu này đã học rồi đây?

Cuộc sống giống như vậy đó. Bạn không thể chuẩn bị cho nó được, bạn không thể sẵn sàng cho nó được. Đó là cái đẹp của nó, đó là điều kì diệu của nó; rằng nó bao giờ cũng đem bạn vào cái không nhận biết; nó bao giờ cũng tới như điều bất ngờ. Nếu bạn có mắt bạn sẽ thấy rằng từng khoảnh khắc đều là điều bất ngờ và không câu trả lời làm sẵn nào là áp dụng được.

Osho


Luận về “Hiểu” và “Biết”





“Bây giờ toàn những người chỉ biết mà không hiểu” hay “Người Việt Nam không hiểu cái gì sâu cả, chỉ toàn biết sơ sơ”… những nhận xét như vậy đã trở thành một điệp khúc của những người than thở về sự xuống cấp của văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa thời đại Internet nói chung. Điệp khúc ấy khiến tôi phải dừng lại và suy nghĩ, đâu là mối quan hệ giữa “Hiểu” và “Biết”?

Ý nghĩ đầu tiên khi bước chân vào dòng suy nghĩ này đó là câu thành ngữ của người Trung Hoa:


“Họa hổ, họa bì, nan họa cốt
Tri nhân, tri diện, bất tri tâm”
 (Có nghĩa là: “Vẽ hổ, vẽ da, khó vẽ xương/ Biết người, biết mặt, không biết lòng”

Từ “Biết” tiếng Hán là “tri”. Người Á Đông rất coi trọng sự “biết”. Có một sự khác biệt lớn về cấp độ nhận thức giữa “kiến thức” (những điều trông thấy) và “tri thức” (những điều đã đạt đến độ biết). Tức là “kiến thức” chỉ nằm ở cấp độ vẽ da con hổ mà thôi, còn cấp độ của “tri thức” là cấp độ của việc nhận thức điều gì đó cả trong lẫn ngoài. Điều này không có nghĩa rằng chúng ta có nhiều kiến thức thì sẽ có tri thức, bởi lần mò, sờ mó khắp bộ lông con hổ, bạn có thể thấu suốt được bên trong của nó.

“Biết” tiếng Anh là “know”. Dấu vết đầu tiên của từ “know” có thể thấy trong từ “cnawlece” tương đương với “acknowledgment of a superior, honor, worship”, có nghĩa là “kính ngưỡng một lực lượng siêu nhiên, tôn vinh, thờ phụng”. Tiếng Anh thời Trung Cổ có từ “knoulechen”, sau này chuyển thành “acknowledge” với ý nghĩa “nhận ra” hay “giao hòa”. Qúa trình tìm hiểu từ nguyên của từ “know” này thật sự khiến tôi thích thú, bởi những gì tôi nhận thức về sự “biết” lại rất gần với ý nghĩa cổ xưa. 

Đứng trước một sự việc, khi chúng ta không ở trong nó thì chúng ta không thể biết về nó. Tiếp xúc với một sự vật nếu không có sự giao hòa về mặt năng lượng với sự vật thì không thể gọi là “biết” sự vật ấy. Đây chính là nguyên lý mà các cao thủ võ lâm trong truyện kiếm hiệp vẫn nhắc tới, khi người và kiếm hợp nhất. Bái Hỏa giáo do Zarathustra sáng lập, tôn giáo cổ xưa nhất của loài người có hình thức chiêm nghiệm ngọn lửa và chỉ thực sự biết về lửa khi người và lửa hợp nhất. Một cách gần gũi hơn, Đức Phật chỉ biết về Niết Bàn khi nhập vào Niết Bàn, Jesus chỉ biết được Thượng Đế khi hòa làm một với Thượng Đế.

Rõ ràng, dù ở từ “tri” của tiếng Hán hay “know” của tiếng Anh, ta đều thấy sự khẳng định rằng chúng ta không thể biết được một điều gì đó nếu chưa từng thấy và trải qua điều đó.

“Hiểu” có tiếng Hán là “thông” và tiếng Anh là “understand”. Tiếng Anh Cổ là “understandan” với ý nghĩa “bao hàm và nắm bắt ý tưởng”. Từ “thông” trong tiếng Hán cũng có cách hiểu là đào sâu một vấn đề nào đó để thấu suốt nó. Nói một cách ngắn gọn, “hiểu” chính là nắm bắt được bản chất của vấn đề.

Không biết từ bao giờ người Việt có lối nghĩ rằng việc “hiểu” quan trọng hơn việc “biết”, có thể là từ khi xứ ta được tiếp xúc với lối tư duy logic và cho rằng logic là cách duy nhất để đạt được sự hiểu biết. Nhiều người đã đồng nhất sự “hiểu” với tính logic, nhưng logic chỉ là một phương pháp tư duy để dẫn đến việc hiểu. Bên cạnh quá trình tư duy logic, những nhà khoa học vĩ đại còn mơ hồ nói đến một sự “hiểu” trong trạng thái vô thức, hay người ta vẫn gọi một cách chung chung là “trực giác”. Vì lý do nào đó, tự nhiên, trong khoảnh khắc, một người hiểu được vấn đề mà trước đó họ phải mất rất nhiều công sức để tư duy mà không thể tìm ra.

Vậy thì đâu là sự tương tác giữa “Hiểu” và “Biết”? Làm sao một người có thể “hiểu” vấn đề nếu không từng thấy và biết ở bề mặt của một vấn đề nào đó? Và làm sao người ta có thể đạt đến mức độ “giao hòa” của sự “biết” nếu không qua quá trình tìm tòi đến mức thông hiểu bản chất của vấn đề. Có vẻ như “hiểu” là chiếc cầu giúp chúng ta bắc từ trạng thái bên ngoài của sự vật, sự việc để vào đến cốt lõi và hơn cả thế, trải qua quá trình hợp nhất với điều ta đang khám phá.“Biết” có nhiều cấp độ, và “hiểu” giúp ta gia tăng cấp độ, mở rộng đường biên của sự biết.

Trang Tử trong chương Thu Thủy của Nam Hoa Kinh có một đoạn luận rất hay về tương quan giữa hiểu biết của con người và vũ trụ: Sự hiểu biết của con người chẳng qua chỉ như một giọt nước giữa đại dương mênh mông, nhưng tham vọng của con người lại chính là hiểu biết về đại dương đó. Bởi thế, từ Cổ chí Kim, bất luận Đông Tây, các học giả vẫn mải miết đi tìm bản chất của thực tại, các quy luật vận hành vũ trụ, hay theo ngôn ngữ của phương Đông là Đạo. Và cho dù có nhiều học thuyết đến đâu thì không một học thuyết nào có thể thỏa mãn nhân loại. Đó là một quá trình nhận thấy, biết, hiểu, biết sâu hơn, nhận ra thêm một điều gì đó, rồi lại hiểu và biết sâu hơn nữa… Và có lẽ ở mức độ biết cao nhất, sâu nhất, rộng nhất, đó là nhập làm một với vũ trụ, giống như giọt nước sẽ có tri thức về đại dương khi trở thành một phần của đại dương ấy. Phải chăng, đây chính là ý Lão Tử ngầm gửi gắm trong câu:

“Khi chưa tu Đạo thì thấy núi vẫn là núi, sông vẫn là sông; mới tu Đạo thì núi không còn là núi, sông không còn là sông; đến khi đắc Đạo thì núi vẫn là núi, sông vẫn là sông”. 

Tuy nhiên, tôi vẫn không dám chắc rằng đó là giới hạn cuối cùng, bởi lẽ tôi chưa đạt đến mức độ biết đó, và giống như một Thiền Sư nhà Trần đã viết:

Li tịch phương ngôn tịch diệt khứ,
Sinh vô sinh hậu thuyết vô sinh.”

Quảng Nghiêm Thiền Sư

(Dịch nghĩa: “Chưa đến cõi chết thì không bàn về việc chết/ Sống mà không phụ thuộc vào sự sống thì mới được giảng về sự không sống)

Quay trở lại vấn đề “Hiểu” và “Biết”, sự mênh mông của tri thức có lẽ là điều không còn gì phải bàn cãi. Tôi tin rằng, cho đến bây giờ, không một khoa học gia, một triết gia nào còn dám vỗ ngực rằng mình hiểu bản chất của một hạt cát chứ đừng nói rằng hiểu được vũ trụ. Bởi cứ mỗi lần nhận thấy điều gì đó trong quá trình tìm tòi, họ lại giật mình nhận ra rằng hóa ra những điều mình biết trước đây là sai lầm hoặc thiếu sót. Sự nhận ra này trở nên nhanh chóng hơn ở thời đại ngày nay, khi thông tin nhiều hơn, thế giới vận hành mạnh mẽ hơn… Chỉ cần khi mới chạm được đến sự biết nào đó thì lập tức các dữ kiện mới xuất hiện và phá bỏ cách hiểu trước đó.

Cái duy nhất con người có thể chắc chắn biết được đó là chúng ta không hiểu biết gì nhiều lắm về vũ trụ, về thế giới, về xã hội và về chính bản thân chúng ta. Mọi thứ chúng ta tưởng là chúng ta biết có thể rằng chúng ta còn chưa từng nhìn thấy, chưa từng trải nghiệm, và chắc chắn rằng chúng ta không thể có sự hiểu hay hòa nhập với nó. Bằng một cách nói quen thuộc mà tôi hay sử dụng, thì đó là ảo tưởng về sự “Biết”, bởi chúng ta chỉ tiếp xúc với sự vật, sự việc bằng các khái niệm trừu tượng trong từ điển hay những quyển sách diễn giải dài ngoằng của các nhà lý thuyết. Lý thuyết không phải tất cả, lý thuyết chỉ là một quá trình diễn ngôn về sự hiểu và sự biết của một nhà lập thuyết. Sự biết ấy có giới hạn và đến một lúc nào đó, khi bị đặt sang một không gian khác, tình huống khác, lý thuyết ấy không còn đúng nữa. Tóm lại, lý thuyết có thể chỉ là một sự đúc rút kinh nghiệm ở cấp độ cao, sâu và rộng. Mà vấn đề là không có cao cực cao, sâu cực sâu, rộng cực rộng, vì không có giới hạn cho điều này. Chúng ta đọc được những lý thuyết ấy, nắm bắt được phần nào các khái niệm, và chúng ta tưởng rằng chúng ta đã biết. Đúng là chúng ta đã biết, nhưng chúng ta chỉ biết cái mường tượng, cái ảo ảnh được vẽ ra trong đầu dựa trên lý thuyết ấy.

Có một nguyên tắc quan trọng trong con đường khám phá, đó là phải bỏ lại những sự “Biết” và sự “Hiểu” trong quá khứ của mình. Nếu không bỏ lại, chúng ta không thể phá vỡ các giới hạn của nhận thức, không thể mở rộng đường biên, Điều này tương đồng trong phép tu Vô Ngã. Mọi thứ ta thấy đều chỉ là ảo tưởng, khi vứt bỏ ảo tưởng này, ảo tưởng khác lại xuất hiện. Qúa trình vứt bỏ liên tục, quá trình đi sâu hơn nữa, vươn cao hơn nữa, trải rộng hơn nữa là quá trình để chúng ta đạt tới sự hiểu biết thật sự.

Đây chỉ là những hiểu biết của tôi về sự Hiểu và sự Biết. Có thể ngày mai, ngày kia hay một thời gian ngắn nữa, những điều tôi đã nhận thức ở đây không còn đúng nữa và tôi sẽ lại phá vỡ những giới hạn này để hiểu biết hơn về chính sự Hiểu Biết.

Hà Thủy Nguyên

Chìa khóa vạn năng




Một thiếu phụ hỏi :
– Nếu tôi ăn nằm với 3 người đàn ông , thì người cho rằng tôi không đàng hoàng , bê-bối , lung tung..

Nhưng nếu 1 người đàn ông ngủ với 10 người đàn bà thì …
- mọi người cho rằng đúng là một đấng mày râu .
- Tại sao thế ?
 Khổng Tử đáp :
- Thật đơn giản , một ổ khóa mà có đến 3 cái chìa khóa mở được thì rỏ ràng ổ khóa này xấu , không tốt . Còn nếu 1 chìa khoá mà mở được đến 10 ổ khóa khác nhau ,  vậy chìa khóa nầy gọi là chìa khóa vạn năng ..

NẤU CHO NHAU MỘT BỮA ĂN BÌNH THƯỜNG





Nguyễn Phong Việt
.


Chỉ là nấu cho nhau một bữa ăn, một bữa ăn bình thường
Là đã đủ cho những gì mình vẫn gọi tên nhau- yêu thương

Khi người này choàng tay ôm lấy người kia từ phía sau trong căn bếp vẫn hình dung
cọ sát vành tai để biết cuộc đời này ước mơ giờ chỉ cần là thế…
Một nụ hôn dài nói được nhiều hơn cả một quãng đời thương nhớ
Những ngón tay đan xen vào nhau nhiều hơn không biết bao nhiêu lời hứa
về cạnh bên!

