Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Bản chất “chó đen giữ mực” của một số nhà “dân chủ” giả hiệu








Phải nói là đến phát ngát, bội thực với những lời kêu gọi đòi “dân chủ”, tự nhận mình là “nhà báo” chống cộng…trên một số trang web, blog của một số người. Mà nó có gì là mới mẻ đâu, quanh đi quẩn lại vẫn là những con người ấy, nào thì Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Cù Huy Hà Vũ, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Quốc Quân, Phạm Thanh Nghiên, Trương Duy Nhất…; phải nói là những con người này không biết ăn phải cái gì mà cứ suốt ngày ba hoa cái mồm, lúc đứng ở chỗ này, lúc đúng ở chỗ kia chửi bới linh tinh trong khi đó bản thân có nhận thức được gì đâu. Âu cái mồm nó làm khổ cái thân, chống đối tiêu cực, nói xằng, nói bậy cũng chỉ vì vài đồng tiền giơ bẩn mà bọn phản động nước ngoài nó gửi về cho mà tiêu xài. Ấy vậy, khi bị bắt, bị xử lý thì lại oang oang cái mồm lên kêu oan, rồi tự vỗ ngực cho rằng là mình đấu tranh vì “dân chủ, nhân quyền”, kêu không được lại cúi lưng, quỳ gối xin rủ lòng thương, can thiệp từ bọn bên ngoài. Người ta vẫn bảo“có gan ăn cắp, có gan chịu đòn”, lúc chống đối thì huênh hoang khi bị bắt thì lại rảo biện, phủ nhận, chối cãi. Nghĩ đến mà thấy nhục cho hành động của những con người này.

Phải công nhận nước ta có một truyền thống tốt đẹp từ bao đời nay đó là “đánh kẻ chạy đi chứ ai đánh người chạy lại”, luôn tạo điều kiện cho những người mắc sai lầm được sửa chữa, được làm lại từ đầu. Ấy vậy, mặc dù đã được nhắc nhở, giáo dục nhiều lần nhưng những con người này vẫn bất chấp, coi thường pháp luật, thách thức dư luận, thậm chí vào đến trại giam rồi mà vẫn giở trò con nít ra mà ăn vạ. Tìm mọi cách gây chuyện đối với xã hội, ôm khư khư đến giữ chặt cái bản chất xấu xa trong con người mình. Phải nói đâu xa, đó là dãy hoạt động chống đối của Cù Huy Hà Vũ. Ai cũng biết y được sinh ra trong một gia đình tử tế, được đất nước này tạo điều kiện thuận lợi cho học tập, nhưng y có lấy đó làm động lực phấn đấu, tu dưỡng đâu đằng này không biết ai tiêm nhiễm cái gì vào đầu y mà quay ra chống đối xã hội, đi phủ nhận lịch sử, thành quả của cách mạng mà ông cha ta đã đổ biết bao xương máu mới giành được để bám gót, nịnh hót bọn phản động ngoài nước. Y làm ra hàng loạt các tài liệu có hành vi chống Nhà nước Việt Nam, như theo kiểu: Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đa đảng hay là chết? Chiến tranh Việt Nam và ngày 30/4 dưới mắt tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ… Những việc làm sai trái của y phải trả giá cho những ngày sám hối, cải tạo trong trại giam. Cứ tưởng vào đến trại giam là y hối hận về những việc làm sai trái của mình, nhưng không với bản chất xấu xa, cố hữu của mình y lại nghĩ và làm ra cái trò tuyệt thực chống đối, kêu gọi đồng bọn ở ngoài hùa theo. Nhưng xin thưa, ai tin việc làm này của “Vũ”, nhịn ăn, nhịn uống mà vẫn béo như một con lợn chắc ai cũng bắt chước làm theo như Vũ cho vui.
Hùa theo trào lưu này, các nhà hoạt động “dân chủ” của chúng ta sôi nổi biết bao theo đủ các kiểu: nào thì là tuyên bố tình nguyện đi tù cùng Trương Duy Nhất của Bloger Mẹ Nấm; bản danh sách tự nghĩ ra để cùng tuyệt thực cùng Vũ, to mồm nhất trong đám này là Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Quốc Quân, Phạm Thanh Nghiên; nào thì viết bài kêu oan cho dân, chống tiêu cực, kêu gọi biểu tình…Thoạt qua nghe có vẻ đây toàn là những việc làm đao to, búa lớn ấy nhỉ? Nhưng bản chất đâu có được như thế. Kết quả hàng loạt những hành động đó là gì? Lời tuyên bố tình nguyện đi tù cùng Trương Duy Nhất cũng chỉ là lời nói xuông, theo kiểu lời nói gió bay, thiết nghĩ cuối cùng cũng chỉ là thân ai người đấy lo thôi, hô hào cũng chỉ là theo kiểu tát nước theo mưa, chó đú mèo cũng đú. Rồi những người có trong danh sách tuyệt thực cùng Vũ, số phận họ giờ ra sao? chắc trong thiên hạ cũng có một vài người quan tâm vì hiếu kỳ, vì trót lỡ biết được và giờ phải xem trò con nít này nó diễn biến ra sao rồi. Số ngày tuyệt thực của những con người này cứ ngày một dài lên, 1 ngày, 2 ngày rồi đến 6, 7 ngày…đến đây cứ tưởng là họ chết rồi cơ, tí thì mất vui vì hết trò nhưng thực tế có sao đâu, họ vẫn sống sờ sờ, khỏe như trâu, như bò ngày ngày mồm miệng vẫn chửi bới những điều xằng bậy. Nói là kêu oan cho dân trong việc này việc nọ, chống tiêu cực nhưng những con người này có hiểu gì về nỗi niềm của dân, có thấy được hay cố tình không thấy cuộc sống của họ đang yên ổn, đang ngày một tốt hơn. Nói là biểu tình về biển đảo, về Boxit tây nguyên nhưng thiết nghĩ cũng bằng những công sức chống đối họ chung tay cùng với mọi người làm những việc tốt đẹp góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp nhỉ, thì tốt biết bao? Đằng này lại ra sức gây mất ổn định, tuyên truyền những thông tin bịa đặt gây hoang mang mất niềm tin vào sự nghiệp đổi mới của đất nước trong nhân dân…. Những con người này họ ra sức biện hộ một cách tiêu cực, cho rằng việc làm của mình là chính nghĩa, là vì dân vì nước. Nhưng xin thưa cứ nhìn vào việc làm của họ trên thực tế, những hậu quả xấu xa, tồi tệ mà họ gây ra cho đất nước này thì xin nhổ bãi nước bọt vào các việc làm chính nghĩa ấy thay cho lời cám ơn tới họ. Bản thân họ có tốt đẹp gì đâu mà kêu làm việc chính nghĩa, đơn cử: tay Phạm Hồng Sơn bán tài liệu cho nước ngoài chống Việt Nam, đã bị bắt, bị xử lý, sau một thời gian cải tạo được hưởng lượng khoan hồng của Nhà nước y được ra tù, cứ tưởng y sẽ làm lại cuộc đời đằng này mặt dày không biết nhục, lại chống đối tiếp. Tên Nguyễn Quốc Quân bản thân là người Việt nhưng hắn có đóng góp gì được cho đất nước đâu, ngược lại hắn tham gia vào tổ chức phản động Việt Tân về nước hoạt động khủng bố, khi ra tù mà vẫn vênh cái mồm chó của mình lên để sủa sằng, sủa xịt về “dân chủ, nhân quyền” nghe mà đến phát buồn nôn. Còn Phạm Thanh Nghiên thì sao? Là phận đàn bà, con gái thị có biết an phận đâu, nay đi chọc chỗ này mai đi chọc chỗ khác đòi ăn vạ, lấy thân phận đâu mà đòi đi biểu tình, yêu nước thì chẳng thấy đâu chống đối thì thấy rõ mười mươi, chắc mỗi lần đi biểu tình như vậy bọn bên ngoài nó cũng rón cho một ít tiền nên mới tích cực như vậy, chắc cũng bởi vì lẽ đó mà ra tù vào tội mà vẫn “hăng say” hoạt động chống đối theo kiểu chẳng ai giống ai, rồi thiên hạ họ lại chửi cho là con đàn bà dở hơi, nghĩ mà thấy tội, nghĩ mà thấy nhục nhã…



Thiết nghĩ qua những việc làm của các “vị”, những nhà “dân chủ” giả hiệu ạ, những người mà luôn cố giữ lấy bản tính cố hữu, không thay đổi cái bản chất xấu của con người mình, thì tôi thấy câu thành ngữ “chó đen giữ mực” có lẽ là rất hợp với các vị đấy!
JUNXIAN

“Vĩ nhân tỉnh lẻ”