Trong căn bếp đó chúng ta sẽ bắt đầu một hành trình
học cách chăm sóc người này từ những món ăn đơn giản
Thêm một chút ớt cay hay nêm cho vừa từng hạt muối mặn
Chúng ta hiểu về bình yên nên không còn sợ những chát đắng
Nếu lỡ tay đôi lần…

Trong căn bếp đó người này sẽ rửa chén cho người kia sau mỗi bữa ăn
Để thấy những giấc mơ chẳng quá xa xôi như đã từng lầm tưởng
để thấy một niềm tin sẽ kéo dài hơn định mệnh
để thấy những tiếng cười thật sự là tiếng cười chân thật
để thấy mình cuối cùng cũng đi qua được thử thách
để được bắt đầu…

Khi người kia gắp cho người này một đũa thức ăn từ chén của nhau
Yêu thương đó không thể tính bằng ngày bằng tháng
để ngồi cạnh nhau bên một chiếc bàn, lòng mình đã từng bão giông vô hạn
từ bỏ một chọn lựa ngày nào và yên tâm với một chọn lựa khác
một chọn lựa xứng đáng
vì trái tim…

Ở ngoài kia, cuộc đời có bình lặng hay vẫn đau đáu những niềm riêng
ở ngoài kia, cuộc đời có trách chúng ta sống vì những thương yêu ích kỷ
ở ngoài kia, cuộc đời có từ chối chúng ta như thể chúng ta cạn nghĩ
ở ngoài kia, cuộc đời có xem thường hay bao dung thì cứ tự quyết định lấy
chúng ta không cần…

Vì trong căn bếp này chúng ta đang nấu những bữa ăn
những bữa ăn mà có khi cả đời người chẳng mấy ai ăn được
Chỉ là một tô canh, một đĩa rau, một phần cá thịt
ăn vì niềm vui được nhìn thấy nhau qua từng nét mặt
ăn vì yêu thương…

Chỉ đơn giản là, người kia nấu cho người này những bữa ăn bình thường
và người này rửa chén cho người kia sau mỗi bữa ăn…

Vấn Đề Ô Nhiễm Môi Trường Ở Việt Nam



Trần Khách Quan


 Đây là những ý kiến phản biện của tác giả Trần Khách Quan đối với ý kiến của TS Mai Thanh Truyết trong bài "Ô Nhiễm Môi Trường Ở Việt Nam"



- Dân Trí Và Độc Tài Tham Nhũng

Nếu người dân giàu và giỏi thì họ sẽ sản sinh ra nhiều giá trị (value) cho chính bản thân họ, sau đó là cho sự phát triển đất nước và đặc biệt là cho bản thân người lãnh đạo “độc tài tham nhũng”.

Nếu người dân nghèo và ngu dốt thì họ sẽ không sản sinh ra được bao nhiêu giá trị cho chính bản thân họ, không được bao nhiêu cho sự phát triển đất nước và không được bao nhiêu cho bản thân người lãnh đạo “độc tài tham nhũng”.

Thậm chí, có khi người dân nghèo và ngu dốt lại là của nợ mà công quỹ phải tiêu tốn để trợ giúp (Thí dụ : Một số lớn dân Việt ở Mỹ, họ không đủ khôn để sản sinh ra những giá trị đóng góp vào tài sản chung, nhưng họ rất khôn để móc tiền trợ cấp Wellfaire& Food Stamp từ công quỹ : họ là những của nợ của công quỹ)

Bởi những lẽ đó, cho dù lãnh đạo có xấu xa như “độc tài tham nhũng” thì họ cũng đều mong muốn cho người dân của họ được giàu và giỏi. Điều này không giống như những chính khách Việt Nam thiển cận, họ cứ suy nghĩ ngược lại và ra rả tuyên truyền !

Dĩ nhiên, không một nhà lãnh đạo nào, ngay cả những lãnh đạo độc tài tham nhũng, lại muốn thấy người dân của mình sống nghèo và ngu dốt trong môi trường ô nhiễm của những bãi rác. Nhưng, tại sao thực tế những người dân nghèo và ngu dốt sống trong những bãi rác ô nhiễm vẫn cứ tồn tại ở Brasil, Ấn Độ, Philippine, v.v…? Đó chẳng phải là vì phát triển phải cân đối với trình độ dân trí hay sao ? Rất tiếc, tại những xứ sở này, ông Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết của đảng Đại Việt Quốc Dân lại không có cơ hội để đổ thừa cho Cộng Sản độc đảng, nhưng ông lại có cơ hội để đổ thừa cho chế độ Dân Chủ Đa Đảng !

Những tệ nạn khác (không muốn thấy) ở những nước nghèo cũng vậy, đó cũng là do phát triển phải cân đối với trình dộ dân trí !

Như vậy, ô nhiễm môi trường hay các tệ nạn của đất nước không tùy thuộc vào thể chế Cộng Sản độc đảng hay Dân Chủ Đa Đảng, nhưng tùy thuộc vào năng lực hay trình độ dân trí của quốc gia. Do đó: Vấn đề chính của đất nước VN nói riêng và của những nước nghèo nói chung phải là vấn đề dân trí.

Xin hỏi, Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết và đảng Đại Việt QD của ông có biết cách nào để giải quyết vấn đề dân trí của VN cho tốt không ?
Chắc là ông Tiến Sĩ họ Mai và đảng Đại Việt QD của ông lại tiếp tục bế tắc !


- VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VN

Trên thế giới ngày nay, tồn tại rất nhiều dân nghèo sống trên và trong những bãi rác thải của các thành phố. Đó là những nơi mà môi trường sống cực kỳ bị ô nhiễm đến độ không thể nào ô nhiễm hơn nữa. Nhưng trớ trêu là nó cũng vẫn là nơi cho dân nghèo được sống. Ở đó, họ ăn vào bụng cả những thức ăn nhặt được trong đống rác chỉ để được sống thay vì phải bị chết đói (xem Phụ Bản ở dưới).

Cũng vậy:
Để được sống, dân Mỹ ở Cleveland Ohio trước đây cũng đã phải chấp nhận sống trong môi trường bị ô nhiễm bởi các nhà máy luyện thép.
Những quốc gia nghèo trên thế giới đều phải trả giá cho sự phát triển bằng sự ô nhiễm môi trường (Thí dụ : Các nhà máy luyện thép lớn đầy ô nhiễm trước kia còn thấy ở các nước Âu Mỹ, nhưng nay thì đã chuyển sang những nước nghèo hơn đang cần sự phát triển như Nam Hàn, Ấn Độ, Trung Quốc. Đó là lý do tại sao những quốc gia này lại có những nhà máy luyện thép lớn nhất thế giới)

(Xin hỏi ông Tiến Sĩ có biết đến những thực tế thông thường này không?)

Như thế :

● Không có thành quả phát triển nào mà không phải trả cho nó một cái giá phải trả !

● Cái giá phải trả sẽ tùy thuộc vào tình trạng năng lực của quốc gia. Tình trạng năng lực của quốc gia lại được thể hiện bởi trình độ hiểu biết và xử trí các công việc trong đất nước của mọi người dân. Người dân càng hiểu biết thì càng xử trí công việc hiệu quả, kết quả là đất nước càng phát triển với càng ít rủi ro. Ngược lại thì sự phát triển sẽ mang nhiều rủi ro.

Nhưng :
Trình độ hiểu biết và xử trí công việc hiệu quả của người dân lại được gọi là trình độ dân trí.
Rủi ro trong phát triển là cái giá phải trả cho phát triển mà trong đó có sự ô nhiễm môi trường.

Do đó :
Dân trí và ô nhiễm môi trường gắn bó mật thiết và nghịch biến nhau.

Vậy mà :

Khi phê phán sự ô nhiễm môi trường ở VN hiện nay, tại sao ông Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết lại không liên kết với vấn đề trình độ dân trí thấp của dân Việt ? nhưng lại mang nặng tính bươi móc để phê phán ? Những bươi móc để phê phán như thế không có giá trị gì cho dân Việt; ngược lại, nó đã cho thấy ý đồ không xây dựng của ông Tiến Sĩ họ Mai.

Nhưng bươi móc để phê phán thì dễ. Nếu để cho cái đảng Đại Việt Quốc Dân gì đó (mà ông Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết làm Đệ Nhứt Phó Chủ Tịch) quản lý đất nước VN, liệu ông Tiến Sĩ và cái đảng của ông có biết làm cái gì không để cho VN không còn ô nhiễm môi trường như ông đã bươi móc và phê phán nhưng lại cân bằng hợp lý với trình độ dân trí và các nhu cầu cấp bách của phát triển?
Nhưng coi qua “giò cẳng lý luận” chỉ giỏi bươi móc nhưng không suy luận trên thực tế của dân trí Việt, chắc là Tiến Sĩ Mai và cái đảng Đại Việt Quốc Dân của ông cũng không biết làm cái gì là tốt cho dân Việt. (Như vậy, phải chăng ông Tiến Sĩ Mai và cái đảng Đại Việt Quốc Dân của ông cũng là những tác nhân ô nhiễm vào môi trường phát triển của VN ? !)

Khách Quan

* Phụ Bản *

1. Rác và trẻ em ở Ấn Độ

https://matrixworldhr.files.wordpress.com/2012/03/1indija-djeca.jpg





http://img1.photographersdirect.com/img/13917/wm/pd1166616.jpg







2. Thức ăn từ rác ở Pakistan

https://thinkloud65.files.wordpress.com/2011/07/poverty-in-pakistan-21.jpg



3. Bài đọc thêm

- Ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay - Thực trạng và giải pháp khắc phục (Web Biên Phòng Việt Nam) Thứ năm, 11 Tháng 7 2013 14:02

- Mấy vấn đề về tài nguyên và môi trường trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Web Biên Phòng Việt Nam) Thứ ba, 09 Tháng 4 2013 13:26



Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam ( Mai Thanh Thuyết)

Ô nhiễm môi trường là vấn nạn chung của nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là những nước đang phát triển như Việt Nam… Trước thảm trạng đó các nước đều phải có biện pháp khắc phục trước khi phải trả giá đắt lúc mà ô nhiễm vượt quá mức được giới chuyên môn gọi là ‘điểm tới hạn’.

Thực tế ô nhiễm tại Việt Nam ra sao? Và biện pháp giải quyết được tiến hành thế nào?

Bài học Trung Quốc

‘Phát triển bằng mọi giá bất chấp đánh đổi môi trường’ là điều mà giới chuyên gia nêu ra qua thực tế Trung Quốc. Đây là nơi được mệnh danh ‘công xưởng sản xuất’ của thế giới từ mấy thập niên qua.

Chính các cơ quan chức năng chuyên về môi trường của Trung Quốc trong thời gian gần đây phải thừa nhận tình trạng môi trường không khí, nước, đất bị hủy hoại sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy về mặt kinh tế và xã hội.

Bộ trưởng Bảo vệ Môi trường Trung Quốc hiện nay, ông Trần Cát Ninh, lên tiếng thừa nhận những phản đối về môi trường ô nhiễm sẽ gây ra bất ổn xã hội, từ đó có thể khiến bất ổn chính trị.

Việt Nam cũng được cho là đang theo ‘vết xe đổ’ của Trung Quốc: chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng mà không quan tâm đúng mức đến môi trường. Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, người quan sát kỹ tình hình ô nhiễm tại Việt Nam trong nhiều năm qua, có đánh giá về điểm này:


“ Về mức độ phát triển cũng như ô nhiễm, Việt Nam chỉ rập khuôn đi theo con đường của Trung Quốc. Trung Quốc từ khi mở cửa từ năm 1979 trở đi, chúng ta thấy rõ ràng tình trạng mà như hiện nay có những ngày thành phố Bắc Kinh người dân không hề thấy ánh sáng mặt trời. Và một số khói bụi từ các nhà máy sản xuất ở Vân Nam có nhiều lần được khám phá ra ở thành phố Seattle tận bên Hoa Kỳ, phía tây Thái Bình Dương. Điều đó chứng tỏ mức độ ô nhiễm đó.

Việt Nam mở cửa từ năm 1986, nghĩa là chừng 10 năm sau Trung Quốc. Và Việt Nam chập chững đi vào khủng hoảng về môi trường giống y hệt như của Trung Quốc. Điều này có thể càng ngày càng tệ hại hơn vì có thể nói hầu hết các cơ sở sản xuất hạng nặng như cơ sở sản xuất gang thép, cơ sở sản xuất điện năng dùng than đá và đặc biệt hai cơ sở khai thác bô xít lớn ở Tân Rai và Nhân Cơ. Và dự trù còn có thêm 6 cơ sở nữa tại Daknong; thì chúng ta thấy rõ với qui trình sản xuất lạc hậu, với não trạng sản xuất như người Trung Quốc đã làm cho đất nước Trung Hoa thì tình trạng của Việt Nam có thể càng ngày càng mau trầm trọng hơn, càng mau nguy kịch hơn nếu chúng ta không có biện pháp nào để giải quyết vấn đề.”

Về mức độ phát triển cũng như ô nhiễm, Việt Nam chỉ rập khuôn đi theo con đường của Trung Quốc. Trung Quốc từ khi mở cửa từ năm 1979 trở đi, chúng ta thấy rõ ràng tình trạng mà như hiện nay có những ngày thành phố Bắc Kinh người dân không hề thấy ánh sáng mặt trời

TS Mai Thanh Truyết

Chuyên gia môi trường thuộc Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, giáo sư Lê Huy Bá, đưa ra đánh giá về điều được nói là ‘vết xe đổ’ của Trung Quốc trong vấn nạn ô nhiễm môi trường:


“Bởi vì mình là dạng các nước xã hội chủ nghĩa với nhau; nói chung không hoàn toàn giống nhau nhưng cũng có phần tương đối đúng vì đang phát triển với khát vọng phát triển về kinh tế mạnh mẽ mà không coi trọng về môi trường sẽ dẫn đến những chuyện khó xử.

Nếu làm mạnh tay cách đây 10 năm thì đỡ lắm rồi; bây giờ mạnh tay thì cũng tốt thôi nhưng chỉ có tính chất vớt vát, chữa cháy thôi!”

Thực tế ô nhiễm tại Việt Nam

Qua theo dõi tình hình môi trường tại Việt Nam, tiến sỹ Mai Thanh Truyết hiện sinh sống tại bang California, có những đánh giá cụ thể về tình trạng ô nhiễm của các lĩnh vực khác nhau như sau:


“Đứng về tổng thể thì tất cả môi trường: không khí, đất, cũng như nước mặt, nước ngầm càng ngày càng tệ hại.

Giờ cao điểm trên đường phố TPHCM (donre-hochiminhcity-gov)

Nói về không khí thì ngày nay Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hay Sài Gòn cũ, chúng ta không còn thấy những bàn tay, bộ mặt trong trắng mà chỉ những bộ mặt như người ninja của Nhật bản- bịt mặt, đeo găng tay. Thứ nhất vì bụi ô nhiễm quá cao. Theo tiêu chuẩn của Liên hiệp quốc, tiêu chuẩn của hạt bụi đường kính 10 micro meter quá nhiều nên phải bịt mặt. Ngoài nguồn bụi là nguồn khí độc thải ra do hằng triệu xe máy hai bánh. Nguồn xăng ở Việt Nam có độ octane cao, nhưng trong thực tế pha nhiều benzene. Do đó khí benzene tồn tại trong không khí; mà khí benzene là một khí có nguy cơ tạo ra ung thư. Cũng do vậy ‘tầng ozone mặt đường’ tức từ 1-2 thước chứa nhiều hóa chất độc hại trong có có benzene. Thực tế cho thấy hằng năm tỷ lệ người mắc bệnh phổi tăng cao, đặc biệt trẻ em dưới 5 tuổi.