Tôi viết bài này xuất phát từ một ý tưởng nho nhỏ của cô em kết nghĩa tôi, nhưng cũng đáng để suy ngẫm nhiều.
Em tôi là cháu ngoại nhà thơ Dương Thu Hương, cây bút nổi tiếng một thời khát tình và bội phản. Bà ta đã tự hủy hoại con đường sáng của mình. Song phải thừa nhận con người ấy, xét về mặt chuyên môn, là một tài năng hiếm gặp.
Cũng bởi sinh ra trong một gia đình đặc biệt như vậy nên em tôi tiếp xúc kha khá nhiều cây bút nổi danh, một vài nhà khoa học, luật sư,…thực tài cũng có, mà ảo tài cũng không phải là hiếm.
Có một số người, trong mớ bòng bong quan hệ của cô em tôi, khá là lập dị. Có lẽ buồn nhiều hơn vui khi trong cuộc sống ta gặp phải mẫu người như thế.Tuy nhiên, họ thổi vào cuộc sống này những ý niệm rất riêng. Đứa em tôi ngợi ca hết sức, còn gắn cho họ danh xưng “vĩ nhân tỉnh lẻ”.
Thực ra đó là một danh từ đã xuất hiện khá lâu trên văn đàn. Người khởi xướng không ai khác chính là Dương Thu Hương, một “vĩ nhân tỉnh lẻ” về sau đã biến chất hoàn toàn, trở thành tội đồ của dân tộc này. Bản thân tôi thì không tán đồng với danh xưng ấy. Đành rằng đó là những người có tài năng và phẩm giá đặc biệt, nếu được trọng đãi đúng mức, họ hoàn toàn có thể cống hiến rất nhiều cho xã hội này. Song vĩ nhân đâu phải thứ dễ kiếm mà tiện đâu cũng xưng tụng. Cả trăm năm mới có một người. Đó phải là những người, ngoài tài năng, nhân cách và sức lan tỏa phi thường, phải có những đóng góp lớn lao cho lịch sử nhân loại. Đằng này trong số “vĩ nhân tỉnh lẻ”, có người còn không giữ được mình, trở thành kẻ phản quốc đáng nguyền rủa. Mỉa mai thay!
Nhưng họ là ai?
Tôi không muốn đọc “Các vĩ nhân tỉnh lẻ” của Dương Thu Hương, đó là sáng tác có dụng ý không lấy làm tốt đẹp cho lắm. Tôi muốn hiểu về “vĩ nhân tỉnh lẻ” theo cái cách mà em tôi tiếp cận. Họ là những chính trị gia, những nhà khoa học, văn nghệ sĩ, luật sư,…những người có năng lực và phẩm cách vượt trội hơn người, song chúng ta không dễ nhận ra họ. “Vĩ nhân tỉnh lẻ” thường ẩn giấu trong cộng đồng người. Có lẽ phải thật chịu chơi, chịu tiếp xúc và “dị” một chút như cô em tôi mới hiểu rõ về họ. Những người như thế, vì nhiều lí do, không thích thể hiện mình. Có những người vẫn tích cực nhập thế giúp đời, có đóng góp cho xã hội nhưng chỉ ở phạm vi địa phương, “tỉnh lẻ” mà thôi. Xét trên phương diện quốc gia, dân tộc, đóng góp của họ không nhiều, và cũng không xứng với tầm vóc của họ.
Vì sao xuất hiện tình trạng ấy? Có thể nói, đây là hệ quả của những sai lầm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch phát triển nhân tài của chính quyền ta. Không phải ai có tài, có tâm cũng đều được trọng dụng. Không hẳn do những bất cập trong cơ chế, xã hội nào cũng vậy thôi, không phải tất cả những tuấn kiệt, anh tài đều có vị trí xứng đáng. Suy cho cùng, các “vĩ nhân tỉnh lẻ” đã không vượt qua được áp lực cạnh tranh hoặc bản thân họ cũng không còn hứng thú, nỗ lực vượt qua, nên các “vĩ nhân tỉnh lẻ” lũ lượt về quy ẩn.
Một số người, do đặc điểm tính cách khác người, không thể hòa
mình vào không gian chung. Họ ích kỷ hơn, kiêu ngạo hơn, cậy tài năng của họ làm lu mờ tất cả. Tính cách ấy, không phù hợp để làm việc vì tập thể, vì mái nhà chung: xã hội.
Xu thế chung của những người này là bất mãn, nhưng bất mãn đến mức độ nào thì còn phải xét. Với trình độ của mình, họ hoàn toàn có thể phản biện sâu sắc những sai lầm trong cách điều hành của bộ máy công quyền. Nhưng đa phần chỉ phủ nhận mà không có đóng góp tích cực.
Họ dễ bị lôi kéo, “nâng bi”, bợ đỡ, nịnh nọt bởi những thế lực thâm hiểm từ bên ngoài. Nhiều khi chúng ta không hiểu họ, không có cách tốt nhất trưng dụng tài năng của họ, nên các thế lực muốn chống phá chính quyền ta nắm bắt những người này ngay. Dù ẩn dật, song khát vọng chính trị nơi họ vẫn còn sâu sắc lắm. Khi được “thổi lửa” vào, họ dễ ảo tưởng, tự coi mình là nhân vật có tầm quan trọng lớn lao, có khả năng xoay chuyển càng khôn. Thế là họ chọn đứng về bên kia chiến tuyến.
Một vài “vĩ nhân tỉnh lẻ” đã không còn xứng được ngợi ca, họ đã bị lôi kéo, mua chuộc, trở thành “quân bài” trong tay các thể lực thù địch nước ngoài. Dương Thu Hương, Nguyễn Xuân Tụ, Nguyễn Hữu Vinh, PGS Tương Lai,…từ những người đáng trọng đã trở thành đám ô hợp lăng loàn đáng nguyền rủa của dân tộc.
Thực ra tôi thấy tiếc cho điều ấy. Đừng để những người có thực tài chống đối lại ta. Cần phát huy giá trị tài năng của họ, tạo điều kiện tốt nhất để họ nhập thế giúp đời. Đừng lãng quên những nhân tài đang ở ẩn!

Smith Peter

Thuận theo tự nhiên


Nếu hiểu và sống theo định luật tự nhiên, ta sẽ vượt qua những khổ đau và bất hạnh của cuộc đời. (S.N. Goenka)
Một ngày nọ có chàng trẻ tuổi vừa buồn vừa khóc, tìm đến đức Phật. Đức Phật hỏi:
- Có chuyện gì mà làm con khóc vậy?
- Thưa Ngài, cha con chết ngày hôm qua.
- Thì nhà ngươi làm gì được? Ông ấy đã chết rồi, buồn khóc chẳng thể làm ông ấy sống lại.
- Vâng, thưa Ngài, con hiểu điều đó; buồn khóc chẳng thể làm cho cha con trở về với con. Nhưng con đến đây cầu xin Ngài một điều: xin Ngài hãy làm một điều gì đó cho người cha quá cố của con.
- Vậy ta có thể làm gì giúp cho cha con?
- Thưa ngài, xin ngài làm một cái gì đó. Ngài là đấng toàn năng, chắc chắn ngài có thể làm được. Ngài hãy xem, các vị tu sĩ cúng tế, các thầy phát giấy xá tội, đã cử hành những nghi thức cúng lễ cầu siêu giúp người quá cố. Và nghi thức cúng tế cầu siêu nếu được tổ chức sớm ở đây, thì cánh cửa trên thiên giới sẽ được mở ra sớm và người quá cố sẽ được siêu thăng về nơi đó. Họ sẽ nhận được giấy nhập cảnh. Thưa Ngài, Ngài là đấng toàn năng, Ngài có đầy đủ quyền lực! Nếu Ngài chủ tế nghi thức cầu siêu cho cha con, cha con không những nhận được giấy nhập cảnh nơi thiên quốc mà ông ấy sẽ được ở thường trú luôn. Thưa Ngài, xin Ngài hãy giúp cha con.
Biết rằng chàng trai trẻ tràn ngập nỗi đau khổ và khó có thể hiểu được những lý lẽ phải trái trong lúc này, đức Phật đã phải dùng một phương cách giúp chàng hiểu. Ngài nói: "Nhà ngươi hãy đi mua hai cái chậu đất nung". Chàng trai sung sướng, nghĩ đức Phật đã nhận lời làm lễ cầu siêu cho cha mình và tức tốc đi chợ mua hai cái chậu bằng đất nung.




"Được rồi", đức Phật nói, "hãy đổ vào chậu thứ nhất đầy đá cuội, chậu thứ hai đầy bơ". Chàng trai làm y lời Phật dạy. "Bây giờ bịt miệng cả hai chậu lại, xong bỏ xuống hồ nước". Chàng trai làm xong, hai chậu chìm xuống dưới đáy hồ. "Bây giờ", Phật nói, "đem cái gậy ra đây, chọc vỡ cả hai chậu." Chàng trai lấy làm sung sướng tin rằng đức Phật đã cử hành nghi lễ cầu siêu cho cha mình.
Theo tập quán cổ truyền của Ấn Độ, khi người cha chết, người con làm lễ hỏa táng. Vào khoảng giữa thời gian thiêu, người con dùng cây gậy thọc và làm vỡ sọ đầu. Cũng theo niềm tin cổ của họ, cho đến khi sọ đầu được mở ra nơi trần gian này thì cánh cửa thiên giới cũng được mở ra. Vì thế chàng trai nghĩ, "Cha ta đã được thiêu đốt ngày hôm qua như là một biểu tượng, đức Phật muốn mình làm vỡ các chậu ngày hôm nay!", và cảm thấy rất hạnh phúc với nghi thức này của đức Phật. Chàng trai chọc gậy, lập tức, chậu đựng bơ bị vỡ, bơ nổi lênh láng trên mặt hồ nước. Chậu kia đựng những hòn đá cuội vẫn nằm yên dưới đáy hồ. Rồi đức Phật nói:
- Chàng trai, đó là những gì ta đã làm. Bây giờ hãy mời các thầy cúng tế và nói với họ tụng kinh và cầu nguyện: "Hỡi các viên đá cuội, hãy nổi lên, hãy nổi lên! Hỡi bơ ơi, hãy chìm xuống, chìm xuống! Hãy cho chúng ta xem sự kiện xảy ra".
- Ồ, thưa Ngài, Ngài nói đùa với con! Không thể nào như thế được, những viên đá cuội nặng hơn nước, chúng chìm xuống đáy. Chúng chẳng thể bao giờ nổi lên được. Đây là định luật tự nhiên! Và thưa Ngài, bơ nhẹ hơn nước, chúng nổi lên mặt nước, chẳng bao giờ có thể chìm xuống được. Đây là định luật tự nhiên.
- Chàng trai, nhà ngươi biết nhiều về định luật tự nhiên, nhưng nhà ngươi đã không chịu hiểu về định luật này. Nếu trong cuộc đời cha ngươi, ông ấy đã làm những điều không phải và nặng như những viên đá cuội, ông ấy sẽ khó siêu thoát và không ai có thể giúp được. Còn nếu tất cả việc làm của cha ngươi nhẹ như bơ, ông ấy sẽ được siêu thoát; ai có thể đè ông ta xuống được?
Nếu hiểu và sống theo luật tự nhiên, con người ta sẽ thoát khỏi những khổ đau và bất hạnh của cuộc đời.
Smith Peter

LẠI MỘT MÙA NGÂU

Nhện giăng tơ chiều
Đón bầy thiêu thân
Vui buồn chắt chiu
Đói no lận đận

Tơ tình người  giăng
Nỗi nhớ căng dầy
Niềm đau mắc lưới
Vồng ngực vun đầy.

Giọt tình bóng bẩy
Lạc bước cơn say
Vắt kiệt tháng ngày
Tim yêu khắc khoải

Lại một mùa ngâu
Người bước qua cầu
Giăng trọn lưới sầu
Tình đâu…đêm sâu!


THIẾU NỮ VÀ ÁO YẾM DƯỚI ỐNG KÍNH MALCOLM FACKENDER


Vẻ gợi cảm trong trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam đã được thể hiện rất “đạt” qua góc máy của nhiếp ảnh gia người Australia Malcolm Fackender.





Bức ảnh có tên "Mơ yêu", được nhiếp ảnh gia Malcolm Fackender đăng tải trên trang 500px.com.






Qua bức ảnh "Mơ được bay xa", tác giả muốn phản ánh ước vọng thoát khỏi phận "cá chậu chim lồng" của người phụ nữ Việt?






"Đẹp quá" là tên bức ảnh này, đồng thời cũng là cảm xúc của người chụp.






"Hà với chiếc ô".






"Phá vỡ sự phản chiếu".






Gợi cảm.






"Nhìn anh".






"Thiếu nữ e thẹn".






Thiếu nữ mặc áo yếm cách điệu.



Nguồn: KIẾN THỨC

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

CHUYỆN CƯỜI CẤM CHỊ EM PHỤ NỮ ĐỌC

1. Chàng yêu nàng từ thuở nàng mười lăm mười sáu tuổi. Cả hai lén lút đi lại, quan hệ, quậy gia đình, trốn nhà đi, dọa chết nếu không được chấp nhận. Nếu quan hệ ấy kéo dài một năm, được gọi là phạm pháp, dụ dỗ trẻ vị thành niên, có nguy cơ ra tòa thụ án. Nếu mối tình ấy kéo dài ba năm, được gọi là yêu trộm, tình yêu oan trái. Nếu mối tình kéo dài sáu bảy năm, sẽ được gọi là tình yêu đích thực, vượt núi trèo đèo qua bao khó khăn để yêu nhau. Kết luận: Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm được trong… bao lâu!


2. Một nàng cave, nếu ngủ với thợ thuyền hoặc lao động ngoại tỉnh, thì bị gọi là đối tượng xã hội. Nếu ngủ với đại gia lừng lẫy, thì được gọi là chân dài. Nếu ngủ với một ngôi sao sân cỏ hoặc màn bạc, sẽ được đàng hoàng lên báo kể chuyện “nghề nghiệp” và trưng ảnh hở da thịt giữa công chúng, không ai có ý định bắt nàng. Kết luận: Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm điều đó với ai!


3. Phòng tắm công cộng bỗng dưng bị chập điện gây hỏa hoạn lớn, vô số chị em chạy túa ra đường mà không kịp mặc gì. Những nàng thông minh là người không lấy tay che thân thể, mà lấy tay che… mặt. Kết luận: Hãy quan tâm tới mấu chốt của mọi vấn đề.