Qua 19 năm phát triển Việt Nam có trên 265 khu gọi là khu chế xuất hay là khu phát triển công nghiệp. Khu chế xuất Tân Thuận là khu đầu tiên. Với trên 265 khu như thế từ bắc chí nam, và ở thành phố Hồ Chí Minh chẳng hạn còn có trên 20 ngàn cơ sở sản xuất lẫn lộn trong khu dân cư khiến cho khí thải, chất thải rắn và chất thải lỏng đều ‘không được’!

Đối với mặt nước, các chất phế thải lỏng do không có hệ thống thanh lọc, xử lý do đó nguồn nước thải đi vào các sông rạch. Đến nay chúng ta thấy rõ các sông Đuống, sông Luộc quanh Hà Nội cũng như hệ thống kênh rạch trong nội thành Sài Gòn hầu như biến thành những dòng sông đen.

Các nước xã hội chủ nghĩa với nhau; nói chung không hoàn toàn giống nhau nhưng cũng có phần tương đối đúng vì đang phát triển với khát vọng phát triển về kinh tế mạnh mẽ mà không coi trọng về môi trường

GS Lê Huy Bá

Đó là một hệ lụy mà nếu không giải quyết thì ngay cả sông Đồng Nai, sông Sài Gòn sẽ biến thành dòng sông đen vì nguồn chảy tự nhiên, sự điều tiết tự nhiên, sự thanh lọc thiên nhiên đã đến ‘điểm tới hạn’.

Đối với đánh giá về ‘điểm tới hạn’ của tình trạng ô nhiễm mà tiến sỹ Mai Thanh Truyết nêu ra; giáo sư Lê Huy Bá tại Sài Gòn có ý kiến:

“Điểm tới hạn thì nói cũng hơi quá. Có một số kênh rạch ở thành phố (Sài Gòn) thì tới hạn thật; nhưng môi trường đất chưa đến mức tới hạn. Về nước sông thì có một số sông tới hạn nhưng có một số sông thì chưa như sông Đồng Nai chưa tới hạn, còn sông Sài Gòn thì gần đến tới hạn. Kênh rạch của thành phố quá tới hạn chứ không phải tới hạn. Không khí của nông thôn còn sạch, không khí của thành thị rất bụi gần mức tới hạn. Tại các khu công nghiệp của thành phố thì tới hạn rồi, khu nông thôn thì chưa, còn khu ngoại thành mà có các khu công nghiệp thì tới hạn rồi.

Các trục giao thông chính ô nhiễm bụi đã tới hạn.”

Thực thi luật pháp

Tương như như nhiều nước khác trên thế giới, chính phủ cũng như các cơ quan chức năng tại Việt Nam cho ban hành luật cũng như những qui định pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Vậy việc thực thi và công tác kiểm tra, chế tài trong lĩnh vực môi trường ở Việt Nam lâu nay ra sao?

Tiến sỹ Mai Thanh Truyết đưa ra nhận định:


“Chính cơ chế này tạo ra một tập thể cán bộ từ trên xuống dưới cùng nhóm lợi ích với nhau ‘tham nhũng’. Lấy ví dụ giản dị là việc khai thác bô xít tại Tân Rai và Nhân Cơ hoàn toàn không qua nghiên cứu tác động môi trường nên vừa qua bùn đỏ nhiều lần tràn xa xã Tân Thắng cách Bảo Lộc 15 cây số. Mặc dù trong bộ Luật Môi trường, bộ Luật Đầu tư, luật xây dựng các cơ sở sản xuất hóa chất đều có ghi cần phải nghiên cứu tác động môi trường cũng như phải có hệ thống xử lý chất phế thải nhưng điều đó hầu như không xảy ra tại Việt Nam.”

Đối với mặt nước, các chất phế thải lỏng do không có hệ thống thanh lọc, xử lý do đó nguồn nước thải đi vào các sông rạch. Đến nay chúng ta thấy rõ các sông Đuống, sông Luộc quanh Hà Nội cũng như hệ thống kênh rạch trong nội thành Sài Gòn hầu như biến thành những dòng sông đen

TS Mai Thanh Truyết

Một người sinh sống và hoạt động trong ngành môi trường ở Việt Nam như giáo sư Lê Huy Bá cũng chỉ ra những bất cập tồn tại lâu nay trong nước về tình trạng thực thi luật pháp bảo vệ môi trường:


“Nói chung luật, qui định dưới luật khá đầy đủ, nhưng ngay cả luật, nghị định đôi lúc chồng chéo nhau như qui định về chất thải nguy hại người ta cũng cãi nhau khiến cho các cơ sở quản lý luật pháp ở cấp tỉnh, huyện khó thực thi.

Nhiều người thấy điều đó nhưng cách quản lý của mình (Việt Nam) trì trệ, không linh hoạt và ‘trên bảo dưới không nghe’. Ngoài ra không phải tất cả nhưng còn có một số chưa thống nhất.”

Giáo sư Lê Huy Bá nêu ra một số dẫn chứng:


“Ví dụ để theo dõi ô nhiễm không khí, có khoảng 6-7 trạm quan trắc tự động nhưng nay hư hết rồi, không còn chính xác nữa; nhưng mấy năm rồi cứ để như thế; không đầu tư thêm, không sửa chữa, không thay thế gì cả.

Ví dụ thứ hai là vấn đề quản lý lưu vực sông, cách đây gần mười mấy năm rồi có lập ra Ban Quản lý Lưu vực Sông nhưng có hoạt động gì đâu. Mỗi tỉnh có cách quản lý riêng, không ai nói ai được cả, không thống nhất với nhau. Mỗi tỉnh muốn đi một mình, có khi dẫm đạp lên nhau, có khi lại để cả khoảng trống, không ai lo cả!”

Cảnh báo cũng như thực tế cho thấy nếu chỉ hô hào suông mà không có biện pháp ngay từ lúc này thì một khi ô nhiễm đạt ‘điểm tới hạn’ thì đã quá muộn và giá phải trả sẽ đắt gấp nhiều lần so với hiện nay.

Tuy nhiên hầu như mọi cảnh báo của giới khoa học vẫn không được các nhà quản lý đất nước tại Việt Nam nghe như chính thừa nhận của giáo sư Lê Huy Bá; một chuyên gia trong ngành ngay tại Việt Nam.

Mục Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại các bạn trong chương trình kỳ tới.

____________________________________ _

Mai Thanh Truyết (gửi bài trên ra diễn đàn)

http://maithanhtruyet.blogspot.com/







Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

NĂM THÁNG HOÀI THƯƠNG


Em thương ạ
Gió bốn mùa thổi mạnh
Nhưng đâu bằng tim lạnh dấy yêu thương
Cánh đòng xưa giờ trải thảm theo đường
Trò cút bắt dường như không hiệu nghiệm

Em đã đến khơi lại bao hoài niệm
Mùa hạ về phượng tím cõng niềm vui
Em với anh dù tất tả ngược xuôi
Nhưng vẫn nguyện thành một đôi tri kỷ

Anh mặc kệ có bao nhiêu chân lý
Nơi phồn hoa cái hoàn mỹ dần thưa
Em thương à!
Anh vẫn nhớ ngày xưa
Vẫn muốn giữ chút tuổi thơ ngày mộng

Anh ru khẽ
À ơi
Tay lắc võng
Em ngủ ngoan để đóng trọn vỡ tuồng
Bao nhiêu năm rồi khoác áo phong sương
Cũng dừng lại trên con đường xưa cũ

Anh không sợ ngọn cường triều gây lũ
Bởi tình anh đã trụ ở em rồi

Hồng Duyên

Thơ Trác Diễm





TRÁC DIỄM

Tiểu sử: Diễm Trác tên thất là
Trần Thị Trác Diễm sinh: 21/10/1988 .Quê quán: Khương Hà - Hưng Trạch - Bố Trạch - Quảng Bình .Cử nhân Việt Nam học, cử nhân Luật
Hiện công tác: Trung tâm Du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng
- Tác phẩm xuất bản: Tiểu thuyết Hồn lau trắng - NXB Thuận Hóa (giải trẻ của Ủy ban Liên hiệp Văn học toàn quốc)
- Một số thơ, truyện ngắn in trên tạp chí và báo trung ương.
- Sắp xuất bản: Tiểu thuyết Trăng Ma Coong


CHIỀU DẠI
Lang thang ...
Gặp chiều hoa dại
Gió cúi đầu mải miết
Rưng rức một cơn đau
Giữa bốn bề lặng ngắt
Phiến đá bạc phếch
Hoang dã... giọt buồn
Thừa thải bờ môi, thừa thải vòng tay
Cô đơn tự mình huyễn hoặc
***
Chiều rơi vào cổ tích
Ngẫn ngơ hồn hoa dại
Ngẫn ngơ tình tôi dại
Yêu thật thà sao hạnh phúc vẫn rời xa ?



BÀI THƠ KHÔNG GỬI

Chẳng thể khóc khi anh lừa dối
Chẳng còn đau khi tim vỡ từ lâu
Lối em về liêu xiêu gió
Không nắng !
Không mưa !
...Đan rối cọng tóc gầy
Triền lau trắng
Ru hồn người mất trí
Yêu lỡ người thơ
Nên tay với cái mình cầm chẳng được
Rơi vỡ tình yêu
Cuối đường giao tam giác
Lỡ làng anh...
Lỡ làng em...
Lỡ làng người ấy.



CẢM TÁC


Có những giọt nước vỡ toang trên tượng đá
Mưa hay là nước mắt
Ta lạc nhau từ kiếp truóc
Duyên nợ nhân gian

***
Có những giọt nước thấm sâu vào tượng đá
Âm ỉ nỗi đau...xuyên thế kỷ
Anh dấu hỏi phải
Em dấu hỏi trái
Mệt mỏi rã rời và đột quỵ
Những mảnh ghép chưa kịp lắp ráp
Trên đường đời tìm nhau
Có thể một lúc nào đó
Ta gặp nhau dưới mũi nhọn trái tim
Hãy đón nhận hạnh phúc dù muộn
Còn hơn không
Còn hơn không

Nhận diện cái chết và hạnh phúc





Khi được sinh ra, có mặt trên thế gian này là chúng ta bị “lôi kéo” và “bắt buộc” một hành trình tìm kiếm, vậy ta tìm kiếm điều gì?

Ta tìm kiếm kiến thức, tiền tài, vật chất, hạnh phúc… Chúng ta nghĩ rằng những điều đó sẽ đem lại cho ta sự lợi ích, bởi chúng ta nghĩ ai mà không cần vật chất, chỗ ở, trang phục?

Vâng!

Như thế là chúng ta đang thương bản thân mình và phục vụ nó vì trách nhiệm cho kiếp sống này, thế nhưng mỗi ngày chúng ta luôn bận bịu vì điều đó! Chúng ta cứ nghĩ những thứ đó phục vụ mình. Nhưng thực tế thì sao?

Chúng ta đang làm chủ hay làm nô lệ vật chất và làm nô lệ cho xác thân này? Chúng ta có địa vị, chúng ta kiếm thật nhiều tiền, nhưng để đạt được điều đó chúng ta phải bỏ ra thời gian, sức khỏe, có khi là gần cả cuộc đời, lúc đó có nhiều tiền nhưng chúng ta phải đối mặt với sự già nua, bệnh tật và cái chết…



Chúng ta thường quan niệm rằng có nhiều tiền để có tất cả, vậy khi đó chúng ta bệnh thì chỉ phục vụ cho việc đến bệnh viện, thế chúng ta có thật sự có tất cả như ý niệm ban đầu của việc kiếm tiền, và chúng ta có thật hạnh phúc khi có nhiều tiền trong hoàn cảnh như thế?

Suy nghiệm, để rồi tôi ngộ ra rằng: ta hãy đừng sống cho xác thân này mà hãy sống cho tâm và sống cho đời sống tâm linh của mình, bởi nếu chúng ta sống chỉ nghĩ và phục vụ cho xác thân này thì chúng ta sẽ đánh mất và lãng quên đi nội tâm – vốn là cái sẽ theo ta trong đời này, đời khác!

Hãy ngồi xuống và nghĩ một chút về sanh tử luân hồi, có thể ta chưa đi sâu vào nhưng ta cũng nhận định và thấy được hai chữ “luân hồi” tức là chúng ta lại sinh ra nữa, lại loanh quanh, lại mệt mỏi và tìm kiếm vật chất cho cái xác thân này để rồi lại ra đi… Vậy đó có phải là hạnh phúc không?

Tạm gọi và đặt vấn đề: hạnh phúc trong tâm ta và hạnh phúc ngoại cảnh thì đâu là điều cốt yếu? Hãy suy nghiệm một chút để ta nhìn rõ và để ta hiểu cái tâm mình hơn.

Trải qua những khổ đau chính là chất liệu giúp mình nhận diện con đường sáng đẹp để đi. Người gây cho mình khổ đau ấy vì thế trở thành thiện tri thức giúp mình đi đến bến bờ hạnh phúc, an nhiên…

Trong một kiếp người ta có vật chất ta cũng không thể mang theo lúc chết, không có gì là của mình ngoài nghiệp, điều lành, phước báu mình đã tạo. Hãy suy niệm về sự chết, đừng né tránh nó, hãy nhìn vào nó vì đến một lúc nào đó chúng ta cũng sẽ đối mặt với cái chết, khi đã quán xét thường xuyên thì chúng ta sẽ thấy được cái chết không đáng sợ.