4. Một nàng gái ế chạy tới đồn cảnh sát tố cáo: “Tôi đã cẩn thận để tiền trong áo lót, thế mà thằng cha đẹp trai đứng cạnh tôi ở trên xe bus đông đúc đã móc lấy mất tiền của tôi!”. Cảnh sát ngạc nhiên: “Tại sao nó có thể móc tiền được ở một vị trí “nhạy cảm” như thế, mà cô không phát hiện ra?”


Cô nàng gái ế thút thít: “Ai ngờ được là nó chỉ muốn moi tiền?”


Kết luận: Một nhà kinh doanh tài ba là người moi được tiền của khách hàng trong lúc đang khiến khách hàng sung sướng ngất ngây.


5. Nhân viên vệ sinh của công ty rất buồn phiền vì các quý ông thường lơ đãng khi vào nhà vệ sinh. Để giải quyết những vũng nước vàng khè dưới nền toilette, công ty dán lên tường, phía trên bệ xí nam một tờ giấy: “Không tiểu tới bô chứng tỏ bạn bị ngắn, tiểu ra ngoài bô chứng tỏ bạn bị… ủ rũ!”. Ngay từ ngày hôm sau, toilette nam sạch bóng và không còn quý ông nào lơ đãng nữa. Kết luận: Hãy chứng minh cho khách hàng thấy vấn đề một cách cụ thể, ấn tượng.


6. Bố mẹ nàng mở cuộc thi tuyển con rể. Chàng A nói, tài khoản có một triệu đô. Chàng B khoe, có biệt thự hai triệu đô. Bố mẹ nàng có vẻ ưng lắm. Chàng C nói, cháu chả có gì cả, thưa các bác. Cháu chỉ có mỗi một đứa con, hiện đang nằm trong bụng của con gái các bác! Kết luận: Muốn cạnh tranh với đối thủ, cần có tay trong!

CHUYỆN BẢO VỆ NHÂN PHẨM Ở ĐỨC



TS. Nguyễn Minh Tuấn.Nguồn: Tuần Việt Nam, đăng ngày 27/6/2013,
truy cập đường link gốc tại đây

Từ những đau thương và những trải nghiệm từ lịch sử, người Đức đã nhận thức được sâu sắc lý do vì sao cần phải bảo vệ nhân phẩm.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, xây dựng lại đất nước từ trong hoang tàn, đổ nát, có lẽ nhân dân Đức là những người thấu hiểu hơn ai hết sự bạo tàn của chiến tranh, sự phi nhân tính của chủ nghĩa phát xít, cũng như hệ quả đau thương mà nó gây ra. Họ cũng là những người thấu hiểu việc bảo vệ phẩm giá của con người quan trọng và cần thiết như thế nào.
Qui định đầu tiên, trang trọng nhất của Luật cơ bản (Hiến pháp) của Đức là qui định về nhân phẩm: “Nhân phẩm là bất khả xâm phạm” (Điều 1 Khoản 1).[1] Đặc biệt, thông qua qui định của Điều 79 Khoản 3 Hiến pháp, vấn đề nhân phẩm là bất khả xâm phạm tại Điều 1 Hiến pháp này đã được vĩnh viễn hóa, trở thành một trong những giá trị cao nhất của Hiến pháp Đức. Theo đó, trong mọi trường hợp, qui định “nhân phẩm” tại Điều 1 là không thể sửa đổi.
Chỉ có một câu duy nhất: “Nhân phẩm là bất khả xâm phạm”, nhưng qui định này đã phản ánh đầy đủ tính nhân bản, tính dân tộc và tính thời đại của Hiến pháp Đức. Cũng chỉ bằng một câu duy nhất ấy, người ta có thể thấy được người Đức trân trọng nhất điều gì, đồng thời cũng cho thấy giá trị mà họ muốn hướng tới, muốn bảo vệ là gì.
Theo Giáo sư Luật Hiến pháp Günter Dürig, nhân phẩm qui định ở Điều 1 Khoản 1 Hiến pháp Đức không phải là một quyền cơ bản đơn thuần, mà là giá trị khách quan, cao nhất của Hiến pháp, là qui tắc ràng buộc toàn bộ mục đích, nhiệm vụ và hành vi của công quyền. Nhân phẩm bị xâm phạm, khi cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền hành xử với con người như một vật thể đơn thuần (bloßes Objekt).[2] Những hành vi của công quyền như bắt người làm nô lệ, tra tấn, phân biệt đối xử, làm nhục, từ chối cung cấp những điều kiện sống tối thiểu của một con người…đều là những hành vi xâm phạm nhân phẩm và vi hiến.
Ở Đức, không một lý do nào có thể biện minh cho việc chà đạp lên phẩm giá của con người, ở bất kỳ hình thức nào. Tất cả mọi người đều được bảo vệ nhân phẩm, không phân biệt người đó là ai, trẻ em hay người trưởng thành, người bị tâm thần hay tội phạm, thậm chí không phụ thuộc vào việc chủ thể đó có nhận thức được về nhân phẩm của mình và nhận thức chúng cần phải được bảo vệ hay không.[3]



Không chỉ việc tử hình bị coi là vi phạm nhân phẩm con người[4], mà ngay cả hình phạt tù chung thân (die lebenslange Freiheitsstrafe) không chú ý đến khả năng hoàn lương của con người cũng bị coi là vi phạm nhân phẩm ở Đức. Tòa án hiến pháp liên bang Đức vào năm 1977 đã ra phán quyết rằng áp dụng hình phạt tù chung thân mà không tạo khả năng giảm án là vi hiến, vì xâm phạm nhân phẩm của con người. Ngày nay ở Đức, một người tù thụ án tù chung thân có thể được giảm án, nếu cải tạo tốt, nhưng sớm nhất là không dưới 15 năm tù giam.[5]
Một ví dụ khác: Xuất phát từ nhu cầu thực tế phòng chống nạn khủng bố, đặc biệt là từ vụ việc ngày 11/9 ở Mỹ năm 2001, vào năm 2005, Nghị viện liên bang Đức đã thông qua Luật an toàn hàng không. Theo Điều 14 Khoản 3 của đạo luật này, trong những trường hợp nghiêm trọng, khẩn cấp, cơ quan an ninh quốc gia được phép bắn vào máy bay dân dụng mà kẻ khủng bố sử dụng làm công cụ khủng bố. Tòa án hiến pháp liên bang trong phán quyết ngày 15/2/2006 đã cho rằng: Qui định này cho phép công quyền coi việc giết người vô tội là công cụ để cứu người khác. Việc giết hại một số ít người vô tội để cứu một số lượng người lớn hơn không thể được hợp pháp hóa, đó chẳng khác gì việc coi con người là một “vật thể đơn thuần”. Qui định này là vi hiến, do xâm phạm đến nhân phẩm và quyền được sống của con người.[6]
Cũng liên quan đến vấn đề nhân phẩm của con người, vào năm 1979, ở Đức có một vụ án như sau: Sau khi tiến hành phẫu thuật chuyển giới, B đã đệ đơn đề nghị cơ quan hộ tịch thành phố X tiến hành công nhận việc thay đổi giới tính từ nam sang nữ cho mình, nhưng đã bị cơ quan này từ chối yêu cầu của B. Thời điểm đó ở Đức cũng chưa có Luật cho phép việc chuyển giới. Quan điểm của Tòa án tối cao liên bang là vì chưa có luật nên việc cơ quan hộ tịch từ chối là đúng, nhưng Tòa án Hiến pháp liên bang Đức lại phản bác và kết luận cho rằng: Nhân phẩm con người là giá trị cao nhất, mọi người đều được quyền yêu cầu công nhận giới tính thật của mình, đó thuộc về nhân phẩm con người. Việc cơ quan hộ tịch từ chối đơn đề nghị của B là hành vi vi hiến.[7] Sau đó khoảng một năm, vào ngày 10/9/1980, đạo luật về chuyển giới (Transsexuellengesetz) đã được Nghị viện thông qua, chính thức hợp pháp hóa về phương diện luật việc chuyển đổi giới tính.
Ngày nay, nhiều vấn đề xoay quanh nhân phẩm của con người vẫn gây rất nhiều tranh cãi ở Đức. Chẳng hạn, vấn đề: có nên cho phép việc nạo phá thai hay không. Đạo luật cho phép nạo phá thai đầu tiên của Đức năm 1975 đã bị tuyên vi hiến, do Tòa án tuyên bố rằng bào thai đã thành thai cũng thuộc đối tượng bảo vệ của nhân phẩm. Theo Bộ luật hình sự Đức hiện hành, việc nạo phá thai là bất hợp pháp[8], trừ khi có những bằng chứng cụ thể, được qui định tại Điều 219 Khoản 1 Bộ luật này.
Vấn đề bác sĩ có nên công bố cho người mẹ mang thai về những dị tật bẩm sinh của bào thai hay không cũng là vấn đề có những quan điểm trái ngược nhau. Quan điểm đồng tình thì cho rằng việc thông báo này liên quan trực tiếp đến lợi ích của xã hội, của cha mẹ và của chính đứa trẻ. Cha mẹ có quyền được biết về những dị tật của bào thai, để sớm đưa ra quyết định. Những trẻ em dị tật ra đời nhiều khi là khổ đau cho chính trẻ em và là gánh nặng cho xã hội.[9]
Quan điểm phản đối cho rằng: Không có gì cao hơn nhân phẩm của con người. Bào thai đã thành thai cũng là đối tượng cần phải được bảo vệ về nhân phẩm. Quyền được sống của một đứa trẻ bị dị tật cũng không kém giá trị hơn quyền được sống của một đứa trẻ không bị dị tật. Việc thông báo về dị tật của bào thai là vi phạm y đức và sẽ có tác động xấu đối với xã hội, làm gia tăng tỉ lệ nạo phá thai. Hay nói cách khác, không có bất kỳ ai có quyền tước đi quyền được sống của một đứa trẻ, cho dù đứa trẻ đó bị dị tật.[10]
Cũng liên quan đến vấn đề này, hiện nay việc có nên cho phép nghiên cứu tế bào gốc (Stammzellenforschung) hay không ở Đức cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Việc nghiên cứu tế bào gốc, cấy ghép tế bào thai nhi vẫn bị cấm theo Điều 2, Điều 8 Luật bảo vệ tế bào gốc (ESchG - Gesetz zum Schutz von Embryonen). Từ góc độ luật hiến pháp, bào thai cũng là đối tượng cần phải được bảo vệ về nhân phẩm theo Điều 1 Khoản 1 Hiến pháp.
Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến phản đối qui định này. Theo kết quả nghiên cứu của khoa học hiện đại: Tế bào thần kinh là loại tế bào khi đã chết đi thì sẽ không có khả năng phục hồi và tái sinh. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học khẳng định rằng việc nghiên cứu, cấy ghép tế bào bào thai, tế bào gốc và liệu pháp gen để thay thế các tế bào thần kinh đã chết sẽ là một hướng đi nhiều hứa hẹn để giải quyết vấn đề này. Việc ngăn cấm nghiên cứu tế bào gốc, hay cấy ghép tế bào thai nhi là vi phạm quyền tự do trong nghiên cứu khoa học.[11]
Vấn đề nhân phẩm ngày nay ở Đức không những được tranh luận ở tất cả các góc độ từ triết học, sinh học, đạo đức học, y học, luật học…mà còn được hiểu và hiện thực hóa ở một phạm vi rất rộng. Theo phán quyết ngày 9/2/2010, Tòa án hiến pháp liên bang đã khẳng định rằng Luật trợ cấp xã hội (Hartz IV Gesetz) ra đời là bắt nguồn từ nguyên tắc bảo vệ nhân phẩm tại Điều 1 Khoản 1 Hiến pháp và nguyên tắc nhà nước xã hội (Sozialstaatprinzip).[12] Đạo luật này qui định rằng nhà nước có trách nhiệm đảm bảo một mức sống tối thiểu đối với tất cả mọi người, đồng thời qui định cụ thể những đối tượng nào, trường hợp nào thì được hưởng trợ cấp xã hội.
Theo Tòa án hiến pháp liên bang, nhân phẩm sẽ không có giá trị ràng buộc trách nhiệm của nhà nước, nếu như điều kiện sống tối thiểu của một con người cụ thể không được đảm bảo. Chế độ trợ cấp xã hội ở Đức hiện nay được đánh giá là rất tiến bộ, chế độ này ra đời xuất phát từ lý do căn bản là nhằm bảo vệ nhân phẩm con người, tạo sự bình đẳng về cơ hội và điều kiện phát triển tốt nhất cho con người.
Tóm lại, từ những đau thương và những trải nghiệm từ lịch sử, người Đức đã nhận thức được sâu sắc lý do vì sao cần phải bảo vệ nhân phẩm. Nhân phẩm vừa là điểm khởi đầu, nhưng cũng vừa là mục đích cuối cùng của Hiến pháp Đức. Tất cả các qui định khác trong Hiến pháp từ vấn đề các quyền cơ bản cụ thể, đến cơ chế phân công quyền lực, bảo vệ Hiến pháp…suy đến cùng cũng vì con người và bảo vệ phẩm giá của con người. Câu chuyện nhân phẩm là vấn đề cũ, nhưng vẫn sẽ luôn mới, vừa là câu chuyện của hôm qua, nhưng cũng là câu chuyện của hôm nay và ngày mai, vừa là vấn đề lịch sử, văn hóa, sinh học, nhưng cũng vừa là vấn đề mang tính thời đại của Hiến pháp.