Khi nhìn thấy được cái chết rồi sẽ cận kề ta, ngay trong hơi thở này thì ta sẽ không còn muốn nuông chiều hay làm nô lệ cho cái xác thân này nữa. Mỗi ngày chúng ta hãy dành cho mình thời gian để quán niệm về hơi thở để biết mình đang trong hiện tại cùng chánh niệm về việc mình đang làm và biết mình đang làm gì…

Cứ như thế rồi ta sẽ thấy nhẹ nhàng hơn rất nhiều và rồi ta cũng tìm về được với sự thanh thản và yên lặng cùng tâm mình! Đó chính là hạnh phúc thật sự của tôi, bạn ạ.
Thiện Hạnh


Giáo dục sớm: Hãy để con chơi



Những năm gần đây, các bố mẹ Việt ngày càng quan tâm tới các phương pháp giáo dục sớm dành cho trẻ. Gần như không thiếu một phương pháp nào đang phổ biến trên thế giới bị bỏ qua, từ Trung Quốc, Mỹ, Nhật cho đến Do Thái với hàng trăm cuốn sách và các bộ tài liệu đi kèm được quảng bá là “giúp trẻ thông minh”.

Các chương trình này thường nhấn mạnh “3 năm đầu đời” là giai đoạn quan trọng cho việc học do bộ não phát triển với tốc độ nhanh nhất, đạt 80% thể tích. Do đó, bố mẹ cần phải dạy cho con biết nhiều thứ – càng nhiều càng tốt.Nếu bỏ qua giai đoạn này thì gần như đã mất đi một cơ hội vàng phát triển trí tuệ cho con, mất đi lợi thế tăng chỉ số IQ và thua kém chúng bạn.




Nhiều bố mẹ không tiếc tiền bỏ ra cả chục triệu đồng mua cho con các bộ thẻ học, với mong muốn con sẽ sớm được thẩm thấu khả năng đọc và làm toán ngay từ trong giai đoạn 0-3 tuổi. Mong muốn con thông minh giỏi giang là chính đáng nhưng liệu việc“giáo dục sớm” cho trẻ – với nghĩa là cho trẻ học càng sớm và càng nhiều càng tốt– liệu có thực sự hiệu quả như quảng cáo?

3 năm đầu đời rất quan trọng, nhưng không phải là tất cả
Trong một cuốn sách liên quan đến chủ đề này, lấy tựa đề là ““Einsteinnever used flashcards” (tạm dịch: Einstein không bao giờ dùng thẻhọc), GS Kathy Hirsh-Pasek, chuyên gia nghiên cứu về ngôn ngữ trẻ em tại ĐH Temple, Mỹ đã chỉ rằng đây là một lập luận không có cơ sở khoa học.

Về cơ bản, việc phát triển về “lượng” của não bộ không đồng nghĩa với sự phát triển về “chất”. Và cũng không có nghĩa rằng vì não đang phát triển nhanh nên nếu trong giai đoạn này trẻ được học nhiều thì sẽ càng tạođược nhiều dây thần kinh liên kết (synapses), do đó sẽ thông minh hơn về sau.

GS Kathy và các tác giả cuốn sách phân tích rằng sự phát triển của não bộ gồm có 2 phần: một phần là sự phát triển độc lập không phụ thuộc vào ngoại cảnh, đơn cử là đứa trẻ sự tự biết bò, tự biết đi mà không cần ai phải dạy chúng cả. Đây là hệ quả của một quá trình tiến hóa qua hàng triệu năm của loài người và chúng ta không thể tác động được gì. Phần thứ 2 là sự phát triển phụ thuộc vào môi trường mà đứa trẻ tương tác (experience-dependant).Ngôn ngữ là một ví dụ điển hình – đứa trẻ sẽ nói thứ ngôn ngữ mà mọi người xung quanh nói, chứ không phải là ngôn ngữ của người sinh ra mình. Ngôn ngữ phải học chứ không phải là một kĩ năng sẵn có.

Đối với việc học các kĩ năng thì đúng là có các “giai đoạn mở”, khi đó nếu được học chúng ta sẽ tiếp thu nhanh hơn. Tuy vậy, nhìn chung con người luôn có thể học các kĩ năng mới bất cứ lúc nào.

Nghiên cứu cho thấy trong quá trình hình thành ở những năm đầu, bộ não cần có những “vùng trống” để chuẩn bị cho các kiến thức sẽ học trong tương lai. Các vùng trống này là cần thiết chứ không cần phải lấp cho đầy. Tác giả lấy một ví dụ mô tả tình trạng nhồi kiến thức giống như đường dây điện thoại bị nghẽn mạng. Nếu trẻ học quá nhiều một thứ gì đó những năm đầu đời thì não bộ tập trung phát triển các kĩ năng này và không có vùng trống dự trữ để học các kĩ năng khác về sau.

Sử dụng thẻ học (flashcard) – nên hay không?

Nhiều bố mẹ đầu tư rất nhiều tiền (ở Mỹ có thể vài nghìn $) để tham dự các khóa học lẫn mua các giáo cụ được quảng cáo là giúp trẻ thông minh, biết đọc và làm toán sớm. Thiện ý đó chưa hẳn đã mang lại kết quả tích cực– mà đôi khi còn có tác dụng ngược.

Việc sử dụng flashcard là một ví dụ. Theo các tác giả, đây là kiểu học vẹt và không giúp ích gì cho việc học ngôn ngữ hay toán về sau. Lí do là trẻ chưa thể hiểu được và chỉ học qua việcnhớ mặt chữ/hình một cách máy móc.Đôi khi điều này còn gây khó khăn khi trẻ bắt đầu học đánh vần, tập viết hay tậpđọc về sau vì đã quen với cách học theo kiểu ghi nhớ hình ảnh.

Cũng chưa có một nghiêncứu nào cho thấy việc sử dụng flashcard giúp trẻ thông minh hơn, mặc dù phương pháp này đã được áp dụng hơn 20 năm nay. Theo các tác giả, việc đếm được từ 1 đến 100 khi mới 2 tuổi hay nhớ 100 từ nghe thì rất ấn tượng nhưng cũng không có mấy ý nghĩa giáo dục. Việc học có hiệu quả nhất khi người ta muốn học và liên hệ tới một bối cảnh cụ thể.

Ví dụ, khi đứa trẻ cầm quả bóng và giơ lên gọi với ý là muốn biết vật này đọc thế nào. Người bố hoặc mẹ lúc này sẽ nói với con “Quả bóng” và đứa trẻ sẽ thẩm thấu. Đấy là cách học tự nhiên và hiệu quả, chứ không phải là giơ các chữ trước mặt mà trẻ chẳng hiểu đấy là cái gì hay không cóchút liên hệ nào với thực tế xungquanh.

Nhà tâm lý WilliamGlasser tổng kết như sau “Chúng ta học được 10% những gì đã đọc, 20% những thứ đãnghe, 30% những thứ nhìn thấy, 50% những cái vừa thấy vừa nghe, 70% từ thảo luận,80% từ trải nghiệm, và 95% những gì chúng dạy lại người khác”. Cách dạy tốt nhất là để cho trẻ được trải nghiệm thật nhiều, thay vì những bài học vẹt.

GS Kathy và các tác giả khuyên rằng trước khi mua bất cứ một món đồ nào các bố mẹ nên nhớ rằng trẻ sẽ tự biết mình muốn gì và bố mẹchỉ cần ở bên cạnh để hỗ trợ khi cần thiết. Hãy tranh thủ những thời khắc phù hợp để dạy con, chơi cùng con và đơn giản chỉ là ở bên cạnh con.

Không phải ai cũng thành thiên tài

Một số bố mẹ Việt thì có lí do khác để bắt con phải học chữ, hoặc toán rất sớm: bắt kịp với chương trình học khi vào lớp 1. Trong một xã hội mà chiếc cặp đi học của trẻ ngày càng nặng thì chúng ta có hai nhân vật chính để đổ lỗi: Bộ Giáo Dục và phụ huynh. Cá nhân mình cho rằng việc lo lắng con không theo kịp các bạn bè cùng lứa khi đi học là một nỗi lo chính đáng, nhưng nếu vì thế mà đẩy trách nhiệm đó lên mình đứa trẻ thì đó là lỗi của chúng ta.

Còn nếu bạn mơ một ngày con vào Harvard ư? Hãy nhớ rằng số sinh viên Harvard nhận chỉ chiếm 0,01% trên tổng số sinh viên nhập học mỗi năm. Bài toán vào Harvard giống như một trò chơi xác suất nhiều hơn là việc bạn và con bạn cố gắng và giỏi đến đâu đi nữa. Harvard là một ước mơ tuyệt vời, nhưng liệu bạn có bao giờ nghĩ phải chăng là mình đang áp đặt tham vọng và ích kỉ cá nhân của mình lên đôi vai con. Bạn có bao giờ nghĩ con lớn lên có thể sẽ không thông minh như bố mẹ chúng, hoặc rất có thể một ngày nào đó đổi ý muốn đi tu, hay nói rằng con là gay hay lesbian. Liệu trái tim của bạn có đủ lớn để chấp nhận điều mình không mong muốn nhưng giúp con sống thật với chính mình và chính khả năng mà Thượng Đế đã ban cho chúng?

Chúng ta cũng lo lắng nhiều về khả năng làm toán. Nhưng bạn hãy nhớ rằng máy tính ngày nay, và tương lai là robot sẽ làm thay con người rất nhiều việc, nhất là việc tính toán thì một người bình thường đã thua xa. Jeffrey Seligo, tổng biên tập của tạp chí uy tín chuyên về giáo dục đại học và sau đại học của Mỹ, the Chronicle of Higher Education, có kết luận như sau: Kĩ năng quan trọng nhất mà sinh viên đại học cần đó là khả năng trả lời những câu hỏi của ngày mai mà ngày hôm nay chúng ta còn chưa biết. Khi mà công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển như vũ bão, máy tính tính toán nhanh hơn con người thì các nhà nghiên cứu giáo dục nhấn mạnh rằng SÁNG TẠO và TƯ DUY ĐỘC LẬP là hai kĩ năng quan trọng nhất cho những người lao động của thế kỉ 21. Hai kĩ năng này không thể phát huy trong các bài học vẹt hay các chương trình học khô cứng. Đây là nhiệm vụ chính của chúng ta – những người bố mẹ nhiệt huyết với giáo dục sớm nhưng luôn thiếu tầm nhìn.

Hãy để trẻ tự do chơi

Cho trẻ tham gia các lớphọc kĩ năng cũng là một cách chơi, nhưng không giống như khi bạn cho trẻ một môi trường tự do hoàn toàn. Đã là lớp học thì bao giờ cũng có chương trình riêng và khi tham gia thì ít nhiều trẻ sẽ phải tuân theo các bước đã lập sẵn.

Ngay cả ở Mỹ – một quốc gia vốn tự hào với nên giáo dục tiên tiến nhất nhì thế giới, các chương trình giáo dục tại nhà trường đang ngày càng trở nên rập khuôn và tập trung quá nhiều vào các bài test, ghi nhớ[1].

Háo hức với trò chơi nặn đất. Ảnh: Lê Anh Dũn


“Đây là một sự hiểu lầm nghiêm trọng về việc trẻ học như thế nào” – trích lời GS Nancy Carlsson-Paige, Đại học Lesley,bang Massachusset. Nhiều giáo viên cũng cảm thấy có gì đó sai khi học sinh không còn mấy hứng thú với bài học, ngồi nhìn chằm chằm vào các con chữ một cách thờ ơ hoặc vô cảm.

Còn nếu bạn cho rằng “tiền nào của nấy”, lớp học càng đắt tiền, chương trình càng đắt tiền thì chắc hiệu quả càng cao thì hãy suy nghĩ lại.

Các công ty và những nhà kinh doanh nhạy bén rất thích đánh vào tâm lý này của các bố mẹ và ra giá trên trời. Trong một cuốn sách gần đây miêu tả về cuộc sống của các bà mẹ thuộc giới siêu giàu ở NewYork, tác giả Wednesday Martin đã kể rằng những đứa trẻ thuộc các gia đình này được các bà mẹ chăm sóc kĩ lưỡng đến mức cho tham gia các chương trình giáo dục kín mít. Nhưng đến khi đăng kí đi học mẫu giáo thì một số trẻ lại không đạt yêucầu do không có khả năng tự chơi (vì chúng đã quen tham gia các chương trình đượclập sẵn và gần như không có thời gian chơi một mình). Đến mức các bà mẹ này lại phải thuê chuyên gia tâm lý trẻ em đến hướng dẫn chúng…tự chơi!!

Đối với đa số các gia đình thì vấn đề có lẽ không nghiêm trọng đến thế, nhưng nói ra để thấy rằng với thiện ý “mong muốn những điều tốt nhất cho con”chưa chắc đã đem đến cho trẻ những điều tốt nhất.

Trẻ học tốt nhất là khichúng được tự do chơi. Trong những năm đầu đời trẻ cần nhất là sự yêu thương, tình cảm từ bố mẹ và mọi người xung quanh và tự do khám phá thế giới theo cách của mình. Điều này sẽ giúp trẻxây dựng các kĩ năng xã hội, sự tự tin và trí tưởng tượng – những yếu tố quan trọng cho sự phát triển lành mạnh và toàn diện về sau, chứ không cần thiết phải có sự tăng cường về các chương trình giáo dục sớm đang sôi sùng sục như hiện nay.

Một môi trường lí tưởng dành cho trẻ là một môi trường bình thường – là tất cả những gì tự nhiên nhất trong cuộc sống hằng ngày mà trẻ tương tác.Điều đó có nghĩa là trẻ có thể được sờ, nắm, nếm, ngửi tất cả những gì mà chúng thấy trong cuộc sống hằng ngày, như là nghịch nước, chơi với cát, sỏi, chạytrên bãi cỏ, xúc đất, chăm sóc cây, sờ vào chai lọ nồi niêu của bố mẹ, chứ không phải là ngồi học những bài phát triển trí thông minh trong sự nhàm chán, trong khi đụng vào cái gì trong nhà thì đều bị la mắng, cấm đoán. Là bố mẹ,bạn có thấy đấy là một điều vô lý hay không?
Hoàng Khánh Hòa

Bài viết dựa trên nội dung cuốn sách “Einstein không bao giờ dùng thẻ học: Trẻ thực sự học như thế nào’ và bài báo “Tại sao chúng cần chơi nhiều hơn và ghi nhớ ít hơn” – Kathy Hirsh-Pasek, Roberta Michnick Golinkoff, RodaleBooks, 2003. Tác giả hiện đang sống và làm việc tại Mỹ cùng chồng và con gái 21tháng tuổi.