----------------------
Chú thích:
[1] Điều 1 Khoản 1 Câu 1 Hiến pháp Đức qui định: “Nhân phẩm là bất khả xâm phạm”. Tòa án Hiến pháp liên bang Đức coi nhân phẩm là giá trị cao nhất của Hiến pháp Đức, không có bất kỳ giá trị nào cao hơn nhân phẩm. Xem: BverfGE 32, 98 (108); 50, 166 (175); 54, 341 (357).
[2] Günter Dürig, in Theodor Maunz/Ders.: Grundgesetz, 1958, Art. 1 Abs. 1 Rn. 28, 34. Sau này định nghĩa về nhân phẩm của Dürig đã được Tòa án hiến pháp liên bang Đức thừa nhận trở thành định nghĩa có tính chuẩn mực ở Đức. Xem thêm: BVerfGE 27, 1 (6); 28, 386 (391); 45, 187 (228).
[3] BverfGE 39, 1 (41 f.).
[4] Theo Điều 102 Hiến pháp Đức, hình phạt tử hình đã bị bãi bỏ.
[5] Xem Điều 57 a, Bộ luật Hình sự Đức.
[6] BverfGE 357, 05 (05 f.).
[7] BverfGE 49, 286, (301 f).
[8] Xem các Điều từ Điều 218 Bộ luật hình sự Đức.
[9] Xem thêm: Manssen, Staatsrecht II – Grundrechte, 9. Aufl., 2012, Rn. 220.
[10] Đây cũng là quan điểm chính thức của Tòa án hiến pháp liên bang Đức. Xem: BVerfGE 88, 203 (296).
[11] Xem thêm: Manssen, Staatsrecht II – Grundrechte, 9. Aufl., 2012, Rn. 221 f.
[12] BverfGE 125, 175 ff.