Hành Trình Thức Tỉnh





Đức Dũng



Có bao giờ ta tự hỏi là ta đã làm được gì cho dân tộc, cho đất nước? Tôi không chia sẻ với các bạn về điều này, vì mỗi người có mỗi nhận thức và hành động khác nhau trong tiến trình cuộc sống. Nhưng tôi có thể đoan chắc rằng lịch sử của dân tộc Việt Nam đã có biết bao nhiêu anh hùng còn rất trẻ, và họ có một niềm tin mạnh hơn niềm tin vào một tôn giáo trừu tượng, nghĩa là họ luôn luôn khát vọng công bình, độc lập, tự do, và hạnh phúc cho đồng bào của mình. (ĐD)



Mình bước từng bước nhỏ lang thang trên con đường Duy Tân, từ hồ con rùa đến đường Phan Đình Phùng, mắt nhìn về ngôi trường Luật khoa Đại học đường (tên cũ trước năm 1975), lòng thấy buồn vô hạn, một nổi niềm không biết tỏ lộ cùng ai! Ước mong sao mình có thể vào được ngôi trường này, để trở thành luật sư bênh vực cho công lý và sự thật, những ước mơ cháy bỏng của thời niên thiếu, và một niềm tin vào sự thật cho mai sau

“Một lời biện hộ còn tệ hơn cả một lời dối trá, vì lời biện hộ là một lời dối trá được bảo vệ.”

— Giáo hoàng Gioan Phaolô II, [8]
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/...



Xuất phát từ ý tưởng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 xưng thú 7 tội ác của Giáo Hội, Công giáo còn được gì và mất gì? Thật vậy, ngày 12/3/2000 cả thế giới vui mừng biết bao nhiêu thì nay cả thế giới oán hận biết bao nhiêu. Khi mà Giáo hội không trung thực. Mình xin hỏi các vị chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội Công Giáo La Mã trả lời cho mình?

Phút tâm tình

Trong đời có những lằn ranh giới của cái thời gian đã trôi qua và làm phương hướng mới của cuộc sống, như vậy đối với người thanh niên cần định hướng cuộc đời mình khi đã nhận được biết bao nhiêu là kinh nghiệm của các tiền nhân., Do đó, chúng ta cần nhìn lại cái quá khứ lịch sử của đời mình, mà lịch sử ấy gắn liền với lịch sử dân tộc và phải nhìn chúng với cặp mắt thực tế khách quan. Và Linh mục Nguyễn Khảm có lý khi viết về đôi mắt trong tác phẩm: “Người phu quét lá” NXB Thời Điểm phát hành năm 2000:

Cũng thế thôi trong đời sống tinh thần, rât nhiều khi tôi khao khát ánh sáng và đôi mắt thật tốt để nhìn cho rõ vấn đề. Nhưng lại có những khi muốn mù lòa cho cuộc sống tự do thoải mái hơn. Những khi Thánh ý Thiên Chúa xuất hiện quá rõ ràng và gắn liền với Thánh ý là những đòi hỏi hy sinh và từ khướt tôi lại muốn mù. Để khỏi phải thấy. Để dễ ngủ quên trong tội lỗi, đam mê”
Có bao giờ ta tự hỏi là ta đã làm được gì cho dân tộc, cho đất nước? Tôi không chia sẻ với các bạn về điều này, vì mỗi người có mỗi nhận thức và hành động khác nhau trong tiến trình cuộc sống. Nhưng tôi có thể đoan chắc rằng lịch sử của dân tộc Việt Nam đã có biết bao nhiêu anh hùng còn rất trẻ, và họ có một niềm tin mạnh hơn niềm tin vào một tôn giáo trừu tượng, nghĩa là họ luôn luôn khát vọng công bình, độc lập, tự do, và hạnh phúc cho đồng bào của mình.

Đó cũng là mẫu số chung của những người mang trong mình bản sắc dân tộc Việt. Không phải vô cớ mà cố Giáo sư Trần Chung Ngọc đã đưa ra vần đề trong Công Giáo chính sử; Charlie Nguyễn đã vạch trần những vấn đề về Đạo Công Giáo; Bác sỹ Nguyễn Văn Thọ đã viết "Ít nhiều nhận định về Thiên Chúa Giáo (Phê Bình Giáo Lý); GS Nguyễn Mạnh Quang cũng có bài viết về Mối ác cảm của Nhân Dân thế giới đối với Giáo hội La Mã . Và cũng không phải ngẫu nhiên trên trang web của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có đăng bài của báo Nhân Dân “Sự thật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam”

Chúng ta cải đạo Anh Em vô thần ư? Hay chính Anh Em mà chúng ta gọi là Vô thần đang cải đạo chúng ta! Khi mà các Đức Giám Mục bên Âu châu đã vi phạm tội lỗi, từ ngày ĐGH Gioan phaolô 2 xưng 7 tội ác của Giáo Hội Vào ngày 12/3/2000 Tưởng Giáo hội trở thành Thánh Thiện Công Giáo và Tông truyền. Nhưng từ ngày hôm ấy cho đến nay những sự việc vẫn xảy ra hàng ngày trên thế giới! không biết do đâu? Chúng ta nên xét vấn đề này một cách nghiêm túc. Vì sao ĐGH Biển Đức 16 từ nhiệm, một sự từ nhiệm gây ra biết bao lời phỏng đoán, Tôi cũng không ngoài quy luật ấy, thật là buồn một sự thoái vị phải chăng là do đạo đức và nền luân lý Kytô không còn đứng vững trên thế giới, nhất là ở Âu Châu cái nôi của Công giáo có lẽ đang bị phân rã,và hơn thế nữa Đức Giám Mục Bùi Tuần đã có bài trên Giáo Hoàng Học viện (xin xem Cảnh báo các mục tử)

Chỉ còn lại Giáo hội Công giáo Á Châu chưa bị giống như tình trạng Giáo hội Công giáo Âu Châu, nhưng đừng vội khoe khoang Giáo hội Công giáo tại Á Châu đang đứng trước các vấn đề nan giải thật là hóc búa? Và ĐGM Bùi Tuần từng cảnh báo các mục tử tại Việt Nam và đây trích lời chia sẻ của Cha Ernest Nguyễn Văn Hưởng nguyên Giám Đốc Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn:

Ở những năm tuổi 60, tôi cảm thấy sức khỏe yếu dần, tôi càng nhận thấy rằng mọi sự rồi cũng sẽ qua đi, vinh quang rồi cũng qua đi, thế lực, tiền bạc rồi cũng sẽ qua đi. Câu hỏi đặt ra cho tôi đó là phải chăng 25 năm qua tôi làm việc vì lòng mến Chúa? Phải chăng lòng mến Chúa là động lực duy nhất thúc đẩy tôi làm việc cho Chúa hay còn động lực nào khác? Thú thật tôi cũng chẳng dám trả lời câu hỏi đó trước mặt các cha hôm nay.

Việc làm của chúng ta còn biết bao nhiêu động lực khác mà chúng ta nhiều khi không ý thức. Có khi để công việc được tốt đẹp, được thành công, chúng ta sẵn sàng đạp người khác xuống để bước lên, đạp một cách vô tư. Cách làm như vậy khiến công việc chúng ta trở nên vô ích. Chúng ta chẳng phục vụ Chúa và Giáo hội một chút nào cả khi chúng ta gây mất hiệp thông trong Giáo hội.”

Có khi nào chúng ta nghe rằng Thụ tạo là Mẹ của Đấng Sáng Tạo? Bản kinh Qur'an đã nói gì về vai trò của Đức Giêsu và Mẹ Maria? Công giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ thứ 15-16 thử hỏi trước khi đó Ông Bà Tổ Tiên của mình không biết Đức Giêsu đều không được cứu độ sao? vậy các Vua Hùng và qua nhiều thời kỳ Đinh, Lê, Lý, Trần nhiều anh hùng Dân tộc Việt Nam đã hy sinh vì Tổ Quốc thì sao v v ? và còn nhiều câu hỏi cần tìm hiểu.

Qua các bài trên, giới trẻ Việt Nam nói chung và giới trẻ Công Giáo nói riêng suy nghĩ như thế nào? Riêng tôi, tôi cho rằng quan điểm của GS TCN, Charlie Nguyễn, Bác sỹ Nguyễn Văn Thọ v.v thì hoàn toàn chính xác. Có thể nói nó như là điểm cần tham chiếu trong các nghĩ suy của các tôn giáo đối với Nhà Nước, ở chỗ các tôn giáo chân chính luôn luôn phục tùng và trực thuộc dân tộc và nhà nước, bất chấp nhà nước đó do đảng nào lãnh đạo. Nếu Thiên Chúa đã từng giáo dục con Chiên “hãy vâng lời”, nhưng thánh Phaolô còn đi sâu hơn là hãy cầu nguyện và cảm tạ các cấp chính quyền dân sự. Như vậy xin mời các bạn, nhất là giới trẻ Công Giáo, hãy suy nghĩ giúp tôi và cầu nguyện cho tôi. Vì tôi là người tội lỗi đã dám công khai đưa ra quan điểm này.

Sau khi chúng ta tìm hiểu những bản văn nêu trên, và còn nhiều nữa qua môi trường Internet. Thời đại ngày nay là thời đại của lý trí và chúng ta sẽ thức tỉnh hoàn toàn.

Và để kết thúc bài này, kính mời các Bạn xem phần trích bài "Nói với tuổi hai mươi" của Tác giả Thích Nhất Hạnh về Phần 7: Tôn Giáo do nhà xuất bản Lá Bối phát hành – 1966. Nguồn: http://langmai.org/tang-kinh-cac/vien-sach/thien-tap/noi-voi-tuoi-20/phan-07-ton-giao


Phần 07: Tôn Giáo
Tôn giáo là sự cảm thông nối kết. Tôn giáo không thể là những lớp thành trì phân cách con người với con người, và thế hệ của em có trách nhiệm hoàn thành công cuộc giải phóng cho con người ra khỏi thái độ tự giam hãm trong những nhận thức có tính cách cố chấp và cuồng tín. Công cuộc giải phóng đó đã được bắt đầu từ lâu, đã được nỗ lực thực hiện, nhưng chưa được hoàn tất.

Nhận thức của con người về tôn giáo đã được thay đổi một cách đáng kể nhờ sự tiến bộ của khoa học, triết học và xã hội học.

Chúng ta nên phân biệt tôn giáo và nhận thức của con người và tôn giáo. Đức KYTÔ, Đức THÍCH CA và bản ý của các bậc thánh nhân ấy đã được từng thời đại từng địa phương quan niệm và nhận thức một cách khác nhau, và những nhận thức và quan niệm đó chưa hẳn đã là đúng với bản ý các Ngài. Có một bữa tôi thấy trong hàng sách một cuốn viết về thần học nhan đề "Thượng Đế của anh quá nhỏ bé" "Your God is too small". Thượng Đế thì không bé nhỏ, nhưng Thượng Đế của anh, Thượng Đế của nhận thức anh thì phải bé nhỏ. Bởi vì quan niệm và nhận thức của anh có thể còn ấu trĩ, sai lạc. Cho nên ta có thể nói đến những tiến bộ của tôn giáo, hoặc rõ ràng hơn là những tiến bộ của con người trong phạm vi nhận thức tôn giáo, thái độ tôn giáo và hành trì tôn giáo. Những tiến bộ ấy được trông thấy ở khắp mọi tôn giáo và nhờ đó những người theo tôn giáo càng ngày càng tỏ ra khiêm cung hơn,cẩn trọng hơn và khoan dung hơn.

Cuồng tín và cố chấp là những gì nặng nề và hủ bại nhất mà tôn giáo phải đả phá. Những nỗ lực liên tục của Cơ đốc giáo chẳng hạn trong mấy mươi năm gần đây điển hình nhất là phong trào Oecuménique và công đồng Vatican là những dấu hiệu của sự thao thức thường xuyên để khế cơ hóa tôn giáo trong những điều kiện trí thức và tình cảm của đời sống mới.

Tôn giáo đã có mặt từ buổi bình minh của lịch sử nhân loại, và đã là một nhu yếu lớn của đời sống nhân loại. Tuy vậy, tôn giáo của hôm nay không phải là tôn giáo của ngày hôm qua, và tôn giáo của ngày mai cũng sẽ không phải là tôn giáo của ngày hôm nay. Điều nầy là một sự thực lịch sử.

Nghiên cứu lịch sử tôn giáo bằng nhân chủng học, tâm lý học và xã hội học chúng ta thấy ngay điều đó, rằng tôn giáo không có bản chất cố định, bản chất của tôn giáo không thuần nhất, nó thay đổi tùy thuộc thời gian và địa phương, tùy thuộc những điều kiện sinh hoạt của từng xã hội.

Những tôn giáo có tính cách cổ sơ (religion primitive) nhằm đến sự thỏa mãn những nhu cầu khẩn bách nhất của con người; chống lại đói, lạnh, bệnh tật,chết chóc. Khoa học kỹ thuật chưa phát triển, chưa bảo đảm được cho con người chống lại những thứ ấy thì con người còn cần đến thần linh, đến ma thuật, đến tôn giáo.

Nền y tế hương thôn ở Việt Nam một khi có cơ sở và đã phát triển đúng mức chẳng hạn, thì các thần linh như ông địa, ông táo bà mụ, tà Phạm Nhan, và trăm thứ thần linh khác phải dần dần rút lui. Chất quinine đi tới đâu thì tà ma vắng mặt bớt đi tới đó.

Trong lịch sử tôn giáo những vị thần linh lớn càng ngày càng được tôn sùng, càng nắm được quyền chỉ huy các vị thần linh nhỏ bé hơn. Từ đó xuất hiện thứ tôn giáo đế quốc (religion impériale) hay tôn giáo quốc gia (religion nationale) mà tín ngưỡng được xem như là căn bản của kỷ luật quốc gia. Thần linh của các tôn giáo nầy có nhiệm vụ bảo trợ cho một quốc gia, làm cho quốc gia đó cường thịnh và ủng hộ cả cho những quốc gia đó trong việc chiến đấu tự vệ hoặc xâm lăng. Mỗi khi một quốc gia này thắng được một quốc gia nọ thì thần linh của tôn giáo nầy cũng thắng được thần linh của tôn giáo nọ.

Tôn giáo với chính trị gắn liền với nhau, không thể tách rời ra được. Sau đó, xuất hiện những tôn giáo tiến bộ (religion avancée) - vượt khỏi biên giới quốc gia và có tính cách tôn giáo đại đồng. Những tôn giáo nầy có khuynh hướng đi vào tâm linh nhắm tới thỏa mãn các nhu yếu tâm linh chứ không nhắm tới sự thỏa mãn các nhu yếu cấp bách của thân thể như trong các tôn giáo cổ sơ, những nhu yếu chính trị như trong các tôn giáo quốc gia nữa.

Chúng ta thấy có những tôn giáo nghiêng về cứu thế (religion sotériolorique) những tôn giáo nghiêng về nghĩa vụ (religion déontologique) và những tôn giáo nghiêng về triết học (religion philosophique). Ở các tôn giáo này, con người có quyền chọn lựa chứ không như ở các tôn giáo chưa tiến bộ; bởi vì ở đây các tôn giáo đã nghiêng về sinh hoạt nội tâm hơn là sinh lý và xã hội.

Tuy nhiên trong các tôn giáo này, ta vẫn còn thấy dấu vết lưu lại của những tôn giáo cổ sơ và quốc gia.

Đó không phải là bản ý của người sáng lập tôn giáo, đó là dấu hiệu của những nhu yếu sơ đẳng đang còn. Trong đạo Phật chẳng hạn, có nhiều tín đồ còn cúng Phật để cầu mạnh khoẻ, làm ăn phát đạt, trong đạo Cơ Đốc, nhiều tín đồ vẫn còn nghĩ đến thực phẩm như là một ân huệ của Thượng Đế và đó không phải là bản chất thực của những tôn giáo tiến bộ.

Tôn giáo còn tiến bộ nhiều nữa trong đà tiến bộ chung của nhân loại cùng với những tiến bộ về tư tưởng, khoa học và kỹ thuật. Mà tôn giáo cần thiết cho con người.

Vì vậy ta có bổn phận thúc đẩy sự tiến bộ của con người về nhận thức và thái độ tôn giáo, khiến cho tôn giáo giữ được vai trò nuôi dưỡng phát triển tâm linh của con người và đừng bao giờ còn trở nên những chướng ngại, những thành kiến cố chấp và cuồng tín cản trở sự tiến bộ và giải phóng của con người toàn diện.

Trong một tôn giáo, bao giờ cũng có một thiểu số người can đảm, có nhận thức cởi mở, đi tiên phong trong sự khám phá và nhận thức.

Cho nên em hãy tìm đọc những nhà đạo học và thần học nổi tiếng nhất để có thể đứng ở chỗ đầu đường mà nhìn về phía chân trời tương lai của những tôn giáo.

Em hãy đọc những người như Jacques Maritain, như Nicolas Berdyaev, như Martin Buber, như Paul Tillich, như Nagarjuna, như Karl Barth, như Asangha, như Thân Loan, như Thái Hư, như Vivekanada, như Hư Vân... Đọc những người như thế, ta thấy tôn giáo cao cả, thâm sâu, bao la. Ta thấy phần đông những người theo tôn giáo đều đi sau rất xa; đơn giản, lười biếng và ỷ lại về suy tư thực chứng cho nên dễ cố thủ, hẹp hòi và cuồng tín.

Nếu em có tôn giáo, em sẽ không thể như họ. Em sẽ học hỏi về tôn giáo để thấy phần thâm thúy và siêu tuyệt của nó, để lấy những chất liệu quý báu vô hại của nó làm món ăn cần thiết cho tâm linh em.

Em hãy đóng góp vào công cuộc khai phá và thực hiện, động cơ của tiến bộ tôn giáo. Nếu em chưa có một đức tin nào thì em hãy thận trọng đối với vấn đề tôn giáo.

Tôn giáo, người ta nói, cũng như tình yêu. Cho đến khi chưa yêu, em không hiểu được tình yêu, và em thấy tình yêu là lố bịch. Đọc một bức thư tình, em thấy buồn cười. Nhưng mà ngôn ngữ của những bức thư tình chỉ có nghĩa đối với những người trong cuộc, dù bức thư tình ấy bắt đầu bằng "Thưa quý nương..." Người có đức tin, theo Barth, và cả Buber nữa, là người đã nghe tiếng gọi của Tình Yêu và đã đáp lại không phải bằng một sự chấp thuận, mà bằng cả con người mình.

Phần lớn, người ta theo tôn giáo vì truyền thống gia đình, vì địa lý, vì tập tục...Nếu em sinh ra ở Ấn Độ, em có nhiều cơ hội để là một người theo Ấn Độ giáo. Sinh ra ở Mỹ thì Tin Lành. Ở Nhật bản thì Phật giáo hay Thần Đạo... Nghĩ như thế để khiêm nhượng, để cởi mở, để sẵn sàng học hỏi và trao đổi

Dù có đức tin tôn giáo hay không có đức tin tôn giáo, em cũng cần tìm hiểu học hỏi về các tôn giáo, và nhất là các tôn giáo có mặt tại Việt Nam. Nên tập nhìn các tôn giáo như những thực tại văn hóa và xã hội, như những di sản văn hóa xã hội, những nguồn tiềm năng của nhân loại, của đất nước.

Phải tìm hiểu và bồi đắp các tôn giáo để các tôn giáo có thể hướng về sự thúc đẩy tiến bộ xã hội, như chúng ta tìm hiểu bồi đắp và sử dụng các tài nguyên quốc gia.

Hãy xem các tôn giáo như những tiềm lực có thể xây dựng con người về phương diện tâm linh và xã hội. Tôn giáo không ít quan trọng hơn những miền cao nguyên trù phú, những miền đồng bằng bao la, những con sông tưới tẩm, những thác nước có thể biến thành điện lực. Phải bồi đắp, nuôi dưỡng và sử dụng các tiềm lực tôn giáo trong mục đích phụng sự con người.

Thế hệ em phải đánh tan sự kỳ thị, bưng bít. Thế hệ em phải thực hiện tinh thần hòa đồng, nghĩa là hòa hợp mà không phải đồng hóa, giữa các thực tại văn hóa và tôn giáo.

Em phải mở rộng nhận thức tôn giáo và vượt thái độ giáo điều.

Hãy mang niềm tin yêu đến gặp các bạn không đồng tôn giáo với các em và sẵn sàng cộng tác.

Nguyên tắc căn bản là: những hoạt động nhân danh tôn giáo phải là những hoạt động xây dựng cho cuộc đời, làm cao đẹp cho con người chứ không phải là những hoạt động nhằm bành trướng thế lực và quyền lợi riêng tư cho một bản ngã tôn giáo. Nghĩa là hãy đồng ý rằng tôn giáo là nhu yếu của con người, phải phục vụ con người, chứ không nên để con người chết chóc chia rẽ khổ đau vì phải phục vụ cho những giáo điều tôn giáo, những nhận thức độc quyền về tôn giáo...

Nắm được then chốt ấy em sẽ thấy tôn giáo trở nên đẹp như một người yêu. Trong buổi họp mặt với các bạn em có thể đem người em yêu tới giới thiệu cùng mọi người: ai cũng vui vẻ, ai cũng chấp nhận, ai cũng mừng cho em có lý tưởng, có đức tin, có nơi nương tựa tinh thần. Ai sẽ còn giữ sự kỳ thị?

Không khí tôn giáo vẫn còn nặng nề, trong lúc này, và điều đó trông cậy ở sự cố gắng, thái độ cởi mở và tôn trọng của em. Phải làm sao cho mọi ngôi chùa, mọi tu viện, mọi giáo đường trở nên những bông hoa im lìm đẹp nhất của đất nước. Và làm sao cho những cộng đồng tôn giáo đều hướng về sự phát triển đời sống toàn diện của con người, làm sao cho mọi tôn giáo gặp nhau trong thái độ thực sự nhân bản, không lấy những nhận thức độc quyền về tôn giáo - những giáo điều, mà lấy con người làm đối tượng và cứu cánh./. (hết trích)

Tôi tin, rất tin cuộc sống trên những nỗ lực không mệt mỏi để vượt thắng, trân trọng hiện tại, hướng tới ngày mai. và nhìn lại ta mới có thể thấy hết giá trị của đời mình.

Tôi mong bạn sẽ mỉm cười. Vì mình đã sống những ngày trọn vẹn. và đã thức tỉnh .

Đức Dũng

Ghi chú. Những cụm chữ khác màu là những đường link tới bài gốc.

Inrasara: 30 NĂM ĐỔI MỚI, CÁC TRÀO LƯU THƠ VIỆT Ở ĐÂU, VỀ ĐÂU?





1. TÌM TRÀO LƯU THƠ VIỆT Ở ĐÂU?

Thơ Việt sau 30 năm đổi mới đã nảy ra nhiều trào lưu mới với nhiều cách biểu hiện và xuất hiện khác nhau. Một khi văn hóa internet phát triển cùng nhiều quan điểm sáng tác và xuất bản khác nhau, khi văn học trong nước và hải ngoại phần nào đó đang xu hướng “hợp lưu”, để tránh sự thiếu khuyết, người nghiên cứu cần có cái nhìn toàn cảnh mới bao quát được vấn đề. Nhìn toàn cảnh thơ Việt sau 30 năm đổi mới qua con mắt hậu hiện đại là lối nhìn giải trung tâm, coi các phong trào thơ ngoại vi là những dòng chảy quan trọng không chút kém cạnh so với thơ dòng chính, để tạo thành một hợp lưu là thơ Việt, nói chung. Thơ của các nhà thơ ở vùng sâu vùng xa hay thơ người Việt ở nước ngoài, thơ in photocopy hay thơ đăng lên mạng, thơ của các nhà thơ là người dân tộc thiểu số hay thơ nữ, thơ của người làm thơ chưa [không muốn] là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, tất cả! Chính lối nhìn mở này mang khả tính phát hiện và thông dòng mọi trào lưu thơ Việt, 30 năm qua.
30 năm, thơ Việt có bao nhiêu trào lưu?

2. BẢY TRÀO LƯU THƠ VIỆT, MINH GIẢI TỪ THỰC TIỄN SÁNG TÁC

Trào lưu cách tân thơ Việt nhận ảnh hưởng từ hai chiều ảnh hưởng: thơ của Nhóm Nhân văn Giai phẩm ở miền Bắc và thơ Sáng Tạo ở miền Nam, cùng các tìm tòi đơn lẻ khác

Thơ Tân hình thức & nỗ lực dự cuộc vào dòng chính

Thơ thị giác trong đó thơ trình diễn là một nhánh nổi bật

Phong trào thơ nữ quyền: thời kì sơ khai và giai đoạn chín rộ với những khuôn mặt độc đáo

Thơ hậu hiện đại với sự phát triện đa dạng và đa diện của nó

Trào lưu thơ trẻ Cham, một nhánh mới trong dòng chảy của thơ Dân tộc Thiểu số Việt Nam

Dòng thơ phản kháng với 2 dòng chảy chính: chính thống và ngoại biên

3. CHUYỂN MỘT HƯỚNG SAY

30 năm và 7 trào lưu thơ, là nhiều và không nhiều với một nền văn học. Bởi không ít phong trào ra đời sớm nở tối tàn, như Nhóm Ngựa Trời. Trào lưu thì nội lực chưa mạnh, như tân hình thức. Có trào lưu xuất hiện rầm rộ và kéo dài: nhóm Mở Miệng trong dòng thơ hậu hiện đại, nhưng do bị kì thị và nghi kị, nghi kị cả ở phía cách tân khác, cho nên nó chỉ tác động ở phần chìm mà chưa được sự công nhận rộng rãi của xã hội.
Phía ngoại vi đã vậy, phía chính thống cũng chẳng hơn gì. Nỗ lực cách tân cá nhân các loại, bởi không đặt trên nền tảng lí thuyết và lí luận vững chắc, khi vào trận, đã lâm nguy ngay. Các “cách tân” được Hội Nhà văn Việt Nam mạnh dạn vinh danh vài năm qua, gần như rơi vào sự im lặng đầy nghi kị, khi bị công phá. Bởi cư dân mạng, lẫn dư luận chính thống. Tại sao? Không ai hiểu tại sao! Hội đồng Giải thưởng khinh thường miễn chấp, hay không đủ lập luận để bác lại các “luận điệu xuyên tạc” kia? Không ai buộc Hội Nhà văn phải trả lời các phản bác về giải thưởng cả. Thế nhưng sự im lặng – dù bất kì nguyên do nào – ở khía cạnh này, Hội Nhà văn Việt Nam rất dễ tạo hồ nghi về sự bất lực của mình. Qua đó, thơ cách tân thất bại. Và hệ quả là: nền văn chương Việt Nam chịu thiệt.
Dù sáng tạo văn chương là hành trình cô độc, như rất nhiều nhà thơ độc hành trong tìm tòi, thử nghiệm trong thời gian khá dài và đạt không ít thành tựu, nhưng chính các trào lưu, nhóm văn học mới tạo nên không khí sôi động cho văn đàn. Chúng xuất hiện, cạnh tranh nhau để có mặt và tồn tại. Vậy, đâu là diễn đàn độc lập để các trào lưu thể hiện? – Không đâu cả. Báo chí văn học chính thống thường đăng ý kiến một chiều, hiếm khi chấp nhận sự phản biện, những phản biện ở cấp độ mĩ học, chứ không phải ở mấy chi tiết lẻ tẻ, vụn vặt.
Do đó, cuộc cách mạng văn học, nếu có – luôn bị dang dở.
Dẫu sao, qua ý hướng cách tân thơ cũng như sự thâu thái các trào lưu nghệ thuật đương thời trên thế giới cùng việc tiếp nhận tinh thần dân chủ mới, thơ Việt đã có bước chuyển động mạnh. Chuyển động cả ở cách nghĩ, cách làm, và thái độ. Hậu hiện đại giai đoạn đầu với thái độ quá khích [rất cần thiết] phản kháng lại mấy đại tự sự và nỗi hãnh tiến vô lối các loại khi bị phản ứng, đã biết phản tỉnh để tìm hướng đi nền tảng hơn trong hành trình đổi mới thơ Việt.
Họ sẽ làm nên bước chuyển mới của thơ Việt ngày mai, hi vọng thế.