Một truyện ngắn của Nguyễn Tuân : Thạch tinh trong ruột một người

Từ cái chuyến đi chơi hội Đèn mùa Xuân năm ấy và đánh Tổ Tôm Người (*) ở làng Nguyệt Tường - về , là cậu Bảy đau nặng. Bệnh lạ quá. Động ăn chút gì vào là thổ ra hết. Thuốc, đến chén này là chén thứ bốn mươi hai -- tính đến cụ lang xóm Bình Xa này là ông danh y thứ mười một --, không chén thuốc nào chịu đi qua cổ họng cậu Bảy.
Mặc dầu con bệnh cố nuốt nước thuốc mà thuốc không chịu xuống.
Hễ uống ngụm nào là lại trả ra ngay.
Nền gạch lá nem dưới giường kia, từ ngày cậu Bảy nằm liệt đó, đã mất cái màu hồng tái cố hữu của nó. Những nước thuốc thổ ra đây đã sơn lên một màu cánh gián dày cộm, mỗi khi gặp kỳ hanh nó lại nứt rộp ra từng tảng cạnh uốn cong. Gặp gió nồm, những tảng sơn đó lại nhũn sũng ra, lênh láng sánh đặc.
Trông cứ như là thuốc phiện tốt, chan hoà mà không trôi chẩy đi đâu cả.
Đến thế này thì con bệnh đã phụ thày và phụ thuốc nhiều quá.
Nước thuốc của đơn nào, cậu Bảy liền giả ngay cho thày đó, không hợp với ai cả.
Trong khi nằm chờ sự lành vững cũ trở về với thể xác, ở các lỗ chân lông con bệnh vẫn tiết ra một thứ mồ hôi đỏ như máu, mỗi ngày thay đều mấy lượt quần áo mà người vẫn cứ đỏ đẫm ra như máu.
Máu ấy khô cứng lại, dính bám vào da thịt, mỗi lần con bệnh bị dựng dậy để thay mặc, sự đau khổ thực không biết thế nào mà nói cho hết được.
Đũng và cạp quần, đường hồ lá sen áo cánh dính bết vào đã đành.
Lại đến cả đường bâu áo dài cũng phải khéo tay gỡ lắm thì mới tránh được sự nhăn nhó rên la cho con bệnh. Nhục hình đó, sớm chiều ngày nào cũng diễn lại.
Vào những buổi thay áo và tắm khan cho cậu Bảy, thân quyến đều lánh đi hết. Chỉ có một người đầy tớ già làm việc bên giường.
Cậu Bảy lo khổ về bệnh thì có một phần và đau xót về nỗi nhục nhã này thì có đến muôn nghìn.
Không rõ có phải đây là một chứng nan y hay không, nhưng con bệnh tưởng phụ ngay được đời sống bằng một việc quyên sinh, còn hơn là kéo dài ngày chờ khỏi với cái cảnh tượng một phế nhân tanh tởm xấu xí này.
Hỡi ôi, trông cậu bây giờ, ai dám nghĩ rằng con người ấy, trước đây, đã từng bao nhiêu lần mặc áo gấm lam có vảy bạc và cưỡi một con ngựa màu phấn đạm.
Cậu Bảy tuy là người của thế kỷ này, nhưng nhất định không dùng ô-tô, mặc dầu cậu thừa sức sắm được - mỗi lần ngừng nhạc (1) ở cổng vườn nhà nào để hỏi thăm tiểu chủ nhân xem đêm trước hoa rụng nhiều hay ít, thì miệng nói ra toàn là thơ và nhời của câu đối cả!
Con người phong lưu mã thượng ấy, giờ trông đáng kinh tởm lắm.
Ngày nào cũng vậy, ở các lỗ chân lông, thay cho mồ hôi của một thứ bệnh thoát dương, chưa có tên chua trong y khoa xứ này thời này, máu cứ đều đều rỉ tuôn ra tưởng như không bao giờ cái chất quý ấy ở một người lại có thể cạn kiệt được.
Gian buồng bệnh, tanh hơn lòng thuyền của người đi bể đánh cá dài hạn.
Cho người lạ chợt vào đây, cái cử chỉ đầu tiên của người ấy là cứng chân kìm đà bước, ưỡn ngửa người ra sau để đưa tay lên cố mà băn khoăn với một cơn mửa lộn hộc.
Và nhìn người nằm đờ trên giường bệnh áo quần tẩm ướt đỏ ngòm và dưới gầm bóng loáng nước thuốc nâu cô sánh lại, người ta nghĩ đến một vụ án mạng -- tử thi nằm chờ quan huyện đến khám nghiệm, đối chiếu xác với phép sách Tẩy Oan.
Thân quyến cũng héo dần trong sự ngậm ngùi.
Hết lễ bái ở đền này phủ nọ, hết bói toán tướng số thì lại ngờ đến mồ mả gia tiên xem có ai phạm tới không.
Ông thầy địa lý cũng không hơn gì được ông thầy bói và ông thầy thuốc.
Cô Chín -- em ruột cậu Bảy -- vốn biết anh mình không phải là một người thẳng thắn, trong tâm tính những lúc ra ngoài, ngờ anh đã dính vào một việc tình cảm ở chỗ đầu sông ngọn nguồn xứ Mường, đã chót chỉ non thề bể với con nhà lang đạo nào ở thượng du, để đến nỗi người ta phải hờn giận mà chài ốm chăng. Bèn nói với mẹ nên đem vàng nhang lên dò hỏi ở những chỗ rừng xanh núi đỏ.
Cũng vô hiệu. Cũng vẫn không chỉ được cái thứ mồ hôi đó ngày ngày tuôn rỉ ra khắp mình Cậu Bảy.
Ấy là sự thuốc thang chạy chữa.
Còn như việc cơm cháo hằng ngày thì con bệnh chỉ chịu uống có nước đậu xanh xanh lòng; còn bất cứ cái gì khác là cũng đều trả ra hết.
Người, ăn uống như thế, gì mà chẳng teo ngót mãi đi.
Tứ chi như bốn thân que, khắp mình đường gân xanh nổi lên rõ;
ổ mắt trũng xuống, xương lồng ngực đội mãi lên;
cuống họng thắt lại, tiếng nói bé dần, nói ra không ai nghe thấy gì nữa;
rồi đến thính giác lại càng hỏng quá; không nghe thấy một tiếng động gì của ngoại cảnh lọt được vào và riêng trong đầu mình thì suốt ngày đêm cứ thấy có cái gì nó kêu gào ngay ở đấy --
lắm lúc nghe sợ quá, con bệnh lại rú lên, vật vã giẫy giụa, trông thương thảm vô cùng.
Một hôm, theo lệ thường vào thay quần áo lần thứ nhất mỗi ngày cho Cậu Bảy, người nghĩa bộc có tuổi bỗng kêu to lên, làm kinh động cả một gia đình ít lâu nay chỉ còn sống trong âm thầm.
Y gọi cả nhà lại giường bệnh mà xem.
Người nằm đây không đỏ đẫm như mọi ngày nữa và giờ lại trắng bệch. Thì ra, không hiểu vì phép sinh lý gì, máu đỏ trong người con bệnh đã hết từ đêm trước và, tuôn ra các lỗ chân lông, giờ chỉ toàn là một thứ máu trắng.
Lấy tờ giấy bản để lên mình con bệnh một lúc lâu cho nó thấm hút lấy ít máu trắng, người lão bộc thè lưỡi nếm vào mảnh giấy ướt, thấy nó nhạt như vị nước lã, bèn khóc oà lên với một câu: "Thế này thì cậu con chẳng còn sống được mấy chốc nữa đâu. Cả nhà lo liệu đi thì vừa thôi."
Từ buổi nếm phải một thứ máu không có chất tanh, mặn và thay những quần áo không còn màu đỏ máu như trước nữa, người đầy tớ già xác tín rằng mình đang liệm sống cho một người lả dần về cõi khác.
Cuối tháng đó, nguời chú Cậu Bảy lật đật về đến nhà, sau khi nhận được gia thư do Cô Chín gởi đi. Ông tức tốc vào buồng bệnh, đem thẳng ngay cát bụi của đường xa vào gian phòng sâm tịch (2), muốn giáp mặt ngay đứa cháu để hỏi chuyện.
Đã từ lâu, Cậu Bảy vốn không nghe được tiếng gì và không nói được ra tiếng, chú cháu phải lấy giấy mực ra để bút đàm. Tờ giáp (3) cuộc hội đàm thân mật bằng bút này, xem lại y như những lời hỏi cung và những lời thú tội. Gọn rõ và cảm động.
Chú hỏi: "- Tháng giêng mùa vừa rồi, mày cho ngựa ngày ăn cỏ ở vùng nào?"
Cậu Bảy, cố thu hết thân lực vào đôi mắt, nhìn ông chú không chớp cố tỏ cho chú biết rằng mình không có điều gì phải minh (4) cùng ai hết.
Biết đứa cháu có tính gan bướng, ông chú bèn đấu dịu. Bèn viết lại: "Thầy cháu mất đi rồi, lớn nhất trong chi họ nhà ta, chỉ còn có chú. Vì sự mưu sinh, chú phải đi xa luôn. Chú không ở luôn ở nhà được để góp thêm tâm ý vào việc phục hưng gia tộc, thật là một điều lỗi đối với các cháu hàng dưới. Nay nhận được thư của em Chín cháu, kể rõ sự tai biến, chú vội về thăm cháu và cần nhất là hỏi cháu mấy điều, trước khi cháu chết -- chú chẳng cần phải giấu mà không dám nói ngay cho cháu biết rằng sự sống của cháu bây giờ cũng chỉ là việc của khoảnh khắc đây thôi; có kéo dài lắm thì cháu cũng chỉ đậu được đến ngày thu phân tháng sau thôi".
Đến đây, ông chú chừng cũng bùi ngùi thay cho đứa cháu bạc mệnh, ngừng viết, nhìn Cậu Bảy. Mặt Cậu Bảy rớm lệ. Ông chú viết tiếp:
- Tháng giêng vừa rồi, cháu chơi ở làng Nguyệt Sương?
- Vâng. Chơi Tổ Tôm Người.
- Đúng rồi. Chẳng lúc về đây, tiện đường, chú rẽ vào làng Nguyệt Sương thăm ông Chánh Ba và được nghe một câu chuyện tự ải (5). Người con gái quan Lãnh Tín gieo mình xuống đầm. Rồi ông Chánh Ba lại kể cho chú nghe về phong tư diện mạo một người khách phương xa đến chơi Tổ Tôm Người, khăng khít với một con Thang Thang. Cứ những dáng điệu người và lời thơ hạ chữ đối và gieo tử vận (6), do ông Chánh Ba thuật lại, thì chú đoán ngay ông khách phương xa ấy lại là cháu chú rồi.
Thế còn cái con Thang Thang ấy? Ai sắm Thang Thang trong hội bài người?
- Bẩm chú, chính là con gái quan Lãnh.
Ông chú lịm người đi, tay rời hẳn bút ra. Thế này thì ông hiểu rồi. Chợt trong có một phút của trực giác, ông nhận thấy ngay liên can giữa bệnh người cháu và cái chết đuối của người con gái kia.
Ông gặng hỏi: "Vậy chớ mày thề thốt những gì với con gái ông Lãnh Tín?".
Cậu Bảy không trả lời, khẽ thở dài.
Ông đổi câu chuyện:
- Giờ tao hỏi về bệnh mày. Thế trong người mày bây giờ nó như thế nào? Kể rõ cho chú nghe.
- Kể lại cũng vô ích. Thuốc thầy nào chữa nổi. Cháu chỉ còn chờ có chết để tạ lỗi cùng con bài Thang Thang. Việc cô con gái quan Lãnh tự vẫn, cháu được biết từ trước khi chú nói. Chỉ có lửa vạc dầu sôi của một thế giới khác là mới tẩy hết được căn bệnh của cháu. Lửa của cuộc đời này, không đủ nóng để diệt những trùng trong mình cháu. Thôi, ngày giờ của cháu đang bị tính đếm từng li từng phút, chú để cho cháu được yên tĩnh mà nghĩ tới một hậu kiếp của cháu ở ngoài thế giới này.
- Làm ích được cho đời sống này chút nào, ta vẫn cứ phải gắng, gắng cho tới phút cuối. Bệnh của cháu, tự cổ lai đến giờ, chưa có một y gia cổ kim Đông Tây nào nói đến. Y học Thái Tây thì lại càng không có bàn đến nữa. Nó là ở ngoài khu vực y khoa hiện đại.
Cháu cứ kể rõ chú nghe. Chú ghi lại để rồi sau sẽ thuật chép ra để chất chính (7) cùng những bậc Biển Thước của năm cõi lục địa. Đã hay rằng việc này là một việc quả báo, một việc âm oán.
Nhưng biết đâu đấy? Cháu cứ kể rõ. Cháu gây nên tội ác, cháu đau khổ nhục nhã đến như thế, tưởng cũng là đủ cho linh hồn cháu siêu thoát rồi. Đời cháu, vào quãng cuối, thế mà lại còn hơn cả những cuộc đời kẻ khác trọn đời không làm một điều thiện nào và cũng chẳng làm một điều ác nào.
Cháu cứ bình tĩnh mà kể lại chứng bệnh cháu, may ra có bổ ích gì cho người đồng thời không?
Tay run run, Cậu Bảy cầm bút.
Những giòng chữ chằng vào nhau và chữ nọ dính bắt qua chữ khác như chữ phép lá bùa trừ tà.
Chữ ít, không có linh khiếu, thiếu cả kiến lẫn thức (8), và lại không bác văn quảng học thì có người lại sẽ tưởng đây là một câu thai (9) của sứ Tầu gởi đố và ai giảng được thì sẽ nhất đán (10 )được làm Trạng - theo đúng vào một lời tiên tri của Tả Ao bắt hòn đất nhà mình phải phát vào ngày giờ ấy đây.
Cậu Bảy kể rằng:
"Tính về thời kỳ thụ bệnh kể từ hôm người cháu tiết ra một thứ máu trắng cho đến về trước, cháu không biết gì cả. Thân xác cháu ở ngoài Thời Gian và Không Gian. Những chuyện mồ hôi đỏ như máu tuôn rỉ khắp mình cháu là sau này người lão bộc kể lại thì cháu mới rõ đấy thôi. Rồi mới biết kinh sợ và cháu thừa biết là cháu hỏng mất rồi, là đời cháu hết rồi.
"Máu đỏ chảy cạn hết, thì tiếp ngay đến việc cháu điếc và cháu câm. Ngày lại ngày, cháu nhìn lớp máu trắng tuôn đầy trên mình cháu thay cho lớp máu đỏ trước, tịnh không nghe được ai nói vào một câu nào và cũng tịnh không nói ra với ai một lời nào.
"Đầu cháu rức nặng như bị đánh đai sắt vào. Ngủ được tí nào thì thôi, chứ hễ thức giấc dậy là như có người la ó trong đó. Tiếng kêu trong đầu rất là phồn tạp hỗn loạn. Có khi như gió ngàn đuổi mãnh thú. Có khi như bẻ bão rượt sóng bờ. Có khi vang dậy như hầm thuốc súng nhỡ bén chạm phải lửa ngoài. Có khi lại xa vắng u tịch như vọng hưởng của đàn chiêu hồn bên sông không có đò chở.
Ở trong đầu thì vang dậy kinh động như vậy mà nhìn ra quanh mình để lắng lấy tiếng một cái gì quen thuộc của hằng ngày nó có thể làm bạn với mình và nhắc cho mình nhớ rằng mình vẫn là người của cuộc đời này, thì cháu chỉ thấy có im lặng.
Những bóng người qua lại của cả nhà này đều câm cả.
Những hình ảnh đó cử động và mấp máy môi như người trong trò phim câm.
"Mất đến ba tuần khổ loạn như thế ở trong đầu.
Được đúng một ngày một đêm, trong đầu cháu tắt hẳn tiếng kêu.
Nhưng đến ngày sau thì trong người cháu lại có một việc biến rất mới lạ. Là ở trong bụng, lại có tiếng người rì rầm lào xào.
Hình như đấy là một cuộc nói chuyện tay đôi của hai con người. Không rõ họ là già hay trẻ, đàn ông hay là đàn bà. Vì cái tiếng nói của họ là một thứ âm thanh không có tuổi không phân ra giống cái giống đực.
Họ nói tuy bé nhưng rồi sau cháu cũng nghe được.
Có lẽ vì cháu đã thành một người điếc đối với tất cả biểu diễn của cuộc đời bên ngoài bằng tiếng động, có lẽ vì thính giác của cháu chỉ còn có thu dồn vào để mình lại lắng cái tiếng của cuộc đời bên trong thôi, có lẽ vì thế mà cháu đã nghe nổi những cuộc đối thoại của họ trong bụng cháu chăng? Buổi sớm họ cười đùa, buổi trưa họ hờn giận, buổi chiều họ cãi nhau xỉ vả nhau để lúc khuya khoắt thì lại làm lành và cợt nũng nhau. Không rõ họ có ngủ phút nào trong người cháu không, chứ hễ cháu thức lúc nào là nghe thấy họ kể lể than vãn khúc khích lúc ấy.
"Một buổi nặng bụng buồn tay quá, cháu có đem việc này kể ra giấy cùng tên nghĩa bộc vẫn luôn luôn có mặt ở bên giường cháu. Ngay chiều ấy, cháu nghe thấy một cuộc than khóc vật vã của họ, tiếng thê thảm đưa từ dưới lên trên đầu, rung mạnh các thớ màng óc. Cháu nghe rõ mồn một. Câu của người thứ nhất:
" -Này, nó định trục hai đứa ta ra khỏi lòng nó đấy.
" Câu của người sau:
" - Sao biết? Và nó định dùng thuật pháp gì? Lòng nó là quê của ta rồi. Một vào nổi là ở mãi, trăm ngàn năm cũng không ra nữa. Chỉ có nó chết, là ta mới chịu rời đi đâu thôi. Chúng ta mà vào ngồi vững được ở đáy lòng nó thì càng là việc Giời. Giời đã bảo ta vào thì rồi cũng chỉ có Giời là bắt ta ra được thôi. Chứ thứ nó thì làm gì nổi.
"Đến đây, hai người lại hạ thấp giọng xuống.
" - Tao nghe thấy người nhà nó đang định cho nó ăn thịt chó để đánh bật chúng ta ra ngoài. Người nhà nó, chắc đoán ra hai đứa ta là ai rồi. Vậy chớ mày có sợ mùi thịt chó không?
" - Nếu thế này, thì cơ nguy đã đến nơi rồi. Ra ngoài, lạnh và lạ lắm. Mà rồi ăn vào đâu, ở vào đâu.
" - Vậy mày sợ? Tao thì yên trí lắm. Nó muốn làm gì thì làm. Tao vững lắm. Không ra.
" - Người có chất dương như anh, không sợ đã đành. Nhưng tôi thuộc về chất âm, nghe cái tin này, rất lấy làm buồn sợ. Chúng ta sẽ phải chia rời từ đây. Ra rồi thì khó mà vào lắm. Những lúc tưởng nhớ đến nhau, tôi ở ngoài sẽ thông tin với người ở trong bằng cách nào? Chẳng nhẽ biệt nhau lại có nghĩa là mất hẳn?
"Đến lúc này, cháu mới rõ rằng trong lòng cháu, có cả một người đàn ông và một người đàn bà và họ đang xây dựng một cái gì trong người cháu.
Cháu lấy làm nghĩ nhiều. Cháu liền cho gọi lão bộc vào hỏi. Y cũng nói lại rằng ở nhà ngờ bệnh cháu thuộc về âm loạn và có người mách cho rằng muốn trừ tà khí thì không gì bằng thịt loài cầy và sắp nấu cầy cho cháu ăn.
Cháu cười và bảo lão bộc nên thôi việc ấy đi. Cháu nghĩ rằng đằng nào thì cháu cũng tận số đến nơi rồi. Có trừ khử được những quái vật ấy ra khỏi lòng dạ mình thì cuộc đời của cháu ở cõi đời này cũng vẫn cứ phải tắt hết như thường.
Trước, lúc còn lành mạnh, đã gây nên điều lỗi với đàn bà; giờ, người đã bạc nhược hao mòn đến thế này thì còn nên gây oán luỵ làm gì với một người đàn bà khác - mặc dầu người đó là thuộc về giống yêu, giống quái đang mượn cái lòng bị hình phạt của mình để làm một nơi chung họp với một con quái khác.
Không phải là cháu nghĩ đến sự báo thù của giống yêu quái này mà cháu sợ đâu. Điều oán của cháu gây nên ở đời thực tại này, cháu tin rằng cháu đã trang trả xong bằng cái chết mòn này rồi.
Nhưng cái tương lai của cháu là ở ngoài đời thực tại này kia.
Công việc kiến thiết của cháu lại phải ở ngoài thế giới này.
Chết trong bây giờ ở đây, để mai kia cháu sẽ gặp lại con gái quan Lãnh ở chỗ khác để lập lại với nàng một cuộc sống khác công bằng hơn và đẹp hơn.
"Bây giờ cháu nhờ chú một việc này. Là chú sẽ cho táng cháu ở mé gò Bạch Ảnh, ở bờ phía đông đầm làng Nguyệt-Sương, gần ngay chỗ con quan Lãnh gieo mình. Các bề trên trong gia tộc có gì phản đối về việc chôn cất này, chú thề với cháu là phải làm theo ý nguyện của cháu.
Thôi, lạy chú, chú ra đi. Và cho đào huyệt sẵn đi thì vừa. Cái chết đã dâng lên đến nửa phần người cháu rồi."
*
Lúc Cậu Bảy vừa thở hơi cuối cùng, quạ ở tám phương trời rủ nhau bay đến sao mà nhanh và nhiều đến thế.
Những cây và các luỹ tre các làng phụ cận bỗng hoá ra màu đen cả.
Ở những cây đen ngòm ấy, loài ác điểu ngày đêm kêu không ngớt tiếng.
Trông thi hài Cậu Bảy, người thương tiếc thì ít mà sợ tởm thì rất đông.
Trời là một đấng biết tha thứ, biết xoá bỏ, đối với một người đã biết hối lỗi là gì rồi, sao Trời lại còn bày thêm ra một việc thảm mục (11) đến thế nữa.
Cái thây Cậu Bảy ở giữa giường thực không còn hình nữa. Ra từ lúc còn sống, xương Cậu Bảy đã rũa mòn dần mà không ai để ý tới.
Thành thử cỗ quan làm cho người chết hoá ra to rộng quá. Bỏ bao nhiêu cỗ tổ tôm, bao nhiêu cuốn lịch, bao nhiêu giấy bản, bao nhiêu trà phát du (12) vào đấy cho vừa. Nói cho đúng ra, thì phải đến năm cỗ thi hài Cậu Bảy nữa thì mới chắc kín lòng săng.
Người ta lại phải thửa áo quan khác. Nó lại chỉ bé bằng thân hình cái tiểu sành có viền đường gấm hoa chanh. Thành ra lúc đám khởi hành, việc hung táng mà người không rõ chuyện lại tưởng là cát táng (13).
Lúc hạ huyệt, quạ trên một giời cao, một loạt chà xuống mép bờ đầm bâu cứ đen đặc lại. Đứng xa trông, bờ đầm Nguyệt Sương như có người viền một vành khăn đen tròn không nhoè lép lấy một nét.
Việc tang ma chôn cất người cháu quá mấy tuần cơm cúng rồi, bấy giờ ông chú mới ngồi ở buồng sách tại mái tây biệt thự đã được xông hương trầm mà giở cuốn Gia huấn trong họ nhà ra ghi vào đấy những dòng dưới đây:
" Đây là những lời quý báu ta để lại cho lũ con chính thống của ta và cho lũ cháu trong họ nhà. Tụi bay, đứa lớn rồi thì phải đọc lấy mà làm trọng và đe mình từ ngay phút này; còn đứa nhỏ thì noi các đàn anh mà gắng hiểu ngay để sớm biết mà e sợ.
"Việc Cậu Bảy bị chết trong cảnh nghịch biến thương thảm - ta đã có thuật rõ kèm vào đây, ở chương Cố sự nơi cuối tập Gia huấn này - là một điều cảnh cáo của ý Trời. Ta vốn nặng lòng với những điều thuộc về đạo đức thường, ta rất lấy làm đau xót cho danh dự gia tộc đã bị Cậu Bảy làm tì ố. Người chết đã biết sám hối. Ta cũng đã biết tha thứ. Nhưng còn ta còn sống, còn lũ bay còn sống đó!
"Nhân việc tai biến vừa xảy đến trong họ, ta lại nhớ đến một việc cũ.
"Trước đây, ta đã nhiều phen lên rừng xuống biển để tìm chân nhân.
Một chuyến đò đi bể, còn độ phần tư đường, thì ghé được tới đảo có người bên ta bị bọn giặc bể Tầu Ô bắt.
Ta được thoát chết vì cái đức bình thản của ta trước sự rộ nạt của giáo mác lũ giặc. Đứa đầu đảng bèn đãi ta vào bực khách, lúc ăn ngủ ra vào đều lấy các thứ lễ tiết đối với cao sĩ ra mà dùng. Ngoài những lúc chúng phải bóc lột thuyền buôn để duy trì cuộc sống của chúng trên mặt nước cả, đầu đảng bọn cướp thường vời ta tới bàn để hỏi về thiên văn, địa lý và nhân luân.
Hắn biết rằng hắn hỏi ta chẳng phải để mà theo; ta biết rằng ta có nói ra, cũng chẳng phải là để cho hắn nghe.
Nhưng đã đãi nhau là đám có chữ, lấy chữ ra mà nói chuyện thì hỏi đến đâu ta đều trả lời rất thành thực và hắn cũng lấy lễ độ cất những câu ta viết ra.
Từ đấy, hắn đãi ta vào bực thượng khách.
Một buổi thuyền Tầu Ô vào vịnh Hạ Long, ghé đảo Cát Bà. Đổ bộ, hắn đưa ta vào hầm đựng của, ở trong một hang núi cách bờ độ lụi hết hai nén hương. Ta vào, chân tay bị vướng bởi vàng lụa, ngà voi, sừng tê, quế chính sơn, mật ong, sa nhân và nhiều thứ nữa.
Hắn hỏi ta muốn gì và cười, tay giơ thẳng vào đống của cướp.
Ta cũng cười, hai tay giơ lên giời, nghĩa là đụng vào trần hang.
Ta để ý xem xét thấy bị mắc kẹt vào bọn châu báu phi nghĩa kia là một cuốn sách đã gần mục. Giở ra xem thì đấy là một tập lữ ký của Trần Dĩ Luyện - một hàng nhân trong một đoàn tuế cống sứ (14) qua Trung-Quốc, về đời Thiệu-Trị -- nói về những điều tai nghe mắt thấy, bên cạnh con đường đi sứ ở Tàu (Ta vốn có khiếu riêng để nhớ những dã sử của nước nhà).
Ta không đủ thời giờ để hỏi tên cướp xem hắn bắt được sách này ở trường hợp nào. Ta chỉ kịp bảo hắn rằng vàng bạc của hắn định cho ta, ta không lấy gì làm thú bằng việc xin hắn cuốn sách ấy.
Hắn thuận và cố giữ ta ở lại.
Ta nhất định bỏ hắn và thoái thác là nhớ quê cũ lắm. Sau hắn phải chịu, cho ta xuống thuyền nhỏ nhìn ta xuôi về Hải Ninh (15) với một cuốn sách cũ.
"Sách đó, Cậu Bảy, vì thiếu tiền đi chơi đã bán cho một người nước Hiệp Chủng du lịch qua xứ mình.
Ta tiếc giận vô cùng. (Nếu tụi bay mà tiền và lực có dư và lại muốn nhìn thấy sách đó, ta dám cam đoan với lũ bay rằng sẽ thấy sách đó ở tủ kính một viện bảo tàng Mỹ nào, chứ không sai).
Sách mất, nhưng trí nhớ của ta thì mất sao được. Ta đọc sách đến đâu, chữ cứ như chôn vào ruột. Vì thế mà ta mới nhớ nổi chuyện lạ của quan Hàn Lâm Trần Dĩ Luyện chép được ở dọc đường đi sứ, để kể nữa - không sai lấy một chữ một lời -- cho tụi bay nghe lại:
"Đất Giang-Tô, nhiều người đưa lụa trắng ra cho đoàn sứ nước ta đề thi. Thi (16) hay và chữ đẹp quá, họ đều lấy làm cảm kích.
Một nhà kia thanh bạch, không biết lấy gì tạ lại người đi qua chỉ có một thuở, bèn đem luôn một cái thảm sử trong gia tộc ra mà kể, tưởng làm như thế cũng là đáp được cái duyên tri ngộ trong muôn một.
Tổ họ ấy ở đất ấy - tên người và tên đất, ngài Phó Công Sứ Nguyễn Đại Nhân có ghi rõ --, vốn là người có tài và có duyên, lúc ra ngoài, quanh năm chỉ đi chơi, chẳng mấy khi phải ăn bữa nào ở nhà.
Những lúc ra ngoài, lại hay thề thốt với rất nhiều giai nhân bên đường.
Cơm thiên hạ hay có nhiều sạn sỏi, ăn nhiều vào, sỏi sạn ấy tích lữy và đúc lại thành những hòn cuội trong dạ dầy. Ruột ông tổ nhà họ ấy đã có cuội.
Kế đến một lần, ông tổ nhà họ ấy dám thề nhảm với một nguời đàn bà và rủi lại gặp giờ thiêng, sau khi uống láo những giọt nước mắt của người đàn bà vào ruột, những hòn cuội cũ kia bèn hoá thành thạch tinh (17).
Những thạch tinh ấy biết nói chuyện và biết làm hại người sống. Nó phá từ trong lòng người ta mà phá ra. Phá hại lúc còn sống chưa đủ, nó lại còn theo rồi đến lúc xuống huyệt nữa kia.
Vì thế mà thi hài tổ họ ấy đã mai táng xong xuôi tưởng yên ấm, bỗng một đêm về sáu tháng sau, nó bật lên như có kẻ cắm cốt mìn vào mà bắn.
"Có lẽ hai con nguời biết nói chuyện trong ruột Cậu Bảy là giống thạch tinh đó.
Đời Cậu Bảy, tung tích bôn tẩu hồng trần, chắc trong bụng không thiếu gì sỏi sạn của cơm thiên hạ. Và nước mắt thiêng Cậu Bảy uống liều vào trong cơn trí trá với lòng người, chính là nước mắt của con gái quan Lãnh Tín làng Nguyệt Sương đó.
"Lũ bay nên khớp hai chuyện chênh nhau về cả thời lẫn không-gian, nhưng đều chung một lý do huyền bí, để tìm lấy một ý niệm trong đời sống đạo đức.
"Ta góp việc này vào tập Gia huấn, tự coi nó như một điều cần đáng thêm vào thập điều trong gia pháp. Lũ bay khá vâng theo”./.


GHI CHÚ VỀ VĂN BẢN
      Sinh thời Nguyễn Tuân, các truyện Yêu ngôn đã viết chỉ mới kịp đăng báo chứ chưa được ráp thành tập. Dựa trên ý đồ và tài liệu sẵn có của tác giả, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã tìm cách dựng lại Yêu ngôn rồi khai sinh cho nó thành một tập sách riêng. Yêu ngôn in ra lần đầu ở nhà xuất bản Hội Nhà văn 1999.
Chúng ta có dịp đọc lại ở đây Đới roi, Rượu bệnh, Xác ngọc lam, Loạn âm, Lửa nến trong tranh, ngoài ra còn có Khoa thi cuối cùng và Trên đỉnh non Tản (lấy từ Vang bóng một thời ), Tâm sự của nước độc (lấy từ Chùa đàn).
Song theo chúng tôi tìm hiểu, Yêu ngôn không chỉ có vậy.
Thiên truyện trên đây in ra lần đầu ở một tập sách mang tên Thơ văn mùa xuân ( 1943 ), vốn là một thứ sách tập hợp sáng tác của nhiều người khác nhau. Điều đáng chú ý là trong truyện này, tác giả đã ghi chú là sẽ cho in Tổ tôm người và ở cuối truyện thì có ghi rõ là rút ở tập Yêu ngôn. Tiếp đó, tới đầu 1945, trên tạp chí Thanh Nghị số đặc biệt ( 100,101.102,103,104) , còn thấy NXB Tân Việt quảng cáo rằng đã in của Nguyễn Tuân một tập ký mang tên Xe đào ( ghi rõ bản thường mỗi cuốn 7 đồng ) và sẽ cho in Cậu lãnh một.
Xe đào nói ở đây tức là xe điều, một quân trong cỗ tam cúc; còn lối gọi nhân vật là “cậu lãnh một” cũng xui người ta liên tưởng tới cách gọi nhân vật trong Chùa đàn.
Lại một lần nữa chúng ta thấy sự liên tục của những mô típ và chất liệu.
Bởi vậy mặc dù chưa tìm thấy các cuốn sách trên trong các thư viện ( thậm chí Cậu lãnh một có thể là mới rao thế thôi, nhưng tác giả chưa cho in, thậm chí chưa viết ), chúng tôi vẫn muốn tin rằng có cả một mạch tư duy “ kiểu yêu ngôn “ mà vào khoảng 1942 - 1945, Nguyễn Tuân đã theo đuổi.
Có khả năng cả loạt tác phẩm đã được thai nghén, và dù chỉ một số đã xuất xưởng, số ấy cũng nhiều hơn những truyện trong tập Yêu ngôn chúng ta đang có.
Thiên truyện Thạch tinh trong ruột một người, in đúng như văn bản đã tìm thấy, kể cả cách viết hoa trong một số trường hợp ; chỉ riêng cách viết một số từ, chúng tôi sửa theo quy định chính tả hiện nay. Chú giải đầu tiên của tác giả đánh dấu hoa thị, các chú giải sau đều là của người sưu tầm.