Gia đình và hôn nhân ở Việt Nam thay đổi như thế nào?





Tác giả: Khuất Thu Hồng

.Thực ra, khó có thể “định hướng” cho gia đình đình phát triển lành mạnh nếu xã hội không phát triển lành mạnh. Mọi quan hệ xã hội đều phản chiếu trong quan hệ gia đình. Một người cha tham nhũng, lạm quyền, cơ hội liệu có thể dạy con mình sống trong sạch, trung thực, đàng hoàng? Nếu xã hội không thay đổi theo hướng tốt đẹp hơn thì mọi “định hướng” cho gia đình hay cá nhân đều vô nghĩa.

 Trong nhiều năm qua, hệ thống giá trị trong hôn nhân, gia đình Việt Nam có nhiều thay đổi. Cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều yếu tố mới được nhiều người quan tâm như hôn nhân đồng tính, quan hệ tình dục trước hôn nhân, giáo dục sức khỏe sinh sản… Để tìm hiểu rõ hơn về những thay đổi này và những quan niệm mới về hệ giá trị hôn nhân và gia đình, VHNA đã có buổi trao đổi với TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS), một chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về hôn nhân, gia đình, tình dục và sức khỏe sinh sản.

.

Ảnh bà Khuất Thu Hồng. Nguồn: Trên mạng


Phóng viên (PV):Trong nhiều năm qua, hệ giá trị trong gia đình Việt Nam có nhiều thay đổi. Từ các gia đình ba bốn thế hệ cùng sinh sống tách ra thành gia đình hạt nhân là chủ yếu. Cùng với nó sự thay đổi vị thế của các thành viên và nhiều giá trị cốt lõi trong gia đình. Bên cạnh các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam thì có thêm sự xuất hiện nhiều giá trị gia đình phương Tây. Là một chuyên gia trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, bà nghĩ thế nào về vấn đề này?



TS Khuất Thu Hồng (KTH):Mấy thập kỷ gần đây đã chứng kiến nhiều thay đổi của gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, tôi cho rằng những thay đổi đó không phải là do ảnh hưởng của văn hoá phương Tây mà chủ yếu xuất phát từ những thay đổi kinh tế-xã hội và điều kiện sống ở Việt Nam. Ví dụ, việc phần lớn các gia đình lựa chọn mô hình hạt nhân với một hoặc hai thế hệ hoàn toàn không phải là ảnh hưởng của phương Tây. Mô hình tam, tứ đại đồng đường vốn luôn luôn chỉ chiếm một phần nhỏ trong lịch sử.

Trong nhiều thế kỷ qua, gia đình hạt nhân vẫn luôn luôn là mô hình phổ biến nhất, thường chiếm trên dưới 70% tổng số hộ trong cả nước[1]. Đại đa số các gia đình Việt Nam lựa chọn sống trong gia đình hạt nhân và sống gần cha mẹ già. Sở dĩ mô hình này luôn chiếm ưu thế vì nó phù hợp với điều kiện sống và lối sống của người Việt Nam. Thế hệ các cha mẹ già thay vì sống chung cùng nhà với các con cũng ngày càng ưa thích sống độc lập và duy trì mối quan hệ gần gũi với con cái. Vì vậy, việc cho rằng vì ảnh hưởng của phương Tây mà mô hình gia đình nhiều thế hệ như một nét văn hoá truyền thống đang bị mất đi là không có cơ sở.

Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ngày càng bình đẳng hơn, nhất là giữa vợ và chồng. Sự thay đổi này cũng không phải do phương Tây mang lại mà là do cuộc sống thực tế và nỗ lực của phụ nữ trong việc tham gia lao động có thu nhập và nâng cao trình độ học vấn. Tỉ lệ biết chữ cũng như tỉ lệ có bằng cấp cao của phụ nữ không hề thua kém nam giới. Những thay đổi này cải thiện vị trí của phụ nữ trong gia đình, khiến cho tiếng nói của họ cũng ngày càng được tôn trọng hơn. Quan hệ cha mẹ-con cái cũng ngày càng dân chủ hơn vì các thế hệ càng về sau càng hiểu biết hơn do có điều kiện học hành và tiếp cận tri thức nhiều hơn. Vì thế con cái ngày càng chủ động hơn trong những quyết định hệ trọng liên quan đến bản thân mình như nghề nghiệp, việc làm và hôn nhân hay cách sống.

Tôi không coi gia đình là một thực thể thụ động bị áp đặt bởi các giá trị bên ngoài và phải tiếp nhận một cách ép buộc. Ngược lại, tôi thấy rằng gia đình Việt Nam chủ động thay đổi để phù hợp với những biến đổi kinh tế xã hội và văn hoá trong quá trình phát triển của đất nước. Tôi không gọi đó là các giá trị của phương Tây vì chúng không phải là độc quyền của gia đình phương Tây mà là những thay đổi tiến bộ, tất yếu, và không thể cưỡng lại của nhân loại trong quá trình phát triển. Hoặc cho dù chúng ta có tiếp nhận những giá trị đó từ phương Tây chăng nữa thì đó cũng là sự tiếp nhận tích cực và sáng suốt trong quá trình hội nhập với thế giới. Điều tôi muốn nói thêm là quan hệ bình đẳng và dân chủ trong gia đình Việt Nam nếu được coi là ảnh hưởng của phương Tây thì còn xa mới giống như phương Tây nhưng sự cải thiện là có thật.

PV:Theo bà, gia đình Việt Nam sẽ đi theo những mô hình nào? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi trong hệ giá trị của gia đình Việt Nam? Có cần phải bảo tồn các giá trị gia đình truyền thống hay cần có một sự thay đổi về hệ giá trị văn hóa trong gia đình Việt Nam?

KTH:Tôi cho rằng gia đình hạt nhân sẽ vẫn tiếp tục là mô hình chủ đạo và sẽ ngày càng phổ biến hơn nữa, nhất là khi dịch vụ xã hội chăm sóc người cao tuổi được cải thiện tốt hơn. Tuy nhiên, khác với gia đình phương Tây, các thế hệ con cái ở Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục duy trì cách sống gần cha mẹ già để có thể thường xuyên thăm hỏi, giúp đỡ. Tôi cho rằng đó là lựa chọn tối ưu và mang bản sắc Việt Nam. Quy mô gia đình phần lớn sẽ dao động xung quanh hai đến bốn người với một cặp vợ chồng và một đến hai đứa con.

Tuy nhiên, số gia đình độc thân và gia đình chỉ có cha hoặc mẹ sống với con, sẽ tăng lên vì số người không kết hôn và số người ly hôn sẽ tăng, dù chậm hơn nhiều so với các nước khác. Quan hệ trong gia đình sẽ ngày càng dân chủ và bình đẳng hơn. Phụ nữ sẽ ngày càng có cơ hội nâng cao thu nhập, thành công trong sự nghiệp và tham gia các hoạt động xã hội vì nam giới sẽ ngày càng chia sẻ công việc gia đình nhiều hơn. Con cái ngày càng tự lập và chủ động trong cuộc sống vì cha mẹ ngày càng tôn trọng quyền tự quyết của con hơn.

Sẽ không phải là tôi hay bất kỳ ai có thể nói rằng gia đình Việt Nam cần thay đổi hay giữ nguyên. Những thay đổi trong các giá trị gia đình, như đã nói ở trên, sẽ chủ yếu là xuất phát từ những thay đổi kinh tế xã hội và văn hoá vĩ mô. Sự tiếp cận với các nền văn hoá khác trong quá trình hội nhập ngày càng mạnh mẽ với thế giới có thể sẽ thúc đẩy sự thay đổi đó diễn ra nhanh hơn.

Nếu ai đó coi các giá trị gia đình truyền thống là tam tứ đại đồng đường, là tôn ti trật tự theo kiểu “phu xướng, phụ tuỳ” và “quyền huynh thế phụ” thì họ sẽ thất vọng trước những thay đổi nói trên. Họ có thể nuối tiếc các giá trị cũ và hoang mang trước sự xuất hiện của các giá trị mới. Họ sẽ cho rằng quan hệ gia đình mới là lỏng lẻo. Trước sự cải thiện vị thế của phụ nữ và thế hệ trẻ họ sẽ cảm thấy quyền lực gia trưởng bị thách thức. Mong muốn duy trì một gia đình truyền thống như vậy là lỗi thời và không khả thi.

Nhưng các giá trị truyền thống khác của gia đình Việt Nam như con cháu nhớ đến cội nguồn, biết ơn tổ tiên, gắn bó với gia tộc, con cái hiếu thảo với cha mẹ, cha mẹ có trách nhiệm với con cái, anh chị em có trách nhiệm với nhau … là những giá trị quý báu cần được gìn giữ và phát huy.

PV:Nếu phải thay đổi, thì theo bà, cần định hướng sự thay đổi đó như thế nào?

KTH:Như tôi đã nói ở trên, những thay đổi của gia đình gắn liền với những thay đổi vĩ mô – theo kiểu con gà – quả trứng. Vì vậy khó có thể dùng từ “định hướng”. Lịch sử đã chứng minh sự thất bại của cách làm duy ý chí. Nhưng những chính sách phát triển kinh tế xã hội và văn hoá sáng suốt có thể tạo điều kiện cho gia đình phát triển mà tránh được những cú sốc hoặc tránh được khủng hoảng. Ví dụ các chính sách về phúc lợi xã hội, an sinh xã hội trong việc chăm sóc người cao tuổi và trẻ em sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho phụ nữ. Sự cải thiện chất lượng các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, giao thông công cộng … sẽ thực sự tác động tích cực đến mỗi gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống của tất cả các thành viên và giảm bớt sự căng thẳng cho những lao động chính của gia đình.

Các chính sách văn hoá-xã hội khác về nhà ở, về các dịch vụ văn hoá, vui chơi, giải trí, truyền thông đại chúng … cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hỗ trợ gia đình giáo dục nhân cách và lối sống cho thế hệ trẻ. Thực ra, khó có thể “định hướng” cho gia đình đình phát triển lành mạnh nếu xã hội không phát triển lành mạnh.

Mọi quan hệ xã hội đều phản chiếu trong quan hệ gia đình. Một người cha tham nhũng, lạm quyền, cơ hội liệu có thể dạy con mình sống trong sạch, trung thực, đàng hoàng? Liệu những đứa trẻ có học được cách trân trọng những giá trị của lao động chăm chỉ nếu hàng ngày nhìn thấy trên tivi hay báo chí tràn ngập các quảng cáo hàng hiệu và các bài báo lăng xê các ngôi sao với các hình ảnh của lối sống xa hoa, phù phiếm? Nếu xã hội không thay đổi theo hướng tốt đẹp hơn thì mọi “định hướng” cho gia đình hay cá nhân đều vô nghĩa.

PV:Quan hệ hôn nhân ở Việt Nam đang có nhiều thay đổi. Tại sao vậy, thưa bà?

KTH:Ở đây tôi muốn nói đến giá trị hay ý nghĩa của hôn nhân ở Việt Nam. Với đại đa số người Việt Nam, hôn nhân và gia đình vẫn là giá trị quan trọng nhưng sự gia tăng dù đang còn chậm của tỉ lệ ly hôn, ly thân, cùng với sự gia tăng của con số những người sống lựa chọn cuộc sống độc thân cho thấy với một bộ phận người Việt Nam, chúng đã không còn là những giá trị hàng đầu. Sự nghiệp và tự do đang trở thành những giá trị quan trọng nhất đối với một số người.

Theo tôi, tỉ lệ những người lựa chọn sống độc thân cũng như tỉ lệ ly hôn sẽ gia tăng theo thời gian, tương tự những gì đã và đang diễn ra ở các nước có nhiều điểm tương đồng về văn hoá trong khu vực như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản …

Nguyên nhân chính của hiện tượng này có lẽ là sự độc lập về kinh tế của cá nhân và cùng với nó là quan hệ bình đẳng, dân chủ trong gia đình. Trong xã hội hiện đại, hôn nhân sẽ không còn là lợi ích hay trách nhiệm của đại gia đình mà cá nhân mới có quyền định đoạt có kết hôn hay không và nếu có thì kết hôn khi nào. Hơn nữa cá nhân cũng ngày càng có ý thức hơn về vai trò và trách nhiệm của mình với người khác.

Khi mức sống tăng lên, chất lượng cuộc sống được cải thiện thì yêu cầu của con người về điều kiện sống như nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, chất lượng nuôi dạy trẻ em, … sẽ ngày càng cao. Không phải ai cũng có thể đáp ứng các nhu cầu đó nên một số người tự thấy không có khả năng đảm bảo một cuộc sống gia đình theo tiêu chuẩn họ mong muốn thì sẽ trì hoãn hôn nhân, thậm chí từ chối hôn nhân. Sức ép từ cuộc sống hiện đại (công việc căng thẳng, không ổn định, di chuyển nhiều …) cũng là một yếu tố khiến hôn nhân trở nên khó khăn với một số người. Mặt khác, những cơ hội để khám phá và phát huy năng lực cá nhân cũng ngày càng mở rộng dẫn đến việc một số người mải mê theo đuổi sự nghiệp mà gác lại hoặc bỏ lỡ cơ hội kết hôn.

Ly hôn cũng sẽ gia tăng vì cá nhân chứ không còn là gia đình quyết định việc một cặp vợ chồng có mâu thuẫn có nên tiếp tục chung sống hay không. Sự độc lập về kinh tế cũng là một lý do khiến những người không hài lòng với cuộc hôn nhân của mình đi đến quyết định ly hôn. Mặt khác, sự cởi mở của xã hội trong cách nhìn nhận về ly hôn cũng giúp cho những người đó mạnh dạn hơn trong việc ra quyết định.