Chú giải
(*) Xem truyện Tổ tôm người sẽ đăng ở Thơ văn, tập mùa hạ
(1 ) tức là dừng ngựa
(2) sâu và vắng
(3) Ngày nay hay viết : tờ nháp
(4) làm rõ,cắt nghĩa
(5) Cũng có nghĩa tự tử tuy nghĩa ban đầu nói rõ là tự thắt cổ
(6) Cái vần gieo đến mức tuyệt vời . Tương tự như tử công phu là hết sức công phu .
(7) Gạn hỏi để tìm câu trả lời đúng
(8) Kiến : điều thấy ; thức : điều biết ; đây chỉ cả kinh nghiệm lẫn hiểu biết qua sách vở
(9)Câu đố
(10) Một ngày kia
(11) Đau xót cho con mắt ( khi phải chứng kiến những chuyện thương tâm )
(12) Chúng tôi chưa tra cứu được
(13 ) Người chết chôn xuống lần đầu gọi là hung táng , bốc mả chôn lại gọi là cát táng
(14) Đoàn đi cống theo chu kỳ hàng năm ; hành nhân , nghĩa đen là người đi đường , nhưng đây chỉ người phiên dịch đi theo các sứ bộ
(15) Tên một tỉnh cũ sát biên giới Việt Trung , sau nhập vào thành tỉnh Quảng Ninh
(16) Đầu thế kỷ XX, trong ngôn ngữ hàng ngày , nhiều người vẫn gọi thơ là thi .
(17) Chỉ phần tinh tuý của đá












Dấu ấn lý lịch





Học kỳ 2 năm 11, tôi bỏ học hẳn sau cái vụ đánh ông Cống- hiệu trưởng trường tôi . Tôi nộp đơn xin học nghề và kéo theo cả đam bạn trong lớp. Năm đó, lớp tôi hơn 15 học sinh bỏ học. Tôi, Tâm Lý và Thanh Bắc vào học Trường Công nhân kỹ thuật điện ở Hóc- Môn – Sài Gòn. Chúng tôi vào trường,phải học quân sự 3 tháng. Mới hơn tháng, tôi nhận được thông báo của ban tuyển sinh tỉnh gửi cho nhà trường gọi về.Ban giám hiệu nhà trường cho biết, Ty điện lực tỉnh đã chiêu sinh không thông qua Ban tuyển sinh tỉnh và tôi không thuộc diện được chấp thuận. Tôi chẳng rõ nguyên do gì nhưng lờ mờ hiểu được là do lý lịch của tôi . Lý lịch tôi đã khai người anh thứ ba của tôi là : Trung sĩ lính ngụy đào ngũ và mất tích.

Trưa ngày 30/4 anh tôi ra đi. Tôi còn nhớ rõ, hôm đó anh về nhà, lấy ghế ra trước cửa chơi đàn. Má tôi , gội đầu lên vừa chải tóc vừa bảo : “ Việt cộng vào rồi đó, giỏi thì đi tao coi”. Nghe má tôi nói vậy, anh bỏ đàn rồi lấy xe đạp đi. Từ ngày đó nhà không nhận được tin tức của anh mãi đến năm 1979 mới nhận được thư anh từ bên Mỹ gửi về. Trước đó, khi khai lý lịch ba đã bảo toi khai về anh như trên.

Sau khi nhận thông báo của Ban tuyển sinh tỉnh, sáng hôm sau tôi thu dọn rời trường. Trường nằm ở khu 18 thôn vườn trầu, tôi phải đi bộ hơn 3 cây số mới ra đến ngã năm chuồng chó và từ đó đón xe buýt về bến xe miền đông ở Bình triệu. Xe đến chợ Bà Chiểu, nhớ đến cô Truyền- cô giáo dạy văn của tôi năm lớp 10- tôi xuống xe và ghé thăm cô. Cô nghỉ dạy về bán thuốc lá ở chợ Bà Chiểu. Thấy tôi, cô vui vẻ thu dọn rồi đưa tôi về nhà cô chơi. Cô hỏi thăm, biết tôi bị đuổi học. Cô bảo tôi xuống ở với tôi và cô lo cho tôi vào học trung cấp báo chí ở Thủ Đức. Tôi nói, em đi học làm công nhân còn bị đuổi sao vào trường Trung cấp báo chí được. Cô nói có tiền là lo được thôi, rồi bảo tôi đừng lo về tiền bạc gì cô sẽ lo cho. Tôi chi lắc đầu. Cô bảo tôi cứ suy nghĩ, nếu đồng ý thì xuống gặp cô.

Cô không có gia đình, sống một mình. Năm 76, cô từ Huế vào dạy ở trường tôi. Lúc đó tôi học lớp 6 ( Hồi đó, tỉnh chỉ có một trường nam trung học). Cô dạy cấp 3 nhưng ngay năm lớp 6, tôi đã viết một vỡ hài kịch 15 phút cho lớp tôi tham gia dự thi biểu diễn văn nghệ ở trường và điều đó khiến cô chú ý đến tôi. Sau này, tách trường, mãi đến lớp 10, cô mới dạy môn văn lớp tôi. Vào giờ cô, tôi vẫn thường hay nhảy cửa sổ trốn giờ. Cô tánh như đàn ông, sáng nào cũng uống cà phê đen và hút thuốc. Lớp 10, tôi đã nghiện thuốc lá cà phê rồi và cô vẫn thường hay ngồi uống cà phê với chúng tôi. Năm đó, cô phê học bạ cuối năm của tôi : Rất có năng khiếu nhưng thiếu chuyên cần. Đó là một trong số ít lời phê của giáo viên mà tôi vẫn nhớ mãi.

Ở nhà cô đến trưa, cơm nước xong cô đưa tôi ra bến xe. Cô căn dặn : Em suy nghĩ nếu muốn đi học báo chí thì xuống cô. Cô hỏi tôi còn tiền không rồi đưa tôi 20 ngàn nhưng tôi từ chối. Cô đi rồi, tôi vào mua vé mới biết mình chỉ còn đủ tiền mua vé về đến Gò Dầu, cách nhà tôi đến 40 km. Dường như, lúc ấy đầu óc tôi trống rỗng, tôi chẳng nghĩ gì cả. Tôi mua vé và về đn Gò dầu thì xuống. Cứ vậy, tôi cuốc bộ về nhà. Đến tối mịt, tôi mới về đến nhà, mệt lã. Ba mở cửa, thấy tôi ông ngạc nhiên bảo : Sao về tối vậy? Tôi im lặng . Má tôi ở nhà dưới, thấy tôi cũng hỏi : Sao lại về? Tôi móc cái giấy của Ban tuyển sinh đưa cho má, đáp gọp lỏn : bị đuổi. Má tôi cầm giấy xem qua rồi phàn nàn : Sao kỳ cục vậy? Tôi nhún vai, xuống bếp kiếm cơm.
Sáng hôm sau, tôi thức dậy, má đã đi làm. Tôi cũng đi.
Tôi ra đầu cầu Quan nhập bọn với An và Phúc. Mấy đứa bạn học, nghe tin tôi về kéo ra chơi. Tối hôm đó chúng tôi nhậu say mèn, tôi về nhà Đình Thanh ngủ. Thanh học chung với tôi từ lớp 4. Tôi nghỉ, nó cũng nghỉ học về phụ ba nó làm lò đóng xe bò. Thang thang mấy ngày lên lò phụ Thanh cũng chán, tôi bảo Thanh đưa về nhà. Chiều hôm đó, Thanh xem công văn của Ban tuyển sinh, nó kêu lên . Thì ra ông Lê đình Mới là chú ruột của nó. Má tôi nghe vậy mừng lắm, bảo Thanh nhờ ba Thanh sang nói giúp xét cho tôi đi học, cho dù mấy ngày nay má tôi đã nhờ vả nhiều người. Sáng hôm sau, chú Tư Văn đến nhà tôi- chú đang là chủ tịch UBND tỉnh. Nói chuyện với ba tôi – không biết chuyện gì- khi về, chú nhìn tôi cười bảo : Cháu quậy có tiếng đó hả. Hay vào làm văn phòng cho chú đi. Tôi cười. Chú về, Ba bảo tôi định làm gì? Tôi lắc đầu : con chưa biết?
Tôi lại bỏ nhà đi. Phúc và An rũ tôi lên rừng đốn tre. Vậy là chúng tôi đi ngay. Đó là lần đầu tiên tôi lên rừng tham gia đốn tre gai để kiếm tiền.
Dạo đó, rừng còn bạt ngàn. Những bụi tre gai quả thật “khổng lồ”. Chúng tôi được những thợ rừng hướng dẫn các đốn tre và rong tre đưa ra. Để có thể chặt được tre phải trèo lên cao hơn 4m mới có thể chặt được. Cây tre nào cũng to như bắp chân, dài hơn cả chục mét. Làm được nữa tháng Phúc dính bịnh sốt rét. Vậy là chúng tôi trở về.
Tôi về, má cho hay đã lo xong giấy tờ cho tôi đi học. Ban tuyển sinh tỉnh đã đồng ý chấp nhận việc đi học của tôi và còn gửi Thanh đi. Má bảo ra nhà Thanh xem hồ sơ đi học của thanh xong chưa nếu xong rồi thì đi xuống trường nộp để đi học lại. rồi má còn đưa tôi lá thư tay của chú Tấn- gửi cho hiệu trưởng trường, dưới thư có cả mộc đỏ của Cục An ninh miền Nam.
Lình xình, hơn tuần sau, tôi và Thanh mới đi xuống trường. Tâm và Thanh Bắc( bởi lớp tôi có nhiều Thanh – nó người bắc nên gọi là Thanh bắc) mừng lắm nhưng nỗi vui mừng chưa được bao lâu thì nhà trường chính thức từ chối không nhận hai chúng tôi vào khóa này mà hẹn đến khóa sau. Lý do, trường đã bổ sung đủ số học sinh. Chờ đến khóa sau thì là 2 năm. Khi nộp hồ sơ cho trường, tôi đã không gặp hiệu trưởng và đưa lá thư của chú Tấn. Tôi cũng không nói cho Thanh biết. vậy là chúng tôi trở về. Khi về , chúng tôi ghé thăm cô Truyền. Cô biế nghe chuyện thở dài, rồi cô nhắc lại ý định của cô, xin cho tôi vào học Trường trung cấp lý luận chính trị ở Thủ Đức- chuyên ngành Báo chí. Tôi chỉ ậm ừ. Sau này, khi biết tôi đã đi làm báo, cô rất vui. Lúc ờ Sai gòn làm tờ Tây ninh cuối tuần, tôi thỉnh thoảng ghé thăm cô.
Chú Tấn về thăm ba tôi và bảo tôi theo chú về Sài gòn làm ở Cục với chú. Ba không cho tôi đi. Ông bảo : làm gì thì làm chứ đừng làm Công an. Ông không muốn tôi đi vào vết xe của ông.
Tôi không làm gì và lại bỏ nhà ,ra nhập bọn với An và Phúc, rồi chỉ để uống rượu và đánh nhau, cho đến một ngày tôi gây ra chuyện “ động trời” khiến ba tôi không còn cách nào khác vội vàng bảo anh Tư tôi xin cho tôi vào làm công nhân ở Nhà Máy đường Bình Dương.
Cũng bởi cái lý lịch đó, sau này đi học lại, tôi đã bỏ không làm bài thi đại học. Tôi cũng nạp đơn thi vào Trường tổng hợp – ngành Hóa- cũng chỉ để biết mức độ ra đề thi Đại học thế nào. Với lý lịch tôi lúc đó, phải đạt trên 18 điểm mới vào đại học được. Quả thật . Sức học của học sinh tỉnh lẽ chúng tôi lúc đó so với đề thi thời đó thì quả là cách biệt một trời một vực nhưng tôi biết tôi thừa khả năng vượt qua, nếu như tôi cố gắng học tập trung một năm. Đáng tiếc, má tôi không đồng ý nên tôi đã xin việc và đi làm.

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

LỜI NGƯỜI BÁN RONG




‘‘Sự thật là muối của cuộc sống’’


Thành phố thời mở cửa

Em đi bán muối rong
Một khối tình của biển
Trĩu nặng đôi vai trần

Chân bước qua phố phường

Cất lời rao đậm nhạt
Những âm thanh trầm buồn
Trôi theo lòng phố hẹp

Thành phố thời mở cửa

Anh đi bán báo rong
Thồ những trang sự thật
Vòng bánh xe gập ghềnh

Lắc lư những ngả đường

Chữ chất chồng nghiêng ngả
Nghe giấy thở xốn xang
Nỗi nhân gian mờ tỏ

Gặp em trên hè phố

Chút tình biển mặn trào
Trên từng trang báo nặng
Muối của đời nôn nao.

 

Trần Mai Hưởng

CÁT VÀ ĐÁ


Có hai người bạn đang dạo bước trên sa mạc. Trong chuyến đi dài, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt.
Không giữ được bình tĩnh, một người đã tát người bạn của mình. Người kia rất đau nhưng không nói gì. Anh chỉ lặng lẽ viết lên cát rằng: “Hôm nay, bạn tốt nhất của tôi đã tát vào mặt tôi.”
Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ quyết định sẽ dừng chân và tắm mát.
Người bạn vừa bị tát do sơ ý bị trượt chân xuống một bãi lầy và ngày càng lún sâu xuống. Nhưng người bạn kia đã kịp thời cứu anh.
 

Ngay sau khi hồi phục, người bạn suýt chết đuối khắc lên tảng đá dòng chữ: “Hôm nay, bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi.”
Người bạn kia hết sức ngạc nhiên bèn hỏi: “Tại sao khi tớ làm cậu đau, cậu lại viết lên cát còn bây giờ lại là một tảng đá?”
Và câu trả lời anh nhận được là: “Khi ai đó làm chúng ta đau đớn, chúng ta nên viết điều đó lên cát nơi những cơn gió của sự thứ tha sẽ xóa tan những nỗi trách hờn”.
Nhưng “Khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc chuyện ấy lên đá nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi.”
Hãy học cách viết những nỗi đau lên cát và khắc tạc những niềm vui và hạnh phúc bạn tận hưởng trong cuộc đời lên tảng đá để mãi không phai.
( sưu tầm)

YÊU THƯƠNG KHÔNG CÓ KHÁI NIỆM

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

BÀI THƠ CUỐI CÙNG



TTKH



Anh ạ, tháng ngày xa quá nhỉ...

Một mùa thu cũ một lòng đau.
Ba năm ví biết anh còn nhớ
Em đã câm lời có nói đâu ?

Đã lỡ thôi rồi chuyện biệt ly,

Càng khơi càng thấy lụy từng khi.
Trách ai mang cánh ti-gôn ấy
Mà viết tình em được ích gì ?

Chỉ có ba người được đọc riêng

Bài thơ đan áo của chồng em.
Bài thơ đan áo nay rao bán
Cho khắp người đời thóc mách xem.

Là giết đời nhau đấy biết không ?

Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung.
Giận anh, tôi viết dòng dư lệ
Là chút dư hương, điệu cuối cùng.

Từ nay anh hãy bán thơ anh,

Và để yên tôi với một mình.
Những cánh hoa lòng, hừ! đã ghét
Thì đem mà đổi lấy hư vinh.

Ngang trái đời hoa đã úa rồi,

Từng mùa gió lạnh sắc hương rơi.
Buồng "nghiêm" thơ thẩn hồn eo hẹp
Ai nhớ người không muốn nhớ lời.

Tôi oán hờn anh mỗi phút giây,

Tôi run sợ viết bởi rồi đây,
Nếu không im được thì tôi chết.
Đêm hỡi làm sao tối thế này ?

Năm lại năm qua cứ muốn yên,

Mà phương trời gió chẳng làm quên.
Mà người vỡ lở duyên thầm kín
Lại chính là anh, anh của em.

Tôi biết làm sao được hỡi trời!

Giận anh không nỡ, nhớ không thôi.
Mưa buồn mưa hắt trong lòng ướt
Sợ quá đi anh... có một người.

HÃY LÀ NHỮNG NGƯỜI VIẾT BLOG CHÂN CHÍNH


LẮNG NGHE HAY NHẬN MỘT VIÊN ĐÁ



Một quan chức trẻ và thành đạt ngồi trong chiếc Jagua chạy khá nhanh trên đường phố. Từ xa phía trước, ông nhìn thấy một đứa trẻ đang chạy ra từ giữa mấy chiếc xe đang đậu. Ông giảm tốc độ vì nghĩ rằng mình phát hiện ra điều gì đó.
Khi xe chạy ngang chỗ ông đã nhìn thấy đứa trẻ, không có ai cả. Đột nhiên, ông nghe có tiếng va đập giống như có một miếng đá nhỏ ném vào cửa hông chiếc Jagua. Ông đạp thắng, vòng trở lại vị trí viên đá được ném ra. Quả là có một đứa trẻ, đang đứng bên những chiếc xe đậu. Nhảy bổ ra khỏi xe, không kịp quan sát xung quanh, ông tóm lấy đứa trẻ, đè dí nó vào một chiếc xe gần đó và hét lên: "Cái gì thế? Mày làm cái quỷ gì thế hả?". Cơn nóng giận bốc ngược lên đỉnh đầu, ông tiếp: "Chiếc xe này mới toanh, mày sẽ phải trả cả đống tiền vì cái viên đá đấy".

"Làm ơn, thưa ngài, làm ơn. Con xin lỗi. Con không biết làm cách gì khác hơn" - cậu bé van vỉ - "Con ném viên đá là vì con đã từng vẫy ra hiệu nhưng không có một người nào dừng xe lại...". Nước mắt lăn dài trên má cậu bé khi nó chỉ tay về phía vỉa hè. "Nó là em con" - cậu bé nói - "Chiếc xe lăn từ trên lề đường xuống, nó bị ngã ra khỏi xe lăn, nhưng con không thể nâng nó dậy nổi". Vừa thổn thức, cậu bé vừa năn nỉ ông: "Ngài làm ơn hãy giúp con đặt nó vào chiếc xe lăn. Nó đang bị đau, và nó quá nặng đối với con".

Tiến lại chỗ đứa bé bị ngã, người đàn ông cố gắng nuốt trôi một thứ gì đó như đang chẹn ngang cổ họng mình. Ông ta nâng đứa bé lên đặt vào chiếc xe lăn, rút khăn mùi xoa ra và cố gắng lau sạch các vết dơ một cách ngượng nghịu, kiểm tra mọi thứ một cách cẩn thận.

"Cám ơn ngài, Chúa sẽ ban phước lành cho ngài" đứa trẻ nói với ông cùng ánh nhìn biết ơn rồi đẩy em nó đi về phía những ngôi nhà.

Người đàn ông đứng nhìn mãi theo.

Sau cùng ông ta cũng cất bước. Đi chậm, rất chậm về phía xe của mình. Dường như đoạn đường đó rất, rất dài.

Về sau, dù đã nhiều lần đưa xe đi sơn, sửa lại, nhưng ông không bao giờ sửa dấu vết mà viên đá của cậu bé nọ để lại. Ông giữ lại vết lõm như một lời nhắc nhở với chính mình suốt cả cuộc đời: người nào đó ném vào mình một viên đá tức là họ đang cần một sự giúp đỡ.

Lời nhắn với bạn: Đôi khi, bạn không có thời gian để lắng nghe cho đến khi có một "viên đá" ném vào bạn. Bạn sẽ chọn điều gì: lắng nghe hay là chờ một viên đá...

( sưu tầm)