PV:Theo bà, có những yếu tố mới xuất hiện trong hôn nhân. Đó những yếu tố nào vậy? Nguyên nhân nào tạo ra những yếu tố mới này?
KTH:Ngoài những yếu tố đã đề cập ở trên như là sự thay đổi trong vị thế của các thành viên gia đình và mối quan hệ giữa họ theo xu hướng bình đẳng và dân chủ hơn thì có hai hiện tượng mới thú vị:

Thứ nhất, hiện tượng làm mẹ đơn thân đã xuất hiện ở Việt Nam trong nhóm những người không có điều kiện kết hôn và cả trong nhóm có điều kiện nhưng không lựa chọn hôn nhân. Với cả hai nhóm này, hôn nhân chưa hẳn đã giúp khẳng định nữ tính cũng như bảo đảm chỗ dựa cho tương lai, nhưng đứa con thì có. Điều thú vị là xã hội dường như không sốc trước hiện tượng này và trong một bộ phận nhất định còn thông cảm và ủng hộ những phụ nữ đó.

Thứ hai, việc sống chung của những cặp đồng tính, dù chưa phổ biến nhưng có xu hướng tăng, nhất là sau khi Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi 2104 xóa bỏ điều 10 cấm hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

PV:Những yếu tố mới này xuất hiện trong hôn nhân đã ảnh hưởng như thế nào đến văn hóa truyền thống của người Việt?
KTH:Lựa chọn làm mẹ đơn thân và việc sống chung của các cặp đồng tính cũng gây ra quan ngại trong một số người. Có người thì lo lắng cho tương lai của những đứa trẻ lớn lên trong gia đình thiếu vắng người cha. Một số người khác thì băn khoăn rằng hôn nhân đồng tính sẽ làm ảnh hưởn giống nòi … Tuy nhiên, những lo lắng của họ hoàn toàn không thuyết phục. Trước hết, tỉ lệ những người lựa chọn làm mẹ đơn thân cũng như hôn nhân đồng tính rất nhỏ, không thể ảnh hưởng đến sự phát triển quy mô và chất lượng dân số Việt Nam. Nếu phải lựa chọn thì rõ ràng việc những đứa trẻ lớn lên chỉ với những người mẹ quan tâm chăm sóc đầy đủ còn hơn những đứa trẻ sống trong gia đình có cả cha mẹ nhưng người cha lại là gương xấu.

Tôi cho rằng sự chấp nhận hai xu hướng này không làm phương hại gì đến văn hoá truyền thống, trái lại, nó chỉ càng khẳng định tính cởi mở và dễ thích nghi của văn hoá Việt nam mà thôi.

PV:Vừa rồi dư luận nói nhiều đến hôn nhân đồng tính. Nhiều người đã đổ ra đường để kêu gọi người khác ủng hộ hôn nhân đồng tính và đề nghị nhà nước công nhận hôn nhân đồng tính. Vậy, bà quan niệm thế nào về hôn nhân đồng tính? Đó có phải là đi ngược với văn hóa truyền thống hay không? Chúng ta có nên chấp nhận hôn nhân đồng tính hay không? Tại sao?

KTH:Tôi ủng hộ hôn nhân đồng tính và là một trong những người tham gia vào các diễn đàn gửi khuyến nghị lên quốc hội đề nghị chấp nhận hôn nhân đồng tính. Tôi giành khá nhiều thời gian để tìm hiểu về hôn nhân đồng tính, lịch sử, diễn biến cũng như các vấn đề liên quan, tôi thấy hôn nhân đồng tính không hề gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của bất kỳ xã hội nào. Ngược lại, chấp nhận hôn nhân đồng tính cũng có nghĩa là tôn trọng quyền bình đẳng của người đồng tính và mang lại hạnh phúc cho họ. Một xã hội nhân đạo và văn minh phải đảm bảo cho mọi công dân của mình được bình đẳng với nhau trong mọi khía cạnh.

PV:Quan hệ tình dục là một vấn đề quan trọng trong đời sống hôn nhân và gia đình. Trước đây, vấn đề này được đưa vào quy phạm đạo đức để đánh giá con người, đặc biệt là người phụ nữ. Nó còn được xem là một chuyện tế nhị, nhạy cảm, không nên nói với người khác. Và người ta tránh đi vấn đề tình dục khi nói đến hôn nhân, gia đình. Theo bà, tình dục có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống hôn nhân và gia đình? Và nhận thức về quan hệ tình dục trong đời sống gia đình trong thời gian qua đã thay đổi như thế nào?
KTH:Tình dục là quan hệ trọng tâm của hôn nhân, không chỉ vì nó liên quan đến chức năng tái sinh sản của gia đình mà nó là một trong những lý do hàng đầu khiến cho một cặp đi đến cam kết chung sống lâu dài với nhau. Vì hôn nhân ngày càng là vấn đề của cá nhân nên sự hoà hợp về tình dục cũng ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với sự khởi đầu của hôn nhân và sự bền vững của nó. Các cá nhân ngày càng nhận thức được ý nghĩa của nó nên kiến thức về tình dục ngày nay cũng được coi trọng hơn trước. Thanh niên chuẩn bị bước vào hôn nhân cũng như các cặp đang sống trong hôn nhân cũng chịu khó tìm hiểu thông tin về lĩnh vực này hơn. Có thể nói đời sống tình dục của các cặp vợ chồng ngày nay phong phú hơn và cũng phức tạp hơn trước đây. Cũng vì thế mà không hiếm người tuyên bố lý do khiến cuộc hôn nhân của họ tan vỡ là không có sự hoà hợp về tình dục trong đời sống vợ chồng.

PV:Quan hệ tình dục trước hôn nhân là một chuyện trước đây rất phê phán, bị xem là vi phạm đạo đức. Người phụ nữ nếu vi phạm vào điều này có thể bị cộng đồng cạo trọc, bôi vôi, đuổi khỏi làng. Nói chung là đề cao trinh tiết của người phụ nữ. Bà quan niệm thế nào về trinh tiết và quan hệ tình dục trước hôn nhân?
KTH:Mặc dù chưa có số liệu chính xác, hầu hết mọi người đều thừa nhận rằng quan hệ tình dục trước hôn nhân hiện nay phổ biến hơn trước đây. Ngày nay, việc các cặp đang trong thời kỳ yêu đương có quan hệ tình dục không bị đánh giá nặng nề như ngày xưa. Nếu họ đi đến hôn nhân thì chuyện “ăn cơm trước kẻng” hoàn toàn được bỏ qua. Mọi người cũng ít soi mói hơn, ít kiểm soát hơn đối với những cặp đang hẹn hò. Rõ ràng là trong thực tế, thái độ xã hội đối với quan hệ tình dục trước hôn nhân ngày càng cởi mở hơn. Cho dù trinh tiết vẫn được đề cao như một giá trị, nhưng tôi cho rằng chủ yếu là trong hoài niệm mà thôi. Cho dù một số nam giới vẫn bị ám ảnh về trinh tiết nhưng họ cũng thừa hiểu rằng vì việc ăn cơm trước kẻng là phổ biến và bản thân họ cũng ăn cơm trước kẻng nên việc đòi hỏi người vợ còn trinh là một điều bất hợp lý và không công bằng. Những phẩm chất khác của người vợ người chồng tương lai mới là những điều họ quan tâm khi đi đến hôn nhân. Tôi cho rằng sự nghiêm túc và chân thành trong tình yêu và tình dục mới là điều quan trọng nhất trong mối quan hệ.

PV:Tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân ở Việt Nam đang ngày càng tăng lên. Và đối với một bộ phận không nhỏ ở giới trẻ, vấn đề này không còn là vi phạm đạo đức. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến vấn đề này? Đây là một biểu hiện bình thường trong sự thay đổi quan niệm về tình dục hay là sự đi xuống về đạo đức?
KTH:Thực ra chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được tỉ lệ QHTD trước hôn nhân tăng lên bao nhiêu phần trăm vì trước đây chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này để có thể so sánh. Tuy nhiên, ai cũng biết là tỉ lệ QHTD trước hôn nhân tăng lên. Giới trẻ ngày nay coi tình dục là một phần không thể thiếu của tình yêu. Tôi cho rằng đó là điều bình thường không thể tránh khỏi trong bối cảnh xã hội ngày nay. Tự do cá nhân, sự cởi mở trong thái độ xã hội, sự độc lập về kinh tế của phụ nữ … chính là những lý do dẫn đến sự thay đổi này. Tôi không coi đó là biểu hiện đi xuống của đạo đức nếu đó là tình dục đồng thuận, có trách nhiệm và an toàn. Hầu hết những thanh niên nam nữ có quan hệ tình dục trước hôn nhân nhưng vẫn là các công dân tốt, sau này họ vẫn trở thành những ông bố bà mẹ tốt, biết nuôi dạy con cái khoẻ mạnh, giỏi giang, thậm chí còn tốt hơn những thế hệ trước. Còn bất kỳ tình dục nào, trong hay trước hôn nhân nhưng không đồng thuận, ép buộc và bạo lực mới thì đó chính là thiếu đạo đức. Nói như vậy không phải là khuyến khích tình dục trước hôn nhân mà để tránh sự khiên cưỡng, giáo điều và lỗi thời trong cách nhìn nhận những thay đổi xã hội.

PV:Một vấn đề khá nhức nhối và cũng liên quan đến đời sống hôn nhân, gia đình, sức khỏe tình dục là vấn đề mại dâm. Nhiều nước phát triển cao cũng phải chấp nhận các lao động tình dục và quản lý qua các “phố đèn đỏ”. Ở Việt Nam chưa công nhận các “phố đèn đỏ” nhưng nạn mại dâm thì vẫn phổ biến ở nhiều nơi, nhất là các đô thị lớn. Vậy theo bà, chúng ta có nên công nhận “phố đèn đỏ” hay không? Và nếu công nhận thì lợi và hại của nó như thế nào?
KTH:Mại dâm tồn tại song song cùng lịch sử nhân loại. Kể từ khi gia đình xuất hiện thì khi đó mại dâm cũng ra đời. Mại dâm chủ yếu là để phục vụ những người đàn ông có nhu cầu tình dục nhưng không có điều kiện để thoả mãn vì họ chưa có vợ hoặc không có bạn tình, hoặc goá vợ … Tuy nhiên, không ít những người đàn ông không thuộc các nhóm trên cũng tìm đến mại dâm. Đó cũng là một trong những lý do khiến mại dâm phát triển mạnh ở nhiều nơi khiến việc kiểm soát mại dâm trở nên khó khăn. Theo quan điểm của tôi nên thừa nhận mại dâm để quản lý nó tốt hơn. Tuy nhiên, với tình hình thực thi luật pháp rất kém ở Việt Nam, việc quy hoạch dịch vụ này vào những khu “đèn đỏ” chưa hẳn đã có thể giúp kiểm soát mại dâm như mong muốn. Tham nhũng và hối lộ là hai yếu tố khiến việc này khó thành công.

PV:Tôi không đồng tình với việc bêu riếu phụ nữ bán dâm trên truyền thông trong khi người mua dâm thì gần như vô can. Quan điểm của bà thì sao?

KTH:Tôi cũng không đồng tính với việc làm đó. Sẽ không có ai bán được “dâm” nếu không có những người muốn mua nó. Nếu coi mại dâm là sai trái thì cả người bán kẻ mua đều phải bị xử lý như nhau. Việc công khai tên tuổi hình ảnh của người bán dâm và giấu nhẹm nhân thân của người mua dâm chỉ thể hiện thái độ đạo đức giả mà thôi. Và thái độ đối với mại dâm như vậy chỉ là nửa vời và thể hiện sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ.

PV:Trước nhiều sự thay đổi về đời sống hôn nhân, gia đình và quan niệm về đời sống tình dục, người ta nói nhiều về việc giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản. Nhiều người còn kiến nghị về việc đưa giáo dục giới tính và sức khẻo sinh sản vào trướng học phổ thông. Vậy bà suy nghĩ thế nào về vấn đề này? Và biện pháp để thực hiện nó thế nào cho hợp lý?
KTH:Đã từ nhiều năm nay tôi kêu gọi đưa giáo dục giới tính và sức khoẻ tình dục/sinh sản vào nhà trường vì những kiến thức đó giúp cho con em của chúng ta hành trang để bước vào cuộc sống của người lớn một cách an toàn và lành mạnh. Những gì đã làm hiện nay rất hời hợt và nửa vời, chỉ khiến cho trẻ càng thấy tù mù và tò mò hơn mà thôi. Biện pháp ư: nói thẳng, nói thật với thái độ cởi mở và nghiêm túc, đến nơi đến chốn. Chẳng thiếu gì tài liệu và kinh nghiệm để chúng ta tham khảo. Cũng không thiếu người tâm huyết. Các bậc phụ huynh cũng rất thiết tha. Chỉ cần cánh cửa Bộ Giáo dục mở ra mà thôi.

PV:Là một nhà nghiên cứu về vấn đề hôn nhân, gia đình và sức khỏe tình dục, bà có những ý kiến gì đóng góp vào hệ thống quản lý trong việc xây dựng, phát triển văn hóa gia đình cũng như tạo nên sự lành mạnh về hôn nhân, tình dục trong cuộc sống hiện nay?
KTH:Có lẽ điều đầu tiên cần làm là đừng duy ý chí, đừng hô khẩu hiệu suông. Các nhà chính sách và quản lý hãy sử dụng các kết quả nghiên cứu thực tế khi xây dựng chính sách. Khi hô hào giữ gìn và phát huy truyền thống, hãy thận trọng để không vô tình củng cố và nuôi dưỡng hệ thống gia trưởng trong phát động phong trào gìn giữ nề nếp gia phong. Khi giáo dục con cháu thảo hiền phải lưu ý để đừng cổ vũ tư tưởng quyền huynh thế phụ làm thui chột năng lực cá nhân. Không nên nhấn mạnh đến “thiên chức” của người phụ nữ để trói chặt họ vào gia đình, cản trở sự tiến bộ của một nửa nhân loại. Nói tóm lại, đừng đối lập giá trị phương Tây hay phương Đông mà phải chủ động tiếp nhận những giá trị tiến bộ của nhân loại.

PV: Xin trân trọng cảm ơn bà!

Bùi Hào & Phan Thắng thực hiện



[1] Vào năm 2014, gia đình hạt nhân chiếm tới 65% trong tổng số 24.265 nghìn hộ gia đình trong cả nước.